1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý 6 7 8 9 năm học 2014

13 8K 184

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Câu 9: So sánh sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời * Giống nhau : Cả 2 chuyển động đều theo hướng từ Tây sang Đông... Câu 10: Trình bày về hiện tượng các m

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HSG NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 6

Câu 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất ?

- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời)

- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: dạng hình cầu và kích thước rất lớn

Câu 2: Kí hiệu bản đồ?

- Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích

- Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình

- Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức

Câu 3: Khái niệm nội lực, ngoại lực?

- Nội lực: là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Ngoại lực: là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Câu 4: Hiện tượng núi lửa, động đất?

- Núi lửa: là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên bề mặt đất.

- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ 1 điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm

cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển

Câu 5: Cấu tạo và vai trò của vỏ Trái Đất?

- Cấu tạo: Vỏ Trái Đất: là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo

do một số địa mảng nằm kề nhau

- Vai trò: Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng

có vai trò rất quan trọng Vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

Câu 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả?

* Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

- Trái Đất tự quay quanh 1 trục tưởng tượng nối liền 2 cực và nghiêng 66 33’ trên mặt

phẳng quỹ độ

- Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.

- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ (1 ngày đêm) Vì vậy, bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ

* Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

- Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.

- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất

Câu 7: Các lớp cấu tạo của Trái Đất?

Câu 8: Tác hại động đất và núi lửa?

- Tác hại của động đất, núi lửa: đều gây thiệt hại về người và của

Câu 9: So sánh sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời

* Giống nhau : Cả 2 chuyển động đều theo hướng từ Tây sang Đông

Trang 2

* Khác nhau:

Sự vận động của Trái Đất quanh trục Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt

Trời

- Trái Đất quay quanh trục tưởng

mặt phẳng quỹ đạo

- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục

là 24 giờ

-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên 1 quỹ đạo có hình elip gần tròn

- Thời gian Trái Đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ

Câu 10: Trình bày về hiện tượng các mùa trên Trái Đất

- Khi chuyển động quanh Mặt Trời , trục Trái Đất có độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi nên nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luân phiên ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa

- Các mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau

Câu11: Nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất ?

- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên như: không khí, nước, sinh vật , là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau Các địa mảng di chuyển rất chậm, có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau

Câu 12: Dựa vào lược đồ hình 5 trang 10 SGK

- Qua lược đồ kể tên đồ 6 lục địa và 4 đại dương trên bề mặt Trái Đất?

+ 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam

Cực, lục địa Ô-xtrây-li-a

- Lục địa Á-Âu, Bắc Mỹ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc

- Lục địa Ôxtrâylia, Nam cực nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam

+ 4 đại dương là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

- Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất

- Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất và nước đóng thành băng

Câu 13 : Cách phân loại địa hình núi theo độ cao

Căn cứ vào độ cao, chia ra 3 loại núi :

- Núi thấp: dưới 1000 m

- Núi trung bình: từ 1000m – 2000m

- Núi cao: trên 2000m

Câu 7: Sự khác nhau giữa độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối

- Độ cao tương đối được tính từ chân núi đến đỉnh núi

- Độ cao tuyệt đối được tính từ mực nước biển đến đỉnh núi

Trang 3

Câu 14: Xác định phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên hình vẽ hoặc bản đồ?

Xác định các phương hướng còn lại?

BẮC

-Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế?

Câu 15: Qua hình ảnh mô tả địa hình núi?

Quan sát hình vẽ phân biệt sự khác nhau giữa địa hình núi già và núi trẻ:

Câu 16: Sự giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên

* Giống nhau: Bình nguyên và cao nguyên đều có bề mặt tương đối bằng phẳng

* Khác nhau:

- Là dạng địa hình thấp, độ cao dưới 200

m

- Thuận lợi trồng cây lương thực và thực

phẩm

- Là dạng địa hình có sườn dốc, độ cao

trên 500m

- Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn

MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 7

Câu 1: Các chủng tộc trên thế giới?

- Dân cư thế giới thuộc ba chủng tộc chính là: Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-ít và

Ơ-rô-pê-ô-ít

Trang 4

- Dân cư ở Châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, còn ở Châu Phi thuộc

chủng tộc Nê-grô-ít, còn ở Châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít

Câu 2: Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

- Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

- Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào

không khí

- Hậu quả: Tạo nên những trận mưa a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái

Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao,… Khí thải còn làm thủng tầng ô zôn

Câu 3: Thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?

* Thuận lợi: Nhiệt, độ ẩm cao, lượng mưa lớn có thể sản xuất quanh năm, xen canh,

tăng vụ

* Khó khăn: Đất dễ bị suy thoái, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ,…

Câu 4: Một số cây trồng, vật nuôi ở đới nóng?

- Cây trồng: + Cây lương thực: Lúa gạo, ngô, sắn, khoai lang,…

+ Cây công nghiệp nhiệt đới: Cà phê, cao su, dừa, bông, mía,…

- Vật nuôi: Chăn nuôi: Trâu, bò, dê, lợn,

Câu 5: Quần cư nông thôn, quần cư đô thị?

- Quần cư nông thôn: Có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân

tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Quần cư thành thị: Có mặt độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản

xuất công nghiệp và dịch vụ

Câu 6: Đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa?

- Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á.

- Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió Thời tiết diễn biến

thất thường Thảm thực vật phong phú, đa dạng

Câu 7: Đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình và khoáng sản của Châu Phi?

- Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh

biển, bán đảo, đảo

- Địa hình: Tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên

lớn

- Khoáng sản: Phong phú, nhiều kim loại quy hiếm (vàng, kim cương, uranium, )

Câu 8: Hai đặc điểm tự nhiên cơ bản của mội trường đới ôn hòa?

- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh

- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:

+ Phân hóa theo thời gian: 1 năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông

+ Phân hóa theo không gian: Thiên nhiên thay đổi từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới

Câu 9: Sự mở rộng của các hoang mạc, biện pháp hạn chế sự mở rộng của hoang mạc?

Trang 5

- Nguyên nhân: Chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến đổi của

khí hậu toàn cầu

- Biện pháp hạn chế: Cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm,

trồng rừng

Câu 10: Sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa?

- Hoang mạc ở đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ

rất nóng

- Hoang mạc ở đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá

nóng, mùa đông rất lạnh

Câu 11: Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa qua tranh ảnh biểu đồ khí hậu

=> Kiểu môi trường ÔN ĐỚI HẢI DƯƠNG => Kiểu môi trường ĐỊA TRUNG

HẢI

=> Kiểu môi trường ÔN ĐỚI LỤC ĐỊA => Kiểu môi trường ĐỚI LẠNH

Trang 6

=>Kiểu môi trường HOANG MẠC ở đới nóng => Kiểu môi trường HOANG MẠC ở

đới ôn hòa

Câu 14: Trình bày những ngành công nghiệp chủ yếu của con người ở đới ôn hòa?

Đới ôn hòa có 2 ngành công nghiệp chủ yếu:

- Công nghiệp khai thác tập trung ở những nơi giàu khoáng sản, rừng…

- Công nghiệp chế biến rất đa dạng, luyện kim, cơ khí các máy móc từ đơn giản đến tinh vi

Câu 5: Để sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao, nền nông nghiệp ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì ?

Để sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao, nền nông nghiệp ở đới ôn hòa đã

áp dụng một số biện pháp: tổ chức sản xuất nông sản theo qui mô lớn kiểu công nghiệp, chuyên môn hóa từng loại nông sản, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất

Câu 16: Nêu những hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc ?

- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo và vận chuyển hàng hóa

- Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác nước ngầm để trồng trọt, chăn nuôi, khai thác khoáng sản và phát triển du lịch

Câu 17: Nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh ?

- Đới lạnh nằm trong khoảng từ vòng cực đến cực ở cả 2 nửa cầu

- Khí hậu lạnh lẽo quanh năm:

+ Lượng mưa : rất ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi

Câu 18: Nêu cách thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh ?

- Thực vật đặc trưng ở đới lạnh là rêu và địa y… có thời gian sinh trưởng ngắn, thân cây

thấp lùn…

- Động vật có lớp mỡ dày, lớp lông dày, không thấm nước, tránh rét bằng cách di cư hoặc ngủ đông

Câu 19: Nêu đặc điểm của môi trường vùng núi ?

- Khí hậu thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.

- Thực vật thay đổi theo độ cao, giống như khi đi từ phía Xích đạo về phía 2 cực

- Thực vật có sự khác nhau giữa 2 sườn núi: giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng, sườn đón gió và sườn khuất gió

Câu 20: Những vấn đề nảy sinh khi phát triển kinh tế vùng núi ?

Những vấn đề nảy sinh khi phát triển kinh tế vùng núi là : Phá rừng, xói mòn đất, săn bắt thú quí hiếm, ô nhiễm môi trường

Câu 21: Quan sát ảnh về cảng sông Đuy- xbua và sơ đồ cảng, phân tích để thấy sự hợp lí trong việc bố trí các khu dân cư (chú ý các mũi tên chỉ hướng gió và hướng dòng chảy) bt 3 SGK 52

- Các khu kho hàng, khu kho bãi, khu công nghiệp nằm gần nhau và gần sông: thuận tiện cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa, hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất

- Khu dân cư đặt ở thượng nguồn sông Rai-Nơ tạo điều kiện cho người dân sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm do khu công nghiệp thải ra

Trang 7

- Hướng gió từ khu công nghiệp ra đồng ruộng để khói bụi thải ra từ các nhà máy không ảnh hưởng đến khu dân cư

Câu 22: Dựa vào lược đồ trình bày giới hạn, vị trí, đường bờ biển, địa hình, của châu Phi?

a) Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương là: phía Bắc giáp biển Địa Trung Hải, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Đông Bắc giáp biển Đỏ và châu Á qua kênh đào Xuyê, phía Đông và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương

b) Vị trí: Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 đường chí tuyến -> thuộc môi trường đới nóng

c) Đường bờ biển: ít bị chia cắt, có rất ít biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền nên ảnh hưởng của biển vào nội địa ít

d) Địa hình: toàn bộ địa hình châu Phi giống như một cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình 750m Đồng bằng thấp, nhỏ, hẹp phân bố ở ven biển

MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 8

Câu 1: Vị trí địa lí , giới hạn , diện tích , kích thước của Châu Á trên bản đồ thế giới?

- Vị trí: + Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu.

+ Trải rộng từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc

- Kích thước: Có diện tích lớn nhất thế giới.

Câu 2: Đặc điểm về địa hình khoáng sản châu Á?

- Địa hình:

+ Có nhiều dãy núi chạy theo 2 hướng chính ông – Tây và Bắc Nam

Sơn nguyên cao, đồ sộ, tập trung ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.

+ Nhìn chung, địa hình chia cắt phức tạp.

- Khoáng sản: Phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại

màu,…

Câu 3: Trình bày những điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á?

* Nam Á có 3 miền địa hình chính:

+ Phía Bắc: dãy Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ

+ Phía Nam: sơn nguyên Đê-can với 2 rìa được nâng cao thành 2 dãy núi Gát Tây, Gát Đông + Ở giữa: đồng bằng Ấn Hằng rộng , bằng phẳng

* Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm & là 1 trong những khu vực mưa nhiều nhất thế giới.

Do ảnh hưởng của địa hình & gió mùa Tây Nam nên lượng mưa phân bố không đều :

* Nam Á có nhiều sông lớn & cảnh quan tự nhiên đa dạng.

Câu 4:Nêu đặc điểm dân cư khu vực Nam Á?

- Có dân cư tập trung đông đúc, mật độ dân số cao nhất châu Á.

- Phân bố dân cư không đều: tập trung đông ở vùng đồng bằng & vùng có mưa, thưa dân ở vùng núi cao, ít mưa.

- Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 5 : Nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay

Nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhưng sự phát triển giữa các nước & vùng lãnh thổ không đều Số lượng các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỷ lệ cao.

Câu 6: Nêu đặc điểm vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á ?

Trang 8

* Đặc điểm vị trí địa lý: Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên đường giao thông quốc tế giữa 3 châu lục: châu Âu , châu Á , châu Phi

* Đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á:

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên

- Khí hậu lục địa khô hạn, ít sông ngòi

- Phần lớn lãnh thổ là hoang mạc , bán hoang mạc

- Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn nhất thế giới.

Câu 7 : Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á

a Địa hình :

- Phần đất liền:

+ Phía tây : có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở xen kẻ với các bồn địa rộng

+ Phía đông : là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng

- Phần hải đảo là vùng núi trẻ , thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương

b Khí hậu , sông ngòi ,cảnh quan tự nhiên:

- Phía tây có kiểu khí hậu lục địa khô hạn với cảnh quan chính là thảo nguyên khô & hoang mạc

- Phía đông & hải đảo có khí hậu gió mùa ẩm với cảnh quan rừng là chủ yếu

- 2 sông lớn : Hoàng Hà, Trường Giang

Câu 8: Trình bày đặc điểm khí hậu châu Á?

+ Sự phân hóa khí hậu châu Á: khí hậu Châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới

và kiểu khí hậu đa dạng

+ Sự khác nhau của các kiểu khí hậu châu Á: Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió

mùa và kiểu khí hậu lục địa là: do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển

Câu 9: Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á?

- Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á: Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn

(I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng,…), nhưng phân bố không đều

- Chế độ nước của các hệ thống sông lớn ở châu Á khá phức tạp:

+ Bắc Á: Mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan

+ Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa

+ Tây và Trung Á: Ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan

- Gía trị kinh tế của sông ngòi Châu Á: Giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản

xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Câu 10: Đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á?

+ Tình hình dân số: Dân số đông, tăng nhanh

+ Mật độ dân số: mật độ dân cư cao, phân bố không đều

+ Thành phần chủng tộc: Dân cư Châu Á thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là: Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít

+ Văn hóa: đa dạng

+ Tôn giáo: Nhiều tôn giáo, các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo

Câu 11: Đọc hình SGK

* Hình 9.1 / 29 Kể tên các biển và vịnh tiếp giáp với khu vực Tây Nam Á ?

- Biển Đen, Biển Ca-xpi, Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A Ráp

Trang 9

- Vịnh Pec- xích

* Hình 11.1 / 37 Kể tên các quốc gia ở khu vực Nam Á

Khu vực Nam Á gồm các quốc gia: Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng- la- đét, Sri lan-

ca, Man- đi- vơ.

Câu 12: i n vào b ng d i đây tên các n c và vùng lãnh th châu Á đã đ t đ c thành t u l n trong nông ư ư ổ ở châu Á đã đạt được thành tựu lớn trong nông ở châu Á đã đạt được thành tựu lớn trong nông ạt được thành tựu lớn trong nông ược thành tựu lớn trong nông ựu lớn trong nông nghi p và công nghi p ệp và công nghiệp ệp và công nghiệp

Ngành kinh tế Nhóm nước Tên các nước và vùng lãnh thổ

Nông nghiệp Các nước đông dân sản xuất đủ lương thực

Các nước xuất khẩu nhiều gạo Công nghiệp

Cường quốc công nghiệp Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới

u 13 : Dựa vào bảng số liệu : Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á

( nghìn km 2 ) Dân số năm 2001( triệu người ) Đông Á

Nam Á

Đông Nam Á

Trung Á

Tây Nam Á

11762 4489 4495 4002 7016

1503 1356 519 56 286

a Kể tên các khu vực đông dân ở châu Á ?

b Tính mật độ dân số ( người / km 2 ) các khu vực đông dân của châu Á ?

c Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất châu Á ?

Mật độ dân số ( người / km 2 ) = Dân số ( người ) / Diện tích ( km 2 )

Câu 9: B ng s li u xu t , nh p kh u c a 1 s qu c gia ông Á n m 2001 ( ệp và công nghiệp ập khẩu của 1 số quốc gia Đông Á năm 2001 ( Đơn vị : tỉ USD ) ẩu của 1 số quốc gia Đông Á năm 2001 ( Đơn vị : tỉ USD ) ủa 1 số quốc gia Đông Á năm 2001 ( Đơn vị : tỉ USD ) ăm 2001 ( Đơn vị : tỉ USD ) ơn vị : tỉ USD ) n v : t USD ) ị : tỉ USD ) ỉ USD ) Quốc gia

Xuất khẩu

Nhập khẩu 403,50349,09 266,62243,52 150,44141,10

a Nêu nhận xét tình hình xuất khẩu , nhập khẩu của 1 số nước Đông Á ?

b Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất trong số 3 nước đó?

Câu 10: D a vào b ng s li u d i đây Nêu nh n xét s gia t ng dân s c a châu Á t 1800 – 2002 ựu lớn trong nông ệp và công nghiệp ư ập khẩu của 1 số quốc gia Đông Á năm 2001 ( Đơn vị : tỉ USD ) ựu lớn trong nông ăm 2001 ( Đơn vị : tỉ USD ) ủa 1 số quốc gia Đông Á năm 2001 ( Đơn vị : tỉ USD ) ừ 1800 – 2002

MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI 9 Câu 1 Biết về sự phân bố dân cư nước ta?

- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ:

Trang 10

+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị ; miền núi dân cư thưa thớt ĐBSH có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có MĐDS thấp

+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (nông thôn 74%

số dân sinh sống, thành thị 26%)

Câu 2 Trình bày đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động?

- Nguồn lao động: Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh; Mặt mạnh: có lực lượng lao động dồi dào và tăng nhanh; thị trường tiêu thụ rộng; dễ dàng tiếp thu nền khoa học hiện đại…

Hạn chế: về thể lực và chất lượng (78,8% không qua đào tạo)

- Sử dụng lao động: cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực

Câu 3 Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp?

Tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản

Tài nguyên đất.

- Là tài nguyên quý giá

- Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp

* Có 2 nhóm đất chính:

- Đất feralit: 16 triệu ha- 65% diện tích lãnh thổ

+ Phân bố: miền núi và trung du, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

+ Cây trồng thích hợp: cây cao su, cây cà phê trên quy mô lớn

- Đất phù sa: 3 triệu ha- 24% diện tích lãnh thổ

+ Phân bố ở 2 đồng bằng: ĐBSH và ĐBSCL

+ Cây trồng thích hợp: Cây lúa nước, các cây hoa màu khác

Tài nguyên khí hậu:

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Khí hậu phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc- Nam, theo mùa và theo độ cao

- Có nhiều thiên tai

Tài nguyên nước:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nguồn nước phong phú

- Phân bố không đều trong năm: có lũ lụt, hạn hán

- Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp

Tài nguyên sinh vật:

TN sinh vật rất phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật nuôi

Câu 4 Trình bày thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng?

- Thực trạng và phân bố:

- + Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp

- + Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du

- + Trồng rừng: tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp

- Vai trò của các loại rừng:

+ Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu

+ Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 25/04/2016, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w