1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo

81 425 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 244,12 KB

Nội dung

NHIỆM VỤ 1 1. So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo. 2. Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn. 3. Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động một hay các lí thuyết học tập? NHIỆM VỤ 2 1. Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực... 2. Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực... 3. Trình bày một ví dụ về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực ... NHIỆM VỤ 3 1. Phân tích và so sánh các cấp độ của phương pháp dạy học (3 cấp độ: quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học 2. Phân tích ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương pháp, kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và thực hiện quá trình dạy học 3. Trình bày ví dụ một phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học. NHIỆM VỤ 4 1. So sánh (sự giống, khác nhau) bản chất giữa dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu trường hợp dạy học theo dự án 2. Phân tích khả năng vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và phương pháp nghiên cứu trường hợp và dạy học theo dự án trong dạy học bộ môn. 3. Trình bày một ví dụ về vận dụng một hoặc các quan điểm, phương pháp dạy học nêu trên trong dạy học bộ môn

Trang 1

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

Khoa Tâm lý – Giáo dục

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP THEO NHÓM

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Mặc dù môn Lí luận dạy học hiện đại chúng em chỉ được học trong một thời gian ít ỏi, nhưng những kiến thức của cô đãtruyền lại cho chúng em theo suốt cuộc đời Lời dạy của cô kiến chúng em cảm thấy tự tin về bản thân mình hơn “ Sự chăm chỉ sẽđưa bạn đến 80% thành công” Những con số cô đưa ra khiến chúng em như tiếp thêm động lực mục tiêu vào cuộc sống Cô đãmang đến cho chúng em không chỉ có kiến thức mà cả cách sống, cách làm người , cách nhìn nhận những vấn đề đúng đắn Giờhọc với cô đã tạm dừng mà chúng em rất nhớ, rất mong được gặp, được học Cô thêm tình cảm rất nhiều từ trái tim 5 chúng emgửi tới Cô lời Cảm ơn chân thành!

Bài tập chúng em làm đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng em kính mong Cô và các bạn góp

ý để bài thu hoạch này được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, chúng em xin chúc cô PGS TS Vũ Lệ Hoa luôn khỏe mạnh, xinh đẹp và hạnh phúc !

MỤC LỤCST

T

Trang 3

g

1

1 So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức

và thuyết kiến tạo 4

2 Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn 10

3 Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động một hay các lí thuyết học tập? 14 2

1 Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực 19

2 Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực 28

3 Trình bày một ví dụ về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực 41

3

1 Phân tích và so sánh các cấp độ của phương pháp dạy học (3 cấp độ: quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy

2 Phân tích ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù PPDH theo ba bình diện quan điểm, phương

3 Trình bày ví dụ một phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự vận dụng các quan điểm, phương pháp và

2 Phân tích khả năng vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và phương pháp nghiên cứu trường hợp và dạy học theo

3 Trình bày một ví dụ về vận dụng một hoặc các quan điểm, phương pháp dạy học nêu trên trong dạy học bộ môn 78

PHẦN NỘI DUNG NHIỆM VỤ 1

Câu 1 So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo Câu 2 Phân tích những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn.

Trang 4

Câu 3 Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận động một hay các lí thuyết học tập?

B

ÀI LÀM Câu 1 So sánh các quan điểm cơ bản, ưu điểm và giới hạn của thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo.

TRẢ LỜI

MỞ ĐẦU

Các lí thuyết học tập với tư cách là đối tượng nghiên ứu của tâm lí học dạy học là những mô hình lí thuyết nhằm mô tả và giảithích cơ chế tâm lí của việc học tập Các lí thuyết học tập đặt cơ sở lí thuyết cho việc tổ chức quá trình dạy học và cải tiến phươngpháp dạy học Có nhiều mô hình lí thuyết khác nhau giải thích cơ chế tâm lí của việc học tập, trong đó có 3 nhóm lí thuyết hayđược nhắc đến và sử dụng trong quá trình dạy học, đó là: Thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo Nhiệm vụ củachúng ta là chỉ ra những quan điểm cơ bản, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét so sánh những ưu điểm và giới hạn của các thuyếttrên

NỘI DUNG CỤ THỂ

- Thuyết hành vi: Dựa trên lí thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov, năm 1913 nhà tâm lí học người Mĩ, Watson đã xâydựng lí thuyết hành vi

Trang 5

- Thuyết nhận thức: ra đời vào nửa đầu TK XX và phát triển mạnh vào nửa cuối TK XX Các đại diện tiêu biểu: Piagie(Áo), Vưgotski, Leontev (Xô viết)…

- Thuyết nhận thức: Tư tưởng đã có từ lâu nhưng lí thuyết kiến tạo được phát triển từ khoảng những năm 60 của TK XX.Đại diện tiêu biểu: Piagie, Vưgotki

- Có nhiều mô hình khác nhau của

thuyết hành vi, chẳng hạn một số quan

niệm của thuyết hành vi:

+ Các lí thuyết hành vi giới hạn việc

nghiên cứu cơ chế học tập qua các

hành vi bên ngoài có thể quan sát

khách quan bằng thực nghiệm

+ Thuyết hành vi không quan tâm đến

các quá trình tâm lí chủ quan bên trong

của người học như tri giác, cảm giác,

tư duy, ý thức, vì cho rằng những yếu

tố này không thể quan sát khách quan

được Bộ não được coi như là một

- Khác với thuyết hành vi, thuyết nhậnthức nhấn mạnh ý nghĩa của các cấutrúc nhận thức đối với sự học tập

Quan niệm cơ bản của thuyết nhậnthức là:

+ Các lí thuyết nhận thức nghiên cứuquá trình nhận thức bên trong với tưcách là một quá trình xử lí thông tin

+ Quá trình nhận thức là quá trình cócấu trúc và có ảnh hưởng quyết địnhđến hành vi Con người tiếp thu cácthông tin bên ngoài, xử lí và đánh giáchúng, từ đó quyết định các hành vi

- Có thể tóm tắt những quan niệmchính của thuyết kiến tạo như sau:+ Không có tri thức khách quantuyệt đối

+ Nhấn mạnh vai trò chủ thể củanhận thức

+ Cần tổ chức tương tác giữa ngườihọc và đối tượng học tập

+ Học để khám phá, giải thích cấutrúc tri thức

-> Trong thuyết kiến tạo, vai trò củachủ thể nhận thức được đặt lên vị tríhàng đầu Mỗi người học là một quá

Trang 6

quan

điểm cơ

bản

“hộp đen” không quan sát được

+ Thuyết hành vi cổ điển (Watson):

quan niệm học tập là tác động qua lại

+ Thuyết hành vi Skiner: khác với

thuyết hành vi cổ điển, Skiner không

chỉ quan tâm đến mối quan hệ giữa

Những hệ quả của hành vi này có vai

trò quan trọng trong việc điều chỉnh

ứng xử

+ Trung tâm của lí thuyết nhận thức làcác hoạt động trí tuệ: xác định, phântích, hệ thống hóa các sự kiện, cáchiện tượng, nhớ lại những kiến thức

đã học, giải quyết các vấn đề và pháttriển, hình thành các ý tưởng mới

+ Cấu trúc nhận thức của con ngườikhông phải là bẩm sinh mà hình thànhqua kinh nghiệm

+ Mỗi người có cấu trúc nhận thứcriêng Vì vậy muốn có sự thay đổi tácđộng phù hợp nhằm thay đổi nhậnthức của người đó

+ Con người có thể tự điều chỉnh quátrình nhận thức: tự đặt mục đích, xâydựng kế hoạch và thực hiện

-> Theo lý thuyết nhận thức, hành vicủa con người như là sự hiểu biết của

trình kiến tạo tích cực, phản ánh thếgiới theo kinh nghiệm riêng củamình dưới sự ảnh hưởng của tri thức

đã có và tình huống cụ thể

Trang 7

hành vi học tập của học sinh.

-> Học tập là một quá trình đơn giản

mà trong đó những mối liên hệ phức

tạp sẽ được làm cho dễ hiểu bằng các

Các

điểm

giống

nhau

- Các lí thuyết học tập với tư cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học dạy học

- Các thuyết đều đề cập đến các yêu tố: người học, tri thức, giáo viên, phương pháp tác động,

- Đều nói đến sự tương tác giữa người học và giáo viên

- Đều nói đến vai trò của việc học tập theo nhóm

- Các lí thuyết nhằm mô tả, giải thích cơ chế của việc học tập, việc tổ chức quá trình dạy học và cải tiến phương pháphọc tập

-> Mục đích cuối cùng của tất cả các thuyết đều nhằm giúp người học tăng cường tự trải nghiệm để tiếp thu tri thức

và có thể tự xây dựng tri thức cho mình, từ đó hình thành nên các phẩm chất nhân cách của con người phù hợp vớiyêu cầu của thời đại

+ Dạy học được định hướng theo các + Không chỉ kết quả học tập (sản + Không có kiến thức khách quan

Trang 8

chia thành một chuỗi các bước học tập

đơn giản, trong đó bao gồm các hành

vi cụ thể

+ Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích

hành vi đúng đắn của người học

+ Giáo viên thường xuyên điều chỉnh

và giám sát quá trình học tập để kiểm

soát sự tiến bộ trong học tập và điều

chỉnh những sai lầm kịp thời

phẩm) mà quá trình học tập và quátrình tư duy cũng là điều quantrọng

+ Nhiệm vụ của người dạy là tạo ramôi trường học tập thuận lợi,thường xuyên khuyến khích cácquá trình tư duy

+ Các quá trình tư duy không thựchiện thông qua các vấn đề nhỏ, đưa

ra một cách tuyến tính mà thôngqua việc đưa ra các nội dung phứchợp

+ Các phương pháp học tập có vaitrò quan trọng

+ Việc học tập thực hiện trongnhóm có vai trò quan trọng, giúptăng cường những khả năng về mặt

+ Việc học tập chỉ có thể được thựchiện trong một quá trình tích cực.+ Học tập trong nhóm có ý nghĩa quantrọng

+ Học qua sai lầm là điều rất có ý

nghĩa

+ Các lĩnh vực học tập cần định hướngvào hứng thú của người học

+ Sự học tập, hợp tác đòi hỏi khuyếnkhích phát triển không chỉ có lí trí mà

cả về mặt tình cảm, giao tiếp

+ Mục đích học tập là xây dựng kiếnthức của bản thân

Trang 9

nội dung do giáo viên truyền đạt vànhững nhiệm vụ tự lực của ngườihọc.

Đánh

giá

chung

+ Ưu điểm: Thuyết hành vi có khả

năng ứng dụng cao trong LLDHHĐ

là quá trình chủ động bên trong của

chủ thể nhận thức; Việc chia quá trình

dạy học khám phá; làm việc nhóm

+ Hạn chế: Việc dạy học nhằm

phát triển tư duy, giải quyết vấn đề,dạy học khám phá đòi hỏi nhiềuthời gian, sự chuẩn bị và năng lựccủa giáo viên Cấu trúc quá trình tưduy không quan sát trực tiếp đượcnên chỉ mang tính giả thuyết

+ Ưu điểm: Thuyết kiến tạo được thừa

nhận và ứng dụng rộng rãi trong họctập, đặ biệt là trong học tập tự điềukhiển, học theo tình huống, học nhóm,học tương tác…

+ Hạn chế: Quan điểm cực đoan trong

thuyết kiến tạo phủ nhận sự tồn tại củatri thức khách quan; việc đưa các kỹnăng cơ bản vào các đề tài phức tạp

mà không có luyện tập cơ bản có thểhạn chế hiệu quả học tập; việc nhấnmạnh vai trò của học nhóm quá mứccũng cần xem xét, vì vai trò, năng lựchọc tập của các cá nhân luôn đóng vịtrí quan trọng

+ Dạy học lí thuyết kiến tạo đòi hỏithời gian lớn

Trang 10

Kết luận

Các lý thuyết học tập của tâm lý học dạy học tìm cách giải thích cơ chế của việc học tập, làm cơ sở để tổ chức

và thực hiện tối ưu quá trình học tập của người học Có nhiều mô hình lý thuyết khác nhau, trong đó có ba nhómchính là thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo Mỗi lý thuyết học tập có những ưu điểm và những hạnchế riêng như đã trình bày ở trên và cho đến nay chưa có một lý thuyết học tập nào mang tính tổng quát và hoànthiện Do vậy, khi vận dụng cần phải phối hợp các lý thuyết một cách thích hợp

Câu 2 Những khả năng vận dụng các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn

Bài làm

Nhằm mô hình hóa và giải thích cụ thể các cơ chế tâm lí của việc học tập, khoa học nghiên cứu về tâm lí dạy học đã ra đời,trong đó các lí thuyết học tập được đi sâu phân tích như một đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất Thông qua việc vận dụng các lýthuyết học tập trong dạy học bộ môn sẽ giúp người dạy có được phương pháp dạy học tốt nhất nhằm đạt được mục đích học tập ởmức tối đa, vừa tạo được sự hứng thú cho người dạy – người hoc

* Thuyết hành vi

- Thuyết hành vi cho rằng học tập là một quá trình đơn giản mà trong đó những mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễhiểu và rõ ràng thông qua các bước học tập nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý Thông qua những kích thích về nội dung, phươngpháp dạy học, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập và qua đó thay đổi hành vi của mình

- Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt đượchành vi mong muốn mà sẽ được đáp lại trực tiếp ( khen thưởng và công nhận)

GV đưa thôngtin đầu vào

GV quan sát đầu rakhen hay khiển trách

HỌC SINH

Trang 11

- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tứcnhững sai lầm.

- Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt:

+ Trong dạy học chương trình giáo dục hóa

+ Trong dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính

+ Trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác

Chẳng hạn, trong hoạt động Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có thể vận dụng thuyết hành vi khi hướng dẫn trẻ đọcdiễn cảm các bài thơ, câu chuyện Đọc diễn cảm các bài thơ trong lứa tuổi mầm non, hay các tác phẩm văn học trong bậc họcTiểu học cũng là một trong những phương pháp có ích để giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản

đó

*Thuyết nhận thức

- Theo thuyết nhận thức, mục đích của dạy học là tạo những khả năng để người học hiểu thế giới thực Vì vậy để đạt đượccác mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà quá trình học tập và quá trình tư duy cũng là điều quan trọng Nhiệm vụ củangười dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy, học sinh cần được tạo cơ hộihành động và tư duy tích cực Các quá trình tư duy không thực hiện thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính màthông qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp Thuyết nhận thức cũng cho rằng, các phương pháp học tập có vai trò quan

Học sinh (Quá trình nhận thức: Phân tích-Tổng hợp,khái quát hóa…)

Trang 12

trọng Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về mặt xã hội Đồng thời cần có

sự kết hợp giữa những nội dung do giáo viên truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của học sinh

- Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đặc biệt:

+ Dạy học giải quyết vấn đề

+ Dạy học định hướng hành động

+ Dạy học khám phá và dạy học theo nhóm

*Thuyết kiến tạo

- Theo thuyết kiến tạo, không có kiến thức khách quan tuyệt đối Kiến thức là một quá trình và sản phẩm được kiến tạotheo từng cá nhân Về mặt nội dung, dạy học phải định hướng theo những lĩnh vực và vấn đề phức hợp, gần với cuộc sống vànghề nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể Việc học tập chỉ có thể được thực hiện trong một quá trình tích cực vì chỉ từ nhữngkinh nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hoá những kiến thức và khả năng đã có Học tậptrong nhóm có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân mình

GV tạo môi trường và nội dung học tập phức hợp

Môi trường học tập

Nội dung học tập Tương tác

Học sinh(Cá nhân và nhóm)

Trang 13

- Trong dạy học hiện nay, thuyết kiến tạo thách thức một cách cơ bản tư duy truyền thống về dạy học Không phải ngườidạy mà là người học trong sự tương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học Nhiều quan điểmdạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo như:

+ Học tập tự điều chỉnh

+ Học tập với những vấn đề phức hợp

+ Học theo tình huống

+ Học theo nhóm

+ Học qua sai lầm, nhấn mạnh nhiều hơn vào dạy học định hướng quá trình thay cho định hướng sản phẩm

Như vậy, các lý thuyết học tập trong dạy học bộ môn được vận dụng một cách linh hoạt, phối hợp một cách thích hợp sẽđem lại những hiệu quả nhất định trong quá trình dạy học

Câu 3 Ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng một hay các lí thuyết học tập.

Bài làm

Giáo án: KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Đề tài: Dạy Trẻ một số kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa họa

Lứa Tuổi : 5 – 6 Tuổi

Trang 14

Thời gian: 25 – 30 Phút

I Mục đích yêu cầu

*Năng lực chuyên môn:

1.Kiến thức:

- Trẻ biết một số cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.

- Biết xử lý nhanh khi gặp hỏa hoạn

2 Kỹ năng:

- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, sự nhanh nhẹn cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

Cung cấp và dạy trẻ một số kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn

Trang 15

Ổn định

tổ chức

- 5phút

- Trò chuyện với trẻ về đám cháy ởđường Trần Thái Tông vừa xảy ra tuầntrước

- Xem video

Trẻ hứng thú xem vàlắng nghe cô

Phương pháp quansát đàm thoại

Phương pháp trựcquan

Thuyết Hành vi: Giáo viên

sử dụng băng hình, và tròchuyện cùng trẻ

Bài mới 18 phút Hoạt động 1: Dạy trẻ một số kỹ năng thoát

hiểm khi có hỏa hoạn: Cô trò chuyện cùngtrẻ: - Nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn là gì?

- Hỏa hoạn sẽ gây ra những hậu quả gì?

- Điều gì báo hiệu có đám cháy

- Nếu chúng mình đang ở trong 1 vụ hỏa hoạn thì các con sẽ làm gì để thoát ra?

- Cho trẻ chia sẻ những kinh nghiệm thoát hiểm của mình

- Cho trẻ xem băng hình hướng dẫn 1 số kĩ năng thoát nạn khi có cháy sau đó cô trò cùng thảo luận

- Cô và trẻ cùng thảo luận và tìm ra cách thoát hiểm khi xảy cháy ở trường học

- Khi nghe thấy tiếng chuông báo cháy các con làm gì đầu tiên? ( Hô to, báo cho người lớn biết)

- Khi có người lớn và cô giáo ở đó chúng ta

sẽ làm gì tiếp theo (Nghe theo sự hướng dẫn của người lớn)

- Trẻ trả lời câu hỏicủa cô

Trẻ chăm chú quan sát

Phương pháp đàmthoại , Phương phápnêu tình huống

Phương pháp đàmthoại

Thuyết nhận thức: Giáo

viên đặt ra các câu hỏi giúptrẻ giải quyết các vấn đềhình thành các ý tưởngmới

Thuyết nhận thức: Giáo

viên cùng thảo luận đặt racác tình huống giúp trẻ giảiquyết các vấn đề hìnhthành các ý tưởng mới.Thuyết

Trang 16

- Để tránh hít phải khí bụi chúng ta phải làm

gì?

( Lấy khăn ướt che mũi)

- Vì sao phải bò thấp men theo tường nhà ra

ngoài và tìm lối thoát hiểm?

- Lối thoát hiểm trông như thế nào?

- Ở trường MN thực hành Hoa Thủy Tiên có

những lối thoát hiểm nào?

- Cô cho trẻ xem ảnh 3 lối thoát hiểm ở

+ Báo hiệu cho mọi người biết là có cháy

hoặc gọi điện đến số 114

+ Bình tĩnh nghe theo sự hướng dẫn của

người lớn

+ Dùng khăn thấm nước che lên mũi hoặc

khoác thêm 1 chiếc chăn thấm nước

+ Cúi người càng thấp càng tốt và lần theo

tường nhà để tìm lối thoát hiểm

- Nếu quần áo, tóc bị bén lửa cháy thì các

con sẽ làm gì?

- Dạy và cho trẻ thực hành kĩ năng lăn qua

lăn lại để dập lửa, không chạy

- - Cô và trẻ kết luận lại bằng hình ảnh các

bước cần thiết phải thực hiện khi cháy

Trẻ cùng cô thảo luận

Trang 17

12 Phút *Trò chơi 1: Trò chơi Đúng – Sai

- Cách chơi: Cô nói cách xử lí khi có hỏa hoạn, trẻ nghe và xác định xem phương án

đó đúng hay sai và giơ mặt mếu mặt cười cho phù hợp

* Tròchơi 2: Sắp xếp theo thứ tự

- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 4 nhóm:

- Trẻ chọn hình ảnh các kỹ năng xử lí tình huống khi có hỏa hoạn và xếp theo đúng thứ

tự các bước

-

Thuyết Kiến Tạo: Trẻ được tham gia vào các trò chơi “ Đúng - Sai” do cô đưa ra Được phối hợp cùng bạn, làm việc cùng nhóm.

Câu 1 Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực, trong đó cần:

- Lập luận vì sao cần chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực.

- Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực

- Chỉ ra những đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá theo quan điểm dạy học định hướng phát triển

năng lực.

Câu 2 Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực.

Trang 18

Câu 3 Trình bày một ví dụ về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong đó thể hiện sự vận dụng một hay một số biện pháp đã nêu ở câu 2

Bài Làm:

Câu 1 Phân tích cơ sở đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực

Khi nói về thực trạng của giáo dục Việt Nam, ta vẫn thường nhận định đó là nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện”

Đó là chỉ nền giáo dục định hướng vào việc truyền thụ một hệ thống tri thức được quy định sẵn dựa trên cơ sở các môn khoa họcchuyên ngành, nhưng ít chú ý đến việc rèn luyện tính tích cực nhận thức, tính độc lập, sáng tạo cũng như khả năng vận dụngnhững tri thức đó trong thực tiễn Để đổi mới giáo dục, cần vận dụng chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra và pháttriển năng lực cho người học Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học của môn học được

mô tả thông qua các nhóm năng lực như sau:

a Cần thiết chuyển từ dạy học định hướng nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực bởi:

Thực trạng của giáo dục Việt Nam là nền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện” Phương pháp dạy học chủ yếu trongnền giáo dục mang tính “hàn lâm, kinh viện” dựa trên quan điểm giáo viên là trung tâm, trong đó người thầy đóng vai trò chínhtrong việc truyền thụ tri thức cho học sinh Phương pháp dạy học chủ yếu là các phương pháp thông báo tri thức, học sinh tiếpthu tri thức một cách thụ động Các phương pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cũng như việc rèn luyện phươngpháp tự học ít được coi trọng Đặc điểm cơ bản của chương trình giáo dục định hướng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệthống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học

Trang 19

Tuy nhiên ngày nay, chương trình giáo dục định hướng nội dung không còn thích hợp Ngày nay tri thức thay đổi và bị lạchậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dungchương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại Ngoài ra những tri thức tiêp thu trong nhà trường cúng nhanh bị lạchậu Do đo việc rèn luyện phương phap học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả nănghọc tập suốt đời Ngoài ra, chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trênviệc kiểm tra tái hiện tri thức mà ít định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong các tình huống thực tiễn Do phương phápdạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động,hạn chế khả năng sáng tạo và năng động Do đó chương trình giáo dục này không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội

và thị trường lao động đối với người lao động và năng lực hành động, khả năng sáng tạo và tính năng động

Các vấn đề nêu trên là những vấn đề lớn cần khắc phục của giáo dục trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế Sự pháttriển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ranhững cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động Để đổi mớigiáo dục, khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc căn cứ vào những yêu cầu đổi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng nhưnhững quan điểm định hướng mang tính đường lối, cần dựa trên những cơ sở lý thuyết khoa học giáo dục, trong đó có việc ápdụng những quan điểm đổi mới về chương trình dạy học Một trong những chương trình giáo dục có thể thay thế cho giáo dục

“hàn lâm, kinh viện” hiện nay là giáo dục định hướng phát triển năng lực

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực là tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hóa của chương trình địnhhướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng năng lực hành động Trong chương trình dạy học địnhhướng phát triển năng lực, mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thông qua các nhóm năng lực

Trang 20

Sau đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng pháttriển năng lực:

Nội dung so sánh Chương trình định hướng nội dung Chương trình định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu giáo

dục

- Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết

và không nhất thiết phải quan sát, đánh giáđược

- Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quansát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HSmột cách liên tục

Nội dung

giáo dục

- Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa họcchuyên môn, không gắn với các tình huốngthực tiễn Nội dung được quy định chi tiếttrong chương trình

- Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra

đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn Chương trìnhchỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết

Phương pháp dạy

học

- Giáo viên là người truyền thụ tri thức, làtrung tâm của quá trình dạy học HS tiếp thuthụ động những tri thức được quy định sẵn

- Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực vàtích cực lĩnh hội tri thức Chú trọng sự phát triển khả nănggiải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…

- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹthuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thínghiệm, thực hành

Hình thức

dạy học

- Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học - Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động

xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sángtạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

Trang 21

thông trong dạy và học

Đánh giá kết quả

học tập của HS

- Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếudựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đãhọc

- Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sựtiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vậndụng trong các tình huống thực tiễn

b Phân tích khái niệm và cấu trúc của khái niệm năng lực

* Khái niệm năng lực:

Khái niệm năng lực ( competency) có nguồn gốc La tinh “competentia” Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năngthực hiện của cá nhân đối với một công việc Năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng cũng như quan điểm và thái độ mà một cánhân có thể hành động và thành công trong các tình huống mới Theo từ điển Tâm lý học ( Vũ Dũng, 2000) thì “Năng lực là tậphợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt mộtdạng hoạt động nhất định Theo John Erpenbeck thì “Năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quyđịnh bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua chủ định” Weinert ( 2001) định nghĩa: “ Năng lực

là những khả năng và những kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định cũng như sự sẵnsàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tìnhhuống linh hoạt”

Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinhnghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm Khái niệm năng lực gắn với khả năng hành động Năng lực hành động là một loạinăng lực nhưng khi nói đến phát triển năng lực người ta cũng hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động

Trang 22

Do đó,trong bài tiểu luận này chúng tôi sử dụng khái niệm năng lực sau: năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm vàhiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc những lĩnh vực nghề nghiệp, xãhội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.

* Cấu trúc năng lực hành động

Có nhiều loại năng lực khác nhau, do đó việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chungcủa năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần: Năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lựcphương pháp và năng lực xã hội

- Năng lực chuyên môn: là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập cóphương pháp vả chính xác về mặt chuyên môn Bao gồm khả năng tư duy logic, phân tích tổng hợp và trừu tượng, khả năng nhậnbiết các mối quan hệ hệ thống và quá trình

- Năng lực phương pháp: là khả năng hành động có kế hoạch định hướng mục đích cho việc giải quyết các nhiệm vụ vàvấn đề Trung tâm của năng lực phương pháp là những phương thức nhận thức, xử lý, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu

Trang 23

- Năng lực xã hội: là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội trong những nhiệm vụ khác nhau với sựphối hợp chặt chẽ và những thành viên khác Trọng tâm là ý thức được trách nhiệm của bản thân cũng như người khác, tự chịutrách nhiệm tự tổ chức Có khả năng thực hiện các hành động xã hội, khả năng công tác và giải quyết xung đột.

- Năng lực cá thể : là khả năng xác định, suy nghĩ đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn củamình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng được kế hoạch cho cuộc sống riêng và hiện thực hóa kế hoạch đó;những quan điểm chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các hành vi ứng xử

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt kháctrong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ như năng lực của giáo viên bao gồmnhững nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực đánh giá, chẩn đoán và tư vấn; năng lực phát triển nghềnghiệp và phát triển trường học

Như vậy, mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:

Trang 24

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triểnnăng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng

Trang 25

lực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở

có sự kết hợp các năng lực này

c Đặc điểm của mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát đánh giá được, thể hiện được mức độ tiến bộ

của học sinh một cách liên tục

Nội dung Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định gắn với các tình huông thực tiễn

Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết

Nội dung dạy học không chỉ giới hạn trong tri thức và kĩ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dungnhằm phát triển các lĩnh vực năng lực:

Học nội dung chuyên

môn

Học phương pháp – chiến lược

Học giao tiếp – xã hội Học tự trải nghiệm –

đánh giá

Các tri thức chuyên môn(khái niệm, phạm trù, quyluật, mối quan hệ )Các kĩ năng chuyên môn

Ứng dụng đánh giáchuyên môn

Lập kế hoạch học tập,

kế hoạch làm việc

Các phương pháp nhậnthức chung: thu thập,

xử lý, đánh giá, trìnhbày thông tin

Các phương phápchuyên môn

Làm việc trong nhóm

Tạo điều kiện cho sựhiểu biết về phươngdiện xã hội

Học cách ứng xử, tinhthần trách nhiệm, khả

đột

Tự đánh giá điểmmạnh, điểm yếu

Xây dựng kế hoạchphát triển cá nhân

Đánh gia, hình thànhcác chuẩn mực giá trị

trọng

Trang 26

Năng lực chuyên môn

Năng lực phương pháp Năng lực

xã hội

Năng lực

cá thể

PPDH Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức Chú trọng sự phát

triển, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp

Đánh giá

Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả đầu ra có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng trongkhả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong các tình huống thực tiễn khác nhau Hiện nay có hai thang đánhgiá khác nhau cơ bản:

+ Thang đánh giá của Bloom (1956) bao gồm 6 cấp độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Phân tích – Tổng hợp –Đánh giá

+ Thang đánh giá các cấp độ tư duy (Thinking levels) bao gồm các cấp độ: Nhận thức – Thông hiểu –Vận dụng

Kết luận

Chương trình định hướng kết quả đầu ra, định hướng phát triển là chương trình nhằm khắc phục những nhược điểm của

giáo dục định hướng nội dung, “hàn lâm, kinh viện” Chương trình này nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện,phát triển năng lực cho học sinh, trong đó cần có những nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp

Trang 27

Câu 2 Đề xuất một số biện pháp đổi mới dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực

Mở đầu

Đổi mới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém quả của giáo viên và học sinh, sửdụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo,phát triển năng lực của học sinh

Đổi mới PPDH đối với giáo viên bao gồm:

- Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy

- Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống

- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

- Sử dung phương pháp dạy học tích cực như: vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp dạy học theo tình huống;phương pháp dạy học định hướng hành động

- Đổi mới phương tiện dạy học, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học

- Sử dung các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh

- Tăng cường phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

- Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh

- Cải tiến việc kiểm tra, đánh giá

Nội dung cụ thể Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học:

1 Đổi mới việc thiết kế và chuẩn bị bài học

Trang 28

- Trong thiết kế bài dạy học cần xác định các mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng một cách rõ ràng, có thể đạt được và

có thể kiểm tra đánh giá được

- Trong việc xác định nội dung dạy học không chỉ chú ý đến các kiến thức kỹ năng chuyên môn mà cần chú ý những nộidung có thể phát triển các năng lực chung khác như năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể

- Việc xác định PPDH cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là mối quan

hệ mục đích - nội dung – PPDH Trong việc thiết kế PPDH cần bắt đầu từ bình diện vĩ mô: xác định các quan điểm, hình thức tổchức dạy học phù hợp Từ đó xác định các PPDH cụ thể và thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh theo trình tự các tìnhhuống dạy học nhỏ ở bình diện vi mô

- Có thể sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint cũng là một phương hướng cải tiến việcthiết kế bài dạy học cũng như hoạt động dạy học

Tóm lại, khi thiết kế bài học cần có sự đổi mới, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy giáo sang thiết kế các hoạtđộng tự học của học sinh, tăng cường tổ chức các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm bằng các nhiệm vụ học tập cụ thể

Có thể phân biệt cách thiết kế bài học mới nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, tự học trên lớp với thiết kếbài học theo kiểu truyền thống ở những đặc điểm sau đây:

- Xác định mục tiêu dạy, mục tiêu học

- Chú trọng truyền đạt tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lựcnhận thức, phẩm chất tư duy, rèn luyện kỹ năng, phương pháp tựhọc của học sinh

Trang 29

2 - Tập trung xây dựng nội dung cho hoạt động

2 Cải tiến các PPDH truyền thống

- Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọngtrong dạy học; đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến đểnâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng

- Để nâng cao hiệu quả của các PPDH truyền thống, người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạocác kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn như các kĩ thuật: mở bài, trình bày, giảithích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu hỏi trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trongluyện tập

- Tuy nhiên các PPDH truyền thống có những hạn chế riêng, do vậy cần kết hợp các PPDH mới, đặc biệt là những phươngpháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh Chẳng hạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thứccủa học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

3 Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

- Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu điểm, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng Do đó việc phối hợp đadạng các phương pháp và hình thức dạy học trong quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực vànâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học

Trang 30

cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng Cần khắc phục tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sựlạm dụng phương pháp thuyết trình.

- Hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việcnhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

- Hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bàithuyết trình mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiếthọc, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án

- Trong quá trình chuẩn bị giáo án dạy học, giáo viên cần dự kiến các phương pháp dạy học được kết hợp, ví dụ như:

1 Diễn giảng nêu vấn

đề

- Tạo ra tình huống có vấn đề

- Giáo viên và học sinh cùng giải quyết vấn đề bằng cách:

+ Đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời

+ Thuyết trình+ Đặt vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận, tìm cách giải quyết vấn đề

2 Nghiên cứu tài liệu - Lựa chọn tài liệu

- Lập thư mục

- Lập quy trình đọc tài liệu, ghi chép

3 Thảo luận nhóm - Học sinh chia thành nhiều nhóm nhỏ để thảo luận một vấn đề do giáo viên nêu lên

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- Giáo viên tổng kết

4 Phương pháp trực - Xem các phương tiện trực quan

Trang 31

quan - Thảo luận.

thuyết trình, báo cáo

- Học sinh báo cáo một vấn đề đã được chuẩn bị trước

- Cả lớp nghe, trao đổi, thảo luận

4 Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

- Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề.Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyếtvấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức Đây là con đường cơ bản để phát huy tính tích cựcnhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh

- Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn

- Sơ đồ tiến trình dạy học giải quyết vấn đề:

Trang 32

1 Chuyển giao nhiệm vụ, phát

biểu vấnđề

Tình huống có tiềmẩn vấnđề

Phát biểu vấnđề - bài toán

Giải quyết vấnđề: Suy đoán, thực hiện giải pháp

Kiểm tra, xác nhận kết quả: xem xét sự phù hợp của lí

thuyết và thực nghiệm

Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo vệ kết quả

Vận dụng tri thức mớiđể giải quyết nhiệm vụđặt ra

Trang 33

Vận dụng dạy học theo tình huống

- Dạy học theo tình huống tức là tổ chức dạy học theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống vànghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cánhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập

- Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau,gắn với thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó họcsinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm

- Các bước thực hiện:

+ Phân tích nội dung bài học, lựa chọn những nội dung có thể dạy học bằng tình huống

+ Xây dựng tình huống gắn với nội dung bài học bằng cách:

Tìm mẩu chuyện ngắn từ sách báo, gọt giũa, cho thêm một vài dữ kiện để gắn với bài học.

Sử dụng các tình huống bắt gặp trong cuộc sống.

Dùng ca dao, thơ, tục ngữ để giới thiệu vấn đề.

Dùng tranh ảnh, phim minh hoạ để đưa ra tình huống có vấn đề.

+ Phân tích tình huống tìm ra các giải pháp và giải pháp tối ưu

+ Soạn giáo án cho bài giảng

Trang 34

6 Vận dụng dạy học định hướng hành động

- Đây là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quátrình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạtđộng trí tuệ và hoạt động chân tay

- Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiệntrong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm

có thể công bố Trong đó có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học địnhhướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động

Quy trình tổ chức dạy học theo dự án như sau:

* Công đoạn chuẩn bị:

- Công việc của giáo viên:

+ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt

+ Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án

+ Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực hiện xong bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêuđồng thời cũng đạt được

+ Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế

- Công việc của học sinh:

+ Cùng giáo viên thống nhất các tiêu chí đánh giá

+ Làm việc nhóm để xây dựng dự án

Trang 35

+ Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành

và phân công công việc trong nhóm

+ Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án

* Công đoạn thực hiện:

- Công việc của giáo viên:

+ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án

+ Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án

- Công việc của học sinh:

+ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch

+ Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được

+ Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo

+ Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần

+ Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác qua các buổi thảo luận

* Công đoạn tổng hợp:

- Công việc của giáo viên:

+ Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án

+ Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm học sinh

- Công việc của học sinh:

Trang 36

+ Hoàn tất sản phẩm của nhóm.

+ Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm

* Công đoạn đánh giá:

- Công việc của giáo viên:

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án

+ Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm

- Công việc của học sinh:

+ Tiến hành giới thiệu sản phẩm

+ Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm

+ Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra

7 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học

- Sử dụng phương tiện dạy học nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học

- Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Đây là

xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại Đa phương tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạyhọc Có thể sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn và tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như cácphương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử ( E-Learning)

- Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trường chúng ta hiện nay, trong đó việcgiảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint được nhiều giáo viên thực hiện Song cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang

Trang 37

trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về việc cung cấp thông tin cho người học, về tính hẫp dẫncủa bài giảng.

8 Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

- Kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH, là những cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong cáctình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học

- Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng PPDH, như kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại, kĩthuật “khăn trải bàn”, “Kĩ thuật sơ đồ tư duy” , kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật sơ đồ KWL, kĩ thuật “bể cá”, kĩ thuật “ổ bi”, kĩ thuật

“tia chớp” là những kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học phát huy được tính tích cực và sáng tạo của học sinh

+ Kĩ thuật “khăn trải bàn”: Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi người ngồi vào một vị trí và tập trung vào câu hỏi ( hoặc chủđề), sau đó viết vào ô mang số của mình câu trả lời hoặc ý kiến của mình về chủ đề Mỗi cá nhân khi đó làm việc độc lập Kếtthúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên sẽ chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời Nhóm viết những ý kiến chungcủa cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn ( giấy A0)

+ Kĩ thuật sơ đồ KWL( Know What Learn): Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em biết về chủ đề bàihọc Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các emmuốn biết thêm về chủ đề này Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ Trong quá trình giáo viên hướng dẫnhọc sinh tìm hiểu xong nội dung bài học, học sinh sẽ tự trả lời các câu hỏi đó ở cột W và những thông tin này sẽ được ghi nhậnvào cột L

Trang 38

+ Kĩ thuật “bể cá”: là kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảoluận với nhau còn những học sinh khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra nhữngnhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận.

9 Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

- Các PPDH đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn

- Các PPDH trong dạy học kỹ thuật như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết

kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án trong dạy học kỹ thuật

10 Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh

- Phương pháp học tập một cách tự lực có vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh

- Giáo viên với nhiều hình thức khác nhau cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháphọc tập trong bộ môn như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việcnhóm

11 Cải tiến việc kiểm tra đánh giá

- Cần bồi dưỡng cho học sinh những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá và cải

tiến quá trình dạy học

- Trong đánh giá thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập Đánh giá thànhtích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dung trithức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp

Trang 39

- Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm traviết và bài tập thực hành Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trách nghiệm khách quan.

- Ngoài ra cần đa dạng hoá các hình thức đánh giá như: viết bài thu hoạch, làm bài tập lớn, viết tiểu luận

- Đổi mới khâu chấm bài, chữa bài, đánh giá kết quả học tập

ST

T

Kiểm tra, đánh giá kiểu truyền thống Kiểm tra, đánh giátheo hướng đổi mới

1 - Chú trọng kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo - Chú trọng kiểm tra năng lực độc lập, sáng tạo, năng lực tự học

2 - Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chí: kiến thức, kỹ

năng, kỹ xảo

- Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chí: Độc lập, sáng tạo

3 - Thầy giữ vị trí độc tôn trong đánh giá - Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn

nhau của học sinh

Kết luận

Nói chung, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau Những phươngpháp trên đây chỉ là một số phương hướng chung Việc đổi mới PPDH đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sởvật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức quản lý Ngoài ra PPDH còn mang tính chủ quan, mỗi giáo viên với kinh nghiệmriêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến PPDH và kinh nghiệm của cá nhân

Trang 40

Câu 3 Ví dụ về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong đó thể hiện sự vận dụng một hay một số biện pháp đã nêu ở câu 2.

Bài làm Giáo án: LÀM QUEN ÂM NHẠC

Đề tài: Dạy hát: Trời mưa

Lứa Tuổi : 3 – 4 Tuổi

Thời gian: 15 –20 Phút.

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

*Năng lực chuyên môn:

1.Kiến thức:

- Dạy trẻ bài hát mới: “ Trời mưa”.

- Phát triển tai nghe âm nhạc và biết làm theo vận động của các con vật thông qua tròchơi “ Hãy làm theo tôi”

- Rèn tính mạnh dạn, tự tin, thích thể hiện mình trước tập thể, trẻ có thái độ hào hứng, thích hát và có cảm xúc với bài hát “

Trời mưa”

2 Kỹ năng:

- - Bước đầu trẻ thuộc lời ca và hát đúng giai điệu của bài hát: “Trời mưa”

- Trẻ biết tạo dáng của các con vật khi cô yêu cầu.

- Trẻ hứng thú với trò chơi âm nhạc.

3 Thái độ:

Trẻ thể hiện cảm xúc của mình và thích lên biểu diễn

Ngày đăng: 18/06/2019, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w