Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 27)

3. Ý nghĩa đề tài

2.5.3.Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi được sử lý dựa trên cơ sở thống kê toán học thông qua phần mềm máy tính Excel.

Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị các sản phẩm và dịch vụ

do các hộ đạt được trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Đối với GO gồm:

+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. + Giá trị sản xuất ngành nghề. + Giá trị sản xuất buôn bán dịch vụ. GO = ∑Qi*Pi. Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i. Pi: Giá bán sản phẩm thứ i.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụđược sử

dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ sản xuất. Với hệ

thống trồng trọt IC bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ

lao động, tiền điện… Với hệ thống chăn nuôi IC bao gồm chi phí về giống, thức ăn, dịch vụ thú y… Có thể nói IC là toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất.

Tăng giảm IC có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế của hộ. IC = ∑CI.

- Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ số phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức tính: VA = GO –IC.

- Thu thập hỗn hợp(MI): Là phần thu nhập thuần túy của nông hộ sản xuất, bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất.

MI = VA -(V +T). Trong đó: V: Khấu hao tài sản cốđịnh. T: Các khoản thuế phải nộp. - Lợi nhuận (Pr): Pr = GO –TC. Trong đó: TC: Tổng chi phí.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Mường Khương

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Mường Khương là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của huyện và là xã biên giới (có 10,4 km đường biên giới đất liền với huyên Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc), cách thành phố Lào Cai 50 km về phía Đông – Bắc. Bao gồm 31 thôn (xóm), ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Đông giáp xã Tung Chung Phố.

- Phía Nam giáp xã Nấm Lư, xã Thanh Bình. - Phía Tây giáp xã Nậm Chẩy.

- Phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

- Địa hình: Địa hình có nhiều vực sâu chia cắt xen kẽ là các dải thung lũng hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 900 m. Mạng lưới sông suối phân bố rải rác chiếm 1,46% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Trên địa bàn thị trấn chủ yếu là đất Feralít phát triển trên đá biến chất.

Địa hình dạng thung lũng nằm xen kẽ giữa hai khu vực đồi và núi đá có hướng kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bao gồm một cánh đồng nhỏ lúa màu.

Nhìn chung do điều kiện địa hình chia cắt phức tạp nên điều kiện lưu thông kinh tế, văn hóa với những vùng lân cận và bên ngoài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là giao thông đi lại.

3.1.1.3. Khí hậu

- Khí hậu Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa đông: Lạnh, rết đậm, khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 11 đến 12˚C, nhiệt độ có thể xuống dưới 0˚C.

+ Mùa hè: Mát, nhiệt độ cao nhất là 35˚C, trung bình là 24 đến 26˚C, mùa hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16 - 18˚C. - Độẩm trung bình: 80%.

- Lượng mưa trung binh: 1440 – 1480 mm. - Lượng mưa trung bình cao nhất: 3316 mm. - Lượng mưa trung bình thấp nhất: 930 mm. - Chếđộ gió:

Hướng gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc (tháng 9 – tháng 3 năm sau) và Tây Nam (tháng 4 – tháng 10) tốc độ gió trung bình là 1,9 m/s.

3.1.1.4. Thủy văn

Mường Khương có hệ thống thủy văn với con sông chính là sông Xả

Hồ và suối Ma Tuyển, Sa Pả, Đầu Nguồn là nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm nên khả

năng đáp ứng cho sinh hoạt và tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, về cơ bản chỉđáp ứng được vào mùa mưa.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên xã là 3.565 ha, diện tích

đất sản xuất nông nghiệp chiếm 91,87% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 8,07%, đất chưa sử dụng là 30,04 chiếm 0,84%.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã khai thác từ nguồn nước mặt, đây là nguồn nước tương đối sạch, tuy nhiên về mùa khô không đủ cung cấp cho sinh hoạt và cho sản xuất của nhân dân trong thị trấn.

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của thị trấn là 1.485,12 ha chiếm 41,66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã, toàn bộ diện tích trên là rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn.

- Tài nguyên khán sản: Đến nay chưa có kết quả nghiên cứu khảo sát nào về tài nguyên khoán sản trên địa bàn thị trấn.

3.1.2. Điều kiện về đất đai

Để tìm hiểu tiềm năng trong các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế tôi đã tiến hành điều tra tình hình sử dụng đất của thị trấn trong thời gian gần đây. Các số liệu về quản lý, sử dụng đất đai của địa phương được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của thị trấn Mường Khương năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) Diện tích (ha) CC (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Bình quân Tổng diện tích đất tự nhiên 3.565 100,00 3.565 100,00 3.565 100,00 100,00 100,00 100,00 I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 3.282,9 92,09 3.278,4 91,96 3.275,1 91,87 99,86 99,90 99,88 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.789,81 50,21 1.785,53 50,08 1.779,20 49,91 99,76 99,65 99,71 Đất trồng cây hàng năm 1.684 47,24 1.677,03 47,04 1669,4 46,83 99,59 99,55 99,57 Đất trồng cây lâu năm 105,81 2,97 108,5 3,04 109,8 3,08 102,54 101,2 101,87 2. Đất lâm nghiệp 1.026,11 28,78 1.022,09 28,67 1.020,02 28,61 99,61 99,78 99,70 3. Đất nuôi trồng thủy sản 0,78 0,02 0,78 0,02 0,78 0,02 100,00 100,00 100,00 4. Đất nông nghiệp khác 455,20 12,77 459,10 12,88 465.10 13,04 100,86 101,31 101,09

II. Đất phi nông nghiệp 262,06 7,35 266,56 7,48 269,86 7,57 101,72 101,24 101,48

III. Dất chưa sử dụng 30,04 0,84 30,04 0,84 30,04 0,84 100,00 100,00 100,00

Qua bảng 3.1 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn là 3.565 ha và không có sự biến động qua 3 năm.

Trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng quỹ đất của thị

trấn, chiếm 92,09% và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2012 so với năm 2011 giảm từ 3.282,9 ha xuống còn 3.278,4 ha. Và giảm từ 3.278,4 ha năm 2012 xuống 3.275,1 ha năm 2013. Trong diện tích

đất nông nghiệp thì có đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn (chiếm 1.789,31 ha (50,21%) năm 2011, 1.785,53 ha năm 2012 và 1.779,2 ha (49,91) năm 2013) và chủ yếu là đất trồng cây lúa, ngô, đâu tương, cây thuốc lá và rau xanh các loại.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 1.026,11 ha năm 2011, năm 2013 chiếm 1.020,02 ha (28,61%). Diện tích đất trồng cây lâu năm là ít (chiếm 105,81 ha năm 2011 và 109,8 ha năm 2013 tương đương 3,08%). Đất nuôi trồng thủy sản cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất là nhỏ (chiếm 0,78 ha tương

đương 0,02%) và không thay đổi qua 3 năm. Như vậy thông qua cơ cấu sử

dụng đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm) và đất lâm nghiệp chiếm phần chủ yếu.

Đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất tự

nhiên và giảm dần qua 3 năm đó là do hiện nay kinh tế ngày càng phát triển cao, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển… Đất phi nông nghiệp ngày càng tăng lên do nhiều công trình được xây dựng để phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Đất phi nông nghiệp tăng từ 262,06 ha năm 2011 lên 269,86 ha năm 2013.

Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên (chiếm 30,04 ha tương đương 0,84%) và không thay đổi qua 3 năm.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Dân số và lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất của cá ngành nghề, điều này càng thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp nhất là khi trình độ cơ giới hóa ở nước ta còn ở mức thấp. Chính vì vậy để có những biện pháp tổ chức, sử dụng nguồn lao động sao cho phù hợp có hiểu quả kinh tế cao thì việc xem xét và đánh giá tình hình dân số và lao động là vô cùng quan trọng. Tình hình dân số và lao động của thị trấn trong 3 năm (2011 – 2013) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Mường Khương năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 12/ 11 13/ 12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 7.192 100 7.261 100 7.412 100 101,00 102,08 101,54 2. Tổng số hộ Hộ 1.765 100 1.805 100 1.851 100 102,27 104,04 103,20 Hộ thuần nông Hộ 1.557 81,22 1.579 87,48 1.610 86,98 100,77 101,96 101,37 Hộ phi nông nghiệp Hộ 208 18,78 226 12,52 241 13,02 108,65 106,64 107,65

3. Tổng số lao động 4.190 100 4.512 100 4.872 100 107,68 107,98 107,83 Lao động nông nghiệp 3.760 89,74 4.087 90,58 4.414 90,60 108,70 108,00 108,35 LĐ phi nông nghiệp 403 10,26 425 9,42 458 9,40 105,46 107,76 106,61

4. Một số chỉ tiêu

Số khẩu bình quân/hộ Khẩu/hộ 4,07 4,02 4,00 106,39 95,15 100,77 Số lao động bình quân/hộ Khẩu/hộ 2,37 2,50 2,63 105,49 104,78 105,14

Thị trấn Mường Khương có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong

đó Dân tộc Kinh chiếm 24,7%, dân tộc Mông chiếm 10%, dân tộc Nùng chiếm 38,2%, dân tộc Dao chiếm 2,6%, dân tộc Tày chiếm 0,9%, dân tộc Tu Dí chiếm 6,8%, dân tộc Pa Dí chiếm 9%, dân tộc Phù Lá chiếm 0,8%, dân tộc Giáy chiếm 0,3%, dân tộc Hán chiếm 0,1%, dân tộc Thu Lao chiếm 0,2%, dân tộc Mường chiếm 0,1%, dân tộc Hoa chiếm 0,5%, dân tộc Lô Lô chiếm 0,03%. Mỗi dân tộc lại có nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc với truyền thống lịch sử, văn nghệ, tôn giáo, tín ngưỡng đặc trưng của miền Tây Bắc.

Qua bảng 3.2 ta thấy, qua 3 năm nhân khẩu của thị trấn bình quân tăng không đáng kể 1,5 %/năm. Năm 2011 có 7.192 nhân khẩu và đến 2013 là 7.412 nhân khẩu. Trong đó số khẩu làm nông nghiệp chiếm tối đa số.

Tổng số hộ của thi trấn trong 3 năm tăng lên, bình quân mỗi năm tăng 3,2%, số hộ trong thị trấn được chia làm 2 loại chính đó là hộ thuần nông và hộ phi nông nghiệp. Hộ thuần nông chiếm tỷ trọng cao (chiếm 86,98%), loại hộ này có xu hướng tăng nhưng không đáng kể (tăng 1,37%/năm). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều hộđang có xu hướng tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để chuyển sang ngành TTCN và dịch vụ, loại hộ này trung bình mỗi năm tăng 7,65%/năm.

Về lao động của thị trấn cũng được chia làm 2 loại chính là lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ

cao từ 89,74% đến 90,6%, trung bình mỗi năm tăng 8,35%/năm. Lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 9,4% năm 2013), tăng trung bình mỗi năm là 6,61%/năm.

Qua bảng trên cho ta thấy dân số và lao động của thị trấn chủ yếu về hoạt

động sản xuất nông nghiệp là chính, còn lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít.

3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông:

Đường vành đai biên giới: Từ ngã 3 Hải Quan – giáp xã Pha Long có chiều dài là 8,5 km, rộng 5m, nền cấp phối.

Đường chạy từ xã Nậm Chẩy đến xã Nấm Lư có chiều dài 7 km, rộng 5m, nền nhựa nhưng đã xuống cấp.

Đường liên thôn: Có tổng số 20 km, rộng 3m. Trong đó có 9 km đã có nền nhựa và 11 km nền cấp phối.

Ngoài ra còn nhiều thôn chưa mở được đường liên thôn. Và chưa có

đường lên nương, lên ruộng. - Về y tế:

Hiện nay trên địa bàn thị trấn có một trạm y tế, diện tích 600 m2. Trạm y tế có 5 phòng: 1 phòng trực, 1 phòng khám, 2 phòng điều trị, 1 phòng khám phụ khoa, đẻ, hậu sản. Ngoài ra còn có 1 nhà bếp, 1 nhà vệ sinh, 1 nhà để xe. Về đội ngũ có 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 2 y tá, 1 dược tá. Trạm chưa có tường bao quanh mà chỉ là hàng dào, chưa có khu xử lý chất thải.

Công tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm, với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe của nhân dân, tăng cường đầu tư thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng được nâng cao và cả chất lượng khám chữa bệnh. Trạm y tế

xã đã thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa…

Ngoài ra bệnh viện huyện được đóng trên địa bàn của thị trấn. - Về giáo dục:

Công tác giáo dục đào tạo luôn được xã quan tâm và chấp hành tốt quy chế của ngành giáo dục đề ra, đảm bảo duy trì nề nếp dạy và học, thực hiện dạy tốt học tốt. Ngay từ đầu năm học, thực hiện các chỉ tiêu đề ra, tất cả các em vùng cao hay vùng thấp khi đủ tuổi đều được đến trường.

+ Mầm non: Tổng số 25 lớp với 592 học sinh so với kế hoạch giao đạt 99,3%.

+ Tiểu học: Tổng số 40 lớp 846 học sinh so với kế hoạch giao đạt 100%.

+ Trung học cơ sở: Tổng số 14 lớp với 444 học sinh duy trì sốđạt 99%, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt 91%.

+ Trung học phổ thông: Có 1 trường nhà 5 tầng, đầy đủ các dụng cụ

giảng dạy…

Tập trung tuyên truyền và tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày hội biên phòng toàn dân phối hợp với phòng văn hóa thông tin tham gia hội thi hát trình diễn trang phục dân tộc và thi đấu thể thao.

- Quốc phòng an ninh:

Công tác quốc phòng – quân sự địa phương được đảm bảo. Chỉđạo và tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng kế hoạch tập luyện phương án phòng chống lũ quét, bão, mưa đá, úng chủ động kịp thời ứng cứu khi có thiên tai xẩy ra, xây dựng kế

hoạch bảo vệ các ngày lễ, tết.

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn

3.1.4.1. Thuận lợi

- Thị trấn Mường khương có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.

- Tài nguyên đất đai là thế mạnh để phát triển nông – lâm nghiệp, đây là lợi thế của thị trấn trong việc khai thác quỹđất này cho mục đích phát triển nông – lâm nghiệp và phi nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

- Thị trấn có nguồn lao động dồi dào, phù hợp cho việc sản xuất nông –

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp tại thị trấn Mường Khương – Mường Khương – Lào Cai. (Trang 27)