Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 29)

3. Ý nghĩa đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Mường Khương là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện và là xã biên giới (có 10,4 km đường biên giới đất liền với huyên Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), cách thành phố Lào Cai 50 km về phía Đông – Bắc. Bao gồm 31 thôn (xóm), ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Đông giáp xã Tung Chung Phố.

- Phía Nam giáp xã Nấm Lư, xã Thanh Bình. - Phía Tây giáp xã Nậm Chẩy.

- Phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

- Địa hình: Địa hình có nhiều vực sâu chia cắt xen kẽ là các dải thung lũng hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 900 m. Mạng lưới sông suối phân bố rải rác chiếm 1,46% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Trên địa bàn thị trấn chủ yếu là đất Feralít phát triển trên đá biến chất.

Địa hình dạng thung lũng nằm xen kẽ giữa hai khu vực đồi và núi đá có hướng kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bao gồm một cánh đồng nhỏ lúa màu.

Nhìn chung do điều kiện địa hình chia cắt phức tạp nên điều kiện lưu thông kinh tế, văn hóa với những vùng lân cận và bên ngoài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là giao thông đi lại.

3.1.1.3. Khí hậu

- Khí hậu Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa đông: Lạnh, rết đậm, khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 11 đến 12˚C, nhiệt độ có thể xuống dưới 0˚C.

+ Mùa hè: Mát, nhiệt độ cao nhất là 35˚C, trung bình là 24 đến 26˚C, mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16 - 18˚C. - Độẩm trung bình: 80%.

- Lượng mưa trung binh: 1440 – 1480 mm. - Lượng mưa trung bình cao nhất: 3316 mm. - Lượng mưa trung bình thấp nhất: 930 mm. - Chếđộ gió:

Hướng gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc (tháng 9 – tháng 3 năm sau) và Tây Nam (tháng 4 – tháng 10) tốc độ gió trung bình là 1,9 m/s.

3.1.1.4. Thủy văn

Mường Khương có hệ thống thủy văn với con sông chính là sông Xả

Hồ và suối Ma Tuyển, Sa Pả, Đầu Nguồn là nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm nên khả

năng đáp ứng cho sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, về cơ bản chỉđáp ứng được vào mùa mưa.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên xã là 3.565 ha, diện tích

đất sản xuất nông nghiệp chiếm 91,87% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 8,07%, đất chưa sử dụng là 30,04 chiếm 0,84%.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã khai thác từ nguồn nước mặt, đây là nguồn nước tương đối sạch, tuy nhiên về mùa khô không đủ cung cấp cho sinh hoạt và cho sản xuất của nhân dân trong thị trấn.

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của thị trấn là 1.485,12 ha chiếm 41,66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, toàn bộ diện tích trên là rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn.

- Tài nguyên khán sản: Đến nay chưa có kết quả nghiên cứu khảo sát nào về tài nguyên khoán sản trên địa bàn thị trấn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)