1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long

83 733 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 349 KB

Nội dung

Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

ưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâmđến sức khoẻ của nhân dân lao động, đặc biệt là của học sinh, sinh viêntrong các trường học Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong lờikêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã viết:”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nướcnhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” (Lời kêugọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ Tịch ngày 27 tháng 3 năm 1946).[59,60]

Năm 1954 sau ngày hoà bình lập lại, đặc biệt là sau khi đất nước thốngnhất năm 1975, cả nước ta đã hình thành một phong trào tập luyện TDTT rộngrãi, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có học sinh, sinhviên Phong trào này diễn ra liên tục trong suốt 40 năm qua và nó đã góp phầnto lớn vào sự nghiệp củng cố, nâng cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.

Ở các trường học, từ bậc mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học, Bộ Giáodục và đào tạo đã quy định một chương trình GDTC bắt buộc, nhằm đào tạocon người mới - con người XHCN, phát triển toàn diện về các mặt đức, trí,thể, mỹ Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh liên tục, do điều kiện kinh tếcòn gặp nhiều khó khăn, nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa đượcthoả mãn nhu cầu tập luyện TDTT, ở hầu hết các trường Đại học còn nhiềukhó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất, chưa thoả mãn nhu cầu tập luyện củasinh viên Hơn nữa, ở các trường đại học trong cả nước, chương trình GDTCchỉ mới tập trung ở hai năm đầu, bao gồm những nội dung chính của môn điềnkinh, thể dục và một số môn thể thao tự chọn, thời gian còn lại của hai nămcuối sinh viên không bị những điều kiện ràng buộc nên hầu hết sinh viên íthoặc không tham gia luyện tập TDTT.[20,22,25]

Những năm gần đây, trong chương trình nghiên cứu khoa học của cáctác giả Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp (1986, 1990), Trần Văn Tác, Bùi HoàngPhúc (1998), Phạm Thị Nghi, Phạm Thu Thái (1999), Trần Thuỳ Linh, Phạm

Trang 2

Tất Thắng (2002), đều xác nhận tình trạng thể lực của sinh viên cuối khoá ởcác trường đại học đều giảm sút Điều đó, buộc các nhà sư phạm trong lĩnhvực GDTC phải tìm ra những biện pháp khắc phục, với mục đích duy trì trạngthái thể lực, sức khoẻ cho sinh viên trong suốt quá trình học, để sau khi tốtnghiệp, sinh viên có sự chuẩn bị đầy đủ về sức khoẻ và kiến thức, phục vụ đắclực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.[41,61]

Ngày nay, công cuộc đổi mới trên đất nước ta đang diễn ra với tốc độnhanh và mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước đòi hỏiđội ngũ thanh niên không chỉ có tri thức khoa học vững vàng, có đạo đức trongsáng, mà còn cần có sức khỏe tốt.

Trường đại học Dân Lập Thăng Long là một trong những trường đào tạođội ngũ cán bộ về lĩnh vực tin học, quản lý và ngôn ngữ, phần đông sinh viênlà nữ có độ tuổi 18 - 22 Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạochuyên môn, nhà trường còn chú trọng đến công tác GDTC cho nữ sinh viên.Theo số liệu nghiên cứu ban đầu, tình trạng thể lực của nữ sinh viên trongnhững năm qua chủ yếu tăng ở hai năm đầu là do có luyện tập TDTT thườngxuyên, ở hai năm tiếp theo, tình trạng thể lực của sinh viên hướng giảm sútđáng lo ngại Tuy nhiên, trong các giờ nhàn rỗi buổi sáng, buổi chiều, đã xuấthiện nhiều sinh viên tham gia tập chương trình GDTC của Bộ Giáo Dục vàĐào Tạo quy định Song, việc tập luyện của hầu hết sinh viên còn mang tính tựphát, thiếu hướng dẫn tổ chức và quản lý của trường, Hội thể thao sinh viên.

Thể dục tổng hợp cổ truyền là môn tập được nữ thanh niên ưa thích,việc tổ chức tập luyện môn tập này không đòi hỏi điều kiện tập luyện phức tạp,nhưng góp phần làm phong phú hiệu qủa cao về sức khoẻ, giáo dục nhân cách,nếp sống lành mạnh và đặc biệt là tạo dáng vẻ đẹp cho người tập - một nhu cầucủa sinh viên hiện nay Qua điều tra sơ bộ, ở 4 khoá học từ năm thứ nhất đếnnăm thứ tư, có tới 65 - 70% số sinh viên nữ trả lời có nguyện vọng tập môn thểdục tổng hợp cổ truyền.[38]

Trang 3

Một vấn đề quan trọng đặt ra là phải sớm nghiên cứu hình thức tậpluyện và xây dựng một chương trìng giảng dạy hợp lý, phong phú nội dung tậpluyện ở hai năm đầu và nâng cao hiệu quả môn tập tự chọn ở hai năm cuối chosinh viên.

Trên cơ sở ý nghĩa của công tác GDTC cho sinh viên, nhất là sinh viênnữ, do tầm quan trọng của môn thể dục tổng hợp cổ truyền đối với đối tượngtập luyện này, chúng tôi nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợpcổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh

trường đại học Dân Lập Thăng Long”.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở đánh giá sự phát triển thể chất nữ sinh viên của trường đạihọc Dân Lập Thăng Long, chúng tôi biên soạn chương trình tập luyện thể dụcdưỡng sinh tổng hợp cổ truyền được thực hiện bắt buộc nhằm nâng cao trìnhđộ thể chất cho nữ sinh viên.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên đây, các nhiệm vụ sau đây được đặtra:

1.Điều tra sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại học DânLập Thăng Long Hà nội.

2 Nghiên cứu hiệu quả chương trình thể dục dưỡng sinh tổng hợpcổ truyền đối với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại họcThăng Long Hà nội.

Trang 4

Tư tưởng của học thuyết Mác - Lê Nin về thể dục thể thao đã được cụthể hoá trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính phủ và của Hồ Chủ Tịch.Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và là nhà văn hoá lớn, sinhthời, Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT, lịch sử đã chứng minh: Bác Hồ làngười khai sinh, người sáng lập nền TDTT cách mạng nước ta Tư tưởng baotrùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nền TDTT mới của nước talà sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT, là nhu cầu kháchquan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi một người dân yêu nước.Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường sức khoẻ của nhân dân, gópphần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh Những ý tưởng đó,được xuyên suốt trong các lời huấn thị, văn kiện, bài viết của Bác Hồ.[3,10,59]Ngay từ tháng 3 năm 1941, trong chương trình cứu nước của mặt trậnViệt Minh, Bác Hồ nêu rõ: “Khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân,làm cho nòi giống thêm khoẻ mạnh” Sau khi nước nhà vừa mới độc lập, chínhquyền Cách mạng còn non trẻ, đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn như

Trang 5

thù trong, giặc ngoài, kinh tế đói kém, xã hội chưa ổn định Vậy mà, ngày 30tháng 1 năm 1946, với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh thànhlập Nha thể dục trung ương thuộc bộ thanh niên, trên cơ sở: “Xét vấn đề thểdục rất cần thiết, để bồi bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”.Ngay sau đó, ngày 27.3.1946, Hồ Chủ Tịch lại ra Lời kêu gọi toàn dân tập thểdục Trong thư, lần đầu tiên người đã chỉ ra cho nhân dân ta thấy rằng: “Giữgìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sứckhỏe mới làm thành công:, và người cũng đã chỉ rõ: Muốn có sức khỏe thì:“Nên tập luyện thể dục thể thao” và coi đó là: “Bổn phận của mỗi ngưòi dânyêu nước”.[60]

Ngày 31.3.1960, Bác Hồ đã tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ TDTTtoàn miền Bắc Trong thư Người dạy: “Giữ Gìn dân chủ, xây dựng nước nhà,gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”, vàNgười đã chỉ rõ muốn có sức khoẻ thì: “Nên luyện tập “Muốn lao động, sảnxuất và học tập tốt, thì cần có sức khoẻ Muốn có sức khoẻ thì nên thườngxuyên luyện tập TDTT Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào TDTT chorộng khắp Đồng thời, Bác còn luôn qua tâm đến sức khoẻ của nhân dân, Bácrất tin yêu và luôn quan tâm đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ Về thămtrường đại học TDTT TW I năm 1961, Bác đã căn dặn: “Các cháu học TDTTở đây không phải đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng kia mà cái chính làlàm người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mìnhhướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật”.[59,60]

Đề cập về tầm quan trọng của thể dục thể thao khi phê phán tình trạngyếu kém về GDTC trong nhà trường của nước ta thời Pháp thuộc, Phan BộiChâu - một nhân sỹ yêu nước lỗi lạc đã viết: “Các môn trong trường tiểu học,không có môn gì quan trọng hơn môn thể dục, thế mà trong trường không cómôn học đó Thể dục tay không, thể dục với vũ khí, thể dục giải trí cho đến cácthứ vận động khác, đều không được đưa vào trong chương trình giảng dạy Lạ

Trang 6

hơn nữa, là các trường tiểu học của trẻ em người Pháp thì có sân thể dục, sânvận động, mà trường tiểu học của con em người Việt Nam thì ngược lại vì trẻem người Việt Nam mà khoẻ mạnh thì người Pháp “không ưa”, nên môn thểdục phải là môn “nghiêm cấm”.

Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, Đảng và nhà nước ta luôn quantâm đến nền TDTT cách mạng Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng việchoạch định dường lối, quan điểm, chính sách, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiệnkế hoạch, đưa công tác TDTT lên một tầm cao mới Trong chiến lược pháttriển kinh tế xã hội năm 2001 – 2002, Đảng ta chủ trương: “Đẩy mạnh hoạtđộng thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam”.[7]

Đường lối quan điểm của Đảng được thể hiện ở nhiều nghị quyết, chỉ thịtrong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lênxây dựng CNXH, qua các thời kỳ Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng:“Từng bước xây dựng nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dântộc, khoa học và nhân dân”.[3,6,8]

“Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong cáctrường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thânthể hàng ngày”.[5]

Giáo dục toàn diện là mục tiêu luôn luôn được Đảng và nhà nước luônquan tâm, nhằm chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21 Bànvề định hướng công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ trong nhữngnăm tới: nghị quyết TW II, khoá 8 đã khẳng định: “Cùng với khoa học côngnghệ, Giáo dục và đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu” [19].

“Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh phảicó con người phát triển toàn diện, tức là không chỉ phát triển về mặt trí tuệ,đạo đức, mà còn phải cường tráng về thể chất, là trách nhiệm của toàn xã hội,của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục và đào tạo, ytế và TDTT”.[59]

Trang 7

Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTTtrong giai đoạn mới nêu rõ: “Những năm gần đây, công tác TDTT đã có nhiềutiến bộ, phong trào TDTT từng bước mở rộng với nhiều hình thức, ở một sốngành, địa phương đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới Tuy nhiên,TDTT ở nước ta đang ở trình độ thấp, số người thường xuyên tập luyện TDTTcòn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện Hiệu quảGDTC trong các trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp”[18].

Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do: nhiều cấp uỷ Đảng,chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò TDTT trong sựnghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; Chưa thực sự coiTDTT là một bộ phân trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốcphòng, nhà nước chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển TDTT, đầu tưcho lĩnh vực này còn kém hiệu quả, chưa phát huy được vai trò chủ động, sángtạo của nhân dân, nhằm phát triển TDTT.

Trước tình hình mới, sự nghiệp TDTT cần phát triển theo định hướng đãnêu rõ: “TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tếxã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dụcnhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinhthần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động của xã hội và sức chiến đấucủa các lực lượng vũ trang” (trích chỉ thị 36 CT/TW, ngày 24.3, Năm1994 củaBan Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới) [9,18].

Chỉ thị 36 CT/TW còn khẳng định: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của côngtác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng caosức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân Thực hiệnGDTC trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyệnTDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết sinh viên” [18].

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà,Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng quy

Trang 8

hoạch ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướngphát triển có tính chất chiến lược, trong đó quy định các môn thể thao và cáchình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạothành phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao quần chúng, khoẻ để xây dựngvà bảo vệ tổ quốc” Bộ giáo dục và đào tạo cần đặc biết coi trọng việc GDTCtrong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khoá, quyđịnh tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, phải có sân bãi,nhà tập TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũgiáo viên TDTT, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học Bộ giáo dục và đào tạocần có một thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác TDTT trường học” [21].

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, ngày 21.4.1997, Bộ trưởngBộ giáo dục và đào tạo và Tổng cục TDTT (nay là Bộ văn hóa, thể thao và dulịch), đã ký văn bản thoả thuận đề nghị chính phủ phê duyệt kế hoạch pháttriển đến năm 2010, trong đó nêu rõ một số điểm sau đây[23,24]:

- Mục tiêu GDTC trường học từ mẫu giáo đến đại học là góp phần đàotạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất phục vụ sựnghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

- Do điều kiện giảng dạy nội khoá chưa đáp ứng được yêu cầu củaGDTC, Bộ giáo dục và đào tạo và uỷ ban TDTT chỉ đạo các trường học,khuyến khích và hướng dẫn học sinh tập luyện những môn thể thao ưa thích tạitrường, gia đình và các câu lạc bộ thể thao nơi cư trú.

- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể thao cấp học, đặc biệt là Hội khoẻPhù đổng, phát triển mạnh các câu lạc bộ TDTT và các trung tâm thể thao sinhviên, làm cơ sở tập luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao trọng tâmvà vấn đề GDTC cho sinh viên trường học.[25]

- Quán triệt sâu sắc nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, HiếnPháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật củachính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới, cũng tiếp tục khẳng định cầnphải khắc phục thực trạng giảm sút thể lực của sinh viên hiện nay Hai ngành

Trang 9

giáo dục và đào tạo - TDTT đã thống nhất những nội dung biện pháp và hợpđồng trách nhiệm chỉ đạo, nhằm thúc đẩy nhanh và nâng cao chất lượngGDTC cho sinh viên: “Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu cảitiến nâng cao chất lượng GDTC” [33,34,35,36,37].

Với nội dung phối hợp giữa hai ngành, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉđạo các cấp học giảng dạy thể dục ngoại khoá, theo chương trình kế hoạch cónề nếp, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy phạm đánh giá quá trìnhdạy - học thể dục, quy chế GDTC sinh viên; nghiên cứu và diều chỉnh chươngtrình thể dục các cấp, thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho sinhviên Từng bước áp dụng thống nhất giữa các vùng, khu vực trên toàn quốc.Điều chỉnh và ban hành tài liệu giảng dạy bao gồm sách giáo khoa, sách hướngdẫn phương pháp giảng dạy, tập luyện TDTT cho từng cấp học Bảo đảm cơ sởvật chất tối thiểu để phục vụ việc thực hiện chương trình ngoại khoá; phátđộng phong trào tập luyện rộng khắp trong các nhà trường, với mục tiêu: “Mỗisinh viên biết chơi một môn thể thao”; Chỉ đạo việc cải tiến chương trình, hìnhthức hoạt động TDTT ngoại khoá, mở rộng mạng lưới câu lạc bộ TDTT sinhviên Tập trung hỗ trợ về cán bộ, cơ sở vật chất để củng cố, thành lập câu lạcbộ TDTT mới, để thu hút nhiều sinh viên tham gia tập luyện.[20,21,22]

Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, đã ban hành quy chế 931/RLTC vềcông tác GDTC trong nhà trường là: “Các trường từ mầm non đến đại học phảiđảm bảo thực hịên dạy môn thể dục theo quy định cho học sinh, sinh viên”.GDTC bao gồm nhiều hình thức và có liên quan chặt chẽ với nhau Giờ họcthể dục, tập luyện thể thao theo chương trình, giờ tự tập luyện của học sinh,sinh viên, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường TDTT là phương tiệnquan trọng để giáo dục thể chất Chương trình thể dục và các hình thức GDTCkhác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức khoẻ, giới tính và lứa tuổi Hàngnăm, sinh viên tự tập luyện thể thao ngoại khoá ở trường, ở nhà (ở ký túc xáđối với các trường có học sinh nội trú) Nhà trường phải có kế hoạch hướngdẫn học sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên, tổ chức ngày hội thể thao của

Trang 10

trường và xây dựng thành nề nếp truyền thống Kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyệnthân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên theoquy định của chương trình GDTC”.[25]

GDTC trong các trường đại học và cao đẳng có tác dụng tích cực trongviệc hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách của người sinh viên.Tăng cường và phát triển thể chất, phục vụ tốt cho công tác học tập, nghiêncứu khoa học, đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức và phương pháp khoahọc tập luyện thể thao, củng cố và trau dồi sức khoẻ góp phần xây dựng phongtrào TDTT lớn mạnh trong nhà trường Để đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu đàotạo, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các trườngđại học, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục: Trang bị kiến thức, kỹ năngvề rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên.

Thể chất của con người biến đổi theo xu hướng nhất định GDTC là mộtquá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng của cơ thể con người,nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ sảo vận động cơ bản quantrọng trong đời sống, trong lao động sản xuất và chiến đấu Trong các trườngđại học và cao đẳng, GDTC là mộ bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diệncho sinh viên, Bác Hồ đã nói: “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh thì mớitham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”.[60]

1.2Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diệncho sinh viên

1.2.1 Nhiệm vụ của giáo dục thể chất cho sinh viên.

Để đạt được mục tiêu GDTC cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng sinhviên các trường đại học và chuyên nghiệp, cần giải quyết những nhiệm vụ sauđây:

- Nâng cao thể chất và sức khoẻ cho sinh viên.

Thể chất là đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng củacơ thể con người, được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điềukiện sống.

Trang 11

Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng.Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độphát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặctừng bộ phận và tư thế thân thể.

Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng của các hệ thống, cơquan trong cơ thể, qua hoạt động cơ bắp là chính Nó bao gồm các tố chất vậnđộng (sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo, tính khéo léo, khả năng phối hợp vậnđộng), cùng các năng lực vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, ném, leo, chèo,mang, vác) Một hoạt động vận động cụ thể, bao giờ cũng đòi hỏi một năng lựcthể chất cụ thể tương ứng.[50]

Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàncảnh bên ngoài Không chỉ là sự thích ứng đơn giản, mà còn là sự đề kháng vớibệnh tật phát sinh.

- Thúc đẩy phát triển thể hình lành mạnh.

Sự phát triển của thể hình chủ yếu dựa vào sự phát triển (lớn mạnh) củatừng tế bào và các chất gian bào, chính sự phát dục lại chỉ sự biến đổi về chứcnăng và hình thái của các hệ thống và cơ quan trong cơ thể Hai khái niệmtrên, có chỗ giống nhau và khác nhau, tuy chúng đều chỉ sự chi phối của cácyếu tố di truyền, dinh dưỡng, sự lớn mạnh tự nhiên và điều kiện sống Tậpluyện TDTT có thể đẩy mạnh, nâng cao hơn thể trạng và duy trì được lâu hơn,làm chậm quá trình suy giảm khi tuổi cao.

Sự hoàn thiện về thể hình và tư thế thân thể, làm cho ngoại hình thêmđẹp, phần nào cũng phản ánh mức hoàn thiện về chức năng Ngày nay, ngườita còn coi đó cũng thể hiện một phần bộ mặt tinh thần, văn minh của dân tộc.Mặt khác, một cơ thể cường tráng lại là cơ sở vật chất của các năng lực chứcnăng khác.[50,55]

- Phát triển toàn diện các năng lực thể chất.

Năng lực thể chất bao giờ cũng gắn chặt chẽ với chức năng của cơ thể.Khi ta tập luyện chạy bền, thì đồng thời nâng cao được khả năng hoạt động lâu

Trang 12

dài của các hệ thống tim mạch, hô hấp, cơ bắp Do đó, phát triển toàn diện cácnăng lực thể chất cũng là một nhân tố quan trọng, thúc đẩy sự cải thiện về hìnhthái chức năng và ngược lại Đồng thời năng lực thể chất còn là điều kiện tấtyếu, đầu tiên cho sự tiếp thu, nâng cao trình độ thể thao của người tập.

- Nâng cao năng lực thể chất của cơ thể.

Tập luyện lâu dài, có hệ thống trong các điều kiện đa dạng, thay đổi vềthời tiết, khí hậu, địa thế sẽ có lợi cho nâng cao năng lực thích ứng trước cácđiều kiện tự nhiên khác nhau Mặt khác, cũng làm tăng cường khí huyết lưuthông và khả năng tạo máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, do đó sẽ nângcao được sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh, bệnh tật và kịp thời góp phần,trị được cả những căn bệnh của nền văn minh (động mạch vành, béo phì huyếtáp, tâm thần).

Thân thể, tinh thần và trí tụê con người không tách rời nhau, thể chấtcường tráng, tinh lực sung mãn, sức sống dồi dào, có ảnh hưởng to lớn đếntrạng thái tinh thần của con người và ngược lại Kinh nghiệm và y học cổ kim,đông tây y đã nói nhiều tới ảnh hưởng của những vết thương tinh thần của cáccơ quan trong cơ thể Đồng thời, nhiều đời nay người ta đã biết đến nhữngdạng tập luyện TDTT để điều hoà trạng thái tâm lý, phòng trị một số bệnh tật.Do đó, khi nói về tác dụng của TDTT, về giá trị sức khoẻ, Bác Hồ luôn gắn:“Khí huyết lưu thông” và “tinh thần đầy đủ” với nhau [50,55,56]

- Thể dục thể thao góp phần làm phong phú đời sống văn hoá và giáodục con người mới.

Thực tế nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy: Giải trí, tập luyện,biểu diễn, thi đấu… về TDTT là một nhu cầu ngày càng nhiều, mạnh, khôngthể thiếu hoặc thay thế đựơc Nếu làm tốt, nó có thể góp phần đáng kể vào việcxây dựng đời sống văn hoá vui tươi lành mạnh và văn minh trong xã hội Cònngược lại, nó cũng ảnh hưởng xấu và hậu quả cũng rất phức tạp, dễ lan rộng.Trong xã hội hiện đại, thể thao và văn nghệ với những đặc tính riêng của nó,đã có sức thu hút và ảnh hưởng rộng lớn với thanh thiếu niên, là một nhu cầu

Trang 13

không thể thiếu được Đó cũng là một công cụ để chuyển tải những giá trị tưtrưởng, tinh thần của một chế độ đến với họ.[46]

Là những chuẩn mực và phép tắc của một chế độ chính trị - kinh tế nhấtđịnh, đặt ra để quy định mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân vớixã hội, nhằm phục vụ cho chế độ xã hội chúng ta, đạo đức có vai trò hàng đầu,“cái gốc” trong giáo dục con người Đó là một quá trình tác động có mục đíchcó kế hoạch đến ý thức, tình cảm và hành vi con người, nhằm bồi dưỡng nềnđạo đức tốt đẹp của họ Khi con người đã có đạo đức, phẩm chất tốt, họ sẽ tựnguyện, tích cực cống hiến toàn bộ sức mình cho đất nước [56]

Các nhiệm vụ trên có liên quan mật thiết với nhau, cần kết hợp chặt chẽtrong khi thực hiện Chúng cần được quán triệt phù hợp với từng bộ phận tronghoạt động TDTT như: dạy học TDTT, huấn luyện thể thao, thi đấu thể thao,rèn luyện thân thể hàng ngày, giữa chúng có những nét chung và khác biệt.Nhiệm vụ ưu thế, tính chất, mức độ, yêu cầu và cách thức thực hiện có chỗkhác nhau.

Rèn luyện thân thể hàng ngày là một quá trình hoạt động TDTT trongquần chúng có nhiệm vụ chính là tăng cường thể chất.

Huấn luyện thể thao là một quá trình GDTC đặc biệt, nhằm khôngngừng nâng cao trình độ các tố chất vận động, kỹ - chiến thuật chuyên môn,đạo đức, ý chí chiến đấu thể thao, lại là một biện pháp quan trọng để kiểm tra,thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của GDTC, rèn luyện thân thể, huấn luyện thểthao.

Do đó, khi thực hiện các nhiệm vụ TDTT trên từng bộ phận, từng người,cần nắm rõ chức năng chuyên môn cụ thể của mình, không thể lẫn lộn, thaythế hoặc bỏ qua Nếu từng bộ phận nhỏ thực hiện tốt theo đúng chức năng củamình, sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ lớn chung của TDTT trong cả nước.

1.2.2Những nguyên tắc giáo dục thể chất cho sinh viên.

1.2.2.1 Nguyên tắc phát triển hợp lý con người toàn diện và cân đối

Trang 14

Bác Hồ nói: “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người mớiXHCN” Câu nói đó, có ý nghĩa sâu sắc với công tác TDTT của chúng ta.Ngay từ bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ hiện nay, TDTT trước hết và chủyếu gắn với và phục vụ cho sự nghiệp đào tạo con người, từng bước góp phầngiải quyết một mâu thuẫn của xã hội cũ để lại – nhu cầu của những tiến bộtrong sản xuất xã hội với con người và điều kiện phát triển hạn chế của họ Đókhông chỉ là một mong muốn, tiềm năng, mà là một sự cần thiết thật sự chotiến bộ xã hội Có hai yêu cầu chính khi quán triệt nguyên tắc này trong TDTT.[59,60]

Thứ nhất khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong TDTT (hình thànhcác kỹ năng vận động, phát triển các tố chất cận động…) phải chú ý bảo đảmsự thống nhất giữa các mặt giáo dục, nhằm bồi dưỡng sinh viên thành conngười phát triển toàn diện, hợp lý Tiền đề tự nhiên của mối tương quan giữacác mặt giáo dục trên là sự thống nhất khách quan, không thể tách rời giữa sựphát triển về thể chất và tinh thần của con người Điều này, đã được nhiều nhàkhoa học về con người làm sáng tỏ Bởi vậy, sự phân chia thành các mặt thểchất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức… chỉ có ý nghĩa ưu thế tương đối, tuy chúngkhông đồng nhất Bản thân tiền đề tự nhiên của mối liên hệ này không thể biếnthành hiện thực, mà phải thông qua quá trình thực hiện giáo dục thống nhất,kết hợp có mục đích và hợp lý các mặt giáo dục trên Trong hoạt động TDTT,cũng như các mặt văn hoá, giáo dục khác, phải có cách tiếp cận đồng bộ.Trong đó, đức dục đóng vai trò chủ đạo, thì mới đạt được hiệu quả tốt trongcác mặt giáo dục khác.[46]

Thứ hai: phải cố gắng sử dụng đồng bộ các nhân tố, phương tiện, hìnhthức hoạt động thể dục thể thao, sao cho phát triển toàn diện các tố chất thểlực, năng lực vận động và có một “vốn” kỹ năng, kỹ xảo rộng rãi, phong phú,cần thiết cho sự sống nói chung và hoạt động chuyên môn nói riêng.

Yêu cầu này bắt nguồn từ sự cần thiết chuẩn bị thể lực toàn diện chocuộc sống, phản ánh tính quy luật tự nhiên của sự phát triển thể chất con

Trang 15

người Qua quá trình tiến hoá tự nhiên hàng vạn, hàng triệu năm, cơ thể chúngta ngày nay thực sự là thực thể hữu cơ, thống nhất và hoàn chỉnh Những đặctính, chức năng của nó liên quan, tương tác và làm tiền đề cho nhau Trong đó,sự phát triển một đặc tính tự nhiên của cơ thể theo một hướng nào đó, bao giờcũng ảnh hưởng, chịu sự phụ thuộc vào sự phát triển của nó trong các hướngkhác nhau Đương nhiên, sự phát triển thể chất toàn diện phải phù hợp vớinhững quy luật tự nhiên của sự tồn tại và hoàn thiện của cơ thể, đảm bảo đượcmối tương quan giữa các đăc tính đã được hình thành trong quá trình tiến hoá,đồng thời cũng mở rộng và nâng cao những khả năng thích nghi của cơ thểtrước những điều kiện luôn thay đổi từ bên ngoài Đúng như P.F.Létsgáp, mộtnhà lý luận GDTC nổi tiếng người Nga đã nói: “Chỉ có phát triển cân đối tất cảcác cơ quan, cơ thể con người mới thực sự được hoàn thiện và hoàn thànhđược công việc lớn nhất với sự phát triển toàn diện này, không chỉ có ý nghĩatự nhiên mà còn cả xã hội”.[56]

Song, những yêu cầu, tiêu chuẩn về phát triển thể chất toàn diện, cầnđược cụ thể hoá, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,môn thể thao… Nói một cách khác, mức phát triển này phụ thuộc vào nhữngnhân tố di truyền – cá biệt và một phức hợp những điều kiện thay đổi trong đờisống và hoạt động Không nên hiểu đó là sự phát triển dàn đều, đồng loạt nhưnhau, theo một phương thức cứng nhắc

Về nguyên tắc, sự phát triển cân đối các tố chất vận động, không chỉ cóý nghĩa là không cho phép Trên cơ sở đó, ưu thế phát triển những tố chất,phẩm chất trội theo yêu cầu của hoạt động chuyên môn, đồng thời vẫn đảmbảo mối quan hệ hợp lý với các tố chất, phẩm chất khác Có thể thấy rõ hơnđiều này trong chuẩn bị thể lực cho VĐV các môn thể thao khác nhau chonhững người làm các nghề đặc biệt Ở đây, cần kết hợp giữa chuẩn bị thể lựcchung và chuyên môn Nhưng cái gốc, cơ bản, phổ thông, ban đầu nhất đối vớimọi người dân phải là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Đó là quy định về yêu cầuphát triển thể chất toàn diện với mọi người.

Trang 16

1.2.2.2 Nguyên tắc TDTT kết hợp và phục vụ cho lao động, quốc phòng.

Trong một xã hội nhân đạo, sự phát triển con người toàn diện và cân đốikhông mâu thuẫn với những mục đích thực dụng của TDTT, mà ngược lạichúng gắn liền và hòa nhập với nhau Bởi vậy, sau nguyên tắc đầu tiên trên,còn có một nguyên tắc về tính thực dụng của hoạt động TDTT Nguyên tắc vềmối liên hệ giữa TDTT và cuộc sống thực tế xã hội, trước hết phải gắn với laođộng và quốc phòng.

Trong lý luận TDTT, khi bàn về nguồn gốc của TDTT, đã có trình bàyphần nào về chức năng thực dụng, phục vụ cho lao động và quốc phòng tronglịch sử loài người Đặc điểm của sự thực hiện chức năng này và ảnh hưởng củachúng đến phát triển nhân cách con người, chủ yếu phụ thuộc vào phương thứckinh tế - xã hội Cũng có người cho đó là quan điểm thiển cận, vụ lợi, đốinghịch với sự phát triển tự nhiên của con người, làm sai lệch bản chất vốn cócủa TDTT Nhưng họ đã vô tình hoặc hữu ý quên một điều quan trọng: Sự tựdo phát triển của con người không bao giờ chung chung, ngược lại, lúc nàocũng trước hết phải gắn với chức năng hoạt động cơ bản của họ, theo một nghềnghiệp cụ thể trong đời sống Chúng ta không đào tạo ra con người chỉ để làmvật phụ thuộc vào cái máy, nhưng cũng không phát triển họ không theo mộtđịnh hướng cụ thể nào Hiểu rõ điều này, rõ ràng thấy rõ sự thống nhất biệnchứng giữa chúng.

Khi quán triệt nguyên tắc này, cần tuân theo những yêu cầu sau:

a) Hoạt động TDTT trước hết phải nhằm hình thành những kỹ năng, kỹxảo vận động cần thiết cho đời sống

Trong việc lựa chọn những phương tiện tập luyện TDTT, nếu các điềukiện, yêu cầu khác nhau, thì ưu tiên chọn các bài tập có kỹ năng, kỹ xảo vậnđộng thực dụng Có nhiều bài tập để luyện sức bền chung như chạy đường dài,ngồi xuống - đứng lên nhiều lần… nhưng có hiệu quả thực dụng nhất trongtrường hợp này là chạy dai sức, vì nó còn gắn với một số nước, yêu cầu tối

Trang 17

thiểu về kỹ năng vận động thể hiện trong các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nóichung, hoặc trong chương trình giáo dục thể chất cho các đối tượng cụ thể.

b) Hiệu quả thực dụng của hoạt động TDTT không chỉ thể hiệnqua vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú tiếp thu được, mà còn cả ở mứcphát triển đa dạng các năng lực thể chất, trong đó tố chất thể lực có vai tròquan trọng.

Đương nhiên, không ai có thể chuẩn bị được trước mọi kỹ năng, kỹ xảovà tố chất vận động cần thiết cho các hình thức hoạt động khác nhau trong đờisống, bởi vì cuộc sống và điều kiện của nó rất đa dạng và luôn thay đổi Nhưngnếu có vốn kỹ năng, kỹ xảo rộng rãi, thì bao giờ cũng đáp ứng nhanh, tốt vớiyêu cầu mới, ngày càng cao hơn Ở đây, một lần nữa lại thấy rõ mối liên hệchặt chẽ giữa hai nguyên tắc đã phân tích ở trên.

c) Tác dụng giáo dục nhân cách qua hoạt động TDTT, trước hếtcần thể hiện trong giáo dục lao động, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân

Có thể có người tuy rất khoẻ, nhưng ít có ích, hoặc thậm chí làm hại choxã hội, nếu họ không có định hướng, đạo đức không tốt Bởi vậy, đó cũng làmột trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu.

1.3Vấn đề nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của sinh viên.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận, phân tích về trình độ thể lực và trên cơsở phân tích tổng thể các công trình nghiên cứu cho thấy: Các tác giả kháiniệm trình độ thể lực không hoàn toàn giống nhau Do đó, khi nghiên cứu đánhgiá, các tác giả tiến hành theo những cách tiếp cận khác nhau Có thể thấy cáctác giả đã giải quyết vấn đề nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực theo hai địnhhướng cơ bản:

- Nghiên cứu từng yếu tố, thành phần riêng biết của trình độ thểlực

- Nghiên cứu trình độ thể lực mang tính tổng hợp, theo tất cảthành tố của nó.

Trang 18

Theo định hướng thứ nhất: Dưới góc độ hình thái học, khi nghiên cứucác tác giả đã đi sâu khai thác các chỉ tiêu nhân trắc: dưới góc độ tâm - sinh lýcác nhà nghiên cứu lại dựa vào quan điểm y sinh học là chủ yếu Do đó, họ cóthiên hướng đi sâu đánh giá chức năng tâm - sinh lý của từng cá thể Trong lúcđó, theo quan điểm sư phạm, các tác giả cho rằng, trình độ thể lực là nhữngbiểu hiện bên ngoài của khả năng vận động cao hay thấp Vì vậy, các tác giảđánh giá từng tố chất vận động của đối tượng nghiên cứu.

Theo định hướng thứ hai: Các tác giả cho rằng, để kết quả đánh giá đảmbảo chuẩn xác và khách quan, thì quá trình đánh giá cần được tiến hành đầy đủtheo các yếu tố cấu thành của trình độ thể lực Một trong những phương pháptương đối thuận lợi, khoa học và được nhiều nhà nghiên cứu tin dùng hiện naylà phương pháp đánh giá “định hướng tổng hợp theo điểm” của một số nhànghiên cứu nước ngoài.

1.3.1Quan điểm đánh giá trình độ thể lực mang tính tổng hợp.

Kết quả nghiên cứu ở mục 1.2.1 cho thấy trình độ thể lực là một tổ hợpyếu tố nhiều thành phần, được đánh giá thông qua sự biến đổi tương ứng vềcác mặt hình thái, chức năng cơ thể trong quá trình GDTC và huấn luyện thểthao Theo đó, việc nghiên cứu, đánh giá trình độ thể lực cũng bao gồm đầy đủcác yếu tố hình thái, chức năng tâm - sinh lý, chức năng vận động của đốitượng nghiên cứu.

Đối với sinh viên đại học, một trong ba nhiệm vụ cơ bản quan trọng vàbắt buộc của công tác GDTC là đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực hàng nămcho sinh viên theo tiêu chuẩn quy định, dưới góc độ toàn cục, đánh giá trình độthể lực cho sinh viên hàng năm có ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng cơ sởkhoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT, chiếnlược GDTC cho toàn dân Trong từng trường đại học, đánh giá trình độ thể lựctạo điều kiện để đánh giá hiệu quả GDTC, làm cơ sở biên soạn chương trìnhgiảng dạy hay lựa chọn phương tiện, phương pháp GDTC cho sinh viên Vìvậy, việc đánh giá trình độ thể lực cuả sinh viên có mối quan hệ hữu cơ trong

Trang 19

quá trình GDTC và huấn luyện thể thao trường học Từ quan điểm này, việcđánh giá trình độ thể lực thường được xem xét như một nhiệm vụ trong quátrình nghiên cứu ở các đề tài mang tính tổng hợp.

Theo hướng nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực mang tính tổng hợp,đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, chúng tôi khái lược một số côngtrình có ý nghĩa tổng quát về mặt lý luận và thực tiễn sau đây :

Năm 1973 nhóm tác giả Lê Bửu, Lê Văn Lẫm, Bùi Thị Hiếu và cộng sựđã điều tra trình độ thể lực học sinh huyện Ứng Hoà, Ba Vì (Hà Tây) gồm7.135 học sinh, lứa tuổi từ 7 – 17 Các chỉ tiêu áp dụng để điều tra gồm chỉ tiêuvề hình thái, chức năng, tố chất thể lực của học sinh Kết quả nghiên cứu đãphản ánh trình độ thể lực của học sinh huyện Ứng Hoà, trong thời điểm đấtnước tập trung sức người, sức của để giải phóng miền Nam Trình độ thể lựccủa học sinh huyện Ứng Hoà nhìn chung thấp hơn trước đó (1962) và thấp hơnở nhiều chỉ tiêu của học sinh huyện Kiến Xương, Thái Bình (1970).[42]

Năm 1981, Phan Hồng Minh và cộng sự đã tiến hành điều tra hình thái,thể lực của học sinh các tỉnh Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thái Bình,Bình Trị Thiên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang Mẫu điều tra gồm 6.867học sinh từ 7 đến 17 tuổi Tổ hợp chỉ tiêu sử dụng: chiều cao, cân nặng, độ dàilớp mỡ dưới da Độ dài các chi, kích thước một số vòng (về hình thái); chạy30m xuất phát cao, nắm bắt gậy, bật xa tại chỗ, lực bóp cổ tay phải, trái, testCooper, đứng gập chân (về tố chất thể lực) Kết quả nghiên cứu, các tác giả đãphát hiện: nếu đối với học sinh ở thành phố, có ưu thế phát triển về sức nhanhvà yếu về sức bền, thì ngược lại, các học sinh ở vùng núi có ưu thế phát triểnvề sức bền, nhưng lại kém học sinh thành phố về sức nhanh.

Năm 1983 - 1984, Nguyễn Kim Minh và cộng sự đã thực hiện đề tài:“Nghiên cứu năng lực thể chất của người Việt Nam từ 5 - 18 tuổi” Các tác giảđã sử dụng các chỉ tiêu hình thái là chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đùi,độ dày lớp mỡ dưới da, và các chỉ tiêu về tố chất thể lực là chạy 30m, bật xatại chỗ, lực bóp tay thuận, nằm sấp co duỗi tay trong 30 giây Kết quả thu được

Trang 20

cho thấy: một số chỉ tuy có sự gia tăng so với hằng số sinh học người ViệtNam cùng lứa tuổi (1975), song vẫn thấp hơn nhiều so với học sinh các nướctrong khu vực và thế giới.[53]

Trong đề tài khảo sát một số đặc điểm y - sinh học của VĐV một sốmôn thể thao, tác giả Nguyễn An Quý (1993), đã sử dụng các nhóm chỉ tiêuhình thái, chức năng sinh lý, chức năng thần kinh - tâm lý và chức năng vậnđộng để khảo cứu Từ kết quả thu được, cho thấy: VĐV ở các môn thể thaokhác nhau có đặc điểm hình thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực khácnhau, VĐV ở các môn khác nhau, có những đăc trưng riêng không hoàn toàngiống nhau về các yếu tố trình độ tập luyện.[58]

Để tìm hiểu tình hình thể lực của thanh niên mới nhập ngũ, tác giảNguyễn Hữu Thắng (1994) đã sử dụng các chỉ tiêu về nhân trắc, các chỉ tiêu vềchức năng tim - mạch và phổi, các chỉ số Pigner và QVC, các chỉ tiêu về lựccơ, các chỉ tiêu về thần kinh - tâm lý, test PWC 170 và các chỉ tiêu sư phạm.Tác giả đã so sánh kết quản nghiên cứu của mình với hằng số sinh học ngườiViệt Nam (1975) và kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, đã đi đến kếtluận: Nhìn chung, thể lực của thanh niên mới nhập ngũ xếp vào loại trungbình.[58]

Trong công trình nghiên cứu về hình thái - thể lực của học sinh cáctrường nghề Việt Nam, tác giả Lưu Quang Hiệp (1994) đã sử dụng ba nhómchỉ tiêu là hình thái, chức năng và tố chất thể lực Kết quả nghiên cứu chothấy: Các chỉ tiêu hình thái và các tố chất thể lực của học sinh các trường dạynghề, nhìn chung cao hơn các chỉ tiêu hình thái, thể lực học sinh, sinh viên cáctrường đại học cùng lứa tuổi Đồng thời, tác giả đã phát hiện, quá trình học tập,lao động của học sinh trường nghề đã có những khuyết tật thể hình mắc phảicần được uốn nắn, sửa chữa [39]

Năm 1997 - 1998, tập thể tác giả Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng,Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận và Nguyễn Thị Tuyết, đã thực hiện côngtrình: “Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của VĐV một số môn

Trang 21

thể thao trọng điểm trong chương trình thể thao quốc gia” Mục đích của đềtài: Xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý VĐV, bước đầu xây dựng các chuẩnmực đánh giá trình độ tập luyện và đề xuất các chỉ tiêu tuyển chọn và đào tạoVĐV Các nhóm chỉ tiêu mà nhóm tác giả này lựa chọn bao gồm hình thái,chức năng, tâm lý và chuyên môn Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được cácchuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện theo phương pháp: “ Định mức tổnghợp các yếu tố theo các mức điểm” Đây là một trong những cách đánh giátương đối chính xác, toàn diện về trình độ tập luyện đối với các đối tượngtrong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao.[61]

Với mục đích nâng cao quá trình tuyển chọn, tác giả Hà Khả Luân vàcộng sự (1997), đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu, hình thái, tố chất vậnđộng, tâm lý và chuyên môn, thông qua tuổi xương, nhằm đánh giá khả nănghoạt động, thể lực, làm sơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu tuyển chọn VĐVtrẻ ở một số môn thể thao Dựa vào kết quả nghiên cứu của từng chỉ tiêu, đãxây dựng “thang điểm tổng hợp theo thang điểm 10” cho từng lứa tuổi, giớitính và môn chuyên sâu.

Lê Văn Thiện (1999) và Nguyễn Thị Việt Hương (1999) khi nghiên cứunăng lực thể chất của sinh viên, cũng đã sử dụng một số các chỉ tiêu hình tháivà tố chất thể lực để nghiên cứu Riêng Lê Văn Thiện, còn đưa cả một số chỉtiêu về hoạt động chức năng tâm - sinh lý để xem xét sự biến đổi thể lực củasinh viên ở trường Đại Học Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.[52]

Trong đề tài nghiên cứu: “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh,sinh viên”, Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải và Vũ Bích Hụê(2000), đã sử dụng các chỉ tiêu thuộc hai nhóm hình thái và tố chất thể lực đểđiều tra, khảo sát Kết quả nghiên cứu đã phát hiện: Trình độ thể lực của sinhviên ở các năm học không đồng đều, trình độ thể lực chung tốt nhất vào nămhọc thứ 1, năm thứ 2 và có xu hướng giảm ở các năm cuối khoá.[42]

Năm 2001, Viện khoa học TDTT chủ trì đề tài: “Điều tra thể chất nhândân từ 6 đến 60 tuổi” Đối với độ tuổi từ 6 đến 20 tuổi, điều tra trong giai đoạn

Trang 22

I (2001 – 2002), đã quy định nội dung điều tra gồm các chỉ tiêu: chiều caođứng, cân năng, chỉ số Quetelet, chỉ số công năng tim, lực bóp tay thuận, bậtxa tại chỗ, độ dẻo gập thân, nằm ngửa co gối gập thân thành ngồi, chạy 30 m,chạy 4x10 m, chạy (đi bộ) 5 phút tính quãng đường.

Một điểm chú ý là, những nghiên cứu trước đây đa phần chỉ dừng lạitrong việc đánh giá từng chỉ tiêu riêng lẻ, mà chưa chú ý đánh giá một cáchtoàn diện, tổng hợp các chỉ tiêu Ở nước ta, những năm gần đây mới xuất hiệnđánh giá tổng hợp bằng các thang độ đánh giá trung gian Theo hướng đó,những đánh giá năng lực thể chất gắn liền với việc xem xét mức độ tác độngcủa từng yếu tố, từng chỉ tiêu đến năng lực thể thao của từng người.

Từ kết quả phân tích các yếu tố cấu thành trình độ thể lực và quan điểmnghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của nhiều tác giả kể trên, cho phép đưa ramột số nhận xét sau:

Xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, khi lựa chọnphương pháp và chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực có khác nhau đáng kể Cóthể nhận thấy quan điểm đánh giá trình độ thể lực phân theo hai hướng: hướngnghiên cứu đánh giá trình độ thể lực theo từng yếu tố thành phần của trình độthể lực riêng biệt (hình thái, chức năng tâm - sinh lý và tố chất thể lực) vàhướng nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, trong đó các tác giả xem xét tất cảcác yếu tố cấu thành trình độ thể lực và đánh giá một cách toàn diện Các côngtrình nghiên cứu mang tính tổng hợp, trong nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêuhiện diện đây đủ các yếu tố hình thái, chức năng sinh lý và chức năng vậnđộng Đây là phương pháp nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực tương đốichính xác và toàn diện về đối tượng nghiên cứu.[30,57]

Các công trình nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tậpluyện của vận động viên theo phương pháp “Định mức tổng hợp theo điểm, cótính đến tỷ trọng tác động tương ứng của các yếu tố thành phần, là cách làmhợp lý, song đối với sinh viên, phương pháp đó chưa được nghiên cứu, ápdụng nhiều hiện nay.

Trang 23

Từ quan điểm nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực cho các đối tượng,chủ yếu là thanh thiếu niên, từ kết quả thu được qua phân tích và tổng hợp cáccông trình nghiên cứu của các tác giả trong nước rút ra một số ý kiến khi lựachọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực của sinh viên đại họcDân Lập Thăng Long sau đây:

Đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên đại học Dân Lập Thăng Longtheo phương pháp “Mang tính tổng hợp: là phương pháp tiếp cận mang tínhhợp lý nhất, bởi vì nó cho phép tập trung đầy đủ các yếu tố thành phần:

Các yếu tố hình thái cơ bản như chiều cao, cân nặng, chu vi, vòng ngựcvà chỉ số Pinhê.

Các yếu tố chức năng sinh lý như mức độ biến đổi về cấu trúc chứcnăng hệ tuần hoàn, hô hấp.

Các tố chất vận động như tố chất sức mạnh, tố chất sức nhanh và tố chấtsức bền, độ dẻo và sự khéo léo.

Các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực phải là những chỉ tiêu được sửdụng nhiều, có đủ độ tin cậy và tính thông báo, phù hợp với điều kiện nghiêncứu lý luận được xác định như sau:

1 Các chỉ tiêu hình thái gồm 4 test: chiều cao, cân nặng, vòng ngựctrung bình và chỉ số Pinhê.

2 Các chỉ tiêu chức năng sinh lý gồm 3 test: dung tích sống, TestHarward (công năng tim).

Các chỉ tiêu chức năng vận động cho nữ gồm 6 test: Chạy 50m xuất phátcao, chạy 500m, nằm sấp co duỗi tay chống trên bục cao 30cm, bật xa tại chỗ,gập dẻo về trước, test phối hợp động tác

1.4 Tập luyện TDTT đối với nữ sinh viên.

Cơ thể phụ nữ so với nam giới có những đặc điểm riêng về hình tháichức năng Khi so sánh chỉ tiêu về hình thái, thấy sự khác biệt rõ nét nhất giữanam giới và nữ giới là chiều cao và cân nặng: Trung bình, cơ thể phụ nữ thấphơn nam giới khoảng 10 - 12cm, trọng lượng cơ thể nhẹ hơn từ 10 - 11kg, chu

Trang 24

vi lồng ngực nhỏ hơn từ 10 -11cm, dung tích sống từ 1.400 - 1.600 ml, lực đẩytừ 15 - 20kg, lực nâng từ 70 - 100kg, còn vòng đùi và hông tương đối lớn, lớpmỡ dày hơn so với nam giới từ 2,5 - 5 mm.

Tổ chức cơ của phụ nữ chiếm từ 30 - 32% trọng lượng cơ thể Tổ chứcmỡ của phụ nữ cao hơn 10% so với nam giới ở phụ nữ, mỡ thường tập trung ởvùng quanh bụng, ngực và mông, còn nam giới mỡ tập trung ở vùng dướibụng Do vậy, khả năng làm việc và duy trì cơ thể trọng lượng vận động lớn ởphụ nữ là kém hơn so với nam giới, cho nên dẫn tới sự mệt mỏi nhanh hơn Bộxương của phụ nữ kém phát triển hơn so với nam giới, một số xương nhỏ hơn,thành xương mảnh, mềm mại và tương đối nhẵn Với cấu trúc xương như vậy,làm cho khả năng chịu trọng tải lớn của phụ nữ dễ bị chấn thương khi mangvác và hoạt động mạnh Sự mệt mỏi từ quá trình vận động của phụ nữ chứngtỏ khả năng thích nghi cơ thể kém [50]

Phụ nữ có cấu tạo cột sống rất khác nam giới, tỷ lệ các đốt sống cổ vàngực là ngắn so với toàn bộ cột sống của cơ thể Trong khi các đốt sống cổ vàthắt lưng lại dài hơn, do đó tính linh hoạt cột sống của phụ nữ có hơn namgiới Phụ nữ có tỷ lệ chiều dài thân so với chiều dài cơ thể lớn hơn ở nam giới,trong khi đó chiều dài của các chi lại ngắn hơn và kích thước chiều dài xươngchậu ở phụ nữ là lớn hơn Đặc điểm này, làm cơ thể phụ nữ thấp hơn so vớinam giới và giúp cơ thể phụ nữ có ưu thế trong khi thực hiện động tác chạy vàbật cao Sự phát triển của cơ thể ở giai đoạn trưởng thành ở các em nữ nhanhhơn các em nam, kể cả mặt sinh lý và tâm lý theo lứa tuổi, nhất là giai đoạn từ12 - 18 tuổi.[55]

Tim của mỗi người bằng khoảng nắm tay của mình và kích thước timcủa nữ nhỏ hơn tim của nam, trung bình trọng lượng tim của nữ xấp xỉ khoảng250gr trong khi tim của nam xấp xỉ khoảng 300gr Thể tích tim của nữ cũngnhỏ hơn, do đó lượng máu tống ra sau một lần co bóp ít hơn và tần số co bópcủa tim cũng nhanh hơn Sau cùng, cùng một lượng vận động thì mạch của

Trang 25

phụ nữ nhanh hơn, sự tăng huyết động mạch tối đa ít hơn và khả năng hồi phụcchậm hơn so với nam giới [31,55]

Trong một công trình nghiên cứu, giáo sư Bueger người Đức viết: Phụnữ ở lứa tuổi thanh niên từ 16 - 20 tuổi có huyết áp thấp hơn nam, song giatăng về huyết áp càng về lứa tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên) Hiện tượngtrên xuất hiện, do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ ở lứa tuổi này.Ở phụ nữ, ngực có tiết diện nhỏ hơn nam giới và độ di động của cơ hoành kém(phụ nữ thường thở dạng ngực còn nam giới thở dạng bụng) Về tần số hô hấpcủa phụ nữ so với nam là nhanh hơn (20 - 24 lần/phút), độ sâu hô hấp, thôngkhí phổi, dung tích sống của nữ thấp hơn nam (nữ 2500 ml, còn nam 3500ml).Do dung tích sống và tần số hô hấp của nữ như vậy, nên khả năng vận độngvới lượng vận động trong thời gian dài là rất kém, về tốc độ lắng máu của cơthể nữ nhanh hơn cơ thể nam, do lượng hồng cầu Hêmoglobin ít hơn.

Tập luyện TDTT gây tác động lớn đến cơ thể phụ nữ, song mức độ biểuhiện của nó lại thấp hơn nhiều so với nam giới Các phản ứng của mạch huyếtáp với thử nghiệm chức năng ở những người tập luyện thường xuyên ít biểuhiện hơn so với những người không tập luyện và thời gian hồi phục sau thửnghiêm ngắn hơn.

Do sự ảnh hưởng của việc tập luyện, tần số hô hấp giảm từ 6 - 8lần/phút, dung tích sống tăng lên từ 1000 - 1500 ml, thậm chí ở các nữ VĐVtăng lên đến 5000 ml.

Ở lứa tuổi 18 - 19, hình thể các em đạt đến mức độ hoàn chỉnh nhất vàkết hợp hài hoà giữa cấu trúc cơ thể với chức năng vận động Thời kỳ này, cácem phát triển về chiều cao đạt 9/10 và trọng lượng cơ thể trưởng thành Trongđộ tuổi thanh niên, các em nữ hầu như đạt ở mức phát triển về hình thái, chứcnăng sinh lý ở mức hoàn toàn ổn định, não bộ đã đạt trọng lượng tối đa (trungbình 1400g) và số tế bào thần kinh phát triển đầy đủ tới 100 tỷ nơron Ở lứatuổi này quan trọng hơn cả là hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức độtrưởng thành, hình thành sự phát triển của lứa tuổi sinh viên.[31,55]

Trang 26

Tuổi sinh viên là lứa tuổi trưởng thành, theo tác giả Lê Quang Long thìcác em với đặc điểm ở thời kỳ này là lứa tuổi dậy thì, phát triển cơ thể tốt nhất,hoàn thiện về các chức năng sinh lý như một người phụ nữ thông thường, vớiđầy đủ những đặc điểm giới tính, mà đặc biệt là chức năng làm mẹ.

Tuổi sinh viên đã phân biệt rõ giới tính giữa nam và nữ cả về ngoại hìnhlẫn nội tiết trong cơ thể.

Để có ảnh hưởng tốt đối với cơ thể phụ nữ dưới tác dụng của quá trìnhvận động TDTT, cần xác định nội dung và phương pháp tập luyện hợp lý tuỳthuộc vào đặc điểm giới tính, lứa tuổi đặc biệt là đối với các em nữ trong thờikỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh, là những đặc điểm sinh lý cần chútrọng nhất trong quá trình tập luyện TDTT.

Thông thường kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện từ lứa tuổi 12 – 15,kéo dài từ 1 - 7 ngày, với chu kỳ kinh nguyệt là 24 - 28 ngày Nếu thời kỳ nàytập luyện quá căng thẳng, sẽ dẫn đến kéo dài vòng kinh tới 36 - 40 ngày, vớicác VĐV nữ (50 - 70%), thời kỳ kinh nguyệt cơ thể bình thường không gâyảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của cơ thể, song đối với phụ nữkhông luyện tập thường xuyên, thường xuất hiện hiện tượng giảm các thông sốchức năng của cơ thể ví dụ: Giảm lưu lượng phút của máu, hô hấp kém., dẫnđến làm giảm dung tích sống.[31]

Sự ổn định và bất ổn của chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa quan trọng đốivới việc hoạt động, nó cho phép người phụ nữ có được tham gia tập luyệntrong những ngày đó hay không.

Với những người có chu kỳ ổn định có cảm giác tốt và sự thích nghi caovới lượng vận động, thì vẫn có thể tiếp tục luyện tập bình thường, song vớinhững phụ nữ có kinh nguyệt ổn định, nhưng vẫn chưa xuất hiện cảm giác xấunhư chóng mệt mỏi, không thích tập, không thích nghi với lượng vận động(theo các thử nghiệm chức năng), thì phải giảm lượng vận động và hoàn toànchống chỉ định với phụ nữ có vòng kinh không ổn định.

Trang 27

Ở những người thường xuyên tập luyện TDTT, thường xuất hiện yếu tốsinh lý của cơ thể bình thường không dẫn đến sự rối loạn chức năng; còn vớinhững phụ nữ ít tập luyện TDTT thường xuất hiện các hiện tượng bệnh lý ảnhhưởng đến sức khoẻ, gây sự rối loạn của người phụ nữ nên đòi hỏi sự vận dụngcác bài tập phải có chọn lọc phù hợp với đặc điểm cấu trúc giải phẫu, giúpthuận lợi cho sự điều chỉnh cơ thể và phát triển chức năng vận động của chị emphụ nữ.

Với phụ nữ tập luyện TDTT là sức khoẻ là vẻ đẹp của hạnh phúc giađình, vì vậy nhu cầu được tập luyện TDTT của chị em phụ nữ ngày một cao.Ngày nay, nhiều phụ nữ đã tham gia hầu hết các môn thể thao kể cả nhữngmôn thể thao mà trước đây chỉ có nam giới hoạt động Mục đích luyện tập củachị em phụ nữ trong các hoạt động thể thao mang nhiều mục đích khác nhau,song nguyện vọng chân chính và duy nhất của họ là có được sức khoẻ và vẻđẹp thân thể Do đó, lựa chọn môn thể thao là mối quan tâm của phụ nữ, nhấtlà nữ sinh viên.[55]

Nhiều số liệu của các công trình nghiên cứu cho thấy: Một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy yếu của sức khoẻ là thiếu sự vận độngcủa con người, làm hạn chế các hoạt động thể lực trong con người hiện đại.Hoạt động TDTT giúp cho sự phát triển sức bền bỉ, dẻo dai, khả năng nhanhnhẹn và làm tăng cường sự mềm mại của cơ thể phụ nữ; giúp cho sự cân bằngcủa hệ thống cơ bắp và giảm đi lượng mỡ dư thừa, cải tạo hình dáng, mang lạisự sảng khoái và nghị lực cùng với khả năng học tập và lao động tốt Sự tíchcực hoạt động thể lực, giúp cho cải thiện tuần hoàn máu, kích thích hoạt độngcủa các cơ quan nội tạng, cải thiện quá trình chuyển hoá, nghĩa là làm bìnhthường hoá sự hoạt động của các tế bào trong cơ thể con người Con người,với lối sống tích cực, thường xuyên hoạt động TDTT đều đặn, sẽ duy trỳ đượckhả năng làm việc tốt đến cuối đời.[43,53,57]

Sức khoẻ của con người theo lứa tuổi và giới tính phụ thuộc vào khốilượng vận động Về nguyên tắc cơ thể của nữ cũng tương tự như ở nam giới,

Trang 28

không có khác biệt gì đáng kể Tuy nhiên, về mặt hình thái chức năng của cơthể phụ nữ lại có những đặc điểm riêng đó là chức năng làm mẹ Tập luyệnTDTT ảnh hưởng tốt đến toàn bộ trạng thái chức năng cơ thể người phụ nữ,giúp cho họ thuận lợi trong việc mang thai và sinh con Sự thích nghi đòi hỏirất cao đối với người phụ nữ trong quá trình tập luyện TDTT Do vậy, việc tậpluyện phải được tiến hành và tổ chức phải phù hợp với đặc điểm riêng của họ.Đặc Biệt, phải thường xuyên theo dõi về mặt y học một cách chi tiết, nhằmđảm bảo cho quá trình phát triển hình thái chức năng của phụ nữ Nhiều nhàbác học đã chứng minh rằng: Tốc độ quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nằmtrong mối liên hệ trực tiếp với các cơ thể trẻ, ở tuổi thanh niên.[50]

Hoạt động TDTT bằng sự vận động của cơ bắp và các động tác thể dụcđặc biệt cần cho người vận động trí óc cũng như những người ít vận động.Trong toàn bộ cơ thể, thì cơ vân chiếm 30 - 32% tổng trọng lượng cơ thể Dovậy, cần vận động thường xuyên để giúp chống lại được bệnh tật và sự lão hoácủa cơ thể Nhà sinh lý học người Nga Xê-Xê-Nốp đã khám phá ra tính chấtđặc sắc của hoạt động cơ bắp là: “Sự nạp năng lượng cho trung tâm thần kinh”.Tuổi 16 - 17 là tuổi bước vào dậy thì, là thời kỳ tích luỹ sức lực tiềm tàng nhất,tiếp đó là giai đoạn của tuổi ổn định cho đến tuổi 20 về cơ bản là thời kỳ cơ thểphát triển và hoàn thiện tối đa về mặt thể lực và tâm lý cơ thể các em trong lứatuổi này Lúc này, cơ bắp được tăng cường và cứng rắn hơn vì chứa nhiều chấtPrôtít, mỡ và những chất vô cơ khác.

Việc tập luyện TDTT có hệ thống và với những hình thức phù hợp vàtích cực giúp cho cơ thể các em ở lứa tuổi này phát triển một cách cân bằng cảvề trạng thái thể hình và phát triển thể lực tốt, giúp cho việc hoạt động trí ócđạt hiệu quả hơn Khoa học đã chứng minh: Con người được sinh ra với nguồndự trữ lớn lao về tính bền vững, sự sống lâu của mỗi người phụ thuộc vào điềukiện và môi trường sống của người đó Cuộc sống vật chất, điều kiện lao động,nghỉ ngơi, sinh hoạt Tất cả những yếu tố xã hội này đều là những cơ sở khoahọc cho sự phát triển tồn tại của mỗi con người, để đạt được thành công trong

Trang 29

đấu tranh đẩy lùi tuổi già, giành lấy cuộc sống hữu ích, sống lâu khoẻ mạnh,thì con người phải biết tự rèn luyện thân thể, có chế độ lao động nghỉ ngơi hợplý và sinh hoạt lành mạnh TDTT đối với tất cả mọi người, là cơ sở để bảo vệvà tăng cường sức khoẻ ngăn ngừa bệnh tật Một bác sĩ người Pháp ở thế kỷXVI, đã khẳng định chân lý của quá trình vận động: “vận động là một thứthuốc, bằng tác dụng riêng của nó có thể thay thế bất cứ thứ thuốc nào, nhưngmọi thứ thuốc trên đời không thể thay thế được vận động”.[31]

TDTT với quá trình vận động thường xuyên liên tục theo hệ thống, rấtcó tác dụng trong việc nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ con người Ngàynay, sức khoẻ không chỉ là tài sản riêng của mỗi người mà còn là tài sản riêngcủa mỗi dân tộc mỗi quốc gia Do đó, việc chăm lo sức khoẻ là trách nhiệm tolớn của cả một cộng đồng trong xã hội, được Bác Hồ đã khẳng định: “Dâncường nước thịnh”, đó là quan điểm TDTT cách mạng của Đảng ta và tư tưởngHồ Chủ Tịch đối với TDTT là hoạt động mang tính cách mạng.[59]

Tóm lại: TDTT là sự vận động có mục đích quan trọng trong việc củngcố nâng cao sức khoẻ cho mọi người và cao hơn nữa TDTT mang lại những lợiích thiết thực trong sự phát triển lâu dài của một quá trình vận động có tínhthường xuyên, trong sự hoàn thiện thể lực nâng cao vẻ đẹp hình thể đối vớiphụ nữ ở các lứa tuổi.

Vận động TDTT là vận động có tính khoa học, tác động rất lớn đến cơthể con người, muốn đạt được hiệu quả cao trong tập luyện, các nhà sư phạmthể dục phải bổ trợ nội dung, phương pháp tập luyện thích hợp, thiết thực đápứng nhu cầu nâng cao thể lực của con người.

TDTT có thể đạt được mục đích hoàn thiện về chức năng cơ thể, cũngnhư phát triển tố chất thể lực, nếu hệ thống bài tập của môn này được chọn lọcvà áp dụng thích hợp đối với từng loại đối tượng.

Cơ thể phụ nữ có những đặc điểm về giải phẫu sinh lý riêng, có quan hệđến các chức năng sinh vật và điều kiện sinh hoạt xã hội Quá trình lên lớpmôn GDTC đối với phụ nữ thường mang đặc điểm sau đây:

Trang 30

Cần sử dụng các bài tập có nhiều biến hoá về tính chất, biên độ và nhịpđiệu động tác đối với các bộ phận cơ thể.

Cần chú ý đến sự chính xác của các tư thế cơ bản, luân phiên tập theocác hướng với tính chất chuyển động nhịp nhàng kết hợp với thả lỏng sau khiđã lặp lại động tác một số lần nhất định Các bài tập phát triển độ dẻo và sứcmạnh cần tiến hành song song với nhau.

Trong các vận động gập thân nhiều về sau, như uốn cầu, lộn dẻo, cầnlưu ý đến quá trình chuẩn bị các nhóm cơ lưng, thắt lưng Trước khi tập cácbài tập chính, cần sử dụng các động tác gập thân về trước đề phòng tử cungngả về sau Trong khi lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh và đàn tính củacơ, không nên coi nhẹ các nhóm cơ của chi dưới (chân) Thông thường, ở ngayphần khởi động và phần kết thúc của buổi tập người ta sử dụng các động tácngồi, khuỵu gối, các động tác nhảy và múa Do đặc điểm tâm lý người phụ nữ,nên những bài tập thường mang tính chất nhịp điệu uyển chuyển mềm mại nhưcác động tác múa, các bước di chuyển theo nhịp, động tác làn sóng của tay vàthân, động tác quay, động tác dẻo của tay.[31]

Cần thay đổi các tư thế chuẩn bị, cũng như tính chất và nhịp điệu độngtác: không nên để cho các bài tập thực hiện một cách rời rạc, mà cần liên kếtnhiều cử động thành nhóm động tác có tính liên hoàn, việc phối hợp nhạc đệmcho các bài tập là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và tính nghệ thuật củabài tập.

Trong tập luyện, cũng nên sử dụng nhiều loại bài tập để gây hào hứng,những động tác có tính điều chỉnh, các cử đông nhịp nhàng, các bài tập múa,việc để lại ấn tượng tốt sau một buổi lên lớp, đã trở thành nhu cầu Do đó, cácbài tập phải được coi trọng cả nội dung lẫn phương pháp.

Sau một giai đoạn tập luyện nhất định, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe,kiểm tra bài tập, thông qua đó cải tiến chương trình và phương pháp huấnluyện, đồng thời động viên khuyến khích các thành quả mà chị em đã đạtđược

Trang 31

Việc tăng cường sức khỏe, cải tạo thể hình, tăng cường các chức nănghoạt động của cơ thể, xây dựng phong thái… đều là những mặt có thể đạt đượctập luyện hệ thống, liên tục và phương pháp tập luyện hợp lý Do đó, sự hoànthiện phương pháp giảng dạy đối với phụ nữ, phải được quan tâm và gắn vớicác khâu khác như chương trình, kế hoạch, tổ chức tập luyện, theo dõi sứckhỏe…

Ở các trường đại học hiện nay, nữ sinh viên đã được tập luyện TDTTtheo chương trình nội khóa của nhà trường, tuy nhiên thời gian quá eo hẹp,sinh viên không thể giải quyết hoàn thành môn học Do đó, Bộ giáo dục và đàotạo cần quy định bắt buộc, tăng cường thời gian ngoại khóa để các em ônluyện, nâng cao trình độ vận động và sức khỏe

So với yêu cầu tăng cường thể lực, nội dung, phương pháp tập luyệnngoại khóa cần được sắp xếp một chương trình hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầuphát triển thể lực nhằm đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe tiếp thu tốt các kiếnthức khoa học Mặt khác, để sinh viên từ tập luyện bắt buộc đến tự giác tậpluyện, đồng thời triệt để sử dụng các phương tiện tập luyện đơn giản, dễ tậpnhư: dải lụa, tạ tay, kéo dây cao su đúng với phương châm: “Tận dụng mọiđiều kiện thuận lợi cho tập luyện” Thực hiện tốt điều này, sẽ cho lợi ích củatập luyện TDTT được tăng lên gấp nhiều lần, ngay cả đối tượng tập luyện lànữ sinh viên.

1.5 Lựa chọn phương pháp phát triển các tố chất thể lực cho nữ sinhviên.

Các tố chất thể lực (hay còn gọi là tố chất vận động) là những đặc điểm,những mặt, những phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người vàthường được chia ra làm 3 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền.

a Sức mạnh: sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đốikháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp Cơ bắp sảnsinh ra lực trong các trường hợp sau đây:

- Không thay đổi độ dài của cơ (cơ chế tĩnh).

Trang 32

- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).

Trong đó chế độ nhượng bộ và chế độ khắc phục hợp thành chế độ hoạt độnglực Sức mạnh được chia thành các loại sau đây:

Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặctĩnh).

Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh) Nhómsức mạnh tốc độ lại chia thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung.

Trong thực tiễn, chúng ta còn gặp các loại sức mạnh sau: sức mạnh bộtphát là khả năng của con người phát huy một lực lớn trong khoảng thời giansớm nhất (sức bật, dậm nhảy…) Sức mạnh tuyệt đối có thể được đo bằngtrọng lượng tối đa mà con người khắc phục được

Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng khác nhau, ngườita còn sử dụng sức mạnh tương đối Sức mạnh tương đối bằng sức mạnh tuyệtđối trên trong lượng cơ thể.

b Sức nhanh: Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động táctrong thời gian ngắn Có 3 hình thức biểu hiện sức nhanh:

- Thời gian phản ứng vận động - Tốc độ động tác đơn.

- Tần số động tác

Trong những động tác phối hợp phức tạp, thì tốc độ không những phụthuộc vào sức nhanh ma con phụ thuộc vào sức mạnh, kỹ chiến thuật, hiểubiết.

c Sức bền: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong mộthoạt động nào đó Sức bền chia làm hai loại: sức bền chung và sức bền chuyênmôn Sức bền chung là sức bền trong các hoạt dộng kéo dài với cường độ thấp,có phần lớn hệ cơ tham gia Sức bền chung có ý nghĩa quan trọng trong đờisống hàng ngàyvà có khả năng chuyển rộng lớn Các bài tập phát triển sức bềnchung, được coi là bài tập cơ sở để phát triển các tố chất khác nhau và nângcao vận động chung Sức bền của một chuyên môn nào đó gọi là sức bền

Trang 33

chuyên môn, là khả năng duy trì hoạt động cao trong những bài tập nhất định.Sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động, căn cứ vào thời gian vậnđộng có thể chia sức bền thành:

-Sức bền trong thời gian trên 11 phút: thành tích phụ thuộc vào khả nănghoạt động ưa khí.

-Sức bền trong thời gian khoảng 2 phút đến 11 phút: thành tích phụthuộc vào cả khả năng hoạt động ưa khí và thiếu khí.

-Sức bền trong thời gian ngắn từ 45 giây đến 2 phút: thành tích phụthuộc vào khả năng yếm khí và sức mạnh-bền, cũng như sức nhanh bền-bền.

Ngoài các tố chất thể lực cơ bản, còn có các tố chất thể lực không cơbản như khả năng phối hợp vận động, độ mềm dẻo, sức mạnh - tốc độ, sứcmạnh - bền,… Tố chất thể lực không cơ bản là tố chất cần cho một hoạt độngnào đó mà hoạt động khác không cần đến và nó không có cơ sở sinh lý chungvới các tố chất thể lực cơ bản Giáo dục các tố chất thể lực là một quá trìnhphức tạp, bao gồm tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn.

Quá trình giáo dục thể chất cho sinh viên trong các trường đại họcchuyên nghiệp chủ yếu là các trường không chuyên TDTT và đánh giá trình độchuẩn bị thể lực (theo tiêu chuẩn quy định) là trình độ thể lực chung Trongchương trình GDTC cho sinh viên vào giai đoạn hai có những bài tập, cónhững học phần nhằm hướng tới phát triển thể lực chuyên môn Do đó, khiđánh giá trình độ chuẩn bị thể lực chung (theo quy định) và chú ý tới đặc điểmnày.

Để phát triển các tố chất thể lực, ngoài những yếu tố khác như điều kiệndinh dưỡng, điều kiện sống, điều kiện lao động, nghiên cứu khoa học và điềukiện học tập, thì các bài tập TDTT (còn gọi là bài tập thể chất hay bài tập thểlực) là phương tiện chủ yếu và cơ bản nhất Tùy theo mục đích giáo dục, màngười ta gọi bài tập thể chất là bài tập thể lực, phương pháp phát triển thể chấtlà phương pháp phát triển tố chất thể lực, nhằm nhấn mạnh tính mục đích củanó Cùng một bài tập như nhau, nhưng sử dụng phương pháp khác nhau, thìhiệu quả hoàn toàn khác nhau Do đó mọi họat động nói chung và hoạt độnggiáo dục thể chất nói riêng cần lựa chọn những phương pháp thích hợp để đạtđược những hiệu quả cao nhất.

Trang 34

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1.Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, các phương pháp đượcsử dụng để thu thập xử lý thông tin bao gồm.:

2.1.1.Phương pháp phân tích và đọc tài liệu tham khảo.

Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khilựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, triển khai nghiên cứu cơ bản đến sử líthông tin, viết và trình bày luận văn khoa học, bảo vệ đề tài nghiên cứu lớp caohọc khóa 11 Các loại tài liệu tham khảo gồm:

- Các văn kiện nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT nóichung và TDTT trường học nói riêng.

- Các luận án và luận văn khoa học của nghiên cứu sinh và học viên caohọc TDTT.

- Các sách giáo khoa, giáo trình về lý luận và phương pháp TDTT, vềgiải phẫu, sinh lý, tâm lý lứa tuổi.

- Các sách chuyên môn có liên quan đến đề tài nghiên cứu về giáo dụccác tố chất thể lực

- Các tạp chí thông tin khoa học TDTT, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạpchí đại học và chuyên nghiệp; các tuyển tập nghiên cứu TDTT của trường đạihọc TDTT TW I, của Vụ GDTC Bộ giáo dục và đào tạo

- Một số báo chuyên môn về TDTT.

Tất cả trên 40 quyển sách và tài liệu tham khảo.

2.1.2.Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp này sử dụng để thu thập thông tin nghiên cứu, làm sáng tỏmột số vấn đề có liên quan đến đề tài, như nhận thức của sinh viên đối với việcphát triển thể chất; hiện trạng công tác GDTC đang tiến hành tại trường đạihọc Dân Lập Thăng Long Hà nội, các hiểu biết về sự phát triển các tố chất thể

Trang 35

lực trạng thái chức năng, sự phát triển về hình thái cơ thể; các hình thức tậpluyện TDTT ngoại khóa và nguyện vọng của sinh viên đối với việc tập luyệnTDTT ngoại khóa trong 4 năm học nhất là ở hai năm cuối cùng (năm thứ 3 vàthứ 4, khi thời gian tập luyện dành cho các môn thể thao tự chọn) Nguyệnvọng của nữ sinh viên đối với tập môn thể dục nhịp điệu và số lượng buổi tậptrong một tuần.

- Phần hỏi và các câu hỏi được trình bày ở phần phụ lục của luận văn.- Trong nghiên cứu, chúng tôi trực tiếp hỏi 216 sinh viên, gồm năm thứnhất là 58 người; năm thứ hai 48 người; năm thứ 3 là 56 người và năm thứ tưlà 54 người Tổng số phiếu phát ra là 216 phiếu, thu về là 216 phiếu, đạt tỷ lệ100%.

2.1.3.Phương pháp kiểm tra sư phạm.

Để đánh giá sự phát triển thể lực nữ sinh viên tham gia nghiên cứu,chúng tôi đã sử dụng một số thử nghiệm, nhằm kiểm tra các tố chất thể lực cơbản của sinh viên, như tố chất sức mạnh, tố chất sức bền, tố chất sức nhanh, sựkhéo léo, độ mềm dẻo, v.v…

a Đánh giá tố chất sức nhanh

- Bài test chạy 30m xuất phát cao (giây):

- Tư thế chuẩn bị: Người tập giữ tư thế đứng, chân trước, chân sau, thânngười hơi đổ ra trước Khi có tín hiệu chạy, nhanh chóng chạy về phía trướcđến vạch đích Dùng đồng hồ bấm giây, xác định kết quả cự ly chạy 30m, tínhthời gian Người tập chạy hai lần, lấy thành tích tốt nhất.

b Đánh giá sức bền.

- Bài test chạy 500m (phút) Tư thế chuẩn bị: người tập xuất phát ở tưthế đứng, giống như khi xuất phát chạy nhanh 30m khi chạy, phải phân phốisức, cố gắng chạy hết cự ly 500m Thành tích được tính khi người tập về đích,theo kết quả của đồng hồ bấm giây.

c Đánh giá sức mạnh

Trang 36

- Bài thử bật xa tại chỗ (cm), đánh giá sức mạnh của chân: Từ tư thếđứng khuỵu gối, hai tay đưa ra sau, thân người gạp về trước Sau đó, dùng sứcbật mạnh hai chân ra trước lên trên, cuối giai đoạn bay trên không, vươn haichân ra trước, chạm đất Thành tích được tính từ mũi bàn chân khi xuất phátđến bộ phân thân người cham đất khi rơi xuống (thường là gót chân).

- Bài test nằm sấp chống đẩy, tay đặt trên bục cao 30cm (tính số lần tốiđa) Từ tư thế chuẩn bị nằm sấp tay chống thẳng, thân người giữ thẳng Sau đó,khuỷu tay hạ thân thấp gần sát mặt đất, tiếp tục đẩy thành chống nằm Độngtác thực hiện liên tục cho đến khi mỏi Khi thực hiện, chú ý thân người lênxuống nhịp nhàng.

d Bài test đánh giá độ dẻo: (Đứng trên bục gạp với sâu về trước)

Tư thế chuẩn bị: Đứng trên bục cao, khi thực hiện, người tập từ từ gậpngười về trước, xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, với sâu, tỳ ngón tay trỏ vàobảng vhia độ dài bằng cm, đã vạch sẵn phía mặt trước bục Thành tích đượctính từ mặt phẳng của bàn chân đến điểm cham của ngón tay giữa

e Đánh giá tố chất khéo léo: Bài phối hợp động tác (tính điểm 10)Phối hợp động tác của tay, thân mình và chân.

Tư thế ban đầu: Đứng nghiêm.

Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, tay trái dang ngang.Nhịp 2: Bước chân trái ra trước, tay phải dang ngang.Nhịp 3: Thu chân phải, hai tay quay vòng xuống dưới.Nhịp 4: Nhẩy bật quay 180 độ, hai tay hạ xuống.

Nhịp 5 - 8 cũng như trên, song bắt đầu từ chân trái, tay phải.

Giáo viên làm mẫu bài thử một lần theo phương pháp phân chia, sau đóngười tập tự thực hiện, làm theo nhịp đếm của giáo viên Đánh giá:

- 10 điểm nếu thực hiện tốt bài thử.

- 9,5 điểm nếu phạm 1 sai sót (thí dụ không phối hợp được động tác củatay, chân hay quên một cử động).

- 9 điểm nếu mắc 2 sai sót.

Trang 37

- 8,5 điểm nếu mắc 3 sai sót Trừ điểm được tiếp tục theo số lỗi sai sót.

2.1.4.Phương pháp kiểm tra y học

Trong nghiên cứu, chúng tôi kiểm tra trạng thái chức năng của hệ thốngtim mạch và hệ hô hấp.

Để kiểm tra trạng thái chức năng của tim mạch, chúng tôi đã dùng thử

nghiệm Harvard.

Để kiểm tra hệ thống hô hấp, chúng tôi sử dụng phế dụng kế để đo dungtích sống.

a Thử nghiệm Harvard (bước bục Harvard)

Thử nghiệm trên, được nhiều nhà nghiên cứu dùng để đánh giá trạngthái tim mạch của người tập.

+Phương pháp tiến hành: Trong thử nghiệm này ta kiểm tra thực hiệnmột lượng vận động là bước lên độ cao 45cm, tần số bước là 30 lần trong 1phút Bước trong thời gian là 5 phút Nếu người được kiểm tra không thể bướcđược, tình tính thời gian thực tế đã thực hiện.

+Cách đánh giá như sau: Đo mạch ở tư thế ngồi ở phút hồi phục sau vậnđộng thứ 2,3,4 Trong đó, mạch ở 30 giây đầu của mỗi phút Kết quả được tính

thành chỉ số Harvard, theo công thức sau

Trang 38

+90: tốt.

b Dung tích sống:

Đơn vị (lít) hoặc (ml), dụng cụ đo là phế dung kế.

Cách tiến hành: cho người tập hít một hơi thật sâu, sau đó mồm ngậmvào vòi thổi của phế dung kế Lúc đầu thổi từ từ, sau đó nhanh dần, cuối cùngdùng hết sức thổi thật mạnh Người được đo thử nghiệm 3 lần, lấy kết quả caonhất.

2.1.5.Phương pháp đo hình thể

Để đánh giá sự phát triển của cơ thể và sức khỏe, trong nghiên cứuchúng tôi đã tiến hành đo chiều cao, cân nặng, chu vi lồng ngực và chỉ sốPinhê.

a Đo chiều cao (cm)

Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, sao cho 4 điểm chạm cơ thể là gót chân,mông và vai cham vào mặt thẳng đứng của thước Khi đó, gót chân, thânngười giữ ngay thẳng, mắt nhìn thẳng, không được kiễng gót.

Trang 39

27,5 – 33,9: trung bình34,0 – 37,2: yếu

37,3 – 4,5: rất yếu

2.1.6.Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để đánh giá hiệu quảcủa chương trình thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng caotrình độ thể lực chung của nữ sinh viên.

Để tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã dùng hình thức thựcnghiệm so sánh trình tự trên một nhóm nữ sinh trường đại học dân lập ThăngLong Hà Nội.

Đối tượng thực nghiệm sư phạm là nữ sinh năm thứ ba, sau khi đã họcxong học kỳ 5 chương trình GDTC nội khóa, gồm 36 người.

Trước khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi kiểm tra trình độ thể lực củanữ sinh và ghi vào biên bản.

Thực nghiệm sư phạm được thực nghiệm trong thời gian 5 tháng, chialàm hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Học bài tập thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền cơbản.

- Giai đoạn 2: Học bài tập thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền nângcao

Các bài tập được trình bày ở phần phụ lục của luận văn khoa học Mỗi giai đoạn nghiên cứu gồm 6 tuần Mỗi tuần tập 3 buổi, tổng số buổimột giai đoạn là: 6 tuần x 3 buổi tập = 18 buổi tập.

Số buổi tập cả hai giai đoạn là 18 buổi x 2 = 36 buổi tập.

Sau mỗi giai đoạn thực nghiệm, trình độ thể lực của nữ sinh đều đượcđánh giá kiểm tra và ghi kết qủa vào các biên bản chuyên môn.

So sánh trình độ thể lực chung sau mỗi giai đoạn nghiên cứu với nhauvà với lúc trước thực nghiệm sẽ là bằng chứng về hiệu quả biến đổi trình độthể lực chung của nữ sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm.

Trang 40

2.2.7 Phương pháp toán học thống kê.

Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thu thập trong quá trìnhcứu Các công thức được sử dụng trong đề tài: Trị số trung bình, phương sai,độ lệch chuẩn, so sánh hai số trung bình quan sát.

* Số trung bình quan sát

x=

(xi−x )2

n (với n ≥ 30)Trong đó:

2: Phương sai của mẫu n ≥ 30.xi: Giá trị các mẫu riêng biệt.n: Kích thước tập hợp mẫu.* Độ lệch chuẩn:  = √δ2

Ngày đăng: 19/11/2012, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994), “Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTT trong các trường Đại học”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTT trong các trường Đại học”, "Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT
Tác giả: Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1994
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1960), Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng cộng sản khoá III, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng cộng sản khoá III
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1960
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2/10/1958), Chỉ thị 106-CT/TW về công tác TDTT, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 106-CT/TW về công tác TDTT
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (28/2/1962), Chỉ thị 38-CT/TW về tăng cường công tác thể thao quốc phòng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 38-CT/TW về tăng cường công tác thể thao quốc phòng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
5. Ban Bí thư Trung ương Đảng (3/6/1964), Chỉ thị 79-CT/TW về công tác bảo vệ sức khoẻ của cán bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 79-CT/TW về công tác bảo vệ sức khoẻ của cán bộ
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
6. Ban Bí thư Trung ương Đảng (11/1/1967), Chỉ thị 140-CT/TW về bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của cán bộ và nhân dân trước tình hình mới , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 140-CT/TW về bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của cán bộ và nhân dân trước tình hình mới
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
7. Ban Bí thư Trung ương Đảng (26/8/1970), Chỉ thị 180 CT/TW về công tác TDTT, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 180 CT/TW về công tác TDTT
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
8. Ban Bí thư Trung ương Đảng (17/6/1975), Chỉ thị số 221- CT/TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 221- CT/TW về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
9. Ban Bí thư Trung ương Đảng (18/11/1975), Chỉ thị số 227- CT/TW về công tác giáo dục thể thao trong tình hình mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 227- CT/TW về công tác giáo dục thể thao trong tình hình mới
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
10. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III (1961), Nghị quyết số 08/NQ/TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08/NQ/TW
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III
Năm: 1961
11. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1976), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 1976
12. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1982), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1982
13. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1986), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1986
14. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1991), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VII
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 1991
15. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1993), Nghị quyết hội nghị lần 4, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần 4
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
Năm: 1993
16. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1997), “Nghị quyết hội nghị lần 2”, Những văn bản pháp lý Nhà nước và quản lý giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghị lần 2”", Những văn bản pháp lý Nhà nước và quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
17. Ban Chấp hành TW Đảng khoá VII (1993) , Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, Văn kiện hội nghị lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
18. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36 CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 36 CT/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1994
19. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (24/12/1996), Nghị quyết số 02 – NQ/TW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 02 – NQ/TW
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng (không chuyên TDTT) giai đoạn 1, Ban hành theo quyết định số 3244/GD &ĐT ngày 12/9/1995, NXB GDĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng (không chuyên TDTT) giai đoạn 1
Nhà XB: NXB GDĐT

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 3.1 Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216) (Trang 47)
Bảng 3.1: Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 3.1 Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216) (Trang 47)
Bảng 3.2 Kết qủa phỏng vấn nữ sinh viên trường Đại học Dân Lập Thăng Long (n  = 216) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 3.2 Kết qủa phỏng vấn nữ sinh viên trường Đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216) (Trang 50)
Bảng 3.2 Kết qủa phỏng vấn nữ sinh viên trường Đại học Dân Lập Thăng  Long (n  = 216) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 3.2 Kết qủa phỏng vấn nữ sinh viên trường Đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216) (Trang 50)
Hình thái: -Chiều cao -Cân nặng - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Hình th ái: -Chiều cao -Cân nặng (Trang 55)
Bảng 3 .3: Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập  môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất (n = 216) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 3 3: Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất (n = 216) (Trang 55)
Bảng 3.4 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ 2 (n = 216) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 3.4 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ 2 (n = 216) (Trang 59)
Hình thái: - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Hình th ái: (Trang 59)
Bảng 3.5 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh học kỳ 5 - năm thứ 3 (n = 216) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 3.5 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh học kỳ 5 - năm thứ 3 (n = 216) (Trang 63)
Chỉ số chức năng Chỉ số hình thái Tố chất thể lực chung DTS  (lít)HarvardChiều cao   (cm)Cân nặng (kg)Chu vi vòng ngực  (cm) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
h ỉ số chức năng Chỉ số hình thái Tố chất thể lực chung DTS (lít)HarvardChiều cao (cm)Cân nặng (kg)Chu vi vòng ngực (cm) (Trang 70)
Bảng 4.1: Kết quả trình độ thể lực chung trước và sau thực nghiệm sư phạm giai đoạn 1 của nữ sinh viên năm thứ 3 trường đại học Dân Lập Thăng Long (n = 36) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 4.1 Kết quả trình độ thể lực chung trước và sau thực nghiệm sư phạm giai đoạn 1 của nữ sinh viên năm thứ 3 trường đại học Dân Lập Thăng Long (n = 36) (Trang 70)
Bảng 4.2: Trình độ thể lực chung sau thực nghiêm sư phạm 2 giai đoạn của nữ sinh viên năm thứ 3 trường đại học Dân Lập Thăng Long (n = 36) - Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long
Bảng 4.2 Trình độ thể lực chung sau thực nghiêm sư phạm 2 giai đoạn của nữ sinh viên năm thứ 3 trường đại học Dân Lập Thăng Long (n = 36) (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w