Các chính sách, chương trình của chính quyền hỗ trợ các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 64)

3. Ý nghĩa đề tài

3.3.6.Các chính sách, chương trình của chính quyền hỗ trợ các hộ sản xuất

xuất nông nghiệp

- Đất đai: khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích cây trồng hợp lý cụ thể là chuyển đổi một số diện tích đất đai trồng lúa không hiệu quả(do thiếu nước trong mùa cấy) sang trồng ngô để có hiểu quả kinh tế cao hơn.

- Thủy lợi: Tiến hành nạo vét kênh mương và tu sửa những đoạn bị hư hỏng, phục vụ cho việc dẫn nước cho sản xuất. Do nguồn kinh phí của chính quyền địa phương còn có hạn nên vẫn chưa xây dựng được thêm hệ thống dẫn nước.

- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay trên địa bàn xã có nhiều đoạn đường vẫn chưa

được làm và bị hư hỏng một số đoạn nên chính quyền địa phương vẫn đang kiến nghị cấp trên về việc cung cấp điện, nước sạch sinh hoạt cho người dân và hoàn thiện việc bê tông hóa các đoạn đường liên thôn. Mở rộng khu vực chợ

nơi giao dịch hàng hóa nông sản chủ yếu của người dân trong địa phương. - Khoa học kỹ thuật sản xuất: Chính quyền địa phương đã và đang triển khai chương trình trồng bí đỏ, tuyên truyền và tập huấn cho người dân. Tuy nhiên các cây trồng khác chưa có chương trình và lớp tập huấn khoa học kỹ thuật.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thị trấn đã tiến hành tuyên truyền về các dịch bệnh cúm gà, dịch ở lợn và bệnh dịch trên cây lúa.

- Vật tư: Trong năm 2013 đã hỗ trợ giống ngô 1 kg/khẩu, phụ cấp cho thiệt hại do mưa đá ngày 26 và 27/3/2013.

- Vốn: Tạo điều kiện cho mỗi hộ dân đều được vay vốn nếu có nhu câu, hỗ trợ những hộ nghèo có thể vay vốn ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi.

- Thị trường đầu ra: Hiện nay trong thị trấn vẫn chưa có chính sách về

thị trường đầu ra cũng như đầu vào, thị trường đầu ra và đầu vào đều da các nông hộ tự ra quyết định.

- Các chương trình và chính sách phát triển nông nghiệp của thị trấn

đều đảm bảo các hộ dân đều biết đến. Nhưng do trình độ dân trí của người dân địa phương còn hạn chế, giao thông đi lại khó khăn, hoàn cảnh các nông hộ… Nên mức thụ hưởng từ các chương trình chính sách chỉ khoảng 70% và hầu như các hộ sản xuất tham ra là khá hài lòng về các chương trình này.

Tuy nhiên các chính sách lại là triển khải từ trên xuống dưới, do vậy còn phục thuộc vào các hộ sản xuất có tham gia hay không nên hiểu quảđem lại chưa cao và chưa có giải pháp khuyến khích người dân tham gia một cách cụ thể.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 64)