1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, TUYỂNCHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN RHIZOBIUM SP. TỪ RỄ CÂY LẠC (ARACHIS HYPOGAEA. L) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.

39 395 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Trong nền nông nghiệp, năng suất cây trồng luôn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đã có nhiều phương pháp được sử dụng nhằm cải thiện năng suất cũng như tăng cường đề kháng của cây trồng với mầm bệnh trong đó phổ biến nhất là sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học. Tuy nhiên các biện pháp này còn rất hạn chế như: gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người 17. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các biện pháp và xu hướng mới đã ra đời với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường mà vẫn đạt năng suất cao. Ngày nay nhiều công bố khoa học đã cho thấy tiềm năng sử dụng tương tác có lợi giữa vi sinh vật với cây trồng để kích thích sinh trưởng ở thực vật, trong đó có các vi khuẩn có khả năng cố định Nitơ đang được quan tâm nhiều nhất.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI H ỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, TUYỂNCHỌN

MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN RHIZOBIUM SP TỪ

RỄ CÂY LẠC (ARACHIS HYPOGAEA L) TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH QUẢNG NAM.

Ngành: Công nghệ sinh học Người hướng đẫn: TS Phạm Thị Mỹ Sinh viên thực hiện: Cao thị Vân Lâu, Trần Thị Thúy Hương, Võ Thị Như

Huỳnh

Đà Nẵng, 04/2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong bài nghiên cứu khoa học này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô TS Phạm Thị Mỹngười đã trực tiếp chỉ bảo, hướng đẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu vàđộng viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu khoahọc này

Xin cảm ơn thầy ThS Vũ Đức Hoàng, cô ThS Lê Thị Mai đã nhiệt tìnhhướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô Khoa Sinh - Môi trường - Đạihọc Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức vàtạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong 4 năm học

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái quát chung về Rhizobium sp 3

1.1.1 Lịch sử phát hiện và phân loại vi khuẩn Rhizobium sp 3

1.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh hóa, sinh lý của vi khuẩn Rhizobium sp 3

1.2 Một số ứng dụng của vi khuẩn Rhizobium sp 5

1.3 Một số nghiên cứu về vi khuẩn Rhizobium sp trong nước và trên thế giới 5

1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 5

1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước 7

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .9 2.1 Đối tượng nghiên cứu 9

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 9

2.2.1 Địa điểm thu mẫu 9

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 9

2.2.3 Thời gian nghiên cứu 9

2.3 Hóa chất, thiết bị 9

2.3.1 Hóa chất 9

2.3.2 Thiết bị 9

2.4 Nội dung nghiên cứu 9

2.5 Phương pháp nghiên cứu 10

2.5.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 10

2.5.2 Phương pháp thu mẫu 10

2.5.3 Phương pháp phân lập 11

Trang 5

2.5.4 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái tế bào và các test hóa sinh

của các chủng vi khuẩn được tuyển chọn 11

2.5.1 Phương pháp định danh các chủng VK bằng kỹ thuật sinh học phân tử15 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 18

3.1 Phân lập vi khuẩn Rhizobium sp 18

3.2 Kết quả nghiên cứu các đặc điểm hình thái tế bào, sinh hóa của các chủng vi khuẩn được tuyển chọn 19

3.2.1 Kết quả quan sát hình thái tế bào dưới kính hiển vi 19

3.2.2 Thử nghiệm khả năng di động 20

3.2.3 Thử nghiệm catalase 20

3.2.4 Thử nghiệm khả năng chịu mặn 21

3.2.5 Kết quả xác định khả năng cố định nitơ của chủng VK tuyển chọn 21

3.2.6 Kết quả định danh bằng phương pháp khuếch đại vùng gen 16S rRNA 23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 6

AND : Acid deoxyribonucleic

ARN : Acid ribonucleic

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Kí hiệu

2.3 Trình tự cặp mồi được sử dụng để khuếch đại vùng

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong nền nông nghiệp, năng suất cây trồng luôn luôn là vấn đề được quan tâmhàng đầu Đã có nhiều phương pháp được sử dụng nhằm cải thiện năng suất cũng nhưtăng cường đề kháng của cây trồng với mầm bệnh trong đó phổ biến nhất là sử dụngthuốc trừ sâu và phân hóa học Tuy nhiên các biện pháp này còn rất hạn chế như: gây ônhiễm môi trường, thoái hóa đất và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người [17] Cùngvới sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các biện pháp và xu hướng mới đã ra đời vớimục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường mà vẫnđạt năng suất cao Ngày nay nhiều công bố khoa học đã cho thấy tiềm năng sử dụngtương tác có lợi giữa vi sinh vật với cây trồng để kích thích sinh trưởng ở thực vật,trong đó có các vi khuẩn có khả năng cố định Nitơ đang được quan tâm nhiều nhất

Nitơ (N) là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng không chỉ với cây trồng mà ngay

cả đối với vi sinh vật Nguồn dự trữ Nitơ trong tự nhiên rất lớn chỉ tính riêng trongkhông khí Nitơ chiếm khoảng 78,16% thể tích [9] Người ta ước tính trong bầu khôngkhí bao trùm lên 1ha đất đai chứa khoảng 8 triệu tấn Nitơ, lượng Nitơ này có thể cungcấp dinh dưỡng cho cây trồng hàng chục triệu năm nếu như cây trồng đồng hóa đượcchúng Trong cơ thể các loại vi sinh vật chứa khoảng 4,1015 tỷ tấn Nitơ Cây trồngcũng như các loại động vật và người không có khả năng đồng hóa trực tiếp nguồn N2

tự do từ không khí Nhưng tất cả nguồn Nitơ trên cây trồng đều không tự đồng hóađược mà phải nhờ vi sinh vật Hàng năm cây trồng lấy đi từ đất hàng trăm triệu tấnNitơ Bằng cách bón phân con người đã trả lại cho đất khoảng hơn 40%, lượng thiếuhụt còn lại cơ bản được bổ sung bằng Nitơ do hoạt động sống của vi sinh vật Vì vậyviệc nghiên cứu sử dụng loại đạm sinh học này được xem là một giải pháp quan trọngtrong nông nghiệp, đặc biệt trong sự phát triển để hướng tới một nền nông nghiệp sinhthái bền vững Tuy nhiên tồn tại một số vi sinh vật có khả năng biến N2 trong khíquyển thành NH3 cung cấp đạm cho cây mà chỉ cần một lượng năng lượng rất ít (3-

5kcal/M) như Rhizobium, Azotobacter, Beijerinckia [9] Những vi sinh vật này thường

tồn tại nhiều trong rễ của các loại cây trồng như cây lúa, cây mồng tơi, cây thuộc họđậu,…

Trang 10

Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên cho nên chúng tôi tiến hành thực hiện

đề tài: “Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn Rhizobium sp từ

rễ cây lạc (Arachis hypogaea L) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”

2 Mục tiêu của đề tài

Phân lập, tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn Rhizobium sp từ rễ cây lạc (Arachis hypogaea L) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

• Ý nghĩa khoa học

Phân lập và lưu trữ được một số chủng vi khuẩn Rhizobium sp Đây là nguồn

gen cung cấp cho các hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn về sinh lý, sinh hóa, di

truyền…

• Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc lựa chọn các chủng vi khuẩn sống nội sinhtrong rễ cây họ đậu có hoạt tính cố định đạm cao để sản xuất phân vi sinh có hiệu quả,nâng cao độ phì nhiêu của đất, hạn chế bón phân hóa học, tăng năng suất cây trồng vàgóp phần phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái quát chung về Rhizobium sp

1.1.1 Lịch sử phát hiện và phân loại vi khuẩn Rhizobium sp

a Lịch sử phát hiện

Năm 1886, Hellriegel và Uynfac đã khám phá ra bản chất của quá trình cố địnhnitơ phân tử Các nhà khoa học đã chứng minh được khả năng của cây họ đậu lấy đượcnitơ khí quyển là nhờ vi khuẩn nốt sần sống ở vùng rễ cây họ đậu và đặt tên cho loài

này là Bacterium radicicola Cuối năm 1889 Frank đề nghị đổi tên là Rhizobium [24]

b Vị trí phân loại chi Rhizobium trong giới vi sinh vật như sau:

Giới: Bacteria, ngành: Proteobacteria, lớp: Alphaproteobacteria, bộ: Rhizobiales,

họ: Rhizobiaceae, chi: Rhizobium

1.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh hóa, sinh lý của vi khuẩn Rhizobium sp

Rhizobium là loại trực khuẩn hình que, kích thước tế bào 0,5-0,9 x 1,2-3

micromet háo khí, gram âm, không sinh nha bào, có tiêm mao mọc theo kiểu đơn hoặcchu mao, có khả năng di động được, khuẩn lạc có màu đục, nhày, lồi, sống trong đất

có vai trò cố định đạm Rhizobium hình thành một nhóm vi khuẩn cộng sinh cố định

đạm sống trong rễ của các cây họ Đậu và Parasponia [6], [24]

Người ta chia vi khuẩn này thành hai nhóm, nhóm sinh trưởng nhanh và nhómsinh trưởng chậm dựa vào thời gian xuất hiện khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy Nhóm sinh trưởng nhanh khuẩn lạc xuất hiện sau 3 5 ngày, có đường kính 2 -

4mm thuộc chi Rhizobium Nhóm sinh trưởng chậm khuẩn lạc xuất hiện sau 5 - 7 ngày nuôi cấy, có đường kính không quá 1mm thuộc chi Bradirhizobium [6], [12]

Trong quá trình phát triển vi khuẩn nốt sần thường có sự thay đổi hình thái Lúc còn non, đa số các loài có hình que, có khả năng di động bằng đơn mao, chùmmao hoặc chu mao tuỳ từng loài Sau đó trở thành dạng giả khuẩn để có hình que phânnhánh, mất khả năng di động Ở dạng này, vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định nitơcao nhất Khi già dạng hình que phân nhánh phân cắt tạo thành dạng hình cầu nhỏ[12]

Vi khuẩn nốt sần thuộc loại háo khí, ưa pH trung tính hoặc hơi kiềm, thích hợpvới nhiệt độ 28 - 300C, độ ẩm 60 - 80% Chúng có khả năng đồng hoá các nguồn

Trang 12

cacbon khác nhau như các loại đường đơn, đường kép, axit hữu cơ, glyxerin, Đối vớinguồn nitơ, khi cộng sinh với cây đậu, vi khuẩn nốt sần có khả năng sử dụng nitơkhông khí Khi sống tiềm sinh trong đất hoặc được nuôi cấy trên môi trường, chúngmất khả năng cố định nitơ Lúc đó chúng đồng hoá các nguồn nitơ sẵn có, nhất là cácnguồn amôn và nitrat Chúng có thể đồng hoá tốt các loại axit amin, một số có thểđồng hoá pepton Ngoài nguồn dinh dưỡng cacbon và nitơ, vi khuẩn nốt sần còn cầncác loại chất khoáng, trong đó quan trọng nhất là photpho Khi nuôi vi khuẩn nốt sần ởmôi trường có sẵn nguồn đạm lâu ngày, chúng sẽ mất khả năng xâm nhiễm và hìnhthành nốt sần [6], [12]

Sự hình thành nốt sần và quan hệ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với cây bộ đậu.Quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây đậu tạo thành một thể sinh lý hoànchỉnh Chỉ trong quan hệ cộng sinh này, chúng mới có khả năng sử dụng nitơ củakhông khí Khi tách ra, cả cây đậu và vi khuẩn đều không thể sử dụng nitơ tự do,không phải tất cả các cây thuộc bộ đậu đều có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần

mà chỉ khoảng 9% trong chúng

Khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không những phụ thuộc vào vi khuẩn cótrong đất mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau Về độ ẩm, đa sốcây đậu có thể hình thành nốt sần trong phạm vi độ ẩm từ 40-80%, trong đó độ ẩm tốithích là 60-70% Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như cây điềnthanh có thể hình thành nốt sần trong điều kiện đất ngập nước

Độ thoáng khí của đất cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần.Thường nốt sần chỉ hình thành ở phần rễ nông, phần rễ sâu rất ít nốt sần Nguyên nhân

là do tính háo khí của vi khuẩn nốt sần, thiếu Oxy sẽ làm giảm cường độ trao đổi nănglượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây Đối với cây, thiếu Oxy cũng làm giảm sựhình thành sắc tố Leghemoglobin Những nốt sần hữu hiệu có màu hồng chính là màucủa sắc tố này Nhiệt độ thích hợp nhất với hoạt động của vi khuẩn nốt sần là 240C,dưới 100C nốt sần vẫn có thể hình thành nhưng hiệu quả cố định nitơ giảm Ở nhiệt độ

360C cây đậu phát triển tốt nhưng cường độ cố định nitơ lại kém [12]

PH môi trường cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần Có loạichỉ hình thành nốt sần ở pH từ 6,8 đến 7,4 có loại có khả năng hình thành nốt sần, ở

pH rộng hơn từ 4,6 đến 7,5 [6], [12], [16]

Trang 13

1.2 Một số ứng dụng của vi khuẩn Rhizobium sp

Đa số các vi khuẩn Rhizobium đều có khả năng cố định đạm Cây trồng không

có khả năng sử dụng nitơ hữu cơ mà phải nhờ các VSV phân hủy và chuyển hóa thànhcác dạng nitơ dễ tiêu (NH3 hoặc NH4+), cung cấp nguồn nitơ dinh dưỡng cho cây trồng

Nhờ khả năng cố định đạm này mà VK Rhizobium được ứng dụng vào việc sản xuất

phân phón vi sinh nhằm nâng cao năng suất cây trồng, phát triển một nền nông nghiệpsinh học bền vững [6]

Công nghệ ứng dụng các chế phẩm phân bón sinh học cho thực tiễn sản xuất là

sử dụng các loại chế phẩm hỗn loài , nhiều chủng nhằm làm tăng và ổn định hiệu lực

của chế phẩm Một nghiên cứu cho thấy sự kết hợp hai chủng vi khuẩn Rhizobium và

Agrobacterium trên cây đậu Faba làm cho năng suất cây trồng tăng lên, giảm lượng

phân bón hóa học mỗi năm, cải thiện đất trồng, giảm ô nhiễm môi trường [26]

Theo một số nghiên cứu cho thấy các loài vi khuẩn trong chi Rhizobium có khả

năng tổng hợp nhựa PHB (Poly-β-hydroxybutyrate), một loại nhựa polymer chịu nhiệt,

là nguồn carbon dự trữ ở VSV PHB được coi như là một loại nhựa sạch, không gây ônhiễm môi trường, được áp dụng trong lĩnh vực y dược, nông nghiệp hay công nghiệpthực phẩm PHB được điều chế thành các sản phẩm có giá trị cao như chỉ khâu dùngtrong phẫu thuật, vật liệu gắn kết xương bị gãy, nhựa chịu nhiệt,… [10]

Ngoài ra, vi khuẩn Rhizobium sp có thể tự sản sinh ra được vitamin và các chất

kích thích sinh trưởng , một số nòi khác lấy vitamin từ môi trường sống [6]

1.3 Một số nghiên cứu về vi khuẩn Rhizobium sp trong nước và trên thế giới 1.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Năm 2013, Diange E.A, Lee S.S chỉ định AB21T được phân lập từ đất nhiễmchloroethylenes là vi khuẩn gram âm, không hình thành bào tử, và có khả năng dichuyển Phân tích dựa trên trình tự gen 16S rRNA cho thấy nó thuộc về chi

Rhizobium, và có liên quan chặt chẽ đến Rhizobium sullae IS 123T (97,4%), Rhizobium yanglingense SH 22623T (97,2%), Rhizobium gallicum R 602spT (97,1%),

Rhizobium alamii GBV 016T (97,0%) và Rhizobium monogolense USDA 1844T

(97,0%) Quá trình phân lập này tăng trưởng tối ưu ở nhiệt độ 25-370C (tối ưu, 300C)

và pH 6–9 (tối ưu, pH 8,0) Nó phát triển khi có mặt của 0–4% (w/v) NaCl, dung nạp

Trang 14

4% (w/v) NaCl Dựa trên phân tích đa diện, chủng AB21T được gọi là một loài mới

thuộc giống Rhizobium có tên Rhizobium halotolerans sp nov.[19]

Năm 2015, Lin S.Y phân lập được một loại vi khuẩn Gram âm, hình que, hiếukhí và có khả năng di chuyển, được chỉ định chủng CC-SKC2 (T), được phân lập từ

khối u gốc của cây ớt chuông xanh (Capsicum annuum var Grossum) ở Đài Loan

Các tế bào dương tính với các hoạt động oxidase và catalase và biểu hiện tăngtrưởng ở 25-370C, pH 4,0-9,0 và dung nạp NaCl lên tới 4,0% (w / v) Phân tích dựa

trên trình tự gen 16S rRNA tương tự Rhizobium rhizoryzae KCTC 23652 (T) và

Rhizobium straminoryzae CC-LY845 (T) (97,5%) tiếp theo là Rhizobium lemnae

L6-16 (T) (97,3%), Rhizobium pseudoryzae KCTC 23294 (T) (97,1%) và Rhizobium

paknamense NBRC 109338 (T) (97,0%), trong khi các loài Rhizobium khác có độ

tương đồng nhỏ hơn 96,7% Trên cơ sở các bằng chứng phân loại đa diện của nghiêncứu, chủng CC-SKC2 (T) được đề xuất để đại diện cho một loài mới trong chi

Rhizobium, có tên là Rhizobium capsici sp nov [23]

Năm 2017, Jun-lian Gao, Xu-ming Wang, Fan-uang Lv, Xiao-jie Mao, JianguangSun , phân lập từ mô rễ khử trùng bề mặt của ngô được trồng ở quận Fang Sơn, BắcKinh, Trung Quốc được một chủng vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, hình que mới đượcchỉ định 166T Phân tích trình tự gen 16S rRNA chỉ ra rằng chủng 166T thuộc chi

Rhizobium và có liên quan chặt chẽ với Rhizobium cellulilyticum ALA10B2T và Rhizobium yiltense H66T với độ tương tự trình tự lần lượt là 98,8 và 98,3% Kết quả

của các xét nghiệm sinh lý, sinh hóa của chủng 166T từ các chủng loại của các loài có

liên quan chặt chẽ với R cellasilyticum DSM 18291T và R yantense CCTCC AB

2014007T Chủng 166T được đề xuất để đại diện cho một loài mới thuộc trong chi

Rhizobium, với tên Rhizobium wenxiniae sp nov [22]

Năm 2017, Sameh H Youseif, Fayrouz H Abd El-Megeed, Saleh A Saleh, cácthí nghiệm thực địa được thực hiện qua hai mùa sinh trưởng liên tiếp đã chứng minhrằng nốt sần, tổng lượng nitơ hấp thụ, năng suất, thành phần của đậu faba có thể đượccải thiện đáng kể thông qua việc sử dụng kết hợp chế phẩm Rhizobium và

Agrobacterium từ hai chủng vi khuẩn Rhizobium và Agrobacterium Kết quả của

nghiên cứu còn cho thấy khả năng sử dụng chủng này để phát triển chế phẩm đậu faba

Trang 15

thương mại và để đạt năng suất cây trồng tốt hơn, giảm lượng phân bón hóa học mỗinăm, cải thiện đất trồng, giảm ô nhiễm môi trường [26]

1.3.2 Một số nghiên cứu trong nước

Năm 2012, Lai Chí Quốc, Nguyễn Thị Dơn và Cao Ngọc Diệp đã phân lập đượchai mươi tám dòng VK được phân lập trên môi trường Aleksandrov từ hai mươi mẫuvật liệu phong hóa của đá hoa cương đều có khả năng tổng hợp ammonium trong môitrường Burk‘s Trong đó, có 5/28 dòng tổng hợp NH4+ cao Giải trình tự 3/5 dòng VK

đã tuyển chọn và sử dụng phần mềm BLAST N để so sánh với trình tự các dòng vikhuẩn có trong GenBank của NCBI Kết quả cho thấy, dòng vi khuẩn CA10 có tỉ lệ

đồng hình cao với dòng AY117623.1 Rhizobium tropici PRF34 tỉ lệ 99%, dòng CA18

có tỉ lệ đồng hình cao với dòng JF496331.1 Bacillus subtilis A2-9 với tỉ lệ 99%, dòng CA29 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng JN896359.1 Rhizobium multihospitium CC-13H

với tỉ lệ 99% Đánh giá khả năng cố định đạm của hỗn hợp ba dòng vi khuẩn này trên

Hành lá (Allium fistulosum sp.) và Mồng tơi (Basella alba L.) cho thấy các dòng vi

khuẩn này giúp cây phát triển chiều cao, trọng lượng và năng suất [3]

Năm 2016, Nguyễn Thi Minh và Nguyễn Thanh Nhàn tuyển chọn được tổ hợpgiống vi sinh vật gồm 5 chủng giống có đặc tính sinh học tốt và có khả năng cộng sinh

cao với rễ cây, trong đó có 3 chủng Rhizobium (Shinorhizobium fredii M1,

Bradyrhizobium japonicum và Bradyrhizobium vigna) và 2 chủng Arbuscular mycorrhizae (Gigaspara sp1, Acaulospora sp1) để làm giống sản xuất vật liệu sinh

học Vật liệu sinh học từ Arbuscular mycorrhizae và Rhizobium phát huy được hiệu

quả hiệp đồng của nấm rễ và vi khuẩn nốt sần, khi sử dụng tái tạo thảm cỏ có tác dụnglàm tăng cường khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, góp phần cải thiện tínhchất đất, đặc biệt tỉ lệ che phủ ở công thức sử dụng VLSH đạt 95,63% cao hơn hẳn sovới đối chứng (chỉ đạt 54,6%) nên có tiềm năng ứng dụng để tạo tiểu cảnh cho cáckhuôn viên nhỏ hẹp mà đất nghèo dinh dưỡng [11]

Năm 2017, Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thị Liên Thương, Nguyễn Thị QuỳnhMai, Nguyễn Minh Chánh, khi khảo sát hàm lượng và thời gian thu nhận nhựa PHB ở

3 chủng CR2, RB3, RC3 cho thấy chủng VK CR2 hoang dại có khả năng sinh tổnghợp PHB cao nhất đạt 39,84% trong thời gian 48 giờ và đạt giá trị màu sắc tốt nhất khi

Trang 16

hòa tan bằng H2SO4 đậm đặc Kết quả định danh cho thấy chủng CR2 là loài

Rhizobium gallicum, RB3 là loài Agrobacterium tuminfaciens

Cấu trúc PHB thu nhận được giống với cấu trúc của PHB thương phẩm Nghiêncứu chuyên sâu về PHB là tiềm năng phát triển cho một nền công nghiệp và nôngnghiệp xanh, cải tiến các phương pháp sản xuất nhựa PHB ở quy mô công nghiệptrong vật liệu mới thay thế [10]

Trang 17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Mẫu rễ cây lạc thu nhận ở xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

- Các chủng vi khuẩn Rhizobium sp được phân lập từ các mẫu rễ cây trên

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm thu mẫu

Một số mẫu rễ cây lạc được lấy từ các địa điểm khác nhau thuộc xã Quế Châu,huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Phòng thí nghiệm (PTN) Vi sinh - sinh lý thực vật - hóa sinh, PTN Công nghệsinh học, PTN Sinh học phân tử thuộc khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học SưPhạm, Đại học Đà Nẵng

2.2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2019

2.3 Hóa chất, thiết bị

2.3.1 Hóa chất

- Các loại đường chuẩn: Glucoza, Fructoza, Saccaroza, Mannitol

- Các hóa chất khác: K2HPO4, KH2PO4, MgSO4.7H2O, Na2SO4, CaCO3, NaCl,Cao nấm men, Công gô đỏ, Peptone, FeCl3.6H2O, NaMoO4.2H2O, CaCl2, FeSO4.7H2O,NaOH, KOH, NH4Cl, KI, HgCl2, ZnSO4, KNaC4H4O6, Agar, …

2.3.2 Thiết bị

Tủ cấy thổi khí vô trùng, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp, máy lắc ổn nhiệt, kính hiển vi,cân điện tử, dụng cụ thủy tinh, máy so màu,…

2.4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu phân lập chủng vi khuẩn Rhizobium sp từ rễ cây lạc (Arachis

hypogaea L) cố định đạm trong trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, nuôi cấy của chủng vi khuẩn được tuyểnchọn

- Nghiên cứu các đặc tính sinh lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn được tuyển chọn

Trang 18

- Định danh chủng vi khuẩn tuyển chọn bằng kĩ thuật sinh học phân tử

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Sơ đồ bố trí thí nghiệm thể hiện ở hình 2.1

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.5.2 Phương pháp thu mẫu

Lấy các mẫu rễ cây lạc phải tốt, rễ phải có nốt sần to, nhiều kẻ sọc trắng, màuhồng ở thời kì cây đang ra hoa và phải đảm bảo các mẫu không bị biến đổi trong thờigian từ khi lấy mẫu tới khi phân tích

Trang 19

Tiến hành: dùng kéo, dao mổ vô trùng cắt khoảng 2g mẫu cho vào túi ziplock vôtrùng, đậy kín, đánh số, ghi địa điểm lấy mẫu, ngày tháng, bảo quản trong thùng nước

đá và được vận chuyển về phòng thí nghiệm, giữ ở 4oC Các mẫu được phân lập ngaykhông quá 24h [7], [14]

2.5.3 Phương pháp phân lập

Cách tiến hành:

- Cân 1-2g mẫu rễ Nốt sần có nhiều tạp khuẩn, phải tiệt trùng trước khi phân lập.Rửa sạch nốt sần, lấy kéo cắt nốt sần ra khỏi rễ Chú ý không làm nốt sần xây xát Chonốt sần vào nước trong rửa sạch, cho cồn 95º vào trong 3 phút rửa sạch, cho tiếp vàodung dịch HgCl2 0.1% trong 5 phút, rửa bằng nước vô trùng 5 đến 6 lần Sau đó dùngcối nghiền nát nốt sần, cho vào cốc thêm 2ml nước cất [3], [20]

- Dùng pipet vô trùng hút 1ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm chứa sẵn 9mlnước cất vô trùng, lắc đều ta được độ pha loãng 10-1 Tiếp tục pha loãng như vậy đến

độ pH loãng 10-4, 10-5 Dùng pipet vô trùng hút ở mỗi độ pha loãng 100µl dịch mẫu vànhỏ vào đĩa petri có chứa môi trường YMA đã được hấp khử trùng ở

121oC trong vòng 15 phút Sau đó dùng que trang trải đều giọt dung dịch khắp mặtthạch Mỗi nồng độ pha loãng cấy trên 3 đĩa petri, bao gói cẩn thận và nuôi cấy trong

tủ ấm ở nhiệt độ 28 - 30oC trong 3 -7 ngày để tạo thành các khuẩn lạc riêng lẽ [16]

- Làm thuần giống: Cấy ria các khuẩn lạc được lựa chọn lên các đĩa petri chứamôi trường đặc để thu khuẩn lạc đơn Quá trình làm thuần được tiến hành 2 đến 3 lần.Chọn khuẩn lạc đơn đã được làm thuần cấy chuyền vào ống thạch nghiêng để giữgiống [7], [16]

2.5.4 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái tế bào và các test hóa sinh của các chủng vi khuẩn được tuyển chọn

a Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái tế bào

 Nhuộm Gram

Nguyên tắc: Do sự khác biệt về cấu trúc vách tế bào nên trong quá trình nhuộmGram, vi khuẩn Gram (+) sẽ giữ được phức hợp tím không bị tẩy màu bởi alcoholtrong khi Gram (-) không giữ được phức hợp màu này Do vậy, sau khi nhuộm, vikhuẩn Gram (+) vẫn giữ được màu tím còn vi khuẩn Gram (-) bắt màu hồng củafuchsin [4], [7], [11]

Ngày đăng: 11/07/2019, 15:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Văn Lệ, Lê Thị Mỹ Phước, Nguyễn Thị Mỹ Lan, Vũ Hồng Liên (1999), Giáo trình thực tập sinh hóa, ngành công nghệ sinh học, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại học Quốc Gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thực tập sinh hóa, ngành công nghệ sinh học
Tác giả: Bùi Văn Lệ, Lê Thị Mỹ Phước, Nguyễn Thị Mỹ Lan, Vũ Hồng Liên
Năm: 1999
[2] Đăng Thị Nguyệt Sương (2006), “Bước đầu phân lập và nghiên cứu một số chủng VSV có khả năng chuyển hóa photphat khó tan từ các mẫu đất tại TP Đà Nẵng”, Luận văn tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu phân lập và nghiên cứu một sốchủng VSV có khả năng chuyển hóa photphat khó tan từ các mẫu đất tại TP Đà Nẵng”
Tác giả: Đăng Thị Nguyệt Sương
Năm: 2006
[3] Lai Chí Quốc, Nguyễn Thị Dơn, Cao Ngọc Diệp (2012), “Tuyển chọn và nhận diện vi khuẩn cố định đạm (có khả năng hòa tan lân và kali) phân lập từ vật liệu phong hóa của vùng núi đá hoa cương tại núi Cấm, tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học 2012:24a 60-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn và nhậndiện vi khuẩn cố định đạm (có khả năng hòa tan lân và kali) phân lập từ vật liệu phonghóa của vùng núi đá hoa cương tại núi Cấm, tỉnh An Giang”
Tác giả: Lai Chí Quốc, Nguyễn Thị Dơn, Cao Ngọc Diệp
Năm: 2012
[4] Lê Duy Linh, Trần Thị Hường, Trịnh Thị Hồng, Lê Duy Thắng (2001), Thực tập vi sinh cơ sở, NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tậpvi sinh cơ sở
Tác giả: Lê Duy Linh, Trần Thị Hường, Trịnh Thị Hồng, Lê Duy Thắng
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
[5] Lê Văn Khoa (1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
[6] Ngô Thế Dân (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Quyên – Nguyễn Kim Vũ, Phân vi khuẩn nốt sần và cách sử dụng cho cây đậu đỗ, Cục khuyến nông - NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vikhuẩn nốt sần và cách sử dụng cho cây đậu đỗ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
[7] Nguyễn Đức Lượng (2002), Thí nghiệm công nghệ sinh học, tập 2, Thí nghiệm vi sinh vật học, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm công nghệ sinh học, tập 2, Thí nghiệmvi sinh vật học
Tác giả: Nguyễn Đức Lượng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2002
[8] Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (1998), Vi sinh vật học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật học
Tác giả: Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
[9] Nguyễn Thành Đạt (Tỏng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Như Khanh, Sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học 11
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
[10] Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thị Liên Thương, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Minh Chánh (2017), “Phân lập và định danh các chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp Poly- β- Hydroxybutyrate (PHB) từ đất và thực vật tại tỉnh BìnhDương”, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, trường Đại học Thủ Dầu Một, Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập và định danh các chủng vi khuẩn có khả năngtổng hợp Poly- β- Hydroxybutyrate (PHB) từ đất và thực vật tại tỉnh Bình "Dương”
Tác giả: Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thị Liên Thương, Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Minh Chánh
Năm: 2017
[11] Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thanh Nhàn (2016), “tuyển chon giống Arbuscular Mycorrhizae và Rhizobium để sản xuất vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm thực vật làm tiêu cảnh trong khuôn viên”, Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: tuyển chon giống ArbuscularMycorrhizae và Rhizobium để sản xuất vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm thực vậtlàm tiêu cảnh trong khuôn viên”
Tác giả: Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Thanh Nhàn
Năm: 2016
[12] Nguyễn Xuân Thành (1993),“ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Rhizobium cộng sinh đối với đậu xanh ( phaseolus Aureus) và hiệu lực của chế phẩm vi khuẩn này đối với đậu xanh trên một số loại đất ở mien Bắc Việt Nam”, NXB Bộ giáo dục và đạo tạo, Đại học Nông nghệp I - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vikhuẩn Rhizobium cộng sinh đối với đậu xanh ( phaseolus Aureus) và hiệu lực của chếphẩm vi khuẩn này đối với đậu xanh trên một số loại đất ở mien Bắc Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Xuân Thành
Nhà XB: NXBBộ giáo dục và đạo tạo
Năm: 1993
[13] TCVN 2662: 1978 - Nước uống – Phương pháp xác định hàm lượng amoni. [14]TCVN 8551: 2010 - Tiêu chuẩn Việt Nam về cây trồng – phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước uống – Phương pháp xác định hàm lượng amoni." [14]TCVN 8551: 2010 -
[15] Trần Ánh Nguyệt, Trần Minh Trí, Hà Thanh Đạt, Trần Thu Thảo, Hồ Viết Thế,“Phân lập, tuyển chọn và đánh giá khả năng cố định đạm của một số chủng vi khuẩn nốt sần ở rễ cây đậu phộng ( Arachis Hypogaea. L)”, Trường Đại học Công nghệ Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập, tuyển chọn và đánh giá khả năng cố định đạm của một số chủng vi khuẩnnốt sần ở rễ cây đậu phộng ( Arachis Hypogaea. L")
[17] Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào (2001), Trồng trọt (tập 1), NXB Giáo dục.Tài liệu tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng trọt (tập 1)
Tác giả: Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào
Nhà XB: NXBGiáo dục. Tài liệu tiếng anh
Năm: 2001
[18] Bergey D.H.; Noel R.K.; John G.H. (1989), “Bergey’s manual of sytematic bacteriology”, Publisher: Baltimore, MD: Williams & Wilins Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bergey’s manual of sytematicbacteriology
Tác giả: Bergey D.H.; Noel R.K.; John G.H
Năm: 1989
[20] Fred E.B., Baldwin I.L; McMoy E. “Root nodule bacteria and leguminous plants”, Univ of Wisconsin Studies in Science 5 (1932) 343-356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Root nodule bacteria and leguminousplants”
[21] Holland M. A., Polacco J. C. (1994). “PPFMs and other coveư contaminants: is there more to plant physiology than just plant?”, Plant Physiology, Vol. 45, pp. 197209 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PPFMs and other coveư contaminants: isthere more to plant physiology than just plant
Tác giả: Holland M. A., Polacco J. C
Năm: 1994
[22] Jun-lian Gao, Pengbo Sun, Xu-ming Wang, Fan-yang Lv, Xiao-jie Mao, Jian- guang Sun (2017), “Rhizobium wenxiniae sp. nov., an endophytic bacterium isolated Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rhizobium wenxiniae
Tác giả: Jun-lian Gao, Pengbo Sun, Xu-ming Wang, Fan-yang Lv, Xiao-jie Mao, Jian- guang Sun
Năm: 2017
[23] Lin SY, Hung MH, Hameed A, Liu YC, Hsu YH, Wen CZ, Arun AB, Busse HJ, Glaeser SP, Kọmpfer P, et (2015). “Rhizobium capsici sp. nov., Isolated from root tumor of a green bell pepper (Capsicum annuum var. grossum) plant” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rhizobium capsici "sp. nov., Isolated from roottumor of a green bell pepper (Capsicum annuum var. grossum) plant
Tác giả: Lin SY, Hung MH, Hameed A, Liu YC, Hsu YH, Wen CZ, Arun AB, Busse HJ, Glaeser SP, Kọmpfer P, et
Năm: 2015

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w