MỤC LỤC Trang Chuyên đề 1: Một số vấn đề về kinh tế học pháp luật và đặc trưng của nó trong khoa học xã hội Chuyên đề 4: Cách nhìn của kinh tế học pháp luật về bản chất của hành vi con n
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
********************
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VÀ KHẢ NĂNG ĐƯA KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VÀO GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MÃ SỐ: LH – 2011 - 11/ĐHL
HÀ NỘI - 2012
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chủ nhiệm đề tài: 1 TS Nguyễn Văn Tuyến
2 ThS Nguyễn Đức Ngọc
Các tác giả chuyên đề khoa học:
SỐ
TT
1 ThS Vũ Ngọc Anh Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh Chuyên đề 1
2 TS Nguyễn Văn Cương
6 TS Nguyễn Văn Tuyến Trường ĐH Luật Hà Nội Chuyên đề 7
Trang 34 Thương nhân Tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Chuyên đề 1: Một số vấn đề về kinh tế học pháp luật và đặc
trưng của nó trong khoa học xã hội
Chuyên đề 4: Cách nhìn của kinh tế học pháp luật về bản chất
của hành vi con người
82
Chuyên đề 5: Sự cần thiết của việc giảng dạy kinh tế học pháp
luật trong đào tạo luật ở Việt Nam
91
Chuyên đề 6: Kinh nghiệm đào tạo kinh tế học pháp luật ở một
Chuyên đề 7: Đề xuất mô hình giảng dạy kinh tế học pháp luật
tại Trường Đại học Luật Hà Nội
119
Chuyên đề 8: Một số nguyên tắc ban đầu để xác định nội dung
giảng dạy kinh tế học pháp luật ở Trường Đại học Luật Hà Nội
142
Trang 5A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Kinh tế học pháp luật, cũng thường được gọi là “kinh tế học pháp luật”,
“phân tích kinh tế các quy định pháp luật”, “những khía cạnh kinh tế của luật pháp”, “luật và kinh tế” là một bộ môn khoa học được chính thức ra đời khoảng giữa thế kỷ XX, và ngày nay đã được giảng dạy tương đối phổ biến ở các chương trình đào tạo luật trên thế giới
Nghiên cứu kinh tế học pháp luật và áp dụng kinh tế học pháp luật trong chương trình giảng dạy luật ở Việt Nam là vấn đề có tính cấp thiết, xuất phát
từ các lý do sau đây:
Thứ nhất, kinh tế học pháp luật là thành tựu nổi bật nhất của khoa học
pháp lý trong giai đoạn vừa qua Sở dĩ khẳng định như vậy là bởi kinh tế học pháp luật đã đề xuất những phương pháp mới và hướng tiếp cận mới đối với đối tượng nghiên cứu là pháp luật Thật vậy, xuất phát từ cách tiếp cận liên ngành- giữa khoa học kinh tế và khoa học pháp lý, kinh tế học pháp luật đã hình thành nên hệ thống các phương pháp nghiên cứu có giá trị khách quan, thực tiễn trong việc xem xét các vấn đề pháp luật Bên cạnh đó, kinh tế học pháp luật tiếp cận pháp luật theo hướng coi pháp luật là một nguồn lực, một yếu tố cơ bản của thể chế, là đối tượng mà các chủ thể trong một cấu trúc xã hội phải sử dụng một cách có hiệu quả nhất Như một hệ quả, cách tiếp cận pháp luật như vậy cũng có tác dụng lan tỏa khuyến khích sự phát triển của các trường phái nghiên cứu pháp luật khác, chẳng hạn: triết học pháp luật hình thành nên cặp khái niệm: hiệu quả hay công bằng trong các qui định pháp lý
Để đổi mới và hội nhập nền khoa học pháp lý Việt Nam, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải cập nhật và tiếp thu những thành tựu của khoa học pháp
lý trên thế giới Chúng ta có thể thấy quá trình du nhập này đã ghi nhận những thành quả bước đầu ở các phân môn như luật học so sánh hay xã hội học pháp
Trang 6luật Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu và giảng dạy các tri thức của kinh tế học pháp luật là phù hợp với xu thế hiện nay
Thứ hai, kinh tế học pháp luật đã được ứng dụng khá thường xuyên
trong thực tiễn của đời sống pháp lý ở Việt Nam hiện nay
Trái ngược lại với những hoài nghi, d dặt về mặt lí thuyết của kinh tế học pháp luật, thực tiễn đời sống pháp lý ở Việt Nam đã có những bước đi rất
cụ thể trong việc áp dụng các phương pháp và công cụ của kinh tế học pháp luật Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng pháp luật, một số dự án luật hiện nay đã sử dụng việc đánh giá lợi ích - chi phí của qui phạm pháp luật, mà thực chất là áp dụng việc đánh giá tác động của các qui phạm pháp luật RIA - một nội dung của kinh tế học pháp luật Mặc dù vậy, sự ứng dụng này còn chưa mang tính hệ thống, đòi hỏi phải có sự tổng kết về mặt lý luận trong điều kiện Việt Nam và cũng đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo và trang bị những k năng nhất định Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài góp phần nhất định đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn
Thứ ba, trong quá trình đổi mới chung của trường Đại học Luật Hà Nội,
nghiên cứu và giảng dạy các trường phái pháp lí chính trên thế giới là một xu thế tất yếu, nhằm tăng cường khả năng hội nhập với môi trường học thuật chung của thế giới, mở rộng và tiến tới làm chủ các kiến thức khoa học hiện đại Thật vậy, mặc dù là thành tựu nổi bật nhất của khoa học pháp lý thế kỷ
XX nhưng kinh tế học pháp luật ở Việt Nam mới ch được biết đến trong một vài năm gần đây, chủ yếu dưới dạng cung cấp thông tin và cũng còn nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về bản chất thật sự của kinh tế học pháp luật
là gì, liệu những tiền đề nghiên cứu của kinh tế học pháp luật có thực sự phù hợp với các chủ thể của một quan hệ pháp luật, khả năng ứng dụng vào giảng dạy luật học của kinh tế học pháp luật như thế nào Thực tế đó cho thấy nhu cầu cần có những nghiên cứu về nội dung cũng như những vấn đề sư phạm đối với kinh tế học pháp luật, dù ch bước đầu, nhằm tìm ra câu trả lời cho
Trang 7những câu hỏi vừa nêu và tương tự
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về kinh tế học pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới
mẻ, ngay cả đối với những quốc gia phát triển, nhưng việc triển khai nghiên cứu kinh tế học pháp luật diễn ra rất nhanh chóng, phong phú với rất nhiều nội dung So với nhiều lĩnh vực nghiên cứu pháp luật khác, các sản phẩm nghiên cứu về kinh tế học pháp luật được tiếp cận dễ dàng và hệ thống Các công trình nổi tiếng và cô đọng nhất về kinh tế học pháp luật là 2 cuốn của Richard Posner Economic analysis of law; Cooter va Ulen, Law and Economics Đây được coi là sách giáo khoa cơ bản cho mọi chương trình kinh tế học pháp luật trên thế giới Dường như, các công trình về kinh tế học pháp luật trong thời gian qua đã cho thấy khả năng ứng dụng rất rộng rãi của kinh tế học pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của pháp luật, từ luật cạnh tranh, luật thuế cho tới luật hình sự, luật hiến pháp
Nghiên cứu về ứng dụng kinh tế học pháp luật trong giảng dạy cũng được triển khai khá phong phú Claus Ott và Tina Neuling với phần viết về Tổ chức việc nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học pháp luật (Organation of research and teaching trong Bách khoa thư về kinh tế học pháp luật Encyclopedia of law & economics, chủ biên: Boudewijn Bouckaert và Gerrit
De Greest đã phân tích khái quát về xu hướngcũng như cách thức thực hiện môn học kinh tế học pháp luật tại các trường luật Cũng ngay tại chính cuốn Bách khoa thư này, tình hình giảng dạy môn học kinh tế học pháp luật tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được giới thiệu, có thể kể ra đây một số ví dụ
tiêu biểu: Law & Economics in Belgium by Gerrit De Geest; Law & Economics in Denmark by Henrik Lando; Law & Economics in Finland by
Risto Nuolimaa and Pekka Timonen; Law & Economics in France by Lionel Montagné; Law & Economics in Germany by Roland Kirstein; Law &
Economics in Greece by Aristides N Hatzis; Law & Economics in Hungary
Trang 8by András Sajó and Kinga Pétervári; Law & Economics in Italy by Roberto Pardolesi and Giuseppe Bellantuono; Law & Economics in Mexico by Andrès Roemer and José Diego Valadés; Law & Economics in The
Netherlands by Rudi W Holzhauer and Rob Teijl; Law & Economics in Norway by Erling Eide; Law & Economics in Portugal by Miguel Moura e
Silva; Law & Economics in Quebec by Frédérick Charette; Law &
Economics in Taiwan by Steven S Kan; Law & Economics in Serbia by
Zelkjo Sevic ; Law & Economics in Spain by Santos Pastor and Jesœs Pintos;
Law & Economics in Sweden by Göran Skogh
Tại Việt Nam, trong khoảng 5 năm gần đây đã bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu, các chương trình về kinh tế học pháp luật Khởi động bằng Khoá
học Luật và Kinh tế học cho chính sách công vào tháng giêng năm 2005 tại
Chương trình Kinh tế Fulbright Tiếp theo, một loạt các công trình của Lê Nết
đã giới thiệu trực tiếp các nội dung của kinh tế học pháp luật: Đấu trí và Luật
(Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2005), Kinh tế luật (Nxb Tri thức, 2006) Bên cạnh đó, nhiều tác giả trong các nghiên cứu chuyên ngành của
mình đã bước đầu sử dụng kinh tế học pháp luật như một phương pháp phân
tích: Chuyên khảo Luật kinh tế của Phạm Duy Nghĩa Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội, 2004 , Bàn về tính hiệu quả của Luật Chứng khoán dưới góc độ Kinh
tế học pháp luật của Nguyễn Văn Tuyến Tạp chí Luật học năm 2006
Nhìn lại tình hình nghiên cứu nêu trên có thể rút ra các nhận xét sau:
Tính đa dạng của chủ đề nghiên cứu trong kinh tế học pháp luật Vì vậy, nó làm xuất hiện nhu cầu rất lớn cần có những nghiên cứu tóm lược lại
và phân tích về cốt lõi của các phương pháp mà kinh tế học pháp luật sử dụng
Các nghiên cứu ở Việt Nam nhìn chung không đề cập tới cách thức
áp dụng kinh tế học pháp luật trong giảng dậy luật với các điều kiện riêng của Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Trang 9Đề tài được triển khai nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế học pháp luật
Đưa ra các mô hình cho việc giảng dậy kinh tế học pháp luật tại trường Đại học Luật, nêu được các ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình
Xác định các điều kiện cho việc áp dụng kinh tế học pháp luật trong giảng dạy tại trường Đại học luật Hà Nội
Với mục tiêu như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy kinh tế học pháp luật trong các điều kiện của Trường Đại học Luật Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Bên cạnh việc sử dụng xuyên suốt phương pháp luận biện chứng, phương pháp phân tích, tổng hợp, để đảm bảo các kết quả nghiên cứu được kiểm định một cách chắc chắn, đề tài áp dụng một số thủ pháp nghiên cứu xã
hội học và mô hình phân tích SWOT
5 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận, bên cạnh việc đóng góp làm rõ thêm những vấn đề lý luận chung của kinh tế học pháp luật, đề tài đã trực tiếp làm sáng tỏ những cơ
sở lý luận cho việc giảng dạy kinh tế học pháp luật tại Trường đại học Luật
Hà Nội
Về mặt thực tiễn, đề tài đã đưa ra các mô hình cho việc giảng dạy kinh tế học pháp luật ở Trường đại học Luật Hà Nội Dựa vào các mô hình đó, đề tài đưa ra những đề cương nội dung tương ứng Bên cạnh đó, đề tài cũng phác họa các bước đi để thực hiện chương trình giảng dạy trong ngắn hạn và dài hạn tại Trường Đại học Luật Hà Nội
B TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC
Trang 10PHÁP LUẬT
1 Khái niệm về kinh tế học pháp luật
1.1 Về thuật ngữ
Thuật ngữ kinh tế học pháp luật, hay ngắn gọn hơn là kinh tế luật, được
sử dụng để ch ít nhất 2 khái niệm: i) kinh tế học pháp luật là một ngành khoa học liên ngành nghiên cứu về ứng dụng phân tích kinh tế đối với pháp luật, và (ii là tên gọi cho một chương trình giảng dạy về các nội dung nhất định của kinh tế học pháp luật trong các trường đại học
Trong điều kiện Việt Nam, việc sử dụng các thuật ngữ này cần lưu ý một
số điểm Về thuật ngữ kinh tế học pháp luật, nó được sử dụng như tên gọi về
một nội dung còn rất mới Điều này có nghĩa là bản thân thuật ngữ không có một độ phủ cần thiết đối với những nội dung hàm chứa để đảm bảo tính chuyên biệt của từ ngữ được sử dụng Trong các trường đại học chuyên về kinh tế, có rất nhiều bộ môn kinh tế chuyên ngành như kinh tế học công cộng, kinh tế phát triển, kinh tế y tế, kinh tế xây dựng… Cách dùng từ kinh tế học pháp luật với cách đặt kinh tế ở trước dễ khiến chúng ta liên tưởng đến một
bộ môn kinh tế chuyên ngành, không nổi lên ý tưởng về sử dụng phương pháp, cách tiếp cận của kinh tế học trong phân tích các vấn đề pháp lý Từ nguyên gốc Law and Economics với luật pháp đặt phía trước đã mang hàm ý chính pháp luật mới là vấn đề cần nghiên cứu, còn chiến lược tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mới thuộc về kinh tế học Kinh tế học pháp luật vì vậy không phải là một chuyển tải hoàn hảo của thuật ngữ Law and Economics Tuy nhiên, nếu dùng luật – kinh tế hay luật và kinh tế lại càng không ổn vì dễ lẫn lộn với bộ môn Luật Kinh tế hiện đang được giảng dạy tại các trường đại học luật
Về thuật ngữ kinh tế học pháp luật, xét về việc chuyển ngữ là sát nhất
với cụm từ tương đương trong tiếng Anh law and economics) Tuy nhiên, nghĩa của từ kinh tế học ở Việt Nam lại ch được quan niệm gắn với 2 bộ môn
Trang 11kinh tế cơ sở là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô Trong khi đó, ngoại diên của khái niệm “kinh tế học pháp luật” lại bao gồm nhiều bộ môn kinh tế như tài chính học, kinh tế công cộng, quản trị doanh nghiệp Do vậy, xét về nghĩa từ vựng, thuật ngữ “kinh tế học pháp luật” có nhiều nét nghĩa nhấn mạnh tới phương pháp sử dụng trong phân tích, như “độ thỏa dụng”, “cận biên”, “lựa chọn khan hiếm”
Mặc dù vậy, khi một ngành khoa học bắt đầu đi vào định hình mô thức phát triển, các nội dung và khái niệm cơ bản sẽ bắt gốc rễ và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, rào cản về từ ngữ và cách dịch thuật dần dần trở nên không còn ý nghĩa
1.2 Định nghĩa kinh tế học pháp luật
Về khái niệm Kinh tế học pháp luật, theo định nghĩa của Từ điển Black‟s
Law Dictionary “Kinh tế học pháp luật” law and economics là “một bộ môn
khoa học chủ trương thực hiện phân tích pháp luật dưới góc độ kinh tế theo
đó các quy tắc pháp lý được đánh giá chi phí/lợi ích để xem liệu một sự thay đổi pháp luật từ trạng thái này sang trạng thái khác sẽ làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng và phân bổ nguồn lực, tăng hay giảm sự giàu có của xã hội”
Một cách kinh điển, pháp luật là các quy tắc xử sự chung, hình thành từ các quy phạm xã hội hoặc từ việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế, nhằm mục đích đảm bảo trật tự xã hội Pháp luật, vì vậy, mang bản chất giai cấp và giá trị xã hội Các quy phạm pháp luật là chuẩn mực của hành vi xử sự Thông qua các chuẩn mực, con người kiểm nghiệm, nhận thức và điều ch nh các quá trình xã hội Như vậy, vấn đề hay câu hỏi cơ bản của pháp luật là con người nên hành
xử như thế nào để đảm bảo xã hội trật tự, và phát triển xã hội? Pháp luật được thiết lập để điều ch nh các quan hệ xã hội Mặt khác, pháp luật tác động đến ý thức của con người để tạo ra các mô thức hành xử phù hợp Từ đây, một vấn
Trang 12đề cơ bản khác của pháp luật là làm thế nào hay cần tác động ra sao để tạo ra các chuẩn mực về xử sự
Pháp luật phải làm thế nào để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, câu hỏi
đó thật không dễ trả lời Lúc này, những giải thích dựa vào luật tự nhiên hay bản chất giai cấp của pháp luật tỏ ra không thích hợp Đặt nặng mối quan tâm này, sự tương quan giữa pháp luật và kinh tế luôn được khẳng định Tuy nhiên, có những bí ẩn gì trong các hệ thống pháp lý đem đến thành tựu rực rỡ mang lại sự phồn thịnh ở một số quốc gia trong khi lại thất bại ở một số quốc gia khác Không hiếm gặp trên thực tế, đặc biệt tại những quốc gia phát triển, những đạo luật bị lãng quên, rất ít phát huy tác dụng trên thực tế Không phải chúng không được thiết kế công phu với bao tâm huyết của các nhà làm luật Cũng không phải chúng được xây dựng với k thuật và tư duy lạc hậu phần nhiều đều có tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các nước tiên tiến Vấn đề nằm ở chỗ linh hồn của các quy phạm pháp luật không đơn giản ch ở trong câu chữ chặt chẽ của một đạo luật dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu Chúng phụ thuộc vào môi trường hệ thống, nơi các quy phạm pháp luật tương tác với nhau để tạo ra các tác động chung Quan trọng hơn, chúng phải được đặt trong môi trường tương tác giữa các chủ thể, trong những yếu tố cấu thành cuộc chơi rộng lớn trong xã hội Để phục vụ mục tiêu phát triển, pháp luật không thể ch là các khuôn mẫu bị đóng rêu Vì phát triển hướng tới hiệu quả,
cơ chế và các tác động, nên pháp luật phải bắt đầu tiếp cận từ hệ thống và các thể chế pháp lý Nó phải là sự vận hành khuôn mẫu, không phải là việc đưa ra tuyên bố hay giả định về khuôn mẫu
Kinh tế học pháp luật tiếp cận các vấn đề luật pháp trên nền tảng triết lý của khoa học kinh tế: phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Pháp luật là các quy tắc điều ch nh hành vi xử sự, tạo nên các chuẩn mực về ứng
xử Các chuẩn mực ấy được đặt trong một thế giới khan hiếm về nguồn lực, phản ánh phần nào thế giới này Tuy nhiên, do con người tạo ra các chuẩn
Trang 13mực nên thế giới về khan hiếm và hiệu quả bị chồng lấn trong thế giới của ý chí con người Các phản ánh méo mó về thế giới tài nguyên khan hiếm dẫn đến việc phân bổ và sử dụng không hiệu quả nguồn lực Kinh tế học pháp luật nhìn pháp luật trong sự tích hợp của hai thế giới, xem pháp luật như một công
cụ để đạt được việc phân bổ và sử dụng hiệu quả Có thể nói, mục tiêu tiếp cận chủ yếu của kinh tế học pháp luật chính là hiệu quả của pháp luật
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học pháp luật
2.1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học pháp luật
Pháp luật và các hiện tượng liên quan đến pháp luật là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau Mỗi môn khoa học đều tiếp cận, nghiên cứu pháp luật và các hiện tượng liên quan tới pháp luật từ nhiều một góc độ riêng Chính vì thế, nói pháp luật và các hiện tượng pháp luật là đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học pháp luật là đúng nhưng chưa hoàn toàn lột
tả được khía cạnh mà Kinh tế học pháp luật muốn đề cập tới
Theo giáo sư D Friedman Đại học Santa Clara – Hoa Kỳ , Kinh tế học pháp luật quan tâm trả lời 3 vấn đề chính: 1 đánh giá hệ quả tác động của các quy phạm pháp luật khi có sự thay đổi trong quy định của pháp luật, các
cá nhân, tổ chức trong xã hội sẽ phản ứng như thế nào đối với sự thay đổi ấy ;
2 dự báo sự vận động của các quy phạm pháp luật theo hướng: các quy phạm không có lợi cho sự phát triển sẽ bị bãi bỏ bởi lôgic tự nhiên của pháp luật là thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua việc cải thiện tính hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực trong xã hội ; 3 đánh giá tính hiệu quả của các quy phạm pháp luật hiện hành lấy tiêu chí thúc đẩy tính hiệu quả trong phân bổ và sử dụng nguồn lực, các nhà kinh tế học pháp luật sẽ đánh giá xem các quy phạm hiện hành hợp lý hay không hợp lý
Theo một số nhà nghiên cứu về Kinh tế học pháp luật, nhìn chung, Kinh
tế học pháp luật muốn tập trung làm rõ 2 vấn đề chính: Thứ nhất, làm cách nào để dự đoán, đo lường được tác động thực tế của mỗi quy phạm pháp
Trang 14luật? Việc ban hành một quy phạm pháp luật mới sẽ có khả năng thay đổi,
tác động đến xã hội như thế nào? Hệ quả kinh tế của các quy phạm pháp luật
ấy ra sao? Thứ hai, mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật và mức độ
hiệu quả trong việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực khan hiếm trong xã hội
như thế nào? Quy phạm pháp luật tác động đến tình trạng hiệu quả của xã hội như thế nào? Như vậy, có thể thấy, kinh tế học pháp luật nghiên cứu pháp luật quy phạm hoặc nhóm quy phạm pháp luật và thiết chế pháp luật trong trạng thái động và tập trung vào các khía cạnh cơ bản sau:
- Kinh tế học pháp luật nghiên cứu tương tác giữa pháp luật với hành vi của con người trong xã hội: khi ban hành một quy phạm pháp luật mới, thiết lập một thiết chế pháp luật mới, quy phạm ấy, thiết chế ấy sẽ tác động như thế nào đối với xã hội và dự báo ứng xử của con người trước sự thay đổi đó dự
báo theo hướng, nếu quy phạm mang tính chất thưởng thì sẽ khuyến khích hành vi, và nếu quy phạm mang tính chất phạt thì sẽ ngăn ngừa những hành vi
được coi là không mong muốn như thế nào? Cách thức mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội đối phó với những biến động của pháp luật ra sao?
- Kinh tế học pháp luật không ch dự báo tác động đã được dự kiến của
quy phạm bởi nhà lập pháp khi ban hành mà còn dự báo cả những tác động
ngoài mong muốn (tác dụng phụ , ngoài dự định của nhà lập pháp Nói cách
khác, kinh tế học pháp luật nghiên cứu “hiệu lực tác động thực tế” real effect của các quy phạm pháp luật
- Kinh tế học pháp luật cũng nghiên cứu quy luật hình thành, phát sinh, phát triển của các quy phạm, nhóm quy phạm pháp luật nhưng được nhìn từ góc độ lôgic kinh tế của những sự thay đổi đó Nói cách khác, Kinh tế học pháp luật sẽ nghiên cứu vấn đề quy phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới hiệu quả phân bổ nguồn lực trong xã hội như thế nào Kinh tế học pháp luật cố gắng đưa ra những tiêu chí đánh giá thế nào là một quy phạm tốt và thế nào là một quy phạm tồi nhìn từ góc độ đóng góp của chúng đối với việc cải thiện
Trang 15hiệu quả phân bổ nguồn lực trong xã hội
2.2 Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học pháp luật
Kinh tế học pháp luật, với tư cách là khoa học phái sinh từ khoa kinh tế học nên đã kế thừa và sử dụng các phương pháp của kinh tế học để giải quyết các vấn đề pháp luật Hầu hết các phương pháp tiếp cận để giải thích và giải quyết các vấn đề kinh tế đều được sử dụng trong Kinh tế học pháp luật Chẳng hạn, đó là các phương pháp trong các lý thuyết về sự chọn lựa hợp lý (rational choice theory), lý thuyết trò chơi game theory Khi nghiên cứu,
dự đoán về hành vi ứng xử của con người, kinh tế học dựa vào giả định cho rằng, con người trong hiện thực giải quyết các tình huống của mình là con người duy lý Đó là con người biết cân nhắc, tính toán lợi/hại trong từng quyết định của mình Chính vì thế, kinh tế học sử dụng phương pháp phân tích có tên là “phân tích chi phí/lợi ích” cost/benefit analysis , điều mà trong ngôn ngữ hàng ngày vẫn gọi là phân tích lợi/hại, phân tích thiệt/hơn khi ra quyết định
Phương pháp phân tích “chi phí/lợi ích” phương pháp phân tích, nghiên cứu cơ bản của kinh tế học pháp luật Theo đó, mọi quy phạm pháp
luật, mọi hành vi pháp lý, giải pháp pháp lý đều được đánh giá từ góc độ so sánh “chi phí” cost và “lợi ích” benefit Cách tiếp cận ấy gợi mở nhiều vấn
đề về cách tư duy cho các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi pháp luật Chẳng hạn, đối với nhà lập pháp, việc ban hành một quy phạm pháp luật mới cần phải trả lời các câu hỏi sau đây: 1 Khi ban hành thêm một quy phạm mới đó một sự khuyến khích, trao một quyền năng hoặc một sự cấm đoán , quy phạm ấy sẽ gây ra những thiệt hại gì cho xã hội thiệt hại đó được phân bổ cho ai , và sẽ mang lại được những lợi ích nào? Phần thặng
dư lợi ích từ việc thực thi quy phạm đó là bao nhiêu? 2 Liệu có giải pháp nào thay thế cho việc ban hành quy phạm pháp luật đó không? Có nhất thiết phải ban hành hay có giải pháp điều ch nh khác có hiệu quả hơn? Đối với
Trang 16người thực thi pháp luật, về nguyên tắc, khi pháp luật đã được ban hành thì cần thực thi nghiêm ch nh, tuy nhiên, để thực thi nghiêm ch nh và đầy đủ, yếu
tố các nguồn lực và điều kiện bảo đảm cần phải tính đến Kinh tế học pháp luật sẽ hướng dẫn người thực thi pháp luật cân nhắc xác định các vấn đề, các
ưu tiên trong chương trình nghị sự, chương trình công tác của mình để làm sao hiệu quả thực thi pháp luật mang lại được tối ưu nhất
Trên đây là phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế học pháp luật Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu truyền thống như mô hình hóa, thống
kê, khảo sát xã hội học, kinh tế lượng cũng được sử dụng phổ biến
3 Các xu hướng và nội dung nghiên cứu chính của kinh tế học pháp luật
Các công trình nghiên cứu kinh tế học pháp luật ngày nay trở nên cực kỳ phong phú và đa dạng Dưới đây là một số hướng nghiên cứu chính của trường phái này trong thời gian hiện tại:
- Hướng nghiên cứu nhấn mạnh tới vai trò của thể chế: Những người
thuộc phái này tập trung vào việc ứng dụng cách tiếp cận của trường phái kinh tế học thể chế mới new institutional economics để phân tích các phương thức ứng xử của các tổ chức, cá nhân trong xã hội Những người theo phái này mà đại diện hàng đầu chính là giáo sư Douglass North – nhà kinh tế đạt giải Nobel năm 1993 cho rằng: việc các nhà kinh tế học thảo luận về quá trình trao đổi mà không đề cập tới môi trường thể chế diễn ra sự trao đổi ấy là một khiếm khuyết lớn Chính các quy tắc ứng xử đã có sẵn hay nói cách khác, chính các quy tắc chi phối hành vi ứng xử của con người cũng là yếu tố bên trong, yếu tố nội sinh của các quá trình trao đổi, tương tác kinh tế-xã hội chứ không phải là lực lượng bên ngoài của những tương tác này Ngoài ra, những người thuộc phái này cũng cho rằng, sự tồn tại các thể chế và thiết chế với tư cách là những sáng tạo của con người là cách thức để con người huy động nỗ lực tập thể, nỗ lực của xã hội để giải quyết các vấn đề mà tự bản thân không giải quyết được Douglass North đã từng nhận định: “Khi việc thực hiện giao
Trang 17dịch trở nên tốn kém, các thể chế thể hiện vai trò của mình Các thể chế trở thành những nhân tố định dạng cấu trúc ứng xử cho các chủ thể Chúng có thể
là những ràng buộc mang tính chính thức luật lệ, hiến pháp hay không chính thức tiêu chuẩn ứng xử, các hiệp định, các quy tắc ứng xử tự vận dụng và các quy tắc tự nguyện khác.” Các thể chế có vai trò đơn giản hóa vấn đề trong cơ chế ra quyết định của các cá nhân, tổ chức Bằng cách tuân theo những hành vi đã được quy định hay thể chế hóa, các cá nhân riêng lẻ sẽ
có thể có kế hoạch phối hợp hành động một cách hoàn hảo hơn Nói cách khác, tuy thể chế có vai trò giới hạn khả năng chọn lựa của mỗi cá nhân, tổ chức nhưng nó lại có vai trò giúp cho các chủ thể khác dự đoán tốt hơn cách ứng xử của mỗi chủ thể Điều này cũng có nghĩa rằng, sự hiện diện của thể chế sẽ làm giảm tính không chắc chắn về những hành vi mà người khác sẽ thực hiện Thể chế, vì vậy, là yếu tố quan trọng tạo nên sự minh bạch và niềm tin giữa các thành viên trong xã hội Thông qua đó, thể chế làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực trong xã hội và làm tăng năng lực giải quyết vấn đề của xã hội Từ góc độ này, thể chế, trong chừng mực nhất định được coi là một dạng vốn xã hội Hiện nay, những người theo đuổi hướng nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào giải mã vai trò của thể chế kinh tế và xã hội trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là sự tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển
- Hướng nghiên cứu nhấn mạnh tới khía cạnh lịch sử: những người
theo đuổi hướng nghiên cứu này thường quan tâm tới lịch sử quá trình phát sinh, phát triển của các quy phạm và thiết chế pháp luật; lý do đích thực của những đổi thay đó trong lịch sử và liệu những bằng chứng lịch sử có thực sự ủng hộ quan điểm mà trường phái kinh tế học pháp luật trong thời kỳ đầu đã nêu ra là: logic của pháp luật là logic về tính hiệu quả, quy phạm và thiết chế
có tính hiệu quả cho xã hội có khả năng tồn tại lâu dài hơn so với các quy phạm và thiết chế không khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội
Trang 18- Hướng nghiên cứu tích hợp phân tích kinh tế vào luật so sánh: đây là
hướng nghiên cứu mới diễn ra vào những năm cuối của thập niên 1990 nhất là trong bối cảnh các cuộc cải cách kinh tế, chính trị ở các nước trước đây từng theo chế độ xã hội chủ nghĩa nay đồng loạt chuyển sang mô hình phát triển kinh tế thị trường bằng cách nhập khẩu ồ ạt các quy chuẩn pháp luật và các thiết chế dân chủ mô phỏng của phương Tây Đại diện tiêu biểu của hướng nghiên cứu này là giáo sư Ugo Mattei – Đại học California Hoa Kỳ , tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng: “Kinh tế học luật so sánh” và “Luật so sánh” Các nhà nghiên cứu thuộc phái này tập trung vào tìm hiểu xem trường hợp nào hoặc điều kiện nào thì việc nhập khẩu luật pháp của phương Tây vào môi trường xã hội khác có thể thành công và trường hợp nào sẽ thất bại Liệu một quy tắc hoặc thiết chế được coi là tối ưu ở quốc gia này có thể mang nhập khẩu vào quốc gia khác mà vẫn mang lại lợi ích thiết thực hay không?
- Hướng nghiên cứu về hành vi chiến lược: nếu như giả định cơ bản sử
dụng trong phân tích kinh tế học pháp luật truyền thống mà Richard Posner
là đại diện tiêu biểu cho rằng con người là những thực thể độc lập, ứng xử theo hướng xác định là tối đa hóa lợi ích của bản thân, không để ý tới phản ứng của người xung quanh thì những người theo hướng nghiên cứu về hành vi chiến lược đã không chấp nhận mô hình này Dựa trên cơ sở lý thuyết trò chơi game theory , theo đó, trong những tình huống xã hội nhất định chẳng hạn, trong bối cảnh có sự cạnh tranh trên một thị trường , việc ch quan tâm tới lợi ích của mình mà không quan tâm tới phản ứng của người xung quanh nhất là các đối thủ cạnh tranh không chắc đã là cách thức ứng xử tối ưu, những người đi theo hướng nghiên cứu này cho rằng, cần hiệu ch nh lại những lý thuyết truyền thống của kinh tế học pháp luật để áp dụng tốt hơn với trường hợp các tương tác mang tính chiến lược Hiện nay, những người theo hướng nghiên cứu này thường tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý của lý thuyết trò chơi để giải thích các quy định pháp luật điều ch nh các loại thị trường mang tính độc quyền nhóm hoặc các quy định ràng buộc các cuộc chay đua
Trang 19chính trị trong các cuộc tranh cử, các quy định về cách ứng xử của các chủ thể trong quan hệ quốc tế
Ngoài các hướng nghiên cứu cơ bản kể trên, những người thuộc phái kinh tế học pháp luật hiện nay còn tập trung nghiên cứu về tính xác thực của các giả định kinh tế giả định về tính duy lý và tính vị lợi của con người kinh
tế , ứng dụng kinh tế học hành vi behavioral economics cho các phân tích pháp luật của mình Bên cạnh đó, việc ứng dụng lý thuyết về lựa chọn công cộng public choice theory vào giải thích sự vận hành của các thiết chế chính trị Đảng phái và Nhà nước cũng là một hướng nghiên cứu quan trọng
II XU THẾ ĐÀO TẠO KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ SỰ CẦN THIẾT GIẢNG DẠY KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1 Khái quát xu thế đào tạo kinh tế học pháp luật trên thế giới
Trong nhiều năm trở lại đây, các nghiên cứu về kinh tế học pháp luật đã góp phần đưa kinh tế học pháp luật phát triển thành một môn học rất mới mẻ
và được đưa vào giảng dạy ở nhiều Trường Luật trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa kỳ, châu Âu và một số nước ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… Việc giảng dạy về kinh tế học pháp luật được thiết kế cho
cả các Chương trình đào tạo liên ngành ngành kinh tế và ngành luật , đặc biệt
là cho các Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ luật học
- Tại Hoa Kỳ, môn kinh tế học pháp luật không ch được giảng dạy chính thức tại các Trường Luật thuộc Đại học Havard, Đại học Chicago, Đại học Yale, Đại học Berkely, George Mason… mà còn được thiết kế thành chuyên ngành kinh tế học pháp luật, với mục tiêu đào tạo các chuyên gia về chuyên ngành kinh tế học pháp luật
- Tại Châu Âu, môn kinh tế học pháp luật mới được đưa vào giảng dạy tại các Trường Đại học lớn ở các nước Âu châu từ những năm 90 của thế kỷ
Trang 2020 Các quốc gia như Anh, Đức, Hà Lan, Áo… đều có những khóa học chuyên biệt về kinh tế học pháp luật, hoặc được đưa vào như một môn học bắt buộc hay tự chọn của Chương trình đào tạo thạc s , tiến sĩ ngành luật
- Tại Châu Á, theo xu hướng cải cách giáo dục đại học và sau đại học, một số nước đã bắt đầu đưa môn kinh tế học pháp luật vào giảng dạy tại các trường đại học, trong đó có trường Luật Tuy nhiên, tùy theo nhận thức ở mỗi quốc gia mà kiến thức về Kinh tế học pháp luật có thể được thiết kế như một môn học chính thức trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, hoặc được thiết kế thành một Chuyên ngành đào tạo riêng về kinh tế học pháp luật
Ví dụ, gần đây tại Ấn Độ, trường đại học về khoa học tư pháp NUJS đã có hai khóa học về kinh tế học pháp luật dành cho các sinh viên đại học và học viên cao học Còn ở Singapore, Trường Đại học Quốc gia Singapore đã sáng lập một khóa học “bằng kép” về kinh tế học pháp luật vào năm 2005
Khảo sát kinh nghiệm trên thế giới cho phép rút ra một số khuynh hướng
cơ bản trong đào tạo kinh tế học pháp luật như sau:
Một là, chương trình đào tạo kinh tế học pháp luật được thực hiện rất đa
dạng về hình thức, với các cấp độ đào tạo khác nhau từ cử nhân cho tới thạc
sĩ, tiến s
Hai là, việc tổ chức đào tạo kinh tế học pháp luật không có công thức
duy nhất, nó hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường văn hóa và giáo dục của từng quốc gia cụ thể
- Ở M , thông thường các sinh viên thường học tại một khoá học khác trước khi bứơc chân vào giảng đường học luật Các chương trình học luật thường kéo dài 03 năm, chủ yếu tập trung vào đào tạo thực hành luật JD Do
đó, không có lý do nào để xây dựng một chương trình cử nhân kinh tế học pháp luật, mà thông thường các trường này sẽ có các chương trình đào tạo kinh tế học pháp luật hoặc là trong trường luật, hoặc thạc s hoặc tiến s luật
Trang 21- Ở các nước Châu Âu, chủ yếu các trường có chương trình thạc s kinh
tế học pháp luật Đây là chương trình thích hợp nhất để các sinh viên đã từng tốt nghiệp từ các chuyên ngành kinh tế, luật có thể cùng tham gia, nghiên cứu, trao đổi và phát triển
- Ở các nước châu Á, một số nước như Ấn Độ, Singapore đã có các chương trình đào tạo kinh tế học pháp luật nhưng do mới bắt đầu nên chủ yếu
là nằm trong chương trình đại học
Ba là, đào tạo kinh tế học pháp luật có những yêu cầu nhất đặc thù cho
đối tượng theo học Lý do có thể giải thích là: kinh tế học pháp luật là một chương trình liên ngành Muốn học được chương trình này, yêu cầu các sinh viên phải có được sự hiểu biết tương đối cả hai ngành kinh tế, luật Đây là yêu cầu tương đối cao so với mức độ trung bình của các sinh viên
2 Sự cần thiết giảng dạy kinh tế học pháp luật tại Trường đại học luật Hà Nội
Nhu cầu đào tạo kinh tế học pháp luật ở Trường đại học luật Hà Nội không ch xuất phát từ xu thế phát triển phù hợp với đào tạo luật trên thế giới,
mà điều quan trọng hơn là phải xuất phát từ chính những nhu cầu nội tại của đào tạo luật hiện nay Cho nên, xác định sự cần thiết giảng dạy kinh tế học pháp luật phải trả lời cho các câu hỏi chính yếu sau đây:
- Kinh tế học pháp luật có cung cấp những tri thức pháp lý có giá trị cho việc giảng dạy và nhận thức pháp luật?
- Việc trang bị kiến thức về kinh tế học pháp luật có đáp ứng nhu cầu
gì trong thực tiễn pháp lý hiện nay?
1.1 Việc giảng dạy kinh tế học pháp luật sẽ cung cấp những kiến thức khoa học mới về chất cho quá trình đào tạo pháp luật
Trong giai đoạn hiện nay, có 4 xu hướng nghiên cứu chính của khoa học pháp lý: triết học pháp luật, xã hội học pháp luật, so sánh luật, kinh tế học
Trang 22pháp luật; trong đó, nổi bật là kinh tế học pháp luật
Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong phần lý thuyết của các môn học luật ở Việt Nam chủ yếu là sử dụng cách thức triển khai của triết học pháp luật Cách thức này thường dựa trên những phân tích nội tại, logic bên trong của pháp luật Bên cạnh xu hướng này, các xu hướng còn lại trong khoa học pháp lý nhìn nhận pháp luật như một yếu tố trong mối liên hệ đa dạng hơn với các yếu tố bên ngoài như kinh tế, tập quán, văn hoá, xã hội Cách tiếp cận này cho thấy tính sống động hơn, thực tế hơn của đối tượng nghiên cứu là pháp luật Việc bổ sung và ứng dụng các thành tựu của khoa học pháp lý sẽ giúp cho đào tạo luật tránh được những lối mòn giáo điều và qua đó có những phương tiện để phân tích luật và sử dụng chúng gần gũi hơn với thực tế Điều này được lý giải bởi một số lí do sau:
- Làm tăng tính khách quan trong nội dung đào tạo luật Không hiếm trường hợp hiện nay việc phân tích các qui định mang tính tư biện, nhiều khi mang nặng xảo thuật ngôn từ và câu chữ Chẳng hạn, cho rằng công ty là dựa vào sự hợp tác để kinh doanh nên ít nhất phải có hai thực thể thành lập, cho nên lập luận đó bỗng trở nên lúng túng khi chính bản thân luật thực định thay đổi cho phép tồn tại loại hình công ty một thành viên Hoặc, ví dụ khác, giải thích câu chữ trên bề mặt nên dẫn đến những quan niệm hời hợt và sai lầm, như Sở giao dịch hàng hoá được ghi trong Luật thương mại ch là một nơi tập trung để mua bán hàng hoá trong khi thực chất đấy là một dạng thức đầu tư nhằm phòng chống rủi ro và phần lớn trường hợp là không có hàng hoá nào thực sự được trao nhận ở Sở giao dịch hàng hoá ấy cả Cố gắng đoạn tuyệt với lối phân tích chủ quan, khoa học pháp lý hiện đại tìm kiếm những cơ sở khách quan hơn cho lập luận bằng việc sử dụng các phương pháp mang tính định lượng nhiều hơn Ví dụ, ta có một mệnh đề định tính sau: ngoài hành vi của tôi ra, tôi không tồn tại với pháp luật Xã hội học pháp luật hoặc Kinh tế học pháp luật thao tác mệnh đề đó dưới góc nhìn thực chứng hơn Như trong kinh
Trang 23tế học pháp luật, người ta dựa vào lý thuyết hành vi để có thể mô hình hoá các hành vi của con người dựa trên giả định con người là có lý trí và phải quyết định hành vi trên cơ sở lựa chọn chi phí - lợi ích
- Làm tăng tính đa dạng và nhiều chiều của việc đào tạo luật Như đã nói, không ai có thể biết một người sinh viên sẽ thực sự phải đối mặt với công việc cụ thể nào Do đó, một chương trình dạy luật phải bao hàm tính đa dạng
về nội dung và đa chiều về cách tiếp cận Việc cập nhật các nghiên cứu mới trong khoa học pháp lý cung cấp cho chúng ta cơ hội để đạt được mục tiêu này Giả sử chúng ta xác định địa ch sử dụng lao động của các cử nhân luật
đã được học luật thuế là cơ quan quản lý và doanh nghiệp Ta có thể thấy, bên cạnh việc nhìn nhận thuế như một nghĩa vụ pháp lý luôn đòi hỏi có sự tham gia của nhà nước, là một quan hệ hành chính thuần tuý vốn rất phù hợp với góc nhìn của nhà nước, thì quan niệm thuế như một chi phí giao dịch lại rất thích hợp cho những tri thức và k năng để tư vấn cho doanh nghiệp về tính hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ thuế đôi khi, người ta còn hay gọi là sự tiết kiệm thuế- vừa phù hợp với pháp luật, vừa hiệu quả tài chính đối với doanh nghiệp Như vậy, khi chúng ta thấy, một môn học cập nhật những thành tựu khoa học pháp lý thì không ch mang lại chiều sâu tri thức cho môn học mà còn làm cho môn học đó được linh hoạt về k năng
- Việc cập nhật các thành tựu khoa học pháp lý có thể cho phép hình dung ra những môn học mới hoặc những nội dung cần phải bổ sung trong chương trình đào tạo Sự phát triển của khoa học pháp lý cung cấp cho chúng
ta những tri thức mới về pháp luật Các tri thức mới này, trong những điều kiện và thời điểm thích hợp, có thể giúp hình thành nên những môn học mới Chẳng hạn, tại nhiều nước tiên tiến, người ta đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa luật pháp và kinh tế, mà cụ thể là sử dụng những phương pháp của kinh tế học để phân tích các qui định pháp luật, và gần đây, trong nhiều chương trình đào tạo luật cũng đã thấy xuất hiện môn học kinh tế học pháp
Trang 24- Nhiều nội dung công việc của người làm công tác pháp luật không được giảng dạy tại các trường luật Nội dung giảng dạy được thiết kế dựa trên
sự phân tích logic nội tại hệ thống luật thực định Những tác động, ảnh hưởng của qui phạm pháp luật tới các hoạt động thực tế không được giảng dạy một cách hệ thống
- Thiếu các tri thức để vận dụng pháp luật trong thực tế Việc giảng dạy hiện nay chủ yếu nhấn mạnh đến các tri thức về nội dung của các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể Tuy nhiên, các tri thức này ch là một yếu tố dù có thể là quan trọng nhất trong rất nhiều yếu tố của quá trình điều ch nh pháp luật Sự hiểu biết về luật thuế không thể thay thế cho những kiến thức về kế toán, sự nắm chắc ý nghĩa của khái niệm trách nhiệm hữu hạn hay bản chất của cổ phần, cổ đông không bù đắp được cho sự thiếu hiểu biết về quản trị doanh nghiệp, báo cáo tài chính Tất nhiên, không có chương trình giảng dạy nào có thể dạy được tất cả mọi điều, nhưng những định hướng cơ bản về những tri thức cần phải có để vận dụng pháp luật hiệu quả thì rất cần giới thiệu cho học viên Nói như Oliver Wendell Holmes: Một luật gia hiện tại có thể ch cần nắm vững những logic của bản thân các qui định pháp luật, nhưng luật gia của tương lai cần phải biết về kinh tế Thời điểm mà câu nói trên được đưa ra là vào những năm cuối thế kỷ 19
Từ bối cảnh chung đó, xin bàn cụ thể về trường hợp của kinh tế học pháp luật Khảo sát đời sống pháp lý trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, chúng ta thấy có 2 ứng dụng của kinh tế học pháp luật được đề cập tới rất nhiều trong
Trang 25quá trình soạn thảo hoặc áp dụng văn bản qui phạm pháp luật, đó là:
- Qui trình đánh giá tác động của các văn bản qui phạm pháp luật với sự viết tắt quen thuộc theo tiếng Anh: RIA Qui trình này đã trở thành bắt buộc cho các dự thảo luật Mục đích của qui trình này là đo lường những ảnh hưởng mà một qui định sắp ban hành tới các đối tượng áp dụng Nội dung của những ảnh hưởng này là mối quan hệ về chi phí - lợi ích mà qui định mang lại Mục đích và nội dung của qui trình này, như vậy, chính là một sản phẩm ứng dụng của khoa học kinh tế học pháp luật
- Chi phí giao dịch Trong lĩnh vực pháp luật kinh tế, nhất là trong quá trình thi hành Luật doanh nghiệp, khái niệm chi phí giao dịch được sử dụng rất phổ biến để nhằm luận giải cho những nội dung của Luật này Chi phí giao dịch chính là nội dung cơ bản nhất của kinh tế học pháp luật Nó được sử dụng để giải thích hành vi ứng xử của các bên trong quan hệ kinh tế: tại sao người ta lại thành lập doanh nghiệp, tại sao công khai thông tin lại quan trọng cho sự phát triển kinh tế, và những câu hỏi tương tự
Mặc dù 2 nội dung trên đây được đề cập và sử dụng khá nhiều trong thực
tế pháp lý, nhưng có thể khẳng định, chưa có một chương trình đào tạo luật nào ở Việt Nam đề cập tới các nội dung này
Trước hiện trạng đó, việc nghiên cứu và thực hiện việc giảng dạy kinh tế học pháp luật sẽ có tác dụng thực tế sau đây:
Thứ nhất, trang bị cho các luật gia những kiến thức cơ bản trong việc sử
dụng các công cụ và phương pháp tư duy tiên tiến trong các công việc liên quan đến luật pháp Chẳng hạn, về mặt ngữ nghĩa khái niệm chi phí giao dịch rất dễ hình dung, nó có thể diễn nôm là: các chi phí phải bỏ ra để thực hiện giao dịch Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm này thì không phải là câu chuyện của
“từ vựng” mà là phải nắm được vì sao một giao dịch lại làm phát sinh chi phí, chi phí giao dịch gồm những cấu thành gì chi phí thông tin, chi phí bảo đảm, chi phí rủi ro… , và các cấu thành ấy được đo lường bằng cách nào
Trang 26Thứ hai, tránh việc sử dụng không đúng các công cụ, mô hình phân tích
của kinh tế học pháp luật Quay lại ví dụ về phân tích tác động của văn bản qui phạm pháp luật Hiện nay, bất kỳ dự thảo luật nào cũng có một phần giải trình về tác động của các qui định trong dự thảo Tuy nhiên, nhiều trường hợp, các giải trình đó ch là sự dự đoán chủ quan, thiếu cơ sở khoa học về mục tiêu có thể đạt được của sự điều ch nh pháp luật Các cụm từ mang nặng
sự suy luận tư biện, võ đoán được sử dụng rất phổ biến, ví dụ: “sẽ tác động mạnh tới…”, “là một sự thúc đẩy tới…” Thật ra, phương pháp đánh giá tác động của văn bản pháp luật phải dựa trên các cơ sở dữ liệu được thu thập khách quan, có tiêu chí, biến số định lượng rõ ràng; bản chất của nó là sự phán đoán, ước lượng mang tính thống kê, chứ không phải là những nhận định áng chừng, chung chiêng
III ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢNG DẠY CƠ BẢN
1 Mô hình đào tạo kinh tế học pháp luật tại Trường Đại học luật Hà Nội
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi đề xuất 3 mô hình dưới đây, theo cấp độ từ thấp đến cao và theo một lộ trình thích hợp:
- Mô hình thứ nhất: Kinh tế học pháp luật được giảng dạy với tư cách là
một chuyên đề chuyên sâu trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ;
- Mô hình thứ hai: Kinh tế học pháp luật được giảng dạy với tư cách là
một môn học/học phần trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ;
- Mô hình thứ ba: Kinh tế học pháp luật được giảng dạy với tư cách là
một chuyên ngành đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ
1.1 Giảng dạy kinh tế học pháp luật với tư cách là một chuyên đề chuyên sâu trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 27Đối với bậc đào tạo cử nhân, tên chuyên đề có thể là “Đại cương về Kinh
tế học pháp luật”, trong đó giảng viên sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất
có tính chất nền tảng về kinh tế học pháp luật Với tính cách là một chuyên đề đào tạo bậc cử nhân, “đại cương về kinh tế học pháp luật” có thể thiết kế như
là một chuyên đề “bắt buộc” hoặc “tự chọn” trong chương trình đào tạo ở bậc
cử nhân, dành cho tất cả các sinh viên theo học các mã ngành đào tạo về luật gồm mã ngành Luật học, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế, quản trị luật… Trong thời gian đầu, chuyên đề này nên được thiết kế dưới dạng là
“chuyên đề tự chọn” hoặc thậm chí là “chuyên đề ngoại khóa” để khảo sát, thăm dò nhu cầu của người học Sau đó, nếu các thông tin phản hồi cho thấy người học tỏ ra hứng thú với chuyên đề được giảng dạy thì sẽ chuyển sang thiết kế như là một chuyên đề chính thức hoặc chuyên đề bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật
Đối với bậc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ, tên chuyên đề cần gắn với từng nội dung cốt lõi trong lĩnh vực chuyên ngành đào tạo luật cụ thể ở trình độ thạc sĩ hay tiến sĩ như chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Luật hành chính - Luật hiến pháp, Luật hình sự, Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Luật dân sự, Luật kinh tế, Luật quốc tế…
Với mục tiêu và cách gọi tên như vậy, các chuyên đề về Kinh tế học pháp luật nên được thiết kế đa dạng cho nhiều chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với thời lượng khoảng 10 đến 20 tiết tín ch /chuyên đề
1.2 Giảng dạy kinh tế học pháp luật với tư cách là một môn học/học phần trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Ở Việt Nam hiện nay chưa có trường đại học nào chính thức đưa môn học này vào chương trình đào tạo cử nhân hay thạc sĩ, tiến sĩ Tuy nhiên, trong Đề án xây dựng trường trọng điểm, Trường Đại học Luật Hà Nội đã mạnh dạn triển khai ý tưởng xây dựng thành một Khoa chuyên ngành về kinh
Trang 28tế học pháp luật trong hệ thống các Khoa chuyên ngành luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội trong tương lai Đây là cơ sở để thực hiện phương án đưa Kinh tế học pháp luật vào giảng dạy như một môn học/học phần chính thức trong Chương trình đào tạo thạc sĩ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, theo mô hình học chế tín ch
Dự kiến, môn học/học phần này sẽ thiết kế với mục tiêu bước đầu truyền
bá, giảng dạy những vấn đề căn bản nhất về Kinh tế học pháp luật cho các sinh viên, học viên cao học luật, ngõ hầu giúp họ có được cách nhìn mới, cách tiếp cận mới và cách tư duy mới về các lĩnh vực pháp luật khác nhau, điển hình như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật cạnh tranh, Luật công ty, Luật Hợp đồng, Luật Tố tụng, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Lao động, Luật thuế, Luật ngân hàng, Luật bảo hiểm, Luật đất đai, Luật môi trường…
- Đối với bậc đào tạo cử nhân:
Với tư cách là một môn học dành cho bậc đào tạo cử nhân, dự kiến môn học này sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Tên môn học: Kinh tế học pháp luật và các ứng dụng trong lĩnh vực luật học
- Số tín ch : 05
- Nội dung chi tiết:
Môn học được thiết kế gồm 8 chương với nội dung chi tiết như sau: Nhập môn Kinh tế học pháp luật 10 tiết
Kinh tế học pháp luật và Luật Hiến pháp 5 tiết
Kinh tế học pháp luật và Luật Hành chính 10 tiết
Kinh tế học pháp luật với Lý luận về Nhà nước & pháp luật 5 tiết
Kinh tế học pháp luật và Luật Dân sự, Luật tố tụng dân sự 15 tiết
Trang 29Kinh tế học pháp luật và Luật Hình sự 10 tiết
Kinh tế học pháp luật và Pháp luật kinh doanh 15 tiết
Kinh tế học pháp luật và Luật Quốc tế 5 tiết
- Đối với bậc đào tạo sau đại học:
Đối với bậc đào tạo thạc sĩ, kinh tế học pháp luật có thể được thiết kế như một học phần bắt buộc hoặc tự chọn của mỗi chuyên ngành đào tạo thạc
sĩ Trong khuôn khổ giới hạn của chuyên đề khoa học này, chúng tôi đề xuất nội dung học phần về kinh tế học pháp luật đối với từng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ như sau:
nghiên cứu Luật Hiến pháp (10 tiết)
1 Hiến pháp và khoa học về sự lựa chọn của công chúng
2 Cơ chế tự quản trong thiết kế và vận hành bộ máy nhà nước
3 Tự quản địa phương trong mô hình nhà nước đơn nhất
Chuyên đề 3: Ứng dụng Kinh tế trong nghiên cứu Luật
Trang 303 Tính hiệu quả trong xây dựng và thực thi pháp luật
Luật Dân sự Chuyên đề 1: Nhập môn Kinh tế học pháp luật (10 tiết)
Chuyên đề 2: Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong
nghiên cứu Luật Dân sự (15 tiết)
1 Lý thuyết kinh tế học về quyền sở hữu
2 Lý thuyết kinh tế học về Hợp đồng
3 Lý thuyết kinh tế học về Luật bồi thường thiệt hại
4 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật Sở hữu trí tuệ
5 Lý thuyết kinh tế học về các thủ tục tố tụng dân sự
nghiên cứu Luật Luật Hình sự (10 tiết)
1 Lý thuyết kinh tế học về tội phạm
2 Lý thuyết kinh tế học về hình phạt – Tính hiệu quả của hình phạt và việc lựa chọn hình phạt hiệu quả
3 Lý thuyết kinh tế học về sự lựa chọn giữa việc áp dụng chế tài hình sự với chế tài hành chính và chế tài dân sự
4 Lý thuyết kinh tế học với pháp luật về phòng ngừa tội phạm
Luật Kinh tế Chuyên đề 1: Nhập môn Kinh tế học pháp luật (10 tiết)
Chuyên đề 2: Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong
nghiên cứu Pháp luật kinh doanh (20 tiết)
1 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật cạnh tranh
2 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật doanh
Trang 31nghiên cứu Luật Luật Quốc tế (10 tiết)
1 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Công pháp quốc tế
2 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế
3 Ứng dụng Kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực Luật thương mại quốc tế
1.3 Giảng dạy kinh tế học pháp luật với tư cách là một chuyên ngành đào tạo cử cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Theo ý kiến chúng tôi, khi có đủ điều kiện cần thiết, việc phát triển kinh
tế học pháp luật như một ngành học mới tại Trường Đại học luật Hà Nội là hoàn toàn khả thi Nếu theo phương án này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất cấu
trúc chương trình đào tạo bậc cử nhân ngành kinh tế học pháp luật như sau:
- Về mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chủ yếu của chương trình này là nhằm đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt cho xã hội ngành kinh tế học pháp luật, có trình độ chuyên môn cao
và có k năng cơ bản trong thiết kế, xây dựng, đánh giá, phân tích pháp luật
và chính sách từ góc độ kinh tế học Ngoài ra, chương trình cũng hướng tới
Trang 32mục tiêu r n luyện phẩm chất nghề nghiệp và tác phong làm việc trong môi trường chuyên nghiệp cho các ứng viên sau khi tốt nghiệp ra trường, có thể làm việc tốt ngay cả trong khu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân
Ý tưởng cốt lõi của việc thiết kế và thực hiện chương trình này là góp phần xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, sẵn sàng cống hiến một cách hiệu quả và chuyên nghiệp vì tương lai phát triển bền vững của Việt Nam, khẳng định giá trị Việt Nam trong hệ thống giá trị toàn cầu
+ Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở,
chuyên ngành về kinh tế học, luật học và đặc biệt là kiến thức về kinh tế học pháp luật, giúp sinh viên có phương pháp tiếp cận mới trong đánh giá, phân tích chính sách và các quy định luật pháp bằng các công cụ, phương pháp của kinh tế
học
+ Về kỹ năng: R n luyện cho sinh viên k năng phân tích, đánh giá
chính sách và các tác động của chính sách bao gồm cả chính sách công và chính sách tư đối với nền kinh tế, lợi ích của các nhóm xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, dân cư Trên cơ sở đó, r n luyện cho sinh viên k năng tương tác, làm việc nhóm cũng như khả năng làm việc độc lập trong thiết kế, xây dựng chính sách và thực thi chính sách trong môi trường toàn cầu hóa
+ Về năng lực chuyên môn: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc
trong các lĩnh vực sau: Nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành kinh tế học, luật học và kinh tế học pháp luật; Làm việc ở các cơ quan tư vấn chính sách, thiết kế - xây dựng và thực thi chính sách công ví dụ, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các trung tâm nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ… ; Hoạt động độc lập hoặc hoạt động phối hợp, tương tác với tư cách là các chuyên gia tư vấn chính sách và phản biện chính sách
- Về thái độ: Giáo dục cho sinh viên ý thức, trách nhiệm xã hội, trách
nhiệm công dân trong xây dựng, thực thi chính sách và phản biện chính sách
Trang 33Về nội dung chương trình đào tạo: với tư cách là một chuyên ngành
đào tạo, bên cạnh khối lượng kiến thức chung, thì cần trang bị cho người học những kiến thức đặc trưng của chuyên ngành Theo đó, các nội dung cơ bản được chia làm 2 phần: phần trang bị các kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích trong kinh tế học, và phần áp dụng các phương pháp đó trong phân tích các lĩnh vực pháp lý chủ yếu
2 Các nguyên tắc chính để xác định nội dung chương trình giảng dạy kinh tế học pháp luật
Chúng ta có thể thấy, có nhiều cách để xác định nội dung giảng dạy kinh
tế học pháp luật, hoặc ch tập trung giới thiệu các ứng dụng trong đời sống pháp lý, hoặc ch trình bày các vấn đề về phương pháp phân tích kinh tế đối với pháp luật Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu điểm riêng Bên cạnh đó, việc xác định nội dung giảng dạy còn phụ thuộc vào mô hình tổ chức sư phạm của chương trình đào tạo kinh tế học pháp luật Tuy nhiên, để tránh những nhận thức mơ hồ, mông lung và sai lầm về kinh tế học pháp luật, chúng tôi xin bước đầu đề xuất một số nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung giảng dạy kinh tế học pháp luật
Thứ nhất, bản chất kinh tế học pháp luật là nghiên cứu cách tiếp cận
bằng phương pháp kinh tế đối với pháp luật Do vậy, nội dung giảng dạy của kinh tế học pháp luật nên nhấn mạnh tới việc xác lập các phương pháp và lý thuyết kinh tế nào được sử dụng, và quan trọng hơn là cách thức sử dụng phương pháp phân tích đó trong nghiên cứu hoặc áp dụng pháp luật, thay vì
ch giảng dạy các kết quả ứng dụng của kinh tế học pháp luật Dưới đây, chúng tôi xin bàn thêm về mô hình chung cho việc sử dụng phương pháp phân tích kinh tế đối với pháp luật
Mục đích của kinh tế học pháp luật là vấn đề hiệu quả của pháp luật
Theo quan niệm chung, hiệu quả của pháp luật là kết quả đạt được do sự điều
chỉnh, tác động của pháp luật mang lại trong những phạm vi và điều kiện
Trang 34nhất định, biểu hiện ở trạng thái của các quan hệ xã hội, phù hợp với những mục đích, yêu cầu và định hướng của pháp luật, với mức chi phí thấp Ta có
thể công thức khái niệm đó như sau :
Hiệu quả pháp luật = Sự phù hợp của các quan hệ xã hội với định hướng của pháp luật - chi phí thấp nhất có thể
Đi vào chi tiết, quan niệm về hiệu quả pháp luật của kinh tế học pháp luật dựa trên mối tương quan về lợi ích và chi phí của việc thực hiện pháp luật Lợi ích và chi phí đó được xác định ở 2 cấp độ: 1 lợi ích và chi phí của những người tham gia vào một quan hệ pháp luật ; và 2 lợi ích và chi phí chung của xã hội do ảnh hưởng của hành vi pháp luật mà một chủ thể mang lại Để hình dung, công thức hóa quan hệ này như sau: hiệu quả = lợi ích – chi phí > 0
Dựa vào quan niệm hiệu quả pháp luật như vậy, tiêu chí chung cho việc chọn lựa phương pháp kinh tế trong phân tích pháp luật là phương pháp đo phải có khả năng xác định được lợi ích và chi phí của việc thực hiện pháp luật Tiếp theo, sau khi lựa chọn được phương pháp và lý thuyết kinh tế phù hợp với đối tượng là hiện tượng pháp lý cụ thể, thì cần phải xác lập được các
ch tiêu để xác định đúng nội dung của lợi ích và chi phí Quan niệm về lợi ích, chi phí, về “phải, trái, đúng sai” là mang nặng giá trị định tính Nếu không thực hiện nhất quán nội dung này, thì sự nghiên cứu, giảng dạy rất dễ rơi vào cái bẫy của số liệu
Thứ hai, việc lựa chọn nội dung đào tạo kinh tế học pháp luật có thể rất
đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng của chương trình, tuy nhiên, nội dung đào tạo nên đề cập tập trung vào các ứng dụng có giá trị thực tiễn cao và
dễ thực hiện Hiển nhiên, ngụ ý của người viết là nội dung đào tạo kinh tế học pháp luật ở Việt Nam trước hết nên tập trung vào ứng dụng lý thuyết chi phí giao dịch vào các vấn đề pháp lý,thay vì việc giảng dạy đề cập quá nhiều tới các ứng dụng của lý thuyết ủy quyền- tác nghiệp, lý thuyết mặc cả, lý thuyết
Trang 35trò chơi Theo đó, tùy vào mục tiêu của từng chương trình cụ thể, ta sẽ có, ví
dụ như: chi phí giao dịch trong việc sử dụng quyền sở hữu tài sản, chi phí giao dịch trong luật hợp đồng, chi phí giao dịch trong tổ chức doanh nghiệp
Thứ ba, trong nội dung đào tạo kinh tế học pháp luật, nội dung về kinh tế
học không thể không đề cập tới Vấn đề là do phạm vi của kinh tế học quá rộng và việc chương trình đào tạo luôn có những giới hạn về thời lượng, nên việc lựa chọn nội dung, lý thuyết kinh tế nào để giảng dạy là rất quan trọng Theo chúng tôi, kinh tế học pháp luật dựa vào mô hình tư duy của nhà kinh tế
để giải quyết các vấn đề pháp lý, do đó, nội dung của kinh tế học nên nhấn mạnh tới các yếu tố chính của mô hình tư duy này Theo đó, thay vì trình bày toàn bộ các nội dung của kinh tế học, trong điều kiện hiện nay của Trường đại học Luật Hà Nội ch nên tập trung vào lý thuyết kinh tế vi mô
3 Các điều kiện để thực hiện giảng dạy kinh tế học pháp luật tại Trường đại học luật Hà Nội - phân tích mô hình SWOT
CƠ HỘI O
- Nhu cầu xã hội về kinh
tế học pháp luật là rất lớn
- Nguồn tư liệu phong phú, dồi dào
- Được xác định là trường trọng điểm quốc gia
THÁCH THỨC T
- Tư liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài
- Nội dung kinh tế học pháp luật quá rộng
- Hệ thống dữ liệu thống kế yếu
Trang 36CHIẾN LƯỚC S/T
- Thiết kế nhiều chương trình đào tạo kinh tế học pháp luật với nhiều mức độ và nội dung khác nhau
CHIẾN LƯỢC W/T
- Trước hết, cần tập trung ứng dụng kinh tế học pháp luật vào các môn thuộc lĩnh vực kinh tế thuần túy
Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các yếu
tố bên trong và bên ngoài Trường đại học luật Hà Nội cho phép hình dung một số điều kiện cần có để thực hiện chương trình giảng dạy kinh tế học pháp luật như sau:
Về khía cạnh tổ chức, cần có những biện pháp cụ thể về tổ chức để có sự
tập trung nghiên cứu kinh tế học pháp luật, không ch ở mức độ đơn lẻ, tự phát mang tính cá nhân Sở dĩ như vậy là vì: không giống như việc nghiên cứu một môn học luật mới ở Trường đại học luật Hà Nội có bản chất là sự mở rộng các phạm vi của từng bộ phận pháp luật và vẫn giữ các nguyên tắc và phương pháp tư duy pháp lý truyền thống ví dụ: ta có thể thấy chương trình môn học Thi hành án dân sự là sự mở rộng của một nội dung trong Tố tụng dân sự , kinh tế học pháp luật là sự nghiên cứu liên ngành, đặc biệt là phải có
sự nghiên cứu rất bài bản về các phương pháp phân tích kinh tế Cho nên, nếu
Trang 37không có một quá trình chuẩn bị về tổ chức thì sẽ không tạo ra được một hệ thống hạ tầng tri thức và con người về kinh tế học pháp luật cho sự vận hành của chương trình Trong giai đoạn hiện nay, cần tập hợp các giảng viên, các nhà khoa học có chuyên môn về cùng một lĩnh vực pháp lý theo hình thức là các nhóm nghiên cứu nhằm tổ chức tư liệu và xây dựng các khung nghiên cứu
cơ bản về kinh tế học pháp luật trong lĩnh vực liên quan Tiến tới giai đoạn cao hơn, thì hình thức tổ chức mang tính “ bài bản” hơn có thể là sự liên kết các nhóm này dưới hình thức một Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Kinh tế học pháp luật Trong điều kiện chung của các Trường đại học ở Việt Nam, mô hình Trung tâm nghiên cứu có lẽ là phù hợp nhất, vì theo Điều lệ của các trường đại học do Bộ Giáo dục qui định thì mô hình Trung tâm được sử dụng
để thực hiện nghiên cứu các vấn đề mang tính mới, liên ngành
Về khía cạnh chuyên môn, cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống hạ tầng
tri thức cơ bản, nền tảng của kinh tế học pháp luật Đây là vấn đề chuyên môn quan trọng nhất trong giai đoạn đầu tiên của quá trình ứng dụng kinh tế học
pháp luật trong giảng dạy luật học Có 2 lí do: một là, khối lượng tư liệu về
kinh tế học pháp luật rất lớn, do đó, nếu không thiết lập được một phương pháp, tiêu chí trong việc phân loại và phân tích tư liệu hệ thống tri thức kinh
tế học pháp luật sẽ vô cùng hỗn độn; hai là, do là bộ môn khoa học mới, nên
bản thân các công trình nghiên cứu, các tri thức được công bố cũng là quá trình “ thử và sai”, nên rất cần có sự kiểm nghiệm và tiếp thu trên tinh thần hết sức chủ động, khách quan và thận trọng
Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện các công việc sau đây:
- Lựa chọn và giới thiệu các công trình mang tính giáo khoa về kinh tế học pháp luật Dựa vào tư liệu hiện tại của cá nhân, chúng tôi thấy có 3 cuốn sách đều được tái bản nhiều lần, đáng được tham khảo theo hướng này, đó là:
+ Richard Posner, Economic analysis of law
+ Cooter va Ulen, Law and Economics
Trang 38+ Cento Veljanovski, The economics of law
- Thiết lập một hệ thống dữ liệu thống kê về pháp luật Trước hết là với các cơ quan nhà nước được dự toán kinh phí cho hoạt động thống kê , sau nữa là tổ chức các khảo sát “điền dã” theo chuyên đề, với tổng thể mẫu có mức độ tin cậy thống kê chấp nhận được
- Tổ chức các khóa học tập một số chuyên đề về phương pháp định lượng trong khoa học xã hội Thực tế cho thấy, mặc dù mục đích là sử dụng các phương pháp định lượng, nhưng yêu cầu về kiến thức toán học, thống kê của người học ch ở mức tối thiểu
Trang 39Chuyên đề 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA
NÓ TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI
TH.S VŨ NGỌC ANH
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh
I NHẬN THỨC CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT
1 Thuật ngữ kinh tế học pháp luật (Law and Economics) và việc chuyển tải thuật ngữ này sang tiếng Việt
Kinh tế học pháp luật được chuyển tải từ thuật ngữ Law and Economics Một cách chính xác, Law and Economics bào hàm cả một nội dung rất rộng lớn, được sử dụng để ch chung việc đưa phương pháp, cách tiếp cận và những nội dung phân tích kinh tế vào các vấn đề luật pháp Với cùng nội dung, một cách dùng khác thường thấy trong các tài liệu nước ngoài là “Phân tích kinh tế đối với luật pháp” Economic Analysis of Law Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề vượt ngoài nội dung của “phân tích kinh tế”, ví dụ như phương pháp, cách tiếp cận và lối tư duy của khoa học kinh tế Cũng tương tự
là cách dùng “Nền tảng kinh tế đối với các quy định pháp luật” (The economic foudations of legal rules) Do kinh tế học pháp luật vẫn chưa khẳng định vững chắc tư cách ngành khoa học của mình, nên chưa hình thành một khung thuật ngữ vững chắc đủ để khẳng định về nội hàm cũng như ngoại diên Dù vậy, việc sử dụng thuật ngữ Law and Economics rất phổ biết và được chấp nhận chung trong giới học thuật
Tại Việt Nam, kinh tế học pháp luật vẫn còn khá xa lạ với ít nhất là ba cách gọi khác nhau: Thuật ngữ kinh tế học pháp luật được sử dụng đúng như nội dung của “Law and Economics” mới ch trong một vài năm trở lại đây Trước đó và cả hiện nay , kinh tế học pháp luật vẫn thường được sử dụng để
Trang 40ch các khoa, bộ môn hoặc ngành đào tạo về luật nằm trong một trường đại học chuyên về kinh tế Những ngành học này thuần túy chuyên về luật, mang tính chất bổ trợ hoặc chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định trong các mảng ngành kinh tế có liên quan Chúng hoàn toàn không liên quan gì đến phương pháp và cách tiếp cận mới đối với các vấn đề pháp lý – nội dung cốt lõi của kinh tế học pháp luật Gần đây, một số nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến “Law and Economics” và thận trọng sử dụng thuật ngữ kinh tế học pháp luật hoặc “phân tích kinh tế về luật pháp” hay “phân tích luật bằng kinh tê” Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright là nơi đầu tiên tổ chức một khóa học ngắn ngày về kinh tế học pháp luật áp dụng trong chính sách công Tuy nhiên, họ không sử dụng từ kinh tế học pháp luật mà dùng “nền tảng kinh tế cho những quy định của pháp luật”
Trong điều kiện Việt Nam, thuật ngữ kinh tế học pháp luật được sử dụng như tên gọi về một nội dung còn rất mới Điều này có nghĩa là bản thân thuật ngữ không có một độ phủ cần thiết đối với những nội dung hàm chứa để đảm bảo tính chuyên biệt của từ ngữ được sử dụng Trong các trường đại học chuyên về kinh tế, có rất nhiều bộ môn kinh tế chuyên ngành như kinh tế công, kinh tế phát triển, kinh tế y tế, kinh tế xây dựng… Cách dùng từ kinh tế học pháp luật với cách đặt kinh tế ở trước dễ khiến chúng ta liên tưởng đến một bộ môn kinh tế chuyên ngành, không nổi lên ý tưởng về sử dụng phương pháp, cách tiếp cận của kinh tế học trong phân tích các vấn đề pháp lý Từ nguyên gốc Law and Economics với luật pháp đặt phía trước đã mang hàm ý chính pháp luật mới là vấn đề cần nghiên cứu, còn chiến lược tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mới thuộc về kinh tế học Kinh tế học pháp luật vì vậy không phải là một chuyển tải hoàn hảo của thuật ngữ Law and Economics Tuy nhiên, nếu dùng luật – kinh tế hay luật và kinh tế lại càng không ổn vì dễ lẫn lộn với bộ môn Luật Kinh tế hiện đang được giảng dạy tại các trường đại học luật Mặc dù vậy, khi một ngành khoa học bắt đầu đi vào định hình mô thức phát triển, các nội dung và khái niệm cơ bản sẽ bắt gốc rễ