Nghiên cứu khoa học “Đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học”

28 684 1
Nghiên cứu khoa học “Đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... ngày Kiến thức chăm sóc miệng: có kiến thức chăm sóc miệng cách, vệ sinh miệng hàng ngày, có kiến thức chải cách (chải đủ mặt, phút lần lần ngày) Thực hành chăm sóc miệng: có thực hành vệ sinh miệng. .. hoạch theo dõi đánh giá VIII.1 Tên kế hoạch theo dõi đánh giá: “Đánh giá kết hoạt động triển khai chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức thực hành CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn -... 31/05/2010” VIII.2 Mục tiêu đánh giá VIII.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá kết hoạt động triển khai chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức thực hành CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện

PHẦN 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CAN THIỆP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TẠI ĐỊA PHƯƠNG I. Đặt vấn đề I.1. Thông tin chung về xã Hùng Sơn Xã Hùng Sơn nằm phía Đông huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp huyện Gia Lộc, phía Đông và Nam giáp huyện Ninh Giang, phía Tây Nam giáp xã Ngũ Hùng, phía Tây Bắc giáp thị trấn Thanh Miện. Tại xã có đường quốc lộ 380B chạy qua là tuyến giao thông huyết mạch nối liền huyện Thanh Miện với các huyện khác trong tỉnh Hải Dương. Diện tích tự nhiên của xã là 342,32ha được chia làm 3 thôn (Triệu Nội, Phù Nội, Thái Thạch) với 7 đội sản xuất. Toàn xã có 947 hộ gia đình với tổng số dân số là 3553, trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 chiếm 27,5% dân số, số trẻ em dưới 5 tuổi trẻ chiếm 7,4% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,55%. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của xã đã có những bước phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế bao gồm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó chủ yếu người dân làm nghề nông (chiếm 85%). Hiện nay, đa số thanh niên trong xã đi xuất khẩu lao động sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2008 là 7,3 triệu/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 12,28%. Về văn hoá, tỷ lệ người dân biết chữ trong xã là 100%, toàn xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Hoạt động văn hoá văn nghệ trong xã khá sôi nổi với 1 đội văn nghệ, 3 câu lạc bộ thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu vào ngày lễ lớn. Ở mỗi thôn đều có hệ thống loa phát thanh đạt chất lượng tốt. Các tổ chức xã hội, đoàn thể trong xã như Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…đều có sự phối hợp tổ chức các phong trào, hoạt động. Hiện nay, xã có 2 thôn Triệu Nội và Thái Thạch đạt danh hiệu Làng văn hoá, trong đó thôn Triệu Nội đạt danh hiệu Làng văn hoá sức khoẻ. I.2. Thông tin chung về tình hình y tế tại xã Hùng Sơn TYT Hùng Sơn đạt chuẩn Quốc Gia từ năm 2004. Hiện nay, TYT có 5 cán bộ trong đó có 1 bác sĩ, 2 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng và 1 y sĩ. Mạng lưới y tế thôn bản gồm 7 nhân viên hoạt động tại 7 đội sản xuất. Cơ sở hạ tầng của trạm tương đối khang trang, sạch sẽ gồm phòng điều trị, phòng dược, phòng tiểu phẫu, phòng đông y, phòng khám phụ khoa, phòng đẻ, phòng truyền thông, phòng hành chính và phòng trực. Trang thiết bị tại trạm gồm 8 giường bệnh, một bàn đỡ đẻ, một bàn khám phụ khoa, hơn 60 loại thuốc thiết yếu và một số trang thiết bị khác. Hàng năm kinh phí trung bình dành cho y tế của xã là 2,5 triệu/năm do UBND xã cấp. Hoạt động khám chữa bệnh năm 2008 TYT đã khám và điều trị được 3117 lượt trong đó khám BHYT cho người lớn là 1855 lượt, cho trẻ em là 714 lượt. Tại trạm đang triển khai 9 chương trình y tế gồm chương trình phòng chống lao, sức khoẻ tâm thần cộng đồng, phòng chống HIV/AIDS và tai nạn thương tích, phòng chống tiêu chảy trẻ em (CDD), tiêm chủng mở rộng, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em (ARI), phòng chống bướu cổ, phòng chống các bệnh da liễu, phòng chống mù loà và các bệnh về mắt. Qua xem xét, thu thập và phân tích số liệu từ sổ khám bệnh tại trạm năm 2008, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (40,1%), tuy nhiên các trường hợp này chủ yếu được chuẩn đoán là viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi,…Các trường hợp được chẩn đoán là viêm phổi chỉ chiếm 2,5%. Đứng thứ 2 là các bệnh về mắt ở người già (chiếm 6,7%) chủ yếu được chẩn đoán là giảm thị lực và viêm kết mạc. Tiếp đến là các bệnh cơ xương khớp ở người già (4,7%). Ngoài ra còn có các bệnh khác như rối loạn tiêu hoá (2,9%), cao huyết áp (2,4%), các bệnh răng miệng (1,6%), bệnh da liễu (1,6%). Từ đó nhóm sinh viên đã xác định được mô hình bệnh tật tại xã Hùng Sơn năm 2008. (Biều đồ 1). 1 Tổng hợp từ sổ theo dõi tình hình tử vong năm 2008 của TYT, trên địa bàn toàn xã có 22 trường hợp tử vong, nguyên nhân chính gây tử vong là do tuổi già (54,5%), tiếp đến là tai biến mạch máu não (13,6%), chết đuối (9,1%), HIV/AIDS (4,5%) và các nguyên nhân khác như lao phổi, u não, tự tử,… chiếm 18,3%. (Biều đồ 2). I.3. Phương pháp thu thập và nguồn thông tin Các thông tin chung về tình hình kinh tế-xã hội, văn hóa của xã Hùng Sơn được thu thập qua xem xét, tổng hợp thông tin từ báo cáo tổng kết phát triển kinh tế-xã hội xã Hùng Sơn năm 2008; kết hợp với các thông tin thu được qua phỏng vấn cán bộ uỷ ban nhân dân (UBND). Các thông tin chung về tình hình sức khỏe của xã được thu thập qua tra cứu, tổng hợp và phân tích số liệu từ báo cáo tổng kết ngành y tế xã Hùng Sơn năm 2008, các sổ theo dõi và khám bệnh tại trạm; kết hợp với các thông tin thu được qua TLN cùng cán bộ trạm y tế (CBTYT). II.Xác định vấn đề sức khỏe tồn tại và vấn đề sức khoẻ ưu tiên II.1. Xác định vấn đề sức khoẻ tồn tại 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin và nguồn thông tin Để tìm hiểu và thu thập các thông tin xác định vần đề sức khỏe (VĐSK) tồn tại ở xã, NSV đã thực hiện một số hoạt động: - Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu từ sổ sách, báo cáo tại trạm bao gồm sổ khám bệnh, sổ khám bệnh theo BHYT ở trẻ em dưới 6 tuổi, báo cáo tình trạng dinh dưỡng trẻ em, báo cáo tổng kết ngành y tế xã Hùng Sơn năm 2008. - Xây dựng bộ công cụ phỏng vấn định tính và tiến hành đánh giá nhanh tại cộng đồng thông qua PVS các đối tượng bao gồm chủ tịch UBND xã, hội trưởng Hội phụ nữ, hội trưởng Hội người cao tuổi, 3 trưởng thôn, 5 CBYT thôn và 25 đối tượng người dân trong xã (bao gồm người già, phụ nữ có con dưới 5 tuổi, phụ nữ trung tuổi) và thảo luận nhóm với 5 CBTYT để thu thập các thông tin bổ sung cho xác định VĐSK. 2.1.2. Các vấn đề sức khoẻ tồn tại: Qua thu thập số liệu và tổng hợp sổ sách, báo cáo của TYT kết hợp với phỏng vấn sâu và đánh giá nhanh tại, NSV xác định được 6 VĐSK nổi cộm tại xã là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em dưới 6 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh phụ khoa, tai nạn thương tích, cao huyết áp ở người già và sâu răng ở trẻ em. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) ở trẻ em dưới 6 tuổi: 2 Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) là bệnh phổ biến ở lứa tuổi trẻ em. Thống kê từ sổ khám bệnh trẻ em năm 2008 của TYT cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh NKHH ở trẻ em dưới 6 tuổi là 58,4%. Mặc dù tỷ lệ mắc các bệnh NKHH ở trẻ dưới 6 tuổi cao nhưng phần lớn là những trường hợp bệnh nhẹ như ho, viêm họng, viêm VA, cảm cúm…Số trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) tại xã trong năm qua là 42 cháu (chiếm 16,3%). Xem xét tỷ lệ trẻ mắc ARI tại các xã khác trong huyện, tỷ lệ mắc ARI tại xã Thanh Giang khoảng trên 20%, tỷ lệ mắc bệnh NKHH tại thị trấn Thanh Miện cũng khá cao khoảng 68%. Như vậy các bệnh NKHH ở trẻ em không chỉ phổ biến tại xã Hùng Sơn mà là VĐSK chung tồn tại ở trẻ em trên địa bàn huyện. . CBTYT cũng cho biết, từ khi có chính sách khám miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và khám theo BHYT, tỷ lệ trẻ đến khám tại trạm tăng lên, trẻ vừa có triệu chứng ho, cảm cúm thông thường gia đình đã đưa trẻ ra TYT khám để xin cấp phát thuốc miễn phí theo BHYT. Biểu đồ 3 tổng hợp số lượt mắc bệnh NKHH ở trẻ em dưới 6 tuổi từ sổ khám bệnh tại trạm cho thấy số trẻ mắc các bệnh NKHH tăng lên vào tháng 1, 8, 11, 12 khi có sự chuyển từ khí hậu khô lạnh sang nóng ẩm. Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em dưới 5 tuổi: Trước đây tình hình SDD ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hùng Sơn là vấn đề cần quan tâm giải quyết. Nhưng trong những năm gần đây được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp chính quyền, Hùng Sơn là một trong những xã được huyện ưu tiên triển khai chương trình phòng chống SDD cấp phát bánh dinh dưỡng cho trẻ bị SDD. Mặt khác, TYT cũng thường xuyên tổ chức cân cho trẻ dưới 5 tuổi trong các buổi tiêm chủng, đồng thời phối hợp với trường mầm non cân và chấm biểu đồ cho trẻ theo tháng và theo quý, trạm đã tổ chức được 4 buổi truyền thông lồng ghép cho phụ nữ có con dưới 5 tuổi về cách chăm sóc, định lượng dinh dưỡng… Hiện nay, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong xã đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ SDD có xu hướng giảm dần qua các năm, nếu như năm 2006 tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi trong toàn xã là 18,2% thì đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 17,2%. Tính đến hết năm 2008 tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD là 42 trẻ (chiếm 16,3%), giảm 0,9% so với năm 2007, đạt chỉ tiêu huyện giao là 17,4%. Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hùng Sơn cũng thấp hơn so với một số xã trong huyện như xã Ngô Quyền (18,1%), thị trấn Thanh Miện (18,4%), xã Đoàn Kết (20,3%),…So sánh với tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc hiện nay là 21,2%, mục tiêu đến năm 2010 giảm tỷ lệ SDD xuống dưới 20% [7], như vậy chương trình phòng chống SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hùng Sơn thực hiện khá tốt. Kết hợp PVS và đánh giá nhanh tại cộng đồng cũng cho thấy, toàn bộ số trẻ đủ tuổi học mầm non (từ 3 tuổi trở lên) đều tham gia học tại trường mầm non. Trường mầm non bán công xã Hùng Sơn là một trong 5 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia của huyện từ năm 2005. Việc chăm sóc vệ sinh và dinh dưỡng cho trẻ tại trường đều đảm bảo các tiêu chí của trường mầm non chuẩn Quốc gia, cũng nhờ đó mà tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi trong xã đã giảm đáng kể so với trước đây. Tỷ lệ trẻ SDD tại trường mầm non là 4,5%, trong đó 95,5% trẻ thuộc kênh A dinh dưỡng, 4% trẻ thuộc kênh B dinh dưỡng và chỉ có 0,5% trẻ thuộc kênh C dinh dưỡng.“Suy dinh dưỡng bây giờ giảm nhiều rồi, kinh tế phát triển bố mẹ cũng có điều kiện chăm sóc ăn uống cho 3 con cái hơn. 100% trẻ học ở trường mầm non được các cô điều chỉnh dinh dưỡng, cho các cháu ăn uống hợp lý” - (PSV trưởng thôn). Bệnh phụ khoa ở phụ nữ 15-49: Bệnh phụ khoa được coi là một trong số những bệnh phổ biến của phụ nữ ở vùng nông thôn Việt Nam. Trong năm vừa qua TYT đã phối hợp với Hội phụ nữ, ban dân số KHHGĐ tổ chức 2 đợt khám chiến dịch cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ 15-49, phát hiện được 63 trường hợp mắc bệnh (chiếm 10%). So sánh với các xã khác trong huyện, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ tại xã Hùng Sơn không cao như các xã khác, tại xã Đoàn Kết có đến 50% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, tại xã Ngô Quyền tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa cũng lên tới 43%, tại xã Thanh Giang tỷ lệ này là 52,6%. Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ 15-49 tại xã Hùng Sơn thấp hơn so với những địa phương khác, ví dụ tại một số xã Kim Lan, Dương Hà, Đặng Xá thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội là địa bàn mà NSV đã từng tiếp cận trong kỳ thực địa trước, tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa tại các xã này là 38,7%, 41,7%, đặc biệt trong những đợt khám chiến dịch tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa lên đến 60-70%. Nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa chủ yếu vẫn là do nguồn nước và đặc điểm nghề nghiệp của phụ nữ. Nghề nghiệp chính của phụ nữ trong xã là làm nông nghiệp, đó cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Hiện nay nguồn nước sử dụng chính của người dân trong xã là nước giếng khoan và nước mưa được người dân đánh giá là sạch sẽ và vệ sinh. “Bây giờ công tác vệ sinh môi trường, nước sạch thế này không còn khó khăn như trước nữa nên các bệnh ở chị em phụ nữ không còn nhiều nữa đâu” - (PVS CBYT thôn). Hơn nữa, tại xã đang triển khai kế hoạch xây dựng nhà máy nước và thực hiện chương trình cung cấp nước sạch, kinh phí thực hiện do ngân hàng chính sách cấp. Tai nạn thương tích: Theo báo cáo tổng kết của TYT xã Hùng Sơn năm 2008, tổng số trường hợp tai nạn thương tích (TNTT) trong năm qua là 42 trường hợp (chiếm 1,2%). Các nguyên nhân chính gây TNTT chủ yếu do ngã, tai nạn giao thông, vật sắc nhọn, súc vật cắn. Mức độ của các trường hợp tai nạn không quá nặng nề đều được sơ cấp cứu và xử trí kịp thời không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Công tác truyền thông về phòng chống TNTT tại xã đã được thực hiện khá tốt. “Truyền thông tại xã các bác thực hiện rất tốt và sâu, như truyền thông phòng chống tai nạn thương tích ở đây truyền thông về cách dùng máy móc nông nghiệp, cách đặt con dao, cái cưa như thế nào để đảm bảo an toàn.” - (PVS trưởng thôn Triệu Nội). Cao huyết áp (CHA) ở người già: Tổng hợp từ sổ khám bệnh tại trạm năm 2008, xã có 76 trường hợp cao huyết áp/tổng số 3117 lượt khám bệnh (chiếm 2,4%). Phỏng vấn CBTYT được biết tỷ lệ CHA ở người cao tuổi không còn cao như những năm trước. Tuy nhiên, theo CBTYT vấn đề bệnh CHA ở người già vẫn đang là VĐSK tồn tại cần được quan tâm giải quyết. “Bệnh huyết áp cao mắc nhiều ở người già, nếu không điều trị có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong đột ngột” - (PVS người dân). “Vấn đề sức khoẻ ưu tiên cần can thiệp hiện nay là bệnh cao huyết áp ở các cụ già” - (PVS CBYT thôn). Bệnh CHA ở người cao tuổi là VĐSK ưu tiên được NSV khoá trước thực địa tại xã lựa chọn và lập kế hoạch can thiệp “Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh cao huyết áp ở ngưởi cao tuổi tại xã Hùng Sơn -Thanh Miện - Hải Dương”. Sau khi triển khai, kế hoạch đã có tác động nhất định đến kiến thức, thái độ, thực hành của người cao tuổi trong xã về phòng chống bệnh CHA. Người cao tuổi trong xã đã quan tâm hơn đến tình trạng sức khoẻ của bản thân, thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp tại trạm. “Năm trước nhóm sinh viên lựa chọn vấn đề cao huyết áp ở người cao tuổi rất hay, cô chú trong trạm cũng sử dụng để tham khảo. Chú thấy các cụ bây giờ quan tâm hơn đến tình trạng sức khoẻ của mình, mỗi khi các cụ ra trạm khám hay lấy thuốc là đều yêu cầu đo huyết áp, thậm chí có cụ ra trạm xin thuốc mắt cũng yêu cầu đo huyết áp.” - (PVS CBTYT). 4 Kết quả TLN trọng tâm với 10 người cao tuổi trong xã cho thấy trường hợp bị CHA trong xã không nhiều. Chỉ số huyết áp của các cụ hiện nay đều bình thường, các cụ vẫn kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà và trạm mặc dù không bị CHA. “Tôi không bị cao huyết áp nhưng thỉnh thoảng ra trạm khám vẫn đo huyết áp. Trong hội người cao tuổi cũng không có ai bị cao huyết áp” - (theo lời cụ 61 tuổi). “Tôi bị cao huyết áp, ở nhà tôi có máy đo huyết áp. Cứ cách ngày tôi lại đo để kiểm tra, lúc nào cảm thấy người khác một tý là lại đo để kiểm tra” - (theo lời 1 cụ 67 tuổi). Những trường hợp bị CHA hầu hết đã ý thức được về bệnh của mình, kiến thức về phòng bệnh CHA của các cụ (chế độ ăn, luyện tập, dùng thuốc) khá tốt. “Bị cao huyết áp cần phải ăn chất ít, những đồ có nhiều chất là ăn ít, mỡ màng cũng ăn ít, ăn nhạt, ăn rau nhiều vì có nhiều chất xơ, ăn thêm hoa quả nữa thì càng tốt. Cần phải ăn uống điều độ và luyện tập thể dục, tôi ngày nào ăn cơm xong cũng đi bộ khoảng nửa tiếng, sáng cũng thế, ngày nào cũng đi đều đặn” - (theo lời cụ 64 tuổi). Đối với vấn đề CHA ở người cao tuổi hiện nay lãnh đạo xã đã chỉ đạo các ban ngành phối hợp cùng y tế quản lý, điều trị và cấp phát thuốc cho người cao tuổi trong xã. Bệnh sâu răng ở trẻ em: Hiện nay bệnh sâu răng ở trẻ em trong xã cũng là một vấn đề khá phổ biến, qua kết quả đánh giá nhanh tại cộng đồng cho thấy, bệnh sâu răng ở trẻ em cũng là một trong những vấn đề cần giải quyết bởi sâu răng không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. “Bệnh sâu răng ở trẻ em rất quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của các cháu, nhiếu đứa sâu răng không đi học được” - (PVS cô Ngân - CBYT thôn Phù Nội). Thậm chí, sâu răng còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, học tập, vui chơi của trẻ. “Con chị cũng bị sâu răng, cứ tưởng mỗi nó bị sâu nhưng bạn nó học cùng lớp đứa nào cũng sâu răng, lắm hôm cháu nhà chị kêu đau răng không ăn được, phải nghỉ học để đưa đi khám” - (PVS người dân). Bên cạnh đó chi phí cho điều trị sâu răng cũng khá tốn kém (đặc biệt là hàn răng). “Con nhà chị cho đi hàn cũng không ăn thua, răng nó cứ bị luỗng ở giữa, hàn cũng không được. Tốn kém lắm, hàn 2 cái hết 175 nghìn. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, chỗ hàn nó bửa hết ra lại phải đưa nó đi hàn lại” - (PVS PHHS lớp 2). Từ năm 2007 chương trình Nha học đường (NHĐ) đã tách sang y tế trường học quản lý và phụ trách. Số liệu thống kê về chương trình NHĐ và tình hình mắc bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học và trung học tại xã từ năm 2007 đến nay hoàn toàn không có do không thực hiện tổ chức khám răng định kỳ cho các em học sinh. Trong năm 2008, chỉ thực hiện khám răng cho học sinh trường mầm non và xác định được tỷ lệ sâu răng ở học sinh mầm non là 27,4%. Với mong muốn tìm hiểu về tình hình bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại xã, NSV đã hỗ trợ CBTYT khám răng cho toàn bộ học sinh trường tiểu học. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sâu răng của học sinh tiểu học là 68,8%. Thu thập và tìm hiểu số liệu của chương trình NHĐ trước đây, tỷ lệ sâu răng chung ở trẻ em trong xã năm 2006 là 30,6%, trong đó tỷ lệ sâu răng ở học sinh cấp I cao nhất (41,4%), tiếp đến là học sinh trường mầm non (25,4%) và thấp nhất ở học sinh cấp II (22,7%). Theo CBTYT phụ trách chương trình NHĐ trước đây, bệnh sâu răng thường gặp chủ yếu ở học sinh tiểu học. “Bệnh sâu răng ở trẻ em cũng nhiều, đặc biệt là học sinh tiểu học. Trước đây chị phụ trách chương trình nha học đường, xuống khám ở trường tiểu học tỷ lệ sâu răng cao hơn so với trường cấp 2 nhiều, cứ khám trung bình một lớp 20 cháu thì có đến hơn 12 cháu bị sâu răng” - (PVS CBTYT phụ trách chương trình NHĐ trước đây). Tìm hiểu số liệu của chương trình NHĐ qua các năm cho thấy, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em trong xã có xu hướng tăng lên. Mặc dù so sánh với các xã khác trong huyện, tỷ lệ sâu răng tại xã Hùng Sơn thấp hơn nhưng thực trạng về bệnh sâu răng của trẻ em trong xã hiện nay thực sự là VĐSK cần được ưu tiên can thiệp. Thảo luận với CBTYT cũng cho rằng, cần có chương trình can thiệp về NHĐ để giúp các ban ngành, đoàn thể trong xã có định hướng hỗ trợ và chỉ đạo để giải quyết . “Chương trình Nha học đường hiện nay rất cần vì làm như vậy để các ban ngành, đoàn thể, 5 UBND biết được tình hình sức khoẻ của các em học sinh, có định hướng giải quyết và hỗ trợ hay có chỉ đạo để giải quyết” - (PVS CBTYT). 2.2. Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên 2.2.1. Phương pháp xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên Dựa trên những thông tin về 6 VĐSK tồn tại trên, nhóm đã tiến hành biểu quyết nhiều lần bước đầu lựa chọn ra các VĐSK ưu tiên. Kết quả đã chọn ra được 3 VĐSK là suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh cao huyết áp ở người già, bệnh sâu răng ở trẻ em. (Chi tiết xem phụ lục 3 trang 31). Từ 3 VĐSK lựa chọn qua biểu quyết nhiều lần, để chọn ra được VĐSK ưu tiên nhóm đã xem xét và phân tích các yếu tố P.K.C.N.L (Phù hợp, Kinh tế, Chấp nhận, Nguồn lực, Luật pháp) cho 3 VĐSK đó. Kết quả cả 3 VĐSK trên đều đáp ứng được với 5 yếu tố P.K.C.N.L. (Chi tiết xem phụ lục 4 trang 32 ). Bảng 1: Chấm điểm theo ưu tiên theo các yếu tố P.K.C.N.L (0 hoặc 1) Các vấn đề sức khoẻ Phù hợp Kinh tế Chấp nhận Nguồn lực Luật pháp P.K.C.N.L SDD ở trẻ em < 5 tuổi 1 1 1 1 1 1 Bệnh CHA ở người già 1 1 1 1 1 1 Bệnh sâu răng ở trẻ em 1 1 1 1 1 1 Để lựa chọn được VĐSK ưu tiên can thiệp, nhóm tiếp tục phân tích yếu tố BPRS của 3 VĐSK trên, trong đó yếu tố A (phạm vi của vấn đề), yếu tố B (tính nghiêm trọng của vấn đề) và yếu tố C (tính hiệu quả của can thiệp). Yếu tố A: Phạm vi vấn đề (thang điểm 0-10) Điểm Các vấn đề sức khoẻ Phạm vi vấn đề yếu tố A SDD ở trẻ em < 5 tuổi Tổng số SDD tại xã là 42 trường hợp. 2 Bệnh CHA ở người già Tổng hợp từ sổ khám bệnh tại trạm có 76 trường hợp CHA 4 Bệnh sâu răng ở trẻ em Tổng số trẻ em bị sâu răng là 205 trường hợp (bao gồm cả 9 học sinh mầm non và tiểu học). Yếu tố B: Tính nghiêm trọng của vấn đề (thang điểm 0-10) Các vấn Tác động Điểm đề sức Tính cấp thiết Hậu quả của vấn đề Thiệt hại về kinh tế đến nhiều yếu khoẻ đối tượng tố B SDD ở Cần thiết phải can Trẻ bị SDD dễ mắc Ít ảnh hưởng đến kinh Tác động 6 trẻ em thiệp sớm, nếu các bệnh như tiêu tế gia đình vì các đến đối < 5 tuổi không sẽ làm cho chảy, nhiễm khuẩn, trường hợp SDD tại xã tượng trẻ mức độ SDD trầm sức đề kháng kém,… là SDD độ I, có thể em < 5 trọng hơn, khó giải ảnh hưởng đến thể khắc phục được bằng tuổi. quyết triệt để tình chất, trí tuệ của trẻ và khẩu phần ăn hợp lý. trạng SDD trong xa hơn là nguồn lao tương lai. động trong tương lai. 6 Bệnh Không giải quyết cao kịp thời sẽ gây ra huyết các biến chứng áp ở nặng, có thể dẫn người đến tử vong. già Nếu không điều trị sẽ để lại nhiều tai biến nặng nề như liệt nửa người, tai biến mạch máu não...thậm chí dẫn đến tử vong. Bệnh sâu răng ở trẻ em Không giải quyết sẽ ảnh hưởng đến ăn uống, học tập, sức khoẻ, thẩm mỹ, giảm chất Cần can thiệp sớm ngay từ khi trẻ đang ở tuổi thay răng, vì sau khi mọc răng vĩnh viễn nếu bị sâu răng sẽ không phục hồi được. Ít ảnh hưởng đến kinh tế vì tại xã hầu hết các trường hợp CHA đều có BHYT, các trường hợp CHA đều được kiểm tra huyết áp thường xuyên kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Chi phí chăm sóc và điều trị tốn kém. Nhiều PHHS cho biết có nhiều trẻ bị sâu răng, phải điều trị nhiều lần và chi phí khá cao. Tác động đến đối tượng người già. 8 Tác động đến trẻ em, trẻ < 5 tuổi, học sinh tiểu học và trung học. 7 Yếu tố C: Tính hiệu quả của can thiệp (thang điểm 0-10) Các vấn đề Tính hiệu quả của can thiệp sức khoẻ SDD ở trẻ Chương trình phòng chống SDD tại xã hiện đang được triển khai, nếu có em < 5 thêm can thiệp thì tính hiệu quả cũng không cao vì: tuổi - Chương trình phòng chống SDD được triển khai tại xã có sự quan tâm, ủng hộ của huyện và các ban ngành trong xã như chương trình phát bánh dinh dưỡng cho trẻ SDD trong xã. - Tại trạm đã tổ chức truyền thông lồng ghép về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cho các bà mẹ có con < 5 tuổi. Bệnh cao - Tình hình chăm sóc sức khoẻ người già, đặc biệt là bệnh CHA trong xã huyết áp hiện nay, lãnh đạo xã đã chỉ đạo các ban ngành phối hợp cùng TYT quản ở người lý, điều trị và cấp phát thuốc cho người cao tuổi trong xã. già - Tại xã chương trình can thiệp về phòng chống bệnh CHA ở người già đã được triển khai và bước đầu có kết quả, kiến thức và thực hành về phòng bệnh CHA của người già đã thay đổi. Nếu tiếp tục có chương trình triển khai thì tính hiệu quả không cao. Bệnh sâu - Tại trường học cũng như tại xã chưa có chương trình truyền thông về răng ở trẻ CSRM cho học sinh. em - Các can thiệp để giải quyết vấn đề này có thể lồng ghép vào chương trình NHĐ tại trường học, và có sự ủng hộ của các thầy cô giáo trong trường. - Hiện nay chưa có nguồn kinh phí riêng dành cho chương trình NHĐ, nhưng có thể huy động từ phụ huynh, quỹ y tế học đường của nhà trường, các đơn vị tài trợ (P/S, Colgate,…). Điểm yếu tố C 4 3 5 2.2.2. Vấn đề sức khỏe ưu tiên Dựa trên những phân tích đó, nhóm sử dụng phương pháp hệ thống thang điểm cơ bản BPRS tiến hành chấm điểm cho từng VĐSK theo 3 yếu tố phạm vi, tính nghiêm trọng và hiệu quả can thiệp để chọn ra VĐSK ưu tiên. Qua kết quả chấm điểm nhóm đã xác định được Bệnh sâu răng ở trẻ em là VĐSK ưu tiên cần can thiệp tại xã. 7 Bảng 2: Bảng chấm điểm theo các yếu tố BPRS Các vấn đề sức khoẻ Yếu tố A SDD ở trẻ em < 5 tuổi 2 Bệnh cao huyết áp ở người già 4 Sâu răng ở trẻ em 9 Các yếu tố Yếu tố B 6 8 7 Yếu tố C 4 3 5 BPRS (A+2B)xC 56 60 115 III. Phân tích vấn đề sức khoẻ ưu tiên III.1. Đặt vấn đề Các bệnh răng miệng có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của con người. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng cao trên thế giới, trong đó bệnh sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất. Các bệnh răng miệng có đặc điểm là có thể mắc rất sớm, ngay sau khi răng mọc (6 tháng tuổi), là bệnh khá phổ biến (chiếm 60 đến 70% dân số) và hiếm có ai không mắc phải.[8] CSRM cho trẻ là bao gồm việc giúp trẻ phòng chống lại các bệnh liên quan tới răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng. Công tác CSRM cho trẻ bao gồm trang bị cho trẻ kiến thức về phòng bệnh sâu răng, lợi ích của việc VSRM, đánh răng đúng cách, biết được những thói quen và đồ ăn uống có hại cho răng. Ngoài ra, CSRM trẻ em còn là phát hiện sớm các trường hợp bị sâu răng qua các chương trình khám răng định kỳ cho trẻ và hỗ trợ điều trị những trẻ bị sâu răng để các em có một hàm răng khỏe.[7] III.2. Tình hình sâu răng ở học sinh tiểu học tại Việt Nam Các bệnh răng miệng đang là một trong số những bệnh phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em, thế hệ mầm non của đất nước. Di chứng của các bệnh răng miệng để lại không hề nhỏ và có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ của trẻ em. Năm 2001, theo báo cáo của Viện Răng - Hàm - Mặt quốc gia, Việt Nam có 84,9% trẻ từ 6-8 tuổi sâu răng sữa, trong đó cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long với 93,7%. Tính trung bình số răng sâu của mỗi học sinh là 5,40. Theo nghiên cứu điều tra cắt ngang của bác sỹ Trần Thị Thanh và cộng sự về tình hình sâu răng ở lứa tuổi 10-11 tại trường tiểu học Uyên Hưng, tỷ lệ sâu răng của học sinh khá cao 52,10% và có mối liên quan giữa các yếu tố ăn quà vặt, số lần đánh răng, cách chải răng với bệnh sâu răng của học sinh.[6]. Thống kê của Cục Y tế dự phòng năm 2007, trên 80% học sinh tiểu học Việt Nam mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, ở lứa tuổi lớn hơn tỷ lệ này cũng lên đến 60-70% và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Đến năm 2008, theo số liệu mới nhất của Viện Răng - Hàm - Mặt quốc gia, tại Hà Nội tỷ lệ sâu răng là 92,2%, số răng bị sâu của mỗi học sinh trung bình là 5,7. Tại Lào Cai, tỷ lệ sâu răng sữa của trẻ là 90,6% và số răng sâu trung bình/học sinh là 6,07%. Hầu hết răng sâu của các em đều không được điều trị (chiếm 89,7% - 99,7%). Báo cáo của Viện Răng - Hàm - Mặt quốc gia cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở Việt Nam khá cao và có xu hướng gia tăng theo tuổi, trung bình cứ 3 trẻ ở lứa tuổi 15-17 tuổi thì có 2 em bị sâu răng vĩnh viễn. Tỷ lệ sâu răng ở thiếu niên 9-17 tuổi chiếm khoảng 55-69%, trong đó tỷ lệ này ở học sinh tiểu học (6-12 tuổi) chiếm tới 85%. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do các em chưa có ý thức trong việc CSRM, chưa biết cách bảo vệ và phòng chống sâu răng.[7] [8]. Như vậy, bệnh sâu răng ở học sinh tiểu học là một trong những vấn đề cần được quan tâm giải quyết, trong đó biện pháp dự phòng là biện pháp hữu hiệu và lâu dài. III.3. Tình hình sâu răng ở học sinh tiểu học tại xã Hùng Sơn 8 Tại xã Hùng Sơn, sâu răng ở trẻ em hiện nay vẫn đang là vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Theo kết quả nghiên cứu về thực trạng bệnh răng miệng của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn do nhóm học viên cao học trường Đại học Y tế công cộng thực hiện năm 2005, tỷ lệ sâu răng của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn là 55,2%, trong đó cao nhất ở học sinh lớp 1 (66,7%), có xu hướng giảm dần theo lứa tuổi và thấp nhất ở học sinh lớp 4 (36,4%) [4]. Tìm hiểu số liệu của chương trình NHĐ trước đây, năm 2006 tỷ lệ sâu răng ở trẻ em trong xã ở học sinh cấp I cao nhất (41,4%), tiếp đến là học sinh trường mầm non (25, 4%), thấp nhất ở học sinh cấp II (22,7%). Phỏng vấn CBTYT phụ trách chương trình NHĐ trước đây cho biết, tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học thường cao hơn so với học sinh cấp I và cấp II. “Bệnh sâu răng ở trẻ em cũng nhiều, đặc biệt là học sinh tiểu học. Trước đây chị phụ trách chương trình nha học đường, xuống khám ở trường tiểu học tỷ lệ sâu răng cao hơn so với trường cấp 2 nhiều, cứ khám trung bình một lớp 20 cháu thì có đến hơn 12 cháu bị sâu răng” - (PVS CBTYT phụ trách chương trình NHĐ trước đây). Theo kết quả khám định kỳ tại trường mầm non tháng 9/2008, tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi mầm non là 27,4%. Việc khám răng định kỳ cho học sinh tiểu học và trung học không được triển khai từ khi chương trình NHĐ tách ra khỏi TYT chuyển sang y tế trường học phụ trách và quản lý. Với mong muốn tìm hiểu về tình hình bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại xã, CBTYT đã tổ chức buổi khám răng cho học sinh toàn trường. Kết quả khám sơ bộ cho thấy, tỷ lệ sâu răng của học sinh tiểu học là 68,8%. Như vậy, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em trong xã có xu hướng tăng lên. 3.4. Phương pháp phân tích vấn đề sức khoẻ ưu tiên Sử dụng kỹ thuật Nhưng - Tại sao để xây dựng cây vấn đề và xác định các nguyên nhân gốc rễ của VĐSK ưu tiên dựa trên các kết quả phân tích số liệu định lượng của 218 học sinh toàn trường, 218 PHHS, PVS CBTYT phụ trách chương trình NHĐ trước đây, cán bộ y tế nhà trường, 10 giáo viên, 20 phụ huynh và 20 học sinh. Kiến thức và thực hành về CSRM của học sinh thấp, chỉ có 33,9% học sinh có kiến thức đúng về CSRM và 29,8% học sinh có thực hành đúng về CSRM. Ý thức tự giác của học sinh về CSRM còn kém phải để bố mẹ nhắc nhở nhiều. Tuy nhiên, kiến thức của PHHS về CSRM nhìn chung vẫn còn đơn giản, chủ yếu dựa trên thói quen và kinh nghiệm, các phụ huynh được phỏng vấn đều không biết về đánh răng đúng cách, chỉ có 48,1% PHHS có kiến thức đúng về CSRM. Công tác truyền thông về CSRM tại xã hiện nay chưa có. Chương trình của bậc tiểu học hiện nay đã cải cách, toàn bộ chương trình có 5-6 bài giảng về CSRM trong các môn học như sức khỏe, tự nhiên xã hội nhưng không được đưa vào chương trình học chính khóa của học sinh mà chỉ lồng ghép vào các giờ tự học hoặc sinh hoạt ngoại khóa. Để giải quyết vấn đề sâu răng ở học sinh là cần phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và TYT nhắc nhở, hướng dẫn các em VSRM thường xuyên và đúng cách. Tuy nhiên sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường về CSRM cho học sinh còn hạn chế và chưa được chặt chẽ. PVS phụ huynh được biết không có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường về CSRM cho học sinh. “Ở trường có họp phụ huynh nhưng chủ yếu là về việc chi tiêu, việc học hành của các cháu, cũng không thông báo gì về chăm sóc răng miệng cho các cháu. Ở trường có chương trình nha học đường nhưng cũng không thấy nói gì cho phụ huynh chắc chỉ phổ biến cho học sinh thôi” - (PVS PHHS lớp 1). Chương trình NHĐ tách sang do trường học quản lý nên vẫn đang trong thời gian bị gián đoạn, việc tổ chức súc miệng và khám răng cho học sinh không được thực hiện thường xuyên. Hoạt động giám sát chương trình cũng không được thực hiên. “Trước đây thì có giám sát nhưng bây giờ chẳng có ai giám sát gì nữa” - (PVS CBTYT phụ trách chương trình NHĐ 9 trước đây). CBYT nhà trường vừa được cử đi học y tá trung cấp 1 năm nên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về y tế nói chung và NHĐ nói riêng còn chưa vững. “Trước đây chị có được cử đi học 1 năm sơ cấp y tế ở Hải Dương. Gần đây chị được đi tập huấn thêm 2 ngày về nha học đường, chị không có chuyên môn gì về nha học đường. Có cán bộ chuyên môn làm vẫn tốt hơn, chị dù có được đi học và tập huấn nhưng cũng ít thực hành nên không dám làm” (PVS CBYT nhà trường). Hạn chế hiện nay là chương trình NHĐ chưa có nguồn kinh phí riêng, tuy nhiên nguồn kinh phí dành cho hoạt động của chương trình có thể được trích ra từ quỹ y tế học đường của trường học. Vấn đề CSRM cho học sinh vẫn là một trong những vấn đề được TYT quan tâm, thuộc nội dung về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ em, nên vẫn nhận được sự hỗ trợ của UBND và TYT về chuyên môn, nhân lực, thuốc men và một phần kinh phí hoạt động. Từ những phân tích trên, nhóm đã xây dựng được cây vấn đề và xác định các nguyên nhân gốc rễ của VĐSK ưu tiên. (Chi tiết xem phụ lục 15 trang 67). III.4. Một số định nghĩa sử dụng Chăm sóc răng miệng đúng cách: là vệ sinh răng miệng hàng ngày, chải răng đúng phương pháp, chải răng đủ 3 mặt, chải răng trong 3 phút mỗi lần và chải 3 lần mỗi ngày. Kiến thức đúng về chăm sóc răng miệng: là có những kiến thức về chăm sóc răng miệng đúng cách, vệ sinh răng miệng hàng ngày, có kiến thức về chải răng đúng cách (chải đủ 3 mặt, 3 phút mỗi lần và 3 lần mỗi ngày). Thực hành đúng về chăm sóc răng miệng: là có thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách, thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày, chải răng 3 mặt, 3 phút mỗi lần và 3 lần mỗi ngày. III.5. Cây vấn đề Dựa trên những nguyên nhân gốc rễ xác định được và thảo luận cùng với CBTYT, cán bộ UBND xã và giáo viên trường tiểu học xã Hùng Sơn nhóm tiến hành xây dựng kế hoạch can thiệp: Nâng cao kiến thức và thực hành về chăm sóc răng miệng cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương từ tháng 09/2009 đến tháng 04/2010. Qua phân tích cây vấn đề đã xác định được các nguyên nhân gốc rễ: - Chương trình truyền thông về CSRM tại xã chưa có. - Giáo viên không được tập huấn về lồng ghép CSRM vào bài giảng.. - Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường về CSRM cho học sinh. - CBYT nhà trường không chuyên sâu về NHĐ. - Thiếu sự giám sát chương trình NHĐ. - Chưa huy động được nguồn lực cho chương trình. 10 Cây vấn đề Tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học xã Hùng Sơn cao 68,8% Vệ sinh răng miệng của học sinh kém Thói quen CSRM chưa đúng của trẻ Học sinh thiếu kiến thức về CSRM CSRM lồng ghép trong các bài giảng còn ít, thiếu hấp dẫn Phương pháp giảng dạy thiếu hấp dẫn Giáo viên không được tập huấn về lồng ghép CSRM Thiếu phương tiện giảng dạy Thói quen ăn uống không tốt ảnh hưởng đến răng Phụ huynh hướng dẫn trẻ CSRM chưa tốt Nguồn truyền thông về CSRM ở xã ít Phụ huynh thiếu kiến thức về CSRM Chươg trình truyền thông về CSRM tại xã chưa có Thiếu tài liệu truyền thông Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường về CSRM Chương trình nha học đường chưa hiệu quả Thiếu sự giám sát chương trình. Chương trình tách hoàn toàn ra khỏi y tế xã Cán bộ phụ trách NHĐ thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn Kiêm nhiệm nhiều công việc Hình thức truyền thông chưa đa dạng 11 Nguồn lực cho chương trình còn hạn chế Cán bộ mới, không chuyên sâu về NHĐ IV. Mục tiêu can thiệp 4.1. Mục tiêu chung Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ sâu răng ở học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương từ tháng 09/2009 đến tháng 04/2010. 4.2. Mục tiêu cụ thể 1. Tăng tỷ lệ học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương có kiến thức đúng về CSRM từ 33,9% lên 80% trong thời gian từ tháng 09/2009 đến tháng 10/2010. 2. Tăng tỷ lệ học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương có thực hành đúng về CSRM từ 29,8% lên 55% trong thời gian từ tháng 09/2009 đến tháng 10/2010. 3. Đảm bảo 100% giáo viên tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương có kiến thức và kỹ năng lồng ghép CSRM vào các bài giảng trong thời gian từ tháng 09/2009 đến tháng 10/2010. 4. Tăng tỷ lệ PHHS trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương có kiến thức đúng về CSRM từ 48,1% lên 85% trong thời gian từ tháng 09/2009 đến tháng 10/2010. 4.3. Địa điểm, thời gian, đối tượng can thiệp 4.3.1. Địa điểm: Trường tiểu học xã Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. 4.3.2. Thời gian: Từ tháng 09/2009 đến tháng 04/2010. 4.3.3. Đối tượng can thiệp - Học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. - Giáo viên và PHHS trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. V. Xác định các giải pháp can thiệp và phương pháp thực hiện Dựa trên các nguyên nhân gốc rễ đã xác định được, NSV đã thảo luận cùng CBTYT và chính quyền địa phương đề xác định những giải pháp can thiệp khả thi và phù hợp với tình hình tại địa phương. Từ đó xây dựng nên các giải pháp và phương pháp thực hiện cho kế hoạch can thiệp. 5.1. Các giải pháp và phương pháp thực hiện (Chi tiết tại Bảng 3) 5.2. Lý giải chấm điểm các giải pháp và phương pháp thực hiện Các giải pháp đưa ra được xét đến tính hiệu quả, khả thi và chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 5. Những giải pháp có tích số điểm hiệu quả × khả thi từ 12 điểm trở lên là những giải pháp được lựa chọn thực hiện. (Chi tiết xem phụ lục 16 trang 70). 12 Bảng 3: Giải pháp và phương pháp thực hiện Nguyên nhân Giải pháp Phương pháp thực hiện gốc rễ Chưa có chương Đa dạng hoá hình Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về CSRM cho học sinh lồng ghép trong trình truyền thông về thức truyền thông về chương trình “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. CSRM tại xã. CSRM cho học sinh. Các bài học về CSRM có mô hình hướng dẫn . Truyền thông qua tranh ảnh có nội dung về CSRM ở trường học. Tổ chức chiếu phim hướng dẫn về CSRM cho học sinh. Truyền thông qua sách mỏng về CSRM cho học sinh, lấy nội dung từ truyện tranh “Sư tử lemony”. Truyền thông tại trường học do đội tuyên truyền măng non thực hiện Truyền thông lồng ghép trong các buổi khám răng định kỳ. Truyền thông qua pano, áp phích. Truyền thông trong các buổi sinh hoạt, ngoại khóa của học sinh. Đa dạng hoá hình Truyền thông trên loa phát thanh xã. thức truyền thông về Lồng ghép truyền thông về CSRM của trẻ vào buổi sinh hoạt của hội CSRM cho phụ phụ nữ, hội nông dân. huynh. Truyền thông qua tờ rơi. Giáo viên không Tổ chức tập huấn về Tổ chức tập huấn về lồng ghép CSRM vào các bài giảng cho giáo được tập huấn về CSRM học sinh cho viên. lồng ghép CSRM giáo viên. Họp chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm về lồng ghép CSRM vào các bài cho học sinh giảng. Cán bộ mới, kiến Nâng cao kỹ năng về Tiếp tục cử CBYT nhà trường đi tập huấn. thức, kỹ năng về NHĐ của CBYT Tăng cường hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về CSRM giữa CBTYT và NHĐ còn hạn chế. nhà trường. CBYT nhà trường. Chương trình thiếu Tăng cường giám sát Tổ chức giám sát buổi súc miệng tại trường học. sự giám sát. chương trình NHĐ. Tổ chức giám sát buổi khám răng định kỳ cho học sinh tại trường học Chưa huy động được Huy động nguồn lực Huy động nguồn lực từ UBND xã. nguồn lực cho cho chương trình Huy động nguồn lực từ quỹ nhà trường (BHYT, phụ huynh đóng góp) chương trình NHĐ. NHĐ. Huy động nguồn lực từ các đơn vị tài trợ (công ty P/S, Colgate) Thiếu sự phối hợp Tăng cường sự phối Trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường về tình hình sức khoẻ, giữa gia đình và nhà hợp giữa nhà trường CSRM của học sinh qua sổ khám và theo dõi sức khoẻ. trường về CSRM và gia đình về Lồng ghép nội dung về CSRM của học sinh trong các buổi họp phụ cho học sinh. CSRM cho học sinh. huynh. 13 Chấm điểm HQ TT Tích Thực hiện 4 4 16 C 3 4 4 3 4 2 9 16 8 K C K 4 3 12 C 4 3 3 4 4 4 3 3 4 4 16 9 9 16 16 C K K C C 3 3 9 K 4 4 16 C 4 4 16 C 4 4 16 C 3 3 9 K 4 3 12 C 4 4 4 4 4 4 3 3 4 2 16 12 12 16 8 C C C C K 4 3 12 C 4 2 8 K V. Kế hoạch hoạt động Bảng 4: Kế hoạch hoạt động cụ thể Phương pháp thực hiện 1. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về CSRM cho học sinh lồng ghép trong chương trình “Trường học thân thiện Học sinh tích cực”. Hoạt động cụ thể Thời gian Địa điểm Tìm tài liệu, chuẩn bị 04/09/09 nội dung cuộc thi. -14/09/09 Liên hệ với nhà 01/10/09 trường. 19/10/09 Thành lập đội thi. TTTT GDSK Trường TH Hùng Sơn Mời uỷ ban, hội phụ huynh, CBTYT… Chuẩn bị địa điểm, loa,bàn ghế,quà tặng .. Tổ chức và tổng kết cuộc thi. Liên hệ xin tranh. Xã Hùng Sơn Trường TH HS 2. Truyền thông qua tranh ảnh có Thiết kế tranh ảnh. nội dung về CSRM tại In tranh. trường học. Treo tranh. 3. Truyền thông Thiết kế sách mỏng. qua sách mỏng về CSRM cho In sách mỏng. học sinh. Phát sách. 26/10/09 30/10/09 Người chịu trách nhiệm NSV CBYT trường CBYT trường CBYT trường Người/cơ quan phối hợp Người giám sát CBTYT Trạm trưởng Giáo viện, Đội TNTP Giáo viên 01/11/09 07-14/09/09 TTTT GDSK 15-21/09/09 Xã HS NSV CBTYT Nguồn lực cần thiết Kinh phí đi lại, in ấn, photo Kinh phí đi lại Hiệu trưởng Trạm trưởng Kinh phí đi lại,Quà tặng Hỗ trợ BTC Kinh phí đi lại, in ấn, photo 22/09/09 23/09/09 24-30/09/09 Trường TH HS TYT 01/10/09 Xã HS 02/10/09 Trường TH HS Trường TH Hùng Sơn Trường TH 4. Truyền thông Lập kế hoạch truyền 05-07/09/09 về CSRM tại thông cho đội tuyên trường học do truyền măng non. CBYT trường NSV Giáo viên CBYT trường CBYT trường Giáo viên 14 CBTYT Hiệu trưởng Trạm trưởng Kinh phí đi lại Kinh phí in ấn, photo Hiệu trưởng Trạm trưởng Kinh phí đi lại Kinh phí in ấn, photo Dự kiến kết quả Thu thập được tài liệu cần thiết Liên hệ được với nhà trường Thành lập được đội thi Mời được UB, hội phụ huynh, CBTYT Chuẩn bị đầy đủ loa đài, bàn ghế, quà tặng,… Tổ chức cuộc thi đúng KH 100% hs tham gia đầy đủ Liên hệ và xin được tranh ảnh về CSRM. Thiết kế được tranh ảnh có nội dung về CSRM In được tranh ảnh về CSRM đẹp, hấp dẫn Treo được tranh tại trường học theo đúng KH Thiết kế sách mỏng có nội dung về CSRM In được sách mỏng về CSRM hấp dẫn, phù hợp Tổ chức phát sách cho học sinh theo đúng KH Lập được KH truyền thông chi tiết, cụ thể đội tuyên truyền Lập đội tuyên truyền măng non thực măng non. hiện. Tập huấn kỹ năng truyền thông cho đội tuyên truyền măng non Viết bài truyền thông về CSRM. Liên hệ với nhà trường. Tiến hành truyền thông tại trường học. 14/09/09 Hùng Sơn L1: 19/09/09 L2: 26/09/09 L3: 03/10/09 05-09/10/09 12/10/09 T5 hàng tuần Đợt 1: 15/10-17/12/9 Đợt 2: 04/03-29/4/10 5. Truyền thông Xây dựng nội dung 02-06/11/09 Trường TH về CSRM trong cho buổi sinh hoạt, Hùng Sơn các buổi sinh ngoại khoá. hoạt, ngoại khóa Lập kế hoạch sinh 09/11/09 của học sinh. hoạt, ngoại khoá. Chuẩn bị loa đài, bàn L1:12/11/09 ghế. L2: 14/01/10 L3: 11/03/10 Triển khai sinh hoạt L1:13/11/09 ngoại khoá. L2: 15/01/10 L3: 12/03/10 6. Truyền thông Viết bài truyền thông 14/09/09 Trường TH về CSRM trên về CSRM. Hùng Sơn loa phát thanh Chỉnh sửa bài truyền 15-18/09/09 xã. thông. Gửi bài truyền thông 21/09/09 UBND cho CBVH xã. Phát bài truyền thông Thứ 2,6/tuần trên loa phát thanh. Đợt1: 03-27/10/09 Đợt 2: CBYT trường Đội TNTP Hiệu trưởng Kinh phí đi lại Lập được 1 đội tuyên truyền măng non tại trường học Đội TNTP CBYT trường Hiệu trưởng Hỗ trợ đội TTMN CBYT trường CBYT trường Đội TNTP CBTYT Hiệu trưởng Kinh phí viết bài Kinh phí đi lại Loa đài Đội tuyên truyền nắm được kỹ năng truyền thông sau tập huấn. Viết được bài truyền thông về CSRM. Liên hệ với nhà trường về KH truyền thông Tổ chức truyền thông theo đúng KH CBYT trường CBTYT CBYT trường CBTYT Kinh phí đi Lập KH buổi sinh hoạt, lại, in ấn, ngoại khoá chi tiết, cụ thể photo Chuẩn bị đầy đủ loa đài, bàn ghế CBYT trường Giáo viên, CBYT trường CB VH xã Hỗ trợ BTC SH ngoại khoá đúng KH. 100% học sinh tham gia và có kiến thức. Kinh phí Viết được bài truyền thông viết bài, in về CSRM ấn, photo Hoàn thiện bài truyền thông có chất lượng Kinh phí đi Gửi được bài truyền thông lại cho CBVH xã Hỗ trợ Đảm bảo phát bài truyền người đọc, thông theo đúng kế hoạch Loa đài 15 CBYT trường Hiệu trưởng Hiệu trưởng Hiệu trưởng Kinh phí đi lại, in ấn, photo Xây dựng nội dung hợp lý, hấp dẫn cho buổi sinh hoạt ngoại khoá 7. Truyền thông Xin tờ rơi. về CSRM cho phụ huynh qua Thiết kế tờ rơi. tờ rơi. In tờ rơi. 8. Tổ huấn viên ghép vào giảng chức tập cho giáo về lồng CSRM các bài Phát tờ rơi cho phụ huynh. Xây dựng nội dung tập huấn. Lập kế hoạch tập huấn. Liên hệ với nhà trường. Mời cán bộ tập huấn. 05-30/01/10 Đợt 3: 03-27/04/10 07-14/09/09 24-30/09/09 04/10/09 05/10/09 06-09/10/09 TTTT GDSK TYT Xã Hùng Sơn Trường TH Hùng Sơn Trường TH Hùng Sơn CBTYT CBTYT Giáo viên CBYT trường Giáo viên Trạm trưởng 14/10/09 15/10/09 Lập kế hoạch họp 26,27/10/09 Trường TH chuyên đề. Hùng Sơn Thông báo về buổi L1: 17/11/09 họp cho giáo viên. L2: 19/01/10 L3: 16/03/10 Tiến hành buổi họp. L1: 18/11/09 L2: 20/01/10 L3: 17/03/10 10. Tăng cường Mời CBTYT tham 01/09/09 TYT hỗ trợ, chia sẻ gia hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm về kinh nghiệm. CBYT trường CBYT trường Giáo viên CBYT huyện Giáo viên Hỗ trợ gíáo viên phát Kinh phí đi lại, in ấn, photo Hiệu trưởng Trạm trưởng Hiệu trưởng Kinh phí đi lại Kinh phí đi lại CBYT nhà trường CBYT trường CBYT trường CBYT trường CBTYT 16 Hỗ trợ cán bộ tập huấn Trạm trưởng Hiệu trưởng Giáo viên Kinh phí đi lại Kinh phí đi lại, in ấn, photo Hiệu trưởng Hiệu trưởng 12-13/10/09 Mới giáo viên tham 16/10/09 gia tập huấn. Tiến hành tập huấn. L1: 22/10/09 L2: 11/11/09 9. Họp chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm về lồng ghép CSRM vào các bài giảng. NSV Kinh phí đi lại, in ấn, photo Hỗ trợ giáo viên Trạm trưởng Kinh phí đi lại Thu thập được tờ rơi Thiết kế được tờ rơi đẹp, hấp dẫn, phù hợp In được tờ rơi đẹp, đảm bảo đủ số lượng Đảm bảo 100% phụ huynh học sinh nhận được tờ rơi Xây dựng được nôi dung tập huấn chi tiết, đầy đủ Lập được bản KH tập huấn chi tiết, cụ thể Liên hệ được với nhà trường về KH tập huấn Mời được cán bộ tập huấn Mời được toàn bộ giáo viên tham gia tập huấn Tập huấn đúng KH. 100% gv tham gia tập huấn, có kỹ năng cần thiết Lập được KH họp chuyên đề cụ thể Toàn bộ giáo viên nắm được KH họp chuyên đề Họp chuyên đề đúng KH. 100% gv tham gia,chia sẻ và thu được kinh nghiệm Mời được CBTYT tham gia chia sẻ kinh nghiệm. CSRM giữa CBTYT và CBYT trường. 11. Tổ chức giám sát buổi súc miệng tại trường học. Tham gia chia sẻ Thứ 2/tuần kinh nghiệm. 07/09/0928/12/10 Lập kế hoạch giám 16/11/09 sát. Thành lập đội giám 19/11/09 sát. Tiến hành giám sát. L1: 23/11/09 L2: 15/03/10 Lập kế hoạch giám 12/10/09 sát. Thành lập đội giám sát 13/10/09 Tiến hành giám sát. 15/10/09 Trường TH Hùng Sơn Trường TH HS CBYT trường CBTYT Hiệu trưởng Hỗ trợ CBTYT CBYT huyện Kinh phí đi lại, in ấn Kinh phí đi lại Hỗ trợ cán bộ giám sát Kinh phí đi lại, in ấn, photo Hỗ trợ cb giám sát Kinh phí đi lại, in ấn, photo Thực hiện chia sẻ kinh nghiệm hiệu quả giữa CBTYT và CBYT trường Lập được bản kế hoạch giám sát cụ thể Thành lập được đội giám sát Tiến hành giám sát đúng kế hoạch Lập được bản kế hoạch giám sát cụ thể Thành lập được đội giám sát Tiến hành giám sát đúng kế hoạch Lập được bản kế hoạch dự trù kp chi tiết, cụ thể Huy động được kinh phí từ UBND. Huy động được kinh phí từ nhà trường. 12. Tổ chức Trường TH CBYT CBTYT CBYT giám sát buổi HS trường huyện khám răng định kỳ cho học sinh tại trường học. 13. Huy động Lập kế hoạch dự trù 01/09/09 TYT CBYT CBTYT Hiệu nguồn lực từ kinh phí. trường trưởng UBND xã. Gặp UBND và trình 03/09/09 UBND CBTYT bày kế hoạch. 14. Huy động Gặp ban giám hiệu 04/09/09 Trường TH CBYT Hiệu Kinh phí đi nguồn lực từ nhà trường và trình Hùng Sơn trường trưởng lại quỹ nhà trường bày kế hoạch. 15. Trao đổi Chuẩn bị sổ liên lạc. 19/10/09TYT CBYT CBYT Hiệu Hỗ trợ Chuẩn bị đầy đủ sổ liên lạc thông tin về tình 22/10/09 trường trường trưởng CBTYT cho học sinh hình sức khoẻ, Trường TH CBYT Hỗ trợ Giáo Thực hiện được trao đổi sổ CSRM của học Trao đổi sổ liên lạc 1 lần/tháng Hùng Sơn trường viên liên lạc giữa giáo viên và sinh qua sổ liên giữa giáo viên và phụ 30/10/0930/04/10 phụ huynh lạc giữa gia huynh. đình và nhà trường. 6.1. Bảng kế hoạch hoạt động theo thời gian (Chi tiết xem phụ lục 17 trang 73 ). 6.2. Bảng dự toán kinh phí (Chi tiế xem phụ lục 19 trang 76 ). 6.3. Dự kiến thuận lợi, khó khăn và hướng khắc phục khi triển khai các hoạt động (Chi tiết xem phụ lục 18 trang 74 ). 17 VII. Kế hoạch giám sát 7.1. Sơ đồ tổ chức giám sát TTYT dự phòng huyện Thanh Miện TYT xã Hùng Sơn Phòng giáo dục huyện Thanh Miện UBND xã Hùng Sơn Ghi chú: Giám sát tổ chức Giám sát chuyên môn Phối hợp giám sát Trường tiểu học xã Hùng Sơn 7.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan/thành viên trong sơ đồ giám sát Bảng 5: Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan/thành viên trong sơ đồ giám sát Cơ quan/thành Chức năng, nhiệm vụ viên 1. TTYTDP huyện - Giám sát về chuyên môn các hoạt động được triển khai trong Thanh Miện chương trình can thiệp. - Hỗ trợ các nguồn lực cần thiết (con người, trang thiết bị, tài chính…) trong quá trình giám sát. 2. Phòng giáo dục Giám sát về tổ chức các hoạt động của CBTYT được tiến hành tại huyện Thanh Miện trường. - Tạo điều kiện thuận lợi cho trạm y tế tiến hành các hoạt động trong 3. UBND xã Hùng chương trình can thiệp. Sơn - Giám sát về mặt tổ chức các hoạt động của chương trình can thiệp 4. Trạm y tế - Tổ chức triển khai thực hiện chương trình. - Huy động các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chương trình. - Tổ chức giám sát chuyên môn đối với CBYT nhà trường. 5. Trường tiểu học - Tạo điều kiện về trang thiết bị, nguồn nhân lực, địa điểm cho nhóm xã Hùng Sơn thực hiện triển khai các hoạt động trong can thiệp. - Giám sát về tổ chức các hoạt động của CBTYT được tiến hành tại trường. 7.3. Hoạt động giám sát - Hoạt động tổ chức súc miệng nước fluor cho học sinh tại trường tiểu học Hùng Sơn. - Hoạt động tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh tại trường tiểu học Hùng Sơn. 7.3.1. Kế hoạch giám sát hoạt động tổ chức súc miệng nước fluor cho học sinh tại trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương Bảng 6: Kế hoạch giám sát hoạt động tổ chức súc miệng nước fluor cho học sinh 18 Tên hoạt động Địa điểm giám sát Thời gian giám sát Đối tượng giám sát Mục tiêu giám sát Nội dung giám sát Phương pháp và tiến hành giám sát Công cụ giám sát Thành viên và nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm giám sát Nguồn lực cần thiết Các tài liệu tham khảo Tổ chức súc miệng nước fluor tại trường tiểu học Trường tiểu học xã Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. Lần 1: 23/11/09; Lần 2: 15/03/10 Cán bộ phụ trách y tế trường học. - Giám sát để hỗ trợ về mặt tổ chức, triển khai các buổi súc miệng. - Phát hiện những điểm chưa đạt và kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện chuyên môn cho CBYT nhà trường. - Giám sát về mặt tổ chức: + Chuẩn bị dụng cụ (bàn ghế, ca cốc, nước fluor,..) + Thời gian tiến hành buổi súc miệng + Sự phối hợp của giáo viên + Quy trình tiến hành buổi súc miệng - Giám sát về mặt chuyên môn: + Cách pha chế nước Fluor + Chất lượng nước Fluor + Việc cán bộ y tế nhà trường hướng dẫn cho học sinh - Quan sát trực tiếp có tham dự: cán bộ giám sát quan sát quy trình buổi súc miệng (chuẩn bị dụng cụ, cách pha chế, cách hướng dẫn học sinh…) thông qua bảng kiểm. - Trong quá trình thực hiện nếu cán bộ giám sát phát hiện ra sai sót sẽ trực tiếp hỗ trợ cán bộ y tế học đường để khắc phục. - Phản hồi: Sau khi kết thúc buổi giám sát, cán bộ giám sát nhận xét tổng quát và góp ý cho CBYT trường học rút kinh nghiệm. Bảng kiểm quan sát. 1 CBYT tuyến huyện có chuyên khoa răng miệng hỗ trợ chuyên môn và giám sát quá trình tổ chức buổi súc miệng. CBTYT hỗ trợ chuyên môn và giám sát quá trình tổ chức buổi súc miệng. - Kinh phí chuẩn bị công cụ, tài liệu dùng cho giám sát. - Kinh phí hỗ trợ giám sát viên. Tài liệu hướng dẫn về cách pha nước fluor. Tài liệu về sâu răng. 7.3.2. Kế hoạch giám sát hoạt động tổ chức khám răng cho học sinh tại trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương (Chi tiết xem phụ lục 20 trang 77). VIII.Kế hoạch theo dõi đánh giá VIII.1. Tên kế hoạch theo dõi đánh giá: “Đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương” từ 01/05/2010 đến 31/05/2010”. VIII.2. Mục tiêu đánh giá VIII.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương” từ tháng 01/05/2010 đến 31/05/2010. VIII.2.2. Mục tiêu cụ thể 19 1. Đánh giá kết quả đạt được của các hoạt động trong chương trình đã triển khai vào tháng 05/2010 so với kế hoạch can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương”. 2. Xác định kiến thức về CSRM của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương vào tháng 05/2010 sau khi triển khai chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM. 3. Xác định thực hành về CSRM của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện Hải Dương vào tháng 05/2010 sau khi triển khai chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM. 4. Xác định kiến thức về CSRM của phụ huynh học sinh trường tiểu học Hùng Sơn Thanh Miện - Hải Dương vào tháng 05/2010 sau khi triển khai chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM. 5. Xác định kiến thức và kỹ năng lồng ghép về CSRM vào các bài giảng của giáo viên trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương từ 01/05/2010 đến 31/05/2010 sau khi triển khai chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM. 8.3. Phương pháp 8.3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm 8.3.1.1. Đối tượng - Học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. - Giáo viên và phụ huynh học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. 8.3.1.2. Thời gian: 4 tuần (từ ngày 01/05/2010 đến ngày 31/05/2010). 8.3.1.3. Địa điểm: Trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. 8.3.2. Phân tích các bên liên quan (Chi tiết xem phụ lục 23 trang 80 ). 8.3.3. Thiết kế Mục tiêu của kế hoạch theo dõi đánh giá là đánh giá kết quả các hoạt động của chương trình can thiệp lên sự thay đổi về kiến thức và thực hành về CSRM của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương. Tại xã Hùng Sơn, chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học xã Hùng Sơn đã được triển khai. Trước khi tiến hành can thiệp, NSV đã tiến hành đo lường kiến thức, thực hành về CSRM của học sinh, kiến thức về CSRM của PHHS và kỹ năng lồng ghép CSRM của giáo viên thông qua bộ câu hỏi đánh giá. Sau khi chương trình can thiệp được triển khai, nhóm đánh giá sẽ tiến hành đo lường lại kiến thức, thực hành về CSRM của học sinh, kiến thức về CSRM của PHHS và kỹ năng lồng ghép CSRM của giáo viên cho học sinh của giáo viên thông qua bộ câu hỏi tương tự để so sánh sự khác biệt và đánh giá được mức độ thay đổi về kiến thức, thực hành về CSRM của các đối tượng đó. Do vậy, nhóm đã áp dụng thiết kế đánh giá một nhóm trước - sau can thiệp. 8.3.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 218 học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. 218 phụ huynh học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. 9 giáo viên trường tiểu học Hùng Sơn Tổng số mẫu nghiên cứu: 445 đối tượng nghiên cứu. 8.3.5. Định nghĩa các chỉ số theo dõi đánh giá (Chi tiết xem phụ lục 24 trang81 ). 8.3.6. Câu hỏi theo dõi đánh giá (Chi tiết xem phụ lục 25 trang 83). 8.3.7. Các chỉ số theo dõi đánh giá (Chi tiết xem phụ lục 26 trang 86). PHẦN II: PHÁT TRIỂN - THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 20 Mục tiêu của chương trình can thiệp là nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh tiểu học, do đó các giải pháp chính của chương trình là tập trung vào truyền thông nhằm cung cấp kiến thức về CSRM đúng cách cho học sinh và PHHS thông qua các hình thức truyền thông phù hợp với các đối tượng và tình hình địa phương. Do đó các thông điệp mà chương trình hướng tới truyền tải kiến thức về CSRM và phòng bệnh sâu răng, trong đó nhấn mạnh nội dung khuyến khích VSRM và đánh răng đúng cách (gồm các tiêu chí đánh răng 3 mặt, 3 phút mỗi lần, 3 lần mỗi ngày) để phòng bệnh sâu răng. Trên cơ sở đó nhóm đã xây dựng và thử nghiệm các ý tưởng về thông điệp truyền thông (TĐTT) sử dụng cho chương trình can thiệp. I. Căn cứ, lập luận hình thành các ý tưởng về thông điệp truyền thông I.1. Dựa vào quá trình phân tích vấn đề sức khoẻ Qua quá trình thu thập thông tin và phân tích VĐSK tại xã, nhóm đã xác định được sâu răng ở học sinh tiểu học hiện đang là vấn đề phổ biến cần ưu tiên giải quyết. Kết quả khám sơ bộ cho thấy tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học còn khá cao (68,8%). Nguyên nhân chính gây sâu răng ở lứa tuổi học sinh tiểu học chủ yếu là do kiến thức và thực hành về CSRM của học sinh còn chưa tốt. I.1.1. Kiến thức về CSRM của học sinh Theo kết quả điểu tra định lượng, tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về CSRM là 33,9%. Kiến thức về CSRM của các em còn thấp, chỉ có 29,1% số học sinh biết rằng nên đánh răng ngay sau bữa ăn, phần lớn số học sinh đều cho rằng nên đánh răng vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ (67,9%). Về thời gian đánh răng, chỉ có 21,6% số học sinh biết được nên đánh răng trong vòng 3 phút, 50,9% học sinh cho rằng nên đánh răng trong vòng 1-2 phút và có 31,2% học sinh không biết nên đánh răng trong thời gian bao lâu. I.1.2. Thực hành về CSRM của học sinh Tỷ lệ học sinh có thực hành đúng về CSRM chỉ đạt 29,8%. Nhìn chung học sinh đều thực hiện đánh răng hàng ngày, tuy nhiên việc đánh răng của học sinh chủ yếu là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy (59,2%), tỷ lệ học sinh thực hiện đánh răng 3 lần/ngày chỉ là 35,3%. Chỉ có 45,4% số học sinh thực hiện đánh răng sau bữa ăn. Một nguyên nhân nữa gây sâu răng ở học sinh lứa tuổi này là do thói quen hay ăn quà vặt, bánh kẹo. Thói quen và ý thức tự giác VSRM của các em chưa tốt, việc VSRM của học sinh còn để phụ huynh phải nhắc nhở. I.1.3. Truyền thông về CSRM tại xã Truyền thông về CSRM tại xã chưa được thực hiện, tại trạm cũng chưa truyền thông về VSRM hay phòng bệnh sâu răng. Nguồn thông tin về CSRM cho các em học sinh chủ yếu qua ti vi, thông tin từ các nguồn khác như từ loa phát thanh, tờ rơi đều không có. Ngoài ra, học sinh có thêm thông tin từ những bài học ở trường, nhưng đó là những bài học mà các em được học tại trường mầm non. Kiến thức về CSRM đúng cách mà học sinh thu được qua các bài học tại trường lớp còn hạn chế và thiếu hấp dẫn. Dựa trên những phân tích đó, nhóm đã định hướng xây dựng TĐTT có nội dung cung cấp kiến thức về VSRM và đánh răng đúng cách (bao gồm các tiêu chí đánh răng 3 mặt, đánh 3 phút mỗi lần và đánh 3 lần mỗi ngày). Đồng thời các thông điệp này cũng cần thể hiện tính chất khuyến khích và động viên học sinh có ý thức tự giác đánh răng và VSRM hàng ngày. I.2. Dựa vào quá trình phân tích các yếu tố liên quan đến đối tượng đích 21 Đối tượng học sinh tiểu học là đối tượng đích của chương trình can thiệp, đồng thời cũng là đối tượng đích của hoạt động truyền thông mà nhóm hướng tới. Để xây dựng được những TĐTT phù hợp với chương trình can thiệp cần phải dựa trên phân tích những yếu tố liên quan đến đối tượng học sinh tiểu học. I.2.1. Yếu tố văn hoá Đối tượng đích của hoạt động truyền thông là học sinh tiểu học, do đó các TĐTT xây dựng cho các em phải rõ ràng, sử dụng những từ ngừ đơn giản, câu thơ có vần điệu, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có tính chất khuyến khích các em làm theo thông điệp. I.2.2. Yếu tố tâm lý Ở lứa tuổi này các em tò mò, hiếu động, thích tìm hiểu về những điều mà các em quan tâm nên các TĐTT cần phải gây được sự chú ý và kích thích được trí tò mò, thích tìm hiểu và khám phá của các em. Học sinh ở độ tuổi này thường thích những hình ảnh ngộ nghĩnh hay những nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình,… gần gũi và được các em yêu thích. Từ đó nhóm đã đưa ra TĐTT: - Chúng ta hãy đến vương quốc không sâu răng bằng máy đánh răng 3 mặt – 3 phút – 3 lần của Đoremon: Đoremon là nhân vật truyện tranh quen thuộc được hầu hết các em học sinh tiểu học yêu thích, do đó sẽ có tác dụng thu hút được sự chú ý của các em. Đồng thời thông điệp cũng bao hàm nội dung nhắc nhở các em đánh răng đúng cách thông qua hình ảnh máy đánh răng 3 mặt – 3 phút – 3 lần giúp các em ghi nhớ được các tiêu chí đánh răng đúng cách (3 mặt – 3 phút – 3 lần). I.2.3. Yếu tố xã hội Truyền thông về chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng nói chung và cho trẻ em nói riêng tại xã được UBND xã, TYT, ban truyền thông xã rất quan tâm. Vấn đề CSRM cho học sinh cũng được coi là quan trọng và nhận được sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể và các bậc phụ huynh. Do đó việc đưa ra các TĐTT về CSRM đúng cách đã nhận được sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể trong xã (đặc biệt là CBTYT xã, CBVH xã, giáo viên). Hơn nữa các TĐTT về nội dung này không những phù hợp và cần thiết cho đối tượng học sinh mà còn cho tất cả các đối tượng ở lứa tuổi khác như PHHS. I.2.4. Các đối tượng liên quan đến đối tượng đích (giáo viên, PHHS) Học sinh tiểu học là đối tượng chịu ảnh hưởng và tác động từ phía cha mẹ và thầy cô giáo. Việc CSRM của các em cần có sự kết hợp giữa cha mẹ và thầy cô giáo nhắc nhở, hướng dẫn. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc CSRM cho học sinh còn hạn chế. Do đó, các thông điệp cần thể hiện sự kêu gọi tăng cường phối hợp giữa giáo viên và PHHS trong việc CSRM cho học sinh. Qua phân tích VĐSK ưu tiên, kiến thức về CSRM đúng cách của PHHS còn rất đơn giản, chủ yếu dựa vào thói quen và kinh nghiệm của bản thân. Các PHHS được phỏng vấn đều không biết thế nào là đánh răng đúng cách. Bên cạnh đó PHHS còn chủ quan về vấn đề sâu răng sữa, cho rằng sau khi trẻ thay răng sẽ trở lại bình thường. Học sinh tiểu học đang ở tuổi thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, nếu việc VSRM của các em không tốt, các răng vĩnh viễn tiếp tục bị sâu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Việc về CSRM của học sinh cần có sự hướng dẫn và nhắc nhở của PHHS, nhưng nếu chỉ dựa trên những kiến thức đơn giản về CSRM mà phụ huynh có được là chưa đủ. Vì vậy, các thông điệp không chỉ hướng tới cung cấp kiến thức về CSRM và đánh răng đúng cách cho học sinh mà cho cả PHHS. I.3. Dựa trên tham khảo một số thông điệp hiện đang sử dụng Hiện nay các hãng kem đánh răng có sử dụng một số thông điệp về CSRM và phòng bệnh sâu răng. Các thông điệp có nội dung nhắc nhở học sinh VSRM sạch sẽ, tránh những thói 22 quen có hại ảnh hưởng đến răng (ăn quà vặt, bánh kẹo…) và mang tính chất kêu gọi việc CSRM cho trẻ em. Một số thông điệp hiện đang được các nhà sản xuất kem đánh răng Colgate và P/S sử dụng: - Giải cứu răng xinh khỏi vương quốc sâu răng của phù thuỷ ăn quà: Thông điệp này tập trung vào nhắc nhở, khuyên bảo học sinh không nên ăn quà vặt để không bị sâu răng. Thông điệp cũng sử dụng những từ ngừ, nhân vật gần với truyện cổ tích để phù hợp với tâm lý và sở thích của học sinh lứa tuổi này nhằm lôi kéo sự chú ý, thích thú của học sinh. - Hãy bảo vệ nụ cười trẻ thơ: Thông điệp này có nội dung hướng đến tất cả các đối tượng trong cộng đồng, mang tính chất kêu gọi hành động CSRM cho trẻ em. Dựa trên những kết quả phân tích và thu thập được, nhóm đã tổng kết, đưa ra định hướng và ý tưởng để có thể xây dựng được những thông điệp phù hợp với kế hoạch truyền thông của nhóm. II.Hình thành các thông điệp truyền thông II.1. Ý tưởng về nội dung, hình thức của các thông điệp truyền thông Từ những căn cứ và phân tích trên, nhóm đã đưa ra ý tưởng về nội dung và hình thức của các TĐTT. Nội dung của TĐTT: Các thông điệp sẽ tập trung vào truyền tải nội dung VSRM và đánh răng đúng cách (gồm các tiêu chí đánh răng 3 mặt, 3 phút mỗi lần, 3 lần mỗi ngày). Từ ngữ của thông điệp: Sử dụng từ ngừ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có tính chất khuyến khích các em làm theo thông điệp. Những thông điệp cũng có thể xây dựng như những câu thơ vần điệu giúp các em dễ thuộc, dễ nhớ, có nội dung nhẹ nhàng nhắc nhở, khích lệ học sinh VSRM và đánh răng đúng cách hàng ngày. Hình ảnh sử dụng trong thông điệp: Sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh, vui nhộn, hấp dấn và gây được sự chú ý, ấn tượng cho học sinh như nhân vật truyện tranh, hoạt hình Đoremonđược các em yêu thích. Đối tượng học sinh thường hiếu động, thích tham gia vào các hoạt động vui nhộn, hài hước nên nhóm có ý tưởng xây dựng cuộc thi tìm hiểu về CSRM cho học sinh tại trường học gồm 3 phần (kiến thức, thực hành và tài năng), có các tiểu phẩm nội dung về CSRM và phòng bệnh sâu răng để gây được ấn tượng và sự chú ý của học sinh. II.2. Liệt kê các thông điệp dự kiến sử dụng cho thử nghiệm Từ những phân tích trên, nhóm đã xây dựng được 11 TĐTT về CSRM để tiến hành thử nghiệm 1. Cả nhà đánh răng vì nụ cười xinh 2. Răng trắng nụ cười xinh 3. Vì nụ cười xinh hãy đánh răng 3 mặt, 3 phút, 3 lần mỗi ngày 4. Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách để phòng chống sâu răng 5. Giáo viên và phụ huynh trường tiểu học Hùng Sơn chung sức vì một tuổi thơ không sâu răng 6. Học sinh tiểu học Hùng Sơn răng khoẻ học tốt cả nhà đều vui 7. Hãy bảo vệ nụ cười trẻ thơ 8. Chải răng 3 mặt sạch đều/Chải trong 3 phút mỗi lần sau ăn 9. Ăn xong súc miệng đánh răng/Em luôn ghi nhớ mỗi ngày không quên 10. Giải cứu răng xinh khỏi vương quốc sâu răng của phù thuỷ ăn quà 11. Chúng ta hãy đến vương quốc không sâu răng bằng máy đánh răng 3 mặt – 3 phút – 3 lần của Đoremon. II.3. Ý tưởng về tiếp cận/phương pháp truyền thông 23 Đối tượng đích của hoạt động truyền thông là học sinh tiểu học nên việc tập trung các đối tượng thuận lợi và dễ dàng. Hơn nữa các hoạt động truyền thông đến học sinh chủ yếu thực hiện tại trường học do đó sử dụng cách tiếp cận truyền thông nhóm. Về phương pháp truyền thông, thực hiện truyền thông trực tiếp thông qua các bài giảng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CSRM và phòng bệnh sâu răng nhằm tạo sự rõ ràng, gây được sự chú ý và ấn tượng cho học sinh. Kết hợp với truyền thông gián tiếp, các thông điệp sẽ được truyền tải qua bài truyền thông do đội tuyên truyền măng non thực hiện tại trường học và các tài liệu, ấn phẩm khác như tranh ảnh, sách mỏng có nội dung về CSRM. Các đối tượng liên quan khác mà hoạt động truyền thông hướng tới là giáo viên và PHHS, đó là những đối tượng có ảnh hưởng và tác động tới kiến thức và thực hành về CSRM của học sinh. Với các đối tượng này có thể sử dụng cách tiếp cận truyền thông đại chúng, trên loa phát thanh hoặc tờ rơi có nội dung về CSRM và phòng bệnh sâu răng. Ngoài ra, giáo viên còn có thể nhận được thông tin này thông qua các buổi tập huấn. II.4. Ý tưởng về thiết kế sản phẩm truyền thông (Chi tiết xem phụ lục 38 trang 119 ) - Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về CSRM và phòng bệnh sâu răng cho học sinh. - Truyền thông qua tranh ảnh có nội dung về CSRM và phòng bệnh sâu răng cho học sinh. - Truyền thông qua sách mỏng có nội dung về CSRM và phòng bệnh sâu răng cho học sinh dựa theo nội dung truyện tranh “Sư tử lemony”. - Truyền thông về CSRM và phòng bệnh sâu răng trên loa phát thanh trường. - Truyền thông về CSRM và phòng bệnh sâu răng trên loa phát thanh xã. - Truyền thông qua tờ rơi có nội dung về CSRM và phòng bệnh sâu răng cho PHHS. III. Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông về CSRM và phòng bệnh sâu răng Đối tượng học sinh chịu ảnh hưởng và tác động từ phía phụ huynh và giáo viên, hơn nữa giáo viên và PHHS cũng là người hiểu rõ tâm lý, sở thích của các em. Do đó các TĐTT cần được thử nghiệm trong nhóm giáo viên và PHHS. Để xác định được TĐTT phù hợp sử dụng cho chương trình can thiệp, nhóm đã tiến hành thử nghiệm trên 70 đối tượng (CBTYT, CBVH xã, giáo viên, PHHS và học sinh). Sau khi tiến hành thử nghiệm các TĐTT, nhóm đánh giá kết quả thử nghiệm thông qua 70 bảng kiểm thu được kết hợp với TLN và PVS các đối tượng. Bảng kiểm thử nghiệm TĐTT được xây dựng bao gồm các tiêu chí mức độ gây chú ý và ấn tượng, mức độ hấp dẫn, mức độ dễ hiểu, dễ nhớ của thông điệp, mức độ rõ ràng của thông điệp và mức độ khuyến khích, khích lệ làm theo thông điệp.[2].Các tiêu chí trong bảng kiểm sẽ được chấm điểm theo các mức độ rất tốt, tốt, tạm được, kém và rất kém. (Chi tiết xem phụ lục 29 trang 94, phụ lục 30 trang 95). Dựa trên kết quả bảng kiểm thu được, nhóm tiến hành tính điểm trung bình cho từng tiêu chí. Điểm của mỗi thông điệp sẽ được tính bằng tổng điểm trung bình của các tiêu chí chú ý/ấn tượng+hấp dẫn+dễ hiểu+dễ nhớ+rõ ràng+khuyến khích, khích lệ làm theo thông điệp. (Chi tiết xem phụ lục 32 trang 98). III.1. Mục tiêu thử nghiệm thông điệp truyền thông - Chỉnh sửa lại các thông điệp (về từ ngữ và nội dung) cho phù hợp với đối tượng của chương trình can thiệp. - Xác định được TĐTT phù hợp nhất về CSRM và phòng bệnh sâu răng với học sinh tiểu học. - Xây dựng được 3 TĐTT về CSRM và phòng bệnh sâu răng phù hợp cho chương trình can thiệp. III.2. Đối tượng và hình thức thử nghiệm thông điệp truyền thông 24 III.2.1. Đối tượng tiến hành thử nghiệm thông điệp truyền thông - Đối tượng đích: Học sinh trường tiểu học trường tiểu học Hùng Sơn. - Đối tượng có liên quan: Giáo viên và PHHS trường tiểu học Hùng Sơn. - Đối tượng quan trọng: CBTYT, CBVH xã. III.2.2. Hình thức thử nghiệm thông điệp truyền thông - Thảo luận nhóm: 5 CBTYT và nhóm học sinh tiểu học (8 học sinh lớp 4,5). - Phỏng vấn sâu: 3 CBVH xã, 10 giáo viên, 20 PHHS, 30 học sinh. - Phát phiếu tự điền cho tất cả các đối tượng tham gia thử nghiệm. III.3. Quy trình tiến hành thử nghiệm thông điệp truyền thông Trước khi tiến hành thử nghiệm TĐTT, NSV tiến hành tập huấn cho các đối tượng tham gia thử nghiệm TĐTT. (Chi tiết xem phụ lục 29 trang 94 ). Tiến hành thử nghiệm 11 thông điệp qua TLN, PVS và phát phiếu tự điền cho toàn bộ đối tượng thử nghiệm. Sau đó tổng hợp kết quả thử nghiệm và xác định ra 3 thông điệp phù hợp nhất sử dụng cho chương trình can thiệp để đảm bảo tính chính xác và hạn chế được sai số giữa các nhóm đối tượng tham gia thử nghiệm. - Thử nghiệm lần 1: thử nghiệm với nhóm đối tượng quan trọng (CBTYT, CBVH xã), TLN với CBTYT và PVS CBVH xã. - Thử nghiệm lần 2: thử nghiệm với nhóm đối tượng có liên quan (giáo viên và PHHS) qua PVS. - Thử nghiệm lần 3: thử nghiệm với nhóm đối tượng đích (học sinh tiểu học Hùng Sơn) qua TLN 8 học sinh lớp 4, 5 và PVS 30 học sinh. III.4. Thời gian thử nghiệm thông điệp truyền thông: Từ ngày 12/01/09 đến ngày 06/02/09. III.5. Địa điểm thử nghiệm thông điệp truyền thông - Trạm y tế xã, UBND xã Hùng Sơn. - Trường tiểu học xã Hùng Sơn và các hộ gia đình tại xã Hùng Sơn. 3.6. Kế hoạch thử nghiệm thông điệp truyền thông chi tiết (Chi tiết xem phụ lục27 trang89) IV. Kế hoạch đánh giá kết quả thử nghiệm thông điệp truyền thông (Chi tiết xem phụ lục 28 trang 92) V. Kết quả thu được V.1. Kết quả đạt được sau hoạt động thử nghiệm, đánh giá thông điệp truyền thông Dựa trên kết quả bảng kiểm thu được, nhóm đã tổng hợp điểm trung bình của các thông điệp. Các thông điệp có điểm trung bình cao nhất là thông điệp 3, 8, 9, 11. (Chi tiết xem phụ lục 33 trang 103). Tổng hợp ý kiến đóng góp của các đối tượng qua TLN và PVS, nhóm đã chỉnh sửa lại từ ngữ của một số thông điệp cho phù hợp và dễ hiểu hơn, kết quả thu được: Thông điệp thử nghiệm Thông điệp 3: Vì nụ cười xinh hãy đánh răng 3 lần, 3 mặt, 3 phút mỗi ngày. Nội dung cần chỉnh sửa Đổi trật tự của “đánh răng 3 lần, 3 mặt, 3 phút mỗi ngày” thành “đánh răng 3 mặt, 3 phút, 3 lần mỗi ngày” để không hiểu lầm cho học sinh là chỉ đánh răng 3 phút mỗi ngày. Thông điệp 8: Chải răng 3 Nên ghép thông điệp 8 và thông 25 Thông điệp sau chỉnh sửa Vì nụ cười xinh hãy đánh răng 3 mặt, 3 phút, 3 lần mỗi ngày. Chải răng 3 mặt sạch đều, mặt sạch đều/Chải trong 3 điệp 9 thành một đoạn thơ sẽ dễ Chải trong 3 phút mỗi lần sau phút mỗi lần sau ăn. nhớ, dễ hiểu và đầy đủ cho học ăn. Thông điệp 9: Ăn xong súc sinh. Ăn xong súc miệng đánh răng, miệng đánh răng/Em luôn ghi Em luôn ghi nhớ mỗi ngày nhớ mỗi ngày không quên. không quên. Thông điệp 11: Chúng ta hãy Thay “máy đánh răng” bằng Hãy đến vương quốc không đến vương quốc không sâu “bàn chải đánh răng” để tạo sự sâu răng bằng bàn chải đánh răng bằng máy đánh răng 3 gần gũi, dễ hiểu cho học sinh. Nên răng 3 mặt – 3 phút – 3 lần mặt – 3 phút – 3 lần của bỏ từ “chúng ta” để câu ngắn gọn của Đoremon. Đoremon. và có tính chất kêu gọi hơn. Từ kết quả định lượng kết hợp với những thông tin mà nhóm thu được qua TLN và PVS, nhóm đã quyết định chọn ra 3 thông điệp được coi là phù hợp nhất sử dụng cho hoạt động truyền thông trong chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương”. Thông điệp 9: Chải răng 3 mặt sạch đều Chải trong 3 phút mỗi lần sau ăn Ăn xong súc miệng đánh răng Em luôn ghi nhớ mỗi ngày không quên Thông điệp 3: Vì nụ cười xinh hãy đánh răng 3 mặt, 3 phút, 3 lần mỗi ngày Thông điệp 11: Hãy đến vương quốc không sâu răng bằng bàn chải đánh răng 3 mặt – 3 phút – 3 lần của Đoremon. Trong đó thông điệp 9 được chọn là thông điệp chủ đạo sử dụng cho hoạt động truyền thông của chương trình can thiệp. Đồng thời, qua tổng hợp ý kiến của các đối tượng tham gia thử nghiệm, nhóm cũng xác định được hình thức truyền thông phù hợp có thể sử dụng trong chương trình can thiệp là truyền thông qua tranh ảnh, truyện tranh, tổ chức cuộc thi, truyền thông trên loa phát thanh và qua tờ rơi. Từ đó, nhóm đã tiến hành thử nghiệm hoạt động truyền thông trên loa phát thanh xã và tại trường học, xây dựng nội dung kế hoạch cuộc thi, truyện tranh và tranh ảnh sử dụng cho hoạt động truyền thông về CSRM. (Chi tiết xem phụ lục 39 - 43 trang 120 - 124 ). Sau khi tiến hành các hoạt động thử nghiệm, nhóm cũng rút ra được một số kinh nghiệm: - Chỉ nên thử nghiệm từ 5-7 thông điệp là thích hợp. - Nên phối hợp các phương pháp thử nghiệm TĐTT do mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm nhất định. Các phương pháp Ưu điểm Nhược điểm thử nghiệm TĐTT Thảo luận nhóm Thu được thông tin, ý kiến có sự Cần phải chuẩn bị trước khi tiến hành tương tác của các đối tượng tham gia thảo luận (nội dung, hướng dẫn người thảo luận. điều hành thảo luận, địa điểm thảo Ít tốn kém thời gian hơn so với PVS. luận,…). Phỏng vấn sâu Thu được nhiều thông tin từ các đối Tốn nhiều thời gian hơn. tượng tham gia phỏng vấn mà không bị ảnh hưởng bởi các đối tượng khác. Phát phiểu tự điền Các đối tượng có thời gian suy nghĩ Cần phải thiết kế, chuẩn bị đầy đủ đưa ra những thông tin chính xác hơn. phiếu trước khi thử nghiệm. Mất thời gian chờ nhận lại phiếu từ đối tượng. 26 V.2. Các thuận lợi, khó khăn khi triển khai các hoạt động thử nghiệm thông điệp truyền thông và cách khắc phục khó khăn. Thuận lợi Khó khăn Biện pháp khắc phục - Nhận được sự giúp đỡ, ủng -Thời gian tiến hành thử -Chọn thời gian thích hợp để hộ của CBTYT, CBVH xã và nghiệm vào thời điểm vụ cấy thử nghiệm TĐTT (vào giờ UBND xã. nên khó gặp được các đối nghỉ của các đối tượng để - Được sự giúp đỡ và tạo điều tượng phỏng vấn hoặc đối phỏng vấn). kiện thuận lợi về địa điểm, tượng không có nhiều thời thời gian của BGH, các giáo gian để PVS. viên trường tiểu học Hùng -Người dân lần đầu làm quen -Hướng dẫn chi tiết, cụ thể Sơn trong quá trình thử với các loại phiếu đánh giá, cách điền phiếu cho các đối nghiệm TĐTT tại trường học. phiếu tự điền nên khó khăn khi tượng, cùng đối tượng điền - Các học sinh tham gia thử tiến hành, mất nhiều thời gian. thử phiếu. nghiệm thông điệp nhiệt tình, -Việc đi lại in ấn tài liệu, xuống -Liên hệ mượn CBTYT đóng góp ý kiến giúp NSV trường học mất nhiều thời gian phương tiện đi lại in tài liệu hoàn thành tốt thử nghiệm do khoảng cách từ TYT đến và xuống trường học. TĐTT. trường học tương đối xa. PHẦN 3: CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC THAM GIA TẠI ĐỊA PHƯƠNG Trong thời gian thực địa ngoài những công việc chính của nhóm, NSV đã tham gia vào một số hoạt động tại địa phương cùng TYT và các hội, ban ngành đoàn thể (Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên). (Chi tiết xem phụ lục 44 trang 126). PHẦN 4: KẾT LUẬN VỀ ĐỢT THỰC ĐỊA I. Kết quả thu được từ đợt thực địa Qua 10 tuần thực địa tại xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, NSV đã hoàn thành các công việc theo đúng kế hoạch thực địa của nhà trường đề ra và bước đầu hình thành được năng lực Y tế công cộng thông qua việc xây dựng kế hoạch can thiệp giải quyết vấn đề sức khoẻ ưu tiên tại địa phương, đó cũng chính là mục tiêu của chương trình thực địa cộng đồng lần 3 dành cho cử nhân Y tế công cộng năm thứ 4. Trong thời gian thực địa, NSV đã áp dụng được những kiến thức tích luỹ được vào thực tế, đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ghi chép, phân tích và tổng hợp kết quả, kỹ năng tiếp cận cộng đồng, PVS, TLN,…đó là những kỹ năng rất cần thiết cho công việc của cử nhân y tế công cộng. Đồng thời, NSV cũng hiểu thêm về chức năng, hoạt động của y tế tuyến xã trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cũng như những khó khăn và tồn tại của tuyến y tế cơ sở. Sau thời gian tìm hiểu, thu thập thông tin tại cộng đồng NSV đã xây dựng được kế hoạch can thiệp về nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn, phát triển và thử nghiệm TĐTT. Trong thời gian này, nhóm cũng đã tiến hành thử nghiệm hoạt động truyền thông về CSRM trên loa phát thanh xã và tại trường học, đó là những hoạt động nằm trong kế hoạch của chương trình can thiệp mà nhóm đã xây dựng. Ngoài ra, NSV còn tham gia một số hoạt động cùng với TYT và các ban ngành, đoàn thể tại xã qua đó đã tạo nên sự hoà nhập, gần gũi giữa NSV và cộng đồng địa phương. Trong suốt quá trình thực địa, để đạt được những kết quả trên NSV đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của UBND xã Hùng Sơn, các CBTYT, Ban văn hoá xã, Hội phụ nữ, Đoàn 27 thanh niên và các ban ngành đoàn thể khác trong xã. Bên cạnh đó, nhóm cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường tiểu học Hùng Sơn trong quá trình thu thập thông tin, thử nghiệm TĐTT và thử nghiệm truyền thông về CSRM cho học sinh tại trường học. II. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực địa, NSV đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm: - Cần phải có sự chuẩn bị kỹ và chi tiết về các nội dung và bộ công cụ trước khi xuống cộng đồng (hướng dẫn TLN, PVS). - Cần lưu ý về cách ghi chép các biên bản hướng dẫn TLN và PVS. Nên tổng hợp các kết quả TLN, PVS ngay sau khi thu được. - Cần tạo mối quan hệ gần gũi với TYT, UBND và cộng đồng tại địa phương để các hoạt động được triển khai thuận lợi hơn. III. Khuyến nghị Trong đợt thực địa vừa qua, ngoài những kinh nghiệm thu được NSV cũng xin đưa ra một số khuyến nghị để chương trình thực địa được hoàn thiện hơn. Về phía địa phương: - UBND xã và các ban ngành tại địa phương nên tăng cường công tác truyền thông sức khoẻ cho người dân trong xã, trong đó cần quan tâm đến truyền thông về CSRM. - UBND, trạm y tế và trường học cần phối hợp để chương trình Nha học đường được khôi phục và duy trì hoạt động trở lại. - Gia đình và nhà trường cần tăng cường phối hợp trong việc chăm sóc sức khoẻ nói chung và chăm sóc răng miệng nói chung cho học sinh. Về phía nhà trường: - Nhà trường nên tập huấn lại về phương pháp xác định vấn đề sức khoẻ, phát triển và thử nghiệm thông điệp truyền thông cho sinh viên trước khi xuống thực địa. - Khung chương trình thực địa nên sắp xếp lại thời gian, tăng thời gian xác định vấn đề sức khoẻ và lập kế hoạch can thiệp, giảm thời gian phát triển và thử nghiệm thông điệp truyền thông. 28 [...]... giá kết quả đạt được của các hoạt động trong chương trình đã triển khai vào tháng 05/2010 so với kế hoạch can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương” 2 Xác định kiến thức về CSRM của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương vào tháng 05/2010 sau khi triển khai chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành. .. kiến thức và thực hành về CSRM của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương Tại xã Hùng Sơn, chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học xã Hùng Sơn đã được triển khai Trước khi tiến hành can thiệp, NSV đã tiến hành đo lường kiến thức, thực hành về CSRM của học sinh, kiến thức về CSRM của PHHS và kỹ năng lồng ghép CSRM của giáo viên thông... hành về CSRM 3 Xác định thực hành về CSRM của học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện Hải Dương vào tháng 05/2010 sau khi triển khai chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM 4 Xác định kiến thức về CSRM của phụ huynh học sinh trường tiểu học Hùng Sơn Thanh Miện - Hải Dương vào tháng 05/2010 sau khi triển khai chương trình can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM... đã triển khai của chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương” từ 01/05/2010 đến 31/05/2010” VIII.2 Mục tiêu đánh giá VIII.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp “Nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương” từ... hỏi đánh giá Sau khi chương trình can thiệp được triển khai, nhóm đánh giá sẽ tiến hành đo lường lại kiến thức, thực hành về CSRM của học sinh, kiến thức về CSRM của PHHS và kỹ năng lồng ghép CSRM của giáo viên cho học sinh của giáo viên thông qua bộ câu hỏi tương tự để so sánh sự khác biệt và đánh giá được mức độ thay đổi về kiến thức, thực hành về CSRM của các đối tượng đó Do vậy, nhóm đã áp dụng... Trường tiểu học - Tạo điều kiện về trang thiết bị, nguồn nhân lực, địa điểm cho nhóm xã Hùng Sơn thực hiện triển khai các hoạt động trong can thiệp - Giám sát về tổ chức các hoạt động của CBTYT được tiến hành tại trường 7.3 Hoạt động giám sát - Hoạt động tổ chức súc miệng nước fluor cho học sinh tại trường tiểu học Hùng Sơn - Hoạt động tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh tại trường tiểu học Hùng Sơn... là do kiến thức và thực hành về CSRM của học sinh còn chưa tốt I.1.1 Kiến thức về CSRM của học sinh Theo kết quả điểu tra định lượng, tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về CSRM là 33,9% Kiến thức về CSRM của các em còn thấp, chỉ có 29,1% số học sinh biết rằng nên đánh răng ngay sau bữa ăn, phần lớn số học sinh đều cho rằng nên đánh răng vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ (67,9%) Về thời... giá (Chi tiết xem phụ lục 26 trang 86) PHẦN II: PHÁT TRIỂN - THỬ NGHIỆM THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG 20 Mục tiêu của chương trình can thiệp là nâng cao kiến thức và thực hành về CSRM cho học sinh tiểu học, do đó các giải pháp chính của chương trình là tập trung vào truyền thông nhằm cung cấp kiến thức về CSRM đúng cách cho học sinh và PHHS thông qua các hình thức truyền thông phù hợp với các đối tượng và. .. cho giám sát - Kinh phí hỗ trợ giám sát viên Tài liệu hướng dẫn về cách pha nước fluor Tài liệu về sâu răng 7.3.2 Kế hoạch giám sát hoạt động tổ chức khám răng cho học sinh tại trường tiểu học Hùng Sơn - Thanh Miện - Hải Dương (Chi tiết xem phụ lục 20 trang 77) VIII.Kế hoạch theo dõi đánh giá VIII.1 Tên kế hoạch theo dõi đánh giá: “Đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai của chương trình can thiệp. .. tiến hành tại huyện Thanh Miện trường - Tạo điều kiện thuận lợi cho trạm y tế tiến hành các hoạt động trong 3 UBND xã Hùng chương trình can thiệp Sơn - Giám sát về mặt tổ chức các hoạt động của chương trình can thiệp 4 Trạm y tế - Tổ chức triển khai thực hiện chương trình - Huy động các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chương trình - Tổ chức giám sát chuyên môn đối với CBYT nhà trường 5 Trường tiểu

Ngày đăng: 28/09/2015, 14:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan