Phương pháp định tính naringin trong nguyên liệu cùi bưởi .... Kết quả định lượng citroflavonoid trong nguyên liệu cùi bưởi 16 Bảng 3.5.. Để cung cấp naringin nguyên liệu đầu vào cho qu
Trang 1BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRỊNH QUỐC TUẤN
Mã sinh viên: 1201674
NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT NARINGIN
TỪ CÙI BƯỞI (Citrus grandis L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Trang 2BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRỊNH QUỐC TUẤN
Mã sinh viên: 1201674 NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT NARINGIN
TỪ CÙI BƯỞI (Citrus grandis L.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc tới TS Nguyễn Văn
Hân, tổ Chiết xuất- bộ môn Công nghiệp dược- Trường đại học Dược Hà Nội đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em xin chân thành cảm ơn DS Trần Trọng Biên và tập thể cán bộ, giảng viên
của bộ môn Công nghiệp dược Trường đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này
Trong quá trình học tập, triền khai làm đề tài và những gì đạt được hôm nay,
em xin cảm ơn công lao giảng dạy và hướng dẫn của thầy cô giáo trường đại học
Dược Hà Nội
Và em cũng cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, anh chị những người luôn bên
em, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu, hoàn thành đề tài tại Trường đại học Dược Hà Nội này
Dù đã có nhiều cố gắng, song đề tài còn có thể có những thiếu sót Kính mong nhận được sự chia sẻ và nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo
Em xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Trịnh Quốc Tuấn
Trang 5MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 2
1.1 Vài nét về cây Bưởi 2
1.1.1 Tên gọi, vị trí phân loại 2
1.1.2 Đặc điểm thực vật 2
1.1.3 Bộ phận dùng, trồng trọt -thu hái 2
1.1.4 Thành phần hóa học 3
1.1.5 Công dụng 3
1.2 Đại cương về hoạt chất naringin 3
1.2.1 Công thức, tên khoa học 3
1.2.2 Tính chất vật lý 4
1.2.3 Tính chất hóa học 4
1.2.4 Tác dụng dược lý 5
1.3 Một số nghiên cứu về chiết xuất naringin 5
CHƯƠNG II NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 2.1 Nguyên vật liệu 8
2.1.1 Nguyên liệu 8
Trang 62.1.2 Hóa chất, thiết bị 8
2.2 Nội dung nghiên cứu 9
2.3 Phương pháp nghiên cứu 9
2.3.1 Phương pháp xác định hàm ẩm 9
2.3.2 Phương pháp định tính naringin trong nguyên liệu cùi bưởi 9
2.3.3 Phương pháp định lượng naringin 10
2.3.4 Phương pháp chiết xuất 13
2.3.5.Xác định cấu trúc sản phẩm 13
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN 14
3.1 Kết quả xây dựng đường chuẩn biểu thị mối liên hệ giữa mật độ quang và nồng độ naringin 14
3.2 Kết quả định tính và định lượng citroflavonoid trong nguyên liệu 15
3.2.1 Kết quả định tính citroflavoid trong nguyên liệu 15
3.2.2 Kết quả định lượng citroflavonoid trong nguyên liệu 16
3.3 Kết quả nghiên cứu chiết xuất citroflavonoid từ cùi bưởi 17
3.3.1 Lựa chọn dung môi chiết xuất 17
3.3.2.Lựa chọn phương pháp chiết xuất 18
3.3.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình chiết xuất 19
3.4 Quy trình chiết xuất và tinh chế naringin từ cùi bưởi 24
3.5.1 Tiến hành chiết xuất 24
3.5.2 Tinh chế naringin từ sản phẩm chiết xuất 25
3.5 Xác định cấu trúc sản phẩm 26
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN……… 30
Trang 7CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO………33
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
DĐVN IV Dược Điển Việt Nam IV
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Mối liên quan giữa mật độ quang và nồng độ naringin (µg/ml) 14 Bảng 3.2 Kết quả định lượng citroflavonoid trong nguyên liệu cùi bưởi 16
Bảng 3.5 Kết quả ảnh hưởng của thể tích dung môi ngâm nguyên liệu 20
Bảng 3.8 Kết quả ảnh hưởng của pH tới quá trình kết tinh sản phẩm 24
Trang 10Hình 3.5 Ảnh hưởng của thời gian ngâm tới khối lượng sản phẩm và
hiệu suất chiết
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Citrus là một chi lớn thuộc họ Cam Các cây thuộc chi này phần lớn
là các cây ăn quả cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, acid citric
[3] Ngoài ra, vỏ quả Citrus còn là nguyên liệu cho dược học cổ truyền với
các vị thuốc dân gian quen thuộc như: chỉ thực, chỉ xác, trần bì, thanh bì Ngày nay, nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới đã chứng minh tác
dụng chữa bệnh của các flavonoid có trong vỏ quả Citrus Các nghiên cứu đã
tìm thấy sự có mặt của hơn 60 flavonoid trong vỏ của các loài trên, trong đó
có naringin [11] Naringin là một flavonoid tìm thấy hàm lượng cao trong vỏ quả loài bưởi với tác dụng như chống lão hóa, làm giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch, làm lành vết loét dạ dày, phòng chống ung thư và làm đẹp da [15], [20], [21]
Hiện nay, nước ta vẫn phải nhập khẩu nhiều thuốc mà thành phần có chứa naringin với giá cao Với công nghệ trong nước hiện nay thì hoàn toàn có khả năng sản xuất được những thuốc đó từ nguồn nguyên liệu có sẵn Như vậy, nếu khai thác tốt nguồn nguyên liệu này, sẽ phục vụ tốt được nhu cầu trong nước về thuốc có chứa hoạt chất naringin Để cung cấp naringin nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất thuốc đó, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên
cứu chiết xuất naringin từ cùi bưởi (Citrus grandis L.)” với mục tiêu:
1- Chiết xuất naringin từ cùi bưởi Citrus grandis L
2- Tinh chế, nhận dạng naringin có trong cùi bưởi
Trang 12
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Vài nét về cây Bưởi
1.1.1 Tên gọi, vị trí phân loại
Citrus grandis (L.) Osbeck
Tên gọi khác: Citrus maxima ( Burm.) và Citrus decumana L
Họ Cam (Rutacea), Chi Citrus [2], [3], [4]
1.1.2 Đặc điểm thực vật
Bưởi là loại cây ăn quả Cây nhỡ cao từ 5-15 m, gai nhỏ mọc ở kẽ lá Lá
có hình trứng hoặc bầu dục đấy tròn hoặc hình tim, mép lá nguyên hoặc xẻ thùy nông, lấm tấm nhiều túi tinh dầu, cuống là có hình cánh tim ngược, rộng
cỡ 7 cm
Hoa mọc đơn độc ở nách lá hoặc từng chùm vài bông hoa, hoa mẫu 5, cánh hoa trắng, nhị 25- 30, bầu noãn có 11-16 noãn Quả mọng hình cầu hay hình lê, đường kính 10-30 cm, màu vàng xanh nhiều túi tinh dầu, vỏ dày 1- 4
cm, múi to màu hồng hoặc vàng nhạt Hạt vàng nhạt hoặc trắng, dẹt và có 1 phôi
Bưởi được trồng ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước vùng Địa Trung Hải Ở Việt Nam bưởi được trồng ở hầu hết các tỉnh Những nơi nổi tiếng bưởi ngon: Đoan Hùng (Phú Thọ), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh), Thanh Trà (Huế), Biên Hòa (Đồng Nai), Diễn (Hà Nội) [3], [4]
1.1.3 Bộ phận dùng, trồng trọt -thu hái
Hầu hết các bộ phận của cây bưởi ( quả, hoa, lá) đều có nhiều ứng dụng trong thực phẩm, y học Trong đề tài này sẽ tiến hành nhiên cứu với cùi bưởi ( phần trắng của vỏ bưởi) – chứa lượng lớn hoạt chất naringin
Bưởi được nhân giống bằng hạt, ghép mắt và chiết cành Ở Đông Nam Á
và Việt Nam chủ yếu là phương pháp chiết cành [4]
Trang 131.1.4 Thành phần hóa học
Trong phần ăn được (các tép bưởi) có chứa: nước (89%), protein(0,5%), lipid (0,4%), đường (9,3%), vitamin B1 (0,07%), viatmin B2 (0,01%) và vitamin C (44%)
Vỏ có chứa tinh dầu 15%, pectin và các hợp chất flavonoid (4,67%) Trong
đó naringin có hàm lượng cao Flavonoid : Naringin (2,39%), hesperidin (0,03%), neohesperindin (0,03%), diosmin (0,01%),rutin (0,02%)
Hạt có chứa pectin Hoa có chứa tinh dầu (0,01%)
Tinh dầu vỏ quả bưởi là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm, có hằng số:
d30: 0,8417, aD30: +103,62o, nD30: 1,4702 Thành phần chính là limonen (90
%), terpenalcol (2,5%), sesquiterpenalcol (3%)
Tinh dầu vỏ bưởi Việt Nam có thành phần chính là limonen (41,45 - 84,62
%), myrcen (8,28 - 50,66%) Các thành phần terpenalcol và aldehyd tồn tại ở hàm lượng rất thấp (<1%)
Hoa bưởi Việt Nam điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước có thành phần chính là nerolidol (30,91 - 40,04%), farnesol (14,30 - 23,47%), linalol (9,22 - 23,76%) [4]
1.2 Đại cương về hoạt chất naringin
1.2.1 Công thức, tên khoa học
Trang 14Hình 1.1 Công thức cấu tạo của naringin
Tên khoa học: glucopyranosyl)oxy)-2,3- dihydro-5-hydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-on
1.2.3 Tính chất hóa học
Tính acid yếu: Trong dung dịch kiềm loãng, naringin tạo muối phenolat
tan trong nước
Phản ứng cyanidin: Phản ứng khử nhóm carbonyl của nhân ɣ-pyron tạo
anthocyan có màu
Phản ứng với muối diazo: Phản ứng của hydro linh động với muối
diazo tạo sản phẩm azoic màu đỏ
Phản ứng tạo phức: Phản ứng tạo phức chelat với muối kim loại nặng
của nhóm carbonyl ở C4 và hydroxy ở C5
O O
H3C
HO OH OHHO
HO
Trang 15 Dễ bị oxy hóa: dễ bị oxy hóa bởi các tác nhân khử do có chứa 2 nhóm
–OH gắn với nhân thơm [1]
1.2.4 Tác dụng dược lý
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng naringin có tác dụng làm giảm cholesterol, làm giảm LDL oxidation và có thể giúp ngăn ngừa tăng cholesterol máu, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
Chống oxy hóa, chống ung thư ác tính
Ức chế virus Sindbis neurovirulent
Được sử dụng trong điều trị các tổn thương dạ dày
1.3 Một số nghiên cứu về chiết xuất naringin
Vỏ bưởi được chiết bằng ethanol 96% theo phương pháp ngấm kiệt , dịch chiết bao gồm cả chất phân cực và ít phân cực, sau đó được cô tới cao đặc và loại tạp chất béo và chất ít phân cực bằng ether hoặc xăng vài lần, sau đó sản phẩm điều chỉnh pH trong môi trường nước acid chlohydric tới pH = 1 - 2, kết tinh lại trong dung môi ethanol, sấy và kiểm nghiệm thành phẩm Hiệu suất 2,3% Với quy trình này thì có sử dụng tới ether hoặc xăng là dung môi hữu cơ độc với môi trường nên gặp vấn đề kiểm soát dung môi hữu cơ khi
áp dụng qui mô lớn [6], [7 ], [14]
Trang 16Với quy trình chiết xuất bằng nước nóng Nguyên liệu sau khi chia nhỏ tới kích thước xác định, được ngâm với nước nóng, chiết 2 lần mỗi lần trong 30 phút, vắt và ép dịch chiết qua vải lọc, dịch chiết được gộp lại sau đó đem cô tới dịch Hòa tan dịch thu được với ethanol 96% để sản phẩm pectin, dịch còn lại đem cô tới cắn, sau đó hòa tan trong dung môi ethanol 96% - nước (1: 3), sản phẩm sau đó kết tinh đem lọc và sấy khô Hiệu suất 1,7% Quy trình này dung môi rẻ tiền, không độc hại nhưng có nhược điểm là dịch chiết rất nhớt, rất khó lọc để thu sản phẩm pectin, bên cạnh đó để bay hơi hết dung môi nước cần có lượng nhiệt lớn khá tốn kém [7], [9], [12]
Với phương pháp chiết bằng methanol Nguyên liệu đã chia nhỏ tới kích thước xác định được ngâm trong methanol sau đó thu lấy dịch chiết Dịch chiết được cô tới cắn sệt, sau đó đem hòa tan trong nước nóng, đun cách thủy
15 phút , lắc với diclomethan gạn lấy lớp nước, cuối cùng để lạnh kết tinh, lọc
và thu sản phẩm Hiệu suất 2,4% Quy trình này cho sản phẩm sạch,hiệu suất cao, tuy nhiên trong quy trình sử dụng nhiều dung môi độc hại, dễ cháy nổ, khả năng bay hơi rất cao nên khó áp dụng trong quy mô lớn, chủ yếu sử dụng trong quy mô phòng thí nghiệm [23]
Quy trình chiết vỏ bưởi bằng dung môi kiềm Nguyên liệu sau khi xử lý, được ngâm với vôi sữa (CaO trong nước), hoạt chất có tính acid yếu nên dễ tan trong kiềm Thu dịch chiết điều chỉnh về pH tới 2 bằng acid chlohydric, khi pH acid thì hoạt chất sẽ nằm dạng phân tử khó tan nên dễ kết tinh Sau đó sản phẩm được lọc và tiếp tục hòa tan trong dung dịch ethanol 96% ( tỷ lệ ethanol: nước= 1: 3) để kết tinh và thu sản phẩm.Hiệu suất 0,6% Quy trình này, có ưu điểm không dung dung môi hữu cơ độc hại, dung môi rẻ tiền, tuy nhiên quy trình này cho hiệu suất chiết rất thấp [5], [13]
Một số sản phẩm chứa naringin trên thị trường kết hợp với vitamin C và hesperidin như: Swanson Naringin 500 mg, Hi-Potency Vitamin C &
Trang 17Bioflavonoids Complex, NOW Citrus Bioflavonoid, Vitamin C and Bioflavonoid Hypoallergenic Dietary Supplement… Các sản phẩm trong 1 viên chứa ≤ 150 mg naringin
Trang 18CHƯƠNG II NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu
2.1.1 Nguyên liệu
Vỏ Bưởi được thu gom tại khu vực Bắc Từ Liêm - Hà Nội, vào tháng 12
Vỏ quả Bưởi sau khi mua về được loại bỏ mốc, bỏ phần chứa tinh dầu (vỏ ngoài), sấy ở nhiệt độ 60 – 70℃ trong 24 giờ, xay thành bột thô Đóng túi kín bảo quản ở điều kiện phòng để nghiên cứu
STT Tên hóa chất Nơi sản xuất Tiêu chuẩn
2 Acid acetic Trung Quốc Tinh khiết hóa học
3 Nước cất Việt Nam DĐVN IV
4 Dung dịch sắt (III) chlorid Trung Quốc Tinh khiết hóa học
5 Ethanol 96% Việt Nam DĐVN IV
6 Aceton Việt Nam DĐVN IV
7 Acid chlohydric Trung Quốc Tinh khiết hóa học
8 Ethyl acetat Trung Quốc Tinh khiết hóa học
9 Than hoạt Trung Quốc Tinh khiết hóa học
10 Chloroform Trung Quốc Tinh khiết hóa học
11 Acid sunfuric đậm đặc Trung Quốc Tinh khiết hóa học
12 Natri hidroxyd Trung Quốc Tinh khiết hóa học
Trang 19 Thiết bị:
Cân phân tích Sartorius TE 214S (Anh)
Máy xác định hàm ẩm Sartorius, MA – 45 (Anh)
Tủ sấy Memmert (Đức)
Máy quang phổ UV-VIS Hitachi (Nhật Bản)
Máy đo nhiệt độ nóng chảy
Máy cô quay chân không Buchi (Thụy Sĩ)
Máy đo phổ hồng ngoại Impact 410 nicolet
Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân: Avance 500 - Bruker
Máy soi UV Speccord 40 (Đức)
Máy đo pH Mettler Toledo (Thụy Sỹ)
Các dụng cụ phòng thí nghiệm khác
2.2 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình chiết xuất citroflavoid từ cùi bưởi: dung môi chiết xuất, phương pháp chiết xuất, thể tích dung môi chiết, thời gian chiết, số lần chiết, pH của dung dịch kết tinh
Xây dựng quy trình chiết naringin từ cùi bưởi mẻ 100 g
Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp xác định hàm ẩm
Xác định bằng máy xác định hàm ẩm
Chuẩn bị khoảng 1 g mẫu thử xác định hàm ẩm
2.3.2 Phương pháp định tính naringin trong nguyên liệu cùi bưởi
Định tính naringin trong nguyên liệu cùi bưởi sơ bộ bằng phản ứng hóa học
và sắc ký lớp mỏng
Trang 20 Phản ứng hóa học:
Tiến hành: cân 1 g nguyên liệu, đun cách thủy với 5 ml ethanol 96% trong
15 phút, lọc dịch chiết chia vào 5 ống nghiệm để làm các phản ứng sau
Phản ứng cyanidin: thêm ít bột Mg vào, sau đó tiếp tục thêm 2 ml acid HCl 5% vào Quan sát hiện tượng
Phản ứng với FeCl3: cho thêm vào ống nghiệm vài giọt FeCl3 Quan sát hiện tượng
Phán ứng H2SO4 đậm đặc: thêm vào ống nhiệm vài giọt H2SO4 đậm đặc Quan sát hiện tượng
Phản ứng với NaOH: thêm vào ống nghiệm vài giọt NaOH 1N Quan sát hiện tượng [2], [22]
Sắc ký lớp mỏng:
Pha động: n-butanol: acid acetic: nước = 4: 1: 5 (tl/tl)
Pha tĩnh: Bản mỏng silica gel 60 F254 hoạt hóa ở 1100C trong 30 phút
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch chuẩn naringin có nồng độ khoảng 0,2 mg/ml pha trong ethanol 96%
Dung dịch mẫu thử: lấy khoảng 0,5 g mẫu thử đun với 4ml ethanol 96% trong 15 phút, lọc, thu được dung dịch chấm sắc ký
Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 µl dịch chiết dịch chiết mỗi mẫu Tiến hành triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra khi chạy 8cm, để khô Soi bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm [5], [8], [16]
2.3.3 Phương pháp định lượng naringin
Định lượng bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS, xác định sơ bộ hàm lượng citroflavonoid có trong mẫu thử [8]
Nguyên tắc:
Naringin hấp thụ mạnh ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 283-284 nm [2]
Do vậy, có thể xác định hàm lượng của citroflavonoid toàn phần trong
Trang 21nguyên liệu và sản phẩm tính theo chất chuẩn naringin bằng phương pháp đo quang phổ UV-VIS
Tiến hành:
Chuẩn bị mẫu chuẩn
Cân chính xác khoảng 15 mg naringin đối chiếu vào bình định mức 25
ml, thêm khoảng 15 ml ethanol 96% hòa tan, sau đó bổ sung ethanol 96% vừa đủ tới vạch thu được dung dịch chuẩn gốc
Từ dung dịch chuẩn gốc pha dung dịch có nồng độ tương ứng 8, 10, 12,
16, 20, 24 (µg/ml) xây dựng đường chuẩn Đo độ hấp thụ tại bước sóng 283
nm, mẫu trắng là ethanol 96%
Chuẩn bị mẫu thử
* Chuẩn bị mẫu thử chiết từ nguyên liệu cùi bưởi
Cân 2,5 g bột nguyên liệu cho vào giấy lọc, gấp lại, rồi cho vào bình
Soxhlet Chiết với n-hexan trong 3 giờ, lấy túi lọc nguyên liệu ra để bay hơi hết n-hexan ở nhiệt độ phòng rồi cho vào bình Shoxlet chiết tiếp với ethanol
96% trong 3 giờ Dịch chiết thu được chuyển vào bình cất quay và đem cô dưới áp suất giảm đến cắn Hòa cắn trong 50 ml ethanol 96% rồi chuyển sang bình định mức 100 ml Rửa bình cầu 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10 ml ethanol 96%, sau đó thêm vừa đủ ethanol 96% tới vạch Hút chính xác khoảng 1ml dịch thu được cho vào bình định mức 50 ml Thêm ethanol 96% vừa đủ tới vạch và lắc đều thu được dung dịch thử Đo độ hấp thụ tại bước sóng 283 nm, mẫu trắng là ethannol 96%
* Chuẩn bị mẫu thử từ sản phẩm của quá trình chiết xuất
Cân chính xác 1 lượng sản phẩm tương đương khoảng 15 mg naringin vào bình định mức 25 ml, thêm khoảng 15 ml ethanol 96% để hòa tan, sau
đó thêm ethanol 96% vừa đủ tới vạch Hút chính xác khoảng 2 ml dung dịch
Trang 22thu được vào bình định mức 100 ml, thêm ethanol 96% vừa đủ tới vạch, lắc đều Đo độ hấp thụ tại bước sóng 283 nm, mẫu trắng ethanol 96%
X%: hàm lượng phần trăm citroflavonoid toàn phần trong mẫu thử
CT: nồng độ mẫu thử tính theo phương trình đường chuẩn (µg/ml) a: hàm lượng naringin chuẩn (%)
b: hàm ẩm của mẫu thử (%)
mT: khối lượng mẫu thử (g)
VT: thể tích của dung dịch thử (ml)
AT: mật độ quang của dung dịch thử và chuẩn
fT: hệ số pha loãng của dung dịch thử và chuẩn
Hiệu suất chiết citroflavonoid toàn phần
Trong đó:
C: nồng độ mẫu thử tính theo phương trình đường chuẩn (µg/ml) a: hàm lượng chuẩn naringin (%)
V: thể tích dung dịch mẫu thử (ml)
f: độ pha loãng mẫu thử
m: khối lượng vỏ bưởi đem chiết (g)
c: hàm ẩm nguyên liệu khi đem chiết (%)
X: hàm lượng citroflavonoid toàn phần (%)
Trang 232.3.4 Phương pháp chiết xuất
Cân khoảng 50 g nguyên liệu, cho vào bình chiết, thêm dung môi Sau thời gian thu dịch chiết, sau đó cô thu hồi dung môi đến cắn, hòa tan cắn trong 50 ml ethanol 96%, lọc Dịch lọc ethanol tiếp tục cô đến cắn, hòa tan cắn trong 30 ml nước nóng, lọc, thêm 10 ml ethanol 96% Để kết tinh lạnh, lọc, sấy được sản phẩm
2.3.5 Xác định cấu trúc sản phẩm
Phản ứng định tính hóa học: xác định sự có mặt của flavonoid trong sản phẩm thu được sau khi chiết xuất (tương tự phần định tính trong nguyên liệu 2.3.1)
Sắc ký lớp mỏng: xác định sơ bộ tính tinh khiết của flavonoid thu được, kết luận sơ bộ về flavonoid có thể là naringin hay không so với vết chuẩn naringin về Rf (tương tự phần định tính nguyên liệu 2.3.1)
Đo phổ UV-VIS, IR, NMR để chứng minh cấu trúc naringin
Trang 24CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.1 Kết quả xây dựng đường chuẩn biểu thị mối liên hệ giữa mật độ quang và nồng độ naringin
-Chuẩn bị nồng độ chuẩn naringin như mục 2.3.3 Kết quả quét phổ UV-VIS:
Hình 3.1 Phổ UV- VIS naringin chuẩn nồng độ 11,71 (µg/ml)
trong ethanol 96%
Nhận xét: Quét phổ naringin chuẩn thấy có 2 cực đại hấp thụ ở bước sóng 283,0 nm và 320,0 nm Chọn bước sóng 283,0 nm để đo mật độ quang cho bước sau
-Xác định sự phụ thuộc giữa mật độ quang và nồng độ naringin: Tiến hành
pha các dung dịch chuẩn như mục 2.3.3 Kết quả mật độ quang ở mỗi nồng
độ được ghi ở bảng 3.1
ảng3.1 Mối liên quan giữa mật độ quang và nồng độ naringin (µg/ml)
Nồng độ naringin (µg/ml) 7,32 9,37 11,71 14,64 18,30 23,42
Mật độ quang 0,218 0,290 0,338 0,444 0,576 0,732
Trang 25Hình 3.2 Đường chuẩn biểu thị mối liên quan giữa mật độ quang và nồng độ
naringin
Phương trình biểu thị mối tương quan giữa mật độ quang và nồng độ naringin: y = 0,3218x - 0,0215 (trong đó : y là mật độ quang, x là nồng độ dung dịch naringin (µg/ml))
Nhận thấy phương trình có R2 = 0,9972 (R2 > 0,99) Nên có sự tương quan tuyến tính giữa mật độ quang và nồng độ naringin trong khoảng 7,32-23,42 µg/ml
3.2 Kết quả định tính và định lƣợng citroflavonoid trong nguyên liệu
3.2.1 Kết quả định tính citroflavoid trong nguyên liệu
-Định tính citroflavonoid bằng phản ứng hóa học: chuẩn bị 5 mẫu dịch chiết nguyên liệu bằng dung môi ethanol 96% Tiến hành như mục 2.3.2 Kết quả:
A: Dịch chiết nguyên liệu B: Phản ứng với NaOH C: Phản ứng với cyanidin D: Phản ứng với FeCl3
E: Phản ứng với H2SO4
Hình 3.3 Kết quả định tính hóa học nguyên liệu cùi bưởi
y = 0,0322x - 0,0215 R² = 0,9972
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8
Trang 26Bên B: Vết naringin chuẩn trong ethanol
Hệ dung môi khai triển: n-butanol: acid acetic: nước = 4: 1: 5
Soi dưới đèn tử ngoại bước song 254 nm
Hình 3.4 Sắc ký đồ của dịch chiết nguyên liệu
Qua sắc ký đồ thấy có xuất hiện vết dịch chiết nguyên liệu có Rf bằng với
Rf của vết naringin chuẩn Kết luận: Trong nguyên liệu có chứa naringin và các flavonoid khác Gọi chung là nhóm citroflavonoid
3.2.2 Kết quả định lượng citroflavonoid trong nguyên liệu
Chuẩn bị 4 mẫu nguyên liệu định lượng citroflavonoid, tiến hành như mục 2.3.4, kết quả thu được trình bày dưới bảng sau:
ảng 3.2 Kết quả định lượng citroflavonoid trong nguyên liệu cùi bưởi
Thông số Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Khối lượng nguyên liệu (g) 2,5176 2,4526 2,4931 2,5023 Mật độ quang 0,640 0,529 0,626 0,631 Hàm lượng citroflavonoid (%) 4,14 3,94 4,09 4,11
Từ kết quả của bảng trên, tính được hàm lượng trung bình citrofalvonoid toàn phần có trong nguyên liệu là: 4,07%
Trang 273.3 Kết quả nghiên cứu chiết xuất citroflavonoid từ cùi bưởi
3.3.1 Lựa chọn dung môi chiết xuất
Lựa chọn dung môi chiết xuất là lựa chọn đầu tiên để chiết xuất nguyên liệu Dung môi phải đáp ứng được các yêu cầu về khả năng hòa tan dược chất, tính chọn lọc, dễ thu hồi dung môi, tính an toàn dung môi, hiệu suất chiết, rẻ tiền Đối với các dung môi chiết xuất naringin từ cùi bưởi, dung môi methanol khá độc nên chủ yếu sử dụng trong phòng thí nghiệm Nước nóng là một dung môi rẻ tiền, ít độc nhưng lại dung môi này lại khó bay hơi, quá trình chiết xuất cần thiết bị gia nhiệt, dịch chiết rất nhớt Dung môi kiềm thì ít độc,
rẻ tiền nhưng hiệu suất không cao
Trong đề tài này, sẽ nghiên cứu 2 dung môi ethanol và aceton để lựa chọn được dung môi tối ưu nhất Khảo sát 2 dung môi aceton, ethanol96% và các dung môi có tỷ lệ aceton: ethanol 96% lần lượt là 75:25, 50:50, 25:75 Sau đó tiến hành như quy trình mục 2.3.4, ngâm 1 lần ×24 giờ ×300 ml Kết quả thu được trình bày bảng sau
ảng 3.3 Kết quả ảnh hưởng của dung môi chiết xuất
Dung môi Aceton
Tỷ lệ dung môi aceton:
EtOH 96%
75:25
Tỷ lệ dung môi aceton:
EtOH 96%
50:50
Tỷ lệ dung môi aceton:
EtOH 96%
25:75
Ethanol 96%
Khối lượng sản
phẩm (g) 0,37 0,33 0,32 0,21 0,32 Hàm lượng (%) 93,60 94,40 93,17 90,40 91,38 Hiệu suất ( %) 19,26 17,27 16,60 10,42 16,08
Trang 28Nhận xét: Khối lượng sản phẩm của dung môi aceton là cao nhất và hiệu suất chiết cũng cao nhất Hàm lượng không có sự khác biệt giữa các mẫu Khi tiến hành chiết xuất nhận thấy dung môi aceton dễ bay hơi hơn dung môi ethanol 96% nên quá trình thu hồi dung môi không tốn nhiều năng lượng Đặc biệt, quá trình tinh chế loại tạp cắn chiết aceton chỉ sử dụng các dung môi đơn giản như ethanol 96% và nước Trong khi đó đối với cắn chiết ethanol phải sử dụng ether dầu hỏa để loại tạp Nhược điểm của dung môi aceton là bay hơi nhanh nên khi chiết cần thiết bị kín đế không thất thoát dung môi Vì thế, chọn dung môi aceton làm dung môi ngâm cho các khảo sát sau
3.3.2 Lựa chọn phương pháp chiết xuất
Phương pháp ngâm và phương pháp ngấm kiệt là 2 phương pháp hay được sử dụng nhiều nhất Với mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng về thuận tiện, chi phí, hiệu suất
Trong đề tài này, sẽ nghiên cứu 2 phương pháp chiết ngâm và ngấm kiệt
để chọn được phương pháp chiết xuất tối ưu Chuẩn bị nguyên liệu cho 2 mẫu, tiến hành như mục 2.3.4 Phương pháp ngâm 2 lần ×24 giờ×200 ml, phương pháp ngấm kiệt ngâm trong 24 giờ rút khoảng 300 ml dịch chiết trong
4 giờ
Kết quả khảo sát phương pháp chiết xuất được trình bày bảng sau:
ảng 3.4 Ảnh hưởng của phương pháp chiết xuất
Phương pháp Phương pháp ngâm Phương pháp ngấm kiệt