1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đưa nội dung pháp luật về giá vào giảng dạy tại trường đại học luật hà nội

396 58 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 396
Dung lượng 9,88 MB

Nội dung

Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thẩm định giá Phụ lục B: Nội dung khảo sát và kết quả thống kê phiếu khảo CÁC CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề 1: Giá và cơ sở giá thị trường và yêu cầ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU ĐƯA NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁ VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài: TS TRẦN VŨ HẢI

Thư ký đề tài: ThS ĐÀO ÁNH TUYẾT

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

STT Tên chuyên đề Tên tác giả

1 Giá và cơ sở giá thị trường và yêu

cầu đặt ra đối với Pháp luật về giá

ThS Nguyễn Văn Truyền (Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính)

TS Trần Vũ Hải (Trường Đại học Luật Hà Nội)

2 Sự cần thiết đưa Pháp luật về giá vào

giảng dạy trong chương trình đào tạo

cử nhân Luật và xác định chuẩn đầu

ra đối với người học

TS Trần Vũ Hải (Trường Đại học Luật Hà Nội)

3 Nghiên cứu giảng dạy nội dung:

Những vấn đề lý luận cơ bản của

Pháp luật về giá

TS Trần Vũ Hải (Trường Đại học Luật Hà Nội)

4 Nghiên cứu giảng dạy nội dung:

Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản

lý giá của nhà nước trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam

NCS Nguyễn Thị Thanh Tú (Trường Đại học Luật Hà Nội)

5 Nghiên cứu giảng dạy nội dung:

Pháp luật điều chỉnh hoạt động điều

tiết giá là bình ổn giá

ThS Đào Ánh Tuyết (Trường Đại học Luật Hà Nội)

6 Nghiên cứu giảng dạy nội dung:

Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt

động điều tiết giá (trừ bình ổn giá)

và Pháp luật điều chỉnh về công khai

thông tin về giá

NCS Nguyễn Ngọc Yến (Trường Đại học Luật Hà Nội)

Trang 3

Pháp luật về thẩm định giá (Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính)

ThS Đào Ánh Tuyết (Trường Đại học Luật Hà Nội)

8 Nghiên cứu giảng dạy nội dung:

Pháp luật thẩm định giá của Nhà

(Trường Đại học Luật Hà Nội)

Trang 4

BÁO CÁO TỔNG THUẬT

Mở đầu

Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa pháp luật về giá

vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội với tư cách

một môn học (học phần)

1.1.2 Sự cần thiết và phương thức quản lý về giá của nhà nước 8 1.1.3 Tổng quan quá trình phát triển Pháp luật về giá tại Việt Nam 10

chương trình đào tạo cử nhân luật và xác định chuẩn đầu

1.2.1 Vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội và nhu cầu đa dạng

1.2.2 Rà soát việc đào tạo Pháp luật về giá ở các cơ sở đào tạo hiện nay 16 1.2.3 Đánh giá nhu cầu người học về sự cần thiết của môn học

1.2.4 Tổng quan khả năng đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng

Phần 2: Nội dung môn học pháp luật về giá giảng dạy

trong chương trình đào tạo cử nhân luật

2.1.1 Lý luận Pháp luật về giá: khái niệm, vai trò của Pháp luật về

giá, nguyên tắc của Pháp luật về giá

25

2.1.3 Các thiết chế nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá 34

Trang 5

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất, kinh doanh, người

2.2.3 Thanh tra chuyên ngành về giá và xử lý vi phạm pháp luật về giá 47

2.5.2 Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và tiêu chuẩn thẩm định giá

Phụ lục B: Nội dung khảo sát và kết quả thống kê phiếu khảo

CÁC CHUYÊN ĐỀ

Chuyên đề 1: Giá và cơ sở giá thị trường và yêu cầu đặt ra đối với pháp

Chuyên đề 2: Sự cần thiết đưa pháp luật về giá vào giảng dạy trong chương

trình đào tạo cử nhân luật và xác định chuẩn đầu ra đối với người học 189 Chuyên đề 3: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Những vấn đề lý luận

Trang 6

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 228 Chuyên đề 5: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh

Chuyên đề 6: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh

đối với hoạt động điều tiết giá (trừ bình ổn giá) và Pháp luật điều

Chuyên đề 7: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật về thẩm định giá 308 Chuyên đề 8: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật thẩm định

Chuyên đề 9: Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu chuẩn thẩm định giá 357

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong gần 30 năm đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dẫn đến cơ chế quản

lý thị trường nói chung và quản lý giá nói riêng có những đổi thay căn bản Rõ ràng đã có một bước tiến rất dài từ chỗ nhà nước là chủ thể quyết định hầu hết các mức giá phân phối chính thức đến chỗ thị trường là nơi hình thành giá cả giao dịch, ngoại trừ một số ít hàng hòa, dịch vụ nhất định Chính vì vậy, thay vì nhà nước “quyết định” giá thì trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nhà nước chỉ “quản lý” giá nhằm đảm bảo giá cả phù hợp với thị trường, bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia, lợi ích của nhân dân và của nhà nước

Với mục tiêu đạt hiệu quả trong quản lý, hệ thống Pháp luật về giá đã dần hình thành và phát triển, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam Pháp luật về giá hiện nay không chỉ bao gồm Luật Giá và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mà còn quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước v.v

Trong khi đó, hiện ở hầu hết các cơ sở đào tạo cử nhân luật chưa có môn học nghiên cứu về Pháp luật về giá mà chỉ đề cập ở những lĩnh vực có liên quan với cách tiếp cận chưa đủ chuyên sâu, trong khi lĩnh vực quản lý giá hàng ngày đều có những ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước Chính vì vậy, việc xây dựng và đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật môn học Pháp luật về

giá đã đến lúc trở nên rất cần thiết vì những lý do cơ bản sau: Một là, đây là một bộ

phận pháp luật chuyên ngành có tính đặc thù riêng, nhưng lại có sự gắn kết sâu sắc

với các lĩnh vực khác trong hệ thống pháp luật kinh tế; Hai là, một số lượng cử

nhân luật sẽ tham gia vào công tác pháp chế của các cơ quan quản lý nhà nước về

giá và các doanh nghiệp nên rất cần trang bị kiến thức Pháp luật về giá; Ba là, đáp

ứng yêu cầu đa dạng hóa các môn học để đáp ứng nhu cầu của người học trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội với mục tiêu xây dựng trường trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo cán bộ về pháp luật theo Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/20131 của Thủ tướng Chính phủ

1 Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ

về pháp luật”

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu

Qua khảo sát các chương trình đào tạo của nhiều trường đại học lớn có đào tạo cử nhân luật như Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật (Đại học Huế) và một số chương trình đạo tạo khác thì pháp luật về giá chưa được đưa vào giảng dạy, do đó, chưa

có thông tin về việc nghiên cứu để đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo

cử nhân luật ở những cơ sở đào tạo này

Ở các chương trình đào tạo của những chuyên ngành khác, pháp luật về giá

là một bộ phận kiến thức được trang bị cho các chuyên ngành như tài chính, kinh

tế, thương mại, giá và thẩm định giá của một số trường đại học khối kinh tế (có thể

là môn tự chọn hoặc bắt buộc) và thường nằm trong môn học của khoa học về Giá

Do đó, nội dung pháp luật nằm trong những chương trình này thường chỉ cung cấp cho người học những quy định pháp luật thực định với tư cách là những khối kiến thức bổ trợ Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cũng cung cấp kiến thức pháp luật về giá, ví dụ như chương trình đào tạo thẩm định viên

về giá, kế toán viên, kiểm toán viên, định giá viên v.v

Như vậy, có thể khẳng định, việc nghiên cứu để đưa nội dung pháp luật về giá vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật chưa được thực hiện và triển khai, trong khi pháp luật về giá là khối tri thức về pháp luật tài chính rất cần thiết nên được trang bị cho cử nhân Luật

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu với những mục đích sau đây:

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa nội dung Pháp luật về giá vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội

- Xây dựng nội dung giảng dạy Pháp luật về giá vào giảng dạy với tư cách

là môn học tự chọn, thời lượng 2 tín chỉ

4 Nhu cầu kinh tế xã hội và địa chỉ áp dụng

- Hiện nay, Pháp luật về giá là bộ phận pháp luật quan trọng trong quản lý nền kinh tế thị trường và liên quan đến nhiều lĩnh vực Do đó, việc am hiểu và vận dụng Pháp luật về giá rất có ý nghĩa và cần thiết đối với công tác quản lý nhà nước, pháp chế, hành nghề tư vấn luật v.v Đặc biệt, trong các chuyên ngành đào tạo ở bậc cử nhân được quyền dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá thì bao gồm

cả cử nhân luật

- Sản phẩm của đề tài hướng tới việc áp dụng trong đào tạo cử nhân Luật

Trang 9

tại Trường Đại học Luật Hà Nội Sản phẩm của đề tài cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ sở đào tạo khác, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên các chuyên ngành luật

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài được giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Nội dung của đề tài gắn liền với thực tế đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội Những thông tin về các cơ sở đào tạo khác chỉ ý nghĩa tham khảo

- Nội dung của đề tài tập trung vào hệ thống các quy định chuyên ngành về giá như Luật Giá và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Các văn bản có liên quan chỉ nghiên cứu trong phạm vi các quy định về giá

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, phương pháp luận nghiên cứu là quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin cùng với phép biện chứng duy vật, chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh, thống kê và điều tra xã hội học Trong đó, phương pháp phân tích được

sử dụng phổ biến để xây dựng các luận điểm khoa học của đề tài Các phương pháp này được thể hiện tổng thể tại các chuyên đề của nhóm tác giả

7 Kết cấu của Đề tài

Báo cáo đề tài gồm hai phần sau đây:

Báo cáo tổng quan của Đề tài

Báo cáo tổng quan của Đề tài, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, sẽ bao gồm những nội dung chính sau:

- Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa Pháp luật về giá vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội với tư cách một môn học (học phần)

- Phần 2: Nội dung môn học Pháp luật về giá được giảng dạy trong Chương trình đào tạo cử nhân luật

- Phụ lục A: Đề cương môn học Pháp luật về giá (dự thảo)

- Phụ lục B: Nội dung và kết quả khảo sát điều tra xã hội học về sự cần thiết của môn học Pháp luật về giá

Các chuyên đề nghiên cứu:

Phần này bao gồm 9 chuyên đề nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau của

Trang 10

- Chuyên đề 5: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh hoạt động điều tiết giá là bình ổn giá

- Chuyên đề 6: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động điều tiết giá (trừ bình ổn giá) và Pháp luật điều chỉnh về công khai thông tin về giá

- Chuyên đề 7: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật về thẩm định giá

- Chuyên đề 8: Nghiên cứu giảng dạy nội dung: Pháp luật thẩm định giá của nhà nước

- Chuyên đề 9: Nghiên cứu giảng dạy nội dung Tiêu chuẩn thẩm định giá

8 Những luận điểm khoa học rút ra từ kết quả nghiên cứu Đề tài

Qua nghiên cứu đề tài, có thể rút ra những luận điểm khoa học sau:

1 Việc xây dựng và đưa vào giảng dạy môn học Pháp luật về giá là cần thiết đối với Chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2 Thời gian trước mắt, môn học Pháp luật về giá là môn học tự chọn dành cho các chuyên ngành, về lâu dài sẽ là môn học bắt buộc dành cho chuyên ngành Luật Kinh tế

3 Pháp luật về giá là hệ thống quy định pháp luật tương đối phức tạp, có

sự đan xen với các lĩnh vực chuyên ngành và đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện Việc giảng dạy cần bám vào bản chất quan hệ giá cả trong nền kinh tế thị trường và nguyên tắc xây dựng nền kinh tế thị trường cũng như vai trò của nhà nước để luận giải, đánh giá thực trạng pháp luật cũng như nghiên cứu đề xuất những giải pháp hoàn thiện trong tương lai

Trang 11

PHẦN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐƯA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VỚI TƯ CÁCH MỘT MÔN HỌC (HỌC PHẦN)

1.1 LÝ LUẬN VỀ GIÁ VÀ TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ

1.1.1 Khái niệm giá và giá thị trường

Trong nền kinh tế, song song với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ là quá trình vận động của tiền tệ Ngay trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, vai trò của tiền tệ và giá cả cũng không bị phủ nhận mà được xem là công cụ để điều hành kế hoạch kinh tế quốc dân, theo đó tiền tệ làm thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện tích lũy xã hội chủ nghĩa và phương tiện để dành của người lao động2 Còn trong nền kinh tế thị trường, khái niệm giá gắn liền với các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ và phần lớn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên giao dịch Với sự vận động và thông tin của thị trường sẽ dần hình thành một mặt bằng giá và được gọi là giá thị trường

Lịch sử đã ghi nhận nhiều quan niệm, học thuyết khác nhau về giá Theo Adam Smith, giá trị của hàng hóa là cơ sở của giá cả và giá được phân loại thành giá tự nhiên và giá thị trường Giá tự nhiên là giá trị thực của hàng hóa và do lao động quyết định, còn giá thị trường phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng khác (ví dụ, tình trạng độc quyền) và trên thực tế trong nhiều trường hợp, giá thị trường có khuynh hướng lệch khá xa so với giá tự nhiên David Ricardo

đã phát triển thêm cách tiếp cận này khi cho rằng, cái quyết định đến giá cả là quá trình trao đổi (cung cầu) chứ không phải là giá trị thực của hàng hóa (giá tự nhiên)

Trong khi đó, theo Karl Marx (1818 – 1883) thì hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của con người Giá trị sử dụng là giá trị của hàng hóa đối với xã hội thông qua mua, bán, trao đổi chứ không phải giá trị sử dụng cụ thể của người sử dụng Giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi Còn giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị sử dụng này với giá trị sử dụng khác

mà cơ sở để trao đổi là hao phí lao động Từ đó, Karl Marx cho rằng, giá cả thị

2 K.A.Đa-ri-a-nốp và M.K.Kha-man-nhi-ép (chủ biên), Tài chính và Tín dụng Liên Xô, Nxb.Giáo dục, 1960, tr.17 - 26

Trang 12

trường là biểu hiện của giá trị thị trường của hàng hóa, là kết quả của quá trình san bằng các giá trị cá biệt của hàng hóa trong một ngành thông qua cạnh tranh

Hiện nay, kinh tế học hiện đại mà đại diện là Alfred Marshall (1842 – 1924) lại cho rằng, giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa trong khi đó giá cả là phạm trù thiết thực, có thể nắm bắt, nghiên cứu, tiên liệu được, theo đó giá cả là hình thức quan hệ về lượng giữa hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ Giá cả người mua và giá cả người bán hình thành nên mối quan hệ cung cầu Ở bình diện thị trường, cung và cầu gặp nhau sẽ hình thành nên giá thị trường Yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đốối với giá thị trường là thời gian, theo đó thời gian nghiên cứu giá càng dài thì ảnh hưởng đến giá thị trường càng nhiều Đồng thời, mức độ thay đổi của giá thị trường của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu đối với hàng hóa đó

Từ việc điểm qua một số học thuyết cơ bản trên, có thể rút ra bản chất của giá cả như sau:

- Giá cả là mối quan hệ trao đổi giữa hàng hóa, dịch vụ với tiền tệ Tiền tệ

là phương tiện đo lường giá trị hàng hóa Ngay cả khi phương thức trao đổi là hàng đổi hàng thì tiền tệ vẫn là đơn vị trung gian để xác định tỷ lệ trao đổi

- Giá cả và giá trị hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ Giá trị sử dụng của hàng hóa nào nhiều hơn thì sẽ được ưa chuộng hơn và do đó có giá cả cao hơn

Có thể có những trường hợp giá cả và giá trị hàng hóa nào đó không đồng nhất nhưng thông qua cạnh tranh, cung cầu về loại hàng hóa ấy sẽ dần cân bằng trở lại

- Giá cả chịu sự tác động của nhiều quy luật (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu) Những quy luật này sẽ ảnh hưởng đến những mức giá

cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể, và ở mức độ rộng hơn, có ảnh hưởng đến giá thị trường

- Giá cả hướng dẫn tiêu dùng, theo đó, nếu mức giá cao, người tiêu dùng sẽ

có khuynh hướng lựa chọn sử dụng ít đi hoặc hàng hóa khác thay thế với mức giá

rẻ hơn Do đó, nhà nước khi tác động vào giá cả sẽ hướng dẫn tiêu dùng xã hội

Từ những học thuyết trên, có thể xác định bản chất giá thị trường như sau: Thứ nhất, giá thị trường hình thành trên cơ sở giá trị thị trường của hàng hóa Bởi vì để sản xuất một mặt hàng nhất định, nhà sản xuất phải bỏ chi phí cho các yếu tố đầu vào để tạo nên sản phẩm ở đầu ra Mặc dù giá trị của mỗi mặt hàng là

cá biệt nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến quyết định về giá cả Khi người sản xuất đem bán hàng hóa ra và được thị trường chấp nhận thì đó là giá trị thị trường

Trang 13

Thứ hai, giá thị trường là mức giá được số đông người mua chấp nhận trên thị trường Có thể từng giao dịch cụ thể thì mức giá là khác nhau, nhưng dần dần hình thành một mức giá phổ biến, có thể so sánh được thì khi đó là giá thị trường

Thứ ba, giá thị trường là mức giá thuận lợi cho việc xác lập quan hệ trao đổi trên thị trường giữa người mua và người bán Nếu có giá thị trường, người bán không thể mặc ý bán quá cao hoặc ngược lại, người mua không thể trả giá quá thấp dẫn đến tình trạng không thể giao dịch

Thứ tư, giá thị trường giúp nhà nước định giá chính xác đối với hàng hóa, dịch vụ công, tài sản của nhà nước hoặc với những hàng hóa, dịch vụ khác mà nhà nước cần thiết phải định giá Mặc dù với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân và trong nhiều trường hợp nhà nước cần phải định giá đối với hàng hóa tư thì

cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không thể bỏ qua bản chất và các quy luật chi phối giá thị trường Việc định giá của nhà nước, một khi phù hợp với giá thị trường, sẽ có hiệu ứng tích cực, còn nếu ngược lại có thể phát sinh những hiệu ứng tiêu cực (tham nhũng, buôn lậu, gian lận v.v )

Tiếp thu những quan điểm phổ biến hiện nay như đã trình bày ở trên, Luật

Giá đã đưa ra định nghĩa về giá thị trường như sau: Giá thị trường là giá hàng

hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định3

1.1.2 Sự cần thiết và phương thức quản lý về giá của nhà nước

Sự can thiệp của Nhà nước đối với giá đã được ghi nhận quá trình lịch sử hơn 4000 năm, tại Ai Cập cổ đại vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên4 và từ thời

Lã Mã, khi Hoàng đế La Mã Diocletian cố gắng định giá tối đa cho tất cả các mặt hàng nhưng không đạt được kết quả như mong đợi Sự can thiệp vào lĩnh vực giá của Nhà nước được cho là phổ biến trong lịch sử các nước Phương Tây, điều này được lý giải bởi những lợi ích chính trị, khi mà Chính phủ được lợi từ việc điều chỉnh giá theo xu hướng giảm giá (sự ủng hộ từ cử chi và dân chúng) và ngay cả khi tăng giá (sự ủng hộ từ các nhà vận động hàng lang và các công ty)5 Sự can thiệp vào giá, ban hành các quy định điều chỉnh giá cũng được ghi nhận từ khá sớm tại các nước châu Á, Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mục đích điều

3 Luật Giá, Điều 4 khoản 4

4 Indrani Thuraisingham, “Price Control and Monitoring in Development Countries”, 2010

5 Fiona M.Scott Morton, “The Problems of Price Controls” , truy xuất

https://www.cato.org/publications/commentary/problems-price-controls ngày 8/8/2017

Trang 14

tiết kinh tế, ổn định thị trường và bao gồm cả mục tiêu chính trị

Quy định do cơ quan quản lý ban hành điều chỉnh về giá trong giai đoạn đầu thường nhắm đến một số mặt hàng thiết yếu, quan trọng hoặc mục tiêu điều tiết tạm thời Ví dụ tại Anh, chính quyền London đã can thiệp vào việc điều chỉnh giá bán buôn và bán lẻ mặt hàng rượu, bánh mỳ và một số loại lương thực thiết yếu6 Tại Pháp, sự điều chỉnh đầu tiên về giá được ghi nhận đối với mặt hàng thực phẩm khi giá mặt hàng có sự gia tăng về giá không kiểm soát7

Có thể nhận định, trong nền kinh tế thị trường, nhất là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giá nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa, hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế tự do cạnh tranh mà không có kiểm soát

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá được hiểu là tổng thể các biện pháp

mà pháp luật quy định để thực hiện vai trò của nhà nước trong lĩnh vực giá, đảm bảo xây dựng hiệu quả nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Việc nhà nước quản lý về giá là sự cần thiết khách quan của nền kinh tế bởi những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, xuất phát từ những khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế thị trường (hay còn gọi là “mặt trái” của nền kinh tế thị trường dưới góc độ kinh tế)

Trong nền kinh tế thị trường, hai yếu tố được xem là quan trọng nhất đó là

đa hình thức sở hữu và tự do cạnh tranh Với đa hình thức sở hữu thì sở hữu nhà nước chỉ là một bộ phận, và trong nhiều trường hợp, bộ phận này cũng phải cạnh tranh bình đẳng với các hình thức sở hữu khác Với tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền làm những gì mà luật không cấm

để tìm kiếm lợi nhuận và vì thế họ chỉ sản xuất, cung ứng những sản phẩm có lợi nhất cho họ chứ không hẳn là có lợi nhất cho xã hội Vì thế, ở chừng mực nhất định, sự vận hành tự do không điều tiết của nền kinh tế thị trường sẽ ảnh hưởng đến đại bộ phận dân chúng khi có hiện tượng tiêu cực như độc quyền, độc quyền nhóm, lợi dụng hoàn cảnh bất thường v.v

Để phòng và tránh những khuyết tật của thị trường, hầu hết các quốc gia đều có những quy định để nhà nước can thiệp ở những mức độ khác nhau đối với

Trang 15

hàng hóa, dịch vụ, bao gồm một số hàng hóa dịch vụ thiết yếu với người dân hoặc nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, nhất là năng lượng và khoáng sản

Ví dụ như ở Nga, nhà nước định giá đối với gas, điện, sản phẩm công nghiệp quốc phòng, chân tay giả và thuốc; ở Cộng hòa Séc, nhà nước định giá đối với điện, nước sinh hoạt, dịch vụ thoát nước, gas, giá thuê nhà, dịch vụ xe bus; ở Ba Lan, nhà nước định giá đối với giá sữa, gas, điện, thuốc chữa bệnh và dịch vụ xe bus công cộng; ở Indonesia, nhà nước định giá xăng dầu, dịch vụ xe bus công cộng và điện v.v 8

Thứ hai, xuất phát từ vai trò đại diện chủ sở hữu của nhà nước

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 53 quy

định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,

vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý

là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Bởi lẽ đó, nhà nước sẽ thay mặt toàn dân định giá tài sản thuộc sở

hữu toàn dân là hợp lý nhằm đảm bảo phân bổ một cách hài hòa các nguồn lực trong xã hội để phục vụ lợi ích của toàn dân

Thứ ba, xuất phát từ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 51 quy định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Là thành phần kinh tế chủ đạo, nhà nước sẽ là chủ thể cung cấp hầu hết các hàng hóa, dịch vụ công và một số hàng hóa thiết yếu nhằm đảm bảo sự ổn định trong việc phục vụ nhân dân như: dịch vụ y tế, giáo dục, quốc phòng, điện… Ngay cả trong trường hợp những hàng hóa, dịch vụ này được chuyển giao cho các thành phần kinh tế khác thì nhà nước cũng cần định giá để đảm bảo sự công bằng, tránh tình trạng vì mục tiêu lợi nhuận và sự khó khăn của người dân để trục lợi

Thứ tư, xuất phát từ yêu cầu xây dựng một xã hội công bằng và nhân văn, trong đó những bộ phận yếu thế trong xã hội được quan tâm và bảo vệ

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 34 có quy định:

“Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” Chính vì thế, trong các trường

8 PGS,TS.Vũ Trí Dũng và Nguyễn Duy Thiện (2017), Chuyên đề “Nguyên lý hình thành giá cả thị trường”, Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá, Nxb.Tài chính, 2017, tr.295

Trang 16

hợp nhằm đảm bảo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ thiết yếu của công dân, nhất là những khu vực còn nhiều khó khăn, nhà nước cần phải ban hành các chính sách và quy định nhằm đảm bảo mặt bằng giá cả phù hợp, vừa đảm bảo giữ nền tảng kinh tế thị trường, vừa khỏa lấp được những khiếm khuyết của cơ chế thị trường trong đảm bảo an sinh xã hội Đó chính là vai trò của nhà nước và chỉ

có nhà nước mới có thể thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi rộng

Với những lý do trên, nhà nước sẽ quản lý giá theo các phương thức cơ bản sau đây:

Phương thức trực tiếp là phương thức mà theo đó, cơ quan nhà nước có

thẩm quyền xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo những mức độ khác nhau như quy định giá cụ thể, xác định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu, giá tạm thời trong hiệp thương giá, thậm chí xác định mức trợ giá đối với hàng hóa, dịch vụ Bởi phương thức trực tiếp thường can thiệp mạnh vào giá thị trường nên chỉ được

sử dụng một cách hạn chế theo các mặt sau: 1) Đối tượng hàng hóa, dịch vụ được xác định giá; 2) Mức độ xác định giá; 3) Thời hạn xác định giá

Phương thức gián tiếp là phương thức mà theo đó, cơ quan nhà nước có

thẩm quyền không xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ mà thông qua các chính sách khác nhau nhằm điều tiết thị trường, bao gồm cả những hoạt động kinh tế - tài chính nhằm hướng dẫn giá cả thị trường theo đúng nguyên tắc cung cầu ví dụ như chính sách tín dụng, mua bán hàng hóa dự trữ nhà nước, yêu cầu công khai minh bạch về giá, nghiêm cấm hiện tượng chuyển giá, khuyến khích phát triển dịch vụ thẩm định giá v.v

Mỗi phương thức trên thực tế có những tác động khác nhau đến thị trường

và nền kinh tế theo cả hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực Do đó, trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện các hành vi quản lý phù hợp trên nguyên tắc tôn trọng giá cả thị trường và tự do thỏa thuận giữa các bên trong lĩnh vực giá

1.1.3 Tổng quan quá trình phát triển Pháp luật về giá tại Việt Nam

Giai đoạn trước đổi mới, khi nền kinh tế được xây dựng theo mô hình kế hoạch hóa tập trung thì giá cả hàng hóa, dịch vụ được nhà nước điều hành theo phương thức nhất quán, theo đó, nhà nước sẽ xác định giá đối với hàng hóa, dịch

vụ trong trao đổi, mua bán giữa các đơn vị của nhà nước và giữa nhà nước với công dân Văn bản chuyên ngành cao nhất về giá trong giai đoạn trước đổi mới là Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định 33/HĐBT ngày 27/02/1984 của

Trang 17

Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), theo đó khẳng định:

“Phải lấy kế hoạch làm chính, làm cho hệ thống giá hình thành một cách có kế hoạch là chủ yếu, dựa trên cơ sở giá thành được tính toán theo những định mức hợp lý về tiêu hao vật chất, hao phí lao động và có lãi thoả đáng, khuyến khích mạnh mẽ các sản phẩm

có dấu chất lượng cao; đồng thời sử dụng đúng đắn các quan hệ thị trường, quan hệ cung cầu, có phân biệt theo loại hàng, theo các nhu cầu khác nhau, các đối tượng tiêu dùng khác nhau, ở các thị trường khác nhau…

…Phải bảo đảm cho hệ thống giá chỉ đạo có kế hoạch của Nhà nước chi phối được những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, đời sống và ngày càng mở rộng phạm vi Hệ thống này bao gồm giá thu mua trong nghĩa vụ hoặc theo hợp đồng kinh tế hai chiều (dưới đây gọi tắt là giá thu mua nghĩa vụ) đối với các loại nông sản, lâm sản, hải sản chủ yếu; giá gia công, giá thu mua các loại sản phẩm tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp quan trọng; giá bán buôn xí nghiệp, giá bán buôn công nghiệp và giá bán buôn vật tư đối với những sản phẩm quan trọng của kinh tế quốc doanh; giá bán lẻ Nhà nước đối với những mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân lao động Đồng thời có những giá được vận dụng linh hoạt dưới những hình thức khác nhau (giá mua khuyến khích, giá mua thoả thuận, giá cao có hướng dẫn, giá kinh doanh thương nghiệp ); kết hợp hai loại giá (giá ổn định và giá linh hoạt) nhằm thu hút ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá đi vào lưu thông có tổ chức, tăng cường trận địa của kinh tế

xã hội chủ nghĩa và đấu tranh có hiệu quả với thị trường tự do.”

Trên thực tế giai đoạn này còn có hệ thống giá thứ hai hoàn toàn tự phát trong giao dịch giữa người dân với nhau, thường được gọi là giá “chợ đen”, tức là không được nhà nước thừa nhận

Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kể từ khi đổi mới đến nay, hệ thống Pháp luật về giá đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn Với sự ra đời của Pháp lệnh Giá năm 2002 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, đây có thể nói là văn bản luật chuyên ngành có hiệu lực cao, điều chỉnh khá toàn diện trong lĩnh vực giá mà trước đó chưa có Với 5 chương gồm 40 điều, nhiều nội dung quan trọng trong quản lý giá đã được quy định cụ thể như: nguyên tắc quản lý giá, bình ổn giá, định giá, thẩm định giá, kiểm soát giá độc quyền và chống bán phá giá, quy định hoạt động về giá của các

tổ chức, cá nhân kinh doanh như niêm yết giá, công khai giá và những hành vi bị cấm v.v Cùng với đó, một loạt các văn bản dưới luật đã được ban hành để quy định chi tiết, hướng dẫn Pháp lệnh Giá như: Nghị định 170/2003/NĐ-CP, Nghị định 75/2008/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Giá, Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, Nghị định 169/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2011/NĐ-CP quy định

Trang 18

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Nghị định 188/2004/NĐ-CP, Nghị định 123/2007/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Thông tư 15/2004/TT-BTC, Thông tư 104/2008/TT-BTC, Thông tư 122/2010/TT-BTC hướng dẫn Pháp lệnh Giá và các nghị định, Thông tư 114/2004/TT-BTC, Thông tư 145/2007/TT-BTC hướng dẫn về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất v.v

Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Giá, bên cạnh những ưu điểm, Pháp lệnh Giá đã bộc lộ một số bất cập chủ yếu như quy định về trợ giá, vấn đề xác định giá tài sản nhà nước khi không có hoặc không thể để doanh nghiệp thẩm định giá, một số khái niệm chưa chuẩn xác, sự chồng chéo điều chỉnh khi Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm

2010, Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 v.v.9 Chính vì vậy, Luật Giá năm 2012 đã ra đời thay thế cho Pháp lệnh Giá và được

kỳ vọng là giải quyết được những bất cập nêu trên10

Luật Giá bao gồm 5 chương và 48 điều, ngoài những nội dung kế thừa từ Pháp lệnh Giá, Luật Giá có một số điểm mới cơ bản, bao gồm: (i) Luật Giá quy định cụ thể các tiêu chí để xác định nhằm thu hẹp phạm vi định giá của Nhà nước; (ii) Luật Giá nhất quán nguyên tắc giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải theo nguyên tắc thị trường; (iii) Luật quy định cụ thể hơn về các hành vi

bị cấm trong lĩnh vực giá; (iv) Luật xác định rõ trách nhiệm công khai thông tin

về giá bằng các hình thức thích hợp của các chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ; (v) Đặc biệt, Luật Giá quy định về hoạt động thẩm định giá tài sản nhà nước đối với một số loại tài sản nhất định và trong những trường hợp cụ thể, bên cạnh hoạt động dịch vụ thẩm định giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp với tư cách

là một dịch vụ theo cơ chế thị trường

Cùng với việc Luật Giá có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan cũng lần lượt ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và/hoặc hướng dẫn thi hành như: Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Nghị định 149/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá về thẩm định giá, Nghị định 109/2013/NĐ-

CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, lệ phí, hóa đơn; Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất; Nghị định 01/2017/NĐ-CP

9 Tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Giá, 2012 Nguồn: duthaoonline.quochoi.vn

10 Luật Giá số 11/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012

Trang 19

sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Thông

tư 56/2014/TT-BTC, Thông tư 233/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 177/2013/NĐ-CP, Thông tư 38/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 89/2013/NĐ-CP, Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất cùng nhiều văn bản khác

Theo lát cắt chiều ngang, ngoài Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành, Pháp luật về giá còn được đề cập đến ở nhiều luật, pháp lệnh, nghị định và thông tư của các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật kinh tế như pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, tài chính, đất đai, tài nguyên, môi trường, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Như vậy, có thể khẳng định, Pháp luật về giá là tổng thể các quy định pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực giá, với nguồn là Luật Giá và các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm cả các văn bản pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể

Trong Luật Doanh nghiệp, quy định về giá tập trung chủ yếu vào việc định giá tài sản góp vốn và định giá vốn Về nguyên tắc, Luật Doanh nghiệp tôn trọng

cơ chế giá thị trường khi xác định giá tài sản góp vốn và định giá vốn Điều 37 Luật Doanh nghiệp quy định tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại

tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đơn vị đồng Việt Nam.11 Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp còn quy định cụ thể nguyên tắc thỏa thuận hoặc xác định giá của phần vốn góp hoặc

cổ phần trong các trường hợp công ty mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần của thành viên/cổ đông theo nguyên tắc giá thị trường12 Trong khi đó, giá thị trường

của phần vốn góp hoặc cổ phần được Luật Doanh nghiệp ghi nhận là giá giao

dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua, hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định13

Trong pháp luật về đất đai, các quy định về giá đất và xác định giá đất có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước (với

tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai – toàn dân) với các tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất, được công nhận quyền sử dụng đất và giữa các tổ chức, cá

11 Luật Doanh nghiệp, Điều 37 khoản 2

12 Luật Doanh nghiệp, các điều 52, 129, 130…

13 Luật Doanh nghiệp, Điều 4 khoản 13

Trang 20

nhân với nhau trong quá trình chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế… quyền

sử dụng đất theo quy định Nghị định 44/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) về giá đất đã quy định những vấn đề hết sức cụ thể như thẩm quyền xác định giá đất, khung giá đất, bảng giá đất và tư vấn xác định giá đất, bao gồm cả tư vấn xác định giá đất trong khi xác định giá đất của nhà nước và tư vấn xác định giá đất đối với các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thể hiện vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành khi ban hành văn bản hướng dẫn xác định giá đất và tư vấn xác định giá đất14

Trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đã quy định nguyên tắc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo

cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Cùng với đó là Luật

Đấu thầu, Luật Đấu giá có quy định, việc mua sắm, chuyển nhượng, thanh lý tài sản nhà nước đều phải thực hiện theo pháp luật về đấu thầu hoặc đấu giá để đảm bảo xác định phù hợp với giá thị trường Tương tự, có thể tìm được nhiều ví dụ khác về những quy định pháp luật trong lĩnh vực giá tại các Luật chuyên ngành như Luật Điện lực, Luật Dầu khí, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Dược, Luật Khám bệnh, chữa bệnh…

1.2 SỰ CẦN THIẾT ĐƯA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ VÀO GIẢNG DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT VÀ XÁC ĐỊNH CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

1.2.1 Vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội và nhu cầu đa dạng hóa

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập ngày 10/11/1979, là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục

và Đào tạo Trường tự định hướng và xây dựng cho mình sứ mạng: “Cung cấp

nguồn nhân lực pháp luật, sản phẩm nghiên cứu khoa học và dịch vụ pháp lí chất lượng cao cho cơ quan nhà nước và toàn xã hội, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

Trong chiến lược phát triển, mục tiêu của Trường Đại học Luật Hà Nội là

14 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi

tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất

15 Nguồn tham khảo, lược trích: Dự thảo Báo cáo tự đánh giá của Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 10/2017

Trang 21

xây dựng để trở thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu cán bộ pháp lý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế Để thực hiện mục tiêu trên, Trường đã xây dựng Đề án đưa Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm Quốc gia về đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án theo Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 Đồng thời, trong thời gian tới Trường sẽ đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới chương trình

và phương pháp đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh NCKH; mở rộng hợp tác quốc tế

Trường Đại học Luật Hà Nội luôn nhận thức rõ và đầy đủ vai trò của chương trình đào tạo trong việc thực hiện sứ mệnh của Trường là đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho đất nước Từ đó, xuyên suốt nhiều năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo đối với bậc đại học, bậc thạc sĩ và bậc tiến sĩ, theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội, trên cơ sở thực hiện phương châm và triết

lý đào tạo “coi người học là trung tâm” của quá trình đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội nhận thức rõ rằng: Chương trình đào tạo là thành tố quan trọng để tạo nên chất lượng của các sản phẩm đào tạo, do đó trong những năm gần đây, Trường đã chủ động triển khai việc xây dựng, chỉnh sửa, cập nhật thường xuyên các Chương trình đào tạo đối với các bậc, hình thức đào tạo hiện nay của Trường

Theo thống kê không chính thức thì tính đến năm 2016, trên phạm vi cả nước có 33 cơ sở có đào tạo ngành luật ở bậc cử nhân, trong đó có 22 cơ sở có đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế (hoặc Luật kinh doanh), trong đó có nhiều cơ

sở đào tạo lớn, có truyền thống như Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Trường Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Luật (trực thuộc Đại học Huế), Viện Đại học

Mở Hà Nội, Viện Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh v.v Điều đó cho thấy nhu cầu xã hội, sức hấp dẫn của chuyên ngành đào tạo là những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh đang ngày càng cao giữa các cơ sở đào tạo Trong tương lai, số các cơ sở đào tạo ngành luật nói chung và Luật Kinh tế nói riêng sẽ còn

Trang 22

tăng, từ đó sức ép cạnh tranh về chất lượng đào tạo sẽ còn tiếp tục mạnh hơn nữa16

Trong bối cảnh chung và định hướng của nhà trường, việc nghiên cứu đưa vào một nội dung giảng dạy mới, cần thiết theo nhu cầu của xã hội được xem là phù hợp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần khẳng định vị thế của một cơ sở đào tạo ngành luật trọng điểm của cả nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút người học và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội

1.2.2 Rà soát việc đào tạo Pháp luật về giá ở các cơ sở đào tạo hiện nay

Ở nhiều quốc gia, nhà nước ban hành các quy định nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong việc xác định giá, đặc biệt là liên quan đến các hàng hóa thiết yếu và tài sản nhà nước Ở Việt Nam, Pháp luật về giá đã được quy định từ khá lâu và được xem là một công cụ quan trọng để nhà nước điều hành giá cả theo

cơ chế thị trường Do đó, Pháp luật về giá được xem là một bộ phận pháp luật

quan trọng điều chỉnh đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng và các chủ thể có liên quan Bộ phận pháp luật này điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng để trả lời những câu hỏi cơ bản như: Cơ chế nào để nhà nước định giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ? Những biện pháp nào để bình ổn giá, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nhân dân? Việc thẩm định giá trị tài sản sẽ do ai thực hiện và thực hiện như thế nào, làm sao để đảm bảo khách quan và phù hợp với giá thị trường v.v

Chính vì thế, kiến thức Pháp luật về giá nên được xem là một bộ phận tri thức quan trọng cần được trang bị cho cử nhân luật thuộc nhiều chuyên ngành, nhất là chuyên ngành Luật Kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các trường đại học có chương trình đào tạo cử nhân luật đều chưa xây dựng và đưa vào giảng dạy Pháp luật về giá với tư cách là một môn học hoặc học phần riêng với nội dung cụ thể và chuyên sâu

Qua khảo sát các chương trình đào tạo của nhiều trường đại học như Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật (Đại học Huế) và nhiều cơ sở đào tạo cử nhân luật khác thì Pháp luật về giá chưa được đưa vào giảng dạy với

tư cách là một học phần độc lập mà rải rác chỉ là một hoặc một số vấn đề thuộc nội dung của môn học Luật thương mại

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, phần pháp luật về quản lý giá được xem

16 Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo cáo sơ kết đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế năm 2016

Trang 23

là một nội dung trong môn học Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại do Bộ môn Luật Thương mại thuộc Khoa Pháp luật Kinh tế đảm nhiệm giảng dạy Đây là môn học lựa chọn chuyên ngành thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế Với thời lượng khoảng 3 giờ tín chỉ gồm 2 tiết giờ giảng lý thuyết

và 01 giờ thảo luận, trên thực tế giảng viên chỉ có thể khái quát giới thiệu về cơ

sở lý luận và những điểm quan trọng nhất của hệ thống Pháp luật về giá tại Việt Nam hiện nay17

Ở các chương trình đào tạo của những chuyên ngành khác, Pháp luật về giá

là một bộ phận kiến thức được trang bị cho các chuyên ngành như tài chính, kinh

tế, thương mại, giá và thẩm định giá của một số trường đại học khối kinh tế (có thể là môn tự chọn hoặc bắt buộc) và thường nằm trong môn học của khoa học về Giá Do đó, nội dung pháp luật nằm trong những chương trình này thường chỉ cung cấp cho người học những quy định pháp luật thực định với tư cách là những khối kiến thức bổ trợ Bên cạnh đó, một số chương trình đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cũng cung cấp kiến thức Pháp luật về giá, ví dụ như chương trình đào tạo thẩm định viên về giá, kế toán viên, kiểm toán viên, định giá viên v.v

Pháp luật về giá cũng nhận được sự quan tâm và mong muốn được nghiên cứu từ phía người học Qua việc khảo sát ý kiến từ người học do nhóm tác giả thực hiện (sẽ được trình bày kỹ ở phần sau) có thể nhận thấy đa số người học đều ít hiểu biết về Pháp luật về giá và có nhu cầu được nghiên cứu, học tập nội dung Pháp luật

về giá trong chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Như vậy, có thể khẳng định, việc nghiên cứu để đưa nội dung Pháp luật về giá vào giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật chưa được thực hiện và triển khai một cách có hệ thống với tư cách là một môn học (học phần) riêng, trong khi Pháp luật về giá là khối tri thức pháp luật kinh tế - tài chính rất cần thiết nên được trang bị cho cử nhân Luật

1.2.3 Đánh giá nhu cầu người học về sự cần thiết của môn học Pháp luật về giá trong đào tạo cử nhân luật

1.2.3.1 Tổng quan

Tập thể tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của người học về việc xây dựng môn học Pháp luật về giá vào tháng 6 năm 2017 tại Trường Đại học Luật Hà Nội

17 Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, môn học Pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại (thời lượng

2 tín chỉ) do Bộ môn Luật Thương mại cung cấp Qua tìm hiểu thực tế thì nội dung pháp luật về quản lý giá không

đủ điều kiện triển khai tương xứng với khối lượng tri thức vốn có của vấn đề này

Trang 24

Cuộc khảo sát được thực hiện với tổng số lượng 230 phiếu, bao gồm 187 phiếu dành cho các sinh viên luật hệ đào tạo chính quy và 43 phiếu dành cho học viên văn bằng hai hệ chính quy Do hạn chế về nguồn kinh phí nên tập thể tác giả chưa thể tiến hành khảo sát với phạm vi rộng hơn, ví dụ như đối với các đối tượng là doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về giá

Phiếu khảo sát được thiết kế với hệ thống các câu hỏi và phương án trả lời dành cho người được hỏi Các câu hỏi tiếp cận theo các nhóm như sau:

Thứ nhất, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát những kiến thức rất cơ bản về

Pháp luật về giá Trong trường hợp người được hỏi đã hiểu rõ thì vấn đề đưa môn học vào giảng dạy là không cần thiết Còn nếu người được hỏi còn mơ hồ, không

rõ thì mới xác định được nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy đối với môn học

Thứ hai, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát quan điểm của người học rằng

liệu có nên có môn học Pháp luật về giá hay không và họ có mong muốn được nghiên cứu lĩnh vực Pháp luật về giá với tư cách là môn học độc lập hay không Trong trường hợp người học không có nhu cầu, không mong muốn nghiên cứu thì với nguyên tắc lấy người học làm trung tâm cùng với việc tiếp cận gắn với thực tiễn, có thể việc đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng dạy, nghiên cứu là không thực tế

Thứ ba, nhóm câu hỏi tập trung khảo sát về thời lượng cần thiết để nghiên

cứu môn học Pháp luật về giá Mặc dù đây chỉ là kênh tham khảo vì người được hỏi chưa có đủ thông tin và chuyên môn để đánh giá, nhưng cũng rất cần thiết Mỗi một mức độ về số lượng tín chỉ sẽ quyết định nội dung chương trình phù hợp

1.2.3.2 Thuận lợi và hạn chế của cuộc khảo sát

Những thuận lợi của chương trình khảo sát đã thực hiện:

- Một là, đối tượng khảo sát là những sinh viên, học viên hệ chính quy đang

tham gia học tập chương trình cử nhân luật nên có mức độ hiểu biết và nhận thức được trọng tâm của cuộc khảo sát, do đó những ý kiến đã thể hiện đúng quan điểm của người được khảo sát

- Hai là, do đối tượng khảo sát là những sinh viên năm thứ ba chương ngành

Luật Kinh tế và học viên văn bằng 2 đã hoàn thành ít nhất 2/3 chương trình học nên có kiến thức nền tảng khá tốt về pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng nên quan điểm của họ phản ánh sự cần thiết hoặc không cần thiết của việc tham gia môn học Pháp luật về giá

- Ba là, hoạt động khảo sát được phân nhóm gồm sinh viên chính quy bằng

Trang 25

1 và học viên chính quy văn bằng 2 Đối với học viên chính quy văn bằng 2, hầu hết đều là những người học đã đi làm và đa số làm việc tại doanh nghiệp nên ý kiến của họ phần nào đã phản ánh được ý kiến như lấy ý kiến tại doanh nghiệp

Bên cạnh những thuận lợi, chương trình khảo sát cũng có một số hạn chế sau đây:

- Một là, chương trình khảo sát chưa có điều kiện khảo sát sâu về từng nội

dung cần có trong môn học Nguyên nhân là việc khảo sát như vậy chỉ nên thực hiện cho nhóm đối tượng đang công tác, tham gia hoạt động trực tiếp hoặc có liên quan đến lĩnh vực giá, không thể khảo sát đối với đối tượng chưa tiếp cận sâu về pháp luật giá

- Hai là, chương trình khảo sát chưa thực hiện đối với đối tượng là người

sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về giá Nguyên nhân như đã trình bày ở trên, chủ yếu là do quy mô và nguồn kinh phí dành cho đề tài còn hạn chế nên nhóm tác giả không có khả năng thực hiện

Nội dung và kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở Phụ lục B của Báo cáo

1.2.3.3 Kết luận cơ bản rút ra từ cuộc khảo sát

Thứ nhất, nhận thức tổng quan về Pháp luật về giá của những người được

hỏi còn khá mơ hồ nhưng đa số đều khẳng định tầm quan trọng của kiến thức Pháp luật về giá Có 44,3% số người được hỏi không biết trong hệ thống pháp luật Việt Nam có văn bản Luật chuyên ngành về giá, 18,7% khẳng định là không có

và 37% cho rằng có biết Một câu hỏi đơn giản rằng giữa sách giáo khoa, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và nước sinh hoạt thì đâu là hàng hóa thuộc diện bình ổn giá, chỉ có 28,5% trả lời đúng là sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi Và đa số (gồm 58,7% số người được hỏi) cho rằng chỉ hiểu khái niệm giá thị trường một cách

mơ hồ Chính vì vậy, đa số người được hỏi (khoảng 83,5%) đồng ý là việc có đầy

đủ kiến thức về Pháp luật về giá thực sự cần thiết đối với cử nhân luật thuộc tất

cả các chuyên ngành luật

Thứ hai, đa số những người được hỏi cho rằng trong nền kinh tế thị trường,

vai trò của nhà nước trong việc quản lý về giá thông qua công cụ pháp luật là cần thiết (trong đó tỷ lệ cho rằng là không cần thiết chỉ là 16%) Với tỷ lệ đồng ý là 46,5% số người được hỏi đồng ý mục đích mà nhà nước thực hiện quản lý giá là

để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và nhà nước (so với 30,2% cho rằng chỉ để bảo vệ người tiêu

dùng và 23,3% cho rằng là để bảo vệ nền sản xuất trong nước)

Trang 26

Thứ ba, đa số những người được hỏi (chiếm 76%) cho rằng môn học (học

phần) Pháp luật về giá nên là một môn học (học phần) riêng, mặc dù có một số

nội dung cụ thể liên quan đến những lĩnh vực hẹp

Có thể nhận thấy là kể từ năm 2001 cho đến nay, hệ thống Pháp luật về giá

đã có sự phát triển theo hướng bao quát các hoạt động về quản lý giá và độc lập tương đối với các lĩnh vực khác Nhiều nội dung của Pháp luật về giá rất đặc thù như: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá; Hoạt động điều tiết giá của nhà nước bao gồm: bình ổn giá, định giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá; Công khai thông tin

về giá như niêm yết giá, đăng ký giá, kê khai giá; Thẩm định giá gồm hoạt động thẩm định giá, thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định giá của nhà nước v.v Bên cạnh đó, mặc dù một số lĩnh vực pháp lý hẹp như pháp luật đất đai, doanh nghiệp, bất động sản…có đề cập đến vấn đề giá, nhưng chỉ ở những nội dung cụ thể nhất định và nhiều khi dẫn chiếu hoặc quy định tương tự theo Luật Giá Trên thực tế trong các môn học thì nội dung này cũng chưa dành được nhiều sự chú ý của người giảng và người học mà bằng chứng cụ thể nhất là hầu như vắng bóng những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề giá.18

Thứ tư, qua khảo sát ý kiến thì đa số người được hỏi (khoảng 66,5%) cho

rằng, môn học này nên có thời lượng 2 tín chỉ (khoảng 30 giờ học trên lớp) Với giả định Pháp luật về giá là môn học tự chọn thì một số lượng đáng kể người được hỏi (47,5%) cho rằng sẽ sẵn sàng lựa chọn tham gia môn học, 35% còn phân vân

và chỉ có 17,5% bày tỏ ý kiến không lựa chọn môn học

Kết luận chung rút ra từ cuộc khảo sát là: Pháp luật về giá là khối kiến thức

pháp luật chuyên ngành nên được đưa vào giảng dạy trong chương trình Cử nhân Luật, với tư cách là môn học chuyên ngành Luật Kinh tế Môn học nên được thiết

kế với thời lượng 2 tín chỉ và trước mắt nên là môn học tự chọn

1.2.4 Tổng quan khả năng đưa môn học Pháp luật về giá vào giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội

1.2.4.1 Về năng lực của đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy môn học Pháp luật về giá chủ yếu thuộc Bộ môn Luật Tài chính Ngân hàng của Khoa Pháp luật Kinh tế Với tổng

18 Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tính từ cấp độ khóa luận tốt nghiệp đại học trở lên hầu như không có nghiên cứu độc lập về Pháp luật về giá Những bài báo khoa học lại còn ít hơn, trừ lĩnh vực đất đai thì có đề cập nhưng ít bài viết nghiên cứu độc lập về giá đất

Trang 27

số lượng giảng viên là 11 người, trong đó có 01 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, 02 Tiến sĩ,

02 Thạc sĩ – Nghiên cứu sinh và 7 Thạc sĩ (trong đó có 02 Thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài), có thể nói đội ngũ giảng viên của Bộ môn đạt chuẩn và có thể thực hiện nghiên cứu và giảng dạy môn học Pháp luật về giá, cụ thể:

- Tại Bộ môn hiện nay, PGS,TS.Phạm Thị Giang Thu - Trưởng Bộ môn là người thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến, phản biện chính sách và xây dựng pháp luật tại Bộ Tài chính, trong đó có lĩnh vực Pháp luật về giá

- TS.Trần Vũ Hải là người đã trực tiếp tham gia biên soạn tài liệu chính thức của Bộ Tài chính và tham gia giảng dạy, đào tạo kiến thức Pháp luật về giá cho học viên thi Thẻ thẩm định viên về giá, cập nhật kiến thức thường niên cho các Thẩm định viên về giá và bồi dưỡng kiến thức Pháp luật về giá cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá

- Các giảng viên khác được phân công cũng đã nghiên cứu và có khả năng biên soạn, hoàn thành tốt chương trình giảng dạy môn Pháp luật về giá khi triển khai trên thực tế

- Bên cạnh đó, Bộ môn cũng có khả năng mời thỉnh giảng từ các giảng viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giá thuộc Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Hội Thẩm định giá Việt Nam cùng tham gia giảng dạy và nghiên cứu

Như vậy, có thể khẳng định, Khoa Pháp luật Kinh tế (mà trực tiếp là Bộ môn Luật Tài chính Ngân hàng) có đủ khả năng đảm nhiệm giảng dạy môn học Pháp luật về giá nếu được triển khai trên thực tế

1.2.4.2 Về nội dung khái quát và mục tiêu môn học

Môn học Pháp luật về giá là môn học chuyên sâu thuộc chuyên ngành Luật Kinh tế cung cấp những kiến thức pháp luật trong lĩnh vực giá trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Ngoài nội dung khái quát Pháp luật về giá như khái niệm, nguyên tắc và cấu trúc của Pháp luật về giá, môn học đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản của Pháp luật về giá bao gồm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực giá, hoạt động điều tiết giá (định giá, bình ổn giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá, kê khai giá…), thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Pháp luật về giá, công khai thông tin về giá và lĩnh vực dịch vụ thẩm định giá

Thông qua việc hoàn thành môn học, người học đạt được những mục tiêu khái quát bao gồm những mục tiêu về kiến thức và mục tiêu về kĩ năng theo chuẩn đầu ra đối với người học

Trang 28

Căn cứ vào chuẩn đầu ra đối với cử nhân luật nói chung và cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế nói riêng, chuẩn đầu ra đối với người học của môn học Pháp luật về giá sẽ được xác định như sau:

Về kiến thức, người học sau khi đã hoàn thành môn học sẽ nắm vững kiến thức Pháp luật về giá để có năng lực giải quyết công việc thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo, kể cả những công việc tương đối phức tạp trong lĩnh vực Pháp luật về giá cũng như các lĩnh vực khác có liên quan đến giá như đất đai, bất động sản, đấu giá, quản lý tài sản nhà nước… Cụ thể:

- Một là, am hiểu tổng quát Pháp luật về giá Người học nắm được những nội dung cơ bản của Pháp luật về giá như nguyên tắc của Pháp luật về giá, nội dung cơ bản của Pháp luật về giá bao gồm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực giá, hoạt động điều tiết giá, thẩm định giá, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm Pháp luật về giá v.v

- Hai là, vận dụng được các quy định Pháp luật về giá để áp dụng giải quyết công việc thực tiễn Người học có khả năng nhận biết, xử lý các vụ việc, tình huống thực tế, có khả năng tra cứu, áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết công việc theo đúng tinh thần của văn bản pháp luật để đạt được lợi ích cao nhất, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các chủ thể có liên quan

- Ba là, có khả năng đánh giá, phản biện chính sách và Pháp luật về giá, đóng góp hoàn thiện Pháp luật về giá Người học sẽ có tư duy phân tích, nhận diện những mặt tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật dưới cả hai giác độ là

lý luận và thực tiễn, từ đó có khả năng đánh giá những quy định pháp luật còn bất cập và tìm tòi giải pháp hoàn thiện

Về kỹ năng, người học sau khi hoàn thành môn học Pháp luật về giá sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mềm rất cần thiết cho cử nhân luật, bao gồm:

kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và giải quyết các công việc liên quan đến Pháp luật về giá, kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực Pháp luật về giá và kỹ năng giải quyết các tranh chấp pháp luật Bên cạnh đó, thông qua các yêu cầu của môn học,

người học sẽ được trang bị những kỹ năng mềm khác bao gồm: khả năng sáng tạo

và đổi mới trong quá trình nghiên cứu và học tập, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tự học và nâng cao trình độ, khả năng thích nghi với môi trường làm việc thực tế, khả năng chịu áp lực và hợp tác, v.v

1.2.4.3 Về nội dung chi tiết của môn học

Với thời lượng 2 tín chỉ và thực hiện trong 5 tuần, môn học Pháp luật về

Trang 29

giá được thiết kế nhằm đảm bảo 02 mục tiêu: 1) Giới thiệu những nội dung pháp luật quan trọng nhất tại các giờ học trên lớp bao gồm giờ lý thuyết và giờ thảo luận; và 2) Tạo điều kiện gợi mở để sinh viên, học viên có khả năng tự nghiên cứu

và chia sẻ những nội dung đã nghiên cứu với các sinh viên khác nhằm tăng cường khả năng tiếp nhận và chuyển hóa kiến thức bài học

Số giờ giảng theo tiết thực tế trong 5 tuần như thiết kế hiện hành đối với môn học 2 tín chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội là: 6.6.6.6.6, (trong đó mỗi tuần có quy đổi gồm 02 giờ tín chỉ lý thuyết và 02 giờ tín chỉ dành cho seminar)

Với cách tiếp cận như vậy, nội dung chi tiết môn học Pháp luật về giá bao gồm những vấn đề sau đây:

Vấn đề 1: Tổng quan Pháp luật về giá (Thời lượng 02 giờ lý thuyết và 02

giờ seminar)

1 Lý luận Pháp luật về giá: khái niệm, vai trò của Pháp luật về giá, nguyên tắc của Pháp luật về giá

2 Đối tượng điều chỉnh và cấu trúc Pháp luật về giá

3 Các thiết chế nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước về giá

Vấn đề 2: Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực giá (02 giờ

giảng lý thuyết, 02 giờ seminar)

1 Cơ quan quản lý nhà nước về giá: khái niệm, vị trí pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về giá, nguyên tắc và nội dung quản lý nhà nước về giá trong nền kinh tế thị trường

2 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong lĩnh vực giá

3 Thanh tra chuyên ngành về giá và xử lý vi phạm Pháp luật về giá

Vấn đề 3: Pháp luật về hoạt động điều tiết giá của nhà nước và công khai thông tin về giá (02 giờ giảng lý thuyết, 02 giờ seminar)

1 Khái niệm và những cơ chế điều tiết giá của nhà nước

2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động điều tiết giá chủ yếu: bình ổn giá, định giá, hiệp thương giá

3 Pháp luật về công khai thông tin về giá: đăng ký giá, kê khai giá và niêm yết giá và hoạt động kiểm tra yếu tố hình thành giá

Vấn đề 4: Pháp luật về thẩm định giá (02 giờ lý thuyết, 02 giờ seminar)

1 Tổng quan về thẩm định giá và pháp luật thẩm định giá

2 Địa vị pháp lý doanh nghiệp thẩm định giá

Trang 30

3 Địa vị pháp lý thẩm định viên về giá

4 Quy trình thẩm định giá

Vấn đề 5: Hoạt động thẩm định giá của nhà nước và Tiêu chuẩn thẩm định giá (02 giờ lý thuyết, 02 giờ seminar)

1 Hoạt động Thẩm định giá của nhà nước

2 Tiêu chuẩn thẩm định giá

1.2.4.4 Về hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá

Hình thức tổ chức dạy học môn Pháp luật về giá theo quy định chung của Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm lịch trình chung và lịch trình chi tiết Mỗi tuần giảng dạy sẽ bao gồm giờ học lý thuyết, giờ seminar, giờ làm việc nhóm và giờ tự nghiên cứu, tổng cộng đảm bảo 30 giờ tín chỉ tương đương với 2 tín chỉ của môn học

Việc kiểm tra, đánh giá bao gồm quy trình kiểm diện trên lớp và các bài tập gồm bài tập nhóm (01 bài), bài tập lớn học kỳ và bài thi kết thúc học phần Việc

tổ chức thuyết trình bài tập nhóm sẽ thực hiện vào tuần cuối cùng của môn học Ngoài ra, Bộ môn sẽ tổ chức giờ tư vấn học tập dành cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu môn học

Đề cương môn học Pháp luật về giá được thể hiện tại Phụ lục A của Báo cáo này

Trang 31

PHẦN 2

NỘI DUNG MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ GIÁ GIẢNG DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT

2.1 VẤN ĐỀ 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ GIÁ

Giới thiệu: Mục đích nghiên cứu vấn đề 1 là giới thiệu cho người học

những vấn đề cơ bản về Pháp luật về giá như khái niệm, vai trò, nguyên tắc của Pháp luật về giá; cấu trúc Pháp luật về giá và các thiết chế đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá Đây là những tri thức cần thiết để người học tiếp cận môn học, hiểu được những khái niệm hết sức cơ bản của Pháp luật về giá với những mục tiêu nhận thức cụ thể Kết thúc Vấn đề 1, người học có thể từng bước

tự học tập và có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở Vấn đề 2

2.1.1 Lý luận Pháp luật về giá: khái niệm, vai trò của Pháp luật về giá, nguyên tắc của Pháp luật về giá

2.1.1.1 Khái niệm Pháp luật về giá

Trong nền kinh tế thị trường nói chung, giá hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là giá cả) là do thị trường xác lập trên cơ sở các giao dịch giữa các chủ thể của nền kinh tế Ở một khía cạnh nhất định, giá thể hiện mối tương quan trao đổi giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong bối cảnh thị trường19 Theo Bộ tiêu chuẩn thẩm định

giá quốc tế năm 2013 thì “giá là số tiền được yêu cầu, được đặt hàng hoặc được

trả cho một tài sản Bởi vì năng lực tài chính, động cơ hoặc lợi ích đặc biệt của một người mua có thể khác nhau, nên giá đã thanh toán có thể khác với giá trị mà tài sản đó nếu nó là của người khác Giá cả có liên quan đến chi phí vì giá thanh toán của tài sản trở thành một phần hoặc toàn bộ chi phí của người mua”20

Trên thế giới, ở những mức độ khác nhau, các quốc gia cũng ban hành và thực hiện Pháp luật về giá nhằm đảm bảo vận hành nền kinh tế hiệu quả cũng như giải quyết những vấn đề xã hội như Luật Giá của Phillipines năm 1994, Luật Quản

lý giá của Trung Quốc năm 1998, Luật Quản lý giá của Malaysia năm 1946, Luật Định giá và chống độc quyền của Thái Lan năm 1979, Luật Quản lý giá của Singapore năm 1985, Luật Quản lý giá của Slovenia năm 1999, Luật Kiểm soát

19 Châu Tiến Khương, Kinh tế học, Quyển II “Sản xuất - Thị trường”, Đại học Sài gòn, 1972, trang 217

20 International Valuation Standard Council (2013), International Valuation Standard 2013 – Framework and

Requirements, www.ivsc.org

Trang 32

giá năng lượng năm 1942 của Hoa Kỳ…, Trên thực tế, có những đạo luật về giá chỉ thực hiện trong những thời điểm nhất định, tuy nhiên, đa số các đạo luật vẫn đang được thi hành cùng với những sửa đổi, bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn

Kể từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách và Pháp luật về giá đã ngày càng rõ nét và đồng bộ, là công cụ quan trọng để nhà nước, với tư cách là chủ thể quản lý, giữ vai trò “trọng tài” giúp cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, đảm bảo cạnh tranh công bằng và chú ý ngày càng nhiều hơn việc bảo vệ các chủ thể dễ bị tổn thương trong xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em, người dân tại các khu vực khó khăn…)

khi sử dụng những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu Trong “Chiến lược ổn định phát

triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991) đã xác định: “Tiếp tục xoá

bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước…Giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi suất tín dụng hình thành theo cơ chế thị trường Nhà nước dùng các biện pháp kinh tế là chủ yếu để tác động đến cung cầu trên thị trường, ổn định giá cả, chỉ định giá một số rất ít sản phẩm thuộc diện độc quyền và thiết yếu, có chính sách bảo hiểm giá cho một số nông sản và hàng xuất khẩu… Khi giá cả biến động lớn, Nhà nước bù đắp kịp thời và thoả đáng cho những người hưởng lương và trợ cấp

cố định”21 Cho đến hiện nay, có thể một vài câu từ thay đổi, nhưng định hướng nêu trên của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giá cả vẫn được giữ vững, đồng

thời tiếp tục phát triển, hoàn thiện thêm “Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai

đoạn 2011 - 2020”, được Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam

khóa XI thông qua, tiếp tục xác định rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ

thống thuế, cơ chế quản lý giá, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền

trong kinh doanh, bảo vệ người tiêu dùng…” 22

Từ cách tiếp cận phổ biến hiện nay, có thể đưa ra khái niệm Pháp luật về giá như sau:

Pháp luật về giá là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan

hệ xã hội giữa các chủ thể trong lĩnh vực giá, nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá cũng như hoạt động quản lý giá của nhà nước theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá

21 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 1991

22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2016

Trang 33

của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật

2.1.1.2 Vai trò của Pháp luật về giá

Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực giá thể hiện qua các vai trò của bộ phận pháp luật này trong điều chỉnh các hành vi xã hội trong lĩnh vực giá Có thể nhận thấy, cùng với sự hoàn thiện dần hành lang pháp lý đối với hoạt động trong lĩnh vực giá, Pháp luật về giá đã thể hiện những vai trò cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, Pháp luật về giá tạo ra hành lang pháp lý nhằm tôn trọng, bảo

vệ cơ chế giá thị trường, ngay cả trong những trường hợp đặc biệt mà giá cả hình thành theo cách thức phi thị trường

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành dựa trên giao dịch được thực hiện giữa bên mua và bên bán Tiêu chuẩn

thẩm định giá số 02 ghi nhận “Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản

tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua

và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập,

có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc”23 Giá thị trường, do đó, có vai trò thúc đẩy phân bổ nguồn lực kinh tế hiệu quả, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và một trong những cơ sở quan trọng

để tính toán chi phí24

Sở dĩ giá thị trường là quan trọng bởi lẽ, đó là mức giá phù hợp để thị trường hàng hóa, dịch vụ nhất định có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo Nhưng trên thực tế, hầu hết các nền kinh tế thị trường đều không

là mô hình cạnh tranh hoàn hảo nên việc đảm bảo làm sao cho giá cả hàng hóa, dịch vụ có khả năng trở thành giá thị trường sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng của

cả bên mua và bên bán Việc bảo vệ này không đồng nghĩa với việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp vào cách giao dịch mà tạo cơ chế để các giao dịch được thực hiện một cách lành mạnh như quy định về niêm yết giá, kê khai giá, thẩm định giá, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá v.v

- Thứ hai, Pháp luật về giá góp phần hạn chế tình trạng gian lận về giá, bảo

vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ Pháp luật về giá, của

xã hội và của nhà nước

Trang 34

Trong lĩnh vực giá thường có sự khác biệt về thông tin giữa bên bán (hoặc nhà sản xuất) và bên mua (hoặc người tiêu dùng) Thông thường bên bán có lợi thế hơn về thông tin liên quan đến giá, thậm chí có lợi thế hơn khi chủ động tạo

ra những thông tin có lợi liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần bán Chính vì thế, pháp luật cần đảm bảo sự công bằng trong việc giám sát bên bán phải cập nhật thông tin về giá, đồng thời hạn chế sự gian lận về giá, nhất là trong những hoàn

cảnh “bất thường” và khi một bên bị yếu thế so với bên kia Nguyên tắc này được

thể hiện thông qua các nhóm quy định như: đăng ký giá, hiệp thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá, xử phạt vi phạm Pháp luật về giá v.v

- Thứ ba, Pháp luật về giá góp phần đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể

trong xã hội, hạn chế “mặt trái” của nền kinh tế thị trường

Giá cả được coi là một hệ thống tín hiệu khách quan trên thị trường Về cơ bản, nó là những thông tin đáng tin cậy để định hướng sản xuất, đầu tư; đồng thời

để giám sát sản xuất, phát hiện hiệu quả của sản xuất, cung cấp những thông tin

có căn cứ chính xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng; tác động làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tổ chức sắp xếp lại sản xuất dưới

sự kiểm soát của thị trường Do đó, giá cả có tác động mạnh đến việc đổi mới công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành, khuyến khích sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào việc phân bổ nguồn lực của đất nước; phân phối

và phân phối lại sản phẩm trong nền kinh tế

Tuy nhiên, bản thân giá cả thị trường vốn chứa đựng mâu thuẫn Do tính tự phát điều tiết vốn có, giá thị trường có thể khuyến khích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế nếu có hệ thống giá hợp lý Nhưng ngược lại, nếu hệ thống giá cả vận hành không hợp lý mà không bị điều tiết kịp thời cũng có thể dẫn đến suy thoái, khủng hoảng và thậm chí phá hủy cả một hệ thống kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ có những “tác dụng phụ” nhất định, ví dụ như độc quyền mua hoặc độc quyền bán ảnh hưởng đến tự do thương lượng về giá, lợi dụng hoàn cảnh bất thường hay vì mục tiêu lợi nhuận bất hợp lý khi cung cấp hàng hóa thiết yếu làm suy giảm phục lợi chung của xã hội Ví dụ, Pháp luật về giá tại Ấn Độ rất chú trọng điều chỉnh các mặt hàng nông sản thiết yếu, đặc biệt thiết lập hệ thống phân phối công cộng nhằm cung cấp ngũ cốc, thực phẩm và hàng hoá giá rẻ cho người nghèo25

25 V.C.Shah, “Price Controls in India Economy- Do they Hamper Growth?”, 1965 và Indrani Thuraisingham,

“Price Control and Monitoring in Development Countries”, 2010

Trang 35

Với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước thông qua pháp luật cần có sự can thiệp ở chừng mực nhất định nhằm cải thiện sự công bằng trong các giao dịch thị trường, đồng thời tối thiểu hóa phần phúc lợi có thể bị mất do sự thất bại của thị trường trong từng hoàn cảnh cụ thể Nguyên tắc này thể hiện thông qua các quy định như bình ổn giá, hiệp thương giá, nhà nước định giá, vấn đề trợ giá hoặc thẩm định giá của nhà nước…

2.1.1.3 Những nguyên tắc của Pháp luật về giá

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Pháp luật về giá, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã từng bước thể hiện và tôn trọng các nguyên tắc của Pháp luật về giá, bao gồm: 1) Nguyên tắc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2) Nguyên tắc tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế kinh tế thị trường; 3) Nguyên tắc tăng cường minh bạch và công bằng trong quản lý giá; 4) Nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan đến giá

Nguyên tắc thứ nhất: Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng Cộng

sản Việt Nam và phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định và kiên trì xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh

tế thị trường Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đầu tiên được khẳng định trong Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đó là: “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phân

bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và quản lý giá phải theo cơ chế thị trường Đồng thời, nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến

bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, từng bước nâng cao

Trang 36

phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân”26

Ngay cả đối với hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu, chủ trương của Đảng cũng chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá “Đối với những hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu, bao gồm dịch vụ y tế, giáo dục mà nhà nước đang kiểm soát giá, phải bảo đảm công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá, tính đúng, tính đủ chi phí và thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp.”27

Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng định quan điểm về nền kinh tế thị trường Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa28, trong đó nhà nước cam kết xây dựng

và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường29 Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường30

Những quan điểm của Đảng và quy định trong Hiến pháp rất quan trọng và được khẳng định tại nhiều quy định trong hệ thống Pháp luật về giá như nguyên tắc quản lý giá, nguyên tắc định giá, thẩm định giá, các hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá v.v

Nguyên tắc thứ hai: Tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế kinh tế thị

trường

Cơ chế kinh tế thị trường, như trên đã phân tích, bao hàm trong nó cả những

ưu điểm và hạn chế Tuy nhiên, có thể nhận thấy những ưu điểm là cơ bản trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Các quy luật khách quan của cơ chế thị trường bao gồm quy luật cung cầu và quy luật tự do cạnh tranh

Tôn trọng quy luật cung cầu là một điểm cốt yếu trong nền kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo thị trường có khả năng tự vận hành, tự cân đối Nhà nước không được can thiệp vào cung cầu hàng hóa, dịch vụ làm thay đổi giá cả một cách trực tiếp mà chỉ định hướng chính sách, trừ một số lĩnh vực đặc biệt nhất định

Tôn trọng quy luật tự do cạnh tranh theo đó giá cả hàng hóa dịch vụ được các chủ thể tham gia tự định đoạt Ngay cả cơ quan nhà nước khi cung cấp hàng

26 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020”, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia - Sự thật, tr.273

27 Đảng Cộng sản Việt Nam, đã dẫn, tr.275

28 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Điều 51 khoản 1

29 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Điều 52

30 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Điều 32

Trang 37

hóa, dịch vụ công cũng theo nguyên tắc xác định theo giá thị trường và cạnh tranh với khu vực kinh tế tư nhân

Nhiều quốc gia cũng quy định nguyên tắc cơ chế kinh tế thị trường trong Pháp luật về giá Ví dụ, tại Điều 3 Luật Giá của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

(Trung Quốc) quy định: “Nhà nước thực hiện và từng bước hoàn thiện cơ chế giá

hình thành chủ yếu là do thị trường tuân theo quy định về kinh tế vĩ mô và có sự giám sát Việc xác định giá phải phù hợp với quy luật giá trị, hầu hết giá của các hàng hóa và dịch vụ là giá thị trường và chỉ có một số lượng rất nhỏ của hàng hóa

và dịch vụ tuân theo giá tham chiếu của nhà nước hoặc giá do Chính phủ quy định.”

Tôn trọng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường đã thể hiện khá

rõ nét trong hệ thống Pháp luật về giá ở Việt Nam như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực giá, dịch vụ thẩm định giá, hoạt động điều tiết giá của nhà nước v.v

Nguyên tắc thứ ba: Tăng cường minh bạch và công khai trong quản lý giá

Minh bạch trong lĩnh vực giá là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng được đề ra trong Luật Giá Minh bạch trong lĩnh vực giá được thể hiện dưới hai giác độ Một là, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý một cách rõ ràng Hai là, các tổ chức, cá nhân trong việc định giá cũng cần đảm bảo yếu tố minh bạch, không gian lận

Để đảm bảo nguyên tắc minh bạch, Pháp luật về giá cần xây dựng các quy định nhằm đảm bảo nghĩa vụ công khai của các chủ thể có liên quan Do đó, Điều

6 của Luật Giá về công khai thông tin về giá có quy định:

- Cơ quan nhà nước thực hiện công khai chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, điều tiết, quyết định về giá của Nhà nước bằng một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ gắn với thông số kinh tế - kỹ thuật cơ bản của hàng hóa, dịch vụ đó bằng hình thức niêm yết giá Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn thêm một hoặc một số hình thức như họp báo, đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hình thức thích hợp khác

- Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm đưa tin về giá chính xác,

Trang 38

khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về việc đưa tin theo quy định của pháp luật Việc công khai thông tin về giá quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp thông tin không được phép công khai theo quy định của pháp luật

Nguyên tắc này thể hiện ở nhiều nội dung như quy định về niêm yết giá, đăng ký giá, công khai danh sách doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên hành nghề, quy định về quy trình thẩm định giá v.v

Nguyên tắc thứ tư: Tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong các

lĩnh vực liên quan đến giá

Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam luôn tuyên bố thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế Do đó, Luật Giá cũng không ngoại lệ khi xác định

tại Điều 3: “Các hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân

thủ quy định của Luật, tuy nhiên trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Giá thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”

Ví dụ: Trong vấn đề trợ giá đối với hàng hóa, dịch vụ, Luật Giá tại Điều 17

về vấn đề bình ổn giá có quy định rõ: “Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp

với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế”

2.1.2 Đối tượng điều chỉnh và cấu trúc Pháp luật về giá

2.1.2.1 Đối tượng điều chỉnh của Pháp luật về giá

Đối tượng điều chỉnh của Pháp luật về giá là các quan hệ xã hội trong lĩnh

vực giá như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giá; hoạt động

quản lý, điều tiết giá của Nhà nước

Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi Pháp luật về giá được chia thành

02 nhóm chính là quan hệ hành chính liên quan đến lĩnh vực giá và quan hệ dân

sự liên quan đến lĩnh vực giá, từ đó hình thành nhóm quan hệ pháp luật hành chính

và quan hệ pháp luật dân sự về giá

Đối với nhóm quan hệ pháp luật hành chính về giá, phương pháp điều chỉnh chủ yếu là mệnh lệnh - quyền uy Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Pháp luật

về giá lại có khuynh hướng ưu tiên cho các biện pháp kinh tế - tài chính Ví dụ: Các biện pháp điều tiết giá của nhà nước có khuynh hướng sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính, thậm chí cả thỏa thuận giữa các bên liên quan trước khi sử dụng các biện pháp hành chính

Đối với nhóm quan hệ pháp luật dân sự về giá, phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, theo đó, các bên sẽ cùng nhau các quan

Trang 39

hệ xã hội tự nguyện với nhau mà trong đó, cơ quan nhà nước chỉ giữ vai trò “trọng tài”, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật

Trên thực tế ở từng nội dung điều chỉnh cụ thể, không phải lúc nào cũng có thê tách bạch rõ ràng đâu là quan hệ pháp luật dân sự và đâu là quan hệ pháp luật hành chính Ví dụ: quan hệ giữa các bên trong quá trình hiệp thương giá; quan hệ pháp luật trong việc cơ quan nhà nước thực hiện thẩm định giá của nhà nước đối với tài sản nhà nước, v.v

2.1.2.2 Cấu trúc Pháp luật về giá

Có nhiều cách thức tiếp cận cấu trúc Pháp luật về giá và mỗi cách có những

ý nghĩa và vai trò nhất định trong nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật

Theo nghĩa hẹp, cấu trúc Pháp luật về giá đồng nghĩa với cấu trúc nội dung của văn bản Luật Giá Những quy định pháp luật có liên quan của các lĩnh vực cụ thể cũng được xem xét theo từng nội dung của luật giá, có ý nghĩa bổ sung để cùng điều chỉnh Luật Giá được xem là văn bản luật chung, điều chỉnh trong lĩnh vực giá, còn các luật khác được xem là văn bản luật riêng, được ưu tiên áp dụng

Theo nghĩa rộng, cấu trúc Pháp luật về giá là tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực giá Cấu trúc Pháp luật về giá, do đó, bao gồm hai bộ phận chính: Một là, hệ thống các văn bản quy định chung về lĩnh vực giá bao gồm Luật Giá, các nghị định và thông tư quy định và hướng dẫn thi hành Luật Giá; Hai là, hệ thống các quy định về giá trong những lĩnh vực cụ thể Trong quá trình điều chỉnh, sẽ căn cứ vào bản chất của từng quan hệ xã hội để xác định các quy định áp dụng cho phù hợp

Dưới góc độ nghiên cứu của môn học Pháp luật về giá nằm trong tổng thể các môn học thuộc chương trình cử nhân luật thì sẽ là hợp lý nếu xem xét cấu trúc Pháp luật về giá theo nghĩa hẹp Cấu trúc Pháp luật về giá sẽ bao gồm những bộ phận cơ bản sau:

- Bộ phận pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ (địa vị pháp lý) cơ bản của các chủ thể tham gia quan hệ Pháp luật về giá, bao gồm: các tổ chức, cá nhân trong hoạt động về giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực giá, các hoạt động quản lý nhà nước về giá và xử phạt vi phạm hành chính về giá

- Bộ phận pháp luật quy định hoạt động điều tiết giá, công khai thông tin

về giá nhằm đảm bảo sự hài hòa của giá cả thị trường như bình ổn giá, định giá,

Trang 40

hiệp thương giá, niêm yết giá, v.v

- Bộ phận pháp luật quy định hoạt động thẩm định giá với tư cách là một dịch

vụ được cung cấp nhằm xác định giá thị trường của tài sản cần thẩm định như doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá, thẩm định giá của nhà nước, v.v

2.1.3 Các thiết chế nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá

Các thiết chế nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện Pháp luật về giá là các tổ chức có thẩm quyền bao gồm cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực giá

2.1.3.1 Các cơ quan quản lý nhà nước về giá

Theo Điều 8 của Luật Giá, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bao gồm Chính phủ, Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với sự phân định thẩm quyền như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên phạm vi

cả nước

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản

lý nhà nước trong lĩnh vực giá

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực được

pháp luật quy định

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương theo quy định của pháp luật

(Thẩm quyền cụ thể của các chủ thể này sẽ được giới thiệu trong Vấn đề 2

của môn học)

2.1.3.2 Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực giá

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ngoài cơ quan quản lý nhà nước, không thể không kể đến vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp là những chủ thể có khả năng cùng phối hợp với cơ quan nhà nước để cùng đảm bảo thực hiện tốt các quy định Pháp luật về giá, cũng như đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện Pháp luật về giá Những chủ thể này có thể kể đến như: Hội Thẩm định giá Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hội, hiệp hội ngành nghề

cụ thể khác

Tổ chức nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực giá hiện nay chỉ có Hội thẩm định giá Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo Điều 33 của Luật Giá và

Ngày đăng: 28/07/2019, 18:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w