So sánh sự giống và khác nhau giữa hai tác giả văn học Trung đại Việt Nam là Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, thấy được đặc trưng riêng, phẩm chất, tài năng và tấm lòng của từng tác giả đối với dân, với nước.
Trang 1Khi nghiên cứu về Quốc âm của tác gia Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh
Khiêm, ta mới thấy hết được giá trị to lớn mà nó mang lại Nghiên cứu Quốc âm ta thấy được trong đó là những lý tưởng lớn, tình yêu lớn và nỗi lòng của nhà thơ qua những bài thơ của mình
Đề tài cảm hứng “ nhàn” Quốc âm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm
là một trong những đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu bàn luận và đánh giá hiện nay Vậy nên, để thấy cảm hứng “ nhàn” của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm
ít nhiều có phần khác nhau, ta cần tìm hiểu và làm rõ những vấn đề cơ bản: Thứ nhất, ta cần làm rõ những quan niệm về “ nhàn”; Thứ hai, đi tìm hiểu cụ thể cảm hứng “ nhàn” của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Quốc âm khác nhau như thế nào
1. Những quan niệm về “ nhàn”:
Một là nghĩa thông thường mọi người quen thuộc là chữ “ nhàn” trong các lớp
từ như nhàn hạ, nhàn rỗi hay là nông nhàn tức là thời gian nhà nông rỗi rãi, không
có việc gì làm ngoài đồng Hay là trong câu “ nhàn cư vi bất thiện”, nghĩa là nhàn
là điều bất thiện Hay là trong câu “ nhàn cư vi bất thiện”, nghĩa là nhàn là điều bất thiện
Hai là nghĩa chữ nhàn trong văn chương Nho giáo Trước hết, cần nói rằng chữ Hán “ nhàn” có thể viết hai cách: một là chữ nôm là cửa ngoài, trong là chữ nguyệt
là mặt trăng Hai cũng là chữ nôm ở ngoài, và chữ mộc là gỗ ở trong Cả hai chữ đều đọc là nhàn, với nghĩa nhàn rỗi, nhàn hạ Nhưng trong các đoạn “nhàn đàn”, “ nhàn ngôn”, “ nhàn ngữ”, ý tứ là nhân lúc nhàn rỗi ngồi nói chuyện chơi
Ba là chữ nhàn trong văn chương Đạo giáo Trong các thành ngữ từ trước, như “ nhàn vân đã hạc” có nghĩa là mây trói con hạc giữa đồng Nói lên con người có nếp sống Đạo gia, không bị câu thúc rang buộc
Bốn là chữ nhàn trong Phật giáo Nhàn là không bị trói buộc, dù sống trong đạm bạc nhưng lại thảnh thơi về tinh thần , thể xác Có nghĩa, là hiểu biết thế gian, hiểu biết đời Có biết đời là khổ, mới chứng được cảnh giới
Như vậy, nhàn trong văn chương Phật giáo hoàn toàn không có nghĩa là nhàn
hạ, nhàn rỗi, như theo nghĩa thông thường, “ nhàn” trong Phật giáo là không lụy công danh, không vướng tài sắc, đó là những chuyện tầm thường và thế tục
2. Cảm hứng “ nhàn” của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ Quốc âm:
a. Cảm hứng “ nhàn” của Nguyễn Trãi qua thơ Quốc âm:
Trang 2Nhắc tới cảm hứng “ nhàn” trong thơ Nguyễn Trãi, cụ thể trong “ Quốc âm thi tập” ta có thể thấy nổi bật lên hai nội dung tiêu biểu: cách sông nhàn và tâm trạng khi sống nhàn
Thứ nhât: cách sống nhàn của Nguyễn Trãi Với Nguyễn Trãi sống nhàn trước
tiên đó là sống thanh bạch, giản dị, hòa mình với nhân dân, vui thú điền viên qua các bài Thuật hứng III, XXIV, XXV:
“ Một cây một cuốc thú nhà quê
Khách đến chim mừng hoa sây rung
Chè tiên nước kín nguyệt đeo về,…( Thuật hứng, bài III)
Hay :
“ Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh vớt cỏ ương sen” ( Thuật hứng XXIV)
Hay:
“Lánh trần náu thú sơn lâm
Lá thông còn tiếng trúc cầm
Sách cũ ngày tìm người hữu đạo ;
Trì thanh đêm quyến nguyệt vô tâm
Say hết tấc lòng hồng hộc ;
Hỏi làm chi sự cổ câm (kim)
Thế sự dầu ai hay buộc bện ;
Sen nào có bén trong lầm ( Thuật hứng XXV)
Sống mãn nguyện với cuộc đời mà do chính mình tạo ra dù là đạm bạc….qua Mạn thuật bài XIII, Trần tình bài III, Báo kính cảnh giới bài XII:
“ Vầu làm chèo trúc làm nhà,
Được thú vui ngày tháng qua…” ( Trần tình, bài III)
Vui thú bầu bạn với thiên nhiên thanh khiết, thủy chung qua bài “ Thủ vĩ ngâm bài
số XX” :
“ Cây rợp tán chen am mát
Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn
Rùa nằm hạc lấn nên bầy bạn,
Ủ ấp cùng ta làm cái con”
Thứ hai: đó là tâm trạng khi sống nhàn của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập.
Nguyễn Trãi cảm thấy yêu lối sống thanh nhàn, yêu thích thiên nhiên, nhiều khi
ca tụng cảnh thanh nhàn: ( Ngôn chí thi bài III, bài X; Tự thán bài XXV,…)
Trang 3“Xin làm mấy bộ quản giang san,
Có biết đâu là sự thế gian
Củi hái mây dầu trúc bó,
Cầm đưa gió mặc thông đàn
Ngày xem hoa rụng chẳng cài cửa,
Tối rước chim về mựa lạc ngàn
Gửi tính ngư tiều hai đứa lẩn,
Của ai non nước khiến ta bàn.” ( Tự thán bài số XXV)
Nguyễn Trãi cảm thấy mãn nguyện với thú nhàn: qua các bài Mạn thuật bài
số II, VI; Tự thán bài số VII… Như
“ Dầu bụt dầu tiên ai kẻ hỏi
Ông này đã có thú ông này” ( Tự thán, bài VII)
Một mặt trái với sống nhàn mà Nguyễn Trãi đang phải chịu đựng Đó là sống nhàn nhưng chưa bao giờ được thảnh thơi, được yêu giấc bởi vẫn luôn với một nỗi lo cho dân, cho nước
“ Còn có một lòng âu việc nươc
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung” ( Thuật hứng, bài XXIII)
Hay sống trong cảnh nhàn nhưng nhà thơ chưa bao giờ hết đau khổ:
“ Uống có thân hèn cực thửa nuôi,
Ghe đường dại dột môn nên xuôi” ( Tự hán, bài XXXVI)
Có lẽ nhà thơ đang che giấu nỗi lòng của mình đằng sau những thú nhàn nơi thôn quê yên tĩnh, vắng vẻ “ Nhàn” với tác giả chỉ là cách nói trong những bài thơ của mình, nhưng ẩn chứa bên trong là cả nỗi lòng đau đáu của một trung thần yêu nước, thương dân chỉ muốn cống hiến tài chí của mình để phụng sự đất nước được bình yên, nhân dân được yên ổn
b. Cảm hứng “ nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ Quốc âm:
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về ở ẩn có nhiều bài viết về lối sống nhàn Suốt bốn mươi hai năm vừa sống ẩn dật, vừa làm quan tại gia, ông luôn tự hào và kiên định về sự lựa chọn của mình Cụ thể, để hiểu hơn về cảm hứng “ nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm có gì khác hơn so với Nguyễn Trãi,
Thứ nhất, đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống “nhàn” là sống có hạnh phúc
của bậc trí giả Hạnh phúc do trị được cái bệnh của bản thân, cái bệnh cố hữu tham công danh của người nho sĩ Hạnh phúc vì được làm chủ bản thân, điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thường cho là tự tại Ta có thể thấy rất roc qua bài thơ “Nhàn”:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Trang 4Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao… ‘’
(‘’Nhàn’’) Nguyễn Bỉnh Khiêm chấp nhận cuộc sống cần lao của một lão nông tri điền, mặc cho người đua đòi chạy theo bao thú vui phù phiếm, ông vẫn giữ tâm thế bình thản, điềm nhiên với cuộc sống thanh bần mình đã chọn Trước hết ta phải hiểu
cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là kiểu nhàn hưởng lạc, nhàn lười
biếng vì không quan tâm sự đời Người xưa thường cho rằng “nhàn cư vi bất
thiện”, người quân tử có học không bao giờ để thân mình được thảnh thơi Nguyễn
Bỉnh Khiêm hướng đến cái nhàn trong tâm, không vướng bận danh lợi đua chen, tâm nhàn chứ thân không nhàn Là vị quan từ bỏ cân đai áo mão, ông trở về cuộc
sống lao động vất vả, tự cung tự cấp rất lương thiện của những người nông dân nghèo, ông vẫn phải lao động để nuôi sống mình chứ không trông cậy vào bất kì ai, không mang theo vàng ngọc chốn quan trường để về quê hưởng lạc
Thứ hai, sống ‘’nhàn’’ là lối sống của bậc hiền nhân, người sống nhàn, sống
vô sự vì ngăn được lòng tư dục vị kỉ xấu xa, do đó đáng được xưng là bậc thánh hiền :
“Suy lý cho cùng Phật ấy ta
Lọ là chung bóng đạo Di Đà?
Hiền lành, hãy giữ bề tu kỷ, Dối trá, đừng nghe đứa xuất gia
Dễ chúng đúc chuông nhân đã lạ Đặt điều phá ngục thói ru mà
Chẳng tin, Lương Vũ còn bia cũ, Tra, mà lại biết thực chẳng ngoa”
(“Giới sùng phật vô ích”) Hay:
“Chưa dễ ai là bụt Thích Ca Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua Lòng vô sự trăng in nước
Của thảng lai gió thổi hoa
Trang 5Kìa khách xuân xanh khi trẻ Mấy người đầu bạc tuổi già?
Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách Ðược thú ta đà có thú ta”
(“Nhẫn thì qua”) Hay:
“Hễ kẻ trêu người ắt phải lo Chẳng bằng vô sự ngáy o o Tay kia khéo nắm còn hơn mở Miệng nọ hay cười có lúc ho
Có thuở được thời mèo đuổi chuột Ðến khi thất thế kiến tha bò
Ðược thua sau mới ăn năn lại
Vô sự chăng hơn có sự ru?”
(“Vô sự là hơn”) Thứ ba, chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được nâng lên thành một chuẩn tắc đạo đức, định hướng được hành vi của con người trong xã hội loạn lạc:
Làm người có dại mới nên khôn, Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình, đừng rẽ dại, Dại thì giữ phận chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại, Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại, Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn
(“Dại khôn”) Nguyễn Bỉnh Khiêm lập chí ở hành đạo Mục tiêu của ông là "phù nghiêng đỡ lệch" "đem lại càn khôn buổi thái hòa" Do vậy theo ông, bên cạnh một chế độ chính trị tốt đẹp còn phải là một xã hội thuần hậu giản phác mang sắc thái văn minh thời thái cổ - vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Vì lẽ đó, Nguyễn Bỉnh
Trang 6Khiêm bất bình với thói đời đen bạc, quan hệ giữa người với người bị cái lợi, bị đồng tiền chi phối trở nên tráo trở đến mức "bất cố liêm sỉ"
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Thơ Nôm, bài 71)
Trước đến tay không, nào thốt hỏi,
Sau vào gánh nặng lại vui cười.
Anh anh, chú chú mừng hơ hải,
Rượu rượu, chè chè thết tả tơi.
(Thơ Nôm, bài 74) Ông đau xót vì đất nước gặp buổi gió mưa u ám:
Cương thường ngày một suy sụp, lỏng lẻo.
Lễ nghĩa than ôi ngang trái,
Mũ lọng theo đó đảo ngược.
Thờ vua, tôi chẳng ra tôi,
Thờ cha, con chẳng ra con.
Bắn vào bả vai là việc nỡ làm (2)
Chia một chén canh, nói chẳng hổ thẹn (3)
(Cảm hứng, 300 câu)
Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề đi ngược lại đạo đức Nho học, rất hài hòa với tinh thần Lão Trang và cả Phật giáo Nó là một đóa hoa thơm ngát được kết tinh từ vẻ đẹp bảng lảng của 3 tôn giáo tuyệt đẹp và vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay Kẻ thức thời, thông lào đạo Trung Dung sẽ
không vội phê phán Nguyễn Bỉnh Khiêm tiêu cực, ít kỉ bởi Khổng Tử từng nói: Tri
giả nhạo thủy, nhân giả nhạo sơn Trong tiếng Hán, chứ tiên (thần tiên) được tạo
nên từ chữ nhân và chữ sơn Trở về với thiên nhiên là tinh thần đẹp ăn sâu trong tâm thức của người Á Đông xưa nay Kẻ sĩ muốn đạt được chữ nhân (lòng thương
Trang 7người) và đạt được chính tâm thì nên tìm về thiên nhiên mà di dưỡng, thiên nhiên
là bản thể, là bản lai diện mục của con người
3. Kết luận:
Thơ Nôm là một thành tựu rực rỡ của thi ca dân tộc Trần Đình Sử cho rằng
“Với sự ra đời của thơ Nôm, phạm vi và khả năng biểu hiện của con người trong thơ được mở rộng về phía riêng tư, trần tục và ít quan phương” Trên hành trình phát triển của dòng thơ này, “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi và “Bạch Vân quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là hai tập thơ nôm “đại thành” của thi ca Việt Nam trung đại, đồng thời là những di sản quý của nền văn hóa, văn học dân tộc Ở hai tập thơ này, sự gặp gỡ ở tư tưởng “nhàn” là một vấn đề khá nổi bật Bên cạnh những nét tương đồng nhất định, tư tưởng sống “nhàn” của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có những điểm khác biệt Nguyễn Trãi sống
“nhàn” để tìm kiếm sự thanh sạch của tâm hồn và an ủi trái tim cô đơn Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng tìm đến “nhàn” để di dưỡng tinh thần, nhưng không dừng lại ở
đó, ông đã nâng tư tưởng này thành một triết lí sống, tuyên truyền cho mọi người nhằm hóa giải những tranh giành, ganh đua trong xã hội Điểm khác biệt ấy hẳn đã chịu những ảnh hưởng từ những biến thiên lớn lao của bối cảnh xã hội nước ta giữa hai thế kỉ XV, XVI, từ đó cho thấy sự vận động của tư tưởng “nhàn” từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm