1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TÍNH TỰ HỌC

17 434 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 263,28 KB

Nội dung

G G I I Á Á O O D D Ụ Ụ C C C C H H O O H H Ọ Ọ C C S S I I N N H H T T Í Í N N H H T T Ự Ự H H Ọ Ọ C C I.ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo dục cho học sinh tính tự học là vấn đề rất thiết thực và mang tính thời sự trong giáo dục hiện nay. Thực tế cho thấy các em đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi là những em dành rất nhiều thời gian cho việc tự học của mình. Những năm học trước Phòng giáo dục nói chung và trường tiểu học Âu Cơ nói riêng đã phát động phong trào rèn cho học sinh có ý thức tự học ở nhà nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Từ năm học này, nhà trường tiếp tục phát động phong trào này để giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới và hứng thú say mê học tập hơn. Hiểu được mục tiêu trên nên từ năm học này tôi đã mạnh dạn thực hiện việc giáo dục cho học sinh tính tự học ngay từ đầu năm học. Giáo dục cho học sinh tính tự học chính là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Theo tôi bên cạnh việc học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp, tham khảo sách báo, giáo viên cũng cần nắm kĩ những khó khăn và thuận lợi của trường mình để chọn phương pháp phù hợp từ đó phong trào mới thực sự đạt hiệu quả cao. Sau 9 năm dạy học tại trường, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục cho học sinh tính tự học như sau:  Thuận lợi: - Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc giáo dục cho học sinh tính tự học. - Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nâng cao ý thức tự học cho học sinh: Trang bị sách báo có liên quan, Internet giúp giáo viên lấy thông tin và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. . . - Sự nhiệt tình của giáo viên trong việc giáo dục cho học sinh của mình tính tự học.  Khó khăn: - Trường thuộc địa bàn dân cư có thu nhập thấp, đa phần là tạm trú, trình độ dân trí chưa cao. Phụ huynh lo làm ăn kiếm sống từng ngày. Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc tự học của con em mình, chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc này. Không đôn đốc con em học tập ở nhà. - Giáo viên có ít thông tin liên quan đến vấn đề giáo dục cho học sinh tính tự học. II.NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trước khi nêu nội dung và biện pháp giáo dục cho học sinh tính tự học, tôi thiết nghĩ cần biết thế nào là tự học. Học với sách không có thầy bên cạnh thường được hiểu là tự học. Nhưng hiểu như vậy là hơi hẹp. Ngay khi có thầy bên cạnh thì thầy cũng giảng giải, uốn nắn chứ thầy đâu có học hộ học trò. Dạy dù sao cũng chỉ là ngoại lực tác động đến trò. Ngoại lực đó phải tạo được sự cộng hưởng của nội lực cố gắng của trò. Sự cố gắng này mới đúng là tự học ( Nguyễn Cảnh Toàn – Bàn về giáo dục Việc Nam) Đối với học sinh tiểu học do lứa tuổi còn nhỏ, duy độc lập còn hạn chế nên khả năng tự học chưa cao và chưa bền vững. Mà tự học có nghĩa là tự giác học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy mà nhiệm vụ của giáo viên là phải từng bước giáo dục tính tự học cho học sinh. Tôi xin đề ra các nội dung và biện pháp sau: 1 Trước khi giáo dục tính tự học cho học sinh, giáo viên cần tìm hiểu xem để thực hiện được điều đó cần có những điều kiện nào? Có hai điều kiện không thể thiếu: đó là cách học và sự say mê hứng thú học tập. Vì khi đã có cách học tức các em đã biết cách làm việc độc lập cộng với niềm say mê hứng thú học tập thì các em sẽ tự giác học. Có cách học với tinh thần tự giác, say mê học tập chắc chắn các em sẽ có tính tự học. Trong quá trình dạy học người giáo viên cần có ý thức xây dựng phát triển cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập cũng như hình thành cho các em cách tự học. Phát triển cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập có rất nhiều cách, tôi xin trình bày một số biện pháp sau: - Tạo sự say mê học tập ở các em bằng chính các tiết học hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn tiết học thực sự thu hút, hấp dẫn học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết và năng lực chuyên môn nhất định. Để đạt được điều đó, phần chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp là hết sức quan trọng. Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, chọn lọc những phương pháp phù hợp nội dung bài dạy, phù hợp đối tượng học sinh của lớp mình là việc làm không thể thiếu để có tiết dạy đạt chất lượng. Vd: Học sinh thật sự bị thu hút khi được tham gia các trò chơi nên giáo viên nên lồng kiến thức vào trò chơi nào đó như : Với bài: Số có ba chữ số ( lớp 2) Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành bài tập 3 nhằm cũng cố các số có 3 chữ số thông qua trò chơi “ Trúc xanh”. Giáo viên phải chuẩn bị 6 bộ thẻ ghi nội dung bài tập 3 cho 6 nhóm ( 7 hs/ nhóm). Học sinh tự đếm số từ 1 đến 7 rồi tự hình thành nhóm. Lần lượt từng thành viên trong nhóm lật 2 thẻ nếu phù hợp thì giữ hai thẻ đó như: 528 Năm trăm hai mươi tám Tổng kết em nào có nhiều thẻ thì thắng. - Về phương pháp, giáo viên phải không ngừng tìm tòi các cách dạy hay, hấp dẫn nhằm cuốn hút học các em trong từng tiết học. Vd: Giáo viên có thể vận dụng các phương pháp được học trong các buổi tậrp huấn như: phương pháp chuyển trạm, làm dấu trích đoạn, phương pháp nói chuyện tay ba . . .vào bài dạy - Một điều hết sức quan trọng là giáo viên phải tạo được sự hấp dẫn ở chính nội dung giảng dạy. Vì cái mới mẻ, cái kì lạ bao giờ cũng gây hứng thú cao độ và nó kích thích trí tưởng tượng của học sinh, thúc đẩy trí óc các em muốn tìm tòi khám phá, phát hiện ra những điều lí thú đối với bản thân. Tuy ở sách giáo khoa có cố gắng cung cấp kiến thức mới cho học sinh nhưng chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu tiếp cận cái mới của các em. Do đó, trong mỗi bài học giáo viên cần tìm tòi các kiến thức mới gây hứng thú nhận thức cho các em. Giáo viên cần lưu ý, kiến thức ấy không được quá sức so với trình độ nhận thức của học sinh. Vd: Khi dạy môn Thủ công lớp 2, bài “ Làm dây xúc xích”, sau khi hoàn thành sản phẩm có thể cho học sinh dùng sản phẩm ấy trang trí lớp học hay góc học tập ở nhà. - Với phương pháp lôi cuốn, nội dung hấp dẫn thì các em sẽ bị lôi cuốn vào từng tiết học, sẽ không ngừng tìm tòi , liên hệ thực tế, tự đặt ra các câu hỏi và tìm cách để giải đáp thắc mắc. Thế là giáo viên đã dẫn vào con đường tự học. - Học sinh tiểu học với tâm lí thích thi đua, thích được khen thưởng nên để phát triển niềm say mê hứng thú học tập thì giáo viên nên tạo nên phong trào thi đua học tập trong lớp như:  Thi đua giữa các tổ.  Tổ chức các đôi bạn học tập. - Khi tổ chức thi đua giữa các tổ, nếu thuận tiện giáo viên có thể tiến hành thường xuyên trong các tiết học. Vd: Trong bài Các con vật sống dưới nước (luyện từ và câu lớp 2) Giáo viên cho học sinh các tổ sưu tầm hình ảnh các con vật sống dưới nước và trình bày sản phẩm theo tổ, cho các em nhận xét, bầu chọn sản phẩm của các tổ. - Về việc tổ chức đôi bạn học tập, tôi thấy cách xếp sau đây mang lại hiệu quả rõ rệt: Giáo viên nên xếp hai học sinhhọc lực chênh nhau vừa phải: Giỏi – khá, Khá – trung bình, Trung bình – yếu (Trong đó bạn có học lực khá hơn sẽ làm nhóm trưởng). Sau 2 tháng, nếu bạn yếu hơn trong nhóm có tiến bộ sẽ chuyển sang làm nhóm trưởng nhóm mới. Vì các em trong độ tuổi rất muốn tự khẳng định mình, luôn muốn được khen, các em rất thích làm thầy giáo, cô giáo. Vì vậy dù chỉ hướng dẫn cho bạn một điều nhỏ cũng làm các em rất vui. Mà để hướng dẫn buộc các em phải cố gắng học tập. Với em còn lại trong nhóm luôn muốn chuyển sang làm nhóm trưởng nhóm mới nên cũng phải nỗ lực học tập. Từ đó kích thích hứng thú say mê học tập ở học sinh. - Ngoài ra giáo viên cần động viên, tuyên dương kịp thời dù em có tiến bộ ít vì học sinh rất thích được khen. - Bên cạnh đó cần phối hợp với gia đình nhắc nhở, động viên, mua sắm đầy đủ sách vở đồ dùng học tập, tạo cho các em có góc học tập tốt ( bàn ghế phù hợp, đặt nơi có nhiều ánh sáng), yên tĩnh để các em muốn ngồi vào học. Nhiều học sinh có ý thức học rất tốt, có mọi điều kiện tốt nhưng các em không thể tự học được là vì các em không có cách học. Để giúp cho học sinh có cách học giáo viên cần: - Trong các tiết học ở mỗi nội dung học ngoài dạng kiến thức kĩ năng, giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách duy. Vd: Giáo viên cần giúp học sinh nắm các bước khi giải một bài toán như sau:  Đọc kĩ đề toán  Xác định yêu cầu đề.  Tóm tắt.  Phân tích để tìm cách giải.  Giải toán. - Khi học sinh tự học ở nhà, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể vừa sức với học sinh, hướng dẫn cách học bài, làm bài  Cách học bài: + Trước khi học bài cần nhớ lại bài cô giảng trên lớp. Tập trung suy nghĩ để hiểu kĩ, nhớ lâu rồi làm các bài tập liên quan ( nếu có)  Cách làm bài: + Xem lại bài học trong sách trước khi làm bài tập. + Đọc kĩ bài tập, làm nháp, thử lại rồi mới làm vào tập. 2 Khi giáo dục học sinh lớp 2 tính tự học, giáo viên nên lên kế hoạch thực hiện từ đầu năm học. Thời gian Nội dung Cách thực hiện Nhận xét Tháng 9 Giúp học sinh biết cách chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - Cho học sinh đọc thời khóa biểu sau mỗi buổi học - Nêu các loại sách vở, đồ dùng học tập cần thiết cho buổi học - Mỗi ngày một học sinh nêu – các em khác bổ sung. - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ. Tháng 10 - Tiến hành chuẩn bị cụ thể cho môn: Tập đọc - Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh - Học sinh đọc bài trước, trả lời câu hỏi, tìm từ khó. - Mỗi tuần có 2 bài tập đọc chính, 1 luyện bài đọc thêm. Trong giờ tự học giáo viên cho học sinh luyện đọc bài đọc thêm dưới sự điều khiển của lớp trưởng - Giáo viên hay học sinh tìm các bài đọc hay trong sách, báo cho các em luyện đọc trước rồi trình bày trước lớp. - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên. - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ. Tháng 11 - Tiến hành chuẩn bị cụ thể cho môn: Chính tả, Tập viết. - Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh  Chính tả: - Học sinh đọc trước các bài chính tả, gạch dưới các chữ viết hoa ( tự trả lời: Vì sao viết hoa?), chữ viết dễ sai. - Làm trước bài tập chính tả bằng viết chì. - Tự sửa lại các lỗi chính tả. - Chọn bài chính tả khác nhờ người lớn đọc cho viết, mang cho giáo viên nhận xét, chấm điểm.( có thể ghi ai đọc cho viết)  Tập viết: - Học sinh tập viết trước các chữ sắp học ( trên bảng con, vở rèn chữ) - Viết lại các chữ đã học. - Tìm các bài văn trong sách, báo mà em thích viết lại trên giấy đôi, cho giáo viên nhận xét chữ viết. - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên. -Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ. Tháng 12 - Tiến hành chuẩn bị cụ thể cho môn: Luyện từ và câu, Kể chuyện. - Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của  Luyện từ và câu: - Các em xem và làm trước các bài tập. - Ghi lại những gì chưa hiểu, muốn hỏi cô  Kể chuyện: - Sau mỗi bài tập đọc, tập kể lại (dựa vào tranh nếu có). - Kể lại cho bạn, gia đình mình nghe. - Kể lại những [...]... nâng cao dần ý thức tự học cho học sinh V.KẾT LUẬN: Tự học đối với học sinh tiểu học quả là rất khó khăn Song tôi tin rằng một khi tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập, cách học phù hợp kết hợp với sự tận tâm của giáo viên thì việc giúp cho học sinh có khả năng tự học là việc làm không quá khó khăn Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc giáo dục cho học sinh tính tự học Rất mong nhận được... Quá trình giáo dục cho học sinh tự học phải thực hiện trong thời gian dài 2 Kiến nghị: Tôi thiết nghĩ việc giáo dục cho học sinh tính tự học để các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức là việc làm rất cần thiết trong tình hình giáo dục hiện nay Giáo viên rất cần học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp Tôi xin kiến nghị Phòng giáo dục có thể tổ chức buổi hội thảo về chủ đề này để giáo viên giao lưu học hỏi kinh... tiến bộ  Ý thức tự học của học sinh phải được hình thành trong quá trình lâu dài nên giáo viên cần nhận xét cụ thể tình hình tự học của học sinh để bàn giao cho giáo viên lớp trên tiếp tục thực hiện phong trào này III.KẾT QUẢ: Sau gần một năm thực hiện, tôi thấy các em lớp tôi đạt kết quả như sau: Học sinh không biết Học sinh biết tự học tự học Đầu 38/43 HS 5/43 HS Học 25/43 HS 18/43 HS Học 10/43 HS 33/43... tìm thông tin phục vụ cho bài học - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ Tháng Tổng kết - Giáo viên chọn bài cho học sinh chuẩn bị Vd: Chủ đề về Bác Hồ – Học sinh 5 tìm kiếm qua sách báo, mạng Internet những gì có liên quan đến Bác Hồ: Hình ảnh, câu chuyện về Bác - Thực hiện phong trào: “Mỗi tuần đọc một cuốn sách ”- Học sinh tự chọn, đọc và trình bày phần mình thích nhất cho các bạn nghe -... nhà của học sinh - Viết lại các bài văn giáo viên đã sửa - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ Tháng 2 - Tiến hành - Xem và chuẩn bị chuẩn bị cụ thể cho môn: đồ dùng học tập cho mỗi bài Toán học - Làm trước những bài tập mà mình biết vào vở nháp - Kiểm Làm lại các dạng tra toán đã học việc chuẩn bị ở nhà của - học sinh Làm... dụng rộng rãi cho các khối lớp vì nó cómột số ưu điểm nhất định: - Tạo được cho học sinh sự hứng thú, say mê học tập - Học sinh có khả năng làm việc độc lập rất cao - Các em biết cách học, nên việc học tập sẽ nhẹ nhàng từ đó có nhiều thời gian tham gia các hoạt đông vui chơi khác - Giờ dạy trên lớp trở nên nhẹ nhàng đối với giáo viên Bên cạnh đó còn một số khuyết điểm sau: - Đòi hỏi giáo viên phải... hình ảnh mà mình thích - Vẽ lại các bài đã học trên lớp vào giấy A 4 - Giáo viên kiểm tra trong các tiết dạy việc chuẩn bị bài của các em - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ Tháng - Tiến hành - Chuẩn bị bài theo chuẩn bị cụ thể cho môn: lời dặn của giáo viên: hình ảnh, 4 Tự nhiên xã hội vật thật - Tìm kiếm những hình ảnh có liên quan đến bài học - Giáo viên cung cấp vài địa chỉ trên Internet.. .học sinh chuyện em đã được đọc trên sách báo hay được nghe bố mẹ kể cho thầy cô hay bạn cùng nghe - Tổ trưởng kiểm tra thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên Tháng 1 - Tiến hành - Các em đọc và trả chuẩn bị cụ thể cho môn: lời các câu hỏi gợi ý của bài sẽ Tập làm văn học - Đọc những bài văn hay của bạn - Thường xuyên đọc sách, báo... thành viên của tổ và báo kết quả cho giáo viên - Tuyên dương khen thưởng những em có tiến bộ Tháng 3 - Tiến  Thủ công: - hành Chuẩn bị đầy đủ chuẩn bị cụ thể cho môn: Thủ công, Mĩ thuật các dụng cụ, vật liệu cho từng bài - Làm lại các sản phẩm chưa đẹp - Trang trí sản phẩm theo ý thích - Xem và nhận xét các sản phẩm đẹp của bạn  Mĩ thuật: - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho từng bài - Quan sát các bài... việc làm không quá khó khăn Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc giáo dục cho học sinh tính tự học Rất mong nhận được nhiều chia sẻ từ đồng nghiệp có kinh nghiệm về vấn đề trên để giúp việc học của học sinh ngày càng nhẹ nhàng thoải mái hơn . vấn đề giáo dục cho học sinh tính tự học. II.NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trước khi nêu nội dung và biện pháp giáo dục cho học sinh tính tự học, tôi. đến việc giáo dục cho học sinh tính tự học. - Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nâng cao ý thức tự học cho học sinh: Trang

Ngày đăng: 07/11/2013, 15:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Ý thức tự học của học sinh phải được hình thành trong quá trình lâu dài nên giáo viên cần nhận xét cụ thể tình hình tự học của học sinh để bàn giao cho giáo  viên lớp trên tiếp tục thực hiện phong trào này - GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TÍNH TỰ HỌC
th ức tự học của học sinh phải được hình thành trong quá trình lâu dài nên giáo viên cần nhận xét cụ thể tình hình tự học của học sinh để bàn giao cho giáo viên lớp trên tiếp tục thực hiện phong trào này (Trang 15)
III.KẾT QUẢ: - GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TÍNH TỰ HỌC
III.KẾT QUẢ: (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w