1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO dục đạo đức TRONG dạy học môn đạo đức học ở TRƯỜNG đại học tây bắc

131 55 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 812 KB

Nội dung

Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình của một sốmôn học, hình thức dạy và học cũng từng bước được cải tiến, hình thức đàotạo ngày một đa dạng và phong phú hơn, trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -PHẠM THỊ CHÂU LONG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -PHẠM THỊ CHÂU LONG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Chuyên ngành : LL&PPDH Giáo dục chính trị

Mã số : 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học : TS Phạm Việt Thắng

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà trường, các tổ chức và các cá nhân Tôi xinbày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sưphạm Hà Nội, Phòng Đào tạo và Phòng Sau đại học của nhà trường cùng cácthầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơnthầy giáo - Tiến sĩ Phạm Việt Thắng, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướngdẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luậnvăn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại họcTây Bắc, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lý luận chính trị Trường Đại họcTây Bắc đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, số liệu trong suốt quátrình thực hiện nghiên cứu luận văn

Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, tất các bạn bè đã động viên, giúp đỡnhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thểtránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp củacác thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm

2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 4

Phạm Thị Châu Long DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Cụm từ viết tắt Diễn giải

GS TSKH Giáo sư Tiến sĩ khoa học

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: “Cótài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gìcũng khó” Đối với ngành giáo dục người căn dặn: “Dạy cũng như học, phảichú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quantrọng” Trong công cuộc đổi mới hiện nay khi yếu tố con người được đặc biệtcoi trọng, thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức củacon người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội.Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, sinhviên là yêu cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏicấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục

Mục tiêu giáo dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo tinh thầnNghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIIIlà: Thực hiện giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các bậc học Hết sứccoi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo vànăng lực thực hành cho học sinh, sinh viên Tinh thần đó tiếp tục được khẳngđịnh tại các kỳ đại hội sau đó Tại Đại hội X Đảng ta tiếp tục chủ trương:

“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản

lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xãhội hóa” chất lượng nền giáo dục Việt Nam Đến Đại hội XI Đảng ta đã xácđịnh “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựngnền văn hóa và con người Việt Nam”

Nhìn một cách tổng quát, nhiệm vụ giáo dục hiện nay của nước ta làlàm sao để đào tạo ra được những con người có đầy đủ cả hai mặt: đức và tài.Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành hữu quan cần phải quan tâm chăm lo

Trang 7

giáo dục về mọi mặt, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viêntrong giai đoạn hiện nay là việc vô cùng cần thiết và cấp bách.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới ởnước ta hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàndiện Quá trình hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện cho các cá nhân pháthuy khả năng và thế mạnh của mình, trong đó có lực lượng sinh viên là lớpngười có trình độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết, nhạy bén trong việc tiếp thu cáimới Có thể nói rằng, sinh viên là lớp người chịu nhiều ảnh hưởng tích cựccũng như tiêu cực của đời sống xã hội, của cơ chế thị trường và việc mở rộnghợp tác quốc tế Điều đó đặt ra vấn đề là làm thế nào để những người “chủtương lai của đất nước” định hướng đúng đắn những giá trị đạo đức để họhoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trước những thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thang giá trị đạođức của con người cũng có nhiều biến đổi theo cả hai hướng tích cực và tiêucực Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình của một sốmôn học, hình thức dạy và học cũng từng bước được cải tiến, hình thức đàotạo ngày một đa dạng và phong phú hơn, trong giáo dục nói chung, giáo dụcđại học nói riêng còn có nhiều điều bấp cập đó là: tình trạng suy thoái, xuốngcấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại,nhất là trong lớp trẻ… Các hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây

ra, riêng trong lĩnh vực học đường, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống chưa được quan tâm một cách đúng mức như nó cần phải có.Một số sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, chưa có ý thức trong việc rènluyện đạo đức, lối sống mới, nhiều giá trị đạo đức xã hội bị đảo lộn và xuốngcấp Không ít sinh viên thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện, không chịuphấn đấu, thiếu niềm tin, lý tưởng sống Hiện tượng thi thuê, thi hộ, tệ nạn matúy, gái bao, mắc vào tệ nạn mại dâm, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn

Trang 8

nhân… đã tạo hình ảnh không tích cực về sinh viên Tất cả những điều đó đặt

ra yêu cầu bức thiết phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục đạo đức vàgiá trị đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Để xứng đáng là một “chủ nhân tương lai” của đất nước, ngoài việcnâng cao năng lực chuyên môn (cái tài) còn cần phải chú trọng đến việc traudồi phẩm chất đạo đức, lối sống (cái đức) Điều đó chỉ có được khi gia đình,nhà trường và xã hội đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cách mạngcho thế hệ tương lai của đất nước nói chung và thanh niên, sinh viên ở trườngĐại học Tây Bắc nói riêng Cho nên tôi đã mạnh dạn chọn “Giáo dục đạo đứctrong dạy học môn Đạo đức học ở trường Đại học Tây Bắc” làm đề tài choluận văn thạc sĩ của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức từ lâu đã được nhiều tác giả quantâm, nghiên cứu Arixtot – nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã để lại cho chúng tanhiều tác phẩm, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề về đạo đức Rồi Epiquya,Xocrat…đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực này

Trước đây ở Liên Xô, vấn đề đạo đức, nhân cách đã được các nhànghiên cứu Xôviết hết sức quan tâm A.F.Shishkin đã viết “Nguyên lý đạo đứchọc mác xít” Chúng ta có thể coi đây là cuốn “giáo khoa” về đạo đức học Ở

đó, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức, coi “những phẩm chất đạođức chính là điều cốt yếu nhất ở con người, ở tính cách của nó”

Kế tục và phát triển những quan điểm của A.F.Shishkin, G.Bandzeladze

đã có công trình “Đạo đức học” (2 tập) Trong bộ sách này G.Bandzeladze đãnghiên cứu và làm rõ những vấn đề của khoa học đạo đức như: Đạo đức là gì?Đạo đức phát sinh, phát triển ra sao, nội dung những phạm trù đạo đức học làgì?

Năm 2003, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có dịch cuốn “Tu dưỡngđạo đức tư tưởng”, cuốn giáo trình chính thức, thống nhất, dùng cho mọi đốitượng sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Trung Quốc do GS La

Trang 9

Quốc Kiệt chủ biên Trong cuốn giáo trình này, tập thể tác giả Trung Quốclàm rõ vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên, những nội dung

cơ bản, hiện đại trong việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức mới cho sinh viênTrung Quốc hiện nay Đây là tài liệu tham khảo bổ ích đối với công tác giáodục đạo đức cho sinh viên nước ta hiện nay

Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức được đặt ra rất sớm,nhưng những gì liên quan đến đạo đức học thì muộn hơn rất nhiều

Năm 1974, GS Vũ Khiêu có chủ biên cuốn “Đạo đức mới” Trong tácphẩm này vấn đề đạo đức, đạo đức mới và giáo dục đạo đức mới đã được làmsáng tỏ trên những nét cơ bản

Năm 1982, tác giả Tương Lai có xuất bản cuốn “Chủ động và tích cựcxây dựng đạo đức mới” Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng đây có thểcoi là tài liệu tham khảo bổ ích về lĩnh vực đạo đức

Nguyễn Minh Đức nghiên cứu và trình bày cơ sở tâm lý – giáo dục họccủa giáo dục đạo đức

Nguyễn Nghĩa Dân đã nghiên cứu và đánh giá cao phương pháp dạyhọc môn Đạo đức và Giáo dục công dân bằng hành động, kết hợp giữa họcvới hành, cũng như coi trọng việc tự học trong cuốn: “Đổi mới phương phápdạy học môn Đạo đức và Giáo dục công dân”

Tác giả Phạm Khắc Chương – Nguyễn Thị Yến Phương tập trung tớiviệc giáo dục đạo đức mới cho học sinh phổ thông trong cuốn “Đạo đức học”.Theo tác giả: “Đạo đức là một hình thái ý thức thường xuyên biến đổi, thườngxuyên có những yếu tố mới nảy sinh và phát triển cùng với các điều kiện kinh

tế, vật chất của xã hội Theo quan điểm đó thì đạo đức trong gia đình, đạo đứctrong học tập, tình bạn, tình yêu… cũng có những nội dung mới” [13, 76]

Tác giả Trần Đăng Sinh – Nguyễn Thị Thọ đề cập đến ý nghĩa của việcgiáo dục đạo đức cho công dân trong giai đoạn mới hiện nay, cũng như cáchình thức giáo dục đạo đức cơ bản khác Theo tác giả: “Trong xã hội ta hiệnnay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang trở thành

Trang 10

một nguồn sức mạnh tinh thần của sự nghiệp đổi mới đất nước, có không ítvấn đề đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết Đó là cuộc đấu tranh giữa hai lốisống: lối sống có lí tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động củachính mình, có ý thức bảo vệ thành quả lao động, chăm lo lợi ích của cộngđồng và lối sống thực dụng, ích kỷ, dối trá, ăn bám, chạy theo đồng tiền bấtchính…” [61, 164].

Những năm gần đây, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về vấn

đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên như: “Vấn đề xây dựng nhâncách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiệnnay” (Luận văn thạc sĩ triết học của Hoàng Anh, Học viện chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001) “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niênViệt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (Thái Duy Tuyên chủ biên, HàNội, 1994) “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay” (PhạmĐình Nghiệp, Hà Nội, 2001) “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành vàphát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (Trần SĩPhán, luận án tiến sĩ, 1999) “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựngđạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam” (Nguyễn Đình Quế, Luậnvăn thạc sĩ, 2000) “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học TâyBắc qua dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Hương, luậnvăn thạc sỹ, Hà Nội, 2013)…

Bên cạnh đó, còn có các công trình đăng tải trên các tạp chí như: Tạpchí Triết học,Tạp chí Giáo dục,Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Tạp chí Cộngsản và Tạp chí Thông báo khoa học… Tiêu biểu phải kể đến như: Trần Doanh(1993), “Khả năng giáo dục giá trị nhân văn và giáo dục quốc tế cho học sinh

qua môn đạo đức”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 9; Nguyễn Kỳ (1994),

“Thử dạy bài đạo đức theo phương pháp tích cực”, Tạp Chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2; Phạm Khắc Chương (1997), “Giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên trong nhà trường đại học ngày nay Thực trạng và một số giải pháp”, Tạp chí Thông báo khoa học, số 3; Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức

Trang 11

và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học, số

6; Đoàn Văn Khiêm (2001), “Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo

đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2; Mai

Xuân Hợi (2001), “Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã

hội”, Tạp chí Triết học, số 3; Nguyễn Hữu Châu (2001), “Một số xu thế của giáo dục ở thế kỷ 21”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 8; Nguyễn Văn Phúc (2002), “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đức Đạt”, Tạp chí Triết học,

số 10; Đinh Thế Định (2005), “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh

viên”, Tạp chí Giáo dục, số 116; Nguyễn Thị Mỹ Trang (2006), “Xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 6… và còn

nhiều tài liệu khác được đưa thêm trong phần Tài liệu tham khảo

Và mới nhất là Chỉ thị số 42 – CT/TW của Ban chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Việt Nam ra ngày 24/3/2015 Về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống vănhóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030

Có thể thấy được rằng những bài viết, những công trình nghiên cứu trên

đã nêu và giải quyết được một số vấn đề cả về lý luận và thực tiễn như sau:

Một là, các tác giả đã đưa ra được những khái niệm về Đạo đức vàGiáo dục đạo đức rất rõ rất cụ thể (Đạo đức là gì? Đạo đức phát sinh, pháttriển ra sao? )

Hai là, đã nêu lên được vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dụcđạo đức, đặc biệt là công tác giáo dục trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Ba là, chỉ ra những phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi con người, đặtbiệt là việc giáo dục đạo đức mới cho học sinh, sinh viên, công dân Việt Nam

Bốn là, đưa ra ý kiến về việc đổi mới phương pháp dạy học đạo đứccũng như các hình thức giáo dục đạo đức cơ bản

Vấn đề giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy một môn học cụ thểcũng đã được đề cập tới song chưa nhiều, đặc biệt là trong dạy học môn Đạođức học Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước và

Trang 12

mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về vấn đề giáo dục đạo đức thông quaviệc dạy học một môn học cụ thể Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giáodục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức học ở Trường Đại học Tây Bắc” đểnghiên cứu và thực nghiệm tại Trường Đại học Tây Bắc.

Đây là đề tài khoa học không quá mới mẻ song lại gắn liền với các điềukiện kinh tế - xã hội, văn hóa có tính đặc thù, và cần có những công trình nghiêncứu một cách cơ bản, hệ thống nhằm làm cho vấn đề được nghiên cứu ngày càng

cụ thể hơn

3 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở làm sáng tỏ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đứccho sinh viên trường Đại học Tây Bắc, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếunhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức trong dạyhọc môn Đạo đức học ở Trường Đại học Tây Bắc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Sinh viên K54 đang học tập tại Trường Đại học Tây Bắc

5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp của luận văn

5.1 Những luận điểm cơ bản

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức chosinh viên Trường Đại học Tây Bắc trong dạy học môn Đạo đức học

- Đề xuất một số biện pháp để thực hiện việc giáo dục đạo đức trongquá trình dạy học môn Đạo đức học cho sinh viên Trường Đại họcTây Bắc

- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn, khả thi của việcvận dụng phương pháp giáo dục đạo đức trong dạy học môn Đạođức học ở Trường Đại học Tây Bắc

5.2 Những đóng góp của luận văn

Trang 13

- Về mặt lý luận:

Bước đầu tìm hiểu, vận dụng lý luận dạy học vào giải quyết một vấn đề

cụ thể là giáo dục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức học ở trường Đại họcTây Bắc; luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức chosinh viên nói chung và trong dạy học môn Đạo đức học nói riêng; đồng thời

đề xuất một số biện pháp, khuyến nghị nhằn giáo dục đạo đức cho sinh viên

và phát triển các năng lực thong qua dạy học môn Đạo đức học

- Về mặt thực tiễn:

+ Đề tài đưa thực trạng giáo dục đạo đức ở Trường Đại học Tây Bắc,chỉ ra những nguyên nhân đồng thời đề xuất thử nghiệm tính đúng đắn củaviệc giáo dục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức học ở Trường Đại học TâyBắc nhằm nâng cao chất lượng dạy học và hình thành cho sinh viên nhữngnăng lực cần thiết

+ Đề tài sau khi được bảo vệ thành công sẽ có giá trị thiết thực cho bảnthân tác giả, giúp hiểu sâu sắc hơn về phương pháp giảng dạy môn Đạo đứchọc và góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị

ở trường Đại học Tây Bắc nói chung và dạy học môn Đạo đức học nói riêng

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử vàlogic, phân tích và tổng hợp Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp

cụ thể như: so sảnh, thống kê, điều tra xã hội học, thực nghiệm khoa học đểthực hiện mục đích đặt ra

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, mụclục, phụ lục Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 14

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC

1 1 Đạo đức và giáo dục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức học

1.1.1 Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức

1.1.1.1 Đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm và có vai trò quantrọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Những tư tưởng đạo đức

từ lâu đã xuất hiện trong triết học Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại

Thuật ngữ đạo đức bắt nguồn từ cổ Hy Lạp “Êthôs” có nghĩa là thóiquen, tính khí, phẩm chất Trong tiếng Latinh có từ cổ “Mos”; “Moris”;

“Moralis” cũng có nghĩa là phong tục, tập quán [3, 128]

Ở Hy Lạp cổ đại, trong triết học của Đêmôcrit (460 – 370 TCN) đã đưa

ra những tư tưởng về đạo đức và đạo đức học Đồng thời, ông đã nêu ranhững tiêu chuẩn để phân biệt người tốt, kẻ xấu Theo ông: “Người tốt làngười không những không làm mà còn không muốn làm những điều phinghĩa” Về “Đạo đức học”, ông đã có những đóng góp nhất định trongviệc xác định đối tượng nghiên cứu của “đạo đức học”, đó là cuộc sống,

là hành vi, là số phận của mỗi con người cụ thể Ông còn nêu lên một sốphương pháp giáo dục đạo đức như: Đối với người thì vâng lời tốt hơn làcai quản, ra lệnh…

Ở Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại, những tư tưởng đạo đức cũng đã xuấthiện sớm và được thể hiện trong các học thuyết triết học Nho giáo, Đạo giáo,Phật giáo…

Ở Việt Nam, từ “đạo đức” lúc đầu chịu ảnh hưởng của học thuyết Phậtgiáo và Nho giáo Phật giáo quan niệm người có đạo đức, phải là từ bi, hỉ, xả,

Trang 15

luôn luôn làm những điều thiện, tránh những điều ác Đạo đức của Nho giáođược luận giải tập trung ở cương thường và mở rộng đến luân thường.

“Đạo” chính là năm mối quan hệ cơ bản của con người: Vua tôi, chacon, chồng vợ, anh em, bè bạn, gọi chung là ngũ luân Trong đó, ba mối quan

hệ quan trọng nhất: Vua tôi, cha con, chồng vợ được gọi là tam cương [72,39] “Đức” theo Khổng Tử là: trí, nhân, dũng Sau đó Mạnh Tử đã thay đứcdũng bằng nghĩa và lễ Đến thời Hán, Đổng Trọng Thư lại bổ sung thêm đứctín, tạo thành: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín được gọi là ngũ thường [72, 39]

Như vậy, theo Nho giáo, đạo đức là sự kết hợp tam cương với ngũthường (nghĩa hẹp) hoặc kết hợp ngũ luân với ngũ thường thành luân thường(nghĩa rộng) Cương thường và luân thường là nguyên tắc chi phối mọi tư duy

và hành động của con người – đó là cốt lõi của tư tưởng đạo đức và luân lýNho giáo [72, 39]

Đạo đức Phật giáo và Nho giáo đều ảnh hưởng đến tình cảm và tư duyđạo đức của người Việt Nam, song ảnh hưởng của Nho giáo là hết sức sâusắc Tác giả Quang Đạm cho rằng: “Trong hệ tư tưởng xã hội Việt Nam, dấu

ấn quan điểm đạo đức sâu đậm nhất trải qua bao nhiêu thế kỷ trước Cáchmạng Tháng Tám là dấu ấn Nho giáo” [18, 103] Chủ tịch Hồ Chí Minh –người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, khi bàn về đạo đức đã kế thừa các kháiniệm, phạm trù đạo đức của Phật giáo và Nho giáo Song, nội dung của nhữngkhái niệm, phạm trù đó đã hoàn toàn đổi mới, tạo thành nền tảng của đạo đứccách mạng – đạo đức cộng sản chủ nghĩa

Sự ra đời và phát triển của đạo đức học mác – xít thực sự đã tạo nênmột cuộc cách mạng trong lĩnh vực đời sống đạo đức xã hội Đạo đức họcmác – xít phủ nhận tất cả những quan niệm cho rằng đạo đức đứng trên vàđứng ngoài lịch sử xã hội loài người Đạo đức chỉ có thể bắt nguồn từ hiệnthực cuộc sống của chính con người và phục vụ trở lại cuộc sống đó Đi tìmlời giải về nguồn gốc, bản chất của đạo đức từ chính đời sống lao động của

Trang 16

con người là cách tiếp cận khoa học nhất của đạo đức học mác – xít mà cácquan điểm trước đây không có được.

Ph.Ănghen cho rằng: “Chung quy lại thì mọi thuyết đạo đức đã có từtrước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ”

Khái niệm đạo đức còn được nhiều nhà tư tưởng nêu lên trong các côngtrình nghiên cứu của mình, như:

Trong Từ điển Triết học (1976), Nxb Sự thật, Hà Nội đã viết: Đạo đức

là quy tắc của sinh hoạt chung trong xã hội và của hành vi của con người, quyđịnh những nghĩa vụ của người này đối với người khác và đối với xã hội, đạođức là một trong những hình thái của ý thức xã hội

Trong tác phẩm Thuật ngữ đạo đức – giáo dục công dân (1999), Nxb

Giáo dục do Phan Ngọc Liên (chủ biên) đã viết:

“Đạo đức là toàn bộ những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hộithừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người với nhau và với xã hội”[45, 81]

GS TSKH Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) trong tác phẩm Một số vấn đề

về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội đã viết: “Đạo đức là một hình thái ý

thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó conngười tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình

và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ người – người” [72, 44]

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng ở mức

độ khái quát nhất ta có thể hiểu: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với

xã hội Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc

và sức mạnh của dư luận xã hội.

Với tư cách là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm để điềuchỉnh hành vi con người, nhân loại bao giờ cũng cần đến đạo đức Từ cổ đại

Trang 17

đến hiện đại, từ phương Đông đến phương Tây, không lúc nào vắng bóng haythiếu sự hiện diện của đạo đức Khoa học – kỹ thuật càng phát triển, xã hộicàng tiến bộ… nhân loại càng cần đến đạo đức.

1.1.1.2 Giáo dục đạo đức

Giáo dục là một trong những hình thức hoạt động từ lâu đã được loàingười quan tâm Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platon (được coi là ngườiđầu tiên) đã xây dựng một nền giáo dục có hệ thống dưới sự chỉ đạo của một

tư tưởng triết học duy tâm “Viện Hàn Lâm” mà ông thành lập ở Aten (388 –380) được coi là trường đại học tổng hợp đầu tiên ở Châu Âu, cơ sở giáo dụcnày đã có ảnh hưởng to lớn đến nền giáo dục phương Tây trong suốt mấychục thế kỷ qua và có lẽ nó còn tiếp tục ảnh hưởng tới nền giáo dục loài ngườitrong nhiều thập niên tới

Ở phương Đông, từ rất sớm, Khổng Tử đã có những đóng góp quantrọng đối với hoạt động giáo dục Nếu như hoài bão lớn nhất của ông là làmchính trị, thì thành công lớn nhất của ông là hoạt động giáo dục Nếu gạt bỏnhững hạn chế thì tư tưởng có tính chất xuyên suốt trong giáo dục của ông

“Học không biết chán, dạy không biết mỏi” đến nay vẫn giữ nguyên giá trịtrong một “xã hội học tập” hay “học tập suốt đời” hiện nay

Ở Việt Nam, từ rất sớm, cha ông ta đã lập giảng võ đường, lập VănMiếu (1070), Quốc Tử Giám (1706)… để phát triển nền giáo dục Việt Nam

Từ đó đến nay, giáo dục Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫnchất lượng

Giáo dục – hiểu theo nghĩa rộng của từ này – là quá trình trao đổi vàchuyển giao tri thức, là sự đạt được những giá trị và các mô hình hành vi theomột mục đích, yêu cầu định sẵn Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quátrình hình thành nhân cách con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mụcđích của nhà giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học

Trang 18

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: giáo dục, đó là hoạt động nhằm tác độngmột cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượngnào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lựcnhư yêu cầu đề ra.

Dưới góc độ triết học, có thể hiểu rằng, giáo dục là một quá trình haimặt, một mặt, đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (sự tácđộng của tri thức, văn hóa nhân loại thông qua nhà sư phạm đến đời sống củađối tượng được giáo dục); mặt khác, thông qua sự tác động này làm cho đốitượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục[52, 38]

Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giaolưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm vàthái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống,phù hợp với chuẩn mực xã hội [75, 137]

Kế thừa truyền thống giáo dục mà cha ông ta để lại, Đảng ta, đứng đầu

là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến giáo dục, đến việc “trồngngười” Tại buổi nói chuyện với lớp học chính trị của các giáo viên cấp 2 vàcấp 3 toàn miền Bắc (ngày 13-9-1958), Người nói: “Vì lợi ích mười năm thìphải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Với Hồ Chí Minh

“trồng người” là tư tưởng có tính chất nhất quán, xuyên suốt trong cuộc đờihoạt động của mình

Đối tượng giáo dục được Hồ Chí Minh quan tâm hết sức đa dạng, trong

đó thanh niên, học sinh, sinh viên được Người đặc biệt quan tâm Bởi lẽ, nhưNgười thường nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thậtvậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanhniên”, trong đó sinh viên chiếm tỷ lệ khá lớn

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thú tư, khóa VII (ngày 14-1-1993)Đảng ta ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”,

Trang 19

trong đó khẳng định giáo dục và đào tạo được xem là “quốc sách hàng đầu”.Mục tiêu của phát triển giáo dục nước ta là nhằm “nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa,khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật,giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh… chútrọng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dungnhân văn và bản sắc văn hóa dân tộc”.

Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của giáodục – đào tạo Nghị quyết Trung ương hai, khóa VIII (ngày 24-12-1996) tiếptục khẳng định: giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu… đầu tư cho giáodục – đào tạo là đầu tư phát triển Hội nghị cũng xác định nhiệm vụ và mụctiêu cơ bản của giáo dục nước ta là phải đào tạo ra những người thừa kế xâydựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta tiếp tục khẳng định,mục tiêu giáo dục đại học của chúng ta hiện nay là:

Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học… phát huykhả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh – sinh viên Coi trọng bồidưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàumạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc,trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻViệt Nam hiện đại [24, 207]

Ý thức đạo đức là sự phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức Ý thức ởcấp độ thấp, cấp độ ý thức xã hội thông thường được hình thành một cách tựphát từ chính cuộc sống hàng ngày của con người để đáp ứng đòi hỏi kháchquan của sinh hoạt cộng đồng Mặt khác, ý thức đạo đức ở trình độ lý luậnphản ánh đời sống đạo đức xã hội được hình thành và phát triển chủ yếu bằng

con đường giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng.

Trang 20

Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.[50].

Giáo dục đạo đức sẽ góp phần chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phátsang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhậnthức các giá trị đạo đức cho mỗi người từ trình độ nhận thức thông thường lêntrình độ nhận thức khoa học Để đạt trình độ cao, trình độ ý thức lý luận, đòihỏi phải có quá trình giáo dục đạo đức, phải nhờ đến vai trò của đạo đức học.Bởi vì, nhận thức khoa học phản ánh các giá trị đạo đức một cách gián tiếp,khái quát, cả những giá trị đạo đức hiện đại và cả những giá trị đạo đức củatương lai Qua giáo dục đạo đức, nội dung các phạm trù, các quy tắc… đạođức được nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn hơn và niềm tin của đối tượngđược giáo dục là niềm tin khoa học Từ niềm tin khoa học sẽ giúp cho chủ thểđạo đức điều chỉnh được hành vi của mình theo yêu cầu xã hội đặt ra

Giáo dục đạo đức không chỉ nâng cao trình độ nhận thức đạo đức, giữgìn những giá trị, chuẩn mực đạo đức đã được các thế hệ trước tạo nên, nócòn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới; xây dựng những quan điểm,phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tượng giáo dục,đồng thời, giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực vào việc khắc phụcnhững quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chốnglại các hiện tượng phi đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơchế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản giá trị văn hóa trong mỗi mộtnhân cách Ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa cái “xây” với cái “chống” Đó làbiện chứng giữa cái “xây” với cái “chống” Vì trong cái “xây” có cái “chống”

và ngược lại Trong mối quan hệ biện chứng này, Hồ Chí Minh đã đạt đếnmẫu mực kinh điển của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ,đảng viên

Trang 21

Ngày nay nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ của văn minh trítuệ, của kinh tế tri thức, của cách mạng khoa học – công nghệ - thông tin pháttriển ở trình độ cao, một thế giới phụ thuộc và chế định lẫn nhau, khi chấtxám trở thành yếu tố quyết định để có sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao,giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh và đứng vững Khi mà cuộc chạy đua để giảiquyết vấn đề “ai thắng ai” trên bình diện chất xám ngày càng trở nên quyếtliệt thì vấn đề phát triển yếu tố tài năng trong mỗi con người là hết sức cầnthiết Người ta dự báo một cách khoa học rằng, trong tương lai, lợi thế sẽthuộc về các quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo một cách căn bản,ngang tầm với đòi hỏi của nền công nghiệp hiện đại, trong đó khoa học thực

sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng vai trò động lực của sự pháttriển xã hội

Tại Hội nghị Trung ương bảy khóa X (ngày 6-8-2008) Đảng ta xácđịnh: Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trithức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức Ngày nay, cùng với

sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, độingũ tri thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh củamỗi quốc gia trong chiến lược phát triển [25, 81]

Vì vậy, chúng ta không ảo tưởng cho rằng chỉ cần có đạo đức chungchung, chỉ cần nhiệt tình… là có thể đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạchậu, tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trongkhu vực và trên thế giới Trong bài “Quan điểm và định hướng phát triển kinh

tế tri thức ở nước ta trong những năm tới”, đăng ở tạp chí Lý luận chính trị (số1-2007) GS Trần Ngọc Hiên đưa ra số liệu buộc chúng ta phải suy nghĩ, theo

đó, việc sử dụng công nghệ cao trong các doanh nghiệp Việt Nam còn quáthấp, ở mức 2%, trong khi đó ở Thái Lan là 30%, Malaixia đạt 51%, cònXingapo là 73% Do đó, cùng với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức củamình, mỗi cá nhân cần phải phát triển yếu tố tài năng trên cơ sở đạo đức có

Trang 22

được Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Ngày nay giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh, sinh viên là giáodục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, cólòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực Đó là đạo đức Xã hộiChủ nghĩa, là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tínhchân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân Giáo dục đạo đức chothanh niên, học sinh, sinh viên gắn chặt với giáo dục tư tưởng – chính trị, giáodục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhànước XHCN, cung cấp cho thanh niên, học sinh, sinh viên những phương thức ứng xử trước các vấn đề xã hội… giúp cho các em có khả năng tự kiểmsoát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại nhữngbiểu hiện lệch lạc về lối sống

Từ những phân tích trên đây có thể rút ra rằng: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tới sinh viên của nhà trường, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho sinh viên ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và cuối cùng quan trọng nhất là hình thành cho họ thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội Và đây là khái niệm Giáo dục đạo đức xuyên suốt nội dung luận

văn

1.1.2 Những nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay

1.1.2.1.Sinh viên – tầng lớp xã hội đặc thù

“Sinh viên” là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở cáctrường đại học và cao đẳng Ở một số nước, nội hàm của khái niệm sinh viênđược mở rộng hơn Chẳng hạn, ở nước Pháp, thuật ngữ: “sinh viên” không chỉdùng để gọi những người đang học trong các trường đại học và cao đẳng, mà

Trang 23

còn dùng cho cả những người đang học trong các trường trung học và cáctrường dạy nghề.

Độ tuổi chủ yếu của họ trong khoảng 18 đến 25, lứa tuổi này ở conngười đã có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học lẫn quan hệ xã hội

Về mặt sinh học, sinh viên ở giai đoạn thanh niên của đời người, cơ thểđang dần đi đến hoàn thiện về mọi mặt: cơ bắp, chiều cao, trọng lượng tăngnhanh, các đặc điểm sinh lý, giới tính phát triển đến độ chín muồi, đặc biệt là

sự phát triển của bộ não So với thiếu niên, tế bào thần kinh của sinh viên cókhả năng phân tích, dẫn truyền thông tin tốt hơn (vì nó hoàn thiện và phânđốt, phân nhánh đều hơn) Do vậy, khả năng hoạt động trí tuệ ở sinh viên vượt

xa học sinh phổ thông Có thể nói, đây là độ tuổi cơ thể con người đang ở thời

kỳ hài hòa, đẹp đẽ với sinh lực dồi dào nhất

Về đời sống tâm lý, xã hội, ở sinh viên có sự phong phú, phức tạp, bộc

lộ nhiều mối quan hệ khác nhau, phản ánh tồn tại xã hội nhiều vẻ, đa dạng.Với tâm lý nhạy cảm, thích cái mới lạ, ưa tìm tòi, khám phá, sáng tạo, sinhviên là những người giàu ước mơ, hoài bão, giàu trí tưởng tượng, luôn mongmuốn tự khẳng định mình, không lệ thuộc vào người khác, có nhu cầu cao vềhọc vấn, về tình bạn, tình yêu nam nữ, thích công bằng, ghét bất công, thíchgiao lưu và các hoạt động xã hội Vì vậy, về mặt xã hội, sinh viên đã biết quantâm đến tương lai của bản thân và suy nghĩ đến sự phát triển của dân tộc Ở

họ, bước đầu đã ý thức được trách nhiệm của người công dân cũng như nghĩa

vụ của mình đối với tổ quốc

Về hoạt động, sinh viên khi nhập học, với tư cách là một cộng đồng xãhội mới, hoạt động chính chi phối họ là học tập, đây chính là thời gian quá độchuyển từ học tập là cơ bản sang hoạt động chủ đạo là lao động về sau này,đồng thời cũng là giai đoạn quá độ chuyển từ vị trí là học trò sang vị thế “nhàtrí thức” sinh viên hiện tại và là tri thức của tương lai Dưới sự điều khiển,hướng dẫn của giảng viên, hoạt động học tập của họ có tính chất nghiên cứu

Trang 24

nhằm lấy tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp của mình saunày Tri thức họ được trang bị gồm tri thức cơ bản, tri thức chuyên ngành củamột lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa… cụ thể nào đó, theo hướng cơ bản,hiện đại và thiết thực, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sứclao động, của sự phát triển đất nước và sự hội nhập khu vực cũng như quốc tế.Hoạt động học tập, rèn luyện của nhà trường làm người sinh viên lớn lênmọi mặt, đặc biệt là khả năng trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo ngày càngphát triển, năng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa được nâng cao; khốilượng tri thức, thông tin trở nên phong phú theo thời gian, con người ngàycàng trưởng thành.

Nhà trường đào tạo nhiều thế hệ sinh viên khác nhau, nhưng các thế hệsinh viên đều có cái chung giống nhau là: đến trường thực hiện quá trình họctập tri thức khoa học, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết phục

vụ cho mục tiêu phát triển đất nước trong tương lai Các thế hệ sinh viên,trí thức đã có sự đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổquốc đều thấy nổi bật lên một điều là giữa tri thức khoa học và phẩm chấtđạo đức của họ có quan hệ mật thiết với nhau Nhờ có phẩm chất đạo đứclàm điểm tựa, làm bàn đạp, đã giúp cho họ tiến xa hơn trong lĩnh vựckhoa học Ngược lại, những tri thức khoa học của họ được kết hợp vớinhững phẩm chất đạo đức phù hợp với xã hội đã có ở họ, làm cho việcđóng góp của họ với xã hội trở nên hữu ích hơn

Theo Báo Phụ nữ Việt Nam (ngày 17-10-2008) tính đến tháng 8-2008

cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng (trong đó số trường đại học là 160,

số trường cao đẳng là 209 trường) với 1,6 triệu sinh viên Đây là một lựclượng xã hội to lớn, nguồn bổ sung quan trọng và dồi dào cho đội ngũ tri thứctrong tương lai

Sinh viên Việt Nam là một bộ phận của thanh niên Việt Nam, đây là lớpngười có trình độ học vấn nhất định, nhạy bén, năng động trong việc tiếp nhận

Trang 25

cái mới, khẳng định những giá trị mới, nhưng sự phát triển vẫn chưa hoànthiện, ở họ vẫn còn có những hạn chế nhất định: bồng bột, chủ quan, thiếuthực tế, dễ bốc đồng, ham chuộng hình thức, bệnh cá nhân, anh hùng khôngmuốn thua kém ai, dễ bị dao động, bị chi phối bởi tác động của những tiêucực của cơ chế thị trường dẫn đến mất phương hướng về chính trị, tha hóa vềđạo đức, lối sống vì vậy dễ bị kích động, bị lợi dụng mua chuộc, bị lôi kéovào các hoạt động thiếu lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và

xã hội

Sở dĩ có những nhược điểm này là vì sinh viên đang ở độ tuổi pháttriển, đang định hình về mặt nhân cách, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệmcuộc sống Do đó, việc định hướng rèn luyện cho sinh viên biết khắc phụcmặt yếu, phát huy mặt mạnh của mình trong học tập, đặc biệt là trong rènluyện đạo đức để trở thành những con người có đủ đức, đủ tài, đáp ứng đượcyêu cầu cách mạng của đất nước là điều cần thiết

Tóm lại, nói đến sinh viên là nói đến tầng lớp tri thức trẻ trong tươnglai, có trình độ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là những người cólòng nhiệt tình và cũng rất nhạy cảm trong cuộc sống Đây là nét nổi bật có ởtầng lớp sinh viên Những ước mơ, những hoài bão lớn là động lực chắp cánhcho sinh viên thời nay bay cao, bay xa Với lòng nhiệt tình, tính hăng say,không chịu lùi bước trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời, đại bộphận sinh viên có chí tiến thủ, vươn lên trong học tập Bên cạnh những ưuđiểm đó, trong đội ngũ sinh viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tínhbồng bột, muốn tự khẳng định mình trong khi bản thân chưa có điều kiện, vàkhi thất bại thì dễ nản chí và trượt dài Do vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm – sinh lýlứa tuổi sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng để có phương pháp giáodục, vận động sinh viên một cách khoa học, thiết thực, phù hợp

Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng trong giai đoạn đổi mớihiện nay của đất nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 26

hóa, trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thịtrường, trong hội nhập nền kinh tế thế giới là một vấn đề rất cần thiết trongsinh viên, học sinh Ở đây có thể nêu ra một số giá trị đạo đức cơ bản cần phảigiáo dục cho sinh viên trong quá trình học tập ở ghế nhà trường và cũng đểlàm hành trang bước vào công tác sau này với nhiệm vụ mới sẽ được phâncông có liên quan đến lĩnh vực dạy nghề, dạy người.

1.1.2.2 Những giá trị đạo đức cơ bản cần giáo dục cho sinh viên

Thứ nhất, yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc trong bối cảnh đổi mới

của đất nước Bên cạnh đó không tách rời khỏi việc giáo dục thế giới quancách mạng và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa

Chúng ta có thể tự hào nói lên rằng, yêu nước là truyền thống có từngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước bị kẻ thù xâm lược thìtinh thần ấy lại trỗi dậy trong mỗi con người: Giặc đến nhà, trẻ già cùng đánh;với lời đanh thép của Trần Bình Trọng: Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làmVương đất Bắc

Còn Nguyễn Trung Trực khẳng định rằng: Khi nào người Tây nhổ hết

cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây; và như chị Út Tịch nói: “còncái lai quần cũng đánh” Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân CủChi (Thành phố Hồ Chí Minh) bỏ công sức đào địa đạo hàng trăm km dướilòng đất để chống giặc Tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm ấy cũng đãchứng minh qua câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân tộc ta có lòng nồngnàn yêu nước, đó là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta

Tuy tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm thể hiện ý chí “quyếtchiến” với kẻ thù Thế nhưng khi quân thù thất thủ thì tính nhân đạo củangười Việt Nam được biểu hiện rõ nét ở thái độ đối xử không phải là với kẻthù, mà là giữa con người với con người, đó là: cấp lương thực, phương tiện,quần áo để cho họ rút về nước Đây là biểu hiện tính bản thiện của người ViệtNam, của dân tộc Việt Nam ở mỗi thời đại đều mang trong tim dòng máu yêu

Trang 27

nước, mà tinh thần yêu nước ấy ẩn chứa ở trong đó nội dung đạo đức cao cả.Chính vì thế, giáo dục giá trị lòng yêu nước trở thành nhân tố đánh giá thanggiá trị đạo đức của con người Việt Nam và chính vì thế mà không thể khônggiáo dục đạo đức cho sinh viên trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt làđạo đức sinh viên trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, giáo dụclòng yêu nước giúp sinh viên có nhận thức đúng và từ đó có những hành độngthiết thực sau này, giúp họ có định hướng đúng trong công việc của mìnhtrong tương lai.

Đối tượng sinh viên, lớp người dễ tiếp thu cái tốt, nhưng cũng dễ ảnhhưởng bởi những tác động tiêu cực của xã hội, của nền kinh tế thị trường cónguy cơ ảnh hưởng xấu về mặt đạo đức của sinh viên, có thể do quá tự mãn,say sưa trong chiến thắng bởi bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nướccủa dân tộc mà quên đi phía trước còn bao nhiêu khó khăn thử thách phảivượt qua Trong chiến đấu, chúng ta đã mất mát khá nhiều sức người và sứccủa, nhưng trong xây dựng đất nước, chúng ta cũng không phải vượt qua dễdàng những khó khăn, thử thách đang gần kề trước mắt chúng ta nếu như tachủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác thì nó sẽ thâm nhập vào ta ngay Đó là chủnghĩa cá nhân, là “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, là thamnhũng, tiêu cực, sống xa đọa, thực dụng, bẻ cong cán cân công lý, xemthường kỷ cương phép nước, đây là hiện tượng xuống cấp về đạo đức, lốisống, vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Namtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Điều này đòi hỏi mỗi sinh viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng,biết tự hào với truyền thống hào hùng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm,nhưng cũng phải có tư tưởng vững vàng, quyết tâm đoàn kết, cùng nhau xâydựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

là sự thể hiện tinh thần yêu nước của mình trong giai đoạn mới Ngoài nhàtrường phải thường xuyên quan tâm đến giáo dục đạo đức cho sinh viên, bằng

Trang 28

nhiều hình thức và tổ chức phù hợp, trong đó yếu tố gia đình cũng không kémphần quan trọng để giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Có lòng yêu nướcmới dám xả thân mình bảo vệ và xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹphơn”, làm cho đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Chủtịch Hồ Chí Minh đã từng nói.

Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc để làm cho các em

có thêm niềm tin ở sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ta trongcông cuộc đổi mới hiện nay, làm cho sinh viên có thêm niềm tin để các em rasức phấn đấu học tập, rèn luyện bản thân để sau này phục vụ quê hương đấtnước, phục vụ nhân dân được tốt hơn

Khi tiến hành giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,chúng ta không thể tách rời khỏi việc giáo dục thế giới quan cách mạng vànhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho sinh viên Bởi vì, nhận thức đúng làyếu tố cốt lõi tạo nên niềm tin có căn cứ khoa học Tuy nhiên, thế giới quan

và nhất là nhân sinh quan giai đoạn cách mạng hiện nay đã được bổ sungnhiều nhân tố mới do chính cuộc sống mang lại

Thứ hai, giáo dục đức tính cần cù, siêng năng, sáng tạo trong học tập,

tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận hi sinh, dám đương đầu khẳng địnhmình cho sinh viên

Hoạt động chính của sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đó làhoạt động học tập Người thầy giáo cần phải dạy cho sinh viên của mình cáchhọc và mục tiêu học tập đúng đắn sẽ làm cho họ có động cơ học tập tốt hơn,khi học tập tốt, trở thành người có năng lực, tài năng thì khi đó họ có nhiềukhả năng cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân Học ở trường học hay ởtrường đời, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, không ai trong cuộc đời củamình mà không trải qua quá trình học tập Từ nhỏ cũng phải “học ăn, học nói,học gói, học mở”, đến lớn cũng phải học Ông bà ta thường nói: Bảy mươichưa phải là lành Chính vì thế còn sống là còn phải học, học suốt đời

Trang 29

Mặt khác, chúng ta cũng thấy rằng, đối với các nước phát triển cao trênthế giới như Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc… không thể đi lên từmột dân tộc ngu dốt, thiếu trình độ học vấn, thiếu tri thức Ngày nay khoa học

và công nghệ phát triển như vũ bão, đồi hỏi tương ứng với nó là một trình độhọc vấn cao mới có thể vận dụng được những thao tác kỹ thuật và quy trìnhcông nghệ vào các lĩnh vực của đời sống, đặt biệt là vận dụng vào trong lĩnhvực sản xuất vật chất

Nhiệm vụ học tập là chính, các hoạt động khác sẽ phục vụ cho nhiệm

vụ học tập, nhưng không phải chỉ học tập giỏi là có đạo dức tốt, bởi thực tiễncũng đã chứng minh, đem cái tài của mình để phục vụ cho những công việc,những hành động phi đạo đức sẽ trở thành kẻ phá hoại, có hại cho quốc gia,dân tộc và nhân loại Do đó học tập và rèn luyện là hai mặt có mối quan hệmật thiết, gắn bó và tác động qua lại với nhau một cách biện chứng Vì Vậycần rèn luyện cho sinh viên ý thức học tập tự giác, có tính cần mẫn, siêngnăng và phải có cách học sáng tạo cho mình, tránh dập khuôn, máy móc theosách vở mà học phải hành, bởi lẽ, học tập cũng là hoạt động lao động trí ócmột cách sáng tạo, trong học tập, cần giáo dục cho sinh viên định hướng chomình mục tiêu, thái độ, động cơ, nhu cầu cần đáp ứng cho xã hội Luật Giáodục Việt Nam cũng đã đề cập mục tiêu học tập của sinh viên là: Học để biết,học để làm người, học để chung sống Sản phẩm của người thầy làm ra phảiđáp ứng được nhu cầu xã hội Dạy cái gì sinh viên và xã hội cần, không phảidạy cái người thầy có mà người học không thể dùng được trong tương lai, khitốt nghiệp ra trường không được xã hội chấp nhận, như thế là xa rời mục tiêugiáo dục của nước ta

Sự tác động của khoa học, công nghệ đang làm cho đời sống kinh tế

-xã hội có những bước chuyển biến mau lẹ Để thích nghi được với hoàncảnh đó, đòi hỏi thế hệ sinh viên phải có tinh thần tự chủ nhạy bén, chấpnhận hi sinh, dám đương đầu khẳng định mình Vì thế, một trí tuệ cao, thể

Trang 30

chất cường tráng, ý chí mạnh mẽ chủ động trong công việc là những phẩmchất của thanh niên sinh viên cần phải có, phải coi đó là những điều kiện

để sau khi ra trường, họ có thể hoàn hành được nhiệm vụ do cuộc sống đặt

ra Đây có thể được xem là nét đạo đức khác biệt hơn cả so với các giá trịđạo đức truyền thống

Ông bà ta thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Do đó,trong học tập, dứt khoát phải học thực chất, học tự giác, xác định thái độ họccho ai, học để làm gì, học như thế nào… Gieo phúc sẽ gặp phúc, nếu cần cùlao động, không ỷ lại, trông chờ, cầu toàn ắt sẽ có một kết quả tốt Tính kiênnhẫn là đức tính cần phải rèn luyện đối với sinh viên, không nên gặp khó tỏ rachán nản Bác Hồ của chúng ta đã từng dặn rằng: không có việc gì khó, chỉ sợlòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên Việc rèn luyện,giáo dục đạo đức trong học tập cho sinh viên sẽ làm cho họ xác định đúng đắnđộng cơ, thái độ học tập của mình, từ đó sinh viên có sự quyết tâm, kiên nhẫnvượt qua khó khăn, thử thách, trung thực, tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân đểsau này trở thành một người có ích cho quốc gia, xã hội

Thứ ba, giáo dục đức tính khiêm tốn, ý thức tổ chức kỷ luật trong học

tập, sinh hoạt tập thể

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh cũng từng nhắcđến một số bệnh thường xảy ra, như là thói ba hoa Trong sinh viên cũngkhông ngoại lệ Ba hoa thể hiện sự không khiêm tốn, tự cho mình hay, khoekhoang trước bạn bè, cần hết sức tránh căn bệnh này Giáo dục đạo đức chosinh viên nên cần quan tâm giáo dục đức tính khiêm tốn, không kiêu ngạo, tựphụ, học giỏi nhưng lại thiếu tính khiêm tốn, không biết giúp đỡ bạn bè cùngtiến bộ, không chấp hành tổ chức kỷ luật của lớp, của trường trong học tập,sinh hoạt tập thể là hành động thiếu đạo đức Giáo dục đạo đức cách mạngcho sinh viên sẽ tránh được sự kiêu ngạo, tự phụ, tự cao, tự đại, cho ta đây tàigiỏi hơn người, mẫu sinh viên như thế sẽ dễ bị bạn bè chán ghét, xa lánh

Trang 31

Trong học tập cũng như trong sinh hoạt tập thể, nếu quan tâm giáo dục chosinh viên ý thức tổ chức, kỷ luật thì sinh viên sẽ nhận thức được trách nhiệmcủa mình đối với mọi người, thấy được ý thức trách nhiệm công dân củamình, biết sống vì mọi người, vì cộng đồng, thực hiện nếp sống văn minh,hiện đại, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè trong học tập, biết giúp đỡ mọi ngườikhi gặp khó khăn Biết quan tâm giúp đỡ mọi người giúp sinh viên có nếpsống văn minh, dễ thông cảm với cuộc sống khó khăn của người khác, xâydựng ý thức tập thể vì tập thể, biết sống vì mọi người Có định hướng tronghọc tập tốt sẽ làm cho sinh viên thêm quyết tâm học tập thực chất, đưa mìnhvào khuôn mẫu nhất định cần cù, kiên trì và kiên nhẫn học tập để trở thànhngười tài giúp ích cho xã hội mai sau.

Thứ tư, giáo dục văn hóa giao tiếp, những quan niệm lành mạnh về tình

yêu lứa đôi, về hạnh phúc gia đình

Các mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động sâu rộng lên mọimặt của đời sống xã hội, có nguy cơ làm băng hoại những giá trị được hìnhthành lâu đời trong lịch sử Vì thế, một trong những nội dung quan trọngcủa giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay là giáo dục đạo đức của vănhóa giao tiếp, những quan niệm lành mạnh về tình yêu lứa đôi, về hạnhphúc gia đình Các giá trị nêu trên có ý nghĩa nhân văn to lớn khi các embước vào cuộc sống sau này

Giáo dục văn hóa giao tiếp là việc cần thiết và cấp bách, nhất là trong

xã hội và môi trường giáo dục của chúng ta hiện nay Nhìn xa hơn và xéttrong một bối cảnh rộng hơn, văn hóa giao tiếp chỉ là một phương diện trongtoàn bộ hoạt động giao tiếp của con người Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục làhình thành con người - giao tiếp, tức con người có năng lực giao tiếp bao gồmgiao tiếp với người khác và giao tiếp với chính mình Cái gốc trong văn hóagiao tiếp của con người - giao tiếp ấy chính là sự phong phú của đời sống tinhthần và những giá trị đạo đức mà mỗi cá nhân có được

Trang 32

Biết ăn nói, cư xử có văn hóa cũng là một hành vi thẩm mĩ, góp phầntạo nên vẻ đẹp, sự dễ mến của con người Tính chất có văn hóa này đôi khi bịđồng nhất với đạo đức, thậm chí với chính trị (đã có thời lịch sự được xem là

“tư sản”) Tuy nhiên, phải thấy rằng một hành vi giao tiếp có văn hóa ít nhiềuphản ánh một nét nào đó thuộc về phẩm chất đạo đức của con người Vì thế,người yêu chuộng cái đẹp, cư xử có văn hóa ít có khả năng làm điều ác, điềuxấu là vì vậy

Giáo dục văn hóa giao tiếp hiện nay có hai điểm cần lưu ý: thứ nhất làtính truyền thống và hiện đại Những phong tục, nghi lễ giao tiếp xưa cái nàocần giữ, cái nào không nên, cái nào thái quá, cái nào chấp nhận được… là vấn

đề không dễ nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội Ở đây, vai trò của nhàtrường rất quan trọng Chính nhà trường chứ không phải chính phủ, báo chíhay dư luận xã hội sẽ quyết định vấn đề này Chào hỏi, thưa gửi, xưng hô thếnào… nhà trường sẽ phải lựa chọn và quy định Cái chính là quy định nàykhông phụ thuộc vào ý thích của Hiệu trưởng, của Giám đốc Sở Giáo dục màphải dựa trên cơ sở khoa học, trên nghiên cứu, tham vấn

Điểm thứ hai cần lưu ý là vấn đề dân tộc và quốc tế Công cuộc hộinhập và phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin đã làm cho khoảng cách giữacác dân tộc, quốc gia và con người ngày càng thu hẹp Cử chỉ, cách xưng hôcũng ảnh hưởng, pha trộn, vay mượn của nhau, nhất là trong giới trẻ Tâm lídân tộc, tâm lí thế hệ đang đứng trước những thử thách lớn Sử dụng tiếngViệt, tiếng Anh, xưng hô chào hỏi thế nào cho đúng bản sắc dân tộc hay cho

có văn hóa - là vấn đề nhà trường bắt buộc phải quan tâm Tuy nhiên, gánhnặng này không nên chỉ đặt trên vai thầy cô giáo Gia đình và xã hội phải chia

sẻ và đồng chịu trách nhiệm nhưng nhà trường vẫn là nơi chủ động vạch

ra chiến lược, mục tiêu, đưa ra những chuẩn mực

Tình cảm là phần quan trọng trong đời sống con người Dù trong lứatuổi nào, con người cũng cần có tình yêu Chúng ta cần tiếp nhận tình yêu của

Trang 33

người khác và cũng cần ban cho người khác tình yêu của chúng ta Từ nhỏcho đến khi khôn lớn, lúc nào chúng ta cũng cần được sống trong tình yêu củangười chung quanh Lúc nhỏ, chúng ta sống trong tình yêu thương của ông

bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình Lớn lên, chúng ta có thêm tìnhthương yêu của bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng xóm và trong cộng đồng

Tuy nhiên, tình cảm quan trọng nhất trong đời sống con người là tìnhyêu đôi lứa, tức là tình yêu giữa nam và nữ Tình yêu đôi lứa quan trọng vì nóảnh hưởng trên cả cuộc đời chúng ta và hầu như chi phối mọi phương diệntrong con người chúng ta

Ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập vàgiao lưu quốc tế, giới trẻ ngày càng có quan niệm hiện đại, cái nhìn thôngthoáng hơn về tình yêu đôi lứa Song, do tuổi đời còn trẻ, còn ít kinh nghiệmsống, lại ít được hướng dẫn trong vấn đề tình yêu nam nữ, do đó các bạn trẻ

dễ ngã vào những cạm bẫy muôn mặt của tình yêu và khó tránh được nhữngquyết định sai lầm, ảnh hưởng tai hại đến cả cuộc đời Vì vậy mà việc giáodục cho các em có cái nhìn đúng đắn, những quan niệm lành mạnh về tìnhyêu lứa đôi, về hạnh phúc gia đình là rất cần thiết và vô cùng quan trọng,trong đó nhà trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dụcvấn đề này cho sinh viên

Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, đẹp đẽ của con người Xuất phát từ sựchân thành, tự nhiên, rất đáng được tôn trọng Người trong cuộc phải biết gìngiữ để tình yêu đó không bị chi phối bởi những dục vọng tầm thường, khônglàm tổn hại thanh danh của người mình yêu, và nhất là không cản trở việc họctập và phấn đấu của bản thân Người có bản lĩnh, biết kiểm soát tình cảm củamình bằng lí trí tỉnh táo, có thể biến tình yêu thành một động lực mạnh mẽ,thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua những khó khăn, tháchthức Đã từng có những đôi lứa biết vun đắp tình yêu của mình từ thuởcòn ngồi trên ghế nhà trường, để sau này cùng nhau xây dựng một mái ấm

Trang 34

gia đình, và họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc Ngược lại, có nhữngngười vì đã không làm chủ được bản thân, bị lôi cuốn bởi tình cảm tháiquá, tự gây nên những hệ lụy tiêu cực, dẫn đến tình trạng sớm nếm mùibất hạnh Những thương tổn đầu đời ấy thường để lại hậu quả nghiêmtrọng về sau Học sinh, sinh viên cần có sự hiểu biết để không biến tìnhyêu thành một cuộc phiêu lưu.

Với học sinh, sinh viên phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là học tập vàrèn luyện để vào đời bằng trí tuệ, tri thức và kĩ năng sống vững vàng Muốnvậy, phải biết kiểm soát, kiềm chế tình cảm của mình, nhất là tình yêu Nhiềulúc gặp rắc rối về tình cảm, bản thân không thể tự giải quyết, hãy tìm đếnnhững người có kinh nghiệm và có trách nhiệm để có được sự chỉ bảo cầnthiết, cần hiểu rằng, đích đến của tình yêu là hôn nhân, gắn liền với nó là tráchnhiệm nặng nề Đó là điều quá xa xôi đối với những học sinh, sinh viên chưarời ghế nhà trường Ở tuổi vị thành niên, gánh nặng gia đình sẽ là chuyện quásức Làm sao đủ hiểu biết và kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dạy con cái?Làm sao có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của các thành viên trongmột gia đình? Làm sao có thể tiếp tục học hành để có được nghề nghiệp và vịtrí trong xã hội? Đó là những vấn đề mà khi yêu, không học sinh, sinh viênnào tính đến, nhưng khi đã dấn sâu vào thì phải trả giá bằng chính cuộc sốngcủa mình Có khi cái giá phải trả quá đắt Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất làphải biết dừng lại đúng mức Hãy để những rung cảm đầu đời mãi mãi lànhững kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ nhất

Thứ năm, giáo dục chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tạo dựng ý

thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người, chống chủ nghĩa

cá nhân ích kỷ, bảo vệ môi trường sống

Trong cuộc sống, con người bao giờ cũng muốn vươn tới cái chân,thiện, mỹ, yêu nhân nghĩa, đấu tranh chống cái ác, cái xấu

Trang 35

Chủ nghĩa nhân đạo xuất hiện sớm trong lịch sử, tuy nhiên lúc mới xuấthiện chỉ mới là tự phát bằng những hành vi đấu tranh chống áp bức, bất côngtrong cuộc sống hàng ngày Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện rõ nét sự ý thứctrong những hành vi chống lại bất công, bóc lột của giai cấp thống trị trong xãhội có giai cấp.

Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ nét nhất mục tiêu củamình là giải phóng con người, mà giải phóng con người cũng chính là giảiphóng giai cấp, giải phóng dân tộc, trong đó giải phóng dân tộc được xem lànấc thang giải phóng con người ở cấp độ cao nhất

Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, điều cần thiết là phải giáo dụcchủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa cho họ, bởi lẽ, nó khác với các loại chủnghĩa nhân đạo của các chế độ ra đời trước đó ở chỗ nó có nội dung toàn diện,sâu sắc hơn, nó thủ tiêu tất cả mọi hình thức áp bức, bóc lột trong xã hội, nótạo cho con người có điều kiện tự do bình đẳng trong việc phát triển mọi mặtcủa đời sống chính trị, xã hội, kinh tế (cả đời sống vật chất lẫn tinh thần) Đâymới thực sự là là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực, không phải chỉ trên khẩuhiệu, lời nói xuông Chính vì thế cần phải giúp cho sinh viên có được sự nhậnthức đầy đủ nhất về chủ nghĩa nhân đạo, đó là thứ chủ nghĩa đem lại tình yêuthương con người với nhau, dám đấu tranh cho sự tự do, bình đẳng, bác ái,cho toàn thể nhân dân lao động có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nó giảiphóng con người khỏi sự áp bức, bóc lột, thống trị, tỏ vẻ “ban ơn” cho conngười của các xã hội trước đây

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sống động nhất trong thực hiệnhành vi nhân đạo xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ truyền thống yêu nước, lạimang trong mình tấm lòng yêu nước, yêu dân vô bờ bến Chứng kiến sự thốngtrị áp bức bóc lột người dân lao động của dân tộc Việt Nam, sự áp bức, bóc lộtcác dân tộc trên thế giới của chủ nghĩa đế quốc, Người đã ra đi, bôn ba xa xứ

Trang 36

tìm đường cứu nước, cứu dân tộc mình và các dân tộc bị áp bức trên thế giới

ra khỏi cảnh tối tăm, ngu dốt do chủ nghĩa đế quốc gây ra

Nếu thừa nhận chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là như thế thì chủnghĩa nhân đạo là thái độ tốt về tình yêu thương đối với con người Cho nêncần thiết phải giáo dục chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa cho sinh viên, để

họ có thái độ và hành vi đúng mực giữa con người với nhau, đặc biệt là biếtquý trọng và yêu thương người lao động chân chính, yêu lao động, ghét bấtcông, dám bảo vệ lẽ phải, chống cái ác, cái xấu, chống hành vi và biểu hiệncủa những hành vi vô nhân đạo, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhândân lao động

Tạo dựng ý thức cộng đồng, tinh thần khoan dung, mình vì mọi người,chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, bảo vệ môi trường sống Tinh thần khoandung và ý thức cộng đồng là kết tinh của các giá trị truyền thống, nó đượchình thành trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và dựng nước của dân tộc,tinh thần ấy tạo nên sức mạnh tiềm ẩn bên trong của con người Việt Nam.Biểu hiện cụ thể, sinh động bằng nhiều hình thức giáo dục cho sinh viên ýthức tập thể, phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”,phụng dưỡng những người có công với cách mạng, các bà mẹ Việt Namanh hùng, bảo vệ của công, giữ vững kỷ cương, nội quy, quy chế ở trườngcũng như nơi sinh sống

Tóm lại, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa cho sinh viên không phảichỉ trên lý thuyết, mà phải bằng hành động, không chỉ là lý luận đạo đức màcòn là thực tiễn đạo đức Việc giáo dục chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩatrong sinh viên không phải cái gì đó chung chung, trừu tượng, mà là cái cụthể, gần gũi hàng ngày, đó là “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, yêu thương, tônkính cha mẹ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, kính trọng và quý mến thầy côgiáo, đó cũng là giá trị đạo đức cao cả ở mỗi con người Việt Nam chúng ta.Mọi hành vi phi đạo đức, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân đều là sự phản

Trang 37

bội Tổ quốc, phá hoại thành quả cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước ta hiện nay.

1.1.3 Ưu thế của môn Đạo đức học trong giáo dục đạo đức cho sinh viên

Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là một trong những vấn đềquan trọng trong mục tiêu giáo dục bậc Cao đẳng, Đại học ở nước ta từ trướcđến nay Để thực hiện điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trườngCao đẳng, Đại học thực hiện nhiều nội dung, với nhiều hình thức thông quachương trình, giáo trình giảng dạy, học tập; thông qua vai trò của tổ chứcĐảng, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trong nhà trường; thông qua việcphối hợp với gia đình sinh viên và toàn xã hội, trong đó có vai trò của mônhọc Đạo đức học

Đạo đức học nghiên cứu những thành tố cơ bản mang ý nghĩa chungnhất của đạo đức với tư cách là những phạm trù: thiện, ác, nhân ái, lươngtâm…, vạch ra những quy luật hình thành, phát triển của các quan hệ đạo đức.Dựa vào những thành tựu đó, Đạo đức học vạch ra con đường giáo dục, rènluyện nhằm phát triển những phẩm chất đạo đức cần thiết

Đạo đức học vạch ra những yêu cầu, tiêu chuẩn, quy tắc đạo đức phùhợp với những giá trị văn hóa tốt đẹp, những phẩm chất nhân cách mới của xãhội, giúp cho cá nhân lựa chọn, định hướng, điều chỉnh hành vi, hoạt độngcủa mình sao cho phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực chung của xã hội

Đạo đức học phê phán, đấu tranh chống lại những tàn dư, nhữngkhuynh hướng đạo đức lạc hậu, phản động, đồi trụy làm ảnh hưởng đến đờisống hạnh phúc của cá nhân và dân tộc

Con người muốn làm điều thiện, tránh điều ác, muốn cho hành vi củamình được mọi người chấp nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì phải nắm

Trang 38

được những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơbản Từ đó, con người có thể tự do lựa chọn cho mình những hành vi phù hợp,đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng hành vi trongquan hệ xã hội theo quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội Vì vậy, công tácgiáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc định hướng hình thành, pháttriển nhân cách.

Ngoài ra môn Đạo đức học có nội dung học gắn chặt với thực tiễn củađời sống xã hội hàng ngày xung quanh các em sinh viên Vì vậy, mà khi giảngdạy môn học này ngoài những phương pháp dạy học truyền thống như:thuyết trình, đàm thoại, GV có thể khéo léo kết hợp một cách linh hoạtvào bài giảng một số phương pháp dạy học mới, tích cực như: phươngpháp động não, xử lý tình huống… để đem lại hiệu quả cao hơn trongcông tác dạy và học của GV và SV

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức mới, tích cựctrong dạy học môn Đạo đức học thì giảng viên có thể kết hợp sử dụng thêmcác phương tiện giáo dục đạo đức bao gồm các loại hình hoạt động khác nhautạo điều kiện cho sinh viên nhận thức khoa học, định hướng giá trị, lao độngsản xuất và các vật thể, các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần được sửdụng trong quá trình giáo dục đạo đức như sách báo, tranh, ảnh, các phươngtiện thông tin đại chúng… nhằm tác động một cách đồng bộ, sâu sắc đến nhâncách của sinh viên Cùng với đó là trong quá trình dạy học giảng viên có thểkết hợp đưa ra nhiều hình thức tổ chức giáo dục đạo đức vô cùng phong phú

và linh hoạt, tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng sinh viên Cáchình thức tổ chức giáo dục đạo đức được phân loại theo thời gian và số lượngsinh viên tham gia vào hoạt động giáo dục như: nhóm, lớp, trường, cá nhân;thường xuyên, định kì

Cùng với quá trình giáo dục (thông qua việc dạy học môn Đạo đức học

và một số bộ môn khác) thì quá trình tự giáo dục (thông qua hoạt động và

Trang 39

giao lưu tích cực) giúp cho sinh viên càng hiểu rõ vai trò to lớn của lươngtâm, nghĩa vụ, ý thức danh dự và các phẩm chất đạo đức cần thiết của cánhân đối với những người khác trong cộng đồng Nhờ có quá trình giáodục và tự giáo dục mà sinh viên định hướng được hành vi, việc làm củamình trong các mối quan hệ ứng xử và học tập được ở những tấm gươngđạo đức cao cả, như xả thân làm việc nghĩa, hi sinh quên mình cho đấtnước, kiên cường đấu tranh cho chân lý… góp phần làm cho xã hội ngàycàng công bằng, văn minh, tiến bộ.

1.2 Thực tiễn giáo dục đạo đức trong dạy học môn Đạo đức học ở trường Đại học Tây Bắc

1.2.1 Khái quát về đặc điểm sinh viên Trường Đại học Tây Bắc

Sinh viên trường Đại học Tây Bắc đến từ rất nhiều các dân tộc khácnhau Trong đó dân tộc Kinh là 2473 sinh viên, còn lại là sinh viên các dântộc thiểu số như Thái, Mường, Kháng, Mông, Sán Chi, Tày, Khơ Mú, Dao, HàNhì, La Ha, Giáy, Lào…

Trường chuyển xuống cơ sở mới tại Tổ 2 phường Quyết Tâm thànhphố Sơn La được 8 năm, cơ sở vật chất bắt đầu được hình thành đã phầnnào đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và hoạt động của sinh viêntrong trường

Trường có tổ chức Đoàn vững mạnh, kinh nghiệm, thường xuyên tổchức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ trẻ…

đã tạo được môi trường học tập, sân chơi lành mạnh lôi cuốn được đông đảosinh viên tham gia đồng thời giúp rèn luyện lý tưởng, kỹ năng sống, tránh xacác tệ nạn xã hội

Tuy nhiên, Nhà trường còn tồn tại nhiều khó khăn do yếu tố kháchquan mang lại Trường được xây dựng tại tỉnh Sơn La nằm ở trung tâm vùngTây Bắc, là một tỉnh biên giới có nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu Sinhviên Trường đại học Tây Bắc phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số đến từ

Trang 40

các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, YênBái, Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ… Họ có sự hạn chế về nhiều mặt như trình

độ nhận thức, điều kiện kinh tế, các tập tục của bản làng Tính cộng đồng rấtcao, múa hát tập thể và rượu cần là nét văn hóa đặc trưng của họ, vì vậy sinhviên dân tộc thiểu số hay bỏ học đi uống rượu hoặc nghỉ học quá số buổi nhàtrường cho phép trong những dịp lễ hội Trung thực, thẳng thắn, có tính tự ái,

tự ti cao khi bị học lại, trượt thi hoặc bị xúc phạm họ sẵn sàng bỏ học

Tình yêu nam nữ thể hiện rất sớm, một số trường hợp sinh viên nữ đãlập gia đình, có con sau đó mới thi đỗ và học nên thường xuyên phải xin nghỉhọc khi con ốm đau Không ít sinh viên sẵn sàng xin bảo lưu, thậm chí là bỏhọc để lập gia đình riêng, sinh con

Khả năng tài chính của một số sinh viên vùng đặc biệt khó khăn là rấthạn hẹp nếu không được sự hỗ trợ của nhà nước, các nhà hảo tâm thì rất cóthể các em phải bỏ học đi tìm việc làm kiếm tiền

1.2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc thông qua việc dạy học môn Đạo đức học

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa

và hội nhập kinh tế quốc tế, sinh viên Trường đại học Tây Bắc luôn kiên định

lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vunđắp Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dámnghĩ, dám làm của mình Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện vềmọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ,

để cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Rất nhiều phong trào thi đua, nhưThanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường… đượcđông đảo sinh viên hưởng ứng, thực hiện

Ngày đăng: 17/07/2019, 21:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2001), Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trongđiều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 2001
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đăng Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướngtới tương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đăng Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
3. Mai Văn Bính (Chủ biên) (1991), Một số vấn đề về thời đại và đạo đức , Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về thời đại và đạo đức
Tác giả: Mai Văn Bính (Chủ biên)
Năm: 1991
4. Nguyễn Khánh Bật (2006), Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủnghĩa cá nhân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật
Nhà XB: Nxb Lý luận Chínhtrị
Năm: 2006
5. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết về một số định hướng trong công tác tư tưởng hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về một số định hướng trong công tác tưtưởng hiện nay
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1993
6. Bộ Giáo dục – Đào tạo (1999), Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên, Kỷ yếu Hội thảo, Lưu hành nội bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác nghiên cứu khoa học của sinhviên
Tác giả: Bộ Giáo dục – Đào tạo
Năm: 1999
7. G.Bandelaide (1987), Đạo đức học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: G.Bandelaide
Năm: 1987
8. Doãn Thị Chín (2004), Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống chosinh viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Doãn Thị Chín
Năm: 2004
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, (2), tr. 16 – 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thốngvì mục tiêu phát triển”
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thốngtrước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
11. Phạm Khắc Chương (1991), J.A. Cômenxki – nhà sư phạm lỗi lạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: J.A. Cômenxki – nhà sư phạm lỗi lạc
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1991
12. Phạm Khắc Chương (1996), Người già – Tiểm năng trong giáo dục gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người già – Tiểm năng trong giáo dục giađình
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Năm: 1996
13. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2009), Đạo đức học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương
Nhà XB: NxbĐại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
14. Nguyễn văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên (Đồng chủ biên) (2009), Dạy và học môn Giáo dục công dân ở Trường Trung học phổ thông những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và họcmôn Giáo dục công dân ở Trường Trung học phổ thông những vấn đề lýluận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2009
15. Nguyễn Nghĩa Dân (1998), Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức và giáo dục công dân, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đứcvà giáo dục công dân
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
16. Đào Đức Doãn, Trần Đăng Sinh (2006), Triết học - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học - Những vấn đề nghiêncứu và giảng dạy
Tác giả: Đào Đức Doãn, Trần Đăng Sinh
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
17. Dương Tự Đam (2008) “Bồi dưỡng nhân cách thanh niên – sinh viên”, Báo cáo Công tác học sinh sinh viên, năm học 2008 – 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng nhân cách thanh niên – sinh viên”
18. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo xưa và nay
Tác giả: Quang Đạm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội, đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w