KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A.Các kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long (Trang 77 - 79)

3 biệt tin cậy Sự khác

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A.Các kết luận

A.Các kết luận

1.Kết quả phỏng vấn đối tượng nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long cho thấy: Phần đông nữ sinh viên tự đánh giá tình trạng sức khỏe và tập luyện của bản thân ở mức trung bình và dưới trung bình. Số lượng nữ sinh có tình trạng sức khỏe yếu tương đối nhiều (36,10%).

Nguyên nhân của tình trạng sức khỏe trung bình, dưới mức trung bình, là do giờ học nội khóa môn thể dục quá ít (2 tiết một tuần). Sinh viên không có thời gian nhàn rỗi để tập luyện ngoại khóa. Sau học kỳ 5, giờ học GDTC nội khóa đã kết thúc, thiếu thời gian tập luyện ngoại khóa, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu của nữ sinh.

2.Hiện nay, đa số nữ sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe, phát triển tố chất thể lực, họ mong muốn được bố trí các giờ học ngoại khóa, xây dựng các câu lạc bộ thể dục thể thao môn tự chọn, được cung cấp các thông tin về các bài tập, về phương pháp tập luyện môn tự chọn để phát triển thể chất. Trường đại học Dân Lập Thăng Long phần đông là nữ sinh, nên đa số sinh viên (90,27%) lựa chọn môn thể dục tổng hợp cổ truyền là phương tiện tập luyện chủ yếu trong các giớ học ngoại khóa.

3. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh: Việc tập luyện thể dục tổng hợp cổ truyền được tổ chức theo hai giai đoạn: Giai đoạn học cơ bản và giai đoạn học nâng cao với chế độ tập luyện 3 lần/tuần, được kéo dài trong 6 tuần liên tục của mối giai đoạn, đã đem lại hiệu quả nâng cao sức khỏe phát triển thể chất cho nữ sinh viên. Sau giai đoạn thực nghiệm sư phạm 1 (học chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền cơ bản), phần lớn các chỉ số chức năng, hình thái, tố chất thể lực có sự thay đổi so với trước thực nghiệm sư phạm, có độ tin cậy thống kê ở mức 5% thì ở giai đoạn học nâng cao đa số các chỉ số nói trên đã biến đổi rõ hơn. Sự biến đổi về trình độ thể lực chung sau giai đoạn học chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền nâng cao so với trước thực nghiệm sư phạm đạt độ tin cậy thống kê ở mức 1%.

B.Ý kiến đề nghị:

Từ các kết luận của đề tài nghiên cứu, có một số đề nghị sau đây:

1. Cần quan tâm thường xuyên tới công tác GDTC cho đối tượng nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long. Ở những năm đầu phải nâng cao chất lượng giờ học GDTC nội khóa. Ngoài ra, cần bố trí thêm giờ học thể dục ngoại khóa để sinh viên tự rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe. Sau học kỳ thứ 5 (năm thứ 3) cần bố trí các giờ học ngoại khóa bắt buộc theo đăng ký môn học tự chọn của nữ sinh viên để tăng tính tự giác và hứng thú tập luyện.

2. Do đa số nữ sinh có nguyện vọng tập môn thể dục tổng hợp cổ truyền, nên trường đại học Dân Lập Thăng Long cần bố trí sớm môn học này vào chương trình giảng dạy từ năm thứ nhất đến năm cuối khóa học để luôn gây hứng thú và đem lại hiệu quả cao với phát triển thể chất, cần xây dựng một loại bài tập mới, tăng lượng vận động tập luyện hợp lý phù hợp với trình độ sức khỏe người tập.

3.Có thể áp dụng các bài tập thể dục tổng hợp cổ truyền do chúng tôi giới thiệu, phổ biến rộng rãi trong tập luyện ngoại khóa của nữ sinh viên tại câu lạc bộ thể dục, hiện đã hình thành tại trường đại học Dân Lập Thăng Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long (Trang 77 - 79)