BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ KHOA DƯỢC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU Lớp cao học khóa 2016 - 2018 CHIẾT XUẤT NARINGIN TỪ VỎ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
KHOA DƯỢC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU
Lớp cao học khóa 2016 - 2018
CHIẾT XUẤT NARINGIN TỪ VỎ BƯỞI Chuyên ngành: Dược liệu – Dược học cổ truyền
Học viên cao học: TRÌ KIM NGỌC TÔN NỮ THỊ NHƯ QUỲNH
Thầy hướng dẫn: TS VÕ VĂN LẸO
TP HCM, 05/2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
KHOA DƯỢC - ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU
Lớp cao học khóa 2016 - 2018
CHIẾT XUẤT NARINGIN TỪ VỎ BƯỞI Chuyên ngành: Dược liệu – Dược học cổ truyền
Học viên cao học: TRÌ KIM NGỌC TÔN NỮ THỊ NHƯ QUỲNH
Thầy hướng dẫn: TS VÕ VĂN LẸO
\
TP HCM, 05/2018
Trang 3I NGUYÊN LIỆU CHIẾT
1 1 Tên gọi
Tên khoa học: Citrus grandis (L.) Osbeck
Tên gọi khác: Citrus maxima (Burm.) và Citrus decumana L Họ Cam (Rutacea), Chi
Citrus [2], [3], [4]
1.2 Đặc điểm thực vật
Bưởi là loại cây ăn quả Cây nhỡ cao từ 5-15 m, gai nhỏ mọc ở kẽ lá Lá có hình trứng hoặc bầu dục đấy tròn hoặc hình tim, mép lá nguyên hoặc xẻ thùy nông, lấm tấm nhiều túi tinh dầu, cuống là có hình cánh tim ngược, rộng cỡ 7 cm
Hoa mọc đơn độc ở nách lá hoặc từng chùm vài bông hoa, hoa mẫu 5, cánh hoa trắng, nhị 25- 30, bầu noãn có 11-16 noãn Quả mọng hình cầu hay hình lê, đường kính 10-30 cm, màu vàng xanh nhiều túi tinh dầu, vỏ dày 1- 4 cm, múi to màu hồng hoặc vàng nhạt Hạt vàng nhạt hoặc trắng, dẹt và có 1 phôi
Bưởi được trồng ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước vùng Địa Trung Hải Ở Việt Nam bưởi được trồng ở hầu hết các tỉnh Những nơi nổi tiếng bưởi ngon: Đoan Hùng (Phú Thọ), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh), Thanh Trà (Huế), Biên Hòa (Đồng Nai), Diễn (Hà Nội) [3], [4]
1.3 Bộ phận dùng, trồng trọt -thu hái
Hầu hết các bộ phận của cây bưởi (quả, hoa, lá) đều có nhiều ứng dụng trong thực phẩm,
y học Với cùi bưởi (phần trắng của vỏ bưởi) – chứa lượng lớn hoạt chất naringin Bưởi được nhân giống bằng hạt, ghép mắt và chiết cành Ở Đông Nam Á và Việt Nam chủ yếu
là phương pháp chiết cành [4]
Trang 4II TÍNH CHẤT CỦA NARINGIN
2.1 Công thức hoá học của Naringin
Tên khoa học:
7-((2-O-(6-Deoxy-α-L-mannopyranosyl)-β-D- glucopyranosyl)oxy)-2,3-dihydro-5-hydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-on
Công thức phân tử: C27H32O14
Phân tử gam: 580,54 g/mol
2.2 Tính chất vật lý của Naringin
Bột kết tinh không màu hoặc hơi vàng, không mùi, vị rất đắng Nhiệt độ nóng chảy: 171℃ [7], [8], [9]
Độ tan: Naringin không tan trong ether, benzen, cloroform Tan tốt trong các dung môi phân cực như ethanol, ethylacetat, aceton, nước nóng, nhưng chỉ tan rất ít trong nước lạnh (1/2000 ở nhiệt độ 20 ℃) [6], [8], [10]
2.3 Tính chất hóa học của Naringin
Tính acid yếu: Trong dung dịch kiềm loãng, naringin tạo muối phenolat tan trong
nước
Phản ứng cyanidin: Phản ứng khử nhóm carbonyl của nhân ɣ-pyron tạo anthocyan có
màu
Phản ứng với muối diazo: Phản ứng của hydro linh động với muối diazo tạo sản phẩm
azoic màu đỏ
Trang 5 Phản ứng tạo phức: Phản ứng tạo phức chelat với muối kim loại nặng của nhóm
carbonyl ở C4 và hydroxy ở C5
Dễ bị oxy hóa: dễ bị oxy hóa bởi các tác nhân khử do có chứa 2 nhóm
– OH gắn với nhân thơm [1]
2.4 Tác dụng dược lý của Naringin
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng naringin có tác dụng làm giảm cholesterol, làm giảm LDL oxidation và có thể giúp ngăn ngừa tăng cholesterol máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
Chống oxy hóa, chống ung thư ác tính
Ức chế virus Sindbis neurovirulent
Được sử dụng trong điều trị các tổn thương dạ dày
Giảm độc tế bào
Tăng cường quá trình trao đổi chất ethanol, giảm tác động tiêu cực của ethanol, tăng cường chuyển hóa lipid
Là một chất ức chế aldose reductase có nghĩa là nó có thể giúp chống bệnh võng mạc liên quan đến bệnh nhân tiểu đường
Naringin có thể gây trở ngại cho một số loại thuốc như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc
an thần, thuốc làm giảm cholesterol và estrogen [9], [12], [13]
III QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT NARINGIN TỪ VỎ BƯỞI VÀ NHẬN XÉT
3.1 Nghiên cứu Paul L David trong Florida State horticultural society năm 1966 [11]
So sánh phương pháp chiết naringin bằng Shoxlet với phương pháp chiết của Kesterson-Hendrickson
3.1.1 Nguyên liệu
Cùi Bưởi xấy khô và nghiền nhỏ
3.1.2 Cách tiến hành
Chiết Shoxlet
Chiết 40 g bột cùi Bưởi với 50 ml ethanol Sau 3 giờ, gạn lấy dịch chiết
Phương pháp chiết của Kesterson-Hendrickson
Trang 6Chiết bột cùi Bưởi lần thứ nhất với cồn bằng phương pháp ngâm lạnh trong 16 giờ thu dịch chiết cồn
Phần cùi Bưởi còn lại tiếp tục ngâm với nước cho thêm Calcium oxid trong 2 giờ lọc lấy dịch chiết nước kiềm
Phần cùi Bưởi tiếp tục được chiết lần thứ 3 bằng cách ngâmvới nước nóng ở 95 o
C trong
2 giờ, lọc lấy dịch chiết nước
3.1.3 Kết quả chiết xuất
Phương
pháp chiết
Phần trăm naringin chiết được so với khối lượng dược liệu tươi
(%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 Chiết
Shoxlet 0,93 0,92 0,89 1,05 0,87 0,88 0,90
Kesterson-Hendrickson 0.88 0,90 0,89 1,00 0,83 0,82 0,84
3.1.4 Nhận xét
Phân tích riêng các chất chiết được từ mỗi bước trong quy trình chiết của Kesterson-Hendrickson cho thấy khoảng 72% naringin được chiết xuất trong lần chiết đầu tiên (dung môi cồn); 18% trong lần thứ hai (nước canxi oxit); và 10% trong lần thứ ba (nước nóng)
Khi chiết xuất từ hai quy trình so sánh hàm lượng naringin gần như tương đương nhau Tuy nhiên chiết bằng Shoxlet có thời gian ngắn và thao tác đơn giản hơn
3.2 Nghiên cứu của Nguyễn Cẩm Vân, tạp chí Dược học quân sự năm 2015 [5]
khảo sát chiết xuất naringin từ cùi Bưởi bằng 3phương pháp: chiết shoxlet, chiết ngấm kiệt và chiết siêu âm gia nhiệt
3.2.1 Nguyên liệu
Cùi Bưởi được thu mua tại khu vực ngoại thành Hà Nội, mẫu tại Khoa Dược liệu, Trung
tâm Đào tạo Nghiên cứu Dược, Học viện Quân y
Trang 7Chiết siêu âm
50 g bột cùi Bưởi được chiết với 200 ml ethanol 96o ở nhiệt độ 75 oC Sau 1 giờ, gạn lấy dịch chiết Chiết tiếp tục bã dược liệu với ethanol (200 ml x 2 lần)
Chiết Shoxlet
Chiết 50 g bột cùi Bưởi với 200 ml ethanol 96o Sau 6 giờ, gạn lấy dịch chiết
Chiết ngấm kiệt
Cho 50 g bột cùi Bưởi vào bình ngấm kiệt, thêm ethanol 96o tới ngập dược liệu 2 - 3 cm Sau 24 giờ, rút từ từ dịch chiết, đồng thời bổ sung dung môi vào bình ngấm kiệt Tiến hành chiết tới khi thu được 300 ml dịch chiết
Dịch chiết ethanol được cô chân không ở nhiệt độ 50 oC tới cao 1/1
3.2.3 Kết quả chiết xuất
3.2.4 Nhận xét
Phương pháp ngấm kiệt cho hiệu suất chiết 38,38%, thấp hơn nhiều so với phương pháp chiết siêu âm và chiết Shoxlet Do đó, phương pháp này không được lựa chọn cho nghiên cứu tiếp theo Tuy nhiên, tạp chất của phương pháp ngấm kiệt ít hơn so với phương pháp chiết siêu âm và chiết Shoxlet, do không bị tác động bởi nhiệt độ (tác nhân làm tạp tan nhiều trong dung môi chiết xuất) Vì vậy, trong một số nghiên cứu vẫn
có thể sử dụng phương pháp này Hiệu suất chiết của phương pháp chiết siêu âm và phương pháp chiết Shoxlet tương đương nhau (43,90 ± 1,1% và 44,53 ± 2,9%) (p > 0,1) Tuy nhiên, so với phương pháp chiết siêu âm, phương pháp chiết Shoxlet có thời gian chiết dài, việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất khó thực hiện hơn Hơn nữa, phương pháp chiết Shoxlet chỉ có thể triển khai ở quy mô nhỏ trong
Trang 8phòng thí nghiệm, khó có khả năng triển khai ở quy mô công nghiệp Vì vậy,
phương pháp chiết siêu âm được lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1 Bộ môn công nghiệp dược (2016), Kỹ thuật chiết xuất dược liệu, trường Đại học
Dược Hà Nội, Hà Nội
2 Bộ Y Tế (2007), Dược liệu học tập 1, , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.353-383
3 Bộ Y Tế (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.224-284
4 Bộ Y Tế (2007), Dược liệu học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.198-200
5 Nguyễn Cẩm Vân (2015), Nghiên cứu chiết xuất naringin bằng dung môi ethanol từ
cùi bưởi (Citrus maxima), tạp chí Dược học quân sự, số 1, tr 19-25
TIẾNG ANH
6 Almeida Verônica M, Branco Carla RC, et al (2012), "Synthesis of naringin
6"-ricinoleate using immobilized lipase", Chemistry Central Journal, 6(1), pp 41
7 Benavente-García Obdulio, Castillo Julian, et al (1997), "Uses and properties of
citrus flavonoids", Journal of Agricultural and Food Chemistry, 45(12), pp 4505-4515
8 GIANNUZZO Amelia N, NAZARENO Mónica A, et al (2000), "Extracción de naringina de Citrus paradisi L estudio comparativo y optimización de técnicas
extractivas", Sociedade Brasileira de Ciência e Tecnologia de Alimentos
9 Kim Hye-Jin, Oh Goo Taeg, et al (2004), "Naringin alters the cholesterol biosynthesis and antioxidant enzyme activities in LDL receptor-knockout mice under
cholesterol fed condition", Life sciences, 74(13), pp 1621-1634
10 Linke Harald AB, Eveleigh Douglas E (1975), "Dihydrochalcones and Chalcones of
Some Flavanone Glycosides: Qualitativeand Quantitative Determinations", Zeitschrift für
Naturforschung B, 30(11-12), pp 940- 942
11 Paul L David (1966), A rapid procedure for extraction of naringin from Grapefruit rind, Florida State horticultural society, pp 325-326
Trang 912 Rajadurai M, Prince Mainzen, et al (2006), "Preventive effect of naringin on lipids, lipoproteins and lipid metabolic enzymes in isoproterenol‐induced myocardial infarction in
wistar rats", Journal of biochemical and Molecular Toxicology, 20(4), pp 191-197
13 Rajadurai M, Stanely Mainzen Prince P (2007), "Preventive effect of naringin on cardiac mitochondrial enzymes during isoproterenol‐ induced myocardial infarction in rats: A transmission electron microscopic study", Journal of biochemical and molecular toxicology, 21(6), pp 354-361