Điều kiện sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 48)

3. Ý nghĩa đề tài

3.3.2.Điều kiện sản xuất, kinh doanh nông nghiệp

3.3.2.1. Điều kiện đất đai

Qua bảng 3.8 trên cho ta thấy rằng đất thổ cư bình quân/hộ là 185,45 m2, trong đó diện tích đất đã được cấp hết sổđỏ.

Đất sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích 1.556,65 sào và bình quân mỗi hộ là 25,94 sào/hộ, trong đó chủ yếu là đất trồng cây nông nghiệp với các cây như: Ngô, lúa, đậu, lạc... Và đây là diện tích mang lại thu nhập chính cho người dân địa phương. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị chia cắt manh mún, không tập trung, chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao, khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc thu hoạch dẫn đến năng suất cây trồng thấp.

Với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 535,09 sào với trung bình là 9,23 sào/hộ. Đa số người dân không có thu nhập trên diện tích đất này vì chủ yếu là rừng tự nhiên phòng hộ.

Như vậy có thể thấy rằng đất đai là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự

phát triển kinh tế nông nghiệp của thị trấn.

3.3.2.2. Tình hình về lao động và nhân khẩu của nhóm hộđiều tra

Theo báo cáo của UBND TT tổng số lao động năm 2013 của toàn thị

trấn là 4.872 lao động, trong đó số lao động nông nghiệp chiếm tới 90,6% là 4.414 lao động. Do đó việc sử lao động nông nghiệp một cách hợp lý là điều kiện quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển và tạo tiền đề cho các ngành khác phát triển.

Qua điều tra khảo sát thực tế cho thấy số khẩu trên hộ chủ yếu là từ 3

đến 4 khẩu(45%) và 5 đến 6 khẩu(45%) chiến phần đa số, số khẩu bình quân trên hộ là 4,32 người/hộ, số lao động bình quân trên hộ là 2,38 lao động/hộ, số lao động chủ yếu là từ 2 đến 3 lao động. Đây là nguồn lực rất thuận lợi để

phát triển kinh tế nông nghiệp của thị trấn, nhưng hiện nay nguồn lực nay nguồn lực này vẫn chưa được qua các lớp đào tạo một cách bài bảng nên sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên những kinh nghiệp sẵn có của bản thân, kinh nghiêm của ông cha để lại. Vì vậy để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng trong tương lai cần phải phải nâng cao kỹ

thị trấn một cách có hiểu quả kinh tế cao nhất. Điều đó cho thấy lao động là nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển hiểu quả kinh tế ngành. Tình hình nhân khẩu và lao đông được thể hiện cụ thể dưới bảng 3.9 sau:

Bảng 3.9: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Tổng Chuyên TT Chuyên CN Chuyên DVNN Hộ Kiêm TT và CN 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 60 13 5 2 40 2. Tỉ lệ số hộ điều tra % 100 21,67 8,33 3,33 66,67

3. Phân loại hộ theo khẩu

Số hộ có 2 khẩu Hộ 5 2 1 - 2

Số hộ có 3 đến 4 khẩu Hộ 27 8 2 1 16 Số hộ có 5 đến 6 khẩu Hộ 27 3 2 1 21

Số hộ có trên 6 khẩu Hộ 1 - - 1

4. Phân loại hộ theo lao động Số hộ < 2 lao động Hộ 3 2 1 - - Từ 2 đến 3 lao động Hộ 52 11 4 2 35 Lớn hơn 3 lao động Hộ 5 - - - 5 5. Một số chỉ tiêu bình quân Số khẩu bình quân/hộ Khẩu 4,32 3,85 4 4,5 4,5 Lao động bình quân/hộ LĐ 2,37 2 1,8 2 2,58 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 3.3.2.3. Điều kiện về vốn của hộ gia đình

Ngoài hai yếu tố đất đai và lao động thì vốn cho sản xuất cũng là một yếu tố rất quan trọng, vốn là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh doanh của nông hộ. Qua điều tra thực tế thì đại đa số người dân trong thị trấn là thiếu vốn trong sản xuất, kinh doanh nhưng đai số lượng hộ gia đình mạnh dạn vay vốn là không nhiều và vốn chủ yếu được vay từ ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 48)