1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Ôn thi học sinh giỏi môn Địa Lý THCS

21 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 644,5 KB

Nội dung

Tuyển tập các nội dung ôn tập cho học sinh giỏi THCS môn Địa lý bao gồm: Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình địa lý 6,7,8,9 Một số dạng câu hỏi và bài tập

Trang 1

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN ĐỊA LÍ THCS

1 Địa lí tự nhiên đại cương

Trái Đất

- Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất.

- Tỉ lệ bản đồ, phương hướng, kinh độ, vĩ độ

- Sự chuyển động của Trái Đất Các hệ quả

- Kí hiệu bản đồ Cấu tạo bên trong của Trái Đất Tác động của nội lực và ngoại lực Địa hình bề mặt Trái Đất Các mỏ khoáng sản.

- Hơi nước trong không khí, mưa Các đới khí hậu Sông, hồ, biển đại dương

- Lớp vỏ khí.Thời tiết khí hậu Khí áp và gió trên TĐ

- Đất, Lớp vỏ sinh vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật

2 Địa lí môi trường

- Môi trường đới nóng

- Môi trường ôn hòa

- Môi trường đới lạnh

- Môi trường hoang mạc

3 Địa lí các châu Địa lí tự nhiên các châu lục: - Châu Phi, Châu Mĩ, , Châu Âu, Châu Á.

tự nhiên Việt Nam.

- Các miền tự nhiên Miền bắc và đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

5 Địa lí dân cư - Địa lí dân cư Việt Nam

6 Địa lí kinh tế Nông nghiệp, công nghiêp, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ

* Lưu ý: Đối với lớp 8, GV lưu ý chưa ôn phần kiến thức lớp 9.

PHẦN 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

I VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT

1 Vũ trụ:

- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà

+ Mỗi Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.+ Thiên hà chứa Mặt trời và các hành tinh của nó được gọi là dải Ngân Hà

- Theo thuyết Big Bang: Vũ trụ được hình thành cách đây chừng 15 tỉ năm sau một “vụ nổ lớn”

từ một “nguyên tử nguyên thủy”

2 Hệ Mặt Trời

- Được hình thành cách đây khoảng 4,5  5 tỉ năm từ một đám mây bụi và khí khổng lồ

- Hệ Mặt trời gồm:

+ Mặt trời nằm ở trung tâm

+ 8 hành tinh quay xung quanh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh

3 Trái Đất trong hệ Mặt trời

- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, đứng thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt trời Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km

- Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời tồn tại sự sống

- Trái Đất đồng thời thực hiện 2 chuyển động: + Chuyển động tự quay quanh trục

+ Chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời

+ Kinh tuyến đổi ngày: đường kinh tuyến 1800

+ Vĩ tuyến là những đường tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến (vĩ tuyếnnhỏ dần từ xích đạo về 2 cực)

Quy ước: + Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có 181 vĩ tuyến

+ Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo

• Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc

• Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc

• Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc

• Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam

Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu:

Âu, Á, Phi và Đại Dương

• Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mỹ

• Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt Địa Cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc

• Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam

Trang 3

II BẢN ĐỒ

* Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt

Trái Đất

1 Tỉ lệ bản đồ

- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa

- Ý nghĩa: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, biết được khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần sovới kích thước thật của chúng trên thực tế

- Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước

2 Phương hướng trên bản đồ

- Phương hướng trên bản đồ (8 hướng chính)

- Cách xác định phương hướng trên bản đồ:

+ Với các bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng

+ Với các bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại

3 Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí

- Vị trí của môt điểm trên bản đồ được xác định là điểm cắt nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó

- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm là số chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua đi qua địađiểm đó đến kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc

- Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ

- Cách viết tọa độ địa lí: + Kinh độ trên

- Kí hiệu phản ánh vị trí, sự phân bố đối tượng địa lí trong không gian

5 Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: biểu hiện độ cao địa hình bằng đường đồng mức

hoặc thang màu

Trang 4

III SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT CÁC HỆ QUẢ

1 Chuyển động tự quay quanh trục

a Đặc điểm:

b Hệ quả:

- Sự luân phiên ngày – đêm

+ Trái Đất hình cầu  luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, một nửa khuất trong bóng tối

 ngày và đêm

+ Do Trái Đất tự quay quanh trục  ngày, đêm luân phiên

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

+ Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): do Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm, tại các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau

+ Giờ múi: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.+ Giờ quốc tế (giờ GMT): là múi giờ số 0 (nằm trên đường kinh tuyến gốc qua Luân – đôn, Anh)

+ Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 1800 ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương.Quy ước: Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 1800 lùi lại 1 ngày lịch, đi từ Đông sang Tây qua kinh tuyến 1800 tăng thêm 1 ngày lịch

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

+ Nguyên nhân: do lực Côriôlít

+ Ở Bán cầu Bắc vật bị lệch về bên phải

Ở Bán cầu Nam vật bị lệch về bên trái

+ Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn,…

2 Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời

- Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ

- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo 66033’ và không đổi phương

b Hệ quả

- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

+ Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào 12h trưa, khi đó tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất

- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền

hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo

- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang

Đông (ngược chiều kim đồng hồ)

- Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 1 ngày

đêm (24 giờ)

Trang 5

+ Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt nhưng không có thực Trong 1 năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến  chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

+ Hiện tượng xảy ra như sau:

• 21/3: Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo  Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo

• Sau 21/3, Mặt Trời di chuyển dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào 22/06

• Sau 22/06, Mặt Trời di chuyển dần về xích đạo, lên thiên đỉnh tại xích đạo lần 2 vào ngày 23/9

• Sau 23/9, Mặt Trời từ xích đạo chuyển dần về chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam vào 22/12

• Sau 22/12, Mặt Trời lại di chuyển về xích đạo rồi lên chí tuyến Bắc

Hiện tượng này được lặp đi, lặp lại năm này qua năm khác

 Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến

HÌNH BIỂU DIỄN CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN CỦA MẶT TRỜI TRONG NĂM

+ Ý nghĩa địa lý:

• Các địa điểm nằm trong phạm vi hai đường chí tuyến (vùng nội chí tuyến) sẽ có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh/năm

• Ở hai đường chí tuyến, mỗi năm chỉ có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh

• Ở những địa điểm ngoài 2 đường chí tuyến về cực, quanh năm không có hiện tượng MặtTrời lên thiên đỉnh

- Hiện tượng mùa

+ Mùa: là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu+ Nguyên nhân: Trong khi chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên

có thời kì Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trờ

i, có thời kì Bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời  thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm

 Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời  góc chiếu lớn, nhận được nhiều nhiệt lượng  mùa nóng

Trang 6

 Nửa cầu chếch xa phía Mặt Trời  góc chiếu nhỏ, nhận được ít nhiệt lượng  mùa lạnh

 Ngày 21/3 và 23/9 hai bán cầu có góc chiếu của Mặt Trời như nhau  thời kì chuyển tiếp giữa mùa nóng và lạnh của Trái Đất

+ Mùa ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam trái ngược nhau

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

+ Trong khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ch

úc nửa cầu Bắc, có lúc ngửa nửa cầu Nam về phía Mặt Trời Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ

+ Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau

+ Vào 22/6 và 22/12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có ngày hoặc đêm dài suốt 24giờ

+ Các địa điểm nằm từ 66033’ Bắc và Nam đến 2 cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ dao động theo mùa, từ 1 ngày đến 1 tháng

+ Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cực Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng

LUYỆN TẬP Câu 1: Vẽ hình và trình bày sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt đất?

Câu 2: Cho biết:

- Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?

- Khi ở khu vực giờ gốc là 21 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?

Câu 3: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời

sống?

Câu 4: Nếu Trái Đất đứng yên, không tự quay quanh trục thì tất cả các điểm trên bề mặt đất

đều lần lượt có ngày và đêm không? Tại sao?

Câu 5: Vẽ hình thể hiện vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo chuyển động quanh Mặt trời vào các

ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí và cho biết:

- Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí: xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí

- Trong ngày 22/6 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?

- Trong ngày 22/12 nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?

- Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? Khi đó ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?

Câu 6: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân

phiên nhau ở hai nửa cầu trong năm?

Câu 7: Tính tốc độ của Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo trong 1 ngày (km/h), biết rằng quỹ đạo

dài khoảng 94.000.000 km?

Câu 8: Vẽ hình và giải thích câu ca dao: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười

chưa cười đã tối

Trang 7

Câu 9: Cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng

nhau?

Câu 10: Cho biết:

- Vào ngày 22/6 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến

đó là đường gì?

- Vào ngày 22/12, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

Câu 11: Cho biết:

- Nơi nào có độ dài ngày và đêm trong năm luôn bằng nhau?

- Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày, đêm của các điểm ở vòng cực Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào?

- Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm cực như thế nào?

Câu 12: Dựa vào bảng sau, hãy nêu hiện tượng số ngày có ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ:

Vĩ độ 66033’B 700B 750B 800B 850B 900B

Số ngày có

Câu 13: Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau giữa các mùa?

Câu 14: Tại sao từ 66033’ Bắc và Nam trở về cực có hiện tượng đêm trắng?

Trang 8

IV CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT

1 Các lớp cấu tạo của Trái Đất

Lớp vỏ Trái Đất Từ 5 km – 70 km Rắn chắc Càng xuống sâu nhiệt độ

càng cao, tối đa 10000CLớp trung gian Gần 3000 km Từ quánh dẻo đến lỏng

Lõi Trái Đất Trên 3000 km Lỏng ở ngoài, rắn ở

trong

Cao nhất khoảng 50000C

2 Cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau

- Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

V ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

1 Tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

- Tác động của nội lực và ngoại lực:

+ Ngoại lực và nội lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình

- Hiện tượng núi lửa, động đất:

+ Núi lửa: là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên mặt đất

+ Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho cáclớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển

+ Tác hại của động đất và núi lửa

+ Măcma là những vật chất nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất nơi có nhiệt độtrên 10000C

2 Địa hình bề mặt Trái Đất

a Núi

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất

- Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi

- Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển (độ cao tuyệt đối)

Trang 9

Những nơi tập trung khoáng sản được gọi là mỏ khoáng sản.

- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực, các mỏ khoáng sản ngoạisinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực

- Một số loại khoáng sản phổ biến:

+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt,…

+ Khoáng sản kim loại: Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm,…

+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi,…

VI KHÍ QUYỂN: là lớp không khí bao quanh Trái Đất

+ Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao

+ Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

+ Các khối khí đại dương hình thành trên biển và đại dương, có độ ẩm lớn

+ Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

2 Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

- Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu:

+ Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gianngắn

Trang 10

+ Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.

- Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí

- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí:

+ Vĩ độ địa lí: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao+ Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm

+ Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằmsâu trong lục địa có sự khác nhau

3 Khí áp và gió

a Khí áp

- Khí áp là sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất

Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân

- Khí áp trên Trái Đất được phân bố thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam

+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc, Nam và 900 Bắc, Nam (cực Bắc, Nam)

* Gió Tây ôn đới:

- Thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc

và Nam (các đai áp thấp ôn đới)

- Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc

4 Hơi nước trong không khí Mưa

a Hơi nước trong không khí

- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm chokhông khí có độ ẩm

Trang 11

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí Nhiệt độ không khí càngcao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao).

b Mưa

- Quá trình tạo mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thànhcác hạt nước nhỏ, tạo thành mây Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm cáchạt nước to dần rồi rơi xuống đất thành mưa

- Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về cực Mưa nhiều nhất ở vùng xíchđạo, mưa ít nhất là ở hai vùng cực Bắc và Nam

5 Các đới khí hậu trên Trái Đất

* Đới nóng (nhiệt đới)

- Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

- Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thờigian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nênquanh năm nóng Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là Tín Phong Lượng mưa trungbình năm từ 1000 mm đến trên 2000 mm

* 2 đới ôn hòa (ôn đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam

- Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm Gió thườngxuyên thổi trong khu vực này là gió Tây ôn đới Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến1000mm

* 2 đới lạnh (hàn đới)

- Giới hạn: Từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam

- Đặc điểm: Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm Gió thường xuyên thổi trongkhu vực này là gió Đông cực Lượng mưa trung bình năm thường dưới 500mm

VII THỦY QUYỂN

1 Sông – hồ

a Sông

- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa

- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông

- Hệ thống sông: Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệthống sông

- Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trongmột giây đồng hồ

- Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và thủy chế của sông: nếu sông chỉ phụ thuộc vào mộtnguồn cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sông phụ thuộc vào nhiềunguồn cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn

b Hồ

Ngày đăng: 09/07/2019, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w