Thương thảo, ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố đà nẵng năm 2013 (Trang 45)

Việc thương thảo và ký kết hợp đồng diễn ra trực tiếp giữa CSYT và nhà thầu trúng thầu, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế Đà Nẵng.

.

Hình 3.11. Thương thảo, kí kết hợp đồng 3.2. Phân tích kết quả đấu thầu

3.2.1. Khảo sát số lượng nhà thầu

3.2.1.1. Số lượng nhà thầu tham dự, số lượng và tỷ lệ nhà thầu trúng thầu

Theo báo cáo của SYT Đà Nẵng, năm 2013 có 26 nhà thầu tham gia đấu thầu. Trong đó có 6 nhà thầu trúng thầu, chiếm tỷ lệ 23%.

3.2.1.2. Số lượng nhà thầu tham dự, số lượng và tỷ lệ nhà thầu trúng thầu trên mỗi gói thầu

Bảng 3.14. Số lượng nhà thầu tham dự, số lượng và tỷ lệ nhà thầu trúng thầu trên mỗi gói thầu

Gói thầu Nhà thầu tham dự Nhà thầu trúng thầu

Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%)

Gói 1 4 1 25,0

Gói 2 25 4 16,0

Gói 3 9 4 44,4

* Nhận xét:

Số lượng nhà thầu dự thầu gói số 2 thuốc theo tên generic cao nhất với 25

nhà thầu. Số lượng nhà thầu dự thầu gói số 1 thuốc biệt dược hoặc tương đương điều trị ít nhất (4 nhà thầu),và gói thầu số 3 thuốc đông y thuốc từ dược liệu có 9

nhà thầu dự thầu.

Gói thầu số 1 chỉ có 1 nhà thầu trúng thầu (đạt 25,0%). Gói thầu số 2 có nhiều nhà thầu dự thầu nhất nhưng có tỷ lệ nhà thầu trúng thầu thấp nhất (16%). Gói thầu số 3 có tỷ lệ trúng thầu cao nhất (44,4%).

3.2.1.3. Phân tích nguồn cung ứng thuốc

Trong năm 2013, có 6 nhà thầu trúng thầu. Số lượng và tỷ lệ thuốc cung ứng của mỗi nhà thầu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.15. Nguồn cung ứng thuốc

STT Nhà thầu SKM Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%)

1 Dapharco 935 93,50 227.025.269.892 95,13

2 Bidiphar 45 4,50 9.689.478.760 4,06

3 Danaphar 2 0,20 385.362.600 0,16

5 Pymepharco 1 0,10 61.828.200 0,03

6 Agimexpharm 15 1,50 1.493.687.576 0,62

* Nhận xét:

Trong 6 nhà thầu trúng thầu, chỉ có 1 nhà thầu chính là công ty cổ phần Dược-Thiết bị y tế Đà Nẵng Dapharco với số lượng thuốc và giá trị thuốc trúng thầu lần lượt chiếm 93,50% và 95,13%. 5 nhà thầu còn lại chỉ cung ứng 6,50% số lượng thuốc và chưa đến 5% giá trị thuốc trúng thầu.

3.2.2. Khảo sát danh mục thuốc

Sau khi tiến hành thu thập và phân tích danh mục thuốc mời thầu và danh mục thuốc trúng thầu, thu được kết quả như sau.

3.2.2.1 Tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi gói thầu

Bảng 3.16. Tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi gói thầu

Nhóm 1: Nhóm thuốc sản xuất tại các nước tham gia PIC/s, EMA, ICH Nhóm 2: Nhóm thuốc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn GMP-WHO

Nhóm 3: Nhóm thuốc sản xuất tại các nước Châu Á và các nước không thuộc PIC/s, EMA, ICH.

Nhóm 4: Nhóm thuốc có chứng minh tương đương sinh học

Gói thầu

Danh mục mời thầu Số lượng Tỷ lệ (%) Gói 1: Thuốc biệt dược hoặc tương đương điều trị 133 8,58

Gói 2: Thuốc theo tên generic 1.319 85,10

Gói 3: Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 98 6,32

Hình 3.13. Tỷ lệ thuốc mời thầu trên mỗi nhóm thuốc của gói thầu Thuốc theo tên generic

* Nhận xét:

Gói thầu số 2 thuốc theo tên generic có số lượng thuốc nhiều nhất (chiếm

85,10%), lớn hơn nhiều lần so với gói thầu số 1 thuốc biệt dược hoặc tương đương

điều trị và gói thầu số 3 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (số lượng thuốc mời thầu

của gói 2 hơn gói 1 là 10 lần và hơn gói 3 là 16 lần).

4 nhóm thuốc của gói thầu số 2 có số lượng thuốc không đồng đều. Nhóm 4 chỉ chiếm 3,55% tổng số lượng thuốc mời thầu, nhóm 1 và nhóm 2 có số lượng thuốc mời thầu nhiều nhất trong 4 nhóm và gần tương đương nhau (xấp xỉ 32% trong tổng danh mục mời thầu). Nhóm 3 chiếm 16,45% tổng lượng thuốc mời thầu.

3.2.2.2. Tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự, tỷ lệ thuốc trúng thầu

Bảng 3.17. Tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự, tỷ lệ thuốc trúng thầu Danh mục mời thầu Hạng mục có nhà thầu

tham dự

Danh mục thuốc trúng thầu

Số lượng (thuốc) Số lượng

(thuốc) Tỷ lệ (%) Số lượng (thuốc) Tỷ lệ (%) 1.550 1328 85,68 1.000 64,51 498 511 255 55 0 100 200 300 400 500 600 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

64,51% 36,49%

Thuốc trúng thầu Thuốc không trúng thầu

Hình 3.14. Tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự, tỷ lệ thuốc trúng thầu

* Nhận xét:

Tỷ lệ hạng mục có nhà thầu tham dự thầu khá cao đạt 85,68% trong tổng số lượng thuốc mời thầu. Có 222 thuốc chiếm 13,32% tổng số hạng mục mời thầu không có nhà thầu tham gia dự thầu.

Tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự tương đối cao, song tỷ lệ thuốc trúng thầu không cao, chỉ đạt 64,51%. Tức là có 26,49% tương ứng với 550 biệt dược hay hoạt chất được mua không thông qua đấu thầu.

3.2.2.3. Tỷ lệ thuốc trúng thầu trên mỗi gói thầu

Bảng 3.18.Tỷ lệ thuốc trúng thầu của các gói thầu Gói

thầu

Danh mục mời thầu Danh mục thuốc trúng thầu

Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%)

Gói 1 133 84 63,15

Gói 2 1.319 874 66,34

Gói 3 98 42 42,86

* Nhận xét:

Kết quả trúng ở mỗi gói thầu tương đối thấp, đặc biệt là gói thầu số 3 thuốc

đông y, thuốc từ dược liệu (chỉ đạt 42,86%). Gói thầu số 2 thuốc theo tên generic có

85,68% 13,32%

Hạng mục có nhà thầu tham dự Hạng mục không có nhà thầu tham dự

tỷ lệ trúng thầu cao nhất (66,34%), gói thầu số 1 thuốc biệt dược hoặc tương đương

điều trị có tỷ lệ trúng thầu là 63,15%.

3.2.2.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ

Kết quả nghiên cứu xuất xứ của các thuốc trúng thầu được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.19. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nguồn gốc xuất xứ

Nước sản xuất SKM Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Việt Nam 472 47,20 57,68 24,59 Nước ngoài Ấn Độ 116 11,60 14,12 5,98 Hàn Quốc 49 4,90 33,55 14,90 Pháp 47 4,70 14,81 6,29 Đức 45 4,50 41,24 17,35 Các nước khác 271 27,10 76,28 30,39 *Nhận xét:

Về số lượng thuốc trúng thầu, thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ thấp hơn thuốc nước ngoài. Tuy nhiên, sự chênh lệch này khá thấp: 56 thuốc, tương ứng với 5,60%. 47.2 52.8 24.59 75.41 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Việt Nam Nước ngoài

Hình 3.15. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nước ngoài

Số lượng danh mục Giá trị

Về giá trị thuốc trúng thầu, thuốc sản xuất trong nước có tổng giá trị chỉ bằng 1/3 thuốc nước ngoài (giá trị thuốc của Việt Nam là 24,59%, giá trị tiền thuốc nhập khẩu là 75,41%).

Ấn Độ là nước có số lượng thuốc trúng thầu vào nước ta nhiều nhất, chiếm 11,9% trong tổng số thuốc, tức là hơn 1/5 số lượng thuốc nhập khẩu có nguồn gốc Ấn Độ. Sau đó là các nước Hàn Quốc, Pháp, Đức.

3.2.2.5. Phân tích nguồn gốc xuất xứ thuốc trúng thầu trên mỗi gói thầu

Bảng 3.20. Tỷ lệ thuốc trúng thầu trong nước và thuốc nước ngoài trên mỗi gói thầu

Gói thầu

Việt Nam Nước ngoài

SK M Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) SK M Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Gói 1 84 100 31,88 100 Gói 2 436 49,89 57,88 28,12 438 50,11 147,92 71,88 Gói 3 36 85,71 0,81 80,18 6 14,29 0,12 19,82 * Nhận xét:

Tỷ lệ thuốc trúng thầu sản xuất trong nước và thuốc nước ngoài không giống nhau giữa các gói thầu.

Toàn bộ thuốc trúng thầu thuộc gói thầu số 1 thuốc theo tên biệt dược hoặc

tương đương điều trị đều nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là các thuốc chuyên khoa,

thuốc biệt dược gốc đòi hỏi công nghệ sản xuất tiên tiến và được quản lý chất lượng toàn diện, chặt chẽ.

Gói thầu số 2 thuốc theo tên generic có tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại xấp xỉ nhau về số lượng hạng mục. Tuy nhiên, giá trị tiền thuốc trúng thầu của thuốc ngoại gấp 2,7 lần thuốc nội.

Gói thầu số 3 thuốc đông y và thuốc từ dược liệu có tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước cao nhất (85,71% về số lượng danh mục, 80,18% về giá trị thuốc).

3.2.2.6.Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

DMT sử dụng năm 2013 của SYT thành phố Đà Nẵng được phân loại theo 27 nhóm tác dụng dược lý.

Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm điều trị

STT Nhóm thuốc SKM Tỷ lệ

(%) Giá trị (VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc gây tê, gây mê 14 1,46 1.415.313.588 0,60

2

Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

72 7,52 7.184.218.098 3,02

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các

trường hợp quá mẫn 19 1,98 927.147.325 0,39

4 Thuốc giải độc và các thuốc dùng

trong trường hợp ngộ độc 14 1,46 1.786.218.664 0,75 5 Thuốc chống co giật, chống động kinh 13 1,36 1.642.259.537 0,69 6 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống

nhiễm khuẩn 237 24,74 111.546.900.100 46,93

7 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt 2 0,21 404.178.690 0,17 8 Thuốc điều trị ung thư và điều hòa

miễn dịch 46 4,80 18.405.415.984 7,74

9 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 2 0,21 141.880 0,01

10 Thuốc chống Parkingson 3 0,31 386.014.290 0,16

11 Thuốc tác dụng đối với mỡ máu 36 3,76 6.685.005.252 2,81

12 Thuốc tim mạch 124 12,94 10.744.033.893 4,52

13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 19 1,98 718.037.862 0,30

14 Thuốc dùng chản đoán 1 0,10 760.570 0,00

15 Thuốc tẩy trùng, sát khuẩn 3 0,31 61.807.300 0,03

16 Thuốc lợi tiểu 3 0,31 441.396.588 0,19

17 Thuốc đường tiêu hóa 92 9,60 14.339.512.614 6,03 18 Hormon và các thuốc tác động vào hệ

thống nội tiết 77 8,04 10.240.554.459 4,31

19 Huyết thanh và globulin miễn dịch 3 0,31 436.204.560 0,18 20 Thuốc giãn cơ và ức chế

cholinesterase 15 1,57 1.376.455.738 0,58

21 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 21 2,19 23.481.031.600 9,88 22 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu

sau đẻ, chống đẻ non 5 0,52 361.422.940 0,15

I 7% II 25% III 5% IV 13% V 9% VI 8% VII 6% VIII 27% Số khoản mục I 3% II 47% III 8% IV 4% V 6% VI 4% VII 4% VIII 24% Giá trị

24 Thuốc chống rối loạn tâm thần 20 2,09 782.966.868 0,33 25 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 22 2,30 3.131.115.854 1,32 26

Dung dịch điều chỉnh nước, ddienj giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

55 5,74 8.415.924.928 3,54 27 Khoáng chất và vitamin 37 3,86 6.646.902.966 2,80

Tổng số 958 100 237.670.123.808 100

Hình 3.16. Các nhóm thuốc chính

I: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

II: Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn,

III: Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch

IV: Thuốc tim mạch

V: Thuốc đường tiêu hóa

VI: Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết

VII: Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác,

VIII: Các nhóm thuốc còn lại

* Nhận xét:

Trong 27 nhóm thuốc trúng thầu, thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng hạng mục cũng như giá trị thanh toán cao nhất, trong đó, giá trị thanh toán chiếm gần một nửa tổng giả trị các nhóm thuốc. Tiếp đến là các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch; thuốc tim mạch; thuốc

đường tiêu hóa, hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết; dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác. 7 nhóm thuốc này đã chiếm khoảng 75% về số lượng danh mục và giá trị thanh toán.

3.2.3. Khảo sát giá trúng thầu

3.2.3.1. So sánh chênh lệch giá thuốc trúng thầu năm 2013 với năm 2012 của Sở Y tế Đà Nẵng

Khảo sát đối chiếu giá trúng thầu năm 2013 với năm 2012, ta được kết quả sau (thuốc so sánh giữa 2 năm có cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng, quy cách đóng gói, nhà sản xuất):

Bảng 3.22. So sánh giá thuốc trúng thầu năm 2013 với năm 2012

Giảm Không đổi Tăng >30 20-30 10-20 1-10 1-10 10-20 >20 4,57 8,83 18,86 56,33 4,17 5,36 1,19 0,6 88,69 4,17 7,14 Đơn vị tính:% * Nhận xét:

Giá thuốc trúng thầu năm 2013 so với năm 2012 có nhiều biến động. Chỉ có 4,17% tổng số thuốc trúng thầu có giá gần như không đổi so với năm 2012. Đa số thuốc có giá trúng thầu giảm (88,69% tổng số thuốc). Còn lại 7,14% thuốc trúng thầu có giá thuốc tăng so với năm 2012.

Số lượng thuốc có giá giảm từ 1-10% chiếm hơn một nửa tổng số thuốc trúng thầu (56,33%).

Cá biệt có những thuốc giảm đến hơn 30% giá thuốc trúng thầu so với năm 2012 như biệt dược Mitotax 100 của Dr.Reddy’s - Ấn Độ giảm 60,54%; Tonact 10 của Lupin Limited - Ấn Độ giảm 32,05% (từ 4.400 đồng/viên xuống 2.900 đồng/viên); Exforge của Novartis – Tây ban Nha giảm 31,84% (từ 16.698 đồng/viên xuống 11.381 đồng/viên)

3.2.3.2. So sánh giá trúng thầu năm 2013 của một số tỉnh với giá trúng thầu của Sở Y tế Đà Nẵng

Bảng 3.23. Chênh lệch giá trúng thầu năm 2013 của một số thuốc của các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Nghệ An, Bình Định với giá trúng thầu của Đà Nẵng

STT Tên Nước SX Giá so

sánh Thanh Hóa Khánh Hòa Nghệ An Bình Định 1 Virupos Đức 135.000 -2,96 - -10,37 - 2 Tienam Mỹ / Úc 336.300 4,07 - 10,10 0,00 3 Indocollyre Pháp 66.000 2,27 0,00 10,41 5,84 4 Dianeal Low Calcium Peritoneal Dialysis Solution with 1,5% Dextrose x 2L Singapore 74.455 - 0,00 - - 5 Oxaliplatin Hospira Úc 1.680.000 - - - -0,13 6 Meronem Ý 803.710 - - 0,00 0,00 7 Xeloda Mexico 66.975 - - 0,01 0,01 8 Natacyn 15ml Mỹ 910.999 - 0,00 0,00 0,00 9 Dianeal Low Calcium (2,5mEq/l) Peritoneal Dialysis Solution with 2,5% Dextrose x 2L Singapore 74.455 - 0,00 - - 10 Paclitaxin Hà Lan 986.995 - 6,38 - - 11 Solumedrol Bỉ 33.087 0,04 - 0,04 -

12 Ceftrione 1g Việt Nam 12.789 - - - 0,99

13 Eprex 2000 Thuỵ Sĩ 269.495 - - - 0,19

14 Pred Forte Ireland 28.870 - - 0,02 0,02

15 Cefotaxone 1g Việt Nam 9.980 - - - 9,42

16 Octride 100 Ấn Độ 175.995 -20,45 - -20,45 -18,21

18 Varucefa Inj Việt Nam 59.400 - - -14,14 -

19 Gliatilin Ý 74.000 - - 10,68 9,46

20 Calcium Hasan Việt Nam 1.680 - -6,25 - -6,25

* Nhận xét:

Chênh lệch giá thuốc trúng thầu của các thuốc được khảo sát là khá thấp. Nếu coi như giá thuốc chênh lệch trong khoảng -1% đến 1% là tương đương, thì 11/20 thuốc có gía trúng thầu ở các tỉnh khác tương đương với giá trúng thầu ở Đà Nẵng như Meronem, Natacyn, Neorecormon, Xeloda, Solumedrol, Pred Forte, Dianeal Low Calcium. Tuy nhiên, một số thuốc có giá trúng thầu tại Đà Nẵng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác như Gliatilin (cao hơn 10,68% so với Nghệ An; 9,46% vo với Bình Định), Tienam (cao hơn 4,07% so với Thanh Hóa; 10,10% so với Nghệ An). Ngược lại, có một số thuốc trúng thầu ở Đà Nẵng thấp hơn các tỉnh khác như Octride 100 (thấp hơn 20,45% so với Thanh Hóa và Nghệ An, thấp hơn 18,21% so với Bình Định), Varucefa (thấp hơn 14,14% so với Nghệ An),...

BÀN LUẬN

Năm 2013 là năm đánh dấu một bước thay đổi lớn trong công tác đấu thầu thuốc của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng: Thay vì thực hiện thông tư 10 như các năm trước đây, năm 2013, Sở Y tế Đà Nẵng đã triển khai áp dụng thông tư 01. Đây là lần đầu tiên thực hiện nên không tránh khỏi nhiều hạn chế trong quá trình tổ chức đấu thầu cũng như trong kết quả trúng thầu. Vì vậy, kết quả khảo sát thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại Đà Nẵng sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để Sở Y tế Đà Nẵng đúc rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn công tác đấu thầu thuốc trong những năm tiếp theo.

1. Sơ bộ đánh giá quy trình đấu thầu thuốc của Sở Y tế Đà Nẵng năm 2013

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố đà nẵng năm 2013 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)