MÔ tả đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT điều TRỊ BỆNH rò hậu môn tái PHÁT tại BỆNH VIỆN HN VIỆT đức

50 163 0
MÔ tả đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và ĐÁNH GIÁ kết QUẢ PHẪU THUẬT điều TRỊ BỆNH rò hậu môn tái PHÁT tại BỆNH VIỆN HN VIỆT đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI PHẠM PHÚC KHÁNH MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RÒ HẬU MÔN TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN HN VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA 2 HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI PHẠM PHÚC KHÁNH MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RÒ HẬU MÔN TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN HN VIỆT ĐỨC Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA 2 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Xuân Hùng HÀ NỘI - 2019 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ ASCRS the American Society of Colon and Rectal Surgeons BN Bệnh nhân CCIS Cleveland Clinic Incontinence score CHT Cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging) CS Cộng sự DL Dẫn lưu HM Hậu môn HMTT Hậu môn trực tràng NVYT Nhân viên y tế PT Phẫu thuật RHM Rò hậu môn RHM Rò hậu môn SANS Siêu âm nội soi MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Giải phẫu .3 1.1.1 Các hốc hậu môn 3 1.1.2 Tuyến Hermann và Desfosses 3 1.1.3 Các khoang quanh hậu môn trực tràng 3 1.1.4 Hệ thống cơ thắt hậu môn trực tràng 4 1.1.5 Mạch máu và thần kinh 6 1.2 Sinh lý chức năng tự chủ của hậu môn 6 1.2.1 Yếu tố cơ học 6 1.2.2 Yếu tố sinh lý 6 1.2.3 Yếu tố thần kinh .7 1.2.4 Yếu tố cơ thắt 7 1.2.5 Yếu tố giải phẫu 8 1.3 Chẩn đoán rò hậu môn 9 1.3.1 Triệu chứng lâm sàng .9 1.3.2 Cận lâm sàng 11 1.4 Phân loại rò hậu môn 13 1.4.1 Phân loại áp xe cạnh hậu môn 13 1.4.2 Phân loại rò hậu môn 13 1.4.3 Phân loại theo CHT 14 1.4.4 Phân loại theo tính phức tạp của đường rò: 15 1.5 Bệnh lý phối hợp tại hậu môn .16 1.6 Điều trị rò hậu môn .16 1.7 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước và quốc tế 22 1.7.1 Các nghiên cứu nước ngoài 22 1.7.2 Các nghiên cứu trong nước 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1 Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 25 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.2 Thiết kế và quy trình nghiên cứu 25 2.3 Mẫu và cách chọn mẫu 25 2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu 26 2.4.1 Đặc điểm chung 26 2.4.2 Tiền sư 26 2.4.3 Lâm sàng 26 2.4.4 Cận lâm sàng 27 2.4.5 Phân loại rò hậu môn 27 2.4.6 Phương pháp phẫu thuật điều trị áp xe/ rò hậu môn .28 2.4.7 Điều trị và chăm sóc sau mổ 30 2.4.8 Biến chứng phẫu thuật và cách xư trí biến chứng 31 2.4.9 Kết quả phẫu thuật 31 2.5 Kỹ thuật và công cụ nghiên cứu 33 2.6 Kế hoạch quản lý và phân tích số liệu, cách khống chế sai số và nhiễu 33 2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .33 CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 35 DỰ KIẾN KẾT LUẬN 36 DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ .36 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Tuyến hậu môn 3 Hình 1.2 Các khoang quanh hậu môn – trực tràng 4 Hình 1.3 Thiết đồ đứng dọc qua giữa hậu môn trực tràng 5 Hình 1.4 Chênh lệch áp suất phần xa và gần của ống hậu môn 7 Hình 1.5 Hệ thống 3 vòng 9 Hình 1.6 Tương quan giữa lỗ ngoài và trong theo định luật Goodsall 11 Hình 1.7 Rò hậu môn móng ngựa – lỗ trong vị trí 7 giờ 12 Hình 1.8 Hình ảnh đường rò qua chụp CHT 12 Hình 1.9 Áp xe hố ngồi trực tràng trái .12 Hình 1.10 Các vị trí áp xe cạnh hậu môn 13 Hình 1.11 Phân loại rò hậu môn theo Parks 14 Hình 1.12 Phân loại rò hậu môn của bệnh viện Đại học tổng hợp St James's 15 Hình 1.13 Các vị trí dẫn lưu áp xe .16 Hình 1.14 Phẫu thuật mở ngỏ đường rò 17 Hình 1.15 Đặt steton dẫn lưu áp xe móng ngựa 17 Hình 1.16 Hạ thấp đường rò bằng seton 18 Hình 1.17 Đặt steton thắt dần đường rò .18 Hình 1.18 Chuyển vạt niêm mạc trực tràng hình chữ U .19 Hình 1.19 Phẫu thuật LIFT 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rò hậu môn là những nhiễm khuẩn khu trú bắt nguồn từ hốc hậu môn trực tràng, nhiễm khuẩn này dẫn tới tụ mủ, mủ lan theo tuyến HermannDesfosses tạo thành ổ áp xe nằm trong khoang giữa cơ thắt trong và ngoài, từ đây lan ra xung quanh theo lớp cơ dọc dài phức hợp để vỡ ra ngoài da cạnh hậu môn hoặc vỡ vào trong lòng trực tràng gây ra các thể rò hậu môn khác nhau Áp xe và rò hậu môn là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý Bệnh thường gặp vùng hậu môn trực tràng, đứng thứ hai sau bệnh trĩ, chiếm khoảng 25% các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng [1], [2] Mặc dù rò hậu môn là bệnh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt, lao động, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh Có nhiều phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn khác nhau và mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng Các phương pháp cổ điển như mở ngỏ đường rò, lấy bỏ đường rò, đặt chỉ chờ (seton) có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhưng lại làm tổn thương cơ thắt hậu môn dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng tự chủ hậu môn Thời gian gần đây đã có nhiều phương pháp phẫu thuật mới cải tiến giúp bảo tồn cơ thắt hậu môn nhưng hiệu quả điều trị lại chưa cao như kiểm soát đường rò bằng nội soi (VAAFT) [3], tia laser (FiLaC) [4], [5], [6] bịt đường rò bằng keo sinh học, fibrin [7], [8] Tuỳ thuộc vào tính đơn giản hay phức tạp của bệnh và phương pháp phẫu thuật mà tỷ lệ tái phát khác nhau Với những bệnh nhân rò hậu môn tái phát việc chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp phẫu thuật hiệu quả nhất là một thách thức lớn đối với phẫu thuật viên 2 Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: "Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh rò hậu môn tái phát tại Bệnh viện HN Việt Đức" với 2 mục tiêu: 1 Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh rò hậu môn tái phát tại bệnh viện HN Việt Đức 2 Đánh giá kết quả điều trị bệnh rò hậu môn tái phát tại bệnh viện HN Việt Đức 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu 1.1.1 Các hốc hậu môn Là các nếp gấp hình bán nguyệt của niêm mạc ống hậu môn ở giữa chân các cột Morgagni, có từ 10 - 12 hốc [1], [15], [16] vòng quanh HM, bờ tự do của các hốc này nối tiếp nhau tạo thành một đường răng lược Các hốc HM là nơi các ống tuyến HM đổ vào, thường xuyên ứ đọng phân và dịch, đó là nguyên nhân tiềm tàng của nhiễm khuẩn tuyến HM dẫn đến áp xe, rò hậu môn [1], [17], [18] 1.1.2 Tuyến Hermann và Desfosses Các ống này nằm ở lớp dưới niêm mạc và đổ vào đáy hốc hậu môn, có từ 8 – 12 tuyến xung quanh ống HM [15], [19] Hình 1.1 Tuyến hậu môn (tuyến Hermann - Desfosses) [1] 1.1.3 Các khoang quanh hậu môn trực tràng - Khoang dưới niêm mạc: nằm giữa niêm mạc của phần trên ống HM và cơ thắt trong Đó chính là vùng lỏng lẻo dưới niêm mạc nằm trên đường lược - Khoang quanh HM: nằm ở nông, bao quanh ống HM Ở phía ngoài liên tục với lớp mỡ dưới da của mông - Khoang liên cơ thắt: nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, ngang mức và ở phía trong khoang ụ ngồi-trực tràng - Khoang hố ngồi trực tràng: có đỉnh là cơ nâng HM và đáy là da tầng 4 sinh môn Giới hạn trước là các cơ ngang nông và sâu của đáy chậu, giới hạn sau là xương cùng và bờ dưới cơ mông to Vì vậy mủ của áp xe khoang hố ngồi-trực tràng có thể lan tới vùng mông - Khoang trên cơ nâng: nằm ở mỗi bên trực tràng Thành trên là phúc mạc, thành dưới là cơ nâng HM, thành ngoài là vách chậu, thành trong là TT - Khoang sau HM nông: nằm phía sau HM, dưới dải hậu môn - cụt, tiếp nối khoang hố ngồi - trực tràng phải và trái - Khoang sau HM sâu: cũng giống như khoang sau HM nông nhưng nó ở sâu hơn, nằm phía trên dây chằng hậu môn - cụt - Khoang sau trực tràng: nằm ở giữa 2/3 trên trực tràng và xương cùng Giới hạn phía trước là cân riêng bao phủ trực tràng, phía sau là cân trước xương cùng, hai bên là dây chằng bên của trực tràng Ở trên tiếp nối với các khoang sau phúc mạc, ở dưới là cân trực tràng – cùng Hình 1.2 Các khoang quanh hậu môn – trực tràng[20] 1.1.4 Hệ thống cơ thắt hậu môn trực tràng Ống HM có cơ thắt trong, cơ thắt ngoài và cơ dọc kết hợp Các cơ vùng HM có tác dụng nâng và thắt ống HM [1], [2] * Cơ thắt trong: thuộc hệ cơ trơn, là cơ vòng của thành ruột, đi liên tục từ trên xuống, đến HM thì dầy lên, to ra để tạo nên cơ thắt trong * Cơ thắt ngoài: thuộc hệ cơ vân, có 3 bó: 30 * Đóng lỗ trong bằng khâu đóng trực tiếp hoặc Chuyển vạt niêm mạc (ống hậu môn, trực tràng…) * Phẫu thuật LIFT: dụng được cho tất cả các loại đường rò, nhưng hay áp dụng cho loại rò trên và ngoài cơ thắt * Phẫu thuật Hanley: áp dụng cho rò / áp xe móng ngựa 2.4.6.4 Tai biến trong mổ và cách xử trí các tai biến: chảy máu trong mổ Ghi nhận những chảy máu lớn do tổn thương động mạch trực tràng giữa hoặc dưới mà phải khâu cầm máu 2.4.7 Điều trị và chăm sóc sau mổ - Thuốc kháng sinh: dùng đường tiêm hoặc đường uống từ 3-5 ngày tùy thuộc tình trạng vết mổ - Thuốc giảm đau: dựa vào thang điểm Vas - Chăm sóc sau mổ: + Nhuận tràng bằng chế độ ăn, uống + Vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm/ rưa hậu môn bằng nước ấm có thuốc sát trùng hoặc nước muối sinh lý 0,9% ngày từ 2 - 3 lần, nhất là sau mỗi lần đại tiện + Thay băng hàng ngày: mỗi lần thay băng cần rưa sạch vết mổ, nếu rãnh khoét bỏ mô xơ bị nhiễm trùng, mô xơ mới lại hình thành thì phải nạo lại rãnh không cho hai mép vết mổ liền từ ngoài vào Phải để rãnh khoét đầy từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên + Đối với những bệnh nhân đặt ống dẫn lưu bơm rưa: hàng ngày bơm rưa 2 lần qua ống dẫn lưu khoảng 300ml dung dịch NaCl 0,9% pha thêm kháng sinh Metronidazol 0,5g và Betadin giúp làm sạch vết mổ nhanh và giảm đau, chống viêm cho người bệnh.Thời gian rưa: mỗi ngày rưa 2 lần sáng và chiều Thời gian từ 1 đến 2 tuần tùy theo từng trường hợp + An thần và giảm đau: làm cơ thắt ít bị co cứng đỡ gây bí đái, táo bón và tổn thương các tổ chức xung quanh 31 2.4.8 Biến chứng phẫu thuật và cách xư trí biến chứng - Chảy máu: Chảy máu ít: băng ép cầm máu, chảy máu nhiều: phải mổ lại để khâu cầm máu, hoặc phải truyền máu - Bí đái: + Đái khó: chườm ấm và kích thích trên xương mu + Bí đái thực sự: tiến hành đặt sonde niệu đạo bàng quang và rút sonde sau 24 giờ - Viêm tấy lan tỏa: rạch rộng dẫn lưu tổn thương và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ - Nhiễm khuẩn huyết: cấy máu khi sốt cao và sư dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ 2.4.9 Kết quả phẫu thuật Các bệnh nhân và người nhà sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc vết mổ tại nhà khi ra viện Khám lại sau mổ 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng Dẫn lưu ổ mổ sẽ được rút bỏ sau 2 tuần 2.4.9.1 Thời gian nằm viện Ngày nằm viện được tính từ ngày bệnh nhân được phẫu thuật cho đến khi xuất viện 2.4.9.2 Thời gian liền sẹo Tính từ ngày mổ đến ngày vết mổ liền sẹo hoàn toàn 2.4.9.3 Tái phát sau phẫu thuật Thời gian tái phát sau phẫu thuật: sau phẫu thuật 6 – 8 tuần xuất hiện rò mủ/ áp xe trên nền sẹo mổ cũ 32 2.4.9.4 Mất tự chủ hậu môn Dựa theo thang điểm của CCIS: Không tự chủ Không tự chủ Không tự chủ Triệu chứng Phải mang với hơi với cả phân với cả phân (điểm) lỏng(điểm) chặt(điểm) Thỉnh thoảng 1 4 7 1 >1 lần/1 tuần 2 5 8 2 Mỗi ngày 3 6 9 3 CCIS: 0 điểm => kiểm soát hoàn hảo CCIS:1 - 7 điểm => kiểm soát tốt CCIS:8 – 14 điểm => mất tự chủ một phần CCIS: 15 -20 điểm => mất tự chủ nặng CCIS: 21 điểm => hoàn toàn mất tự chủ bỉm 2.4.9.5 Mức độ hẹp hậu môn: theo Watts J M * Những BN không đến khám lại: phải trả lời qua điện thoại hoặc qua thư theo bộ câu hỏi sau: + Vết mổ còn những triệu chứng gây khó chịu như: đau, ngứa, mất cảm giác tại vết mổ hoặc ẩm ướt hậu môn không? + Có những biểu hiện rò tái phát (sau khi ra viện một thời gian vết mổ không liền hoặc đã liền sau một thời gian lại sưng tấy, vỡ mủ thành đường rò) không? Thời gian từ lúc mổ tới lúc tái phát + Có những biểu hiện mất tự chủ hậu môn không? (không giữ được khí, phân lỏng, phân rắn) + Có biểu hiện của hẹp hậu môn không? (Đại tiện đau, phải rặn mạnh, khuôn phân nhỏ hơn bình thường ) 2.4.9.6 Phân loại kết quả phẫu thuật: theo tiêu chuẩn của Van Koperen P J [126] 33 - Tốt: không bị tái phát, không có mất tự chủ hậu môn (CCIS 0 -7 điểm), không hẹp, biến dạng hậu môn - Trung bình: không bị tái phát, mất tự chủ hậu môn một phần (CCIS 8-14 điểm) không hồi phục sau 3 tháng, kèm theo sẹo hẹp, biến dạng nhẹ hậu môn - Kém: bị tái phát, mất tự chủ HM nặng đến hoàn toàn (CCIS 15- 21 điểm) mà không hồi phục 2.5 Kỹ thuật và công cụ nghiên cứu Lập hồ sơ bệnh án nghiên cứu, ghi chép đầy đủ thông tin vào hồ sơ Thư mời khám, bộ câu hỏi cho những bệnh nhân không đến khám được, kết hợp gọi điện thoại phỏng vấn trực tiếp 2.6 Kế hoạch quản lý và phân tích số liệu, cách khống chế sai số và nhiễu Số liệu được lưu vào bệnh án nghiên cứu, máy tính và được xư lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và test thống kê y học Các so sánh có ý nghĩa khi p < 0,05 2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Đề tài có nội dung nghiên cứu phù hợp, được sự chấp thuận và đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cũng như các khoa phòng liên quan khác trong bệnh viện và là nghiên cứu quan sát - Phương pháp điều trị được chỉ định sau khi đã hội chẩn toàn khoa, toàn viện với các phẫu thuật viên chuyên khoa - Mọi thông tin về cá nhân của bệnh nhân được tuyệt đối giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác CHƯƠNG 3 34 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN 36 DỰ KIẾN KẾT LUẬN Theo mục tiêu nghiên cứu 1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh rò hậu môn tái phát tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức 2 Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Nhà xuất bản Y học 2 Phạm Gia Khánh (2002), Rò hậu môn, Bệnh học ngoại khoa, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, tr 299–302 3 Meinero P, Mori L (2012) Video-assisted anal fistula treatment (VAAFT): a novel sphincter-saving procedure to repair complex anal fistulas, Tech Coloproctol 16:469–470 4 Romaniszyn M., Walega P (2017), Video-Assisted Anal Fistula Treatment: Pros andCons of This Minimally Invasive Method for Treatment of Perianal Fistulas, Gastroenterology Research and Practice, Volume 2017 5 Wilhelm.A et al (2017) Five years of experience with the FiLaC™ laser for fistula-in-ano management: long-term follow-up from a single institution, Tech Coloproctol 21(4): 269-276 6 Chand M., et al (2017) Is FiLaC the answer for more complex perianal fistula? Tech Coloproctol 21: 253-255 7 Altomare DF, et al (2010) Seton or glue for trans-sphincteric anal fistulae: a prospective randomized crossover clinical trial, Color Dis 13:82–86 8 Wilhelm A (2011), A new technique for sphincter-preserving anal fistula repair using a novel radial emitting laser probe Tech Coloproctol 15:445– 449 9 Bradley J Champagne (2011), Operative management of anorectal fistulas, UpToDate, Last literature review version 19.3 10 Ahsan MF et al (2017), Management of Fistula-In-Ano: A local Experience, JIMDC, 6(1):27-30 11 Oueidat D., et al, (2017) A 30 year experience in the management of anal fistula, EMBJ, 12 (39) 184–188 12 Ommer A., et al, (2017), German S3 guidelines: anal abscess and fistula (second revised version), Arch Surg, 402(2):191-201 13 Cadeddu.F, Salis.F, et al (2015), Complex anal fistula remains a challenge for colorectal surgeon, International Journal of Colorectal Disease 30(5,) 596-630 14 Bubber, Cologne (2016), Management of Complex Anal Fistulas, Clinics in Colon and Rectal Surgery Vol 29 No 1 15 Andreas Ommer, Alexander Herold (2011), Cryptoglandular Anal Fistulas, Dtsch Arztebl Int, Vol 108 (42), pp 707–713 16 Seow Choen, Ho J M C (1994), Histonatomy of anal glands, Dis Colon Rectum, Volume 37 (12), 1215–1218 17 Jean Denis (2003), Rò hậu môn phức tạp, rò trực tràng âm đạo và kỹ thuật mổ Musset, Lược dịch: Nguyễn Mạnh Nhâm, Hội thảo chuyên đề Bệnh Hậu Môn – Đại Trực Tràng, TP Hồ Chí Minh, t135-140 18 Nguyễn Mạnh Nhâm (2001), Nung mủ hậu môn, Ngoại khoa, số 5, 1- 11 19 Parks A G (1975), Anorectal incontinence, Proc R Soc Med, Vol 68, 681–690 20 Frank H Netter, Atlas of Human Anatomy 6th edition 2014, Saunder Elservier p560 21 Đỗ Xuân Hợp (1985), Đáy Chậu, Giải Phẫu Bụng, Nhà xuất bản Y học, 90-95 22 Shafik A A., El Sibai O., Shafik I A (2014), Combined partial fistulectomy and electro-cauterization of the intersphincteric tract as a sphincter-sparing treatment of complex anal fistula: clinical and functional outcome, Tech Coloproctol, Vol 18, 1105–1111 23 Cirocco W C., Reilly J C (1992), Challenging the Predictive Accuracy of Goodsall's Rule for anal fistulas, Dis Colon Rectum, Vol 35, 537– 542 24 Lại Viễn Khách (2002), Nhận xét định luật Goodsall trong điều trị rò hậu môn, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 15 (1), 1–4 25 Sthela Maria Murad-Regadas, et al (2015), Anatomical characteristics of anal fistula evaluated by three-dimensional anorectal ultrasonography: is there a correlation with Goodsall's theory?, Journal of Coloproctology, Volume 35, Issue 2, 83–89 26 Jayarajah U., Samarasekera D N (2017), Predictive accuracy of Goodsall’s rule fistula – in ano, Ceylon Medical Journal 2017; 62: 9799 27 Lại Viễn Khách, Đỗ Đình Công (2003), Vai trò của X quang đường rò và nội soi trực tràng trong bệnh rò hậu môn, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 11 (1), 169–173 28 Iwona Sudoł-Szopinska1 (2005), Endosonography in the diagnosis of recurrent anal fistulas, Radiol Oncol, Vol 39 (1), 171–175 29 Moscowitz I., et al (2003), Accuracy of hydrogen peroxide enhanced endoanal ultrasonography in assessment of the internal opening of an anal fistula complex, Tech Coloproctol, Vol 7, 133–137 30 Võ Tấn Đức, Nguyễn Quang Thái Dương và CS (2007), Khảo sát siêu âm lòng hậu môn với Hydrogen peroxide trong bệnh rò hậu môn và rò hậu môn – âm đạo, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 11 (1), 17-23 31 Sergio F P et al (2007), Anal canal anatomy showed by three-dimensional anorectal ultrasonography, Surg Endosc, vol 21, 2207–2211 32 Vial M., Parés D., Pera M (2010), Faecal incontinence after seton treatment for anal fistulae with and without surgical division of internal anal sphincter: a systematic review, Colorectal Dis, Vol 12 (3), 17 – 8 33 Fernández-Frías A M., Pérez-Vicente F., Arroyo A., et al (2006), Is anal endosonography useful in the study of recurrent complex fistula-in- ano, Rev esp enferm dig (Madrid), Vol 98 N.° 8, 573-581 34 Morris J., Spencer J A., Ambrose N S (2000), MR imaging classification of perianal fistulas and its implications for patient management, Radio Graphics, Vol 20, 623–635 35 Michael R Torkzad, Urban Karlbom (2010), MRI for assessment of anal fistula, Insights Imaging,Vol1(2), 62–71 36 Lê Thị Diễm và CS (2010), Bước đầu khảo sát giá trị hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 14 (1), 87–91 37 Parks A G., Gordon P H., Hardcastle J D (1976), A classification of fistula-in-ano, Br J Surg, Vol 63, 1–12 38 Trịnh Hồng Sơn (1988), Góp phần nghiên cứu điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội 39 Lương Vĩnh Linh (1998), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân Y 40 Hanley P.H, (1965) Conservative surgical correction of horseshoe abscess and fistula, Dis Colon Rectum 8: 364 41 Atienza.P, et al (2002), Fistules anales Encycl Méd Chir (Editions Scientifiques et Médicales Elsevier SAS, Paris, tous droits réservés), Gastro-entérologie, 9-086-C-10, 2002, 14 42 Kaiser AM: McGraw-Hill httttp:/www.acessurgery.com 43 Gokulakkrishna Subhas Jasneet Singh Bhullar Ahmed Al-Omari Amruta Unawane Vijay K Mittal Ralph Pearlman, (2012) Setons in the Treatment of Anal Fistula: Review of Variations in Materials and Techniques, Dig Surg, 29:292–300 44 Amin S N., Tierney G M., et al (2003), V-Y Advancement Flap for Treatment of Fistula-In-Ano, Dis Colon Rectum, Vol 46 (4), 540- 543 Manual colorectal surgery: 45 Rojanasakul A, et al (2007), Total anal sphincter saving technique for fistula-in-ano; the ligation of intersphincteric fistula tract, J Med Assoc Thai 90:581–586 46 Ritchie R D., et al (2009), Incontinence rates after cutting seton treatment for anal fistula, Colorectal Dis, Vol 11, 564–571 47 Tsunoda A., Sada H., Sugimoto T., et al (2013), Anal function after ligation of the intersphinteric fistula tract, Dis Colon Rectum, Vol 56 (7), 898–902 48 Watts J M., et al (1964), Healing and pain after haemorrhoidectomy, Br J Surg, Vol 51 (11), 808–817 49 Hàn Văn Bạ (2005), Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa rò hậu môn tái phát, Luận văn chuyên khoa cấp II, Học viện Quân Y 50 Maher A., Christopher H., Jackson (2011), Predictors of Outcome for Anal Fistula Surgery, Arch Surg, Vol 146(9), 1011–1016 51 Nguyễn Văn Xuyên (2007), Tìm hiểu một số nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa 126 bệnh nhân rò hậu môn tái phát, Tạp chí y học thực hành, số 11, 104–107 52 Joy H A., Williams J G (2002), The outcome of surgery for complex anal fistula, Colorectal Disease, Vol 4, 254–261 53 Nguyễn Hoàng Hoà (2016), Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả phẫu thuật điều trị bệnh rò hậu môn phức tạp, Luận văn tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y 54 Natalia Uribe, Monica Millán, Miguel Minguez (2007), “Clinical and manometric results of endorectal advancement flaps for complex anal fistula”, Int J Colorectal Dis, Vol 22, pp 259–264 55 Mark D Muhlmann, Julian L Hayes (2011), Complex anal fistulas: plug or flap? ANZ J Surg, Vol 81, pp 720–724 56 Lewis R., Lunniss P J., Hammond T M (2012), Novel biological strategies in the management of anal fistula, Colorectal Disease, Vol 14, pp 1445–1456 57 Nguyễn Văn Sái (1994), Nhận xét 40 trường hợp điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội 58 Nguyễn Văn Kiu (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh rò hậu môn tại bệnh viện 103 – Học viện quân Y,Luận văn thạc sĩ khoa học Y dược – Học viện Quân Y 59 Malouf A J., Buchanan G N., Carapeti E.A (2000), A prospective audit of Fistula-in-ano at St Mark's hospital, Colorectal Disease, Vol 4, pp 13 – 19 60 Tăng Huy Cường (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật lại rò hậu môn, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội 61 Sygut A., Zajdel R., Kedzia-Budziewska R (2006), Late results of treatment of anal fistulas, Colorectal Disease, Vol 9, pp 151–158 62 Nguyễn Sơn Hà (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội 63 Nguyễn Xuân Hùng (2008), Đánh giá kết quả điều trị rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức trong giai đoạn 2003 - 2006, Y học Việt Nam, số1, tr 45–51 64 Nguyễn Trung Tín, Bùi Xuân Cường (2012), Kết quả điều trị áp xe hậu môn bằng phương pháp cột thun bó cơ thắt ngay khi rạch tháo mủ, Y HọcTP Hồ Chí Minh, Tập 16 (1), tr 126–131 65 Nguyễn Mạnh Nhâm (1995), Một số nhận xét về điều trị áp xe hậu môn trong hai năm 1992-1993 tại bệnh viện Việt Đức, Ngoại khoa, số 6, tr 25– 30 66 Abou-Zeid A A (2011), Anal fistula: Intraoperative difficulties and unexpected findings, World J Gastroenterol, Vol 17 (28), pp 3272– 3276 67 Trần Thị Tranh, Lê Châu Hoàng Quốc Chương, Nguyễn Trung Tín (2012), Kết quả sớm của phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt , Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 16 (1), tr 121–125 68 Võ Thị Mỹ Ngọc, Đỗ Đình Công (2006), Vai trò của siêu âm 3 chiều trong chẩn đoán rò hậu môn phức tạp, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 10(5), tr 43–46 69 Nguyễn Bá Sơn (1991), Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị ngoại khoa rò hậu môn, Luận án phó tiến sỹ, Học viện Quân Y 70 Kulvinder Singh1, Navdeep Singh2 et al (2014), Magnetic Resonance Imaging (MRI) Evaluation of Perianal Fistulae with Surgical Correlation, Journal of Clinical and Diagnostic Research., Vol-8(6): RC01-RC04 71 Beets-Tan RH, Beets GL, van der Hoop AG, Kessels AH, Vliegen RA, Baeten CI, et al (2001), Preoperative MR imaging of anal stulas: does it really help the surgeon? Radiology 218:75–84 72 Barker PG, Lunniss PJ, Armstrong P, Reznek RH, Cottam K Phillips RK.(1994), Magnetic resonance imaging of stula-in-ano: technique, interpretation and accuracy, Clin Radiol 49:7-13 73 Mahjoubi B, Kharazi H, Mirzaei R, Moghimi A, Changizi A (2005), Diagnostic accuracy of body coil MRI in describing the characteristics of perianal stulas, Colorectal Dis, 8:202–7 74 Steve Halligan, Jaap Stoker (2006), Imaging of stula in ano, Radiology, 239: 18-33 75 Nguyễn Trung Tín (2011), Kết quả phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 15 (1), tr 147–151 76 Roig J V., Garcia-Armengol J., et al (2014), Immediate reconstruction of the anal sphincter after fistulectomy in the management of complex anal fistulas, Colorectal Disease,Vol 1, pp 137–140 77 Ye F., Tang C., Wang D., Zheng S (2015), Early experience with the modificated approach of ligation of the intersphinteric fistula tract for high transsphinteric fistula, World J Surg, Vol 39 (4), pp 1059–1065 78 Schulze B., Yik-Hong Ho (2015), Management of complex anorectal fistulas with seton drainage plus partial fistulotomy and subsequent ligation of intersphincteric fistula tract (LIFT), Tech Coloproctol, Vol 19 (2), pp 89–95 79 Shafik A A., El Sibai O., Shafik I A (2014), Combined partial fistulectomy and electro-cauterization of the intersphincteric tract as a sphincter-sparing treatment of complex anal fistula: clinical and functional outcome, Tech Coloproctol, Vol 18, pp 1105–1111 80 Michał Romaniszyn, Piotr Julian Walega, Wojciech Nowak (2015), Efficacy of LIFT (ligation of intersphincteric fistula tract) for complex and recurrent anal fistulas– a single-center experience and a review of the literature, Polski Przeglad Chirurgiczny, Vol 86 (11), pp 532–536 ... phát Bệnh viện HN Việt Đức" với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh rị hậu mơn tái phát bệnh viện HN Việt Đức Đánh giá kết điều trị bệnh rị hậu mơn tái phát bệnh viện HN Việt Đức 3 CHƯƠNG TỞNG...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI PHẠM PHÚC KHÁNH MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RỊ HẬU MƠN TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN HN VIỆT... phẫu thuật hiệu quả thách thức lớn phẫu thuật viên 2 Vì chúng tơi thực đề tài: "Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đánh giá kết phẫu thuật điều trị bệnh rị hậu mơn tái phát Bệnh viện HN

Ngày đăng: 10/07/2019, 21:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.6.2. Biến chứng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan