1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu Nghĩa

30 435 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 76,18 KB

Nội dung

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa với tấm lòng yêu nước thương dân, ông căm ghét bọnquan lại tham nhũng, thối nát và bọn giàu có cậy quyền thế, ức hiếp hà khắc dân lành.Với bản tính cương trực tron

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Lịch sử vấn đề 2

3.Mục đích nghiên cứu 3

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG I 5

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5

1.1 Tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam 5

1.2 Vài nét về Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa 7

1.2.1 Cuộc đời 7

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 9

CHƯƠNG 2 11

NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC 11

TRONG THƠ BÙI HỮU NGHĨA 11

2.1 Lòng căm thù giặc sâu sắc, phê phán châm biếm bọn quan lại bất tài bán nước 11 2.2 Quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước 14

2.3 Ca ngợi quê hương đất nước 17

CHƯƠNG 3 20

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TINH THẦN YÊU NƯỚC 20

TRONG THƠ BÙI HỮU NGHĨA 20

3.1 Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đời thường 20

3.2 Sử dụng điển cố 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng sâu đậm và thiêng liêng, trải qua hàngnghìn năm dựng nước và giữ nước của biết bao nhiêu thế hệ Ông cha ta phải đánh đổbiết bao nhiêu là xương máu để dành được độc lập ấm no, dành lại hạnh phúc chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ Thời thế tạo anh hùng, mỗi thời kì lịch sử đều ghi nhậnvào trang sử vàng những người con, những vị anh hùng có công lao to lớn trong côngcuộc bảo vệ đất nước và Bùi Hữu Nghĩa cũng chính là một nhân chứng điển hình cholòng yêu nước sâu đậm đầy nhiệt huyết

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa với tấm lòng yêu nước thương dân, ông căm ghét bọnquan lại tham nhũng, thối nát và bọn giàu có cậy quyền thế, ức hiếp hà khắc dân lành.Với bản tính cương trực trong sáng của một con người có lý tưởng sống tốt đẹp nhấtđịnh không thể bị đồng hóa bởi những tính toán vị kỷ, hèn mạt của những tên quan

“cáo già” chỉ biết trục lợi đục khoét nhân dân để sống phè phỡn, mà ông đã khôngngần ngại đứng về phía kẻ yếu bênh vực họ, cũng chính vì vậy mà ông rất được lòngdân

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ cũng như cácthể loại khác trong sự nghiệp của ông như: tuồng, kịch, của ông chúng ta có thể hiểuđược phần nào và cảm nhận được những đức tính, những phẩm chất, cũng như nhữngmặt tích cực và hạn chế trong cuộc đời sự nghiệp của ông Và điều quan trọng và nổi

bật hơn là qua cuộc nghiên cứu với đề tài: “Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu Nghĩa” người viết muốn hướng mọi người đến một cái nhìn rộng lớn mang tính bao

quát khách quan hơn, và giúp cho mọi người có nhận định và đánh giá một cách toànvẹn về con người cũng như các sáng tác của ông

Nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn và cảm nhận được những đức tính caođẹp cũng như những phẩm chất đáng quý và đáng trân trọng của Thủ khoa Bùi Hữu

Nghĩa, với đề tài “Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu Nghĩa” sẽ làm rõ những

vấn đề mang tính dân tộc và cho thấy được Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là một ngôi saosáng trong khoảng trời văn chương thời cận đại mà những tác phẩm của ông với những

đề tài tiêu biểu cho văn học lúc bấy giờ đã trở thành những bài ca yêu nước trầm hùng

và chứa chan hy vọng

2.Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về các mảng thơ cũng như các sáng tác nghệ thuật đặc sắc của BùiHữu Nghĩa được rất nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu Chúng ta có thể điểm qua một sốcông trình nghiên cứu về Bùi Hữu Nghĩa và mảng thơ của ông Điều này góp phầnmang lại những giá trị to lớn cho đề tài nghiên cứu lần này:

Trang 3

Công trình nghiên cứu “Nghi chi Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm” được

những người ngưỡng mộ đức độ, tài năng và sự nghiệp văn chương của cụ Thủ khoadày công sưu tầm và giới thiệu Chúng ta đã có hầu như toàn bộ các sáng tác văn thơ

của Cụ các nhà nghiên cứu nhận định: Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ góp phần giúp bạn đọc, nhất là bạn trẻ đọc hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của một nhân sĩ yêu nước, một nhà văn hóa tiêu biểu ở vùng đất Nam Bộ, nơi “đầu sóng ngọn gió”, “đi trước về sau”.[4; tr.6].

Năm 1992, Kỷ yếu hội thảo khoa học về nhà thơ – Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa của tác giả Lê Tạo – Nguyễn Trung Vinh có nhận định như sau: “Thời gian ở Vĩnh Thông,

cụ Bùi Hữu Nghĩa đã tìm cách thương quyết, hòa giải để tránh đổ máu giữa hai dân tộc Trong một trận công đồn ông và một số lính bị bắt, trong đó có người Khơmer ở Láy Thé được vua Miên thả ra kéo đến xin thế mạng cho ông và tâu tới vua Miên về công đức của ông, nên ông được phóng thích và đưa về Tịnh Biên” [5; tr.31].

Trong cuốn từ điển văn học năm 1983 tác giả Lê Chí Dũng cho rằng: “Giá trị lớn nhất của thơ văn Bùi Hữu Nghĩa là tư tưởng căm ghét bọn gian bán nước, là nỗi niềm chua xót và tấm lòng vàng đá của ông cho non sông đất nước [1; tr.88].

Tác giả Bảo Định Giang trong cuốn “Nghi chi Bùi Hữu Nghĩa con người tác phẩm”, có đưa ra những nhận định: “Do nội dung mang tính thời sự nóng hổi, việc sáng tác thơ văn nói chung và việc xướng, họa thơ nói riêng và có sức lôi cuốn mạnh

mẽ người đọc, người nghe Dù sách báo lúc bấy giờ còn hạn chế,thậm chí chưa có, nhưng qua chép tay và truyền miệng dòng văn học yêu nước khác nào một dòng thác

ào ào đổ xuống có sức cuốn phăng những rác rưởi[4; tr.42].

Năm 1992, Lê Thị Kim Năm Trường THPT Long Phú nhận xét: “Bùi Hữu Nghĩa sáng tác thơ là để phục vụ yêu cầu của chính trị, thơ của ông là vũ khí chống giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước”[5; tr.88].

Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX được viết năm 1976 có nhận định về thơ của Bùi Hữu Nghĩa: “Thơ của ông đã nghiêm khắc lên án bọn sâu dân mọt nước, biểu lộ một tinh thần lo lắng quan tâm đến vận mệnh và tiền đồ đất nước”[3; tr.97].

Năm 2007, Nghi chi Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm của Đỗ Thị Phấn:

“Dưới ánh trăng thời cuộc, tư tưởng và tình cảm của những chí thức chân chính có sự chuyển biến mang ý nghĩa bước ngoặt Là bước ngoặt chứ không phải đột xuất, những nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu; Kim Ngọc, Thạch

Vô Hà của Bùi Hữu Nghĩa xuất hiện trước hoặc sau cao trào chống Pháp hồi ấy đều được thai nghén lâu dài trong mỗi tác giả, là ước mơ của họ giữa cuộc đời trái ngang không lối thoát [4; tr.51].

Trang 4

Năm 1990, Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX của tác giả Bảo Định Giang có đưa ra nhận định: “Không quất mạnh, quất thẳng vào mặt quân bán nước, hại nòi như Phan Văn Trị, thơ yêu nước của Bùi Hữu Nghĩa mang cá tính và phong cách riêng ông Chúng là dòng suối róc rách, là mạch nước ngầm tuôn chảy ngày đêm không dứt và như thế, tính hiệu quả của chúng là điều không phải nhận xét”[2; tr.208].

Những kết quả của các cuộc nghiên cứu các công trình tìm hiểu về giai đoạnvăn học thời kỳ cận đại với nội dung chủ yếu là tấm lòng yêu nước của các tác giảkhác nhau là nguồn tư liệu quý giúp tôi tham khảo và kế thừa có chọn lọc trong quátrình thực hiện đề tài niên luận của bản thân

3.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài: “Tinh thần yêu nước trong thơ Bùi Hữu Nghĩa” người viết

nhằm hướng đến cho người đọc có thể nhìn thấy và cảm nhận phần nào về tinh thầnyêu nước thương dân nồng cháy của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Hiểu rõ hơn về tinh thần yêu nước và thơ văn của văn học trung đại và đặc biệthơn là phải hiểu được tinh thần yêu nước trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ

XX của một vị quan thanh liêm với một lòng yêu nước nồng cháy và luôn hiện hữutrong con người Bùi Hữu Nghĩa

Giúp người đọc cũng như người nghiên cứu đề tài lần này có thể hiểu rõ hơn vềnội dung các tác phẩm tiêu biểu đặc sắc của ông trong giai đoạn xã hội có nhiều biến

cố xảy ra, cũng như hiểu được các chí hướng của ông và từ đó đưa ra kết luận lạinhững tri thức để phục vụ công việc sau này

Tìm hiểu và làm rõ các thủ pháp nghệ thuật độc đáo riêng biệt mà ông đã sửdụng trong quá trình sáng tác

Làm sáng tỏ về nội dung phong phú cũng những như đa dạng trong thơ văn củaông và có thể nói tinh thần yêu nước chính thương dân là điểm nổi bật và đáng chú ýtrong cuộc đời sự nghiệp của ông

Từ những nhận định trên, người thực hiện đề tài sẽ lần lượt đưa các yếu tố cũngnhư những nhận định về nội dung cốt lõi cũng như những quan điểm riêng của cácsáng tác nghệ thuật độc đáo riêng biệt của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đến với người đọcmột cách trọn vẹn nhất

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Người viết sẽ tìm hiểu những nét riêng biệt độc đáo trong văn thơ của Thủ khoaBùi Hữu Nghĩa, từ đó để khái quát lên một cách toàn bộ nhất về mảng thơ văn yêunước thời kỳ có nhiều biến động

Trang 5

Sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ về tinh thần yêu nước của thủ khoa Bùi HữuNghĩa từ đó đưa ra những nhận định và có một cái nhìn khái quát toàn vẹn và cụ thể

về lòng yêu nước của ông

Phạm vi nghiên cứu:

Người thực hiện nghiên cứu đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào các bài thơ thểhiện rõ nét và đậm chất tinh thần yêu nước của ông Ngoài ra còn tìm hiểu đến cácnguồn tư liệu khác và đặc biệt là trở về vùng đất Long Tuyền nơi ông sinh ra để tìmhiểu cụ thể hơn về ông

Trong thời gian thực hiện và nghiên cứu về đề tài thì người viết sẽ phân tích cụthể chi tiết những vấn đề có liên quan gần nhất với đề tài, để từ đó rút ra những nhậnđịnh những bài học thấm nhuần triết lí yêu nước mạnh mẽ hơn bao giờ hết của BùiHữu Nghĩa

5.Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài niên luận, người viết đã tận dụng những phương phápnghiên cứu sau đây để làm rõ nội dung đề tài một cách trọn vẹn nhất có thể:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: trước hết khi bắt tay vào đề tài niên luận thìcần phải tìm hiểu, đọc và cảm nhận, phân tích và có những đánh giá của bản thân vớinhững cuốn sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học, hay những bài viết, các công trìnhnghiên cứu có liên quan gần nhất đến đề tài niên luận rồi từ đó rút ra những dẫn chứngtiêu biểu nhất

Phương pháp tổng hợp: khi tìm được các thông tin chi tiết liên quan đến đề tàirồi thì phải tập hợp chúng lại với nhau thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh nhưngvẫn phải đảm bảo tính logic và khoa học cho đề tài

Khi vận dụng đúng và hợp lí các phương pháp nghiên cứu sẽ góp một phầnkhông nhỏ đến sự thành công của đề tài cũng như đưa nội dung đến người đọc mộtcách hiệu quả và dễ hiểu nhất

Thao tác phân tích, so sánh: người nghiên cứu sẽ phân tích triển khai và làm rõnội dung trong thơ văn Bùi Hữu Nghĩa một cách chi tiết cụ thể để cho người đọc cóthể thấy được tầm quan trọng của nội dung thơ của ông trong giai đoạn xã hội lúc bấygiờ Ngoài ra người viết còn vận dụng thủ pháp so sánh về mặt nội dung cũng nhưnghệ thuật trong thơ của ông với các nhà thơ cùng thời hoặc các vị tiền bối thâm hậu

đi trước để có thể nhìn thấy được những điểm riêng biệt độc đáo mang một màu sắcriêng của Bùi Hữu Nghĩa

Trang 6

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG1.1 Tinh thần yêu nước trong văn học Việt Nam

Tinh thần yêu nước là một cụm từ nó không quá khó hiểu hay mang tính chấttrừu tượng quá nhiều mà được dùng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước nơi đã chochúng ta hình hài này, nơi cho ta biết bao nhiêu là kí ức kỉ niệm đẹp bên gia đình, bạnbè, mà khi đi xa chúng ta lại nhớ về

Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thếgiới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam Song, tư tưởng ấy được hình thành sớmhay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng nhưchiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dântộc Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà

nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùngcủa dân tộc Việt Nam, thứ tình cảm ấy vô cùng thiêng liêng cao cả mà trong hàng triệucon tim trên mảnh đất hình chữ S này điều được nung nấu bằng những trang sử vẻvang và nó được đúc kết thành một truyền thống tự bao đời Lịch sứ mấy nghìn nămcủa dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thùxâm lược

Và mỗi khi có một ai đó hỏi bạn “bạn có yêu nước không ?” và chắc chắn bạn

sẽ không phải mất nhiều thời gian suy nghĩ mà lập tức sẽ trả lời “có” bởi vốn lẽ nó đã

đi sâu vào tiềm thức

Ngày xưa, trong thời chiến tranh, cha ông ta luôn phải cố gắng hết sức mình tậndụng hết tất cả các tiềm lực vốn có, và có khi phải đánh đổi bằng xương bằng máu,tinh thần yêu nước thể hiện sự hi sinh ngã xuống nhưng không đầu hàng, đoàn kết gắn

bó với nhau đánh đuổi kẻ thù quyết tâm dành lại tự do, lập lại hòa bình, độc lập, ấm

no, hạnh phúc cho toàn dân tộc Khi hòa bình được lập lại, tinh thần yêu nước đượcthể hiện qua rất nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội, luôn nỗ lực phát triển kinh

tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các ngành công nghiệp hóa, nâng cao dân trí, quantâm đến chất lượng đời sống của người dân,bảo vệ công bằng xã hội… để từ đó gópphần đưa đất nước phát triển, tiến bộ, văn minh

Văn học dân gian có những nét mộc mạc, giản dị, gần gũi với biết bao nhiêu thế

hệ, nhưng đây cũng là thời kỳ cốt lõi làm nên các giá trị truyền thống sau này:

Ở cả hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết, tình yêu quê hương đấtnước đã trở thành nội dung quan trọng, và cốt lõi là khuynh hướng chủ đạo đã chi phốimạnh mẽ sự phát triển của các khuynh hướng khác Tinh thần yêu nước được coi nhưđứng đầu bảng giá trị tinh thần của người Việt, nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộlịch sử văn học nước nhà

Trang 7

Cảm hứng yêu nước thì ở thời kì nào của văn học Việt Nam đều có, mỗi giaiđoạn sẽ đưa ra một nhận định cũng như khả năng biểu hiện tinh thần yêu nước mộtcách riêng biệt, và trong văn học học dân gian cũng thế nội dung yêu nước lại mangmột sắc thái riêng, đó là những gì thật gần gũi bình dị trong lòng của mỗi người dân.

Văn học dân gian với các thể loại cũng như giá trị nội dung phong phú như:thần thoại, sử thi truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ,câu đố, ca dao, vè, truyện, thơ Và ở mỗi thể loại lại có những tác phẩm tiêu biểu chotinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm từ rất sớm của nhân dân cũng như vấn đềdựng xây bờ cõi từ rất sớm Đồng thời qua các câu chuyện: Con Rồng cháu Tiên, SơnTinh Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng,… đã phần nào đi sâuvào tiềm thức của biết bao nhiêu là thế hệ, mà khi nhắc đến chúng ta rất tự hào, nhìnchung nội dung của nhữn câu chuyện là nói về lòng yêu nước tinh thần chiến đấuchống giặc ngoại xâm trong các triều đại phong kiến đô hộ, còn ca ngợi những tấmgương anh hùng đầy nghĩa khí đã hi sinh bản thân bảo vệ quê hương đất nước Các tácphẩm văn học dân gian đặc biệt là các tác phẩm nói về lòng yêu nước đó chính là lờinhắc nhở cũng như cảnh báo rằng lúc nào cũng phải nêu cao tinh thần yêu nước vì sơ

hở một chút là có thể bị mất nước đó chính là những bài học quý báo mà cha ôngmuốn thế hệ mai sau gìn giữ và phát huy trọn vẹn

Với văn học trung đại, ở thời kì này có thể nói là thời kỳ vẻ vang của lịch sửdân tộc, bởi sách vàng của lịch sử ghi lại những trận chiến đấu oai hùng, những ngườianh hùng làm thay đổi vận mệnh đất nước:

Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là thư kítrung thành của thời đại Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữnước, những chiến tích oanh liệt của các vua hùng, tướng sĩ được tạc trên sổ vàng củalịch sử Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nước ta tồn tại dưới triều đại phong kiến từ hưngthịnh phát triển mạnh mẽ với những bước tiến rõ nét trong văn hóa, xã hội, kinh tế,chính trị, rồi đến thời kì đen tối, thối nát, bộ máy chính quyền hoàn toàn mục rỗngsuy vong, sụp đỗ Tinh thần yêu nước ở thời kì này thể hiện rõ qua một số tác phẩmtiêu biểu có ý nghĩa giá trị lịch sử văn chương vô cùng to lớn: Nam Quốc Sơn Hà (LýThường Kiệt), Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),…

Văn học trung đại với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, những cảm hứng cóthể đến từ những thứ bình dị xung quanh, người phụ nữ, trong đó tình yêu nước vàtinh thần nhân đạo là nguồn cảm hứng của nhà văn Nhưng chủ nghĩa yêu nước khivào trong tâm hồn của mỗi nhà văn sẽ có những cách bộc lộ khác nhau riêng biệt Ở

Trang 8

thời kì này nền văn học cũng như văn hóa của dân tộc có sự giao thoa và chịu ảnhhưởng rõ rệt của văn hóa phong kiến phương Bắc nhưng vẫn gìn giữ và phát huynhững giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc.

So với những thời kỳ trước, văn học giai đoạn này đã bám sát cuộc sống, cónhững cái nhìn cũng như nhận xét về một vấn đề nào đó có tính chất khách quan hơn,cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược, đã ghi lại một cách sinhđộng trung thành một giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc, ghi lạicuộc chiến đấu bền bỉ cũng như những chiến thắng công lao vẻ vang hào hùng khí thếcủa dân tộc không bao giờ bị khuất phục đầu hàng trước kẻ thù mạnh hơn bao giờ Cóthể nói, giai đoạn này văn học trung đại mang tinh thần cổ vũ động viên niềm tin chiếnthắng trong cuộc đấu tranh mang tính chiến đấu cao, tính dân tộc, tính đại chúng dồidào, hào hùng, rõ rệt

Với văn học hiện đại thì tinh thần yêu lại được các tầng lớp trong xã hội đưa ranhững những cái nhìn và nhận định có nét bức phá hơn, nhưng vẫn giữ giá trị cốt lõitruyền thống của dân tộc:

Trong dòng chảy của văn học dân tộc thì chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhânđạo là hai dòng tư tưởng có sức ảnh hưởng cũng như tác động cực kì lớn

Yêu nước trong văn học hiện đại mà cụ thể là giai đoạn 1945-1975 đã phát huygiá trị yêu nước một cách toàn vẹn, trong hoàn cảnh đất nược bị giặc xâm lược vànguồn cảm hứng yêu nước càng trở nên mãnh liệt và khó phai mờ Ở thời kì này lòngyêu nước có những nét thay đổi nhưng vẫn giữ cái bản chất tiếp thu những cái tích cựccủa xã hội cũng như những nền văn hóa khác nhau có chọn lọc trên thế giới

Đi liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc thì cảm hứng yêu nước cũng vươnmình lên, xã hội thì có lúc thăng lúc trầm nhưng tinh thần yêu nước thì luôn lúc nàocũng có và hiện hữu trong mỗi con người Thổi vào thời kì này một luồng sinh khí mớihào hùng và hoành tráng, trên khắp nẻo đường của Tổ quốc, trong mỗi con người đềuhừng hực ý chí chiến đấu tin vào chiến thắng

Nội dung văn học thời kì này không thể hiện bằng những từ khô khan mà bằngnhững cảm xúc chân thành và mãnh liệt nhất Nội dung ấy không chỉ được hình thànhbằng cảm hứng hào hùng của lịch sử mà còn hòa quyện bởi tâm hồn và tài năng conngười Việt Nam, bên cạnh đó không thể không nhắc đến những tác phẩm đã trở thànhđỉnh cao, tiêu biểu mà chặng đường sau này khó có thể có được , có thể kể tên các tácphẩm như: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Đất nước (Nguyễn ĐìnhThi), Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu),…tất cả đem lại sự chuyển mìnhcho văn học hiện đại, và chủ nghĩa yêu nước mãi tồn tại được nối tiếp qua mọi thế hệ

Trang 9

1.2 Vài nét về Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

1.2.1 Cuộc đời

Ông Bùi Hữu Nghĩa trước có tên Bùi Quang Nghĩa, tức hiệu Nghi Chi, sinhnăm Đinh Mão (1807) tại làng Long Tuyền, Cần Thơ (Hậu Giang) Thân sinh là BùiHữu Vi làm nghề chài lưới Tuy nhà nghèo nhưng thấy con thông minh và ham học,ông đưa con lên Biên Hòa, gửi nhờ nhà ông Nguyễn Văn Lý, bạch đàm bộ trưởng(chức vụ chuyên thu thuế những người chằm lá buôn) tại làng Mỹ Khánh, tổngThượng Mỹ để theo học với ông đồ Hoành, một yếu nhân của Lê Văn Khôi

Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng vốn là người thông minh từ nhỏ ông đãđược cha mình ủng hộ con đường học hành của mình

Cha của ông là Bùi Hữu Vi gia đình sống bằng nghề chài lưới

Qua những năm tháng đèn sách miệt mài đèn sách, Bùi Hữu Nghĩa vượt lên hẳnnhững người bạn cùng chan lứa và có nhiều tiến bộ rõ nét nhất trong các bạn, đượcthầy khen, bạn mến

Tháng hai năm Ất Mão, 1835, nhằm năm Minh Mạng thứ 16 sau khi dẹp xongcuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, triều đình cho mở khoa thi hương tại Gia Định, BùiHữu Nghĩa tham gia dự thi và đậu giải nguyên (đậu đầu cử nhân) Ông nổi tiếng từđấy Vì thế ông được gọi là Thủ khoa Nghĩa

Sau khi đỗ kỳ thi hương, Bùi Hữu Nghĩa ra Huế dự thi Hội nhưng trượt Tuyvậy, ông vẫn được triều đình cho tập sự ở Bộ Lễ, rồi bổ làm tri phủ Phước Long (BiênHòa) Bùi Hữu Nghĩa làm quan, tính cương trực, thương dân nghèo, bênh vực ngườihiền lành nên thường bị bọn tham quan vu cáo, hãm hại Bùi hữu Nghĩa bị giáng làmtri huyện Trà Vang (tức Trà Vinh, thuộc tỉnh Vĩnh Long), dưới quyền của tổng đốcTrương Văn Uyển và bố chánh Truyện

Ở nơi mới, Bùi Hữu Nghĩa cũng không được quan trên ưa, vì có lần ông chođánh đòn em vợ bố chính Truyện, bởi thói xấc láo Nhưng Bùi Hữu Nghĩa bị họ ghéptội chết, lại là lần ông bênh vực cho người dân Khmer được tiếp tục khai thác nguồnlợi thủy sản ở kênh Láng Thé, nơi ông đang cai quản Trà Vang (Trà Vinh ngày nay) làmột địa bàn cộng cư của các tộc người Kinh, người Hoa, Khmer

Ít lâu sau, ông kết duyên với bà Nguyễn Thị Tồn, con gái của ông Nguyễn Văn

Lý ở Biên Hòa, người đã đùm bọc ông suốt thời gian học tập Ông được bổ làm trihuyện ở Phước Long (Biên Hòa), rồi tri huyện Trà Vang (tức huyện Trà Vinh – tỉnhVĩnh Long), tòng sự dưới quyền Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện

Tuy nắm giữ trong tay chức quan lớn nhưng Bùi Hữu Nghĩa luôn thanh liêm vàcương trực, ông được lòng dân bao nhiêu thì trái lại ông bị đám quan lại trên ông ghétbấy nhiêu, luôn tìm cách hãm hại ông bất cứ lúc nào

Trang 10

Trong cuộc đời của mình, Bùi Hữu Nghĩa bị cầm tù ba lần Lần thứ nhất là dotri huyện Trà Vang họ Bùi vì bênh vực quyền lực chính đáng của đồng bào Khơmervùng Láng Thé suýt nữa bị xử tử,nhưng nhờ bà vợ là Nguyễn Thị Tồn kêu oan nênông thoát chết Lần thứ hai khi ở Vĩnh Thông nay là An Giang bị quân lính Miên bắt,binh sĩ triều Nguyễn bị giết chết vì nể tình trọng nghĩa nên cụ được tha Lần thứ ba BùiHữu Nghĩa đã quá tuổi về Long Tuyền ở, lúc đó ông là một “nhà thơ - chiến sĩ” chốngPháp nên bị thực dân Pháp bắt giam nhưng rồi cuối cùng cũng thả ông ra

Trước đây, vào năm 1783, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi,phải về đây trú ẩn, không những chúa được người Khmer chia sẻ lương thực mà còntình nguyện theo phò giúp Do vậy, khi lên ngôi, vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) đãxuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho tất cả người Khmer đến khai thác nguồn lợi thủysản ở rạch Láng Thé, huyện Trà Vang Thấy nguồn lợi lớn, một số địa chủ người Hoađem tiền lo lót tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện để giành quyền khai thác cá tôm ởrạch Láng Thé Bị bức ép, tháng 10 năm Mậu Thân 1848, một số người Khmer do ôngNhêsrok, trưởng Sóc, cầm đầu kéo đến gặp tri huyện Bùi Hữu Nghĩa để khiếu kiện.Biết được hành động tham gian của quan trên và hành động ỷ quyền của nhóm ngườiHoa, ông phán xử: Việc tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ,nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà dám đứng bán rạch ấy, thì có chém đầu nó cũng khôngsao! Nghe vậy, những người dân Khmer kéo nhau đến nhà những người Hoa tranhcãi, dẫn đến xô xát, làm phía người Hoa chết 8 người

Nhân cơ hội này, tổng đốc Uyển và bố chánh Truyện cho bắt những ngườiKhmer gây án, đồng thời bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa, tạm giam ở Vĩnh Long rồi giải vềGia Định, đệ sớ lên triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer ''làm loạn và lạmphép giết người'' Nhận được tin dữ, vợ ông là Nguyễn Thị Tồn, đã quá giang ghe bầu,vượt sóng gió ra Huế Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư bộ Lại,Nguyễn Thị Tồn tìm đến tư dinh ông Phan trình bày hết mọi việc, rồi nghe theo lờikhuyên, bà đến Tam pháp ty gióng trống "kích cổ đăng văn" (đánh trống, đội đơn) kêuoan cho chồng

Sau sự kiện chấn động này, Bùi Hữu Nghĩa được vua Tự Đức tha tội chết, songphải chịu "quân tiền hiệu lực", tức bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (thuộc ChâuĐốc), đoái công chuộc tội

Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Bùi Hữu Nghĩa xin

từ chức không làm quan, về quê dạy học

Mặc dù từ quan, Bùi Hữu Nghĩa vẫn thầm kín tham gia phong trào Văn Thân,cùng một chủ trương như Phan Văn Trị, ông họa thơ lên tiếng kết án đường lối thỏahiệp với Pháp của Tôn Thọ Tường Nhà ông là nơi các sĩ phu yêu nước gặp gỡ, bànbạc việc chống Pháp cứu nước

Trang 11

Ông lâm bệnh và mất ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872).

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác

Văn thơ Bùi Hữu Nghĩa còn truyền lại nhiều thơ văn chữ Nôm Chữ Hán nhưmột số bài văn tế Nôm (tế vợ, tế con gái) một số bài thơ Đường luật, và vở tuồng KimThạch kỳ duyên

Thơ chữ Hán cũng như chữ Nôm của Bùi Hữu Nghĩa thường lấy đề tài vịnh vật,vịnh sử để phê phán bọn Việt gian bán nước và gửi gắm tâm sự đau buồn trước cảnhđất nước dần dần rơi vào tay giặc Thơ chữ Hán của ông phản phất những nét buồn,nhưng đây chỉ là một nỗi buồn của con người luôn luôn băn khuân, trăn trở vì chí lớnchưa thực hiện được và chế độ xã hội bấy giờ đẩy nhà thơ vào tình trạng bi kịch, trong

các bài thơ đã bộc lộ được phần nào tâm trạng của tác giả: “Tức sự”, “Vĩnh thông đồn trấn”,…

Bùi Hữu Nghĩa thường vịnh vật để tỏ thái độ khinh thị bọn người có địa vịtrong xã hội đương thời, bất tài và hãnh tiến Bùi Hữu Nghĩa đã vạch mặt bọn quan lại

xu nịnh, độc ác, đục khoét dân làng

Trong thơ Bùi Hữu Nghĩa có tiếng thét căm hờn quân cướp nước, lũ bán nước,

và có cả tiếng khóc xót thương cho những người dân vô tội bị giết hại trong nhữngcuộc chiến tranh phi nghĩa

Trong các sáng tác của mình, Bùi Hữu Nghĩa đã dành những tình cảm chânthành đầm thắm cho người yêu quý Đây là một hiện tượng hiếm hoi trong văn chươngtrung đại Vợ ông, bà Trần Thị Tồn vốn là người cương trực, thương chồng con hếtlòng Khi Bùi Hữu Nghĩa bị kết án tử hình ở vụ Láng Thé, bà Tồn đã lặn lội ra tậntriều đình Huế để gióng trống kêu oan ở Tam Pháp ty Mẹ vua Tự Đức là Thái hậu Từ

Dũ đã cảm động và tặng bà bốn chữ "Liệt phụ khả gia" Vua Tự Đức đã xóa án tử hìnhcho Bùi Hữu Nghĩa nhưng giáng chức, đày đi làm lính thú ở biên thùy An Giang Khi

về tới nhà, bà Tồn đã bệnh nặng và mất Bùi Hữu Nghĩa đã viết bài Văn tế vợ với lời

lẽ chứa chan nỗi đau và tình cảm đằm thắm thiết tha

Bùi Hữu Nghĩa là rồng vàng của đất chín rồng, là niềm tự hào của nhân dânNam Bộ Người thi sĩ – chiến sĩ, bằng ngòi bút của mình đã chiến đấu đến hơi thở cuốicùng Ông là một nhân sĩ đã để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực: quân sự, thơ văn, sânkhấu, giáo dục, y học… Tất cả nghị lực và tâm hồn của Bùi Hữu Nghĩa vằng vặc sánghai chữ Trung Nghĩa Đã hơn một thế kỷ trôi qua, kể từ ngày Bùi Hữu Nghĩa ra đi,những vần thơ và tấm lòng trung can nghĩa hiệp của ông vẫn chói sáng, thúc giục baothế hệ cầm bút, cầm súng và để lại cho chúng ta nhiều bài học làm người

Trang 12

CHƯƠNG 2 NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TINH THẦN YÊU NƯỚC

TRONG THƠ BÙI HỮU NGHĨA2.1 Lòng căm thù giặc sâu sắc, phê phán châm biếm bọn quan lại bất tài bán nước

Đầu tiên có thể nói yêu nước là một thứ tình cảm thiêng liêng sâu nặng nó đã đivào sâu trong tiềm thức của hàng triệu con người và trở thành một truyền thống quýbáo đáng tự hào, nó góp phần không hề nhỏ trong các cuộc kháng chiến góp phần dànhthắng lợi bảo vệ Tổ quốc Nói về lòng yêu nước của văn học thời kì trung đại chắc hẳn

sẽ có rất nhiều những nhà văn hay nhà thơ với tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặcsâu sắc nổi trội như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,…mỗi người có một cái nhìn

và cách thể hiện riêng biệt độc đáo, và không thể không nhắc đến Bùi Hữu Nghĩa mộtcon người yêu nước thương dân, căm thù giặc Đồng thời là một vị quan thời nhàNguyễn nhưng cái nhìn của ông đối với xã hội lúc đó là một xã hội mục rỗng, rối nát,bọn quan lại hèn nhát, tham ô, ra sức bốt lột nhân dân đến tột cùng

Sống cho Tổ quốc, sống đấu tranh kiên cường bền bỉ không than vãn, sống vìnhân dân Chấp nhận hy sinh cả những lợi ích hay quyền hành của bản thân mà không

hề kêu ca hay đòi hưởng thụ Những phẩm chất cao đẹp quí báu đó đã kết tinh sâutrong con người ông Thời đại của Bùi Hữu Nghĩa là thời đại của bão táp chiến tranh

vô nghĩa, và hơn hết trước thực tế của xã hội buộc ông đứng trước hai sự lựa chọnhoặc là đứng về phía người nông dân nghèo khổ, đáng thương, lên án bọn cường hàocậy quyền hành hoặc là đứng về chung một phía đồng lõa với tội ác của chúng

Ngoài ra cần hiểu thêm Bùi Hữu Nghĩa lớn hơn Nguyễn Đình Chiểu mười lămtuổi và lớn hơn Phan Văn Trị những hai mươi ba tuổi Ông thuộc lớp đàn anh đượcnhiều người biết đến trước khi xuất hiện dưới ngòi bút, tên tuổi của ông gắn liền vớicuộc chiến đấu “thà chết chứ không hàng” của nhân dân và sĩ phu yêu nước

Và để hiểu rõ hơn về lòng căm thù giặc sâu sắc của Bùi Hữu Nghĩa cần đi sâu

và nội dung thơ của ông để làm rõ và nổi bật lên những quan niệm sáng tác riêng, gópphần truyền tải thông tin và cách tiếp nhận đến người đọc hiệu quả nhất

“Ai khiến thằng Tây tới vậy à Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba”

(Ai xui Tây đến)

Trang 13

Hai câu thơ trên trích trong bài “Ai xui Tây đến” lúc này ông tham gia phong

trào Văn Thân chống giặc Pháp, một phong trào do các nho sĩ Việt Nam lãnh đạo

(“văn” có nghĩa là chỉ những người có học thức, “thân” là chỉ thắt lưng bằng lụa của

các viên chưc thời xưa), không dùng đến sức lực mà ông dùng những bài thơ nó nhưmột đòn giáng quyết định ở những phút cuối của một cuộc chiến để khuyến khíchđộng viên tinh thần yêu nước của các tầng lớp khác nhau bấy giờ Cũng như NguyễnĐình Chiểu ông đã chửi bọn giặc một cách trục tiếp thẳng thắng không hề lo sợ vìchúng vô cớ xâm lược đụng chạm đến sự bình yên của dân ta

Sĩ khí của Bùi Hữu Nghĩa một mặt thể hiện trong quá trình làm quan thanhliêm, anh minh, chính trực dưới thời nhà Nguyễn, mặt còn lại thể hiện trong các sángtác đậm dấu ấn cá nhân của ông Nếu như Nguyễn Đình Chiểu coi ngòi bút là vũ khíchiến đấu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Thì người yêu nước Bùi Hữu Nghĩa cũng đã dùng ngòi bút của mình để “đâm”

những tên cướp nước và bán nước, bọn hách dịch đổi trắng thay đen, đụt khoét dânlành

Xin trích bài thơ “Bị giam ở Vĩnh Long” của Bùi Hữu Nghĩa viết khi ông bị

giam ở Vĩnh Long:

“Nhượng chăng là nhượng kẻ cậy voi Lục đục thường tài cũng một tài

Mù mịt bởi mây che bóng nguyệt

Âm thầm vì trống lấp hơi còi”

(Bị giam ở Vĩnh Long)Sau vụ Láng Thé, dường như chức vụ và địa vị của ông bắt đầu bị bọn quan lạixem thường, nhưng ông vẫn đứng một lòng về phía chính nghĩa bênh vực người dân

vô tội, nghèo khổ, trong đó có người dân Khơmer chân lấm tay bùn Bị bọn quan lạicăm ghét chúng bắt đầu vu cáo ông cầm đầu vụ này Ông bị bắt giam và tuyên án tửhình và chờ ngày xét xử Đây là bài thơ ông đã gói cả tâm tư của mình, phải nhườngnhịn để tính mạng cho triều đình xem xét, còn có ý tố cáo Tổng đốc Trương Văn Uyển

và Bố chánh Truyện cậy quyền hành trong tay làm biết bao điều mờ ám che lấp đi cả

sự thật, lúc này ông chỉ tin tưởng và hy vọng thời gian làm sáng tỏ vụ này

Và để hiểu rõ hơn về nguồn gốc bài thơ, trước hết cần phải tìm hiểu lại một lầnnữa vụ Láng Thé, suýt nữa đã lấy đi tính mạng của ông nếu không nhờ công lao cũngnhư tấm lòng thương chồng sâu sắc của bà Nguyễn Thị Tồn, khi bà một thân một mình

từ vùng đất Đồng Nai lúc bấy giờ đi ra Kinh thành Huế minh oan cho chồng Và rồi vụviệc cũng đâu vào đó Bùi Hữu Nghĩa được tha tội chết nhưng ông phải chịu “quân tiền

Trang 14

hiệu lực” và phải về vùng Châu Phú (Châu Đốc) tức An Giang ngày nay Và khi mỗilần đi qua vùng đất này trong lòng ông lại hiện lên những hình ảnh cũng như cảm xúcvừa thương xót, vừa đau buồn trong khi bản thân có tài có đức mà không giúp đượcnhiều cho người dân nơi này, và ngày qua ngày họ phải chịu đựng những nỗi đau mấtmát quá to lớn này.

“Mịt mù mây đen kéo tới sầm Đau lòng thuở nọ chốn Hà Âm Đống xương vô định, sương phao trắng Vũng máu phi thường cỏ nhuộm thâm”

(Cảm tác khi qua Hà Âm)Dưới triều của Vua Minh Mạng, vì bất phục triều đình, người dân thiểu sốKhơmer ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ thường hay nổi dậy chống đối không hợp tác vớitriều đình Mỗi lần nổi dậy là họ bị tàn sát dữ dội Nhân đi qua huyện Hà Âm (thuộctỉnh Tịnh Biên, tỉnh An Giang, tức Hà Tiên ngày nay), Bùi Hữu Nghĩa chạnh nghĩ đếncảnh chiến trường ngày trước, nơi đó biết bao xương máu của người thiểu số Khơmer

đã đổ ra, bởi các cuộc thảm sát của triều đình, và ông đã viết bài thơ “Cảm tác khi qua

Hà Âm” Trong đó có tiếng thét quân cướp nước, lũ bán nước, và có cả tiếng khóc

thương đau đớn vô tội của biết bao nhiêu người dân của cuộc chiến tranh phi nghĩagây ra, đồng thời tố cáo tội ác dã man do quân triều đình gây ra

Từ sau vụ Láng Thé đã mở ra một bước ngoặc lớn trong cuộc đời của Bùi HữuNghĩa, cái bản chất cao đẹp đáng quý của ông thì không được chế độ phong kiến suytàn thối nát dưới thời Nguyễn thừa nhận, nó luôn bị lu mờ bởi nhiều rào cảng của các

tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của bọn tham ô quan lại, hay bọn cường hào gian ác xảoquyệt

“Đành cột không nên rường chẳng hạp Phải cơm nước lụt dấn thân dừa”

(Cây dừa)Làm quan trong xã hội phong kiến thối nát với biết bao nhiêu cạm bẫy, lôi kéo

dụ dỗ nhưng ông luôn chính trực, thanh liêm, không bao giờ dua theo đám quan lạinhà Nguyễn đàn áp người dân nghèo bằng mọi thủ đoạn hèn hạ nhất có thể Ông viếtbài thơ trên để bộc lộ quan điểm

“Uổng sanh trên thế mấy thu đông Cao lớn làm chi vông hỡi vông?

Da thịt càng già, càng lộp xộp Ruột gan chẳng có, có chông gai”

(Cây vông)

Trang 15

Trong bài thơ “Cây vông” ông đã tỏa ra một thái độ khinh thường bọn người có

địa vị trong xã hội đương thời rối ren loạn lạc, chúng là một lũ bất tài một gánh nặngcho xã hội Ông đã mượn hình ảnh cây vông để chỉ trích bọn quan lại có địa vị lớn,nhưng bất tài vô dụng trong xã hội, lòng dạ chúng lộp xộp nhưng chứa đựng nhiều gaigóc

“Cao lớn làm chi bần hỡi bần?

Uổng sanh trong trong thế đứng chần ngần

Lá xanh tơ liễu nhành thưa thớt Bàng bạc dường mai nhụy sượng dần”

(Cây bần)

Cũng giống như bài thơ “Cây vông” hay bài “Cây dừa”, bài thơ “Cây bần”

Bùi Hữu Nghĩa cũng đã lồng ghép một cách tinh tế các ngụ ý châm biếm bọn quan lạiđịa vị, nhưng thiếu đức thiếu tài trong xã hội cũ Kẻ tiểu nhân trong xã hội phong kiến,

dù về mặt hình thức nó có đồ sộ to lớn như thế nào đi chăng nữa thì quy chung lại nóvẫn là kẻ tiểu nhân, vẫn không thể che dấu hết thân phận Nó chỉ có tác dụng là chỗdựa bám lấy của bọn cặn bã trong xã hội

Bùi Hữu Nghĩa cũng như những văn nghệ sĩ khác như Nguyễn Đình Chiểu,Phan Văn Trị không quay lưng lại với thực tế, không trốn tránh Mà cuộc đời ông cócùng nhịp điệu với trái tim của người dân, lấy văn chương làm vũ khí chống giặc ngoạixâm, nó soi sáng đường đến lẽ phải và công lí cho quần chúng đấu tranh vạch rõ bộmặt thật của kẻ thù

Xét về nội dung cũng như các nhân vật mà Bùi Hữu Nghĩa đã xây dựng cho tathấy được phần nào bản chất của một kẻ sĩ - một chiến sĩ một con người với lòng yêunước nhiệt huyết, thương dân, lo cuộc sống của dân và quên đi bản thân Ở bản thânBùi Hữu Nghĩa cho dù lần đầu tìm hiểu về ông nhưng vẫn nhìn thấy rõ một con ngườivới lòng yêu nước nồng nàn Ông luôn giữ vững và phát huy những truyền thống tốtđẹp mà cha ông ta đã để lại, ngoài ra ông còn có những nét đặc trưng của người dânmiền Tây đó là cần cù, thẳng tính, thương người, tin người, cởi mở vui tươi, trọng tìnhtrọng nghĩa Dù đã đi hết cuộc đời nhưng Bùi Hữu Nghĩa đã để lại cho thế hệ mai saunhững bài học quý báu cũng như những đức tính cao đẹp đáng trân trọng để noi theo

và học hỏi để trở thành người có ý thức tốt cho xã hội

2.2 Quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước

Bùi Hữu Nghĩa là một trong những nhà thơ tiêu biểu của dòng văn chương yêunước thương dân chống thực dân Pháp xâm lược thời cận đại Tên tuổi của ông giờđây đã trở nên gắn bó với địa danh Bình Thủy, Cần Thơ quê hương yêu dấu nơi ông đãsinh ra

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Chí Dũng (1983), Từ điển văn học, Nhà xuất bản Khoa học và xã hôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: ừ điển văn học
Tác giả: Lê Chí Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và xã hôi
Năm: 1983
2. Bảo Định Giang (1990), Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Nhà xuất bản văn nghệ TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộnửa sau thế kỷ XIX
Tác giả: Bảo Định Giang
Nhà XB: Nhà xuất bản văn nghệ TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1990
3. Trần Văn Giàu (1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX, Nhà xuất bản văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nhà xuất bản vănhọc
Năm: 1976
4. Đỗ Thị Phấn (2007), Nghi Chi Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm, Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi Chi Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm
Tác giả: Đỗ Thị Phấn
Nhà XB: Nhà xuấtbản văn hóa Sài Gòn
Năm: 2007
5. Lê Tạo – Nguyễn Trung Vinh (1992), Kỷ yếu hội thảo khoa học về nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa, Nhà xuất bản Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học về nhà thơ BùiHữu Nghĩa
Tác giả: Lê Tạo – Nguyễn Trung Vinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Cần Thơ
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w