Kết quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 58)

3. Ý nghĩa đề tài

3.3.4.Kết quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của nhóm hộ điều tra

3.3.4.1. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt

Để thống nhất trong các hệ thống chỉ tiêu và giảm bớt sự sai số các chỉ tiêu kết quả, trong phân tích em tính bình quân cho 1 sào theo nhóm hộđiều tra. Kết quả giá trị sản xuất ngành trồng trọt được tổng hợp từ số liêu điều tra về các cây trồng chính như: Lúa, ngô, lạc, đậu. Được thể hiện cụ thể trong bảng 3.18 sau:

Bảng 3.18: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân/sào theo nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Theo nhóm hộ Kiêm TT và CN Chuyên TT 1. Lúa Diện tích Sào 1 1 Sản lượng Kg 178,75 179,23 Giá bán 1000đ/kg 7,66 8,15 Thành tiền 1000đ 1.369,23 1.460,72 2. Ngô Diện tích Sào 1 1 Sản lượng Kg 138,13 138,15 Giá bán 1000đ/kg 6,43 6,38 Thành tiền 1000đ 888,18 881,40 3. Đậu Diện tích Sào 1 1 Sản lượng Kg 55,36 53,88 Giá bán 1000đ/kg 22 22 Thành tiền 1000đ 1.217,92 1.185,36 4. Lạc Diện tích Sào 1 1 Sản lượng Kg 59,92 60,45 Giá bán 1000đ/kg 35 35 Thành tiền 1000đ 2.097,2 2.115,75 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy trong các loại cây trồng thì lúa và ngô là cây trồng chính của nông hộ và đêm lại thu nhập chính và ổn định so với các ngành khác. Diện tích trồng ngô và lúa chiếm diện tích lớn so với các ngành khác(tổng diện tích ngô 1.101,9 sào và lúa là 290,02 sào), bởi hai loại cây trồng này đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân trong thị trấn và thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc và gia cầm hàng ngày. Tuy nhiên trồng lúa là không có lãi mà hầu như người dân nơi đây chủ yếu là lấy công làm lãi. Với cây lúa, kết quả điều tra ở nhóm hộ kiêm TT và CN chi 1.599.680đ, thu là 1.369.230đ/sào và nhóm hộ chuyên TT có chi 1.419.630đ/sào, thu 1.460.720đ/sào ruộng. Cây ngô, nhóm hộ kiêm chi 832.840đ, thu 888.180đ, nhóm hộ chuyên TT chi 723.320đ/sào, thu 881.400đ/sào. Chi phí cho trồng trọt khá cao nhưng lại phù hợp với địa hình ruộng bậc thang và đất đồi, núi dốc, phụ thuộc điều kiện khí hậu tự nhiên… Thu nhập của sào lúa của nhóm hộ chuyên TT cao hơn vì có phân bón và kỹ thuật canh tác tốt hơn so với nhóm kiêm, về ngô nhóm hộ kiêm lại có thu nhập cao hơn do nhóm hộ này có phân chuồng và làm đất tốt hơn nên tạo điều kiện cho cây trồng có năng suất cao hơn, tuy nhiên sự chênh lệch đó là không đáng kể.

Diện tích trồng lạc và đậu của người dân trong xã là chiếm tỷ lệ ít. Tổng diện tích trồng đậu là 80,1 sào, lạc là 81,7 sào và thu nhập bình quân trên sào theo nhóm hộ như sau: Nhóm hộ kiên TT và CN thu bình quân đâu là 1.217.920đ/sào, lạc 2.097.200đ/sào; nhóm hộ chuyên TT đậu 1.185.360đ/sào và lạc là 2.115.750đ.

Thu nhập/sào của ngô và đậu ở nhóm hộ chuyên TT là thấp hơn so với nhóm hộ kiêm, tuy nhiên chênh lệch đó là không đáng kể. Nhưng nếu so với chi phí trồng trọt thì hộ chuyên TT vẫn có thu nhập cao hơn nhóm hộ kiêm.

Nhìn chung năng suất của các cây trồng tại địa phương vẫn còn thấp so với nhiều vùng khác do kỹ thuật canh tác, điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, thủy lợi… Và còn cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo của địa phương trong thời gian tới.

3.3.4.2. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi

Qua điều tra thực tế ở các nông hộ chỉ có chăn nuôi lợn, gà là chủ yêu, ngoài ra còn có gia súc lớn như: Trâu, ngựa… phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết quảđiều tra thu thập được thể hiện dưới bảng 3.19 sau:

Bảng 3.19: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi bình quân/hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Phân theo nhóm hộ Kiêm TT và CN Chuyên CN 1. Lợn thịt Khối lượng thịt lợn xuất chuồng bình quân/hộ Kg 633,09 2.081,2 Giá bán 1000đ 42,2 42,2 Giá trị sản xuất 1000đ 26.716,4 87.826,64 2. Gia cầm Khối lượng thịt gà xuất chuồngbình quân/hộ Kg 16,56 98,4 Giá bán 1000đ 120 120 Giá trị sản xuất 1000đ 1.987,2 11.808 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 3.19 cho thấy đối với lợn thịt ở nhóm hộ chuyên CN tổng lợn thịt xuất chuồng bình quân/hộ là 2081,2 kg và thu được giá trị sản xuất bình quân là 87.826.640đ/hộ. Bình quân là 22 con/hộ, trọng lượng bình quân là 94,6 kg/con xuất chuồng,… Ở nhóm hộ kiêm TT và CN bình quân/hộ là 6,98 con, khối lượng trung bình xuất chuồng là 90,7 kg/con, tổng khối lượng xuất chuồng là 633,09 kg/hộ và thu giá trị sản xuất bình quân/hộ là 26.716.400đ. Ta thấy kết quả trên là phù hợp bởi nhóm hộ chuyên CN thu được giá trị sản xuất cao hơn nhóm kiêm.

Đối với chăn nuôi gà: Nhóm hộ chuyên CN tổng số gà là 246 con, bình quân/hộ là 49,2 con với tổng khối lượng thịt xuất chuồng là 98,4 kg và thu được giá trị sản xuất bình quân/hộ là 11.808.000đ. Nhóm hộ kiêm khối lượng xuất chuông là 16,56 và giá trị sản xuất là 1.987.200đ/hộ.

3.3.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành dịch vụ nông nghiệp

Sản phẩm của ngành chủ yếu là dịch vụ bán phân đạm, lân…; thức ăn chăn nuôi và dịch vụ thú y, kinh doanh theo hình thức đại lý cho các công ty mẹ ăn theo sản phẩm bán ra, lợi nhuận thu được từ kinh doanh các loại phân bình quân là 350.000đ/tấn sản phẩm bán ra, TĂCN là 300.000đ/tấn sản phẩm bán ra. Với quy mô nhỏ lẻ nên thu nhập của ngành chưa thực sự khai thác hết tiềm năng.

Bảng 3.20: Kết quả sản xuất kinh doanh ngành DVNN

Chỉ tiêu ĐVT Thu nhập của hộ

Dịch vụ vật tư nông nghiệp (phân đạm) 1000đ 61.000

Dịch vụ thuốc thú y 1000đ 19.000

Dịch vụ thức ăn chăn nuôi 1000đ 45.000

Tổng thu 1000đ 125.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua điều tra cho thấy dịch vụ kinh doanh phân bón khá ổn định. Tuy nhiên khá khó khăn trong việc vận chuyển, đôi khi người dân có nhu cầu nhưng lại không đáp ứng được. Dịch vụ thuốc thú y là khó nhất, bởi người dân chăn nuôi lại ít dùng dịch dụ này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 58)