1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Sinh học 9- THCS TT Phù Mỹ 2010-2011.

5 390 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3.5 điểm) a. Tại sao nói biến đổi thức ăn trong khoang miệng và dạ dày chủ yếu là biến đổi về mặt cơ học? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì? b. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “ăn kỹ no lâu” Câu 2: (3 điểm) Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người? Từ đó nêu rõ những đặc điểm tiến hóa thể hiện ở đại não người so với thú? Câu 3: ( 3,5 điểm) a. Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. b. So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật? Câu 4: (3.5 điểm) Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con sinh ra đều trở thành các tế bào sinh trứng. Các tế bào này được chuyển sang vùng chín và đã lấy của môi trường nguyên liệu tương đương 6240 nhiễm sắc thể đơn. a.Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b. Tính số NST môi trường đã cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo trứng từ 5 tế bào sinh dục sơ khai nói trên. c. Đã có bao nhiêu NST bị tiêu biến trong các thể định hướng? Câu 5: ( 3.5 điểm) Một trong hai mạch đơn của gen có tỉ lệ A: T:G:X lần lượt là 15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0,306mm. a. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn và của cả gen. b. Tính số chu kỳ vòng xoắn và khối lượng trung bình của gen c. Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị giữa đường và axitphotphoric trong gen. Câu 6: (3 điểm) Ở một loài côn trùng: Gen B: thân xám; gen b: thân đen Gen D: mắt dẹt; gen d: mắt tròn Hai cặp gen quy định hai tính trạng màu thân và hình dạng mắt nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. Cơ thể bố có thân xám, mắt dẹt giao phối với mẹ có thân đen, mắt dẹt, thu được con lai F 1 có 75% thân xám, mắt dẹt và 25 % thân xám mắt tròn. Hãy biện luận và lập sơ đồ minh họa. Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Biểu điểm 1 a. - Trong khoang miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt lí học nhờ khả năng phối hợp các cơ nhai và các cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo của dạ dày mà thức ăn được cắt xé, nghiền bóp thành các phần tử nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc với các enzim, làm thức ăn cũng bị biến đổi nhanh chóng. - Sự biến đổi hóa học ở miệng và dạ dày không đáng kể, mặc dù ở miệng có enzim amilaza và ở dạ dày có enzim pepsin. - Thời gian thức ăn lưu lại trong miệng không đủ lâu để biến đổi toàn bộ thức ăn. Hơn nữa, trong miệng chỉ có amilaza biến đổi một phần tinh bột chín thành mantozơ (chưa phải là hợp chất đơn giản nhất), còn các thành phần khác như prôtêin và lipit trong thức ăn chỉ mới biến đổi về mặt cơ học mà chưa có biến đổi về mặt hóa học. - Ở dạ dày, pepsin cũng chỉ biến đổi một phần prôtêin thành các prôtêin tương đối đơn giản nhưng chưa thành sản phẩm cuối cùng để hấp thu được. Tóm lại, trong khoang miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt cơ học, sự biến đổi về mặt hóa học chỉ là bước đầu và không đáng kể. Những biến đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến đổi ở các giai đoạn tiếp theo ở ống tiêu hóa. b. Nhai là công việc đầu tiên của cơ quan tiêu hóa giúp nghiền nhỏ thức ăn, đó là mặt biến đổi quan trọng quả quá trình tiêu hóa, biến đổi cơ học (lí học), tạo điều kiện cho sự biến đổi hóa học được tiến hành thuận lợi với sự tham gia của các enzim trong dịch tiêu hóa. - Nhai càng kĩ thức ăn càng được nghiền nhỏ, diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa càng lớn, tiêu hóa càng nhanh và thức ăn càng được biến đổi triệt để, cơ thể hấp thu càng được nhiều chất dinh dưỡng so với nhai chưa kĩ (qua loa). Do đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể được đáp ứng tốt hơn nên no lâu hơn. No ở đây là no về mặt sinh lí chứ không phải là no căng bụng, có nghĩa là cơ thể tiếp nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi nhai kĩ. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2 * Cấu tạo: - Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa. - Bề mặt của đại não được phủ bởi một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não lên tới 2300 – 2500cm 2 . - Hơn 2/3 bề mặt của não nằm trong các khe và rãnh, vỏ não dày 2 – 3mm, gồm 6 lớp chủ yếu là các tế bào hình tháp. - Các rãnh chia mỗi nữa đại não thành các thùy, rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh, rãnh thái dương ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương. Trong các thùy, các khe tạo thành các hồi hay các khúc cuộn não. - Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó có chứa các nhân nền gọi là 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu Đáp án Biểu điểm nhân dưới vỏ. - Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não, nối với tủy sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc bắt chéo ở tủy sống. * Chức năng: - Chức năng phản xạ: Vỏ đại não (chất xám) là trung khu thần kinh của các phản xạ có điều kiện, cảm giác, ý thức, trí khôn, trí nhớ. - Chức năng dẫn truyền: Do các đường thần kinh trong chất trắng thực hiện. * Đặc điểm tiến hóa thể hiện ở đại não người so với đại não thú - Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú. - Số lượng tế bào thần kinh của vỏ não rất lớn (100 000 tế bào) - Vỏ não có nhiều khe, rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn) - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (vùng nói, vùng viết, vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết). 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 3 a. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân - Kỳ trung gian: NST ở dạng sợi mảnh và NST tự nhân đôi thành NST kép. - Kỳ đầu: NST kếp bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. - Kỳ giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại, chúng tập trung xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. - Kỳ sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân ly về 2 cực của tế bào. - Kỳ cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng mảnh, dần thành chất nhiễm sắc. * Kết quả: Từ một tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống với bộ NST của tế bào mẹ (2n NST) b. So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật: * Giống nhau: - Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần. - Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo ra giao tử. * Khác nhau: Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực - Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích lớn) - Tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 tinh bào bậc 2. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 Câu Đáp án Biểu điểm - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và một tế bào trứng (kích thước lớn) - Kết quả: Mỗi noãn bào qua 1 giảm phân cho 3 thể cực và một tế bào trứng. Tế bào trứng có khả năng thụ tinh. - Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát sinh thành tinh trùng. - Kết quả: từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh tử phát sinh thành tinh trùng. 0.5 4 a. Bộ NST lưỡng bội: Số tế bào con tạo ra sau nguyên phân bằng số tế bào trứng: 5 x 2 4 = 80 tế bào Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào sinh trứng tạo trứng bằng số NST chứa trong các tế bào sinh trứng. Do đó, số NST chứa trong 80 tế bào trứng là 6240. Vậy bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 6240 = 78 80 b. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử từ 5 tế bào sinh dục sơ khai: (2 x + 1 -1) x 5 x 2n = ( 2 4 = 1 -1) x 5 x 78 = 12090 NST c. Số NST đã bị tiêu biến trong các thể định hướng Số thể định hướng tạo ra: 80 x 3 = 240 Số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng: 240 x ( 78 : 2) = 9360 NST 0.5 1 1 0.5 0.5 5 a. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit: - Xét mỗi mạch đơn của gen: Mỗi mạch đơn của gen có: N = L = 0,306x10 4 = 900 nu 2 3,4 A o Gọi mạch có tỉ lệ % từng loại nu đã cho là mạch 1. Ta có tỉ lệ % và số lượng từng loại nu trên mỗi mạch đơn của gen là: Mạch Mạch 2 % Số lượng A 1 = T 2 = 15% = 15% x 900 = 135 nu T 1 = A 2 = 30% = 30% x 900 = 270 nu G 1 = X 2 = 30% = 30% x 900 = 270 nu X 1 = G 2 = 25% = 25% x 900 = 225 nu - Xét cả gen: Tỉ lệ % từng loại nu của gen: % A = % T = 15% + 30% = 22,5% 2 % G = % X = 30% + 25% = 27,5% 2 Số lượng từng loại nu của gen: A = T = A 1 + A 2 = 135 + 270 = 405 nu 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu Đáp án Biểu điểm G = X = G 1 + G 2 = 270 + 225 = 495 nu b. Chu kỳ xoắn và khối lượng của gen: C = N = 1800 = 90 chu kỳ 20 20 Khối lượng của gen: Mỗi nu có khối lượng trung bình là 300 đ.v. C. Nên khối lượng của gen là: 1800 x 300 = 540 000 đ.v.C c. Số liên kết hóa trị của gen: 2 (N – 1) = 2 (1800 – 1) = 3598 liên kết Số liên kết hyđrô của gen: H = 2 A + 3G = 2 x 405 + 3 x 495 = 2295 liên kết 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 6 - Xác định kiểu gen của thế hệ P: Bố thân xám, mắt dẹt: B_D_ Mẹ thân đen, mắt dẹt: bbD_ * Phân tích từng tính trạng ở con lai F 1 + Về màu thân: F 1 có 100% thân xám (Bb) Do mẹ có kiểu gen bb, suy ra bố chỉ tạo ra một loại giao tử B  bố có kiểu gen BB- + Về dạng mắt: Mắt dẹt = 75% = 3 Mắt tròn 25% 1 Là tỉ lệ của phân li độc lập, suy ra cả bố và mẹ đều dị hợp Dd * Tổ hợp 2 tính trạng suy ra: Bố thân xám, mắt dẹt có kiểu gen: BBDd Mẹ thân đen, mắt dẹt có kiểu gen: bbDd - Sơ đồ lai: P: ♂ BBDd x ♀ bbDd G P : BD Bd bD bd F 1 : BbDD : 2 BbDd: Bbdd Kiểu hình: 3 thân xám, mặt dẹt ( 75%) 1 thân xám, mắt tròn (25%) 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 . PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC: 2010 – 2011 Môn: Sinh học Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3.5 điểm) a. Tại sao. luận và lập sơ đồ minh họa. Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Biểu điểm 1 a. - Trong khoang miệng và dạ dày thức ăn được biến đổi chủ yếu về mặt lí học nhờ khả năng phối hợp các cơ nhai và. sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật? Câu 4: (3.5 điểm) Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con sinh

Ngày đăng: 02/05/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w