ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TẠI
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU
VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU
VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
(Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 04 12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
Hà Nội - 2014
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện dưới
sự dẫn dắt tận tình của giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Luận
văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Học viên
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 44
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài luận văn Thạc sỹ này, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Phạm Ngọc Thanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Khoa Khoa học Quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành khóa học cao học chuyên nghành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Khoa học Quản
lý đã tận tình giảng dạy, truyền thụ tri thức, kinh nghiệm tạo điều kiện cho tôi
học tập và trưởng thành
Tôi cảm ơn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã tạo mọi
điều kiện để tôi được làm việc và học tập Tôi đặc biệt cảm ơn tập thể các thầy
cô Khoa Toán – Cơ – Tin học đã luôn luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn
tinh thần trong suốt những năm qua Xin cảm ơn trung tâm Tính toán Hiệu năng
cao, Phòng Khoa học Công nghệ, Phòng Đào tạo, Phòng Quản trị Bảo vệ, Phòng
Kế hoạch Tài chính Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn Thạc sỹ này
Hà Nội, tháng năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 51
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 10
1.1 Sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy 10
1.1.1 Trang thiết bị công nghệ thông tin 10
1.1.2 Sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học 14
1.1.3 Sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong giảng dạy ở đại học 16
1.1.4 Sử dụng trang thiết bị CNTT của người học 17
1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong nghiên cứu
khoa học và giảng dạy 19
1.2.1 Lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng 19
1.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong
hoạt động giảng dạy 21
1.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong
hoạt động NCKH 25
1.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trên các
góc độ kinh tế, đầu tư 28
1.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trên góc độ xã hội 30
Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 33
2.1 Giới thiệu khái quát về trường Đại học Khoa học Tự nhiên 33
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 33
2.1.2 Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học 36
2.1.3 Hiện trạng trang thiết bị công nghệ thông tin của Trường 39
Trang 62
2.2 Phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong
hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường 45
2.2.1 Phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động
giảng dạy 45
2.2.2 Phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động NCKH thời gian 2010-2014 58
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin của Trường 61
2.3.1 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng các trang thiết bị CNTT trong
hoạt động giảng dạy và NCKH 61
2.3.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng các trang thiết bị CNTT trong
hoạt động giảng dạy và NCKH trên góc độ khác 63
2.3.3 Nguyên nhân của thành quả đạt được và tồn tại trong sử dụng các trang thiết bị CNTT của Trường 64
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ CNTT TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 70
3.1 Định hướng khai thác và sử dụng trang thiết bị CNTT tại trường ĐHKHTN, ĐHQGHN 70
3.1.1 Định hướng của Ngành Giáo dục và của Đại học Quốc Gia Hà Nội 70
3.1.2 Những nguyên tắc định hướng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội 73
3.1.3 Kế hoạch đầu tư, mua sắm mới trang thiết bị CNTT của Trường trong những năm tới 76
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT tại trường ĐHKHTN phục vụ NCKH và giảng dạy 78
3.2.1 Hoàn chỉnh, bổ sung các quy định về sử dụng trang thiết bị CNTT 78
3.2.2 Tăng cường tổ chức quản lý và khai thác trang thiết bị CNTT 79
3.2.3 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, sử dụng trang thiết bị CNTT 81
Trang 73
3.2.4 Đẩy mạnh công tác bảo trì, bảo dưỡng 81
3.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị Bảng B 82
3.2.6 Các kiến nghị khác 82
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
Trang 84
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1: Hệ thống máy trạm 41
Bảng 2-2: Hệ thống máy chủ 42
Bảng 2-3: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng phòng máy tính năm học
2010 - 2014 47
Bảng 2-4: Thống kê giảng dạy các môn Tin học và chuyên nghành Tin học 48
Bảng 2-5: Tổng hợp tình hình sử dụng phòng máy tính 52
Bảng 2-6: Tình hình sử dụng máy chiếu trình bày bài giảng 56
Bảng 2-7: Tình hình sử dụng phòng máy đánh giá kết quả thi từ 58
Bảng 2-8: Thống kê sản phẩm khoa học 2010 – 2014 59
Bảng 2-9: Thống kê số lượng đào tạo 2010 – 2014 của Khoa Toán - Cơ - Tin học 59
Bảng 2-10: Tổng hợp đào tạo và sử dụng thiết bị CNTT của 60
Bảng 2-11: Tổng hợp kết quả NCKH của Trung tâm tính toán hiệu năng cao
từ năm 2010 đến 2014 60
Bảng 2-12: So sánh tình hình sử dụng phòng máy tính 61
Bảng 2-13: So sánh sản phẩm nghiên cứu khoa học từ năm 2010 đến 2014 61
Trang 9Để tiến hành hoạt động NCKH và giảng dạy đòi hỏi ngoài kiến thức, năng lực và sử dụng các phương pháp nghiên cứu, giảng dạy phù hợp… không thể không có các phương tiện, trang thiết bị, đặc biệt là trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) Với trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, sử dụng trang thiết bị CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động NCKH và giảng dạy, học tập của giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã được được trang bị các trang thiết bị CNTT hiện đại Các trang thiết bị CNTT đã phục vụ hiệu quả cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên Trường ĐHKHTN Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả sử dụng các trang thiết bị CNTTT trong hoạt động NCKH và giảng dạy tại trường ĐHKHTN chưa được coi trọng Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng sử dụng trang thiết bị CNTT phục vụ hoạt động NCKH và giảng dạy tại trường ĐHKHTN, đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động giảng dạy và NCKH; những kết quả đạt được và những hạn chế, giải pháp khắc phục
những hạn chế Đó là lý do tôi chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học, Nghiên cứu trường hợp: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý khoa
học và công nghệ
Trang 106
2 Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay cũng đã có một số công trình, bài viết về hiệu quả sử dụng, ứng dụng CNTT, trang thiết bị công nghệ CNTT trong hoạt động nghiên cứu giảng dạy, điển hình như:
Richard J Noeth (2004), Evaluating the Effectiveness of Technology in Our Schools, © 2004 by ACT, Inc All rights reserved Đây là bài báo khoa học
do Richard J Noeth và cộng sự công bố Bài báo đã đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động giáo dục với các kết luận: (i) sử dụng máy
vi tính giúp người học tăng tiếp nhận các kĩ năng và kiến thức; (ii) sử dụng trang thiết bị CNTT và các công cụ dạy học truyền thống có hiệu quả giảng dạy cao hơn truyền thống; (iii) hiệu quả đối với trình bày bài giảng của giáo viên; (iv) người học yêu thích các giờ giảng hơn [29]
Syed Noor-Ul-Amin (2008), An Effective use of ICT for Education and Learning by Drawing on Worldwide Knowledge, Research, and Experience: ICT
as a Change Agent for Education (A LITERATURE REVIEW), Department Of Education, University Of Kashmir Nghiên cứu hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT cho giáo dục và học tập Kết quả nghiên cứu đã làm rõ các nội dung: (i) trang thiết bị CNTT làm gia tăng quá trình giảng dạy và học tập; (ii) làm tăng hiệu quả đánh giá chất lượng đào tạo; (iii) làm tăng cường môi trường học tập; (iv) làm tăng động cơ học tập; (v) làm tăng khả năng nghiên cứu [30]
Ở Việt Nam, có khá nhiều tài liệu công bố về ứng dụng CNTT trong giảng dạy và NCKH, trong đó có hai nghiên cứu điển hình liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Nguyễn Thị Quỳnh Mai (2005), Hiệu quả đầu tư trang thiết bị khoa học
và công nghệ trong ngành y tế, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đề tài đã đánh giá được thực trạng đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 1996 - 2004, đã tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trang thiết bị, hiệu quả đầu tư trang thiết bị y
tế phục vụ trong công tác khám chữa bệnh và hoạt động NCKH, các đề xuất và khuyến nghị cho giai đoạn 2006 - 2010 nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư [14]
Trang 117
Nguyễn Võ Hoàng Mai (2006), Phát triển năng lực tổ chức và sử dụng trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo ở các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đề tài đã đánh giá thực trạng tổ chức quản
lý và sử dụng trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo ở các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả quản lý trong công tác tổ chức và sử dụng trang thiết bị dạy học nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học [15]
Như vậy, cho đến thời điểm này, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT tại trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại trường ĐHKHTN - ĐHQGHN trong thời gian từ 2010 – 2014; đánh giá hiệu quả đạt được và những bất cập, hạn chế trong việc sử dụng trang thiết thị CNTT tại trường ĐHKHTN, từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục những bất cập đó
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Trình bày hiện trạng đầu tư trang thiết bị CNTT, những tài sản trang thiết
bị CNTT hiện có của nhà trường tính đến thời điểm trước tháng 3/2014
Phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động NCKH
và giảng dạy tại Trường ĐHKHTN từ năm 2013 trở lại trước
So sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm với kế hoạch được duyệt trên góc độ sử dụng trang thiết bị CNTT
Trang 128
Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động NCKH và giảng dạy tại Trường ĐHKHTN dựa trên một số tiêu chí: kế hoạch năm học hàng năm, và một số tiêu chí về giảng dạy, về NCKH, ý kiến các chuyên gia, quy định pháp luật về sử dụng trang thiết bị CNTT hiện hành
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong NCKH và giảng dạy tại trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động NCKH và giảng dạy tại trường ĐHKHTN
Phạm vi về thời gian: chủ yếu trong thời gian 2010 – 2013
Trong luận văn, tác giả tập trung chủ yếu phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT tại hai đơn vị sử dụng nhiều nhất trường ĐHKHTN là Khoa Toán – Cơ – Tin học và Trung tâm Tính toán Hiệu năng cao
5 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT phục vụ hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN như thế nào, cần những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT?
6 Giả thuyết nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động NCKH và giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã đáp ứng yêu cầu hiện tại, tuy nhiên cần có một số biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các trang thiết bị này: hoàn thiện các quy định sử dụng; nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, nhân viên quản lý; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị…
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu lý thuyết, các văn bản quản lý, tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của nhà trường
Phương pháp phân tích và tổng hợp, dựa trên các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, người nghiên cứu lập bảng tổng hợp và phân tích các số liệu, so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu, so sánh giữa kết quả với kế hoạch hàng năm
Trang 139
Phương pháp điều tra khảo sát:
Mẫu khảo sát: Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý phòng khoa học công nghệ, phòng đào tạo và các phòng ban khác Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN [xem phụ lục số 1]
9 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm ba chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong nghiên cứu và giảng dạy tại trường đại học
Chương 2 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 1410
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học
và giảng dạy
1.1.1 Trang thiết bị công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử
lý thông tin CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin Theo Luật CNTT 67/2006/QH11, CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công
cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số [18]
Trang thiết bị CNTT là một trong số các trang thiết bị được con người sử dụng trong các hoạt động lao động Trang thiết bị CNTT là những máy móc, dụng cụ, phụ tùng… phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT; cụ thể là máy tính cá nhân, máy chủ, phần mềm máy tính, thiết bị kết nối máy tính …
Trang thiết bị CNTT có nghĩa hẹp hơn khái niệm cơ sở hạ tầng thông tin Theo Luật CNTT 2006, cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục
vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu [18]
Trang thiết bị CNTT được phân thành nhiều loại tùy vào mục đích khai thác, sử dụng; tổ chức quản lý và tính năng của nó Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:
i) Theo mục đích sử dụng
Trang thiết bị CNTT có thể được sử dụng cho hoạt động tổ chức, cá nhân bằng cách tự đầu tư, đi thuê hoặc cho thuê trong các hoạt động thường xuyên của
Trang 1511
tổ chức Sử dụng trang thiết bị CNTT cũng như ứng dụng CNTT có thể trong nhiều lĩnh vực: giải trí, thương mại, kinh doanh, quân sự, hành chính, học tập, đào tạo, và nghiên cứu khoa học (NCKH) Theo mục đích sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, trang thiết bị CNTT được chia thành:
- Phục vụ hoạt động NCKH
- Phục vụ hoạt động giảng dạy
ii) Theo công dụng sử dụng
Đây là sự phân loại trang thiết bị theo công năng, tính năng của từng loại thiết bị Các trang thiết bị CNTT có thể được chia thành các nhóm:
- Nhóm trang thiết bị nghe nhìn, ví dụ màn hình máy tính; loa máy tính…
- Nhóm trang thiết bị xử lý và lưu trữ thông tin: ổ cứng, ổ nhớ di động…
- Nhóm trang thiết bị đo lường, quan sát: máy quay phim, webcam, máy ảnh…
Thiết bị ngoại vi là tên chung nói đến một số loại thiết bị bên ngoài thùng máy được gắn kết với máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ) Thiết bị ngoại vi của máy tính có thể là:
- Thiết bị cấu thành lên máy tính và không thể thiếu được ở một số loại máy tính
- Thiết bị có mục đích mở rộng tính năng hoặc khả năng của máy tính
Có rất nhiều các thiết bị ngoại vi của máy tính, dưới đây liệt kê một số thiết bị ngoại vi quan trọng cấu thành lên bộ máy tính như sau:
Màn hình máy tính: là thiết bị đầu ra Có nhiều cách phân loại màn hình máy tính như căn cứ vào thương hiệu nhà sản xuất, kích cỡ màn hình (inch), giá
cả, công nghệ sản xuất…
Ổ đĩa mềm (FDD): là một thiết bị sử dụng để đọc và ghi dữ liệu từ các đĩa mềm Ổ đĩa mềm có cấu tạo một phần giống như các ổ đĩa cứng, nhưng mọi chi tiết bên trong nó có yêu cầu thấp hơn so với ổ đĩa cứng Tất cả các cách làm việc với đĩa mềm đều chỉ qua một khe hẹp của các loại đĩa mềm
Trang 1612
Ổ cứng gắn ngoài hoặc ổ cứng di động: Ổ cứng là thiết bị lưu trữ có thể đọc ghi dữ liệu nhanh chóng bằng một tập hợp các phân tử từ hoá trên các đĩa quay Nếu như CPU là bộ não của máy tính thì ổ cứng là bộ nhớ lâu dài, lưu trữ
dữ liệu chương trình và hệ điều hành ngay cả khi máy ở trạng thái nghỉ hoặc tắt
Các loại thiết bị nhớ mở rộng: ví dụ bút nhớ USB…
Ổ quang (CD, DVD) hay ổ đĩa quang: là một loại thiết bị dùng để đọc đĩa
quang, nó sử dụng một loại thiết bị phát ra một tia laser chiếu vào bề mặt đĩa
quang và phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã thành tín hiệu Ổ quang được chia thành ba loại: loại chỉ đọc (Read-only Disk Drive) chỉ dùng để truy cập dữ liệu trên các đĩa đã ghi dữ liệu từ trước; loại chỉ ghi (Write-only Disk Drive) dùng để ghi dữ liệu trên đĩa trắng CD-R qua một phần mềm ghi đĩa (CD burner) như Nero Burning ROM, Roxio Easy Creator…; loại đọc và ghi (Read, Write Disk Drive) có thể đọc, ghi, xóa dữ liệu trên đĩa, thường ký hiệu với ba thông số trên ổ đĩa như 52x32x52 tức là ổ đĩa có thể đọc dữ liệu tối đa 52x, ghi dữ liệu trên đĩa ghi xóa ở tốc độ 32x, ghi dữ liệu trên đĩa ghi một lần ở tốc độ tối đa 52x (1x tương đương với 150Kb/giây)
Đĩa quang: là thuật ngữ dùng để chỉ chung các loại đĩa mà dữ liệu được ghi/đọc bằng tia ánh sáng hội tụ Tuỳ thuộc vào từng loại đĩa quang (CD, DVD ) mà chúng có các khả năng chứa dữ liệu với dung lượng khác nhau Đĩa quang là dạng lưu trữ dữ liệu không mất dữ liệu khi ngừng cung cấp điện
Chuột máy tính: là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để điều khiển
và làm việc với máy tính Theo nguyên lý hoạt động, chuột máy tính được phân thành hai loại chính là chuột bi và chuột quang
- Chuột bi là chuột sử dụng nguyên lý xác định chiều lăn của một viên bi khi thay đổi khi di chuyển chuột để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình máy tính
- Chuột quang hoạt động trên nguyên lý phát hiện phản xạ thay đổi của ánh sáng (hoặc laser) phát ra từ một nguồn cấp để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình máy tính
Trang 1713
Bàn phím máy tính: là một thiết bị ngoại vi được mô hình một phần theo bàn phím máy đánh chữ Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím; với đa số bàn phím, mỗi lần nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra
Máy in: là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn Có nhiều loại máy in theo cách phân loại hoạt động, như máy in laser, máy in kim, máy in phun Có nhiều thương hiệu máy in khác nhau
Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh; cụm linh kiện; linh kiện; bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện
Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin Nếu được thiết lập chính xác (thông thường bởi các chương trình máy tính) máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống Trong trường hợp này, khi được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ thống
Thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là
"phần mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác
Trang 1814
Ngoài ra còn có nhiều thiết bị khác gắn với máy tính và mạng Internet như Video camera cho mục đích an ninh, giám sát được khi được kết nối với máy tính; Webcam; Modem các loại (cho quay số, ADSL ); loa ngoài máy tính…
iii) Theo phương thức quản lý
Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thanh: Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặt biệt của con người, trong đó các chủ thể tác động lên đối tượng bằng các công cụ
và phương pháp khác nhau, thông qua quy trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường (Phạm Ngọc Thanh – Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay NXB Chính trị Quốc gia, H, 2013, trang 17) [24]
Trang thiết bị được quản lý theo các phương thức khác nhau nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức, phù hợp với mục đích của các chủ thể trong điều
1.1.2 Sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá bản chất các sự vật (tự nhiên, xã hội, con người) nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời sáng tạo các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đích
sử dụng (Vũ Cao Đàm - Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2010) [13]
Theo Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13, NCKH là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn [19]
Trang thiết bị CNTT được sử dụng trong NCKH dưới các hình thức:
Trang 1915
i) Trong tìm kiếm tài liệu trên mạng
Mạng Internet là một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực Khai thác mạng Internet phục vụ biên soạn bài giảng và NCKH là vô cùng thiết yếu
Để khai thác thông tin, dữ liệu trên Internet, người nghiên cứu/giáo viên phải biết sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google search, Yahoo!Search, Bing, vinaseek.com, coccoc.com… Hiện nay, các từ điển bách khoa trực tuyến như Wikipedia, các diễn đàn chuyên ngành, các tạp chí khoa học ấn bản điện tử hết sức phổ biến trên thế giới và Việt Nam phục vụ hữu hiệu cho tìm kiếm, chia sẻ
dữ liệu trong nghiên cứu Không có trang thiết bị CNTT, máy tìm kiếm, thực hiện nghiên cứu sẽ bị hạn chế
Ngoài ra, nhờ có trang thiết bị CNTT mà việc khai thác các thư viện điện
tử trong NCKH trở lên dễ dàng, tiện lợi hơn trước đây rất nhiều
ii) Trong trao đổi, thu thập dữ liệu điều tra, phỏng vấn qua mạng, thử nghiệm
NCKH đòi hỏi thu thập dữ liệu để chứng minh một điều gì đó NCKH cũng đòi hỏi người nghiên cứu phải có tiến hành phỏng vấn, xây dựng các bảng hỏi Nhờ sử dụng trang thiết bị CNTT, các cuộc phỏng vấn có thể được tiến hành với chi phí thấp, hiệu quả cao và chính xác hơn, mở rộng về quy mô Theo các nhà khoa học, sử dụng trang thiết bị CNTT, phỏng vấn qua mạng có những lợi ích sau:
- Tính linh hoạt cao so với các phương pháp phỏng vấn truyền thống
- Rất nhanh so với bất kì phương pháp thu thập thông tin khác
- Chi phí thấp hơn so với phỏng vấn trực tiếp, thực hiện phỏng vấn bổ sung
dễ dàng, theo nguyên tắc bất đối xứng thông tin
- Ghi chép, lưu trữ lại dễ dàng không làm người phỏng vấn bối rối
- Người phỏng vấn có thể giải thích các yêu cầu dễ dàng hơn
- Có tính đại diện cao do mẫu phỏng vấn có thể có quy mô lớn
Trang 2016
iii) Đo lường điện tử
Một số dữ liệu thu thập phục vụ mục đích nghiên cứu có thể dưới hình thức đo lường điện tử, như dấu vết cookie trên các website, số lượng người truy cập, số lượt xem website (view), rất hữu ích trong nghiên cứu kinh doanh, nghiên cứu thị trường, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội
iv) Sử dụng trang thiết bị CNTT trong trình bày kết quả NCKH
Kết quả NCKH là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, như kết quả chứng minh một luận điểm, giả thuyết, đưa ra một kết luận, đề xuất Các kết quả nghiên cứu phải được hiển thị và công bố cho mọi người biết dưới hình thức có thể đọc được, xem được Sử dụng trang thiết bị CNTT để sản xuất/trình bày kết quả NCKH như bài viết/bài báo/báo cáo tổng hợp… là một khâu tất yếu và quan trọng
1.1.3 Sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong giảng dạy ở đại học
Giảng dạy theo nghĩa rộng, được hiểu là sự truyền thụ tri thức Giảng dạy bao gồm giảng là việc trình bày kiến thức cặn kẽ cho người khác hiểu, ví như giảng bài, giảng giải; dạy là sự truyền đạt lại tri thức hoặc kĩ năng một cách có phương pháp Theo Vũ Đăng Tảo, bản chất của giảng dạy là quá trình truyền đạt nội dung dạy học của người dạy tới người học [23] Theo quan niệm hiện đại, giảng dạy hay dạy học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách
Vì nghiên cứu (NCKH) và giảng dạy là những nhiệm vụ bắt buộc của các giảng viên trường đại học (Điều 72 Luật Giáo dục 2005) [20]
Để có sản phẩm NCKH và/hoặc tổ chức hoạt động đào tạo, dạy học việc
sử dụng các trang thiết bị CNTT là những đòi hỏi bắt buộc trong tình hình hiện nay Các hình thức sử dụng trang thiết bị CNTT trong giảng dạy
Trang 2117
i) Trong soạn thảo giáo án, bài giảng
Đây là hình thức sử dụng trang thiết bị CNTT như máy tính có cài đặt các phần mềm soạn thảo văn bản như MS word, MS Powerpoint soạn thảo slide trình chiếu, các phần mềm hỗ trợ vẽ hình… Tùy từng môn học, chuyên ngành,
có nhiều trang thiết bị CNTT được sử dụng, ví dụ sử dụng máy tính và các phần mềm: Mathcad, Sketpad, Latex trong biên soạn bài giảng các môn chuyên ngành toán học; phần mềm Novoasoft Science Word 6.0 trong chuyên ngành Hóa, Lý….; xây dựng các đoạn phim video, tạo ảnh động, hoạt hóa bằng các phần mềm Macromedia Flash, Adobe Photoshop…
ii) Trong thuyết trình, trình bày bài giảng
Các trang thiết bị CNTT như máy chiếu projector, màn hình TV cỡ lớn, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web được sử dụng trong quá trình thuyết trình, trình bày bài giảng Các bài giảng điện tử mà không có thiết bị trình chiếu thì hiệu quả sử dụng sẽ không còn, thậm chí phản tác dụng Có thể thấy, sử dụng trang thiết bị CNTT trong biên soạn bài giảng và trình bày bài giảng là hai khâu kế tiếp nhau và có mối liên quan mật thiết với nhau Đặc biệt, đối với những đoạn video, ngoài trình chiếu màn ảnh rộng, còn cần các phương tiện khác như loa, microphone, âm ly… để truyền tải thông tin đến số lượng lớn người học, những lớp có số lượng sinh viên đông
Trong trường hợp đào tạo từ xa, học tập điện tử (e-learning), các gói bài giảng được cung cấp trên Internet, cả người dạy và người học đều cần các trang thiết bị CNTT để truyền tải: gửi và nhận, dạy và học Ngày nay, xu hướng e-learning đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi nhu cầu sử dụng trang thiết bị CNTT ngày càng gia tăng
1.1.4 Sử dụng trang thiết bị CNTT của người học
i) Trong học tập và nghiên cứu
Đối với người học hoặc quá trình học tập, cũng cần sử dụng trang thiết
bị CNTT Giáo dục hiện đại nhấn mạnh vào vai trò của người học, tự học, tính
Trang 22Một số hình thức chủ yếu của sử dụng trang thiết bị CNTT của người học, hoạt động học tập là:
- Thực hành trên máy tính: những môn học/học phần như tin học căn bản, tin học văn phòng, thiết kế website, quản trị website, ngôn ngữ lập trình C, C++, Fortran
- Trao đổi tài liệu học tập giữa giáo viên với học viên: giảm thiểu tài liệu in trên giấy, thay bằng tài liệu học tập điện tử
- Tự tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập bổ ích: tại các thư viện điện tử, các diễn đàn chuyên ngành, các từ điển bách khoa trực tuyến
- Học tập trực tuyến, học tập từ xa
- Tham gia sinh hoạt nhóm: làm bài tập nhóm, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân
- Tham gia thi trắc nghiệm trực tuyến, kiểm tra kiến thức cá nhân
- NCKH, điều tra, phỏng vấn trực tuyến phục vụ NCKH, làm luận văn tốt nghiệp, đề tài NCKH của sinh viên
ii) Trong đánh giá kết quả học tập, thi thực hành
Đánh giá kết quả học tập, thi trực tuyến rất cần thiết đối với người học và người dạy Kết quả học tập là thành tích cá nhân người học, nhưng cũng phản ánh một phần quá trình đào tạo, giảng dạy, khả năng tiếp thu của người học, khả năng giảng dạy, mức độ khó/đơn giản của đề thi
Sử dụng trang thiết bị CNTT, nhiều môn thi, học phần thi có thể được diễn ra khách quan, giảm bớt áp lực cho nhà trường Nhất là những môn thuộc chuyên ngành máy tính, thi thực hành tổ chức thi trên máy tính gần như là phương án tối ưu
Trang 2319
1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy
1.2.1 Lý luận về đánh giá hiệu quả sử dụng
Hiệu quả được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất Hiệu quả được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, phổ biến nhất là các loại: hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội, hiệu quả đào tạo; hiệu quả khoa học và công nghệ
Tùy vào mục đích, yêu cầu, trình độ nguồn nhân lực, thời gian và ngân sách, các phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng có thể khác nhau
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, hoặc kế hoạch đặt ra ban đầu là đánh giá hiệu quả sử dụng trên cơ sở so sánh kết quả thực hiện với những chỉ tiêu đã đặt
ra Đây là phương pháp đánh giá phổ biến khi xác định trước những chỉ tiêu ban đầu, nhất là các đánh giá hiệu quả sử dụng với thang đo định lượng Một số phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng phổ biến hiện nay là: [14]
i) Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế thường được xem như phân loại chủ yếu nhất khi đánh giá hiệu quả Hiệu quả kinh tế thường được đánh giá qua các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, kinh doanh Để xác định hiệu quả kinh tế, có hai cách xác định sau:
1) Theo chỉ tiêu tuyệt đối, HQKTlà sự khác nhau (chênh lệch) giữa tổng thu về với tổng chi phí bỏ ra, và được xác định theo công thức
HQKT = Tổng giá trị, doanh số tạo ra (Output) – tổng chi phí, đầu tư bỏ ra (Input); trong đó tổng giá trị tạo ra bao gồm: giá trị sản phẩm, dịch vụ, số lượng sản phẩm, lợi nhuận, doanh thu…; tổng chi phí, đầu tư bao gồm: nguồn lực được
sử dụng để tạo ra giá trị, là vốn bằng tiền, công nghệ, quản lý và nhân lực
2) Theo chỉ tiêu tương đối, HQKT là tỉ lệ giữa tổng thu về với tổng chi phí
bỏ ra, và được xác định theo công thức:
Trang 2420
Trong thực tế, nếu chỉ xác định HQKT để quyết định đầu tư hay không, thì nhiều dự án, nhiều vấn đề xã hội sẽ không được giải quyết Vì thế, cần xem xét các loại hiệu quả khác như hiệu quả xã hội, hiệu quả khoa học…
ii) Hiệu quả xã hội
Về lý thuyết, hiệu quả xã hội là kết quả cụ thể đạt được từ ứng dụng CNTT, trang thiết bị trên các bình diện xã hội Thông thường, hiệu quả xã hội được xem xét ở mức độ đóng góp của dự án, hoặc sử dụng trang thiết bị CNTT phục vụ hoặc giải quyết các vấn đề xã hội như đào tạo, tạo ra các việc làm, nâng cao chất lượng mức sống, giải quyết vấn đề môi trường, nâng cao dân trí…
Để đánh giá hiệu quả xã hội, có thể sử dụng các tiêu chí:
- Tạo ra nhiều việc làm mới
- Tiết kiệm chi phí, nguồn tài nguyên, nhân lực
- Giảm bớt ô nhiễm môi trường
- Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, công việc
iii) Hiệu quả đào tạo, khoa học và công nghệ
Hiệu quả đào tạo, khoa học và công nghệ thường được xem xét trong hoạt động đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước Hiệu quả đào tạo được thể hiện qua mức độ đóng góp của các công trình NCKH vào giải quyết các vấn đề đào tạo Hiệu quả đào tạo thể hiện trên nhiều tiêu chí: số lượng người được đào tạo, trình độ người đào tạo, số công trình nghiên cứu được công bố, ứng dụng kết quả NCKH trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại Hiệu quả đào tạo, NCKH và công nghệ còn được xem xét số lượng công trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ đào tạo, giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy Do đặc điểm của đào tạo và NCKH không phải lúc nào cũng có ngay các kết quả định hướng trực tiếp, cần đánh giá hiệu quả trong lĩnh vực này với nhiều tiêu chí đặc thù
Trang 2521
1.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong
hoạt động giảng dạy
i) Biên soạn bài giảng
Sử dụng trang thiết bị CNTT trong biên soạn bài giảng giúp hiệu quả việc biên soạn cao hơn trên các phương diện:
- Sinh động, đa phương tiện: hình ảnh, sơ đồ, hoạt hóa, âm thanh, clip video được đưa vào bài giảng
- Dễ cập nhật, bổ sung, diễn giải, chú thích Ví dụ, nhờ có thể lưu các phiên bản khác nhau, bài giảng có thể được cập nhật liên tục, dễ bổ sung Các mục có thể sử dụng các tính năng của các phần mềm biên soạn, giúp chỉ ra được những điểm cần nhấn mạnh, lưu ý, quan trọng (chữ béo, in nghiêng, gạch chân, chữ màu, phủ màu), vẽ bảng…
So với phương pháp soạn bài giảng truyền thống, hoặc không có trang thiết bị CNTT, việc biên soạn các nội dung trên rất tốn nhiều thời gian, có thể không thực hiện được và kém sinh động
Nhờ sử dụng trang thiết bị CNTT, người biên soạn có thể tiết kiệm được thời gian, công sức, mà chất lượng biên soạn bài giảng không thấp hơn Với khả năng kết hợp nhiều công cụ đa phương tiện, chất lượng bài giảng có thể còn được cải thiện cao hơn so với biên soạn bài giảng không sử dụng trang thiết bị CNTT
ii) Trình bày bài giảng
Trình bày bài giảng với việc sử dụng trang thiết bị CNTT có thể đạt được kết quả tốt hơn Hầu hết cả người học cũng như người dạy đều công nhận lợi ích của sử dụng hai giác quan: nghe và nhìn sẽ tốt hơn chỉ sử dụng giác quan nghe
Sử dụng trang thiết bị CNTT, trình bày bài giảng ngoài yếu tố nghe giáo viên thuyết trình, người học có thể nhìn những nội dung, hình ảnh, hứng thú tham gia vào việc học tập
Trang 2622
Trong các trang thiết bị sử dụng để trình bày bài giảng, phải thấy rõ lợi ích của máy tính, các phần mềm và máy chiếu Nếu như máy tính và các phần mềm máy tính hỗ trợ quan trọng trong hiệu quả soạn bài thì máy chiếu được sử dụng trong trình bày bài giảng Sử dụng máy chiếu giúp:
- Giảng viên dễ dàng làm cho bài giảng trở nên sinh động, thú vị hơn bằng việc đưa vào đó những âm thanh, hình ảnh, màu sắc Thậm chí, giảng viên có thể chạy cả một đoạn video liên quan đến bài giảng hay hiển thị các vật mẫu bằng một camera chiếu vật thể kết nối với máy chiếu đa năng
- Tương tác giữa giáo viên và học viên trong quá trình giảng dạy
- Việc trình bày bài giảng điện tử không thể thiếu thiết bị máy chiếu Máy chiếu được xem là chiếu cầu nối thông tin giữa người dạy và người học Hiệu quả của quá trình giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải thấy được vai trò của máy chiếu
- Đối với những bài giảng được soạn thảo trên phần mềm Power Point, các website, sử dụng máy chiếu kết nối với máy tính, máy tính xách tay, giảng viên
có thể khai thác sâu nội dung của bài trong một tiết học, đặc biệt phát triển các
kỹ năng nghe, nói, đọc hiểu là những kỹ năng cần được rèn luyện nhiều trước khi hiểu và nhớ bài
- Nội dung truyền đạt cho người học đa dạng, nhiều hơn so với bài giảng phi điện tử Người dạy có thể tiết kiệm thời gian trong các hoạt động phụ khác như viết bảng, xóa bảng, vẽ hình ) Những trình chiếu có hình ảnh, hoạt hóa minh họa sinh động có thể giúp người dạy giảng dạy ấn tượng, thu hút, nâng cao hiệu quả dạy và học
Ngoài ra, những bài giảng được biên soạn trên máy (đa tích hợp) có thể được chia sẻ cho học viên (không phải in ấn, sao chụp) Bài giảng được gửi cho người học, giúp người học tự nghiên cứu, không cần đến trường lớp
Tóm lại, hiệu quả của sử dụng trang thiết bị CNTT trong trình bày bài giảng có thể thấy rõ, là kết quả của quá trình giảng dạy có thể tốt hơn so với không sử dụng trang thiết bị CNTT [33]
Trang 2723
iii) Các chương trình có sử dụng trang thiết bị CNTT
Một tiếp cận về đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT là việc có bao nhiêu chương trình có sử dụng trang thiết bị CNTT Điều này có nghĩa là hiệu quả được xem xét từ giả thuyết: nếu một trang thiết bị CNTT được sử dụng cho nhiều chương trình đào tạo sẽ có hiệu quả cao hơn so với trang thiết bị CNTT được sử dụng cho một chương trình đào tạo, một môn học
Đối với các trang thiết bị CNTT nói riêng và đồ dùng dạy học nói chung, mỗi phương tiện này có những chức năng cụ thể Ví dụ, compat sử dụng để vẽ hình tròn, thước kẻ để vẽ đường thẳng, bảng dùng để viết… Trên phương diện này, có thể thấy máy tính có thể được sử dụng trong nhiều quá trình hơn so với máy chiếu Máy tính sử dụng trong biên soạn bài giảng, trình bày bài giảng, trong NCKH, thực hành, giải trí, kinh doanh…, trong khi máy chiếu chỉ được sử dụng trong quá trình thuyết trình
Khía cạnh này cũng bao hàm các chương trình có sử dụng trang thiết bị CNTT Vì trang thiết bị CNTT được sử dụng trong giảng dạy ở các trường đại học rất đa dạng, trong các trường đại học lại bao gồm nhiều chương trình đào tạo, mỗi chương trình có thể đòi hỏi những trang thiết bị CNTT đặc thù Như vậy, có thể chia trang thiết bị CNTT thành hai nhóm:
- Nhóm trang thiết bị CNTT dùng chung cho nhiều chương trình: như máy tính, máy chiếu
- Nhóm trang thiết bị CNTT dùng riêng cho một chương trình/môn học: như các phần mềm, thiết bị … chỉ dùng cho một chương trình/môn học cụ thể
Như vậy những trang thiết bị CNTT được khai thác, sử dụng cho nhiều chương trình đào tạo thường được ưu tiên đầu tư/đầu tư trước, do được xem là
có hiệu quả cao hơn
Trang 2824
Hiệu quả là kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra Các mục tiêu có thể bao hàm mục tiêu định tính và định lượng Nếu như đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trên phương diện biên soạn bài giảng và trình bày bài giảng
có thể chú trọng nhiều đến mục tiêu định tính (tốt hơn, tiện lợi hơn, thích thú hơn); thì đánh giá qua chỉ tiêu số lớp học, số giờ học, số chương trình có ý nghĩa định lượng là chính
Mỗi chương trình khung được quy định bằng số học phần/tín chỉ Mỗi học phần được tính trên số giờ học (giờ giảng dạy, giờ tự học…) Một giờ học được tính 45 phút Tổng số giờ học thường được tính trên số lớp học * số giờ học cho một môn học
Như vậy, tổng số môn học được tính trên tổng số các chương trình đào tạo Tổng số giờ học được tính trên tổng số môn học, trong đó mỗi môn học được tính trên tổng số giờ học Có thể lấy ví dụ như sau:
Môn Tin học căn bản cho 10 chương trình của 10 chuyên ngành đào tạo, mỗi chuyên ngành có 10 lớp học
Như vậy số lớp học được mở là 10 * 10 = 100 lớp
Ví dụ, có các lớp học với thời gian giảng dạy 30 giờ (2 tín chỉ) và 45 giờ (3 tín chỉ), có 40 lớp khối không chuyên tin học và 60 lớp khối chuyên tin học Như vậy số giờ giảng dạy sẽ được xác định là 30 * 40 + 45 * 60 = 3900 giờ học Hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT được tính trên số giờ học; trong một số trường hợp tính trên số lớp học Như vậy, nếu một học phần chỉ có 60 giờ học,
so với học phần có 3900 giờ học; cả hai học phần đều sử dụng trang thiết bị là máy tính; rõ ràng học phần tin học có hiệu quả cao hơn rất nhiều
v) Số lượng sinh viên
Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT cần sử dụng tiêu chí số lượt học/số sinh viên sử dụng trang thiết bị CNTT Về nguyên tắc, những trang thiết bị CNTT được sử dụng nhiều lần, có tần số cao, có nhiều lượt người dùng phải được xem là có hiệu quả cao hơn so với những trang thiết bị có ít lượt người dùng, tần xuất sử dụng thấp
Trang 2925
Lưu ý là, không có tiêu chí nào được xem là quan trọng nhất trong đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT Có thể phối hợp nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng các trang thiết bị CNTT
Giả định chỉ sử dụng tiêu chí số lượng sinh viên để đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT, theo cách thức tính định lượng thuần túy như sau: nếu
120 sinh viên sử dụng một trang thiết bị CNTT sẽ có hiệu quả gấp hai so với 60 sinh viên sử dụng trang thiết bị CNTT Điều này sẽ không thể đánh giá hiệu quả, nếu quy mô lớp 120 sinh viên và quy mô lớp 60 sinh viên với số giờ học tương ứng là 45 và 60
Như vậy, để đánh giá hiệu quả giảng dạy, có thể sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí hoặc tùy vào ưu thế của tiêu chí nào
Trên thực tế, có thể sử dụng những tiêu chí khác: như hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của khai thác/sử dụng trang thiết bị CNTT thì mới đánh giá đầy đủ hoặc toàn diện hơn
1.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trong
hoạt động NCKH
i) Chất lượng công trình NCKH
NCKH là một quá trình mà kết quả của nghiên cứu được công bố sau những nỗ lực của những người nghiên cứu để giải quyết một vấn đề của cuộc sống Một NCKH thường được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định,
có thể một vài tháng đến một vài năm
NCKH là hoạt động rất vất vả và có nhiều rủi ro Để có được kết quả nghiên cứu tốt, đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố như trình độ hiểu biết, thái độ người nghiên cứu, quỹ thời gian, công sức, tài chính, sự hợp tác các nguồn lực bên ngoài và các trang thiết bị được sử dụng trong quá trình nghiên cứu Đối với nghiên cứu thực nghiệm, sự thành công nghiên cứu phụ thuộc khá lớn vào trang thiết bị Đối với nghiên cứu lý thuyết, sự thành công nghiên cứu phụ thuộc khá lớn vào khả năng tổng hợp lý thuyết
Trang 3026
Sử dụng trang thiết bị CNTT giúp người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu, từ tổng hợp tình hình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, thu thập dữ liệu, điều tra và xuất bản kết quả nghiên cứu Sử dụng trang thiết bị CNTT làm tăng chất lượng các nghiên cứu Điều này có nghĩa là đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT cần xác định rõ mối quan hệ giữa chất lượng NCKH với trường hợp khi không sử dụng trang thiết bị CNTT và trường hợp có sử dụng trang thiết
bị CNTT
Chất lượng công trình NCKH được xem xét từ nhiều góc độ:
- Theo phân cấp có NCKH cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp nhà nước
- Theo loại tạp chí khoa học có uy tín, thang điểm của các tạp chí
- Theo loại công trình nghiên cứu: bài báo, đề tài, dự án, giáo trình,
- Theo mức độ quan trọng nghiên cứu: đề tài trọng điểm, trọng tâm…
- Theo quy mô, thời gian: NCKH có kinh phí rất lớn và thời gian dài; nghiên cứu có kinh phí thấp và thời gian ngắn…
- Theo lĩnh vực nghiên cứu: chỉ tiêu này ít được xem xét trong đánh giá chất lượng NCKH
ii) Số lượng công trình NCKH
Số công trình/kết quả NCKH là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT Nếu trong giảng dạy, các chỉ tiêu số giờ, số lớp, số sinh viên là những chỉ tiêu định lượng của đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT thì trong NCKH, chỉ tiêu về số lượng công trình NCKH được công bố có ý nghĩa tương tự
Cả số lượng công trình và chất lượng công trình NCKH cũng được quy đổi theo số giờ khoa học Điều này là rất cần thiết bởi các NCKH đạt tiêu chí về
số lượng nhưng chất lượng không cao hoặc ngược lại Cần xem xét đầy đủ cả khía cạnh số lượng công trình và chất lượng công trình
Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong mối quan hệ với số lượng công trình NCKH cần phải làm rõ, các trang thiết bị CNTT tham gia vào quá trình NCKH ở những giai đoạn nào, công việc cụ thể là gì, mức độ sử dụng
Trang 3127
Trong số các công trình NCKH được công bố, bao nhiêu công trình có sử dụng trang thiết bị CNTT Đây là một vấn đề khó khăn nhưng rất quan trọng và thiết yếu, bởi các trang thiết bị đầu tư cho NCKH hoặc cho giảng dạy thường không chỉ được sử dụng vào một công việc duy nhất, vì thế mức độ sử dụng, thời gian
sử dụng lại cần xem xét cùng với số lượng/chất lượng giảng dạy/nghiên cứu tương ứng
Một điều cần lưu ý khác là giá trị đầu tư cho công trình NCKH Trong một số trường hợp, giá trị đầu tư cho công trình NCKH phải được xem xét khi đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT Có những NCKH không được đầu tư bởi vốn/ngân sách của tổ chức như luận văn, luận án, bài báo khoa học Những công trình này vẫn sử dụng các trang thiết bị CNTT Đánh giá hiệu quả
sử dụng trang thiết bị CNTT trong trường hợp này chủ yếu căn cứ vào mức độ
sử dụng trang thiết bị CNTT và số lượng công trình có được: số bài báo, số luận văn, luận án… Tuy nhiên, với những công trình được cấp kinh phí như đề tài, dự
án, cần xem xét tổng hợp các tiêu chí: số công trình, loại hình công trình, giá trị công trình, mức độ đầu tư, mức độ sử dụng… Phải xem xét kết hợp mới cho được kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT đối với kết quả NCKH một cách đầy đủ và toàn diện
iii) Ứng dụng kết quả NCKH
Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT qua ứng dụng kết quả NCKH là rất cần thiết nhưng cũng rất khó khăn, đặc biệt đối với nghiên cứu lý thuyết, và không phải khi nào cũng thực hiện được Nếu chỉ căn cứ vào số lượng công trình nghiên cứu có được từ sử dụng trang thiết bị CNTT mà không coi trọng chất lượng thì không đầy đủ Nếu căn cứ vào cả số lượng và chất lượng nghiên cứu mà không xem xét kết quả/khả năng ứng dụng NCKH thì nhiều công trình NCKH sẽ không được phê duyệt Ứng dụng kết quả NCKH là việc diễn ra trong tương lai, khó dự đoán, đánh giá nhưng lại cần thiết, nhiều khi lại được xem là đặc biệt quan trọng
Trang 3228
Tóm lại, đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT cần căn cứ vào một hoặc sự kết hợp của cả ba tiêu chí: số lượng kết quả nghiên cứu; chất lượng kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu Tùy từng trường hợp cụ thể, tiêu chí nào được chú trọng Không nên xem xét phiến diện, như chỉ căn cứ vào số lượng nghiên cứu mà cho rằng hiệu quả sử dụng cao hoặc thấp Đặc biệt phải đo lường được mức độ sử dụng trang thiết bị CNTT trong quá trình NCKH như thế nào?
1.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trên các
góc độ kinh tế, đầu tƣ
Nếu chỉ đánh giá hiệu quả về giảng dạy và NCKH của việc sử dụng trang thiết bị CNTT, thì nhiều trang thiết bị CNTT sẽ không được đầu tư Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT cần được xem xét trên góc độ kinh tế, đầu
tư, cụ thể là:
i) Giá trị đầu tư ban đầu
Để có trang thiết bị CNTT sử dụng, phải có mua, thuê sử dụng, hoặc được tài trợ Hình thức mua và thuê sử dụng là hình thức phổ biến nhất Lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào yêu cầu và khả năng tài chính của người sử dụng Ví dụ,
để biên soạn bài giảng, người giáo viên có thể đầu tư máy tính với các yêu cầu khác với người nghiên cứu Nếu đầu tư quá lớn, không cần thiết, hiệu quả đầu tư/sử dụng trang thiết bị sẽ được xem là thấp Ngược lại, đầu tư quá thấp, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, sự đầu tư đó sẽ không có giá trị Quyết định đầu tư trang thiết bị sử dụng CNTT luôn phải được xem xét với yêu cầu sử dụng, điều
đó phản ánh hiệu quả đầu tư cao hay thấp, phù hợp hay không?
ii) Thời gian hoạt động, vòng đời hoạt động
Hầu hết các trang thiết bị CNTT có thời gian hoạt động hoặc chu kỳ sống của nó Hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT được đo lường tương ứng với vòng đời hoạt động của nó Nếu trang thiết bị CNTT có thời gian hoạt động thực
tế ngắn hơn vòng đời hoạt động theo quy định của nhà nước, có thể thấy, trang
Trang 33- Khấu hao theo giá trị còn lại: Ví dụ máy tính đầu tư 5 triệu, sau 4 năm sử dụng, bán thanh lý được 1 triệu VND, khi đó khấu hao hàng năm là (5 – 1)/4 = 1 triệu VND
- Khấu hao theo giờ: Ví dụ máy chiếu đầu tư 30 triệu VND, sử dụng cho
3000 giờ, khi đó sử dụng mỗi giờ được tính khấu hao là 10.000 VND
- Khấu hao theo thực tế sử dụng bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng, vận hành: Ví dụ máy tính đầu tư 5 triệu, các phần mềm cài đặt có giá trị 3 triệu, sử dụng trong 4 năm, như vậy mỗi năm được khấu hao là (5 + 3)/4
= 2 triệu VND
Lợi ích của tính khấu hao trong đầu tư là ngoài các giá trị tạo ra, chúng ta
đã xác định thực tế sử dụng trang thiết bị CNTT vào việc tạo ra giá trị như thế nào Cách đánh giá hiệu quả này toàn diện hơn so với chỉ xem xét các kết quả đầu ra Ví dụ, nếu đầu tư máy tính có giá trị 5 triệu cũng làm được 5 đề tài và đầu tư máy tính 10 triệu cũng làm ra 5 đề tài trên, hiệu quả sử dụng máy tính trong trường hợp thứ nhất có thể được cho là cao hơn trong trường hợp thứ hai
iii) Khả năng tiêu tốn nhiên liệu
Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT nói riêng và trang thiết bị nói chung cần xem xét khả năng tiêu tốn nhiên liệu Để vận hành các trang thiết
bị, nguồn điện tiêu thụ, đầu tư cơ sở vật chất như phòng ốc, phương tiện bảo quản, bảo vệ, nhân viên vận hành cao hay thấp, nhiều hay ít cũng được cấu thành trong khi tính tổng chi phí để có thể sử dụng được trang thiết bị
Trang 3430
Xu hướng hiện nay là tiêu hao ít nhiên liêu, giảm tác động môi trường, khí thải độc hại ra môi trường Ví dụ quá trình sử dụng máy vi tính cũng tiêu thụ một lượng điện năng đáng kể và tạo ra khí thải C02 Một nghiên cứu cho thấy, năm
2006, 200 triệu lượt tìm kiếm/ngày tạo ra 200 tấn khí thải C02 [16]
Các máy tính để bàn có xu hướng được thay thế bằng máy xách tay vừa tiện lợi, tiêu thụ nhiên liệu cũng thấp hơn Nếu giá cả, độ bền được giải quyết, máy tính để bàn đang dần được thay thế bằng máy tính xách tay
iv) Giá trị còn lại
Có thể thấy, sau quá trình sử dụng, các trang thiết bị được khấu hao, tính khấu hao theo quy định pháp luật Trên thực tế, không phải mọi trang thiết bị đều được khấu hao hết, vì nhiều lí do như mức độ sử dụng khác nhau, vòng đời trang thiết bị cũng khác nhau Nhiều trang thiết bị được trang bị đồng bộ do đó khi thay mới, kể cả những bộ phận thiết bị có khả năng sử dụng tốt cũng được thay thế
Giá trị còn lại là giá trị sử dụng và giá trị thanh lý của tài sản trang thiết
bị Thông thường, trang thiết bị được bán thanh lý và giá trị thanh lý có thể phản ánh đúng giá trị sử dụng hoặc thấp hơn
Giá trị còn lại của trang thiết bị CNTT tuy không lớn nhưng cần xem xét khi đánh giá hiệu quả sử dụng Ngoài ra các trang thiết bị CNTT thường bị lỗi thời và trở thành rác thải công nghiệp, tác động lớn tới môi trường Ví dụ, màn hình máy tính có thể chứa nhiều hơn 6% chì tính theo trọng lượng Trong đánh giá hiệu quả sử dụng cần cân nhắc đầu tư, mua sắm trang thiết bị CNTT nào và cần cân nhắc giá trị còn lại, cũng như khi các trang thiết bị hư hỏng, trở thành rác thải công nghiệp
Trong khi sử dụng tài sản, trang thiết bị CNTT cần tuân theo các quy định quản lý của nhà nước và tổ chức
1.2.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị công nghệ thông tin trên góc
độ xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội, việc làm được xem là bình diện rộng nhất khi đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT
Trang 35Ngoài ra, trong quá trình đánh giá, thi hết môn, nhờ sử dụng trang thiết bị CNTT mà nhiều công việc mới liên quan đến khảo thí xuất hiện Xu hướng chung là các công việc tiêu tốn nhiều sức lao động thủ công sẽ giảm, thay thế bằng sức máy và trí tuệ con người
Tóm lại, đánh giá hiệu quả sử dụng là rất rộng, trên nhiều khía cạnh
Trong nghiên cứu này, đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT được giới hạn trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất; đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động
giảng dạy,dựa trên các tiêu chí:
- Số lớp học, số giờ học, số sinh viên, các môn học, chương trình (thời gian) có sử dụng các trang thiết bị CNTT
- Các hoạt động: biên soạn bài giảng, trình bày bài giảng, đánh giá kết quả môn học
Thứ hai, đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động
nghiên cứu khoa học
- Số công trình NCKH, đề tài, đề án, bài báo…
- Loại công trình NCKH, số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ…
Cả hai tiêu chí trên có căn cứ là kế hoạch hoạt động giảng dạy và NCKH hàng năm, tổng kết năm học, kết quả đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm
Trang 3632
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 đã làm rõ những khái niệm chủ yếu như trang thiết bị CNTT, phân loại trang thiết bị CNTT, giảng dạy và NCKH ở đại học, sử dụng trang thiết bị CNTT trong NCKH trong giảng dạy Luận văn cũng trình bày khái niệm về đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong hoạt động dạy, và hoạt động NCKH, cách tiếp cận sử dụng trang thiết bị CNTT trong NCKH và giảng dạy chủ yếu là đánh giá hiệu quả sử dụng trên cơ sở so sánh với kế hoạch hàng năm qua các chỉ tiêu về đào tạo, số giờ giảng dạy, số giờ sử dụng trang thiết bị, số lượng người sử dụng trang thiết bị, số đề tài và số bài báo khoa học…
Đây là những vấn đề lí luận hết sức quan trọng, làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT trong giảng dạy và NCKH tại Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trình bày ở chương 2
Trang 3733
Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN –
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu khái quát về trường Đại học Khoa học Tự nhiên
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ Sự ra đời và phát triển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là sự tiếp nối kế thừa truyền thống
40 năm của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – một trong những trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên có uy tín của Việt Nam
Trải qua chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển (1956 – 2011), các thế hệ thầy và trò của Trường ĐHKHTN đã hình hình thành nên bản sắc văn hóa
và triết lý phát triển riêng mình với hệ giá trị cốt lõi: (i) Chất lượng xuất sắc:
Nhà trường luôn hướng đến chất lượng xuất sắc trên mọi lĩnh vực, trong mọi
hoạt động của mỗi cá nhân, đơn vị, tập thể; (ii) Đổi mới và sáng tạo: Nhà trường
luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và sáng tạo trong các hoạt động, nhất là trong đào tạo và NCKH Sáng tạo tri thức là một
trong những mục tiêu quan trọng của nhà trường; (iii) Trách nhiệm xã hội cao:
Nhà trường cam kết mang đến cho người học một chất lượng đào tạo và phục vụ tốt nhất Cán bộ và sinh viên luôn đề cao tinh thần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân và cộng đồng nhân loại; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển
kinh tế, xã hội của Việt Nam; (iv) Hợp tác và thân thiện: Nhà trường luôn tạo
dựng một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, mọi thành viên đều được tôn
trọng, bình đẳng và khuyến khích phát triển; (v) Sứ mệnh “Sáng tạo, phổ biến và
phát triển kiến thức; cung cấp nguồn nhân lực tài năng, chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị cao cho xã hội; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển khoa học cơ bản của nước nhà”
Trang 3834
Khẩu hiệu hành động: Tri thức, tiên phong, sáng tạo và trách nhiệm xã hội
là cội nguồn của mọi thành công xuất sắc
Về cơ cấu tổ chức: được minh họa theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Trang 3935
Về nguồn nhân lực: Hiện tại, nhà trường có 667 cán bộ công chức đang
làm việc tại trường, trong đó có 369 cán bộ giảng dạy đại học, 39 giáo viên trung học phổ thông chuyên, 18 giáo sư, 100 PGS, 8 TSKH, 229 Tiến sỹ, 195 Thạc sỹ,
3 Nhà giáo nhân dân, 34 Nhà giáo ưu tú Trong số đội ngũ cán bộ viên chức của nhà trường, số giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 95% trong đó số có trình trình độ Tiến sỹ trở lên chiếm 64%, số có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm trên 30%
Về cơ sở vật chất: Hiện nay, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có ba cơ
sở tại Hà Nội là:
- Trụ sở chính tại 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
- Cơ sở tại 19 Lê Thánh Tông - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Cơ sở tại Ký túc xã Mễ Trì - Lương Thế Vinh - Hà Nội
Theo kế hoạch, Trường ĐHKHTN có cơ sở mới tại khu vực Hòa Lạc, Thạch Thất nằm cách Hà Nội 30 km về phía Tây Bắc, với diện tích hơn 67 ha Trường đang lập qui hoạch chi tiết, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để tiến hành xây dựng và dự kiến sẽ đưa từng phần của cơ sở mới vào hoạt động từ giai đoạn 2015 - 2020
Trong 5 năm trở lại đây, Trường đã được ĐHQGHN đầu tư khá lớn với nhiều trang thiết bị hiện đại và tương đối đồng đều ở các đơn vị; giảng đường và các điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập được cải thiện đáng kể; gần 100% giảng đường được trang bị màn chiếu và máy chiếu, có 40 giảng đường chuẩn; Trường có trên 100 phòng thí nghiệm và phòng máy phục vụ giảng dạy, học tập
và nghiên cứu khoa học, trong đó có một số phòng thí nghiệm hiện đại, đáp ứng việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế
Về nguồn tài chính: Nguồn ngân sách nhà nước cấp bao gồm vốn sự
nghiệp giáo dục và đào tạo; sự nghiệp khoa học công nghệ môi trường, chiếm khoảng 75% tổng kinh phí hoạt động thường xuyên các chương trình, mục tiêu
dự án quốc gia
Trang 4036
Thu sự nghiệp từ học phí, lệ phí, dịch vụ đào tạo, dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ chiếm khoảng 25% tổng kinh phí hoạt động thường xuyên
Thu từ các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước không đáng kể so với kinh phí hoạt động thường xuyên
Để thực hiện sứ mệnh “Sáng tạo, phổ biến và phát triển kiến thức; cung cấp nguồn nhân lực tài năng, chất lượng cao và sản phẩm khoa học công nghệ có giá trị cao cho xã hội; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển khoa học cơ bản của nước nhà” Trường Đại học Khoa học Tự nhiên xây dựng mục tiêu chiến lược từng giai đoạn với kế hoạch thực hiện cụ thể
2.1.2 Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Về hoạt động đào tạo: Trường luôn phấn đấu giữ vững và nâng cao chất
lượng đào tạo, không chạy theo số lượng, với phương châm đào tạo trình độ cao
và chất lượng cao Công tác tuyển sinh của nhà trường phát triển theo hướng ngày càng phù hợp hơn với tiêu chí của một trường đại học nghiên cứu Quy mô đào tạo của Trường hàng năm giữ ổn định sinh viên hệ đại học chính quy, giảm dần sinh viên hệ đại học vừa làm vừa học; tăng quy mô sau đại học, nhất là số lượng nghiên cứu sinh
Trường thuộc số ít đơn vị trong cả nước thực hiện đào tạo sau đại học với
tỷ lệ học viên sau đại học lớn hơn 27% tổng số sinh viên đại học chính quy
Trường đã tích cực thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước Trường đã áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo tín chỉ; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, đổi mới công tác quản lý đào tạo Nhà trường đã chuyển đổi toàn bộ khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học để phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ Tất
cả môn học đã được soạn lại đề cương chi tiết theo quy định của ĐHQGHN, 100% môn học có giáo trình, bài giảng
Website của Trường có địa chỉ là: http://hus.vnu.edu.vn ngày càng phục
vụ tốt hơn công tác giảng dạy và học tập Mỗi sinh viên đều được cấp địa chỉ