Giáo dụcđạođứcchohọcsinh phổ thông: Quá thừa và quá thiếu! Số HS vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, nói tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi . ngày càng nhiều. Chưa bao giờ công tác giáodụcđạođức HS khó khăn như hiện nay! Vấn đề này được đưa ra phân tích tại hội thảo "Nâng cao chất lượng giáodục đạo đức trong nhà trường" do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 21-12. "Bạn bè em hầu hết đều biết hết mọi thứ về chuyện quan hệ tình dục, biết nhiều hơn người lớn tưởng. Em học lớp 9, đã có bạn trai. Em chưa quan hệ vì sợ hậu quả. Nhưng bạn bè em cho rằng ở tuổi này đứa nào không thử quan hệ là không sành điệu, là nhà quê”… Đây là nội dung một bức thư được gửi đến thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh và bà dẫn ra câu chuyện này để nói đến sức ép của những thứ "chuẩn mực ngầm" đang chi phối lớp trẻ. Họcsinh lớp 5 học về Liên Hiệp Quốc "Chưa bao giờ ngành giáodục gặp khó khăn trong việc giáodụcđạođức như lúc này. Chuyện HS cầm xe lấy tiền đi Internet, cầm đồ khắp nơi, trộm cướp tài sản lấy tiền tiêu xài ngày càng nhiều ." - tham luận của Phòng GD-ĐT quận Tân Bình dẫn ra một thực tế xuống cấp đạođức trong nhiều HS như thế. Trong khi đó, chương trình giáodụcđạođức lại chưa thể hiện được vai trò quan trọng của môn này. Ở bậc tiểu học, mỗi tuần HS học một tiết đạo đức. HS lớp 3 được dạy bài đạođức tựa đề "Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế", HS lớp 5 học bài "Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc"! Lên bậc THCS, với 75 bài học từ lớp 6 đến lớp 9, thời lượng cho môn giáodục công dân cũng chỉ 26 tiết/năm, trong đó số tiết đạođức chỉ có 12-15 tiết. HS lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở, HS lớp 8 học về quyền sở hữu tài sản, HS lớp 9 học về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân… với đầy những từ ngữ khó hiểu, không phù hợp và chưa cần thiết với lứa tuổi 12-15. Ở bậc THPT, nghịch lý hơn khi HS lớp 11 và 12 không có tiết họcđạođức nào. Chương trình giáodục công dân lớp 10 (29 tiết/năm) rất nặng nề về kiến thức với hai phần triết học và đạođức gồm các nội dung trừu tượng, hàn lâm: các phạm trù đạođức cơ bản, khái niệm và các giá trị đạo đức; vật chất, ý thức, tồn tại xã hội, ý thức xã hội, phương pháp luận biện chứng . Chính điều này làm HS thiếu hứng thú và hiệu quả giáodục không cao. Rất nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng chương trình giáodụcđạođức nói chung rất phong phú, rất nhiều bài học nhưng chương trình chưa xác định rõ những phẩm chất cơ bản của nhân cách con người VN như thế nào. Các bài học nặng lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn trong lòng trẻ, hình thành nhân cách không rõ nét, trẻ dễ bị tác động hoàn cảnh xã hội. "Bậc tiểu học, HS thích thơ, tranh ảnh, mà chương trình chúng ta toàn câu chữ khô khan. HS bậc trung học cần những thực tế sinh động, chúng ta chỉ có toàn lý thuyết. Chúng ta dạy nhiều nhưng cái gì cơ bản? Tôi hỏi các tác giả sách cũng không biết cái nào cơ bản! Đây chính là cái yếu nhất của chương trình" Ông HUỲNH CÔNG MINH (giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) Cần thay đổi chuẩn đánh giá Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, HS được đánh giá đạođức khá tốt (trên 98%). Kết quả này đúng với tình hình thực tế xã hội hay không là vấn đề cần bàn thêm. Đó là ý kiến từ hội thảo, bởi rõ ràng ngày càng nhiều tình trạng HS đánh nhau, vi phạm luật, vô lễ với người lớn, ham chơi… Vấn đề đặt ra là chuẩn đánh giá đạođức HS như thế nào cho phù hợp? Cần đánh giá qua hành động, sự chuyển biến của HS sau bài học chứ không phải đánh giá qua "trả bài". Hệ thống chuẩn mực đánh giá hiện nay chưa thật sự phát huy phương pháp dạy học tích cực. Bà Vũ Thị Phương Chi - hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức - kiến nghị với Bộ GD-ĐT: "Cần xác định cụ thể hệ thống những giá trị đạođức cần trang bị cho HS từng cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thông chặt chẽ. Nội dung chương trình môn đạođức cần hướng HS vào những chuẩn mực đã xác định, phù hợp lứa tuổi HS, tránh ôm đồm quá nhiều nội dung". Ông Huỳnh Công Minh - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - nói: "Cần xây dựng nội dung chương trình theo hướng đồng tâm, tập trung vào những phẩm chất cơ bản của nhân cách và có tính liên thông cao". Các ý kiến khác đề nghị nội dung nghiên cứu bỏ bớt các nội dung về luật pháp, bổ sung các nội dung giáodục kỹ năng cho HS THCS và THPT. Qua từng nội dung bài cần lựa chọn tình huống dẫn dắt để HS tự nhận thức nét đẹp hành vi nhân cách. Đề nghị in sách bìa dày, giấy tốt, nhiều màu sắc . Có ý kiến đề xuất Bộ GD-ĐT cần biên soạn lại chương trình giáodục công dân, cũng nên để từng địa phương soạn chương trình môn giáodục công dân cho phù hợp thực tế địa phương mình. Tuy nhiên, từ góc nhìn khác, những yếu kém trong dạy đạođức còn phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên môn học này. Theo nhận định của Sở GD-ĐT TP.HCM, tập thể sư phạm hiện chưa đồng đều, có cự ly trong việc đánh giá đạođức HS qua từng hành vi. Một dẫn chứng thực trạng đạođức HS * 68% HS mê game, chat. * 46,6% ảnh hưởng từ phim: thích quen "hoàng tử" trong phim, có trang phục giống trong phim, thích chơi đô vật kiểu Mỹ… * 38,8% cho biết thường xuyên chửi thề, nói tục; 53,6% thỉnh thoảng nói tục. * 32,2% thường xuyên vô lễ với thầy cô. Nhiều HS chỉ chào thầy cô trong trường, còn ra đường thì . không quen biết. (Một cuộc điều tra của tổ bộ môn giáodục công dân Phòng GD-ĐT quận 6, TP.HCM có liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống với 500 HS từ THCS trên địa bàn) PHÚC ĐIỀN (Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn) . đang chi phối lớp trẻ. Học sinh lớp 5 học về Liên Hiệp Quốc "Chưa bao giờ ngành giáo dục gặp khó khăn trong việc giáo dục đạo đức như lúc này. Chuyện. giờ công tác giáo dục đạo đức HS khó khăn như hiện nay! Vấn đề này được đưa ra phân tích tại hội thảo "Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà