1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ VÀ SỐ ĐỎ

126 464 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 815,5 KB

Nội dung

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ VÀ SỐ ĐỎ Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ vì nghệ thuật, từ những tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng đã chứng tỏ ông là một nhà văn đa phong cách. Những đóng góp của ông cho văn học Việt Nam được GS Hà Minh Đức đánh giá cao “Một thời đại đã đi qua, nhưng một thời đại vẫn còn đó và ghi lại cho đương thời cho mai sau. Đó là đóng góp, là công lao của Vũ Trọng Phụng”. Với quan niệm nhất quán về nghề văn “văn chương là phương tiện chiến đấu”, cũng như trách nhiệm của người “phu chữ”, Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp mới mẻ, khẳng định tính hiện đại của thể loại tiểu thuyết và đẩy nó lên một tầm cao mới. Dưới cái nhìn sắc sảo, hiện thực xã hội đương thời hiện rõ trong các sáng tác của ông. Đó là thực trạng xã hội phong kiến đang lụi tàn và bị xâm nhập bởi luồng gió mới “Âu hóa”. Một xã hội với toàn cái xấu, cái ác, cái ngụy tạo, cái lừa lọc, lưu manh, gian trá, dâm loạn, ông viết để vạch trần tố cáo lũ người xấu xa, nhẫn tâm sống trên đau khổ của đồng loại, viết để cảnh tỉnh những con người ngu muội. Ngòi bút của ông chĩa thẳng vào cái xã hội “vô nghĩa lý”, cái “xã hội chó đểu” đã hình thành lên những con người “xã hội”, con người “vô nghĩa lý”, con người “bản năng”…Với Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết “là sự thực ở đời”, những trang viết của ông là sự chân thật nhất chứ không hề giấu giếm. Ông phát hiện ra những quy luật của đời sống đương thời đó là quy luật của sự tha hóa, quy luật của sự cạnh tranh sinh tồn, quy luật bị nô lệ bởi mãnh lực của đồng tiền. Để rồi từ đó, ông phản ánh chúng, tố cáo vạch mặt những đê tiện, hèn hạ nhất của xã hội trong những dòng văn của mình. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên một hệ thống nhân vật và biểu tượng nghệ thuật độc đáo không lẫn với ai. Những nhân vật của ông đều là những điển hình với nét cá tính hóa cao độ. Họ vừa là đại diện cho cái chung nhưng đồng thời cũng mang nét riêng biệt, vừa là con người đương thời nhưng cũng là con người của mọi thời. Nhân vật của ông chia thành ba tuyến nhân vật: nhân vật phản diện, nhân vật tha hóa, nhân vật đám đông. Qua hệ thống nhân vật này, có thể thấy quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Bằng nhãn quan hiện thực, tất cả những nhân vật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng là sự kết hợp giữa tốt – xấu, thiện ác…Là một nhà văn hiện thực, Vũ Trọng Phụng đặc biệt chú ý tới con người trên bình diện xã hội – giai cấp. Qua cái nhìn sắc sảo, con người được phản ánh trong sáng tác của ông mang đậm “tinh thần giai cấp”. Không những thế, Vũ Trọng Phụng luôn bị ám ánh với kiểu con người “tha hóa” – kiểu con người tất yếu trong xã hội cũ. Ông phơi bày đủ kiểu người “tha hóa” trên những trang sách của mình, ông còn lí giải nguyên nhân tha hóa của con người một cách chính xác. Cái nhìn “con người vô nghĩa lí” cũng góp phần làm nổi rõ cái nhìn bi quan về bản chất con người của tác giả. Để xây dựng được thế giới nghệ thuật phong phú, phức tạp như vậy, Vũ Trọng Phụng đã vận dụng một cách tài tình những biện pháp nghệ thuật: thủ pháp xây dựng nhân vật, thủ pháp trào phúng. Ông đi luồn sâu, tiên phong trong việc khám phá ra những điều bí ẩn của cuộc sống, những ngóc ngách trong đời sống tâm hồn con người để dựng nên những điển hình bất hủ, để lại những tượng đài văn học cho văn đàn. Giọng điệu, ngôn từ nghệ thuật của hai tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ thể hiện rõ phong cách độc đáo của nhà văn. Tất cả được Vũ Trọng Phụng thể hiện bằng giọng nhiều chất giọng từ giễu nhại, mỉa mai cho tới lạnh lùng khách quan, làm nên sự đa thanh trong giọng điệu tiểu thuyết của ông. Ngôn từ của Vũ Trọng Phụng hết sức đa dạng. Ngôn ngữ của cuộc cuộc sống thấm đượm trên những trang viết của ông. Những lời ăn tiếng nói bỗ bã, xô bồ nơi vỉa hè, những lời giễu nhại hài hước đã tạo nên những tiếng cười đa thanh, đa diện, vừa mỉa mai thâm thúy, vừa tố cáo mạnh mẽ. Những độc đáo mới lạ trong nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng là nhân tố quan trọng hình thành nên phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Những đặc sắc về nghệ thuật tiểu thuyết đó là sự kết tinh của một thái độ làm việc nghiêm túc cùng cảm xúc, tư duy nghệ thuật sâu sắc ở ông. Nhà văn đã tạo ra được một sự phá cách đầy táo bạo đem lại cho tiểu thuyết của mình một bộ mặt hoàn toàn mới.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG

QUA TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ VÀ SỐ ĐỎ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Đăng Xuyền

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Lời cảm ơn!

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới

GS Trần Đăng Xuyền, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn!

Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầygiáo, cô giáo thuộc tổ Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn cũng như

sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Quản lý khoa học Trường Đại học Sưphạm Hà Nội để tôi có thể hoàn thành khóa học, hoàn thành luận văn tốtnghiệp thật tốt!

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1 Vũ Trọng Phụng là một trong số những nhà văn hiện thực xuất sắccủa văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 Giữa lúc thơ văn Việt Namđang đua nhau chạy theo những thị hiếu của độc giả chìm đắm trong nhữngcâu chuyện tình lãng mạn thì Vũ Trọng Phụng cũng như một số cây bút khácnhư Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao… lại lựa chọncho mình một lối đi riêng, đem đến cho văn chương đương thời một tiếng nóimới mẻ Ông lựa chọn cho mình khuynh hướng hiện thực với quan niệm “tiểuthuyết là sự thực ở đời” Vũ Trọng Phụng là một cây bút có sức sáng tạo dồidào, một tài năng xuất chúng Chỉ với hơn 10 năm cầm bút, ông đã để lại mộtkhối lượng tác phẩm đồ sộ Ông thể nghiệm ngòi bút với nhiều thể loại nhưngthành công nhất vẫn là tiểu thuyết Các sáng tác của Vũ Trọng Phụng đa phầnphản ánh hiện thực xã hội dưới cái nhìn nhiều chiều Tác phẩm của ông baogiờ cũng khái quát được những mảng hiện thực lớn gắn liền với hoàn cảnhlịch sử đương thời Mỗi tác phẩm là một cách lí giải bằng nghệ thuật các vấn

đề xã hội, tiếp cận với chân lí đời sống, giúp bạn đọc nhận thức, khám pháđược thế giới xung quanh Đúng như lời nhận xét của nhà thơ Lưu Trọng Lư

về con người Vũ Trọng Phụng: "Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu Con người ấy không giết qua một con muỗi Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh” Hay Đào Duy Anh trong bài “Nhớ Vũ Trọng Phụng” cho rằng Vũ Trọng Phụng đã “quyết dùng ngòi bút để công nhiên phơi bầy tất cả những tội

ác của xã hội đương thời” Phùng Tất Đắc đánh giá cao những tác phẩm của

Vũ Trọng Phụng xem đó là “những công trình có thể làm phương hướng cho nghệ thuật, góp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này” Như vậy, với

Trang 5

ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và khả năng tổng hợp phân tíchsắc sảo, Vũ Trọng Phụng đã đem đến cho người đọc những trang văn manghơi thở cuộc sống, con người xã hội đương thời.

2 Chúng tôi lựa chọn đề tài này với sự ngưỡng mộ, yêu thích nhà văn

Vũ Trọng Phụng - một nhà văn đầy tâm huyết khi ông đã quyết liệt vạch trầnnhững lố lăng, kệch cỡm của xã hội đương thời mà ít nhà văn nào làm được.Dẫu biết rằng trong gần một thế kỉ qua, sự nghiệp văn học của ông đã thu hútđược sự quan tâm, yêu quý của nhiều nhà nghiên cứu và độc giả Kết quả là

đã có hàng trăm bài viết, công trình nghiên cứu về ông Vì vậy, khi khai thác

đề tài này, chúng tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ phần nàogóp thêm một tiếng nói trong quá trình tìm hiểu, đóng góp của nhà văn vàoquá trình hiện đại hóa văn học những năm 30 của thế kỉ XX Hơn nữa, tácphẩm của Vũ Trọng Phụng được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhàtrường từ Trung học Phổ thông tới Đại học nên việc nghiên cứu đề tài “Phong

cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ” sẽ tạo

điều kiện tìm hiểu sâu hơn cả về tác giả, cũng như những nét đặc sắc của nhàvăn trong sự nghiệp văn chương của mình Nó sẽ giúp ích cho việc giảng dạy

bộ môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn

3 Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một trong

số những nhà văn có cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo.Nhưng cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu

cụ thể “phong cách nghệ thuật Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Giông tố và

Số đỏ” Trong hơn 80 năm qua,viết về Vũ Trọng Phụng có rất nhiều bài đánh

giá, luận văn, luận án Đó chính là những gợi ý quý báu, là cơ sở ban đầu đểchúng tôi tiếp nối và triển khai trong đề tài của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng nổi bật trong nền văn học Việt Namthế kỉ XX Cho tới nay có nhiều bài phê bình, nghiên cứu về con người cũngnhư tác phẩm của ông Mỗi bài viết là một đánh giá chân thực nhất về tài

Trang 6

năng của nhà văn họ Vũ này Ngay từ những sáng tác đầu tay, Vũ TrọngPhụng đã được giới văn học và công chúng chú ý Năm 1934, khi ông cho ra

mắt tiểu thuyết Dứt tình đã có đến năm, sáu bài phê bình trên báo Tới năm

1936, độc giả ngỡ ngàng khi Vũ Trọng Phụng cho ra đời một loạt tiểu thuyết

như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ Chính những tác phẩm này đã gây chấn

động trong dư luận và làm nổi lên nhiều cuộc bút chiến văn chương Có rấtnhiều ý kiến trái chiều và chia làm hai xu hướng rõ rệt khi bàn về những tácphẩm này.Về phía lên án, đả kích có Nhất Chi Mai, Thái Phỉ, Lê Thanh, Hiếu

Chi…Họ dành cho Vũ Trọng Phụng những lời đả kích gay gắt: “Đọc văn Vũ Trọng Phụng, thực sự không bao giờ tôi thấy một tia hy vọng, một tư tưởng lạc quan Đọc xong ta phải tưởng tượng nhân gian là một nơi địa ngục và chung quanh mình toàn những lũ giết người, làm đĩ, ăn nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng Phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình lí tưởng của nhà văn, một nhà văn nhìn thế giới qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn cũng đen nữa” (23) Thái Phỉ với những lời đánh giá:

“Họ (bốn văn sĩ tả chân) thấy thiên hạ ưa thích cái dâm uế thì hoặc cố nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hai là viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và vì thế thành ra sống sượng khó coi, cố làm rung động giác quan của người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật” (28) Nhưng cũng có nhiều bài viết đánh giá khách quan về văn

chương của ông Ngô Tất Tố cho rằng: “Ông Phụng tuy chết, mười mấy tác phẩm của ông vẫn còn sống mãi với mai sau Thế cũng là thọ” Lưu Trọng Lư viết: “Người nào bảo không tìm được ở Phụng một lòng tin kẻ ấy đã nhầm, kẻ nào không thấy ở Phụng một sức mạnh kẻ ấy lầm hơn nữa…” Vũ Ngọc Phan dành cho Vũ Trọng Phụng những lời đánh giá chân thành: “Người ta sở dĩ ham đọc văn ông vì ngọn bút tả chân của ông…Trong đời văn của ông ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một lối viết riêng, gây nên được nhiều đồ đệ…” (45).Như vậy, ngay từ sớm đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về Vũ Trọng

Trang 7

Phụng nhưng họ chưa đào sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt nộidung, nghệ thuật những tác phẩm của ông.

Sau 1945, các công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng nở rộ Đặc biệt,trong hội nghị “tranh luận văn nghệ” được tổ chức vào tháng 9/1949 ở ViệtBắc, có rất nhiều ý kiến khẳng định tài năng của Vũ Trọng Phụng trong văn

đàn Tố Hữu thừa nhận lối viết tả chân của Vũ Trọng Phụng: “Lối hiện thực Vũ Trọng Phụng chưa phải là hiện thực xã hội chủ nghĩa, Vũ Trọng Phụng không phải là cách mạng, nhưng cách mạng cám ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa của xã hội ấy” Nguyễn Đình Thi không ngần ngại ca ngợi Vũ Trọng Phụng là “tiểu thuyết gia trác việt của văn học Việt Nam” Vũ Bằng đau xót khi mất đi một tài năng: “Từ khi anh mất, cái thế ngồi của anh trong làng văn làng báo chưa có ai thay thế được” Giai đoạn này, đã có những công trình

đề cập tới cả nội dung và nghệ thuật từng sáng tác của Vũ Trọng Phụng Năm

1957, Văn Tâm cho ra đời Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện thực gồm 7 chương

với cái nhìn tổng quát ông đã phân tích, lí giải những vấn đề hiện thực, nhânvật, trào phúng…trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Cuốn sách này chính làbước đột phá trong cách nhìn về Vũ Trọng Phụng Cái xu thế đồng thuận vềđánh giá Vũ Trọng Phụng bỗng đổi chiều khi Nguyễn Đình Thi nhốt Vũ Trọng

Phụng với Khái Hưng, Nhất Linh vào chung một rọ: “…chỉ là hai mặt của cùng một dòng văn học tư sản trước cách mạng Dòng văn học đó bắt nguồn từ lối sống mục nát của lớp những người trưởng giả bóc lột hoặc ăn bám bóp hầu bóp cổ nhân dân lao động” Sau này, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung giải thích: “Nhân văn đề cao Vũ Trọng Phụng và Tự Lực Văn Đoàn, vậy thì Tự Lực Văn Đoàn, Vũ Trọng Phụng, nhân văn cùng một duộc, cùng chung giai cấp tính” Con đường trầm luân, chìm nổi của Vũ Trọng Phụng lại bắt đầu Tuy

nhiên, cũng có rất nhiều tiếng nói thẳng thắn, có bản lĩnh như Nguyễn CôngHoan, Nguyên Hồng…bênh vực Vũ Trọng Phụng Văn nghiệp của tác giả họ

vũ giai đoạn này (1954 – 1975) đầy oan nghiệp

Và chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt từ sau 1986 cho tới nay, có

Trang 8

nhiều bài viết, công trình nghiên cứu lớn nhỏ về tác giả Giông tố như Nguyễn

Đăng Mạnh, Văn Tâm, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hoành Khung…Tiểu thuyết

của Vũ Trọng Phụng được in lại (Vỡ đê in 1982), dựng phim (Số đỏ năm 1989, Giông tố năm 1991, Lấy nhau vì tình năm 1992), đưa vào các mục từ trong Từ

điển văn học và giảng dạy trong nhà trường Đặc biệt, Lại Nguyên Ân, NguyễnHoành Khung, Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài đã có công lớn trong việc

biên soạn và cho ra mắt những tập sách: Vũ Trọng Phụng tài năng và sự thật,

Vũ Trọng Phụng con người và tác phẩm,Vũ trọng Phụng về tác gia và tác phẩm Bao nhiêu tâm huyết với tác phẩm và tác giả Vũ Trọng Phụng bấy lâu

nay bị dồn nén thì nay có dịp giãi bày, bộc lộ Những “phản đề”, những ý kiếnphủ định không còn nữa mà thay vào đó những lời đánh giá, nhận xét chân

thực, khách quan nhất Vương Trí Nhàn với bài Vũ Trọng Phụng và một lớp người thành thị, một nền văn chương đô thị đã viết: “Như một giống cây khỏe

trong khi vươn lên mãnh liệt, tài năng Vũ Trọng Phụng vẫn bắt rễ sâu vào cáikhu vực tranh tối tranh sáng là cuộc sống lớp dân nghèo thành thị đã sản sinh ra

ông và ông đã khai thác nó một cách triệt để” Năm 1997, trong cuốn Văn học Việt Nam 1900 – 1945 nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhận xét về Giông tố: “Hiện thực phản ánh trong Giông tố khá bề bộn, phong phú và tất cả đều quay cuồng điên đảo trong một xã hội đầy bất công thối nát, trong đó, nổi bật lên bộ mặt tàn ác bỉ ổi của tầng lớp tư sản bản xứ phản động đương thời, mối tai họa khủng khiếp của những con người “nhỏ bé” (20) Hay trong Vũ Trọng Phụng – Về tác gia và tác phẩm đã tổng hợp gần như đầy đủ các bài viết

phê bình, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và những sáng tác của ông từ 1936tới 2005

Như vậy, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu văn học ViệtNam đã đi sâu khám phá, phản ánh những vấn đề trên nhiều khía cạnh trongsáng tác và cả con người của Vũ Trọng Phụng Song phần lớn các công trìnhnghiên cứu này chỉ tìm hiểu đề tài, chủ đề, nhân vật, cách xây dựng nhân vật,

Trang 9

ngôn từ…trong sáng tác của ông Dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc nhữngcông trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bécủa mình để hoàn thiện việc nghiên cứu “phong cách nghệ thuật Vũ Trọng

Phụng qua tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ” nhằm góp phần khẳng định những

đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn học hiện thực Việt Nam nửa đầuthế kỉ XX

3 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu những phương diện chủ yếu thể hiện phong cách Vũ

Trọng Phụng trong tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ.

- Khẳng định những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với văn họchiện thực Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

4 Đối tượng nghiên cứu

Vũ Trọng Phụng sáng tác nhiều thể loại, nhưng trong đó tiểu thuyết làthể loại ông thành công hơn cả Trong khuôn khổ luận văn có hạn, người viết

xin tập trung vào hai tiểu thuyết: Giông tố và Số đỏ Còn các tác phẩm khác,

chúng tôi chỉ đối sánh để làm rõ vấn đề

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Chỉ ra được những cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật của VũTrọng Phụng

- Làm rõ những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Vũ TrọngPhụng: Cái nhìn thế giới và con người của Vũ Trọng Phụng; Hệ thống nhânvật độc đáo; Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc; Giọng điệu, ngôn ngữ Vũ

Trọng Phụng trong hai tiểu thuyết Giông tố và Số đỏ.

- Qua đó khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp quan trọng của

Vũ Trọng Phụng đối với văn học hiện thực Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Khảo sát

Trang 10

phân tích các phương diện hình thức có tính nội dung như: Cái nhìn nghệ thuật,giọng điệu, ngôn ngữ…một cách hệ thống.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích tác phẩm trên hai mặtnội dung và hình thức để làm sáng rõ phong cách nghệ thuật tác giả trong tiểu

thuyết Giông tố và Số đỏ.

- Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh với các nhà văn cùng thời,cùng dòng văn học hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan

để thấy được nét riêng của Vũ Trọng Phụng

- Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp hệ thống để rút ra cáinhìn tổng thể, khái quát của Vũ Trọng Phụng

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phầnnội dung sẽ được triển khai gồm 4 chương:

Chương I: Quan niệm về phong cách và cơ sở hình thành phong cách

Trang 11

Chương 1

QUAN NIỆM VỀ PHONG CÁCH VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG

CÁCH NGHỆ THUẬT VŨ TRỌNG PHỤNG 1.1 Vài nét về khái niệm phong cách

Phong cách là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong nhiềungành khoa học Nó xuất hiện từ rất sớm nhưng cho tới nay, phong cách vẫn

là một khái niệm rộng và đa nghĩa Nghiên cứu phong cách, ngoài phong cáchtác giả, các nhà nghiên cứu còn nghiên cứu phong cách tác phẩm, phong cáchthể loại…Thuật ngữ phong cách bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ (stylos) vàtiếng Latinh (stylus) để chỉ một chiếc que có một đầu nhọn và một đầu tù, đểviết lên các tấm bảng phủ nến Sau dần, phong cách trở thành một khái niệm

có tính chất ngôn ngữ chỉ cách dùng từ Tới thế kỉ XX, phong cách được coinhư một đặc trưng của nghệ thuật

Nghiên cứu về phong cách phải kể tới các tác giả nước ngoài như:

Khrapchencô, Turbin, Likhavchev…Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và

sự phát triển của văn học, Khrapchencô cho rằng: “Phong cách là hệ thống của những hệ thống” (17,167) nó “biểu hiện những đặc điểm của cá tính sáng tạo của nhà văn, sự hoàn chỉnh của nhận thức nhà văn về cuộc sống, cách nhìn của nhà văn đối với thế giới” (17,144) Theo ông những yếu tố biểu hiện

phong cách mới chính là những dấu hiệu của bản thân phong cách Chínhnhững ý kiến này đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới việc nghiên cứu, phê bìnhvăn học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thuật ngữ phong cách nghệ thuật của nhà văn xuất hiệnkhá muộn Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, chưa có một công trìnhnào đề cập tới phong cách Từ 1945, nghiên cứu về phong cách nghệ thuật trởthành vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một

phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình

Trang 12

tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáotrong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu vănhọc hay văn học dân tộc” (12, 255-256)

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng

phong cách là “những nét chung lớn tương đối bền vững của hệ thống hìnhtượng, của các phương thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sángtạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền vănhọc dân tộc nào đó Khác với các phạm trù khác của thi pháp học, phong cách

có sự thể hiện cụ thể, trực tiếp, những đặc điểm phong cách dường như hiệndiện ở bề ngoài tác phẩm như một sự thống nhất hiển thị và cảm giác đượccủa các yếu tố chủ yếu thuộc hình thức nghệ thuật Trong nghĩa rộng, phongcách là nguyên tắc xuyên suốt kiến trúc tác phẩm có tính chỉnh thể, có giọngđiệu, có màu sắc thống nhất rõ rệt” (2, 254) Như vậy, phong cách của mộtnhà văn là cá tính của chủ thể sáng tạo, là dấu ấn riêng của mỗi nhà văn trongsáng tác của họ Những nét riêng biệt, độc đáo đó tạo cho nhà văn một chândung riêng không lẫn với ai Điều đó được thể hiện thông qua việc lựa chọnchất liệu, cách tiếp cận đối tượng, cách xây dựng tác phẩm, các thủ pháp vàphương tiện biểu hiện Qúa trình sáng tạo đó không đơn thuần là việc lựachọn, chắt lọc mà quan trọng hơn là việc tổ chức chúng thành một khối thốngnhất Phong cách bắt nguồn sâu xa từ hiện thực khách quan, bằng thực tiễnsống của nhà văn Nhà văn muốn tạo cho mình một phong cách riêng trướchết phải có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có tư tưởng nghệ thuật đặc biệt

Và điểm quan trọng nhất làm nên phong cách là cách nhìn Chính cách nhìn

sẽ chi phối tới giọng điệu, ngôn ngữ, nhân vật…trong sáng tác Nhà văn

Marcel Proust viết: “đối với nhà văn ( ) phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cách nhìn” Cái nhìn thế giới và con người chính là yếu tố

quan trọng tạo nên phong cách của người nghệ sĩ Qúa trình mỗi người viếttạo nên cho mình một phong cách là quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, lao động

Trang 13

nghệ thuật không ngừng nghỉ Nhà văn phải dành cả cuộc đời thậm chí cho tớitận hơi thở cuối cùng cho nghiệp cầm bút mới có thể tạo nên một phong cách,một dấu ấn riêng mà không nhà văn nào có được.

Tựu trung lại, phong cách là những biểu hiện độc đáo của tài năng sángtạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn định được lặp đi lặp lạitrong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn, sự chiếm lĩnh nghệ thuậtđộc đáo của nhà văn đó với thế giới và con người

1.2 Cơ sở hình thành phong cách Vũ Trọng Phụng

1.2.1 Những tiền đề xã hội, văn hóa

Hoàn cảnh lịch sử xã hội những năm trước Cách mạng cũng là nhữngtiền đề gián tiếp tạo nên con người cá nhân nhà văn với những đặc điểm riêng

về mặt xã hội, tâm lý Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có nhiều biến đổisâu sắc Những thay đổi này do chính cuộc khai thác thuộc địa của thực dânPháp tạo ra

• Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị chuyên chế, trựctiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trọng bộ máy nhà nước từ toàn quyền đếnthống sứ, thống đốc, công sứ…biến giai cấp phong kiến và tư sản mại bảnthành những tay sai đắc lực cho chúng Chúng thực hiện chính sách “chia đểtrị” Chúng chia nước ta thành ba miền với ba hình thức cai trị khác nhaunhằm chia rẽ dân tộc ta Cần bộ máy cai trị trung thành và đắc lực, nên thựcdân Pháp vừa mua chuộc, vừa hạ uy thế, vừa uy hiếp tầng lớp thân sĩ, nho sĩ

Xã hội Việt Nam giai đoạn này có sự xuất hiện tầng lớp mới Trước kia, xãhội gồm bốn tầng lớp: sĩ – nông - công - thương thì tới thời điểm này lại thêmnhững ông Phán, ông Thông làm việc cho Pháp, những người dân mất ruộnglên đô thị làm công nhân hay buôn bán nhỏ Chính sự “du nhập” dân cư này

đã khiến cho thành thị có đủ mọi hạng người từ lưu manh tới tri thức, từ thấphèn tới cao sang song tất cả đều phải quen dần với lối sống đô thị hóa:

“Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây Chúng ta dùng

Trang 14

đèn điện, đồng hồ, ôtô, xe lửa, xe đạp (…) Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới cho chúng ta Cho đến những nơi hang cùng, ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước Nào dầu Tây, diêm Tây, nào vải Tây, chỉ Tây, kim Tây, đinh Tây”(10,165) Tất

cả đều được “Tây hóa” mang một bộ mặt mới

• Về kinh tế: Chúng thực hiện nhiều kế hoạch nhằm thôn tính nước ta.Thực dân Pháp cấu kết với địa chủ phong kiến, bóc lột dân ta đến tận xươngtủy Chúng “độc chiếm thị trường, mua rẻ nông phẩm và bán đắt công nghiệp

phẩm cho nhân dân, độc quyền thương mại” “Độc quyền các ngành kinh doanh quan trọng từ khai mỏ, giao thông đến làm muối, nấu rượu Độc quyền ngân hàng đầu tư vào các ngành lợi cho việc vơ vét tài nguyên, hàng hóa để xuất khẩu”.“Lợi dụng quyền thống trị về chính trị, thực dân duy trì bộ máy quan liêu, cường hào và những luật lệ, chính sách sưu thuế phong kiến để ra sức chiếm đoạt ruộng đất, tạo ra các vùng sản xuất hàng xuất khẩu (cao su,

cà phê, gạo…) tăng cường bóc lột tô thuế, sưu dịch, làm phá sản nông dân và thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt phục vụ cho các công trình xây dựng, khai thác của chúng (11,10) Tất cả những chính sách đó khiến nền

kinh tế của Việt Nam kiệt quệ, biến nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế độclập, tự chủ thành phụ thuộc vào kinh tế Pháp Chính chế độ thực dân nửaphong kiến đó đã dẫn tới biến động khủng hoảng kinh tế, vô số người dânphải chịu cảnh lầm than

• Về văn hóa: Văn hóa thời kì này được nhiều nhà văn phản ánh trongsáng tác một cách sâu sắc Văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta cũngđem lại cho văn hóa, văn học những mặt tích cực không thể phủ nhận Vănhóa Pháp tràn vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, từ đó chúng ta được tiếp thunhững nền văn minh phương Tây, tiếp thu nền văn học Pháp Luồng văn hóamới thông qua tầng lớp tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức của người cầmbút Chữ Quốc ngữ dần thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm trên nhiều lĩnh vực

Trang 15

Nhu cầu văn hóa của tầng lớp công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạtđộng kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề báo ngày càng phát triểnmạnh Tuy nhiên, cũng có nhiều hạn chế, thời kì này, thực dân Pháp không chỉdùng chính sách kiểm duyệt và đàn áp sách báo tiến bộ mà chúng còn thựchiện chính sách ngu dân Chúng mở nhà tù nhiều hơn trường học Trong suốtmấy chục năm thống trị, ngoài chính sách đàn áp và chuyên chế, chúng còndùng những khuynh hướng cải lương để đánh lạc hướng, làm nhụt chí hướngcủa lớp trẻ Việt Nam Chúng phát triển những phong trào văn hóa có xuhướng cải lương: phong trào âu hóa, hội ánh sáng, hội hướng đạo…và nhữnghoạt động tôn giáo nhằm ru ngủ và đánh lạc hướng thanh niên

Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam – một đất nước nông nghiệp,tạo nên sự thay đổi lớn với sự xuất hiện văn hóa thị dân Đó là nền văn hóavật chất Các giá trị trong xã hội quy đổi bằng tiền bạc Con người coi trọngđồng tiền, họ bất chấp tất cả cốt làm sao để có tiền Và đồng tiền có một malực rất lớn, con người dần biến chất vì nó, lối sống coi trọng vật chất, đã phá

vỡ các quan hệ luân thường trong xã hội Chính sự du nhập của văn minhphương Tây đã dẫn tới những thay đổi trong xã hội, tư tưởng mới hình thànhđối chọi với những tư tưởng truyền thống Từ lối sống xem trọng vật chất đódẫn tới quan hệ giữa người với người trong xã hội không phải dựa trên tìnhnghĩa nữa mà dựa trên sự bịp bợm, gian xảo Việc chạy theo lối sống buôngthả, hưởng lạc, giả dối thể hiện rõ trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Như

trong Bộ răng vàng, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh chân thực cái mãnh lực của

đồng tiền khiến cho những người con – những đứa con mất hết tính người báohiếu bố mình bằng việc tranh giành của cải Ở đời thật chẳng ai mong bố

mình “Ông cụ già ngót tám mươi tuổi đầu ấy đã hứa với chúng cái chết của mình ba tháng nay rồi, mà ba tháng nay, ông cụ cứ nằm lì giữa giường để rên đấy, ăn đấy, và thi hành mọi việc cần dùng ở đấy…” (27, 32) một người cha

mà phải “hứa” về cái chết của mình để rồi “Đến bây giờ thì ông cụ quả thật

Trang 16

chết rồi, nhẹ nợ! ” Hai tiếng “nhẹ nợ” sao mà nặng nề tới vậy Vì đồng tiền

mà những đứa con này bất chấp nhân cách của mình để “tính toán” xem sẽphải chia của cải như thế nào khi không có di chúc để lại Liệu rằng nhữngngười con này có nghĩ tới thời gian “ông cụ già” nuôi nấng chúng vất vả như

nào để rồi tới bây giờ mất đi thì nhận lại sự hiếu thảo của các con “xì xào to nhỏ với nhau, khúc khích với nhau, duy chỉ một mình ông cụ, một cái thây ma phủ dưới một cái chăn đơn, nằm đờ với ngọn đèn dầu không bằng hạt đỗ”

(27,33) Chính đồng tiền đã làm cho con người lóa mắt Trong xã hội, thậmchí trong chính gia đình, người thân đối xử với nhau như người dưng, khôngmột chút tình người

• Về văn học: Xã hội thay đổi tạo nên sự thay đổi trong tư tưởng, tâm lícủa con người thì tất yếu dẫn tới cuộc đổi mới trong văn học Đây cũng là giaiđoạn sôi động trong lịch sử văn học Việt Nam với những cách tân về đội ngũ

sáng tác, đề tài, thể loại, ngôn ngữ, quan niệm văn chương Quan niệm “Văn

dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí” của văn học trung đại không còn phổ biến như

trước Thay vào đó, trong xã hội mới, các nhà văn đi sâu phản ánh cái thườngngày trong cuộc sống với những con người bình thường, với thế giới nội tâm

phong phú, đa dạng: “Người ta muốn nếm trải cái có thật (hay có thể có thật), chứ không phải được khích lệ bởi những tấm gương trung hiếu, minh họa bằng đạo nghĩa… Người ta cũng muốn xúc cảm, muốn mở mang như những con người cá nhân, chứ không phải xúc động như khi chiêm ngưỡng tấm gương cao cả của các vị thánh xuất chúng” (15, 24 - 25).

Nhà văn trong giai đoạn này có nhiệm vụ khám phá mọi ngóc ngách phứctạp, những éo le ngang trái trong cuộc đời Con người không phải thần thánh,nên cái đẹp, cái xấu cùng tồn tại song song trong mỗi cá thể Do đó, không thểnhìn nhận con người đơn tuyến mà phải nhìn theo nhiều chiều, đa tuyến đểkhám phá hết cái những mặt tốt, xấu của họ Văn học phải đi đến những mảngtối, góc khuất trong tâm hồn con người để diễn tả một cách chân thật nhất

Trang 17

Các sáng tác thời kì này triển khai cả hai loại đề tài: cũ và mới Còn rất nhiềutác phẩm hướng về nội dung ca ngợi trung hiếu, tiết nghĩa, theo chuẩn mựcquan niệm cũ Ngoài ra, cũng có rất nhiều sáng tác viết theo thể nghiệm mới,

họ đi sâu vào những góc khuất, phản ánh những cái xấu xa, những mặt tráiđầy phi lí trong xã hội

Như vậy, những thay đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa ngày càng làmcho mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc Và điều nàycũng được phản ánh rõ trong văn học Chính những thay đổi trên đã ảnhhưởng gián tiếp tới quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhiều nhà văn đươngthời nói chung, Vũ Trọng Phụng nói riêng Nó là nguồn cảm hứng để nhàvăn hiện thực phơi bày những mặt trái, những bất công trong xã hội thuộcđịa phong kiến

1.2.2 Cá tính con người

Ngoài khả năng viết văn thiên bẩm thì cá tính con người là yếu tố góp phần làm nên một cây bút độc đáo Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng quê gốc ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo.Cha là Vũ Văn Lân, làm thợ điện tại xưởng ôtô Ch.Boillot Hà Nội Mẹ làPhạm Thị Khách, người làng Hà Đông, sống bằng nghề khâu vá Ông khôngmay mắn như nhiều nhà văn cùng thời được sinh trưởng trong gia đình truyền

thống nho học mà sinh ra trong một gia đình nghèo “gia truyền” Mồ côi cha

từ khi mới 7 tháng tuổi, nhà văn họ Vũ này lớn lên dưới sự yêu thương chămsóc của “người mẹ chí từ” và cũng chính nhờ tình yêu thương đó nên đã để lạitrong tâm hồn ông một chút niềm tin tưởng vào sự cao quý tốt đẹp của conngười Năm 1921, Vũ Trọng Phụng bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi.Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ tình yêu với nghệ thuật, đặc biệt là viết văn

“Hình như riêng ở phương Đông, cái nghèo cũng là cái trường đúc nên văn sĩ…thì ra ở cái non nước Đông phương, những người giàu có, không ai lọt

Trang 18

vào cổng làng văn Hoặc có, cũng là một số hú họa Cái đó không có chi lạ Giàu thì cơm no, cật ấm, ruột gan lú lấp, người ta còn chứa học vấn tư tưởng vào đâu?” – Ngô Tất Tố (39). Lẽ thường, khi gặp những hoàn cảnh khắc nghiệt,con người rất dễ sa ngã để rồi gục ngã Nhưng không phải ai cũng vậy, VũTrọng Phụng chính là một điển hình, từ hoàn cảnh đó, ông lại thăng hoa ngaytrong cái nghiệt ngã của hoàn cảnh Dường như sống trong cảnh nghèo, conngười ta mới cảm nhận hết nỗi khổ, cảm được thấu đáo sự đời, sự bất côngcủa xã hội Nếu như nhiều nhà văn hiện thực cùng thời khác lựa chọn đốitượng để gửi gắm những chất chứa của mình là những người nông dân, nhữngcon người bần cùng thì Vũ Trọng Phụng đã lựa chọn cho mình những “ngườinói hộ” lại là những me tây, những thằng ma cà bông, những con sen, thằng ởhay là những tiểu tư sản, bà đầm Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của nhàvăn rất đa dạng, những tất cả đều nhằm phản ánh bộ mặt lố lăng của thành thị,nông thôn thời kì “Âu hóa” của xã hội Việt Nam thông qua những con người

lố bịch

Lúc sinh thời, Vũ Trọng Phụng là một người “bình dị, người khuônphép, người của nề nếp” Đối với mẹ già – ông là người con có hiếu, với vợ -ông là người chồng mẫu mực hết lòng yêu thương vợ, với đồng nghiệp – ôngkhông chỉ là cây bút có tài mà còn là một người sống đàng hoàng tự trọng.Vậy nên, ông được rất nhiều đồng nghiệp kính trọng

Sau khi đỗ bằng tiểu học ông không theo học mà đi làm để kiếm sống

vì nhà quá nghèo Ông làm đủ mọi nghề để kiếm sống Làm thư kí nhà Godart– một hiệu buôn lớn của người Pháp được hai tháng thì bị đuổi Ít lâu sau, ôngxin được chân đánh chữ cho nhà in Viễn Đông nhưng chỉ được hai năm rồicũng bị đuổi Từ đó, Vũ Trọng Phụng chuyển hẳn sang nghề viết báo Ôngtham gia viết bài cho nhiều tờ báo như Hà Thành ngọ báo, Nhật Tân, HảiPhòng tuần báo, Tiểu thuyết thứ năm, Đông Dương tạp chí…Đương thời, ít cónhà văn nào có cuộc đời long đong, lận đận, suốt đời điêu đứng vì đồng tiền

Trang 19

như Vũ Trọng Phụng Từ tuổi thơ, Vũ Trọng Phụng đã thấm thía được cáinghèo, cái khổ Lớn lên ông sống bằng nghề viết văn bạc bẽo khi mà gồngmình lên viết họa hoằn cũng chỉ đủ tiền nuôi mẹ già, vợ trẻ, con nhỏ trong khixung quanh là cái xã hội thành thị đang Âu hóa Kẻ trí thức rởm, kẻ lọc lõi,xảo quyệt thì giàu lên nhanh chóng, còn những con người chân chính thì “mạtkiếp” nghèo Không chỉ vậy, suốt cuộc đời ông sống ở căn gác hẹp phố hàngBạc – xung quanh là một xã hội ăn chơi, trụy lạc, một con phố nổi tiếng HàThành lúc bấy giờ Với khả năng nắm bắt tinh nhạy của người làm báo, VũTrọng Phụng cảm nhận được sâu sắc sự bất công của xã hội đương thời, từ đótạo nên trong ông một thái độ “căm phẫn, uất ức”, ông luôn nhìn thấy sự giảdối, những bất công, những mánh khóe ở cái xã hội đang ngày một phát triểnnày Trong các sáng tác của mình, ông gọi “cái xã hội chó đểu”, tất cả đều “vônghĩa lí” để nhằm diễn tả xã hội nơi ông đang tồn tại

Tuy nghèo khổ, nhưng Vũ Trọng Phụng lại ít có điều kiện gần gũi vớinhững con người lao động, nông dân như nhà văn Ngô Tất Tố hay Nam Cao.Nhân loại xung quanh ông chỉ toàn một màu đen tối Sinh ra và lớn lên ởmảnh đất Hà Thành nhộn nhịp, sầm uất, Vũ Trọng Phụng đã chứng kiến biếtbao nhiêu cảnh ăn chơi trụy lạc, đểu cáng, bịp bợm của những ông vua thuốclậu, me tây với những tiệm hút, sòng bạc, nhà săm Ông am hiểu đời sống đôthị và được đánh giá là “nhà văn đô thị bậc nhất” Nếu những nhà văn cùngthời đa phần phản ánh những nỗi thống khổ mà người nông dân phải chịuđựng trong xã hội phong kiến đương thời thì Vũ Trọng Phụng lại phản ánh lốisống ăn chơi sa đọa của những kẻ có quyền có tiền, công kích những mặt tráicủa xã hội, cái xấu của con người Ông căm phẫn trước những kẻ có tiền nhờ

sự “đểu giả”, “bịp bợm”, những trò lố, diễn kịch của người đời, đồng thời có

sự cảm thông với những người nghèo, những con người dưới đáy xã hộinhưng ông cũng không tin vào bản chất tốt đẹp của những con người này.Ông luôn có một cái nhìn bi quan về con người

Trang 20

Một nhà văn tài năng nhưng đoản mệnh Cái nghèo, cái xã hội “chó đểu”,cùng căn bệnh lao đã khiến cho Vũ Trọng Phụng ra đi khi mới 27 tuổi đời Ông

có lần từng nói với người bạn Vũ Bằng của mình: “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu phải chết non như thế này” Cuộc đời thật không công

bằng với một tài năng văn học như ông Hiện thực đầy mâu thuẫn đã tạo nên một

tư tưởng hoài nghi, khinh bạc cuộc đời của nhà văn và nó cũng chi phối khá rõtrong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng

1.2.3 Quan niệm nghệ thuật

Mỗi nhà văn khi sáng tác đều có một quan điểm nghệ thuật riêng Và

đó sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sáng tác văn chương của họ Dưới cái

nhìn của Vũ Trọng Phụng, xã hội đương thời chỉ là một “xã hội chó đểu”,

“xã hội vô nghĩa lý” Luôn phẫn uất trước hiện thực đó, ông quan niệm “văn chương là một phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những bất công nhen lên trong lòng mỗi người nỗi xót thương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh ngu tối, bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra đủ bữa ăn tối để nhịn sáng hôm sau Tôi

sẽ cố gắng nhìn vào những nỗi đau khổ của xã hội, may ra tìm được những phương thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng lên da ” (29,125).

Và để thực hiện được mục đích “văn chương là phương tiện đấu tranh”, ngay

từ những sáng tác đầu tiên, ông đã bộc lộ khuynh hướng tìm đến chủ nghĩahiện thực với quan niệm “chỉ tả chân” bộc lộ rất rõ ràng những mặt tối, nhữngung nhọt của xã hội, của con người Ông nhấn mạnh một số khía cạnh mà ôngcho là chủ yếu đối với nhà văn tả chân:

Thứ nhất, các nhà văn hiện thực “chỉ tả sự thực, toàn bộ giống thực” Thứ hai, nhà văn tả chân phải là những người từng trải cuộc đời, chú mục phơi bày những cảnh đời bình dị, những con người bình thường.

Thứ ba, không thể kết án nhà văn khi họ miêu tả những thói xấu của xã hội, những cái đê tiện của con người Nhà văn tả chân phải là người dũng

Trang 21

cảm đối diện với sự thật cho dù nó tàn nhân, khắc nghiệt, trái với sự mong đợi của mình Anh ta khi viết không đổi trắng ra đen, không che đậy hoặc huyễn hoặc lừa mình, dối người, cũng không cốt làm hại đến luân lý, phong hóa cần được tôn trọng Viết trung thực, có sao nói vậy, không thêm bớt, tô điểm, vẽ vời, tức là tôn trọng người đọc, nêu cao tinh thần khoa học, để có thể khám phá chân lý cuộc sống Khuynh hướng tả chân như vậy là phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội, đáp ứng đòi hỏi của người đọc trong một thế giới văn minh, hiện đại.

Chính những quan niệm này đã chi phối toàn bộ sáng tác của Vũ TrọngPhụng từ truyện ngắn tới phóng sự, tiểu thuyết Tiểu thuyết của Vũ Trọng

Phụng đậm màu sắc hiện thực, ông có một khả năng bao quát hiện thực rộng lớn với những không gian mang tầm vĩ mô và thế giới nhân vật đông đảo (33, 240) Mỗi sáng tác của mình ông đều bộc lộ sự căm ghét của bản thân với xã

hội đồng tiền Chính nó đã làm đảo lộn mọi thứ chân lí, đạo đức, tính người

Vì vậy, văn chương của ông thu hút được nhiều độc giả, nhận được nhiềuđánh giá ngợi khen của văn đàn Phùng Tất Đắc dành cho ông những lời khen

“có những công trình có thể làm phương hướng cho nghệ thuật, góp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này” Hay nhà thơ Lưu Trọng Lư, và sau

này là Nguyễn Đình Thi, khi bàn về Vũ Trọng Phụng, cũng ví ông với bậc

thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán Balzac: “Vũ Trọng Phụng, đối với thời

đại của Vũ Trọng Phụng cũng giống như Balzac đối với thời đại của Balzac Hai văn tài tuy có cách biệt nhưng ở đây người ta cũng thấy một cái giọng chua chát, bực dọc ấy" (Lưu Trọng Lư), “Vũ Trọng Phụng cũng như Balzac, chép đúng được thực tại nên có giá trị cách mạng" (Nguyễn Đình Thi).

Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến chê bai, lên án văn chương Vũ

Trọng Phụng Văn đàn nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề “Dâm hay không dâm” trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Mở màn cho cuộc tranh luận

là bài “Văn chương dâm uế” của Thái Phỉ, chủ bút báo Tin văn, ông e ngại lối

Trang 22

viết văn “miêu tả nhồi nhét quá mức cảnh dâm uế vào bất cứ đâu làm cho người đọc mụ mị hoặc cân não ghê sợ và rung động một cách lệch lạc, bi kịch về thú tính của con người” Tiếp theo là Nhất Chi Mai với bài viết: Ý kiến một người đọc: Dâm hay không dâm? đăng trên báo Ngày nay, số 51 ra

ngày 14/03/1937 cũng lên án văn chương Vũ Trọng Phụng Với bài viết củaThái

Phỉ, ông không nhắm trực tiếp vào Vũ Trọng Phụng mà chỉ là hồi chuôngcảnh báo một khuynh hướng văn chương nguy hại tả cái dâm uế một cách quátáo bạo Còn Nhất Chi Mai không ngần ngại chỉ trích đích danh Vũ Trọng

Phụng là một nhà văn xã hội kỳ quặc "nhìn thế giới qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa" Coi đó là một loại văn

"dơ dáy, bẩn thỉu, nhơ nhớp"…Đáp lại những ý kiến chỉ trích ông và tác

phẩm của ông, Vũ Trọng Phụng đã công khai, bộc lộ trực tiếp quan điểm của

mình về mục đích của lối viết văn tả chân qua bài viết Để đáp lại báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm? Ông dõng dạc tuyên bố “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi với các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời (…) Các ông muốn theo thuyết tuy thời, chỉ nói cái gì mà thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối Chúng tôi chỉ muốn nói cái

gì đúng sự thật (…) tôi cho nhân loại tiến hóa ở chỗ trọng sự thực, nếu nhà văn dám nói rõ những vết thương ấy cho mọi người nghe” (Vũ Trọng Phụng,

Để đáp lại lời báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm) Ông khẳng định “xã hội đương thời có những vết thương trầm trọng, thối rữa đến tận xương tủy như thế thì có gì phải giấu giếm? Phải vạch trần chân tướng xấu xa của nó, phanh phui những ung nhọt của nó, chỉ ra sự bất công và nỗi thống khổ đang tràn lan, dày vò con người, từ đó làm dân chúng căm hờn, chi phối những tệ nạn, bất công mà đấu tranh cho sự công bằng và những điều tốt đẹp! Đó hả phải là sứ mệnh cao đẹp của văn chương tả thực hay sao?” (42)

Trang 23

Qua đó, có thể nói từ những tuyên ngôn trong bài tranh luận, VũTrọng Phụng đã thể hiện khá đầy đủ lập trường, quan niệm sáng tác tiến bộcủa bản thân Hiện thực cuộc sống tồn tại khách quan Nhưng phản ánh nhưthế nào là do chủ quan của người viết Vũ Trọng Phụng quan niệm “sự thực”

là yêu cầu cơ bản của nghệ thuật Ông quan niệm tiểu thuyết là sự thực ở đời

Nó là tiêu chí mà nhà văn đặt ra cho mình khi sáng tác

Như vậy, chúng tôi thấy quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng đi

từ mô tả, phản ánh hiện thực đến nghiền ngẫm, phân tích hiện thực trên cơ sởnhững nguyên tắc nhất quán, những hiện thực có sẵn trong đời sống màkhông cần cầu kì, trau chuốt Chính những quan niệm này sẽ chi phối đến thếgiới nhân vật, giọng điệu trong các tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Trang 24

Chương 2 CÁI NHÌN THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT

ĐỘC ĐÁO

2.1.Cái nhìn thế giới, con người

Cái nhìn thế giới và con người là yếu tố quan trọng của phong cáchnghệ thuật của nhà văn Văn học luôn hướng tới việc phản ánh chân thực cuộcsống, nhưng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm là một thế giới chứa đựng cáinhìn chủ quan của tác giả Hiện thực cuộc sống luôn được phản ánh độc đáotrong tác phẩm qua cái nhìn của người nghệ sĩ Nhà văn người Pháp Marcel

Proust quan niệm “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ phong cách không phải vấn đề kĩ thuật, mà là vấn đề cái nhìn” Như vậy cái nhìn chi phối

hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chi phối phong cách tác giả Mỗi nhà vănkhi sáng tác đều sử dụng khéo léo những thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ nhằmlàm nổi bật vấn đề nhưng cùng viết về một đề tài lại có những tác phẩm đểđời, nhưng cũng có những sáng tác chỉ vụt sáng rồi lại trở thành quên lãng Vìsao lại có sự khác nhau như vậy? Đó là do cái nhìn của mỗi nhà văn lại có sựkhác nhau, mỗi nhà văn cảm nhận một hiện tượng dưới những góc độ khácnhau, sự khác nhau đó thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, họthâm nhập vào sự vật để phát hiện, đào sâu những đặc điểm của nó Cuộcsống muôn màu muôn vẻ, con người cũng có muôn vàn tính cách tốt xấu, tâm

lí khác nhau không phải ai cũng có thể trải nghiệm những cảm xúc đó trêntrang giấy Và người nghệ sĩ tài hoa phải là người viết được, thể hiện đượcđúng cảm xúc, nỗi lòng của nhân vật, của cá nhân, của thời đại qua sáng táccủa mình Cái nhìn nghệ thuật là nền tảng để người nghệ sĩ làm nên tác phẩmcủa riêng mình Mỗi tác phẩm văn học là sự tổng hợp tầm nhìn, tầm hiểu biết,cảm nhận thế giới của nhà văn, bộc lộ năng lực của chủ thể Như cùng viết vềnỗi khổ của con người trong xã hội nửa thực dân, mỗi nhà văn lại có cái nhìn

Trang 25

khác nhau về hiện thực, con người Nam Cao chú ý tới con người là nạn nhâncủa xã hội phi nhân tính, chính xã hội đã đẩy họ tới bước đường cùng để rồiphải tha hóa Chí Phèo bước ra từ những trang sách của Nam Cao khiến cả xãhội phải giật mình Từ một anh thanh niên với mơ ước giản dị “chồng cuốcmướn cày thuê, vợ dệt vải” nhưng vì thói ghen tuông vô cớ của Bá Kiến đãkhiến cho cuộc đời đó đi vào ngõ cụt Sau một năm đi tù về, Chí trông chẳngkhác nào một thằng săng đá Chí tìm tới rượu, rượu là bạn của hắn, hắn đãcướp đi hạnh phúc của bao gia đình, để rồi chính hạnh phúc của hắn lại bị xãhội thực dân cướp đi Hắn muốn làm người nhưng ai cũng coi hắn là con quỷ

dữ Nguyễn Công Hoan lại nhìn thấy sự phá hoại nhân cách ở tầng lớp quanlại, giàu có, quyền thế, sử dụng địa vị của mình để chà đạp lên những người

dân thấp cổ bé họng Trong Đồng hào có ma, tác giả đã miêu tả thật chân thực chân dung của quan Huyện Hinh “Năm nay ông đã ngoại tứ tuần…ông để râu cho khác hẳn với lũ huyện trẻ nhãi Nguyên cái mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra được …” Một quan huyện nhưng chuyên “ăn bẩn” Hắn ti tiện bẩn thỉu vô

cùng khi là một người quan uy nghiêm ngồi chốn công đường nhưng phải

dùng chân giẫm lên đồng hào “Dịch chiếc giày ra một tí bỏ thọt vào túi” Một

con ma giữa công đường, con ma thực thi pháp luật, phụ mẫu của dân phảichăng quan lại phong kiến đều là bọn ma quái, tham lam nhũng nhiễu như vậysao? Chúng dùng bao phương cách “mưu ma trước quỷ” để bóc lột đến tậnxương tuỷ của nhân dân

Như vậy, để hình thành nên phong cách nghệ thuật của nhà văn không

thể thiếu cái nhìn Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS.Trần Đình Sử khẳng định: “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó

có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật” (36,106) Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng độc

Trang 26

đáo biểu hiện trong thế giới nghệ thuật của mình Người nghệ sĩ thể hiện cái

“tôi” của mình, phong cách của mình trong cái nhìn nghệ thuật Vũ TrọngPhụng là một nhà văn có cái nhìn độc đáo về thế giới và con người Xã hội,con người trong cái nhìn của nhà văn chỉ toàn một màu đen với bao vết loang

lổ Ở cái xã hội đó, không có gì ngoài sự đểu giả, lừa bịp

2.1.1 Phanh phui mặt trái của xã hội, những cái xấu của con người

Với quan niệm “muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”, Vũ Trọng Phụngngay từ khi bước vào nghiệp cầm bút đã lựa chọn lối viết của mình theo

khuynh hướng hiện thực phê phán Ông có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn với những không gian mang tầm vĩ mô và thế giới nhân vật đông đảo (33, 240) GS Trần Đăng Suyền nhận xét: “Nếu tiểu thuyết của Ngô Tất Tố có sự dồn nén cao độ về không gian và thời gian, tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan cũng chỉ bao quát một không gian hẹp, tiểu thuyết của Nam Cao chủ yếu tập trung xoáy sâu vào thế giới vi mô, cái cá thể của đời sống thì tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng vươn tới tầm bao quát nhiều mảng hiện thực, cuộc sống của nhiều giai tầng xã hội từ nông thôn đến thành thị, từ tầng lớp thống trị đến những hạng người dưới đáy xã hội, đặc biệt là xã hội thành thị

và các tầng lớp thị dân” (33, 240- 241) Trong những tác phẩm của mình, đặc biệt là Giông tố và Số đỏ ông đã phản ánh rất chân thực hiện thực xã hội lúc

bấy giờ Hiện thực xã hội đương thời dưới con mắt Vũ Trọng Phụng là những

ung nhọt, thối rữa “xã hội này tôi chỉ thấy là khốn nạn: quan tham, lại nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt, mà cái sa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là một câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than và bóc lột”(Vũ Trọng Phụng, Để đáp lời báo

“ngày nay”: dâm hay là không dâm) Bằng nghệ thuật trào phúng với những

bút pháp nghệ thuật điêu luyện, nhà văn đã vạch trần bộ mặt của bọn trọc phú,

bà đầm, me tây dâm ô thối nát Đó là Xuân, bà Phó Đoan “thủ tiết với hai đời

chồng” trong Số đỏ hay Nghị Hách trong Giông tố… Cái nhìn độc đáo của

Trang 27

Vũ Trọng Phụng thể hiện khả năng nắm bắt tinh nhạy, chính xác, khả năng nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy được (33,234)

Như nhiều nhà văn hiện thực đương thời, Vũ Trọng Phụng lựa chọnkhông gian thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám để có thể đi sâuvào những mặt trái đầy đen tối thời kì đó Thành thị Việt Nam lúc bấy giờtrong con mắt của nhà văn không phải thành thị với cuộc sống hiện đại, hàohoa như trong mắt những nhà văn lãng mạn mà với Vũ Trọng Phụng đó làmột thành thị nhố nhăng, một xã hội Âu hóa rởm Sinh ra và lớn lên ở chốnphồn hoa đô thị Hà thành nên Vũ Trọng Phụng đã phần nào hiểu thấu về cuộcsống nơi đây Đó là một không gian “chật chội” với vô số những nhà săm,tiệm hút…nơi người ta có thể đắm chìm trong trụy lạc mà quên đi thực tại Vàchính ở những không gian như vậy đã sinh ra những con người – thành phẩmcủa xã hội Âu hóa: hách dịch, rởm hợm, đểu cáng, lừa lọc, dâm ô…

Lấy bối cảnh từ đô thị bậc nhất xã hội đương thời, Số đỏ đã “vẽ” lênbức tranh muôn màu, muôn vẻ của Hà thành trong thời kì Âu hóa với nhữngđường nét chân thật nhất Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét:

“Đọc Số đỏ, ta như được lôi cuốn vào một cuộc tả xung hữu đột của Vũ Trọng Phụng đánh vào đủ loại quái thai của xã hội thực dân tư sản: từ mụ me tây tới những cô “gái mới”; từ bọn lang băm tới những lão sư hổ mang; từ những văn sĩ, họa sĩ kiếm ăn trên phong trào Âu hóa trụy lạc tới loại thi sĩ lãng mạn: “Chẳng được như hoa vướng gót ai; Lòng ta man mác tả tơi thay!”; từ những chuyện gia đình thối nát của bọn tư sản tới những mánh khóe kinh doanh xảo trá và những hoạt động “văn hóa xã hội” trơ trẽn của chúng; từ bọn cảnh sát ngán ngẩm vì không có ai chịu…đái bậy tới những quan toàn quyền, thống sứ, vua Nam, vua Xiêm nhố nhăng như những vai tuồng…” (26, 190) Vũ Trọng Phụng là nhà văn có biệt tài phát hiện mặt trái của xã hội, cái xấu của con người Dưới cái nhìn của ông xã hội trưởng giả

thành thị ấy là cả một lũ người nhố nhăng, trâng tráo trong lối sống sa đọa, bất

Trang 28

nhân, giả dối, bịp bợp Đó là một xã hội văn minh đề cao thể thao “Một cuộc tiến bộ của nước Việt Nam! Sự cường thịnh của nòi giống”, Bà Phó Đoan có thể phá “khu vườn để xây cái sân quần ấy chẳng bởi lòng hâm mộ thể thao

mà thôi Nhưng mà còn vì lẽ gì cái đó đã có thượng đế biết rõ” Hay cũng

chính cái niềm yêu thể thao đó, mà Xuân tóc đỏ nhờ những mưu mẹo lọc lõicủa mình được cả xã hội tung hô như một nhà chính trị đại tài, một vĩ nhân:

“nó khiến ta từ chối danh vọng riêng của ta đi, để góp một phần vào việc tiến

bộ trong trật tự và hòa bình của tổ quốc! Giữa cái giờ rất nghiêm trọng này, điều cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải chỉ nghĩ đến mình, nghĩa là không phải là cốt được một ván đánh quần, nhưng mà là cốt giữ cái mối thiện cảm của một nước lân bang…Ta không dám tự phụ là bậc anh hùng cứu quốc, nhưng ta phải tránh cho mi nạn chiến tranh rồi” Vâng! Chính nhờ

lòng yêu thể thao mà mỗi con người trong xã hội ấy lại có những toan tínhriêng của mình Xã hội Âu hóa đó dưới con mắt của Vũ Trọng Phụng còn là

sự lố lăng của những bộ trang phục tân thời Những chế tạo của cuộc Âu hóa

đó được nhà cải cách Văn Minh thổi hồn vào cho những quý bà thành thị:

“Nào là áo cổ bành bẻ cổ tay đuôi tôm để các bà các cô diện phố xá Nào là kiểu đi tắm để các bà các cô khoe cái mĩ thuật về xác thịt tại bờ biển Nào là kiểu quần áo trong phòng ngủ để phụ nữ có những thế lực nhắc nhỏm cho chồng hoặc nhân tình đừng có sao nhãng cái nghĩa vụ tối thiêng liêng của những bậc nam nhi” Thì ra mỗi bộ trang phục đều có những ý nghĩa, những

nhiệm vụ riêng của nó, nhưng tất cả đều nhằm khoe “xác thịt” Nếu như trongtruyền thống, người phụ nữ Việt Nam nền nã, kín đáo, dịu dàng bao nhiêu thìnay, ở cái xã hội đương thời này lại dung tục bấy nhiêu Đó là những thói mốt

“hợp thời trang” lố bịch, nực cười Những bộ trang phục đó có cái tên thật mỹ

miều “Lời hứa”,“Chiếm lòng”,“Ngây thơ”,“Dậy thì”, “Kiên trinh”…tất cả chúng “Thật là tân thời, thật là đĩ thõa!” Nền văn minh phương Tây du nhập

vào Việt Nam kèm theo những thay đổi xã hội Ngay trong một hình thái xã

Trang 29

hội, có sự chắp nối khập khiễng giữa một bên là văn hóa truyền thống theo lốicủa nho giáo, một bên là văn hóa tư sản với những mặt trái của nó Tất cả tạothành mớ hỗn độn

Không chỉ vậy, cái xã hội đương thời mà Số đỏ phản ánh còn cho bạn

đọc thấy được sự “vô nghĩa lý” trong mối quan hệ giữa người với người.Trong cái không gian thành thị ngột ngạt ấy, không biết bao nhiêu trang viết

về mối quan hệ, cách đối xử, giải quyết những vấn đề bằng tiền, tiền có mộtquyền lực tối cao Sở cẩm – ti cảnh sát không biết từ khi nào đã trở thành một

hiệu buôn, khi thấy bà Phó Đoan thì “vồn vã như nhà buôn tiếp khách sộp”.

Nhờ có bà Phó Đoan, mà không, nhờ một đồng tám mà có thể cứu được Xuânvới lão xem tướng ra khỏi phòng giam Trong cái xã hội đang ngày càng pháttriển theo hướng hiện đại, thì con người cũng phải âu hóa theo để bắt nhịp cuộc

sống Nhưng những con người trong Số đỏ chỉ là những kẻ âu hóa rởm Xuân

tóc đỏ - một thằng ma cà bông, không học hành gì nhưng nhờ có sự khôn lanh,may mắn lại có thể thành một vị đốc tờ, một anh hùng cứu quốc được cả thiên

hạ tung hô Một bà Phó với mong muốn “bị hiếp” được che giấu trong vỏ bọcchính chuyên Cụ cố Hồng giả cả giả hiệu lúc nào cũng “biết rồi, khổ lắm! nóimãi” Một Văn Minh lúc nào cũng mong muốn cách tân xã hội “Bao giờ cả xãhội này biết thưởng thức vẻ đẹp về…bộ đùi của người đàn bà thì mới hiểu giátrị của những bức vẽ khỏa thân và do thế, mới hiểu nổi những món mĩ thuật tốicao” Một ông Phán với bộ sừng trị giá vài nghìn bạc… Một xã hội đầy mùi

“dục vọng”, giá trị nghệ thuật tối cao lại là “bộ đùi của người đàn bà”, một xã

hội mà tụ tập những “hội chứng” của cái ác, cái dâm, cái đểu, cái rởm, bịp bợm và giả dối đã tựu trung lại trong Số đỏ.

Cái nhìn của Vũ Trọng Phụng càng phản ánh gay gắt hơn khi mà tìnhngười trong xã hội đương thời ngày càng bị hạn chế một cách tối đa Tìnhthân giữa những con người trong một gia đình thật quá mỏng manh trước sựcám dỗ của đồng tiền Tất cả con cháu của cụ tổ đều “vui mừng” với cái chết

Trang 30

của cụ Kẻ thì được hưởng tài sản, kẻ thì có dịp khoe bộ cánh mới, kẻ thì códịp khoe tài chụp ảnh, người thì có dịp làm oai với thiên hạ Nào đâu có ai

biết chỉ vì câu nói “ngài là một người chồng mọc sừng” của Xuân lại có giá trị

tới vậy Chỉ nhờ một câu nói mà đem lại niềm hân hoan cho biết bao nhiêu

người: “Cậu Tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không dùng đến Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ sô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen….Ông Typn rất bực mình vì mãi không được thấy sự chế tạo của mình ra mắt công chúng

để xem các báo chí phê bình ra sao” (30, 328-329) Tất cả những con người ấy,“một bầy con cháu chí hiếu ấy”ai cũng có suy nghĩ, mục đích của riêng

mình, không ai mảy may đau xót trước sự ra đi của cụ tổ Họ chỉ đang diễn

kịch để “đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”.

Giông tố ngay từ khi ra đời đã gây được rất nhiều tiếng vang Giông

tố không giống như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay Đoạn tuyệt của Nhất Linh

Nó không chỉ tố cáo sự thối nát trong chế độ làng xã thôn quê, sự bóc lộtngười cùng đinh của bọn giàu có, quan lại, ở nông thôn, của một thời Phápthuộc Nó lại càng không đả phá chế độ gia đình trị trong xã hội cổ truyền đầuthế kỷ XX như Nhất Linh Mà Vũ Trọng Phụng đã khái quát toàn bộ xã hội

Việt Nam đương thời từ thôn quê “xôi thịt” đến thành thị “bơ sữa”, từ những chốn ăn chơi trụy lạc, gái đĩ thuốc phiện đến những cảnh xa hoa – cũng không kém phần trụy lạc – trong phòng Tịnh Tâm ở ấp Tiểu Vạn Trường Thành của Nghị Hách (5) Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung khẳng định,

qua Giông tố, Vũ Trọng Phụng “muốn dựng nên một bức tranh toàn cảnh về

xã hội Việt Nam đương thời” Dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, bức tranh

toàn cảnh về xã hội đương thời hiện lên thật rõ nét Nhưng đó vốn không phảilàng quê thanh bình, yên ả một đô thị phồn hoa tấp nập mà đầy những mưagiông Mở đầu tác phẩm là một cuộc “cưỡng dâm có trả tiền” để rồi từ vụcưỡng dâm đó đã làm thay đổi bao con người, bao số phận của làng quê đó

Trang 31

Thông qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, bạn đọc có cái nhìn chânthực nhất về cuộc sống, con người, quan lại ở xã hội cũ Trong cái làngQuỳnh Thôn nhỏ bé ấy nhưng lại có bao câu chuyện, bao mặt trái của xã hội.Cái xã hội được mô phỏng trong làng Quỳnh thôn với bộ mặt của biết bao hào

lý, cụ chánh phó, lý trưởng, trương tuần…tất cả bọn quan lại lúc nào cũngnhăm nhe cơ hội để tổ chức ăn uống, hút xách, đem lý sự cùn để giải quyếtmọi việc, khi tới cửa quan thì lại sợ hãi, hèn nhát Sự việc cô Mịch bị cưỡngdâm tưởng chừng là đau buồn nhưng nó lại là sự hân hoan của kẻ khác –

những kẻ đứng đầu làng quê nghèo: “Trong cái nhà gianh ba gian của ông đồ Uẩn, hôm ấy có đông nghịt những khách khứa…Bà đồ phải nghỉ việc đồng áng để ở nhà bếp nước thiết khách Mấy bà già, mấy cô gái hàng xóm cũng sang làm giúp, y như nhà có giỗ vậy”(30,15) Những người quan phụ mẫu

nhưng lúc nào cũng chỉ nghĩ tới hưởng lạc, khi có việc thì lại ỷ lại cho nhau,chúng cố gắng vơ vét của dân để rồi khi gặp những “bậc bề trên” thì lại nhưrùa rụt cổ Những ông quan dùng những lời lẽ ngon ngọt, những hành độngkhôn khéo để lừa dân, bóc lột dân đã trở thành những hình ảnh không thểthiếu trong xã hội đương thời Như cuộc đối thoại của quan công sứ và NghịHách, chúng nịnh bợ nhau, tung hê nhau để lấy cái tiếng hão:

“Cụ lớn thương dân lắm”

“Ông Nghị đã làm phải lắm, ông Nghị nhận đây những lời khen của tôi nhé! Để tôi thông báo cho quân giám binh Ông Nghị cứ yên tâm, chính phủ bảo hộ bao giờ cũng có trách nhiệm giữ cuộc trị an, bảo toàn tính mệnh và tài sản cho dân, trừng trị kẻ phiến loạn”.

Hay những vị “quan phụ mẫu” của dân còn là tay sai đắc lực, là kẻ

“bảo kê” cho những việc làm sai trái của bọn địa chủ, nhà giàu Nghị Hách là

kẻ gây tội ác (hắn giết, hắn hiếp người), lẽ ra, trước công lý hắn phải chịu

trách nhiệm về những việc làm của hắn Nhưng trong Giông tố, công lý không

thuộc về lẽ phải, không thuộc về những người nông dân nghèo khó mà thuộc

Trang 32

về đồng tiền, về những kẻ có thế lực Nghị Hách đã dùng thế lực, dùng tiền đểmua chuộc quan nên nghênh ngang như một kẻ vô tội Xót xa thay người cầm

cán cân công lý lại khuyên nhủ con dân của mình thôi kiện vì “người ta là người giàu có lắm” Một câu khuyên nhủ đầy chân thành đấy đã “đập thẳng”

vào những người nông dân, những người thấp cổ bé họng Liệu chân lý trongcái xã hội này còn đâu, con người ta biết đi đâu tìm công lý đây Những ôngquan trong tác phẩm có chức, có quyền nên họ thỏa sức làm những điều mìnhmong muốn, họ ăn của dân, họ lừa tiền của dân nhưng không mấy làm xấu hổ

vì đó là lẽ đương nhiên Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung

nhận xét: “Bức tranh xã hội ở Giông tố, cái xã hội không có chút công lí nào, cái ác và đồng tiền thống trị như một uy lực tuyệt đối, số phận người nghèo bị nghiền nát trong các guồng máy quay cuồng đảo điên chóng mặt không gì thoát ra được” (1,44) Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội không

công bằng, cái xã hội mà quan lại che chở cho những việc làm xấu xa, đê tiệncủa bọn địa chủ, chỉ thương thay cho những người dân nghèo

Ở làng quê đã vậy, thành thị thì đủ hạng người Đó là những tay doanhnhân, những tay cổ động cho Phật giáo, thậm chí những người trí thức, tútài…cũng trở thành đối tượng đáng lên án Tất cả bọn họ đều xưng là “thượnglưu” nhưng kì thực chúng chỉ biết có đồng tiền, chúng sẵn sàng phụng nịnhnhau, nhưng cũng sẵn sàng đạp đổ nhau Chỉ cần nhìn đám khách của NghịHách vào ngày nhà tư bản tính sổ doanh thương bạn đọc có thể thấy rõ bộ mặt

của lũ thượng lưu rởm đó: “ Bọn người mà bề ngoài đủ tỏ ra vẻ doanh nghiệp,

vẻ sắc sảo, vẻ gian hùng ở những cái mũ cát két, ở những đôi giày ống, ở những cái kính cặp, ở những cái răng vàng, ở cái máy chữ xách được, ở những cái cặp da to kếch xù, ở cái ống đựng nước nóng lạnh trong 24 giờ ( ) Trong bọn ấy có anh coi đời như canh bạc lớn, làm việc thiện là để quảng cáo cho mình, làm điều ác mà bắt mọi người phải nhớ ơn, đọc đủ các báo chí

mà không biết gì về văn chương mỹ thuật, tủ sách đầy những tập kỷ yếu các

Trang 33

hội ái hữu, nhưng kỳ chung thật không có ai là bạn trên đời, cầm đến tờ nhật trình chỉ xem tin thương trường, tin gọi đấu thầu, các đạo nghị định, tin xuất cảng, nhập cảng, đã từng chủ tọa những cuộc ban giải văn chương, mà chưa

hề đọc hết một cuốn tiểu thuyết Lại có anh vừa cổ động kịch liệt cho Hội Phật giáo, lại vừa xây hàng dãy nhà săm ( ) Bọn người này là những mẫu hàng đặc biệt của công giới và thương giới Bọn ấy đều hoặc là bạn hàng, hoặc là tay sai của Nghị Hách cả” Cái xã hội thượng lưu trí thức giả ấy còn

gồm đủ các quan chức Pháp – Nam, đám thực khách sang trọng trong bữa tiệclinh đình, bọn chúng đều khoác trên mình vẻ hào nhoáng nhưng dưới con mắtcủa tác giả chúng chẳng khác gì lũ chuột gặm nhấm, đục khoét bẩn thỉu

Xã hội đương thời còn là một xã hội ăn chơi, trác táng với đủ mọi thànhphần Trong một chầu hát xóm Khâm Thiên, những con người trí thức “lănlóc” thưởng thức chúng những thú chơi của xã hội văn minh Một cô Tuyết

đoan trang nhưng lại “Em đã nghĩ rồi, mình ạ Ta thuê buồng ở một khách sạn

Tây thì không còn ai biết được nữa Buổi chiều chúng ta sẽ ăn cơm tây với nhau Rồi đêm nay anh lại chuyện trò với em cho đến mai thì em về phòng”

(27,238).Thật là một lời gợi ý hấp dẫn của một cô tiểu thư thành thị “Giời ơi

một thiếu nữ mà thạo đời! Mà lại thạo đời trong những lúc vào khách sạn thuê buồng”(27,239) Nhà tư sản Tạ Đình Hách còn biết cách “hưởng lạc”

hơn: “Trong phòng tĩnh tâm, lúc ấy chỉ có tiếng thuốc phiện rầm rộ chiu vào

nhĩ tẩu Mùi thơm của thứ thuốc Ấn Độ hộp đen, một thứ thơm ngát, tỏa ra không khí thiêng liêng như một thứ hương vị có cái năng lực tẩy trần…Nghị Hách nằm gối đầu vào bụng thị Tín, cô nàng hầu được yêu nhất Sau lưng cặp này, thị Lễ nằm khẽ phe phẩy cái quạt lông vào gáy quan” (30,246).

Nhưng đó chỉ là một góc của bức tranh, còn một mảng màu nữa mà VũTrọng Phụng muốn đề cập tới cho độc giả Ở nông thôn vẫn duy trì một nềnvăn hóa lạc hậu, hủ tục và tệ nạn Giữa chốn bùn lầy nước đọng ấy, nổi lêncuộc sống tủi nhục, xác xơ của người nông dân Trong cái xã hội ấy, không

Trang 34

phải ai cũng giàu có, lắm tiền, chịu chơi như những tiểu thư, công tử, địa chủ…

mà còn đầy rẫy những con người nghèo khổ, chịu cảnh đói khát Cái ngày nhà

tư sản Hách phát chẩn lần hai cho dân nghèo, thì ôi, không biết bao nhiêu

người nghèo đói, “bất thành nhân dạng”, “từ khắp nơi kéo về tiểu vạn trường

thành” của Nghị Hách để mong kiếm vài đồng xu, vài bơ gạo “Họ là những người đàn bà gầy còm, bẩn thỉu, lưng còng, tay dắt những đứa trẻ xanh xao, toét mắt, bụng ỏng vì giun sán, đi cạnh những ông chồng ngực lép đét vì vi trùng lao, mặt mũi xanh xao, hốc hác vì sưu thuế, nạn tổng lý, nạn hối lộ, nạn trộm cắp…” đó là hiện thực sinh động mà đau lòng, chua xót làm sao

Một lần nữa, Vụ Trọng Phụng đã cho bạn đọc thấy được tài năng củamình với khả năng quan sát, nhìn nhận, khái quát vấn đề để từ đó bạn đọc cócái nhìn bất ngờ, nhiều chiều về hiện thực

2.1.2 Phơi bày căn tính dâm đãng của loài người

Một nhà văn, khi sáng tác nghệ thuật không phải chỉ có mỗi sự sáng tạo

cá nhân mà nó còn bị chi phối của bối cảnh xã hội, thời đại Vũ Trọng Phụngcũng vậy Trong những năm đầu của thế kỉ XX, với sự du nhập của PhươngTây, không chỉ có sự thay đổi của diện mạo xã hội Việt Nam, mà nền văn họccũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa phương Tây Các sáng tác của VũTrọng Phụng mang đậm âm hưởng phương Tây Và yếu tố đậm đặc nhất, thểhiện sự ảnh hưởng rõ nét nhất là yếu tố tính dục Có rất nhiều ý kiến trái chiềunhau về “cái dâm” trong sáng tác của ông Nhất Chi Mai trên báo Ngày nay

số 51 đã công kích Vũ Trọng Phụng “ưa thích cái dâm uế… cố nhồi nhét cái

cảnh dâm uế vào bất cứ chuyện gì mình viết, hoặc là viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và vì thế, thành ra sống sượng khó coi, cố làm rung động giác quan của người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật” Vũ Ngọc Phan coi Vũ Trọng Phụng “là một đồ đệ của Freud”

(45,97) Nhìn chung, các nhà phê bình này đánh giá không cao việc Vũ Trọng

Trang 35

Phụng vận dụng phân tâm học để miêu tả về một số nhân vật trong tiểu thuyếtcủa ông

Vũ Trọng Phụng viết một bài dài "Để đáp lại báo Ngày nay: Dâm hay

là không Dâm?" bác lại hoàn toàn ý kiến của Nhất Chi Mai Ông dõng dạc tuyên bố: "Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là

sự thực ở đời" Theo ông, nhà văn tả chân có quyền và bổn phận tả những

cảnh thuộc về đời sống tình dục tự nhiên của con người, cái dâm thuộc vềthiên tính – những lúc nào cần tả, lúc nào không nên tả thì phải cân nhắc đểvăn chương không rơi vào khiêu dâm Còn thứ dâm uế, dâm loạn - tứcnhững cảnh xấu xa, cần lên án thì phải mô tả lỹ về nó, lôi nó ra dưới ánhsáng ban ngày, có vậy mới khiến người đọc bất bình, căm phẫn, lên án nó

Là “thư kí trung thành của thời đại”, ông luôn tỏ ra nhạy bén, sâu sắc

để vẽ nên bộ mặt thật của xã hội đương thời Đó không chỉ là một “xã hội

chó đểu”, “vô nghĩa lý” mà nó còn rất dâm “dường như cái nhìn và trường liên tưởng của ông luôn bị ám ảnh, bị cám dỗ về vấn đề tính dục Ám ảnh bởi bản năng tính dục, trong nhiều trường hợp, đã trở thành ma lực đưa đường, dẫn lối cho trường liên tưởng” (33,236) Nguyễn Phượng nhận xét:

“Thế giới của Giông tố là thế giới trong đó dâm thần tác phúc” Trong Số

đỏ và Giông tố người ta thấy cả một thế giới những kẻ mang căn tính dâm

“có cái dâm kiểu sấn sổ của bà Phó Đoan, cái dâm hạ lưu mất dạy của Xuân tóc đỏ, cái dâm kiểu ngây thơ lãng mạn của cô Tuyết, cái dâm theo mốt Âu hóa thượng lưu- tôi có hai mối tình của cô Hoàng Hôn, cái dâm kiểu

“rửa hờn” của Thị Mịch…” (31, 30) Gần như nhân vật nào của Vũ Trọng

Phụng cũng có cái ẩn ức tính dục Bị chi phối bởi quan niệm về con người tựnhiên, bản năng nên tác giả đã không ngần ngại phản ánh bản năng tính dục

của nhân vật như một căn tính chung của loài người “Đã là người thì ai cũng dâm” Phan Cự Đệ khẳng định: “Các nhân vật như Huyền (Làm đĩ), Thị Mịch (Giông tố), bà Phó Đoan và cậu Phước “em chã” (Số đỏ) đều

Trang 36

được lí giải theo học thuyết Frued” (10,112) Như vậy, Mịch (Giông tố), bà Phó Đoan, cậu Phước (Số đỏ), Huyền (Làm đĩ) là những nhân vật tác giả xây

dựng với những “ẩn ức sinh lý” theo phân tâm học Còn nhiều nhân vật khácnữa như Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ…cái dâm là bản chất của nhân vật, dướingòi bút của tác giả tất cả “tính dâm” ấy nhằm phản ánh bộ mặt của nhữngcon người, của xã hội chứ không phải thứ “văn chương dâm uế”

Giông tố là câu chuyện về sự loạn luân, loạn dâm xoay quanh gia đình

lão đại điền chủ Nghị Hách Cả tác phẩm, hầu như nhân vật nào cũng bộc lộbản chất dâm đãng của mình Nghị Hách một tên địa chủ tư sản với nhữngtội ác ghê gớm: lão không chỉ giết người, mà còn có một “sở thích” hiếpngười Hãm hiếp phụ nữ ngay trên xe ôtô trước mặt tài xế chắc chỉ có ôngNghị Rồi những hành vi cợt nhảm với đám nàng hầu, với thị Tín Tới mức,

người kể chuyện phải thốt lên “Cái tiếng dâm của Nghị Hách thì đã lừng lẫy

cả mấy tỉnh!” Dâm đãng đã là bản tính ngấm vào trong máu của hắn khi mà

lúc nào hắn cũng chỉ nghĩ tới “hôn”, “sờ soạng”, “cấu véo” Hắn dâm dục tớimức trơ tráo Mịch – một cô gái nông thôn sau lần bị hiếp bởi Nghị Hách dần

bị ám ảnh, ham muốn nhục dục Vũ Trọng Phụng thật tài tình khi xây dựngdiễn biến tâm lí của nhân vật Mịch Ông đã đặt nhân vật của mình vào tronghoàn cảnh đầy những yếu tố “kích thích dâm” để lí giải sự sa ngã cả trong ýnghĩ, hành động của nhân vật Sau lần bị hãm hiếp đó, tâm tư của Mịch giằng

xé kịch liệt và rồi Mịch chìm đắm trong dục vọng “Những cảm giác đê mê ở cuộc hãm hiếp, còn để xót lại trong trí Mịch những phút hồi ức băn khoăn của một dục vọng chưa được thỏa mãn Mịch đã phải tưởng tượng ra những cảnh dâm dục ghê gớm, hưởng với mọi kẻ qua đường Trong sự mơ màng gàn

rở ấy, mỗi cái mặt đã nhìn thấy là một sức ám ảnh riêng, là một thế giới riêng, những sự khiêu động không bao giờ giống nhau cả Và lòng khao khát thỏa mãn bằng cách tưởng tượng ấy, không những chẳng làm cho Mịch mãn nguyện, nhưng trái lại, còn khiến Mịch càng như điên cuồng” Không chỉ

Trang 37

Mịch – một cô gái thôn quê ít học mà ngay cả Long – một người có học thức

“có nhân cách, giàu lòng tự trọng” cũng không thoát khỏi sự chi phối nặng nề

và cũng bị đánh gục bởi bản năng sinh lí Sau khi biết người yêu mình làMịch bị hãm hiếp, Long sục sôi ý nghĩ trả thù, vậy mà khi gặp Loan, Tuyết –hai cô con gái của Nghị Hách, trong lòng Long diễn ra xung đột giữa ái tình

và dục tính Và rồi Long gục ngã trước “dục tính”, Ngoài lần loạn luân với

Thị Mịch “có thể được biện minh là hành động trả thù đối với Nghị Hách, Long còn không sao tránh khỏi cuộc loạn luân với Tuyết mà khi đó chàng biết

rõ là em gái của mình” (35,239)

Bà Phó Đoan (Số đỏ) cũng là một nhân vật đậm chất dâm Bà dâm ngay

từ lời nói, hành động, ý nghĩa Một bà Phó “thủ tiết với hai đời chồng” lúcnào cũng ăn mặc lố lăng, cũng có ý nghĩ “được bị hiếp”, cứu thằng Xuân rakhỏi ty cảnh sát chỉ vì nó có tội “nhòm lỗ khóa” của nó, mụ me tây này cònhùng hồn phát biểu về vấn đề đàn bà nạ giòng, về thời kì khủng hoảng củanhững người đàn bà “thiếu chồng” vì những lí do chính đáng thì họ ngoại tình

là điều đương nhiên…Ông đốc tờ Trực Ngôn – một chuyên gia về tình dục lí

giải: “Thưa các ngài, loài người chỉ lôi thôi vì một cái dâm mà thôi! Đứa trẻ mới đẻ miệng bú mẹ, một tay mân mê một cái vú, ấy cũng là dâm rồi” hay

“Phải chăng về già hay sắp về già, người đời hết giấy phép thỏa mãn dục tính? Không! Không! Vì điều ấy thuộc quyền tạo vật, chứ không còn thuộc cái ý chí của bọn phàm trần chúng ta” Tới cả cậu Phước “con giời” cũng rất

dâm khi được Xuân giáo dục xác thịt

Thông thường, dục tính được đề cập khi nhà văn nói tới đề tài tình yêu.Nhưng trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, ông không đi sâu vào dục tính vớimục đích miêu tả đời sống tình cảm Dục tính đối với ông chỉ là phương tiệnlên án tình yêu bản năng, sự đổi chác chứ không hề xuất phát từ tình cảm, nóxuất phát từ những ham muốn thể xác tầm thường Dưới cái nhìn của tác giả,cái dâm bắt nguồn từ nhu cầu bản năng, sinh lý của mỗi con người “đã là

Trang 38

người ai cũng dâm” Cái dâm trong Giông tố, Số đỏ xuất hiện liên tục như

“cuồng dâm”, “dâm thần”, nó làm cho nhân vật của ông lệch lạc Qua đó, tác

giả phơi bày con người bản thể ở dạng thức trần trụi nhất Phản ánh cái dâm

của con người, Vũ Trọng Phụng không phải chỉ lý giải cái bản năng sinh lícủa nhân vật, mà một lần nữa, ông giáng một đòn mạnh vạch trần, mổ xẻnhững ung nhọt của xã hội đương thời

Thế giới nhân vật qua các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng vô cùngphong phú và đa dạng Đó là một thế giới đông đúc, phức tạp trong cái xãhội hỗn loạn, biến động với những vấn đề nóng hổi của cuộc sống đươngthời Nhân vật của Vũ Trọng Phụng thuộc đủ mọi thành phần: nông dân, địachủ, tư sản, quan lại, trí thức tất cả đan xen vào nhau, chi phối lẫn nhau hếtsức sinh động dưới sự tổ chức tài tình của nhà văn

Trang 39

2.2.1 Nhân vật phản diện

Nhà văn tài năng, có phong cách độc đáo thường tạo được một thếgiới nhân vật riêng Trong sáng tác của mình, Vũ Trọng Phụng đã tạo đượcnhững nhân vật điển hình bất hủ, khi “tiếp xúc” với chúng người đọc thấy rõđấy chính là nhân vật của Vũ Trọng Phụng mà không lẫn với những nhân vậtcủa những nhà văn khác Nhờ cảm hứng phê phán gay gắt cùng “biệt nhãn”của một nhà văn sắc sảo, tinh nhạy trong việc phát hiện ra cái xấu của xãhội, con người mà Vũ Trọng Phụng đã xây dựng trong tiểu thuyết của mình

một thế giới nhân vật phản diện bất hủ.“Chỉ khi nào miêu tả, khắc họa kiểu nhân vật này, ngòi bút Vũ Trọng Phụng mới thật sự linh hoạt, sắc sảo, sinh động, mỗi chi tiết nghệ thuật tưởng như đều mang cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn”(33, 242) Chỉ ở nhân vật phản diện, ngòi bút của ông mới thực

sự tiêu biểu Bám sát hiện thực, các điển hình của Vũ Trọng Phụng thường là

chân dung sinh động của những con người đang sống ngoài xã hội “Nhiều người còn sống sờ sờ kia, oán thằng Phụng lắm Chúng nhìn thấy hình ảnh chúng ở Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ” (21,18) Sau đây, chúng tôi tập trung

phân tích một số nhân vật phản diện của ông:

Nhân vật Nghị Hách

Có lẽ với những người nghiên cứu, yêu thích văn học không ai không

nhớ tới nhân vật Nghị Hách – “một tên trọc phú đại gian hùng” Hắn là nhân

vật điển hình thể hiện rõ chân tướng của giai cấp tư sản của một nước thuộc

địa Bạn đọc đã từng bắt gặp Nghị Lại (Bước đường cùng), Nghị Quế (Tắt đèn), Bá Kiến (Chí Phèo), những chắc hẳn Nghị Hách vẫn để lại ấn tượng

nhất với cái chất bạo chúa, hách dịch, dâm tà của hắn mà ít nhân vật địa chủ

tư sản nào sánh bằng Nghị Quế dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố là một địachủ keo kiệt, bủn xỉn Bá Kiến được Nam Cao miêu tả là một cường hàokhôn róc đời với thủ đoạn “trị không lợi thì cụ dùng” Nhưng tựu trung lại,những ông nghị đó mới chỉ là “địa chủ thôn quê” còn Nghị Hách thì ngược

Trang 40

lại, hắn đẳng cấp hơn hẳn Nghị Hách đầy tham vọng và luôn có ước muốnbằng mọi cách tiến xa hơn

Nghị Hách không phải một tên địa chủ ngay từ trong trứng nước, cuộcđời của hắn cũng trải qua biết bao thăng trầm Nhưng khi giàu lên nhanhchóng bằng những trò hạ lưu của mình, bản chất của hắn mới được “lột tả”

cụ thể nhất Xuất phát điểm hắn vốn là thợ cai nề, lăn lội kiếm sống ở Lào

Cai rồi dần phất lên, và nay hắn có “năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh này, một cái mỏ than ở Quảng Yên này, ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nhà nữa ở Hải Phòng này, bạc nhà nó cứ gọi gà ăn không hết” (30,20).

Nhưng để có được những thành phẩm đó, hắn đã trải không biết bao tội ác:

“Năm Tân Hợi tức là năm 1911, quan bác phạm tội thông dâm với vợ người Năm Quý Sửu, quan bác lừa người được số bạc trăm Đến năm Kỷ Mùi, tức năm 1919, năm quan bác đúng ba mươi tuổi thì quan bác giàu có rồi, đã bắt đầu hiếp…rồi, thật thế đấy, tôi xin nhắc lại, quan bác đã hiếp…rồi! Lại cho đến năm Nhâm Tuất thì quan bác giết người mà không ai biết, vì quan bác gian hùng lắm Hai mạng người đã chết vì quan bác Lại đến hai năm sau nữa, tức năm Giáp Tý 1924, thì quan bác lừa người những mấy chục vạn” (30,212) Tội ác của hắn còn được chính vợ hắn phanh phui “Đồ lừa đảo! Quân giết người! Đồ lừa thầy phản bạn! Quân hiếp dâm ”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung khẳng định “Nghị Hách là một

điển hình về tầng lớp tư sản địa chủ cỡ lớn” Hắn “là một tên địa chủ tư sản với lối sống xa hoa, đồi bại Hắn là sự kết hợp giữa cái dâm ô của một nhà lãnh chúa phong kiến với cái đồi bại hiện đại của một ông chủ tư sản cỡ lớn” (6,83) Hắn là một kẻ vô đạo đức, loạn luân, coi thường sinh mệnh con

người, đối với hắn con người chỉ như cỏ rác Ngay trong chính bản chất củahắn đã là một kẻ dâm loạn Từ khi còn là chàng thanh niên 22 tuổi đi làm thợcai nề hắn đã có “dã tâm muốn cướp vợ của khóa Hiền” – một người bạn củahắn Đến nay, cái bản chất ấy không hề thay đổi mà còn tăng lên theo cấp số

Ngày đăng: 23/06/2019, 01:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Đỗ Đức Hiểu, Những lớp sóng ngôn từ trong “Số đỏ”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 – 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số đỏ
17. M.B.Khrapchenco, Cá tính sáng tạo của nhà văn. và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn. và sự phát triển củavăn học
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
18. Nguyễn Hoành Khung, Mục từ Giông tố, in trong Từ điển văn học tập I, Nxb KHXH, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giông tố
Nhà XB: Nxb KHXH
19. Nguyễn Hoành Khung, Mục từ Số đỏ, in trong Từ điển văn học tập II, Nxb KHXH, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số đỏ
Nhà XB: Nxb KHXH
29. Vũ Trọng Phụng, “Thư Vũ Trọng Phụng gởi cho vợ chồng ông Nguyễn Văn Đạm”, Vũ Trọng Phụng con người và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư Vũ Trọng Phụng gởi cho vợ chồng ông NguyễnVăn Đạm
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
42. Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Trọng Phụng bàn về phóng sự và tiểu thuyết tả chân, web http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c143/n1529/Vu-Trong-Phung-ban-ve-phong-su-va-tieu-thuyet-ta-chan.html Link
1. Lại Nguyên Ân (sưu tầm và biên soạn), Vũ Trọng Phụng: tài năng và sự thật (tái bản), Nxb Văn học, 1997 Khác
2. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
3. Phạm Sỹ Cường, Giọng điệu ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết hiện thực (Luận văn Thạc sĩ),ĐHSPHN, 2003 Khác
4. J. P Charrier, Phân tâm học, Người dịch Lê Thanh Hoàng Dân, Trẻ xuất bản, Sài Gòn, 1972 Khác
5. Trương Chính, Giông tố, in trong sách Dưới mắt tôi, Nxb Thụy Kí, Hà Nội, 1939 Khác
6. Đinh Trí Dũng, Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn), ĐHSPHN, Hà Nội, 1999 Khác
7. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 Khác
8. Hà Văn Đức, Những vấn đề trong nghiên cứu giảng dạy văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006 Khác
9. Phan Cự Đệ, Vấn đề về Vũ Trọng Phụng, Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1961 Khác
10. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1974 Khác
11. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu – Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung – Lê Chí Dũng – Hà Văn Đức, Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nxb Giáo dục Khác
12. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999 Khác
14. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2000 Khác
15. Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w