1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề BỆNH sâu RĂNG NGƯỜI lớn

25 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

DANH MỤC HÌNHHình 1: Cấu trúc sơ lược của răng và các tổ chức quanh răng...6 Hình 2: Răng hàm với hình ảnh minh hoạ các sợi thần kinh và mạch máu đi vào buồng tuỷ qua lỗ chóp chân răng..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

BỘ MÔN TAI MŨI HỌNG

CHUYÊN ĐỀ

BỆNH SÂU RĂNG NGƯỜI LỚN

Học viên : LÙNG CHÚNG VINH Lớp : CKI K21 – TAI MŨI HỌNG

Thái Nguyên, 2018

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

NỘI DUNG 3

1 Sơ lược giải phẫu và sinh lý răng 3

1.1 Đặc điểm giải phẫu răng 3

1.2 Chức năng của răng và nướu 4

2 Diễn biến quá trình sâu răng. 8

3 Nguyên nhân 11

3.1 Các yếu tố chính tham gia vào sự cân bằng huỷ khoáng và tái khoáng 14

4 Yếu tố tiếp theo gây ra sâu răng. 15

4.1 Khả năng kháng khuẩn 15

5 Các hình thái biểu hiện trên lâm sàng 16

5.1 Phân loại theo mức độ 17

6 Phân loại theo vị trí 18

6.1 Sâu răng mặt nhai 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cấu trúc sơ lược của răng và các tổ chức quanh răng 6

Hình 2: Răng hàm với hình ảnh minh hoạ các sợi thần kinh và mạch máu đi vào buồng tuỷ qua lỗ chóp chân răng 7

Hình 3: Chụp 3D trên máy tính với màu xanh đậm là khoảng không gian của tuỷ răng 7

Hình 4: Quá trình sâu răng từ một lỗ nhỏ ở cạnh bên của răng đến khi hình thành khối nang quanh chóp chân răng 8

Hinh 5: Các hình thái sâu răng 8

Hình 6: Đau nhức trong buồng tuỷ và vùng chóp chân răng 9

Hình 7: Diến biến toàn bộ quá trình sâu răng 9

Hình 8: Tình trạng sâu nhiều răng nhưng mới tổn thương ở lớp men và ngà răng, không nhiễm trùng tuỷ răng 10

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sâu răng là tổn thương tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồmmen răng và ngà răng là tổ chức không có tế bào), tạo nên lỗ hổng trên thânrăng Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc cổ răng, tổn thương sâu trên thânrăng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên cổ răng bắt đầu từ men răng hoặcngà cổ răng Bệnh không tự khỏi Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ởmọi lứa tuổi

- Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới

Khoảng 90% trẻ em tuổi đến trường trên toàn thế giới và hầu hết ngườitrưởng thành dều đã trải qua bệnh sâu răng Tỉ lệ bệnh cao nhất là ở Châu Á vàChâu Mỹ Latin và tỉ lệ thấp ở Châu Phi Ỏ Mỹ sâu răng là bệnh mạn tính phổbiến nhất ở trẻ em gấp khoảng 5 lần so với tỉ lệ bị bệnh Hen Ở người lớn tuổi

50 ti lệ bị sâu răng dao động trong khoảng 29% đến 59% giữa các nghiên cứu

- Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam

Viện Răng Hàm Mặt quốc gia vừa đưa ra con số thống kê với 99,4% dân

số mắc bệnh về răng miệng Người càng lớn tuổi, càng bị sâu răng nhiều

Cụ thể, tỷ lệ sâu răng ở độ tuổi dưới 18 là 87,5% (với 2,84 chiếc răngsâu/người); từ 33 - 44 tuổi là 83,2% (với 4,7 chiếc răng sâu/người) và trên 45tuổi là 89,7% (8,43 chiếc răng sâu/người) Bệnh tập trung chủ yếu là viêm lợikèm theo cao răng, có túi mủ quanh răng ở mức độ nông sâu khác nhau, bị viêmlợi nhẹ và mất răng

Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc (được thực hiện năm1999-2001) thì tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ em đang ở tuổi đến trường (từ 6-8 tuổi) là85%, ở độ tuổi lớn hơn (9-11 tuổi), tỉ lệ này là 56,3% Một điều báo động nữa làtrong thực tế, tỉ lệ mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn càng cao khi tuổi càng lớn

Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, do Viện Răng Hàm Mặt HàNội và Đại học Adelaide (Australia) tiến hành gần đây, cho thấy trên 90% dân số

Trang 5

Việt Nam bị sâu răng và mắc các bệnh về răng, đặc biệt tập trung ở lứa tuổi từ35-44 (tỷ lệ mắc bệnh lên tới 98%).

vì chuyên đề này em xin đưa ra mục tiêu sau:

Mục tiêu:

1 vận dụng được kiến thức giải phẫu sinh lý răng, dịch tế, nguyên nhân sâu răng.

2 Mô tả được diễn biến quá trình sâu răng.

3 Nhận thức được sâu răng là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi lữa tuổi Cần phải tuyên truyền thường xuyên tới người dân.

Trang 6

NỘI DUNG

1 Sơ lược giải phẫu và sinh lý răng

1.1 Đặc điểm giải phẫu răng

- Răng là 1 bộ phận nằm trong hệ thống nhai Hệ thống nhai: bao gồmrăng, nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, các cơ nhai, các dây thần kinh,mạch máu, hệ thống tuyến nước miếng, hệ thống miệng – má – lưỡi

Cơ quan răng là một đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng, bao gồmrăng và nha chu: răng là bộ phận chính,trực tiếp nhai nghiền thức ăn, gồm menrăng, ngà răng và tủy răng Mỗi răng có phần thân răng và chân răng Giữa phầnthân răng và chân răng là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu), còn gọi là đườngnối men-xê măng Thân răng được bao bọc bởi men răng, chân răng được xêmăng bao phủ

bao quanh cổ răng tạo thành bờ, gọi là cổ răng sinh lý Phần răng thấyđược trong miệng là thân răng lâm sàng Thân răng bao gồm men, ngà răng (môcứng) và tủy răng (mô mềm) –

- Men răng: có nguồn gốc ngoại bì , là tổ chức cứng nhất cơ thể Lớp menphủ thân răng thường dày mỏng không đều, chỗ dày nhất là nú m răng (hơn1,5mm), ở vùng cổ, men răng mỏng dần và tận cùng bằng một cạnh gốc nhọn.Bên ngoài men răng có phủ một lớp hữu cơ: gọi là màng thứ phát

- Lúc răng mới mọc, men răng còn non, có tới 30% chất hữu cơ và nước.Dần dần men răng già đi, chất vo cơ tăng dần, có thể là do các tinh thể sắp xếplại sát nhau hơn, mặt khác men răng cũng ngấm các chất vi lượng chủ yếu làfluor làm cho apatit chuyển thành fluoroapatit

- Men bao phủ thân răng, hầu như không có cảm giác

- Ngà răng: là một tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng, trongđiều kiện bình thường ngà răng không lộ ra ngoài, và được bao phủ hoàn toànbởi men răng và xương răng Ngà răng thì cứng hơn men răng, gồm 70% vô cơ,30% hữu cơ và nước, ngà liên tục từ thân đến chân răng, tận cùng ở chóp răng

Trang 7

(apex), trong lồng chứa buồng tủy và ống tủy Ngà có cảm giác và chứa các ốngthần kinh Tomes

- Ngà răng cứng nhất được thấy ở khoảng cách tủy 0,4 đến 0,6mm cho tớikhoảng giữa lớp ngà, ở gần tủy, ngà răng mềm hơn, ở vùng ngoại vi tương đốimềm Ngà răng tự nhiên có màu vàng nhạt, có độ đàn hồi cao Ngà răng xốp và

có tính thấm

- Tủy răng: là mô liên kết lỏng lẻo trong buồng và ống tủy, là đơn vị sốngchủ yếu của răng Trong tủy có mạch máu, thần kinh, bạch mạch Có một loại tếbào đặc biệt là các tạo ngà bào xếp thành một hàng ở sát vách tủy Các tạo ngàbào liên tục tạo ra ngà bào (ngà thứ phát) làm cho hốc tủy ngày càng hẹp lại

Tủy răng có 4 nhiệm vụ: (1) hình thành ngà răng, (2) nuôi dưỡng ngà răng,men răng, (3) dẫn truyền cảm giác nhờ các dây thần kinh với các đầu tận cùng ở sátvách tủy hoặc chui vào các ống ngà Cảm giác của răng qua hệ thống tủy là rấtđặc biệt v : không đặc hiệu về vị trí , không đặc hiệu về nguyên nhân gây ra cảmgiác, (4) Bảo vệ răng

1.1.1 Cấu tạo mô nha chu (mô quanh răng)

1.1.2 Nướu: gồm nướu tự do ôm quanh cổ răng và nướu dính bám sát vào

xương hàm

1.1.3 Xương ổ răng:là một dạng đặc biệt của xương, được hình thành trong quá

trình hình thành chân răng

1.1.4 Cement gốc răng: còn gọi là men chân răng

1.1.5 Dây chằng nha chu: là những sợi nối giữa xương ổ răng và cement gốc

răng, giúp cho răng có độ đàn hồi nhất định trong xương ổ răng

1.2 Chức năng của răng và nướu

1.2.1 Chức năng của răng Ăn nhai

+ Nhóm răng cửa : Cắn thức ăn

+ Răng nanh: xé thức ăn

+ Nhóm răng cối: Nhai nghiền thức ăn Phát âm Thẩm mỹ Riêng bộ răngsữa, ngoài những chức năng trên, bộ răng sữa còn có chức năng sau:

1.2.2 Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm

Trang 8

+ Giữ vị trí và hướng dẫn khớp cắn đúng cho bộ răng vĩnh viễn sau này

1.2.3 Chức năng của mô nha chu

+ Nâng đỡ và bảo vệ trong cung răng

+ Mô nha chu tổn thương, răng không được giữ vững

1.3.Cách gọi tên răng

1.3.1 Cách gọi tên cung hàm:

Chia hàm bằng hai đường thẳng vuông góc với nhau được 4 cung đượcqui ước như sau

+ Nếu là răng vĩnh viễn thì: cung hàm trên bên phải là cung 1, cung hàmtrên bên trái là cung 2, cung hàm dưới bên trái là cung 3, cung hàm cung hàmdưới bên phải là cung 4

+ Nếu là răng sữa: cung hàm trên bên phải là cung 5, cung hàm trên bên trái

là cung 6,cung hàm dưới bên trái là cung 7, cung hàm dưới bên phải là cung 8

1.3.2 Cách gọi tên răng Cách gọi tên răng được qui ước như sau:

+ Răng cửa là răng số 1; răng cửa bên là răng số 2; răng nanh là răng số 3;răng cối nhỏ thứ nhất là răng số 4; răng cối nhỏ thứ hai là răng số 5; răng cối lớnnhất là răng số 6; răng cối lớn thứ hai là răng số 7; răng khôn là răng số 8

(cung 1) 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8(cung 2)

(cung 4) 8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8(cung 3)

1.3.3 Cách gọi tên răng trên cung hàm:

Theo qui ước thì gọi tên thứ tự cung hàm trước thứ tự răng sau Ví dụ:răng cối lớn thứ nhất hàm trên bên phải được gọi là răng 16 7 Tuổi mọc và thayrăng Tuổi mọc răng sữa Tên răng mọc Tháng mọc 2 răng cửa giữa hàm dướiTháng thứ 4- 6

2 răng cửa giữa hàm trên Tháng thứ 6- 8

2 răng cửa bên hàm dưới Tháng thứ 8-10

2 răng cửa bên hàm trên Tháng thứ 10- 12

4 răng cối sữa thứ nhất Tháng thứ 14-18

4 răng nanh sữa Tháng thứ 18-22

4 răng cối sữa thứ hai Tháng thứ 22-26 Thời gian mọc răng sữa có thể saisố: n ± 6 (n: số tháng) Tuổi mọc răng vĩnh viễn Tên răng mọc Tuổi mọc 2 răngcửa giữa hàm dưới 6 tuổi 4 răng cối lớn thứ nhất 6 tuổi 2 răng cửa giữa hàm trên

7 tuổi 4 răng cửa bên 8 tuổi 4 răng cối nhỏ thứ nhất 9 tuổi 4 răng nanh 10 tuổi 4

Trang 9

trăng cối nhỏ thứ hai 11 tuổi 4 răng cối lớn thứ hai 12 tuổi 4 răng khôn 18- 25tuổi Thời gian thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể sai số: n ± 1 (n= sốnăm) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự mọc răng vĩnh viễn: + Di truyền + Bệnh lý:còi xương, suy dinh dưỡng, bệnh nội tiết + Nhổ răng sữa sớm + Điều kiện kinh

tế xã hội

Hình 1: Cấu trúc sơ lược của răng và các tổ chức quanh răng

Trang 10

Hình 2: Răng hàm với hình ảnh minh hoạ các sợi thần kinh và mạch máu đi

vào buồng tuỷ qua lỗ chóp chân răng

Hình 3: chụp 3D trên máy tính với màu xanh đậm là khoảng không gian của

tuỷ răng

Trang 11

2 Diễn biến quá trình sâu răng.

Khi lỗ sâu hình thành trên bề mặt men răng, làm thủng lớp men, theo thờigian thủng tiếp tục qua ngà răng đến buồng tuỷ sẽ tạo thành một đường dẫn vikhuẩn từ môi trường miệng tấn công vào tuỷ răng, gây đau nhức

Hình 4: Quá trình sâu răng từ một lỗ nhỏ ở cạnh bên của răng đến khi hình

thành khối nang quanh chóp chân răng

Hinh 5: Các hình thái sâu răng

Hình A Miệng lỗ sâu tự nhiên trên miệng rất nhỏ và khó phát hiện

Hình B: Trên phim X-quang một vùng khuyết do mất cấu trúc Calci trong răng

bởi lỗ sâu Hình C: Lỗ sâu để đựợc điều trị cần mở rộng để lấy hết thức ăn và ngà mủn Hình D:Bộc lộ hoàn toàn lỗ sâu thấy tình trạng đáy lỗ sâu đã thông vào tuỷ răng

Trang 12

Bệnh nhân nếu không được điều trị sẽ trải qua các cảm giác của viêm tuỷcấp, viêm tuỷ mạn tính và viêm tuỷ hoại tử mà dân gian thường đúc kết bằngcâu “ Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”.

Hình 6: Đau nhức trong buồng tuỷ và vùng chóp chân răng

Hình 7: Diến biến toàn bộ quá trình sâu răng

Trang 13

Hình 8: Tình trạng sâu nhiều răng nhưng mới tổn thương ở lớp men và ngà

răng, không nhiễm trùng tuỷ răng

Trang 14

Kết thúc quá trình này đôi khi là một sự lắng dịu hoặc biến mất của cáctriệu chứng gây nhầm tưởng là bệnh sâu răng tự khỏi nhưng thực ra là do sựhoại tử của tuỷ răng, cơ quan có phản ứng rất mạnh trong hiện tượng viêm đãkết thúc nhưng xét theo cấu trúc răng thì lúc này buồng tuỷ và lỗ ống tuỷ dọctheo các chân răng lại như một cái ống hai đầu: một đầu thông với môi trườngmiệng qua lỗ sâu, một đầu thông với xương hàm qua lỗ chóp chân răng và nhưvậy sau quá trình sâu răng, viêm và hoại tử tủy răng là quá trình viêm xươnghàm vùng quanh chóp chân răng Vùng xương quanh chóp sẽ hình thành uquanh chóp răng, u này khi phát triển to dần, các tế bào vùng lõi ít được nuôidưỡng sẽ thoái triển hoặc hoại tử trỏ thành dịch, u lúc này được gọi là nang chânrăng, nang này nằm giữa chiều dày của xương hàm trên hoặc dưới dính vàovùng chóp chân răng, nang tiếp tục phát triển ra phía trước có thể tạo ra lỗ dòdịch nang ra lợi hoặc vào phía trong tạo ra lỗ dò vùng hàm ếch vòm miệngngang với vùng chóp chân răng.

Nguy hiểm hơn nữa là nang phát triển sang ngang các chân răng bên cạnh gây chèn ép và chết tuỷ các răng lân cận

Sâu răng còn tạo một lỗ chứa thức ăn, vi khuẩn đây là nguồn gieo rắc vikhuẩn gây viêm đường hô hấp trên, mũi, xoang đường hô hấp dưới như họng,khí phế quản…

Sâu răng còn là nguồn gốc gây hôi miệng do lỗ sâu chứa thức ăn, vi khuẩnsinh dưỡng và lên men nguồn thức ăn này, giải phóng ra các sản phẩm phân huỷthức ăn như khí H2S có mùi hôi

3.Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sâu răng ở Việt Nam cao Cụ thể,nồng độ fluor trong nước ăn hầu hết chỉ ở mức 0,4 ppm (chưa bằng ½ chuẩnquốc tế) Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là công tác chăm sóc răng miệng củangười dân còn quá thấp Trên 60% trẻ em không bao giờ được đi khám răngmiệng (bao gồm cả học sinh tiểu học và trung học), trên 50% người lớn khôngbao giờ đi khám răng miệng

Trang 15

Các nguyên nhân xã hội dẫn đến việc Việt Nam nằm trong nước có tỉ lệbệnh sâu răng và viêm quanh răng cao nhất thế giới: Nguyên nhân chính là thiếubác sĩ răng hàm mặt và tổ chức khoa, phòng răng hàm mặt tại các địa phương cònyếu kém Nồng độ fluor trong nguồn nước tại một số vùng quá thấp (dẫn đến bệnhsâu răng) và hầu hết người dân chưa quan tâm đến chăm sóc răng miệng Ngoài ra,trên 60% trẻ em và trên 50% người lớn tại Việt Nam không bao giờ đi khám răngmiệng, một phần do thiếu hiểu biết về phòng bệnh răng miệng.

Trước đây người ta cho răng nguyên nhân chính gây ra sâu răng là do vikhuẩn và đường

Men của vi khuẩn + Glucid lên men + Thời gian è Acid

Acid + răng = Tiêu canxi

Sâu răng gây ra bởi các loại vi khuẩn sản sinh acid điển hình là Lactobacillius và Streptococcus Mutans Chúng chuyển hoá các loại Carbonhydrat có thể lên men như đường Sucrose, đường Fructose và đường Glucose thành acid Lactic kết quả là làm tăng lượng Acid Lactic và giảm độ pH trong miệng, những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng, chúng còn sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng) tạo thuận lợi cho sự lưu đọng của thức ăn trên bề mặt răng.

Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại ( Vi khuẩn,Glucid và Thời gian ) Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là ngănchặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc

Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân ngườibệnh Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bấtthường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăngcao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh

Trang 16

Ngày nay người ta giải thích nguyên nhân sâu răng bằng cơ chế hóa học

và lý sinh học

Sâu răng =sự hủy khoáng > sự tái khoáng

Yếu tố gây mất ổn định Sự bảo vệ ( Tái khoáng )

+ Độ Ca+ PH> 5,5

Sự ổn định của câu trúc răng trong miệng được cân bằng bởi hai quá trìnhhuỷ khoáng và tái khoáng xảy ra trên bề mặt răng và trong môi trường nước bọtquanh răng theo thời gian thực Khi nồng độ pH của nước bọt quanh rănggiảm xuống dưới mức 5,5, tốc độ huỷ khoáng nhanh hơn tốc độ tái khoáng Điềunày có thể hiểu rằng môi trường acid đã làm mất cấu trúc men hoặc ngà răng ởtrên một vùng nào đó của thân răng mà có đồng thời cả 3 yếu tố tạo ra acid: Vikhuẩn, Carbonhydrat và Thời gian thực [2] [7]

3.1 Các yếu tố chính tham gia vào sự cân bằng huỷ khoáng và tái khoáng là:

Trang 17

Vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Lactobacillius và StreptococcusMutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, các vikhuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu Vikhuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi làmàng bám răng, màng này rất dính và có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm.

Vi khuẩn trong mảng bám răng dưới kính hiển vi điện tử

Mảng bám răng không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng Màng bám răng dần dần được khoáng hóa bởi các chất

khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng.

Tốc độ huỷ khoáng lúc này xảy ra vượt xa khả năng tái khoáng trên bềmặt men của môi trường nước bọt quanh răng Kết quả là tạo ra một lỗ sâu trênvùng thân răng đó, khởi đầu là một vùng men răng đốm phấn trắng nhưng dầndần sẽ phát triển tăng dần kích thước và chuyển thành một xoang ( lỗ ) trốngtrên thân răng với màu nâu hoặc đen Đôi khi sâu răng không xảy ra ở vùng cóthể dễ dàng nhìn thấy được như vùng cổ răng hoặc vùng tiếp giáp giữa hai răng,tổn thương sâu răng ở những vị trí này có thể thấy trên phim Xquang

Ngày đăng: 10/07/2019, 22:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Huỳnh Anh, Ngô Thị Quỳnh Lan (2012), “Thay đổi sâu răng sau 1 năm và các yếu tố liên quan sâu răng ở trẻ 9-10 tuổi tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh”, Y Học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 16, số 2, tr. 78-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thay đổi sâu răng sau 1năm và các yếu tố liên quan sâu răng ở trẻ 9-10 tuổi tại huyện BìnhChánh, thành phố Hồ Chí Minh”, "Y Học thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Bùi Huỳnh Anh, Ngô Thị Quỳnh Lan
Năm: 2012
2. Bộ môn Răng miệng, Học Viện Quân Y (2003), Bệnh học Răng-Miệng, NXB Quân đội Nhân dân, tr. 53-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học Răng-Miệng
Tác giả: Bộ môn Răng miệng, Học Viện Quân Y
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
Năm: 2003
3. Bộ Y Tế (2006), Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, tr. 33-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Yhọc
Năm: 2006
4. Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh (2007), “Phân tích dịch tễ bệnh sâu răng và nha chu ở Việt Nam”, Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 11(3), tr. 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dịch tễ bệnh sâu răngvà nha chu ở Việt Nam”, "Y Học thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh
Năm: 2007
5. Cao Khánh Chương (2012), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh trường trung học cơ sở Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh năm 2011, Luận văn Chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Huế, tr.28-38.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình mắc bệnh răng miệngvà các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh trường trunghọc cơ sở Sơn Tây, Huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh năm 2011
Tác giả: Cao Khánh Chương
Năm: 2012
7. Alamoudi N, Salako NO, Massoud I. (1996), Caries experience of children aged 6-9 years in Jeddah, Saudi Arabia, Int J Paediatr Dent., 6(2), pp.101-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int J Paediatr Dent
Tác giả: Alamoudi N, Salako NO, Massoud I
Năm: 1996
9. Aljafari A.K, Jennifer Elizabeth Gallagher, and Marie Therese Hosey (2015), Failure on all fronts: general dental practitioners’ views on promoting oral health in high caries risk children- a qualitative study, BMC Oral Health., 15(45), pp.1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BMC Oral Health
Tác giả: Aljafari A.K, Jennifer Elizabeth Gallagher, and Marie Therese Hosey
Năm: 2015
10. Alm A (2008), On Dental Caries and Caries-Related Factors in Children and Teenagers, Thesis, University of Gothenburg, 63pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: On Dental Caries and Caries-Related Factors in Childrenand Teenagers
Tác giả: Alm A
Năm: 2008
8. Aljafari A.K, Scambler, Gallagher JE, Hosey MT (2014), Parental views on delivering preventive advice to children referred for treatment of dental caries under general anaesthesia: a qualitative investigation, Community Dent Health., 31(2), pp.75-9 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w