GATSban đầu được tiến hành ở 22 quốc gia chiếm 60% dân số thế giới, nhữngquốc gia có nơi hơn một nửa số người hút thuốc lá và gánh chịu những gánhnặng lớn nhất của việc sử dụng thuốc lá.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐOÀN THỊ HUỆ
HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
CAN THIỆP CAI THUỐC LÁ BẰNG HỆ THỐNG
TIN NHẮN HỖ TRỢ
ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
HÀ NỘI – 2018
Trang 2ĐOÀN THỊ HUỆ
HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
CAN THIỆP CAI THUỐC LÁ BẰNG HỆ THỐNG
TIN NHẮN HỖ TRỢ
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60720301
ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Kim Bảo Giang
2 TS.BS Nguyễn Trương Nam
HÀ NỘI – 2018
Trang 3CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBVC: Cán bộ viên chức
CTVYT: Cộng tác viên y tế
ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu
ISMS: Viện nghiên cứu y xã hội học
Trang 4ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Các khái niệm 4
1.1.1 Thuốc lá 4
1.1.2 Thành phần của thuốc lá 5
1.1.3 Sử dụng thuốc lá 6
1.1.4 Nghiện thuốc lá 7
1.1.5 Cai thuốc lá 7
1.1.6 Tin nhắn hỗ trợ 7
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thuốc lá 8
1.3 Tình hình hút thuốc lá ở trên thế giới và Việt Nam 9
1.3.1 Trên thế giới 9
1.3.2 Tại Việt Nam 11
1.4 Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi 14
1.4.1 Khái niệm về hành vi sức khỏe 14
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe 14
1.4.3 Quá trình thay đổi hành vi sức khỏe 16
1.4.4 Mô hình thay đổi hành vi sức khỏe áp dụng trong cai thuốc lá 19
1.5 Các phương pháp điều trị cai thuốc lá 23
1.5.1 Biện pháp dùng thuốc 23
1.5.2 Biện pháp không dùng thuốc 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Đối tượng nghiên cứu 32
2.2 Địa điểm nghiên cứu 32
2.3 Thời gian nghiên cứu 34
2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1 34
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu hai 37
2.5 Qui trình thu thập số liệu và quản lý số liệu 40
Trang 52.5.1 Qui trình thu thập số liệu và quản lý số liệu cho mục tiêu một 40
2.5.1 Qui trình thu thập số liệu và quản lý số liệu cho mục tiêu 2 43
2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 45
2.6.1 Phân tích và xử lý số liệu cho mục tiêu 1 45
2.6.2 Phân tích và xử lý số liệu cho mục tiêu 2 46
2.7 Đạo đức trong nghiên cứu 46
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 48
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 48
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 48
3.1.2 Tình trạng hút thuốc của ĐTNC 51
3.1.3 Mức độ tự tin khi cai thuốc lá của ĐTNC 52
3.2 Tính phù hợp và khả thi của hệ thống tin nhắn để hỗ trợ cai thuốc lá cho người hút thuốc lá 53
3.2.1 Tính phù hợp của hệ thống tin nhắn để hỗ trợ cai thuốc lá cho người hút thuốc lá 53
3.2.2 Tính khả thi của hệ thống tin nhắn để hỗ trợ cai thuốc lá cho người hút thuốc lá 53
3.3 Hiệu quả của của hệ thống tin nhắn để hỗ trợ cai thuốc lá cho người hút thuốc lá 54
3.3.1 Khả năng chấp thuận 54
3.3.2 Tính khả thi 54
3.3.3 Tỷ lệ cai thuốc lá xác nhận bằng chỉ số đo CO 54
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 55
4.1 Tính phù hợp của hệ thống tin nhắn để hỗ trợ cai thuốc lá cho người hút thuốc lá 55
4.2 Tính khả thi của hệ thống tin nhắn để hỗ trợ cai thuốc lá cho người hút thuốc lá 55
4.3 Hiệu quả của hệ thống tin nhắn hỗ trợ cai thuốc lá cho người hút thuốc lá 55
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6Bảng 1.1 So sánh tỷ lệ hút thuốc lá của người trưởng thành tại Việt Nam,
điều tra GATS giữa năm 2010 và 2015 13
Bảng 3.1 Hiện trạng nghề nghiệp và công việc hiện tại của ĐTNC 50
Bảng 3.2 Hiện trạng bảo hiểm, thu nhập của ĐTNC 50
Bảng 3.3 Trung bình số lượng điếu thuốc hút trong ngày của ĐTNC 51
Bảng 3.4 Trung bình thời gian sau khi ngủ dậy hút điếu thuốc lá đầu tiên trong ngày của ĐTNC 51
Bảng 3.5 Đã từng ngừng hút thuốc lá trong 24 giờ hoặc lâu hơn vì muốn cai thuốc lá của ĐTNC 51
Bảng 3.6 Sử dụng sản phẩm khác ngoài thuốc lá của ĐTNC 52
Bảng 3.7 Đánh giá lựa chọn tin nhắn qua xếp hạng tin nhắn của ĐTNC 53
Bảng 3.8 Tỷ lệ sử dụng tin nhắn 2 chiều của ĐTNC 53
Bảng 3.9 Tỷ lệ trả lời câu hỏi điều tra bằng sử dụng tin nhắn của ĐTNC 53 Bảng 3.10 Tỷ lệ trả lời câu hỏi điều tra bằng sử dụng tin nhắn của ĐTNC 53 Bảng 3.11 Khả năng chấp nhận tần số tin nhắn sau 4 tuần của ĐTNC 53
Bảng 3.12 Tỷ lệ người hút thuốc được sàng lọc đủ điều kiện tham gia nghiên cứu 53
Bảng 3.13 Tỷ lệ cá nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu và duy trì sau 4 tuần của ĐTNC 53
Bảng 3.14 Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu bỏ thuốc lá sau sau 4 tuần 53 Bảng 3.15 So sánh tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu bỏ thuốc lá sau sau 4 tuần.54 Bảng 3.16 So sánh tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu bỏ thuốc lá sau sau 3 tháng .54
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe 15
Biểu đồ 1.2 Quá trình thay đổi hành vi 20
Biểu đồ 1.3 Các giai đoạn của sự thay đổi hành vi 28
Biểu đồ 2.1 Bản đồ Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội 33
Biểu đồ 2.2 Các giai đoạn gửi tin nhắn 35
Biểu đồ 2.3 Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu một 42
Biều đồ 2.4 Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu hai 44
Biểu đồ 3.1 Phân bố nhóm tuổi người hút thuốc lá 48
Biểu đồ 3.2 Phân bố giới tính của ĐTNC 48
Biểu đồ 3.3 Phân bố tình trạng hôn nhân của ĐTNC 49
Biểu đồ 3.4 Phân bố trình độ học vấn của ĐTNC 49
Biểu đồ 3.5 Mức độ tự tin khi cai thuốc lá của ĐTNC 52
Biểu đồ 3.6 Mức độ quan trọng cai thuốc lá của ĐTNC 52
Trang 8Hình 1.1 Thuốc Chantix 25 Hình 1.2 Zyban 26
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho conngười có thể phòng ngừa được Hàng năm có khoảng hơn 5 triệu ca tử vongtrên toàn thế giới có liên quan đến hút thuốc lá [1] Hút thuốc lá là nguyênnhân gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãntính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ Tỷ lệ hút thuốc lá trên toàn thếgiới khoảng 47% nam giới và 12% nữ giới Ở các nước đang phát triển là48% nam giới và 7% nữ giới hút thuốc lá, nghĩa là mỗi ngày có 10.000 ngườichết do thuốc lá [2]
Theo ước tính từ cuộc điều tra hút thuốc ở người trưởng thành (từ 15 tuổitrở lên) năm 2015, Việt Nam là nước có tỷ lệ hút thuốc cao trong khu vựcchâu Á Trong những người trưởng thành tỷ lệ hút thuốc lá chung là 22,5%,trong đó ở nam giới là 45,3% ở nữ giới là 1,1%, tổng cộng có trên 15 triệungười lớn hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào [3] Khoảng 69,0% những ngườihút thuốc từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày [4] Báo cáo của điều tra Y tếQuốc gia năm 2001 - 2002 thì tỷ lệ hút thuốc ở nam là 56,1%, ở nữ là 1,8%[5] Trung bình một người lớn hút 790 điếu thuốc lá/năm, số này ít thay đổi từnăm 1980 và trung bình một ngày hút khoảng 14,2 điếu Có 25 nhóm bệnhdẫn đến tử vong sớm chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại nước ta liênquan đến hút thuốc lá Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng laođộng vì ốm đau và tử vong sớm ở 5 nhóm bệnh thường gặp liên quan đếnthuốc lá gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa – hô hấp trên, nhồi máu cơtim, đột quỵ và phổi tắc nghẽn mãn là hơn 23.000 tỷ đồng/năm [6], [7], [8].Việt Nam đã ký vào Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1315/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 vềviệc phê duyệt kế hoạch thực hiện công ước khung về kiểm soát thuốc lá với
Trang 10mục tiêu chung nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng tiến tới kiểm soát và giảmmức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỉ lệ chết và mắc các bệnhliên quan đến thuốc lá [7],[8] Trong những năm gần đây, tại Việt Nam cáchoạt động phòng chống tác hại thuốc lá đã có những bước tiến và thành tựuđáng kể bao gồm hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, xây dựng môitrường không khói thuốc, kiểm sóat nguồn cung cấp thuốc lá, thành lập quỹphòng chống tác hại của thuốc lá từ nguồn thu từ các doanh nghiệp thuốclá… Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ cai nghiện thuốc lá mới bắt đầu được triểnkhai Hiện tại các dịch vụ tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá mới được triểnkhai tại một số bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh Việc tư vấn và điềutrị cai nghiện thuốc lá chưa được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ y tế di động mang lại những cơhội chưa từng có để cải thiện các dịch vụ y tế và tiếp cận nhiều người Dịch vụnhắn tin văn bản ngắn dựa trên điện thoại di động (SMS) có thể cung cấp sự hỗtrợ ngừng hút thuốc cho người dân tại cộng đồng và hiệu quả của các chươngtrình tin nhắn SMS đã được báo cáo ở các nước khác trên thế với các nhóm dân
số khác nhau [9], [10] Bởi vì các tin nhắn có thể được điều chỉnh theo các nhucầu cá nhân của người hút và cung cấp các hỗ trợ cho người hút thuốc trongmôi trường tự nhiên phù hợp với họ Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứngminh hiệu quả của can thiệp hỗ trợ cai thuốc lá qua tin nhắn nhưng nhữngnghiên cứu này phần lớn được thực hiện ở các nước phương tây Lợi ích tiềmnăng của các chương trình tin nhắn SMS cho việc ngưng hút thuốc [11] được
kể đến bao gồm có thể sử dụng ở mọi nơi mọi lúc, ít tốn kém, có khả năng mởrộng đến các quần thể lớn hơn, có khả năng điều chỉnh thông điệp
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng các tin nhắn văn bản
có thể thúc đẩy việc cai hút thuốc lá, nhưng không có nghiên cứu nào tại ViệtNam đề cập đến can thiệp cai nghiện thuốc lá bằng sử dụng điện thoại di
Trang 11động Như vậy, có thể chương trình cai thuốc lá bằng hệ thống tin nhắn hỗ trợnếu như được điều chỉnh phù hợp với văn phong, phong tục văn hóa ngườiViệt Nam sẽ tính phù hợp, khả thi và có hiệu quả đối với người hút thuốc látại Việt Nam Nghiên cứu đề xuất này được thiết kế để xác định hiệu quả củaviệc can thiệp bằng tin nhắn điện thoại di động dựa trên điện thoại di động đểgiảm tỷ lệ người hút thuốc lá tại Việt Nam
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Thuốc lá
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyênliệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốclào hoặc các dạng khác [12]
1.1.1.1 Thuốc lá điếu
Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên
liệu lá của cây thuốc lá Lá của cây thuốc lá sau khi thu hoạch được làm khô,
xử lý thì đã có thể sử dụng [13] Trong thuốc lá điếu có hai loại là: Thuốc lásản xuất công nghiệp; Thuốc lá cuốn bằng tay: dùng lá để cuốn hoặc dùnggiấy để cuốn thành điếu thuốc
1.1.1.2 Xì gà/ xì gà mini
Xì gà là một loại thuốc lá được sấy khô và bó, quấn chặt thành từng điếutheo dạng điếu thuốc cuộn nguyên bó So sánh với thuốc lá thì xì gà thường cókích thước lớn hơn điếu thuốc lá, lá thuốc lá trong xì gà thường để nguyênkhông thái, vỏ bọc bên ngoài của một điếu xì gà cũng chính là lá thuốc lá [14]
Trang 13được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chấtđộc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá điếu [14]
Herbert A Gilbert là người đầu tiên đưa ra ý tưởng thế nào là thuốc lá
điện tử vào năm 1963 Tuy nhiên, năm 2003 dược sỹ người Trung Quốc HànLực là người phát triển thuốc lá điện tử với hình dáng hiện đại ngày nay.Thuốc lá điện tử có nhiều kích cỡ khác nhau, tuy không chênh lệch so vớithuốc lá thường là mấy Có nhiều loại thuốc lá điện tử được làm giống hìnhdạng của điếu thuốc lá thường, xì-gà, hoặc hình chiếc bút máy Hầu hết cácloại thuốc lá điện tử có thể dùng lại nhiều lần, nhưng hiện giờ trên thị trường
có cả các loại chỉ dùng một lần [14]
1.1.2 Thành phần của thuốc lá
Thành phần trong khói thuốc lá chưa nhiều hóa chất gây tác hại trực tiếphoặc gián tiếp cho con người Trong thuốc lá điếu, xì gà, các chế phẩm củathuốc lá và trong khói thuốc lá đều chứa nicotine [15] Khi đốt điếu thuốc lá,một lọat chất độc khác hình thành, con số 2500 chất hóa học trong điếu thuốc
lá đã chuyển thành 7000 chất hóa học trong khói thuốc lá, 7000 chất hóa họcnày được chia làm 4 nhóm như sau [7]:
Oxyde carbon (CO): đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của oxy trên hồng cầu
Ái lực của hemoglobine hồng cầu với CO mạnh gấp 210 lần so với O2 và như thếsau hút thuốc lá, một lượng hồng cầu trong máu tạm thời mất chức năng vậnchuyển O2 vì đã gắn kết với CO Hậu quả là cơ thể không đủ oxy để sử dụng.Hắc ín: là những chất có có khả năng sinh ung thư, khỏang 60 chất như
là benzopyrene, chlorua vinyl (thành phần túi nhựa tổng hợp), napthalene(chất diệt mối), diméthynitrosamine, dibenzacridine v.v
Chất kích thích: aldenydes, acroleine, phénols v.v kích thích cây phếquản và là nguồn gốc gây nên các bệnh hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạntính (COPD), làm nặng thêm bệnh hen v.v
Trang 14Nicotine: có ái lực lớn với thụ thể nicotine ở não bộ, khi gắn kết vào thụthể này gây ra các hiệu ứng tâm thần kinh, quyết định việc phát sinh và duy trìtình trạng nghiện thuốc lá.
1.1.3 Sử dụng thuốc lá
Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá [12]
1.1.3.1 Sử dụng thuốc lá không khói
Sử dụng thuốc lá không khói là thuốc lá không được đốt cháy khi dùng, bao gồm [7]:
Loại nhai và ngậm thuốc lá: Thuốc lá nhai ở dạng lá tơi rời rạc, dạngbánh, hoặc dạng xoắn dây thừng Một điếu (miếng) thuốc lá được đặt giữa má
và môi dưới, thường là ở phía sau miệng Hầu hết mọi người nhai hoặc ngậm(giữ) thuốc lá trong miệng sau đó nhổ nước tiết ra trong quá trình nhai ngậmthuốc lá ra ngoài Nicotin trong thuốc lá được hấp thụ qua niêm mạc miệng.Thuốc lá dạng bột (loại xay nhuyễn và hít) Nó có nhiều mùi thơm vàhương vị khác nhau và được đóng gói ở hai dạng ẩm hoặc khô
Thuốc lá nhai (nhai trầu thuốc): Chủ yếu gặp người già ở Việt Nam đãtừng có thói quen nhai lá trầu không cùng với thuốc lá
1.1.3.2 Sử dụng thuốc lá có khói
Hút thuốc lá điếu: Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, đểcháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệngngười hút từ đầu đối diện (thường có gắn đầu lọc) Thuật ngữ thuốc lá thườngđược dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếunhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu Tuy nhiên, đôikhi, thuật ngữ này cũng được sử dụng để chỉ loại thuốc hút khói nhưng đượclàm từ một số loại thực vật khác (cây gai dầu ) [16]
Hút xì gà: Xì gà được làm hoàn toàn bằng nguyên lá thuốc lá, ruột làmảnh lá và lá áo bọc ngoài cũng bằng lá thuốc lá
Trang 15Hút thuốc lào: Công cụ sử dụng để hút thuốc lào gồm 3 loại; điếu ống,điếu bát, shisha Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên kích cỡ như đầungón tay út và tra vào nõ điếu Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạothành khói đồng thời dùng miệng để hút Châm lửa, tốt nhất là dùng đóm, lànhững mảnh tre, nứa, gỗ làm diêm mỏng để lửa cháy trong một khoảng thờigian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng diêm, bật lửa ga Lúc bắtđầu hút, người hút hít vào từng hơi ngắn để có thêm ô xy cho thuốc cháy đều
và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo mộtlượng khói lớn [14]
Hút thuốc lá điện tử: Là những thiết bị chạy bằng pin và tinh dầu, được xếpvào nhóm sử dụng thuốc lá không khói Tinh dầu trong thuốc lá điện tử gồmchất lỏng Nicotin hòa tan trong dung dịch nước và Propylene Glycol [17]
1.1.4 Nghiện thuốc lá
Nghiện thuốc lá được hiểu một cách đơn giản là việc mất hoàn toàn tự donói không với thuốc lá Người nghiện thuốc lá không thể “quên” hút thuốc lá,ngược lại bị bắt buộc phải hút thuốc lá nếu không hút sẽ bị cảm giác “đói”thuốc Hành vi hút thuốc lá liên tục ngay cả khi người nghiện thuốc lá biết rõhay thậm chí là đang bị các tác hại do thuốc lá gây ra Nghiện thuốc lá xuấthiện là hậu quả của các hiệu ứng tâm thần kinh do chất gây nghiện nicotinegây ra Nghiện thuốc lá thường là kết hợp của nghiện tâm lý; nghiện hành vi
và nghiện thực thể - dược lý [7]
1.1.5 Cai thuốc lá
Là phương pháp giúp người hút thuốc lá từ bỏ không sử dụng thuốc ládưới bất kì hình thức nào Có nhiều phương pháp cai thuốc lá như cai thuốc lábằng sử dụng thuốc hỗ trợ và không sử dụng thuốc
1.1.6 Tin nhắn hỗ trợ
Nhắn tin văn bản, còn được gọi là dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), làphương thức giao tiếp ngày càng có sẵn và giá tiền phải chăng cho nhiều cá
Trang 16nhân sử dụng Sự phổ biến của nhắn tin văn bản và khả năng tiếp cận côngnghệ điện thoại di động có khả năng tăng lên và trở thành một phương thứctruyền thông chủ đạo và có tiềm năng lớn trong việc cung cấp dịch vụ chămsóc sức khỏe và thúc đẩy thay đổi hành vi ở nhiều cá nhân Các can thiệp caithuốc lá được gửi qua tin nhắn văn bản có thể làm tăng khả năng tiếp cận điềutrị bởi vì tin nhắn văn bản giúp người người nghiện thuốc lá nỗ lực và chi phílại thấp cho việc cai thuốc lá [18]
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thuốc lá
Cây thuốc lá một loại cây hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm,Cùng với văn minh của người da đỏ ở vùng Trung và Nam Mỹ Lịch sử chínhthức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/11/1492 dochuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus và các thànhviên Ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa,vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos Thuốc lá được đưa vào châu
Âu khoảng năm 1496-1498 do Roman Pano (nhà truyền đạo Tây Ban Nha)sau khi cùng tham gia chuyến thám hiểm từ Châu Mỹ về Năm 1556, AndreTeve cũng lấy hạt thuốc lá từ Brazil đem về trồng ở Tây Ban Nha, Bồ ĐàoNha Jean Nicot, Đại sứ Pháp ở Lisbon dã dâng lên nữ hoàng Pháp FeaterinaMechssi những cây thuốc lá đầu tiên Theo ông thuốc lá có thể xua đuổi bệnhđau đầu, mệt mỏi bằng cách cho người bệnh ngửi bột thuốc lá [19]
Thuốc lá được trồng ở Nga vào năm 1697 do Petro Valeski sau cuộc viếngthăm Anh và một số quốc gia khác đem về Vua Sulemam cho trồng thuốc lá ởBungari vào khoảng năm 1687 Tại Đức từ năm 1640 đã có nhà máy sản xuấtthuốc lá điếu ở Nordeburg và vào năm 1788 đã có xưởng sản xuất xì gà tạiHamburg Tại các nước châu á, Thái Bình Dương, thuốc lá được trồng vào thế
kỷ XVIII Sau chiến tranh thế giới thứ II, các quốc gia dành được độc lập cũngxuất hiện ngành công nghiệp thuốc lá như Trung Quốc, Indonesia, Triều Tiên,
Ấn Độ, Philippines, Ai Cập, Pakistan và bao gồm cả Việt Nam [19]
Trang 17lá tương đối cao chiếm khoảng 24%, còn tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới chiếmkhoảng 42% Còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá khoảng7%, tỷ lệ ở nam giới hút thuốc lá chiếm khoảng 48% [20]
Thống kê cho thấy, trong thế kỷ 20, thuốc lá đã giết chết 100 triệu người,
và WHO cũng cảnh báo, nếu không thực hiện ngay những biện pháp kiểmsoát thuốc lá hiệu quả, thì số người chết hàng năm do thuốc lá có thể tăng lênhơn 8 triệu vào năm 2030, và thế kỷ 21 số người chết vì thuốc lá sẽ có thể lêntới 1 tỷ người [21] Một nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra tác động của việchút thuốc với tuổi thọ của con người vào khoảng năm 1980 và 2010 Cụ thể,20% số ca tử ở người lớn thuộc 63 quốc gia được phân tích (trong đó 24% lànam giới và 12% là nữ) có liên quan tới hút thuốc lá Điều đáng nói là, gần80% trong số hơn một tỉ người hút thuốc lá trên thế giới sống ở các nước cóthu nhập thấp và trung bình [20], [21]
Theo số liệu điều tra GATS năm 2015 (điều tra Toàn cầu về sử dụngthuốc lá ở Người trưởng thành GATS), điều tra hộ gia đình được bắt đầu thựchiện vào năm 2013 và cho phép các nước thu thập số liệu về các biện phápkiểm soát thuốc lá chính ở toàn bộ quần thể những người trưởng thành GATSban đầu được tiến hành ở 22 quốc gia (chiếm 60% dân số thế giới), nhữngquốc gia có nơi hơn một nửa số người hút thuốc lá và gánh chịu những gánhnặng lớn nhất của việc sử dụng thuốc lá Kết quả điều tra cho thấy, trong số
Trang 18879 triệu người hút thuốc lá thì có 721 triệu người là nam giới và 158 triệu là
nữ giới Hầu hết tất cả các chế phẩm thuốc lá đều có mặt ở tất cả các nướcđiều tra như thuốc lá điếu công nghiệp, thuốc lá cuộn bằng tay, xì gà, thuốc látẩu, điếu cày, thuốc lá viên nén, thuốc vị kẹo, shisha Nhìn chung, tỷ lệ hútthuốc lá dao động từ 39% ở Liên Bang Nga đến 4% ở Nigeria Trong số cácquốc gia được điều tra thì có 11 quốc gia có tỷ lệ nam giới hút thuốc từ 40%trở lên, và 11 quốc gia có tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá từ 5% trở lên Ở hầu hếtcác quốc gia, đa số người hút thuốc lá sử dụng thuốc lá hàng ngày (trừ quốcgia Mexico) Người hút thuốc lá từ 20 điếu/mỗi ngày trở lên thì được coi lànghiện thuốc lá nặng Trong tất cả các quốc gia (trừ Ấn Độ) thì số nam giớinghiện nặng nhiều hơn so với nữ giới, trung bình nam giới hút 6 điếu thuốclá/ngày ở Ấn Độ đến hút 21 điếu thuốc lá/ngày ở Hy Lạp và nữ giới trungbình hút từ 7 điếu điếu thuốc lá/ngày ở Philippines đến 17 điếu thuốc lá/ngày
ở Hy Lạp [22]
Tại nước Mỹ, thuốc lá là sản phẩm được bán thông dụng nhất, thànhphần trong thuốc lá chiếm hơn 90% lượng nicotine sử dụng Mặc dù đã cónhiều cảnh báo về nguy cơ, tác hại của việc hút thuốc lá nhưng có khoảng 40triệu người dân nước Mỹ vẫn tiếp tục hút thuốc và số lượng người hút thuốc
lá đã tăng từ 8,7 triệu trong năm 2005 lên 9,3 triệu trong năm 2014 Hút thuốcảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan của cơ thể người và chiếm gần 20% tổng
số các trường hợp tử vong mỗi năm ở Mỹ [23], [24], [25];
Hút thuốc lá gặp hầu hết ở các nhóm tuổi từ độ tuổi thành niên cho đếnngười già, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe càng nặng gặp trên những đốitượng hút thuốc lá nhiều, thời gian dài và đối tượng thanh thiếu niên Mặt khác
nó còn gây ảnh hưởng đến cả các chi phí phúc lợi xã hội [23], [26] Nhóm tuổihút thuốc lá từ 18 - 24 tuổi chiếm 16,7% trong tổng số tất cả những ngườitrưởng thành ở Mỹ [23] Có hơn 15 triệu người hút thuốc lá ở Mỹ là học sinh,
Trang 19sinh viên ở các trường Cao đẳng và Đại học, trong đó có gần 9 triệu người có
độ tuổi dưới 25 tuổi Theo báo cáo của Hiệp hội Y tế các trường Đại học Mỹ Đánh giá sức khỏe của các trường Đại học quốc gia có 9,8% sinh viên đượcbáo cáo có sử dụng thuốc lá trong vòng 30 ngày qua [27]
-Tại khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới rất cao so với tỷ
lệ nữ giới hút thuốc lá Ở Inđônêsia tỷ lệ nam giới hút thuốc lá chiếm khoảng53%, nữ giới hút thuốc lá chiếm khoảng 4% Ở Singapore tỷ lệ nam giới hútthuốc lá chiếm khoảng 40%, nữ giới hút thuốc lá chiếm khoảng 2,7% [20].Trung Quốc là nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới, chiếm gần1/3 số người hút thuốc lá trên thế giới Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 1triệu người chết do hút thuốc lá ở Trung Quốc, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là63% và ở nữ giới là 3,8% [28] Ở Campuchia 66% nam giới hút thuốc và 8%
nữ giới sử dụng thuốc lá
Tỷ lệ người hút thuốc lá có xu hướng gia tăng ở các nước đang pháttriển Tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới tăng 0,8% trong vòng 20 năm (1970-1990) Trong khi tiêu thụ thuốc lá ở Châu Âu không thay đổi; tiêu thụ thuốc
lá ở khu vực châu Mỹ giảm thì tiêu thụ thuốc lá ở các khu vực còn lại trêntoàn cầu đều tăng Trong vòng 20 năm, tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá tăng nhanh ởkhu vực Tây Thái Bình Dương tăng lên 3%; tiếp đến là khu vực Đông Nam Átăng 1,8%; khu vực Địa Trung Hải tăng 1,4% và tăng ít nhất là khu vực châuPhi 1,2% [27]
1.3.2 Tại Việt Nam
Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có tới 40.000 người tử vong do nhữngnguyên nhân liên quan đến thuốc lá, nhiều gấp 3 lần số người chết do tai nạngiao thông Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì nhữngbệnh do hút thuốc lá gây nên Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 người mộtnăm vào năm 2030 Một điều tra cho thấy trên 50% nam giới hút thuốc lá và
Trang 2060% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13-15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà.Nghiên cứu ở khu vực Hà Nội có gần một nửa dân số phải hút thuốc thụ động,nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em [29] Ung thư phổi là dạng ung thư cao nhất ởnam giới và thứ tư ở nữ giới có liên quan đến thuốc lá [24].
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Trọng và cộng sự năm 1997 thì tỷ
lệ hút thuốc lá ở Việt Nam là 38,8% Trong đó tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là50% và ở nữ giới là 3,4% [30] Một nghiên cứu khác nghiên cứu về hút thuốc
lá và tình trạng sức khoẻ liên quan đến hút thuốc lá của những người làm côngtác nghệ thuật tại Hà Nội thì những nghệ sỹ làm công tác văn hoá, nghệ thuật
có tỷ lệ hút thuốc lá cao 63,1 ở nam và 5,2% ở nữ [31] Theo Điều tra y tế quốcgia năm 2001-2002 thì tỷ lệ hút thuốc lá là 56,1% ở nam và 1,8% ở nữ [5].Theo kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành(GATS) 2010 Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc
lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc Rất may là tỷ
lệ nữ hút thuốc còn thấp, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành Trong tổng số
15 triệu người hút thuốc có 12,8 triệu (39,4% nam và 1.2% nữ) hút thuốc láđiếu Hiện có 4,1 triệu người lớn hút thuốc lào, 67% người không hút thuốc(khoảng 33 triệu người) nói họ bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và49% người lao động (khoảng 5 triệu người) cho biết họ bị ảnh hưởng bởi khóithuốc thụ động tại nơi làm việc [32]
Kết quả điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành(GATS) năm 2015, hiện nay Việt Nam có 22.5% người trưởng thành sử dụngthuốc lá tương ứng với 15,6 triệu người Trong đó, nam giới hút thuốc chiếm45.3% và nữ giới hút thuốc chiếm 1.1% Số lượng người trưởng thành hút thuốc
lá thụ động cũng tương đối cao Trong đó, 53.5% người (khoảng 28,5 triệungười) không hút thuốc nhưng đã tiếp xúc với khói thuốc trong nhà và 36.8%
người (khoảng 5.9 triệu người) đã tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc [3].
Trang 21Bảng 1.1 So sánh tỷ lệ hút thuốc lá của người trưởng thành tại Việt Nam,
điều tra GATS giữa năm 2010 và 2015
bỏ thuốc lá chiếm 29.0%; 53.6% người đang hút thuốc lá đã có kế hoạch hoặc
đã suy nghĩ bỏ thuốc trong tương lai; và 5.2% số người hiện đang hút thuốc
có kế hoạch cai thuốc trong tháng tới [32b]
Thêm vào đó, sau 6 năm triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá(2012) tại Việt Nam đã nhiều chuyển biến tích cực Nhận thức về tác hại củathuốc lá của người dân và những lợi ích của môi trường không khói thuốc lá đãđược nâng lên thông qua công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá đượcđẩy mạnh và các hoạt động tuyên truyền thông sâu rộng tới cộng đồng Vì thế,
tỷ lệ người hút thuốc lá đã có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây.Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng công tác phòng chốngtác hại thuốc lá vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn như: thuốc lá là sảnphẩm gây nghiện và độc hại cho sức khỏe nhưng vẫn được bày bán khắp nơi vàmọi người đều dễ dàng mua thuốc lá hút; ý thức tuân thủ quy định cấm hútthuốc nơi công cộng của một số bộ phận người dân còn chưa tốt; người khônghút thuốc chưa lên tiếng nhắc nhở hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định;công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá chưađược thường xuyên và sâu rộng, và nguyên nhân dẫn đến việc khó giảm lượng
Trang 22sản xuất thuốc lá là do chính phủ còn có phần phụ thuộc vào nguồn thu thuế từkinh doanh thuốc lá Tuy nhiên, trong thời gian tới, công tác phòng chống táchại thuốc lá cần được đẩy mạnh hơn nữa trong việc thực hiện các nỗ lực kiểmsoát thuốc lá toàn diện, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1.4 Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi
1.4.1 Khái niệm về hành vi sức khỏe
Hành vi sức khỏe là “những thuộc tính cá nhân như niềm tin, sự mongđợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức, và kinh nghiệm; những đặc điểm vềtính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hình hành động và thói quen cóliên quan đến sự duy trì, phục hồi, và cải thiện sức khỏe” (Gochman, 1982).Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra,bảo vệ và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhấtđịnh Ví dụ: hành vi tập thể dục buổi sáng, hành vi về vệ sinh môi trường;Hành vi sức khỏe có khi rõ ràng, công khai, có thể quan sát được như hútthuốc lá, cũng có khi là những trạng thái cảm xúc như thái độ đối với việc đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; Hành vi lành mạnh có lợi cho sứckhỏe: như tập thể dục hàng ngày, không hút thuốc lá, không ăn nhiều thức ănrán/chiên; Hành vi không lành mạnh, có lại cho sức khỏe: uống nhiều rượubia, hút thuốc lá, quan hệ tình dục không an toàn
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Có rất nhiều yếu tố tác động đến hành vi sức khỏe như: thời gian; tiền vàcác nguồn lực vật chất; đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt; dịch vụ y tế phù hợp cóthể tiếp cận được
Hành vi
sức khỏe
Yếu tố tăng cường
Yếu tố cá nhân Kiến thức
Thái độNiềm tinChuẩn mực
Người thânBạn bèĐồng nghiệpNgười có uy tín
Trang 23Biểu đồ 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Những yếu tố cá nhân: quyết định ứng xử của chúng ta, cho ta những
suy nghĩ, những cảm xúc đối với thế giới xung quanh Kiến thức: bắt nguồn
từ sự học tập, kiến thức cá nhân tích lũy được, từ trải nghiệm; Niềm tin: chắcrằng một sự việc/sự kiện, quan điểm là đúng, là có thật mặc dù có thể khôngđúng, không thật; Thái độ: thể hiện một phản ứng, quan điểm của cá nhân đốivới một người, sự kiện, quan điểm nào đó; Chuẩn mực xã hội: là giá trị, chuẩnmực được cộng đồng, xã hội coi là tốt đẹp và có ý nghĩa, làm cơ sở để phánxét các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày Chuẩn mực quan trọng nhất đốivới mọi xã hội là pháp luật, đây là chuẩn mực có tính pháp chế Nó qui địnhnhững hành vi được phép và không được phép thực hiện, trong đó có cáchành vi sức khỏe [33], [34]
Những yếu tố tăng cường: là những ảnh hưởng, tác động từ: Người thân
trong gia đình: ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, bạn bè, đồng nghiệp, thầy giáo, côgiáo, những người đứng đầu trong cơ quan, ở địa phương, những chức sắc tôngiáo Hầu hết con người thường có xu hướng nghe và làm theo những gì mànhững người có uy tín, quan trọng đối với họ đã làm [35]
Yếu tố tạo điều kiện/
hạn chế
Qui địnhLuật phápViệc làmĐiều kiện sống
Trang 24Những yếu tố tạo điều kiện/ hạn chế: là những ảnh hưởng từ: Điều kiện
sống, nhà ở; Việc làm, thu nhập; Nguồn lực hiện có; Qui định, luật pháp, đây lànhững yếu tố liên quan đến các chương trình, dịch vụ, nguồn lực nói chung cóthể tác động đến sự thay đổi, thực hiện và duy trì hành vi cá nhân [29], [35]
1.4.3 Quá trình thay đổi hành vi sức khỏe
Mỗi cá nhân bao giờ cũng sống trong một gia đình, tập thể, một xã hộinhất định, không thể tách rời chăm sóc sức khỏe của cá nhân với chăm sócsức khỏe cộng đồng xã hội Chúng ta cần phải suy nghĩ về rất nhiều vấn đềkhi chúng ta muốn giúp đỡ các cá nhân, các gia đình và cộng đồng bảo vệ vàtăng cường sức khỏe Giúp cho mọi người hiểu rõ những việc chính bản thân
họ cần làm để khỏe mạnh là quan trọng, nhưng điều đó chưa đủ vì trong mộtcộng đồng, một xã hội các cá nhân có rất nhiều các mối quan hệ phức tạp vàtác động qua lại với các cá nhân khác cũng như với môi trường sống Chúng
ta phải hiểu rõ là trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, không chỉ cá nhân cầnthay đổi hành vi mà có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng xử hay hành
vi của một người [29], [35], [36]
Ngày nay khoa học kỹ thuật nói chung và khoa học y học nói riêng đãphát triển, đạt được trình độ cao Việc thực hiện các kỹ thuật chuyên mônthường không có gì khó khăn lắm nếu như kỹ thuật đó đã được chuẩn bị chuđáo Nhưng việc giáo dục để thay đổi một hành vi có hại cho sức khỏe thìnhiều khi rất khó khăn Để giáo dục, thuyết phục được một người nam chấpnhận thực hiện đình sản phải rất kiên trì, mềm mỏng và đôi khi phải sử dụngphối hợp các biện pháp giáo dục khôn khéo Thay đổi hành vi có hại cho sứckhỏe không phải là dễ, nhất là các hành vi đã trở thành thói quen, phong tụctập quán lâu đời trong nhân dân Yêu cầu cơ bản của người làm công tác giáodục sức khỏe là phải trau dồi kiến thức về giáo đục y học, khoa học hành vi,
Trang 25và quá trình thay đổi trải qua một trình tự các bước nhất định [37]
Giáo dục sức khỏe chủ yếu là giúp người dân thay đổi các hành vi sứckhỏe theo hế hoạch Dưới đây là các bước của quá trình thay đổi hành vi:Bước 1 Nhận ra vấn đề Muốn cho một cá nhân hay cộng đồng nào đó thayđổi hành vi cũ có hại cho sức khỏe và thực hành các hành vi có lợi cho sứckhỏe thì việc đầu tiên cần thực hiện là người làm giáo dục sức khỏe phải cungcấp kiến thức, thông tin, động viên, giải thích cho các cá nhân hay mọi ngườitrong cộng đồng nhận ra và hiểu vấn đề của họ Bước này có thể thực hiệnbằng cách cung cấp các thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng,nêu ra các ví dụ minh hoạ, gặp gỡ người dân trong cộng đồng để nghe họ nói
về vấn đề của họ, thảo luận trực tiếp với họ để giúp họ hiểu rõ và quan tâm
Trang 26đến vấn đề của chính họ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bước sau củaquá trình thay đổi hành vi Sẽ không có chuyển biến nếu như cá nhân, cộngđồng chưa có kiến thức để nhận vấn đề của họ; Bước 2 Quan tâm đến hành vimới: Tiếp theo khi đã có kiến thức về vấn đề sức khỏe nào đó thì nghĩa là họphải tin là nó có giá trị thiết thực, cần thiết và giúp ích cho sức khỏe và đờisống của họ; Bước 3 Áp dụng thử nghiệm các hành vi mới: nhờ có kiến thức
và thái độ quan tâm đến hành vi mới của người dân cộng với các yếu tố kháccủa các hoàn cảnh cụ thể và môi trường xung quanh họ có thể thử áp dụng cáchành vi mới Giai đoạn này cần sự hỗ trợ của những người khác; Bước 4.Đánh giá kết quả thử nghiệm hành vi mới: thường sau khi áp dụng các hành
vi mới mọi người sẽ đánh giá kết quả thu được, tìm ra những khó khăn thuậnlợi để đi đến bước cuối cùng là duy trì hay từ chối hành vi mới; Bước 5.Khẳng định: khi phân tích kết quả đạt được của việc thử nghiệm hành vi mới,người dân sẽ đi đến quyết định thực hiện hay từ chối Nếu họ thu được kếtquả tốt, không có khó khăn gì đặc biệt thì họ tiếp tục duy trì hành vi mới Nếu
họ chưa hiểu, gặp khó khăn, thiếu sự hỗ trợ thì họ đi đến phủ nhận hành vimới Và nếu như họ phủ nhận thì cán bộ giáo dục sức khỏe lại phải giúp họquay trở lại các bước trên Người làm giáo dục sức khỏe cần phải hiểu trình tựcác bước thay đổi hành vi sức khỏe trên, nó có vai trò khá quan trọng vì ở cácgiai đoạn khác nhau của quá trình thay đổi hành vi lại có những tác động hỗtrợ khác nhau cho thích hợp với quá trình đó [38], [39]
Khi các đối tượng được giáo dục từ chối việc thực hiện các hành vi mới
có lợi cho sức khỏe thì người giáo dục sức khỏe phải tìm ra nguyên nhân tạisao, đó là vấn đề kiến thức thái độ hay thiếu kỹ năng thực hành, thiếu sự hỗtrợ để tiến hành điều chỉnh các hình thức giáo dục thích hợp Thường trongmột cộng đồng bao giờ cũng có các loại người khác nhau đối với việc tiếpnhận các kiến thức mới Như vậy, thay đổi hành vi sức khoẻ là một quá trìnhrất phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực của chính bản thân đối tượng và sự giúp đỡ
Trang 27tận tình của nhân viên truyền thông giáo dục sức khỏe cũng như của nhữngngười khác trong cộng đồng Trong các chương trình giáo dục sức khỏe thôngthường chúng ta mới chỉ giúp đỡ đối tượng chuyển biến đến bước 2 (thuộc vềquá trình nhận thức cảm tính), chứ chưa giúp dỡ họ vượt qua bước 3 thướcchuyển tiếp) và hoàn thành các bước 4 và 5 (thuộc nhận thức lý tính) nên kếtquả truyền thông giáo dục còn bị hạn chế và hiệu quả chưa cao Muốn thayđổi được triệt để một hành vi cá nhân phải thể nghiệm đầy đủ 5 bước đó nhiềulần chứ không chỉ một lần là có thể đạt kết quả mong muốn ngay được, do đóphải coi giáo dục bản thân mỗi cá nhân bằng những kinh nghiệm của chính họ
là điều quyết định mọi kết quả bền vững Tóm lại, tuỳ theo từng lý do đằngsau các hành vi hay các nguyên nhân dẫn đến hành vi mà chúng ta có cácchiến lược hoạt động và các phương pháp giáo dục sức khỏe phối hợp để hỗtrợ quá trình thay đổi hành vi [38], [39]
1.4.4 Mô hình thay đổi hành vi sức khỏe áp dụng trong cai thuốc lá
Có nhiều lý thuyết và mô hình khác nhau đều hướng đến các thông điệp
và chiến lược cho giúp cá nhân tự chủ cai thuốc và có hỗ trợ của xã hội Môhình chia các giai đoạn khác nhau để thay đổi hành vi của con người đạt đượcmục tiêu sức khỏe Bởi vì, hành vi của con người đóng một vai trò quan trọngtrong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật Để giảm tỷ lệ mắc bệnh
và giảm tỷ lệ tử vong thì các chuyên gia y tế đã áp dụng các mô hình thay đổihành vi để hướng dẫn các chiến lược, khuyến khích hành động tự bảo vệ,giảm các hành vi có hại cho sức khỏe, giúp cá nhân thích ứng và đối phó vớibệnh tật Các mô hình bao gồm:
Mô hình học tập và cân bằng (Skinners, 1938);
Mô hình học tập và nhận thức xã hội (Bandura, 1986);
Mô hình niềm tin sức khỏe (Hochbaunm, 1958);
Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Ajzon & Fishbein, 1980);
Mô hình hành động thay đổi hành vi (Prochaska & Diclemente, 1992);
Trang 28Mô hình xã hội hành động (Edwart, 1991).
Về can thiệp thay đổi hành vi, trong nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hìnhcác giai đoạn thay đổi hành vi của Prochaska, DiClemente & Norcross năm
1992 (Transtheoretial model Stages of change) Mô hình này tích hợp nhiều lýthuyết tâm lý khác nhau để xem xét các quá trình tâm lý và hành vi của conngười, từ đó sẽ áp dụng các phương pháp can thiệp khác nhau để giúp thay đổihành vi của con người Những thay đổi trong hành vi cai nghiện hút thuốc látiến triển qua nhiều giai đoạn từ giai đoạn thờ ơ đến có ý định thay đổi, chuẩn
bị thay đổi và thay đổi hành vi, đây là một quá trình diễn tiến liên tục khôngnhất thiết phải đi theo một đường thẳng mà là theo đường xoáy trôn ốc đi lên
Do vậy, cán bộ y tế cần xác định rõ người hút thuốc đang ở giai đoạn nào thì cónhững biện pháp can thiệp khác nhau để giúp người nghiện thuốc lá nâng caoquyết tâm cai nghiện thuốc lá và thực hiện ứng phó với hành vi bất lợi khi cainghiện thuốc lá để nhằm hỗ trợ họ cai nghiện thuốc lá thành công [39], [40]
Trang 29Giai đoạn thờ/giai đoạn tiền dự định: được định nghĩa như là người hútthuốc không có ý định bỏ thuốc trong vòng một tháng tới Trong suốt giaiđoạn này người nghiện thuốc lá chưa nghĩ đến chuyện thay đổi Những ngườitrong giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn thờ ơ vì họ cho rằng hành vicủa họ không phải và cũng chưa gây ra vấn đề nào Nếu người nghiện thuốc
lá đang ở giai đoạn này, hãy bắt đầu đặt câu hỏi để giúp họ có ý định thay đổihành vi như: anh/chị đã từng cố thay đổi hành vi hút thuốc trong quá khứchưa? Làm thế nào mà anh/chị biết mình đang gặp vấn đề? Điều gì sẽ xảy ravới anh/chị khi biết rằng hành vi của mình có vấn đề [39], [41]
Giai đoạn có ý định: trong giai đoạn này người nghiện thuốc lá sẽ càngnhận thức rõ những lợi ích tiềm ẩn của việc thay đổi, nhưng cái giá phải trảdường như vẫn còn quá lớn Xung đột này tạo ra một mâu thuẫn lớn trong tâmtưởng liên quan đến việc thay đổi Giai đoạn này có ý định có thể kéo dàihàng tháng, thậm chí hàng năm trời Trong thực tế có nhiều người nghiệnthuốc lá không vượt qua được giai đoạn này, họ thường cho rằng thay đổihành vi như kiểu phải từ bỏ một cái gì đó lớn hơn là tìm cách đạt được một lợiích dù là tâm lý, sinh lý hay cảm xúc Nếu người nghiện thuốc lá đang có ýđịnh thay đổi hành vi, hãy bắt đầu hỏi các câu hỏi giúp họ vượt qua giai đoạnnày như: tại sao anh/chị muốn thay đổi hành vi hút thuốc lá? Có thứ gì/ điềugì/ai ngăng cản anh/chị thay đổi không? Điều gì/thứ gì/ ai có thể giúp anh/chịthay đổi hành vi hút thuốc của mình [39], [40], [41]
Giai đoạn chuẩn bị: trong giai đoạn này giúp người cai nghiện thuốc lácần bắt đầu thực hiện một số thay đổi nhỏ để chuẩn bị cho một sự thay đổi lớnnhư mục tiêu của anh/chị phải bỏ thuốc lá, anh/chị hãy chọn một ngày cố địnhtrước khi tiến hành cai hút thuốc lá, trước khi đến ngày cai hút thuốc láanh/chị sẽ thực hiện một số việc mà các nhà tư vấn đã hướng dẫn như thamgia câu lạc bộ sức khỏe, tập thể dục, đọc sách, nói chuyện/gọi điện thoại cho
Trang 30bạn bè khi có biểu hiện thèm thuốc, v.v Nếu người nghiện thuốc lá đang ởgiai đoạn chuẩn bị, hãy thực hiện một số bước để gia tăng cơ hội thay đổithành công Cung cấp cho người nghiện thuốc lá càng nhiều thông tin càng tốt
về cách thay đổi hành vi hút thuốc lá, chuẩn bị cho người nghiện thuốc lá mộtdanh sách tuyên ngôn tạo động lực và viết ra mục tiêu cho người cai nghiệnthuốc lá, giúp họ tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài như nhóm hỗ trợ, tư vấnviên, bạn bè, người thân, những người có thể cho anh/chị lời khuyên và độngviên anh/chị [39], [40], [41]
Giai đoạn hành động – cai thuốc: giai đoạn này người nghiện thuốc látrực tiếp hành động nhằm đạt được mục tiêu của họ Đôi khi, sự kiên định gặpthấy bại vì họ đã không suy xét các bước trước đó cẩn thận hoặc đã khôngcho bản thân đủ thời gian chuẩn bị Nếu người hút thuốc lá đang ở giai đoạnnày, hãy động viên họ tiếp tục thực hiện kế hoạch, hãy tự chúc mừng và tựthưởng cho bản thân trong mỗi nỗ lực tích cực mà bản thân đã đạt được Yếu
tố củng cố và hỗ trợ là vô cùng quan trọng trong việc giúp duy trì các nỗ lựctích cực hướng tới sự thay đổi Giai đoạn này hãy giúp người cai thuốc lá giúp
họ tăng thêm động lực cho bản thân, các nguồn lực hỗ trợ, giúp họ nhận thấy
sự tiến bộ nhằm nhắc nhở bản thân về sự cam kết và niềm tin vào khả năngcủa bản thân [39], [40], [41]
Giai đoạn duy trì/củng cố: được gọi là sự thành công trong việc tránh lặplại các hành vi cũ và giữ vững hành vi mới Trong giai đoạn này người nghiệnthuốc lá cảm thấy chắc chắn hơn về khả năng tiếp tục giữ vững sự thay đổicủa mình Giúp người cai thuốc lá cố gắng duy trì hành vi mới, hãy tìm cáchtránh những cám dỗ Hãy thử thay thế những thói quen cũ bằng những hànhđộng tích cực hơn Tự thưởng khi bản thân không tái diễn các hành vi cũthành công Nếu thực sự tái diễn thì cũng đừng quá hà khắc với bản thân hay
từ bỏ, thay vào đó, hãy giúp người cai thuốc lá nhắc nhở bản thân rằng đó chỉ
là một trở ngại nho nhỏ [39], [40], [41]
Trang 31Giai đoạn tái diễn/tái nghiện: trong bất kỳ quá trình thay đổi hành vi nào,tái diễn là một hiện tượng thường gặp Khi trải qua giai đoạn này, ngườinghiện thuốc lá sẽ trải nghiệm cảm giác thất bại, mất hy vọng và mất phươnghướng Chìa khóa thành công là không để những trở ngại này làm xói mòn sự
tự tin trong họ Nếu người nghiện thuốc lá tái diễn hành vi cũ, hãy giúp họnghiêm túc xem xét nguyên nhân của vấn đề Điều gì đã châm ngòi cho việctái diễn này? Anh/chị có thể làm gì để tránh những yếu tố châm ngòi này chotương lai [39], [40], [41]
Mặc dù xử trí việc tái diễn là khó khăn nhưng tốt nhất là bắt đầu lại vớibước chuẩn bị, hành động hoặc bước duy trì/củng cố hành vi Giúp người caithuốc lá đánh giá lại các nguồn lực và chiến thuật của mình Xác nhận lại độnglực, kế hoạch hành động, cam kết hoành thành mục tiêu Bên cạnh đó, cần phảilên kế hoạch làm sao để đối phó với bất kỳ yếu tố cám dỗ nào trong tương lai.Thất bại trong việc đạt được mục tiêu xảy ra khi quá trình chuẩn bị và hànhđộng không được thực hiện một cách phù hợp Bằng cách tiếp cận mục tiêu vàhiểu rõ cách làm sao để chuẩn bị, hành động và duy trì một hành vi mới tốtnhất, thì người cai thuốc lá mới có khả năng thành công [39], [40], [41]
1.5 Các phương pháp điều trị cai thuốc lá
1.5.1 Biện pháp dùng thuốc
Dược phẩm hỗ trợ cai thuốc lá được chia làm 2 nhóm: liệu pháp thay thếnicotine (NRT) và thuốc điều trị không chứa nicotine
1.5.1.1 Dược phẩm thay thế nicotine
Liệu pháp thay thể nicotin bao gồm các chế phẩm có chứa nicotine nhằmcung cấp nicotine cho cơ thể bằng các sản phẩm khác không phải là thuốc lánhằm giúp cơ thể đối phó với các cơn thèm thuốc và các triệu chứng cai Liệupháp thay thế nicotine bao gồm các sản phầm như kẹo cao su nicotine, miếngdán nicotine, viêm ngậm nicotine, ống hít nicotine, ống xịt nicotine [42]
Trang 32Kẹo cao su nicotine: Kẹo cao su nicotine là một liệu pháp thay thế
nicotine Kẹo cao su nicotine có thể giúp giảm các triệu chứng cai Kẹo cao sunicotine có thể giúp giảm cơn thèm hút thuốc Kẹo cao su nicotine không phải
là “liệu pháp chữa bệnh” hút thuốc Hướng dẫn sử dụng Ngừng hút thuốc lá
Sử dụng kẹo cao su nicotine trong 12 tuần Không nhai kẹo cao su nicotin nhưkẹo cao su thông thường Nhai kẹo rất chậm nhiều lần cho đến khi bạn cảmthấy nóng ran và/ hoặc có vị cay trong miệng [42]
Miếng dán Nicotin: Miếng dán nicotine được sử dụng như một giải pháp
cai thuốc tạm thời bằng cách chủ động đưa từ từ nicotine vào cơ thể với mức
độ ít hơn so với khi hút thuốc giúp cơ thể đáp ứng nhanh nhu cầu về nicotinecủa cơ thể, từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng cai cũng như các cơn thèmthuốc của bạn Bên cạnh đó, việc sử dụng miếng dán nicotine an toàn với sứckhỏe hơn rất nhiều so với hút thuốc vì trong miếng dán nicotine không chứahắc ín và một số chất độc hại như trong thuốc lá/thuốc lào [42]
Viên ngậm nicotine: Sử dụng trong 12 tuần để từ bỏ thói quen hút thuốc.
Có thể sử dụng kèm các sản phẩm thay thế nicotine khác như miếng dán haykẹo cao su nicotine, nhưng không dùng cùng một thời điểm Ngừng hút thuốc
lá hoàn toàn khi bắt đầu sử dụng [42]
Ống hít Nicotin: Ống hít là một ống tẩu bằng nhựa với hộp chứa nicotine
bên trong được ngậm vào giống như điếu thuốc lá Cơ chế của ống hít là giảiphóng một lượng nicotine được hấp thụ qua niêm mạc miệng để giúp ngườidùng vượt qua cơn thèm thuốc Lợi ích của ống hít nicotine bao gồm: ống hít
mô phỏng động tác từ tay đến miệng như hút thuốc lá; Người dùng tự quyếtđịnh mức độ thường xuyên sử dụng nó; Giảm các triệu chứng của cơn thèmthuốc và tình trạng bị kích thích [42]
Những người sử dụng ống hít nicotine gần như tăng khả năng bỏ thuốc
lá và duy trì trạng thái bỏ thuốc lên gấp hai lần Hầu hết những người bỏthuốc thành công sử dụng ít nhất sáu hộp mỗi ngày Khi sử dụng ống hít bạn
Trang 33hấp thụ 1 lượng nicotine ít hơn với tốc độ chậm hơn nhiều so với khi hútthuốc lá Điều này giúp thuốc ít gây nghiện và dễ dàng bỏ hơn thuốc lá.Người sử dụng ống hít thường chỉ hấp thụ khoảng 1/3 liều lượng nicotine cótrong một gói thuốc lá một ngày [37], [42]
Ống xịt Nicotin: Bình xịt mũi nicotine là dạng một chất lỏng được xịt
vào mũi, sử dụng để hô trợ bỏ hút thuốc lá Bình xịt mũi cung cấp nicotinevào máu một cách nhanh chóng vì nó được hấp thụ qua đường mũi Thuốc xịtmũi làm giảm các triệu chứng nghiện thuốc rất nhanh chóng và giúp bạn kiểmsoát cơn thèm nicotin Bình xịt mũi nicotine nên được sử dụng cùng với mộtchương trình cai thuốc lá cụ thể dưới sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ [42]
1.5.1.2 Thuốc không chứa Nicotin
Hoạt động thông qua thay đổi cơ chế sinh học để tăng khả năng đạt đượcthành công khi cai thuốc Các thuốc này bao gồm thuốc có chứa Varenicline(biệt dược Chantix hoặc Champix) hoặc Bupropion (biệt dược Zyban)
Chantix (Varenicline): Varenicline là loại thuốc được Cục quản lý thuốc
và dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt năm 2006 để giúp người trưởng thành sửdụng trong việc điều trị phụ thuộc thuốc lá Tên thương hiệu tại Mỹ làChantix, tại các nước khác là Champix Varenicline là một loại thuốc khôngchứa nicotine, là một loại thuốc mới được phát triển dành riêng cho điều trịcai nghiện thuốc lá Cơ chế tác dụng của Varenicline là vừa kích thích vừa ứcchế một phần thụ thể nicotin nhằm giảm sự hưng phấn của cơ thể khi hútthuốc (do tác dụng của nicotin), giảm các triệu chứng thèm thuốc và các triệuchứng cai, giảm nguy cơ tái nghiện thuốc lá [26]
Hình 1.1 Thuốc Chantix (Varenicline) (Nguồn: Internet)
Trang 34Tác dụng phụ: Khi sử dụng Varenicline, người dùng có thể gặp một số
tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, đầy hơi, có thể làm rối loạn giấc ngủgây ra những giấc mơ bất thường
Thuốc chống chỉ định với: Những người bị bệnh liên quan đến thần kinh;Bệnh tim mạch; Dị ứng với Varenicline
Sự an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc Varenicline chưa đượcchứng minh ở trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con búhoặc những người có kế hoạch mang thai
Zyban (Bupropion): Bupropion cũng là một loại thuốc không chứa
nicotine, nguyên gốc được dùng để điều trị trầm cảm, tuy nhiên cũng có thểđược dùng để điều trị cai nghiện thuốc lá ở người trưởng thành Tác dụng củaBuprobion làm ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh tác động làm giảmcác cơn thèm thuốc và một số triệu chứng cai (lo âu, khó chịu và trầm cảm) [26]
Hình 1.2 Zyban (Bupropion) (Nguồn: Internet)
Tác dụng phụ: mất ngủ, khô miệng
Thuốc chống chỉ định với: Phụ nữ có thai; Những người tiền sử co giật;Những người bị rối loạn ăn uống; Người nghiện rượu; Người đang sử dụngdạng khác của Bupropion hay những người đã sử dụng thuốc ức chế MAOtrong vòng 14 ngày trước đó; Người hút thuốc có tiền sử dễ bị kích động, lo
âu hoặc mất ngủ, bệnh gan và / hoặc suy thận
1.5.2 Biện pháp không dùng thuốc
1.5.2.1 Tư vấn trực tiếp
Tại Việt Nam có hệ thống cung cấp dịch vụ y tế lớn mạnh nhưng theobáo cáo của GATS năm 2010, các dịch vụ điều trị sử dụng thuốc lá tại Việt
Trang 35Nam chưa sẵn có cho những người hút thuốc và chưa được lồng ghép vào hệ
thống chăm sóc sức khỏe [32] Nghiên cứu của Shelley và cộng sự tại Việt
Nam năm 2012 báo cáo có 23% các cán bộ y tế thường xuyên hỏi về tìnhtrạng hút thuốc lá của bệnh nhân, có 33% cán bộ y tế đã cung cấp lời khuyêncai thuốc lá cho những người hút thuốc, nhưng chỉ có dưới 10% cán bộ y tếcung cấp hỗ trợ điều trị sử dụng thuốc lá Trong quá trình phỏng vấn đốitượng nghiên cứu có hơn 90% số người được hỏi cho biết họ đồng ý hoặc rấtđồng ý rằng lời khuyên của cán bộ y tế là một trong những cách tốt nhất đểgiúp người hút thuốc cai thuốc Tuy nhiên, chỉ có 60% không biết đến cáchđiều trị tốt nhất để giúp người hút thuốc cai thuốc [54]
1.5.2.2 Tư vấn qua điện thoại
Theo Harry Wang, giám đốc nghiên cứu thiết bị di động và y tế của công
ty Park Associates, trong 5 năm qua ngày càng nhiều người dùng thiết bị diđộng trong ngành y tế, số người này sẽ tiếp tục tăng khi smartphone ngàycàng được nhiều người ở Mỹ sử dụng Theo khảo sát của công ty này, đếnnăm 2015 sẽ có hơn 70% người dân Mỹ có smartphone [43] Với sự phát triểncủa ngành công nghiệp ứng dụng trên điện thoại di động (ĐTDĐ), chỉ với mộtchiếc smartphone hay máy tính bảng, bác sĩ có thể truy nhập vào sổ y bạ củabệnh nhân; giám sát lịch sử sử dụng dược phẩm và đưa ra lời khuyên phùhợp Tính đến nay, đã có hơn 10.000 ứng dụng y tế, sức khoẻ xuất hiện trênthị trường Phổ biến hơn cả là các loại ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cánhân như: ứng dụng tư vấn ăn kiêng, ứng dụng dành riêng cho nam giới/nữgiới, ứng dụng chuyên dụng cho nhóm bệnh nhân bị Gout hay tiểu đường, cainghiện thuốc lá [43], [44]
Theo điều tra GATS Việt Nam, năm 2015, số người hút thuốc lá muốncai nghiện là 53,6% và 39,6% đã có nỗ lực bỏ thuốc lá trong 12 năm qua [3].Trước thực trạng đó, bên cạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức vềtác hại của thuốc lá thì tư vấn cai nghiện thuốc lá cũng đóng vai trò hết sức
Trang 36quan trọng, hỗ trợ những người nghiện thuốc có thêm động lực để bỏ thuốc lá
và giảm thiểu được bệnh tật liên quan Nhằm tăng cường công tác tư vấn cainghiện thuốc lá, Quỹ PCTHTL đã hỗ trợ thành lập Trung tâm tư vấn cainghiện thuốc lá tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai và triển khai hoạtđộng tư vấn cai nghiện tại 9 bệnh viện trong năm 2016 [36] Hầu hết các hoạtđộng tư vấn đều dựa vào mô hình thay đổi hành vi, các tư vấn viên chọn từnggia đoạn của người nghiện thuốc lá để có biện pháp hỗ trợ (Biểu đồ 1.2)
Biểu đồ 1.3: Các giai đoạn của sự thay đổi hành vi
Theo báo cáo của các bệnh viện (Bệnh viện Bạch Mai và 9 bệnh việntuyến tỉnh triển khai dự án) từ sau khi triển khai tư vấn cai nghiện thuốc lá, từtháng 9/2015 đến tháng 7/2016 đã có hơn 17.000 cuộc gọi đến để xin tư vấncai nghiện thuốc lá và có gần 23.000 lượt bệnh nhân được tư vấn qua điệnthoại và tư vấn tại bệnh viện Để tiếp tục những nỗ lực trong công tác phòngchống tác hại thuốc lá (PCTHTL), bên cạnh mô hình tư vấn trực tiếp tại cácphòng khám và tư vấn qua điện thoại, một trong những giải pháp sáng kiếnđược Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo áp dụng là sử dụng ứng dụng điệnthoại di động để hỗ trợ người hút thuốc lá bỏ thuốc [36], [45]
Trang 371.5.2.3 Tư vấn bằng tin nhắn điện thoại
Các nước phát triển trên thế giới đã ứng dụng công nghệ di động trong Y
tế một cách rất hiệu quả, phải kể đến các nước sau: Ở Mỹ, chi phí chăm sócsức khỏe không ngừng tăng trên toàn thế giới đang thúc đẩy các sáng kiếnchăm sóc sức khỏe cá nhân, di động và không dây Năm 2010, riêng Mỹ chikhoảng 2,6 nghìn tỷ USD, dự kiến đến năm 2020 sẽ vượt 4,5 nghìn tỷ (theoTrung tâm Dịch vụ y tế và Chăm sóc sức khỏe của Mỹ) Tính trên cơ sở tổngsản phẩm nội địa (GDP), mức chi cho y tế của Mỹ khoảng gấp đôi mức chicủa các nước phát triển [45]
Nghiên cứu về các can thiệp dựa trên điện thoại di động cho việc cainghiện thuốc lá cho đến nay vẫn còn ít Một trong những nghiên cứu đầu tiên
về can thiệp dựa vào SMS đã được thực hiện ở New Zealand năm 2005 nghiên cứu "Bạn có hút thuốc sau khi nhận được tin nhắn?" Nghiên cứu chothấy tỷ lệ bỏ thuốc trong 6 tuần tăng đáng kể trong nhóm SMS so với nhómđối chứng (28% so với 13%), trong khi ở 6 tháng kết quả khó giải thích dothiếu các giá trị [46] Một nghiên cứu sau đó, nghiên cứu “txt2Stop” từ Anh,dựa trên một phiên bản sửa đổi của sự can thiệp của New Zealand Nghiêncứu thí điểm cho thấy ở 6 tháng theo dõi tỷ lệ bỏ thuốc tự do báo cáo là 26%
-ở nhóm can thiệp so với 12% trong nhóm chứng [47], và trong nghiên cứuchính, tỷ lệ bỏ thuốc là 19,8% ở nhóm can thiệp Nhóm can thiệp SMS so với13,5% ở nhóm đối chứng Tỷ lệ cai nghiện đã được xác minh về sinh hóa là10,7% trong nhóm SMS và 4,9% trong nhóm kiểm soát [48]
Trong tổng hợp của Cochrane gần đây chỉ có hai nghiên cứu bổ sung bêncạnh ba nghiên cứu trên đã được xác định; một trong số đó cũng bao gồmviệc sử dụng Internet và các tin nhắn video khác được gửi qua điện thoại diđộng [31] Năm nghiên cứu điển hình thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đãđược công bố về các can thiệp về hút thuốc lá dựa trên tin nhắn dựa trên tinnhắn ngắn SMS [49], [50]
Trang 38Bốn trong số nghiên cứu này cho thấy kết quả có ý nghĩa mặc dù banghiên cứu thí điểm không được hỗ trợ để phát hiện sự khác biệt đáng kể giữacan thiệp và nhóm chứng [45], [48], [49], [50], [51] Trong nghiên cứu thứnăm, không có sự khác biệt đáng kể trong việc cai nghiện hút thuốc lá ngắn hạn(đánh giá ngẫu nhiên sau 8 tuần) giữa nhóm chứng và những người tham gianhận được can thiệp qua SMS trong 12 tuần Tuy nhiên, trong nhóm can thiệp,
tỷ lệ cai thuốc lá lâu dài (đánh giá ngẫu nhiên sau 6 tháng) cao hơn đáng kể sovới nhóm đối chứng (15,1% so với 8,9%) [52] Những nội dung chính củanhững can thiệp này là các văn bản thông báo hàng ngày dựa trên các lý thuyếtthay đổi hành vi khác nhau và/ hoặc các hướng dẫn dựa trên bằng chứng chongừng hút thuốc, trong khoảng thời gian can thiệp từ 6 đến 12 tuần
Chương trình này đã được áp dụng ở một số quốc gia với tỷ lệ bỏ thuốcthành công đã được chứng minh tăng 1,67 lần sau 4 tháng và tăng 1,83 lầnsau 6 tháng [52] Bên cạnh đó, chương trình sử dụng ứng dụng điện thoại diđộng (mHealth) đã được áp dụng để hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát các bệnhkhông lây nhiễm khác như ung thư cổ tử cung (mCervicalCancer), đái tháođường (mDiabete), tăng huyết áp (mHpertension) [53]
Để có những định hướng xây dựng và áp dụng sáng kiến sử dụng điệnthoại di động trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá tại Việt Nam Hội thảo về Xâydựng chương trình sử dụng ứng dụng điện thoại di động trong hỗ trợ cainghiện thuốc lá (mCessation) Trong buổi hội thảo đã có sự đóng góp quantrọng về kỹ thuật của các chuyên gia WHO và các chuyên gia trong nước về
hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như mức độ phù hợp với các dịch vụ cai nghiệnthuốc lá hiện tại Các thông điệp phòng chống tác hại thuốc lá phù hợp về vănhóa, giới tính, độ tuổi, dân tộc Việt Nam, thông điệp dễ hiểu, khích lệ hỗ trợcai nghiện thuốc lá [53]
Trang 39Mặt khác, các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông và công nghệ thông tincũng cho biết, số lượng thuê bao điện thoại di động ngày càng phát triển vàphần lớn là các thiết bị thông minh nên việc sử dụng điện thoại di động hỗ trợcai nghiện thuốc lá là tương đối thuận lợi ở Việt Nam Như vậy, việc triểnkhai sáng kiến cai nghiện thuốc lá bằng sử dụng tin nhắn ngắn tại Việt Nam
sẽ góp phần quan trọng trong hỗ trợ những người nghiện thuốc lá có thêmđộng lực để bỏ thuốc lá và giảm thiểu được bệnh tật liên quan
Trang 40Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành từ 21 tuổi đến dưới 55 tuổi,sống/thường trú tại quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội đạt các tiêu chuẩntham gia nghiên cứu cho cả mục tiêu nghiên cứu một và hai, gồm:
+ Hút thuốc lá (có thể cả thuốc lào) hàng ngày và mỗi ngày từ 5 điếuthuốc lá trở lên
+ Hiện đang không mang thai (với nữ)
+ Hiện đang sống và làm việc ở địa bàn quận Nam Từ Liêm
+ Không có kế hoạch di dời khỏi Hà Nội trong vòng 6 tháng tới (trừ đicông tác, du lịch ngắn ngày)
+ Có mong muốn cai thuốc lá/ thuốc lào và đang cân nhắc hoặc có ýđịnh bỏ thuốc lá trong tháng tới
+ Có thời gian và khả năng tham gia chương tình tin nhắn
+ Có khả năng đọc/ gửi được tin nhắn trên điện thoại
+ Sở hữu một điện thoại di động
+ Mong muốn nhận được tin nhắn hỗ trợ cai thuốc
+ Sẵn sàng cung cấp ý kiến và đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Hiện tại không tham gia bất kỳ tư vấn cai thuốc hay sử dụng miếngdán nicotine hoặc các dược phẩm cai thuốc lá khác
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài này là một nhánh nhỏ của dự án phát triển, thử nghiệm tính khảthi và khả năng chấp chận của tin nhắn hỗ trợ cai thuốc lá được điều chỉnhphù hợp với văn hóa xã hội, ngôn ngữ và phong cách truyền thông của ngườihút thuốc tại Việt Nam Do đó, địa điểm nghiên cứu này đã được xác định vàchọn tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội