Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 66)

3. Ý nghĩa đề tài

3.3.7.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp

của thị trấn.

Đơn vị thực hiện các hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp là các nông hộ tự chủ, độc lập trong sản xuất kinh doanh trên nhiều khía cạnh khác nhau của ngành nông nghiệp. Vì vậy để phát triển kinh tế nông nghiệp của thị

trấn thì trước hết cần phải phát triển kinh tế nông nghiệp của từng hộ sản xuất dưới các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện sản xuất khác nhau. Việc xá nhận các nhân tốảnh hưởng có ý nghĩa to lớn nhằm giúp các nông hộ cải thiện, giải quyết và xây dựng được các phương án sản xuất, bố trí, sắp xếp các nguồn lực hợp lý, có biện pháp nâng cao trình độ, tổ chức, quản lý trong sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông hộ. Qua số liệu kết quả điều tra của thị trấn Mường Khương em thấy các nhân tốảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp của các hộ như sau:

3.3.7.1. Về nguồn lực

* Trình độ văn hóa của hộ sản xuất

Trước tiên chúng ta cần xem xét trình độ văn hóa của các chủ hộ để

thấy được khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổng kết các kinh nghiệm sản xuất và học hỏi kinh nghiệm sản xuất để làm giàu. Qua số liệu

điều tra trong tổng số 60 hộ thì có 20 chủ hộ là mù chữ chiếm 1/3 số hộ

(33,33% trông tổng số hộđược điều tra), con số này là khá cao.

Như vậy trình độ văn hóa của chủ hộ liên quan chặt chẽ kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Vì vậy để phát triển kinh tế nông nghiệp cần phải đào tạo về nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, kiến thức về văn hóa để các hộ tự làm giàu cho chính gia đình mình.

* Đất đai

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ tham gia sản xuất kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với đất đai, đất đai là nguồn lực quan trọng đầu tiên không thể thay thế được để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thị trấn Mường Khương có diện tích đất nông nghiệp là 3.275,1 ha chiếm 91,87% diện tích đất tự nhiên nên sản xuất theo hướng nào cũng rất quan trọng. Chất lượng đất tương đối tốt nhưng sự phân phối không đều và có

cách khắc phục bằng chuyển đổi cây trồng phù hợp với từng loại đất nên thu nhập chính của người dân vẫn là thu từ trồng trọt.

Từ thực trạng đất đai và tình hình sử dụng đất đai của hộ sản xuất nông nghiệp của thị trấn, chính quyền địa phương cần có các biện pháp nhanh chống khuyến khích người dân canh tác nông nghiệp sao cho đạt hiểu quả

kinh tế cao nhất có thể trong một đơn vị diện tích đất canh tác.

* Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp

Để ngành nông nghiệp của thị trấn thực sự phát triển thì cần phải có nguồn vốn đầu tư hợp lý. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp chính là ngành trồng trọt và chăn nuôi nên nhu cầu vốn đầu tư cũng khá lớn song nó cũng là vấn đề nan giải khi thu nhập của ngành rất thấp, nhiều hộ chỉ đủ để tiêu dùng sinh hoạt mà không có nguồn dự trữ. Chính vì vậy mà hộ không thể hoặc không dám đầu tư, điều này dẫn đến quy mô, năng suất cây trồng, vật nuôi không cao, hiểu quả kinh tế thấp. Đối với nhóm hộ chuyên TT thường có nhu cầu vốn để phát triển thêm ngành CN nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết thời gian rảnh rối. Nhóm hộ chuyên CN có nhu cầu vốn phát triển thêm ngành TT phục vụ cho nhu cầu hàng ngày và cũng như cho CN và mở rộng quy mô CN. Qua số liệu điều tra cho thấy số hộ nông dân thiếu vốn trong sản xuất là tương đối nhiều, với các mức khác nhau theo điều kiện sản xuất của từng hộ.

Như vậy có thể nói số lượng vốn ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng sản xuất từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến thu nhập của hộ và nền kinh tế nông nghiệp của thị trấn. Nhìn chung thực trạng thiếu vốn đầu tư đang tồn tại ở hầu hết các hộ sản xuất kinh tế nông nghiệp.

Hiện nay các hình thức tín dụng nông thôn khá phát triển song thủ tục vay vốn còn rườm rà gây tâm lý lo ngạy cho người dân.

3.3.7.2. Về thị trường

Trong kinh tế nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung thì thị trường là yếu tố rất quan trọng nó quyết định đến quy mô sản xuất, khả

năng đa dạng hóa sản xuất của người dân, sản xuất nông nghiệp càng phát triển, sản phẩm nông sản càng đa dạng mức độ tham gia thị trường của nông hộ càng tăng. Do đó kéo theo sự phát triển đa dạng hóa thị trường nông sản phẩm, thị trường hàng hóa cảđầu vào và đầu ra.

Thị trường đầu vào ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, đặc biệt là sản xuất mang tính chất thời vụ, giá cả thị trường đầu vào sẽ giúp người dân chủđộng trong việc đầu tư vốn vào sản xuất kịp thời, góp phần nâng cao kết quả sản xuất nông nghiệp.

Ngày nay thị trường tiêu thụ ngày càng quan trọng, có giải quyết được

đầu ra của sản phẩm thì mới có thể sản xuất. Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp địa phương luôn đòi hỏi tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ càng lớn thì lợi nhuận của ngành càng cao. Nếu sản xuất tiêu thụ kịp thời sẽ rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng số vòng quay vốn. Trong nền kinh tế thị

trường vấn đề tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định

đến sản xuất hay dừng sản xuất, quyết định đến quy mô sản xuất, nhất là ngành dịch vụ nông nghiệp.

Các hộ nông dân nhiều khi có sản phẩm nhưng lại không có thị trường tiêu thụ hoặc bị các tư thương ép giá. Sản phẩm của các hộ sản xuất chủ yếu là người dân mang ít một ra chợ… Nên không tạo ra vốn lớn, sản phẩm có thể

bị hao mòn, hư hỏng… Chất lượng kém, giá trị thấp.

Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp thì thị trường lại càng quan trọng hơn bởi nhu cầu của người dân thường rất nhỏ lẻ, manh mún với số lượng không nhiều.

Như vậy thị trường là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp. Nếu không có một thi trường đầu ra cũng như đầu vào ổn định thì việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp của thị

trấn là rất khó khăn.

3.3.7.3. Về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng, vật nuôi và quyết định đến năng suất lao động. Phát triển kinh tế nông nghiệp phải phát triển khoa học kỹ thuật nhằm giảm tối đa chi phí về thời gian chăm sóc cây trồng, vật nuôi, nhân công và tăng hiểu quả kinh tế.

4.3.7.4. Về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và kinh tế

vận chuyển các yếu tốđầu vào cũng như đầu ra của ngành, giúp người dân có thể tiếp thu dễ dành hơn với khoa học kỹ thuật mới phục vụ cho sản xuất.

Tình hình cơ sở hạ tầng của thị trấn như sau:

- Về giao thông: Đường lên thôn, xóm và đường nội đồng vẫn chủ yếu là đường đất, chưa được bê tông hóa, đi lại rất khó khăn trong mùa mưa. Điều này làm tăng công lao động và thời gian vận chuyển từ đó làm giảm nguồn thu nhập. Vì vậy cần phải có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh đáp ứng

được nhu cầu của người dân cũng như như cầu về phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới cần có mức đầu tư phù hợp cho sự phát triển, hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn thị trấn. Ngoài việc chú trọng nâng cấp, sửa chứa và mở rộng các tuyến đường hiện có, cần thực hiện quy hoạch giao thông chung của huyện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Về hệ thống điện: Hiện nay trên địa bàn có một thôn vẫn chưa có

điện, tỷ lệ hộ nghèo ở thôn này vẫn là cao nhất trong toàn thị tấn, vì người dân không nắm bắt được thông tin văn hóa – xã hội cũng như khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Về hệ thống cung cấp nước: Hiện nay chỉ có một hệ thống cung cấp nước ở trung tâm xã, ngoài ra chưa có hệ thống cung cấp nước tập trung, chủ

yếu người dân sử dụng các nguồn nước tự dẫn từ trong núi với ống dẫn nhựa

đường kính nhỏ, còn chưa đáp ứng hết các nhu cầu của người dân. Trong năm 2014 chính quyền địa phương đang thi công triển khai thi công tuyến thủy lợi Sa Pả. Điều này ảnh hưởng năng suất cây trồng nhất là cây lúa nước.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã vẫn còn khó khăn nên chưa thực sự

phát huy cũng như tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng của thị trấn phát triển đi lên.

3.3.8. Đánh giá chung về kinh tế nông nghiệp ở thị trấn Mường Khương

3.3.8.1. Khó khăn và vấn đềđặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp

* Khó khăn

- Trình độ văn hóa của chủ hộ còn thấp nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

- Đất đai manh mún có độ dốc cao khó áp dụng khoa học kỹ thuật và có xu hướng giảm xuống trong quá trình tách hộ.

- Các hộ nông dân vẫn sử dụng các giống cây trồng truyền thống để từ

năm này sang năm khác nên kết quả sản xuất không cao.

- Trong khi hầu hết các nhóm hộ đều thiếu vốn thì lại chưa mạnh dạn vay vốn, chưa có kinh nghiệm phát huy hiệu quảđồng vốn.

- Hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém chưa có hệ thống cấp nước, vẫn còn thiếu điện trong sinh hoạt và trong sản xuất.

- Giao thông vẫn chưa mở hết các tuyến đường, chất lượng kém chủ

yếu là đường đất gây nhiều khó khăn cho việc đi lại cũng như trong sản xuất.

* Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, sử dụng đất chưa có quy hoạch, chưa hoàn thiện việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân.

- Hệ thống điện chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cũng như trong sản xuất của người dân.

- Trong cơ cấu thu nhập từ kinh tế nông nghiệp của thị trấn thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn.

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, năng suất thấp. - Tình trạng thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật đang tồn tại phần lớn các hộ sản xuất nông nghiệp.

- Sản phần của ngành chưa có sức mạnh cạnh trang, hàng hóa dịch vụ

phát triển theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún và phân tán.

- Thị trường kém phát triển đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ nông nghiệp.

- Vấn đề ô nhiễm đất, nước đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và hiểu quả trong sản xuất.

3.3.8.2. Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của thị trấn

- Tiếp tục phát huy vai trò kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có, tạo điều kiện khuyến khích người dân làm giàu từ nông nghiệp.

- Đẩy mạnh cơ cấu kinh tế trong nội bộ sản xuất nông nghiệp: Tăng diện tích trồng ngô và giảm diện tích đất của các loại cây trồng không cho hiệu quả kinh tế, tiếp tục triển khải chương trình trông giống bí đỏ cho người dân; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi: Duy trì ổn định và tăng đàn gia súc, gia cầm chủ động tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không để dịch lớn xảy ra

trên địa bàn, tăng cường công tác phòng chống nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho chăn nuôi, phấn đấu

đạt từ 3 đến 5% trong tổng đàn. Đẩy mạnh công tác đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, con giống vật nuôi mới hoặc hiểu quả cao, phù hợp với điều kiện tự

nhiên và đất đai của thị trấn dựa trên cơ sở quy hoạch, bố trí hợp lý cây trồng vật nuôi cơ cấu mùa vụ sao cho hiệu quả đạt cao nhất. Tận dụng việc thâm canh, đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp, góp phần giải quyết lao động dư thừa trong thị trấn đồng thời tăng thu nhập cho người dân.

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 4.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu

4.1.1. Quan điểm nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp của thị trấn, kết hợp với các quan điểm khác nhau về phát triển kinh tế nông nghiệp, em

đưa ra quan điểm của mình về vẫn đề này như sau:

- Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn không chỉ được xác định trên những số liệu đã tổng hợp ban đầu từ nguồn UBND TT, mà còn phải dựa trên số liệu nghiên cứu thực tế.

- Các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên những nguồn lực có sẵn tại địa phương hay đối tượng nghiên cứu trực tiếp là hộ gia đình.

4.1.2. Phương hướng nghiên cứu

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu kết hợp với điều kiện của thị trấn, phương hướng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp của thị trấn trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng hợp lý, mở rộng thị trường cho ngành tiểu thủ công nghiệp.

- Phát triển ngành theo hướng đồng bộ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch nhằm nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi.

4.1.3. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu của đề tài này là đánh giá thực trạng phát triền nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương –Mường Khương – Lào Cai, và từ những thực trạng đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị

trấn, nâng cao thu nhập cho bà con.

4.2. Các giải pháp

4.2.1. Một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn - Giải pháp về đất đai - Giải pháp về đất đai

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đại là tư liệu sản xuất chủ

yếu và đặc biệt, việc sử dụng đất hiệu quả mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng

được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, vì vậy trong thời gian tới chính quyền xã cần phải giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân, như vậy người dân mới yên tâm vào sản xuất.

Các cơ quan có thẩm quyền trong thị trấn cần có những biện pháp hợp lý

để phát huy các quyền sở hữu trong luật đất đai như chuyển nhượng, cho thuê…

- Giải pháp về vốn

Vốn là điều kiện đảm bào cho hộ nông dân về vật, tư liệu sản xuất…

Để tiến hành sản xuất vì vậy các giải pháp về vốn rất cần thiết đối với phát triển kinh tế nông nghiệp.

Nhà nước cần tập trung mở rông hơn nữa nguồn vốn cho người dân, cần có nhưng cơ chế vay đúng đối tượng phù hợp đối với điều kiện từng vùng, cần kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, đặc biệt có nhưng chính sách ưu đái đối với hộ nghèo. Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp, tăng cường vay vốn dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần tăng cường huy đông nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu và

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 66)