Sau phần chơi trò chơi là phần thi hát, theo kế hoạch thầy cho học sinh xem những hình ảnh, kết hợp nghe những đoạn nhạc như bài“ Quê em mùa nước lũ”, “Lòng mẹ” để giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, lối sống chan hoà, bao dung với mọi người. Riêng ở phần này giáo viên chủ nhiệm cũng phải chuẩn bị thuộc sẳn một bài hát, phòng khi bị đề nghị làm ca sĩ bất đắc dĩ. Nếu cần thiết sẽ sẳn sàng thể hiện bản lĩnh. Tiếp sau là cuộc thi hái hoa dân chủ, nội dung là những kiến thức đã học cần củng cố và một số vấn đề khác liên quan. Trong cuộc thi có riêng phần dành riêng cho khán giả thật hào hứng. Kết thúc cuộc chơi là phần phát thưởng, thầy chủ nhiệm sẽ được MC mời lên trao phần thưởng cho 2 đội. Đội nào cũng có kẹo, đội nhiều san sẽ cho đội ít, cả lớp tràn đầy niềm vui.
Trang 1Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Lồng ghép một số biện pháp giáo dục tư tưởng học
sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm”
Hình chỉ có tính minh họa
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
I Lý do chọn đề tài:
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”
Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn trồng cây, người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm Người giáo viên chủ nhiệm phải làm thế nào để giáo dục các em một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất là khi gặp phải những khó khăn trong công tác chủ nhiệm Từ những trăn trở này, tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Lồng ghép một
số biện pháp giáo dục tư tưởng học sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm”
II.Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp các lớp 11ª8 năm học 2009-2010 trường Trung học phổ thông
Trang 2Mỹ Phước Tây
B NỘI DUNG
1 Đánh giá thực trạng
Thông thường cứ đến sáng thứ hai đầu tuần là giáo viên chủ nhiệm cảm thấy tâm trạng bất an, nhất là những ai chủ nhiệm những lớp có nhiều học sinh không được chăm ngoan Sau tiết sinh hoạt dưới cờ đến tiết sinh hoạt chủ nhiệm, điều khiến cho học sinh cảm thấy căng thẳng là những điều mà thầy cô nói lặp đi lặp lại, nào là tình hình lớp không ổn định, không học bài, rồi nào phải viết tường trình, kiểm điểm v v
Mặc dù đây là sự quan tâm của thầy cô, nhưng những điều thầy cô nói thường xảy ra trong hầu hết các buổi sinh hoạt chủ nhiệm nên học sinh cảm thấy rất ngán ngẫm Vì vậy làm thế nào lồng ghép vào đó là buổi sinh hoạt chủ nhiệm vui tươi thân thiện để vực lại tinh thần lớp học là cần thiết
2 Cơ sở lý luận
-Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân
gian vào trường học Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực
sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với học sinh và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, nên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa
-Các nhà khoa học cho rằng, âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người “Âm nhạc có thể chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều: Giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, vơi đi những hờn giận vu vơ, đưa người về dĩ vãng, tìm lại tuổi thơ yêu dấu, nghe lòng bồi hồi, xao xuyến với tình yêu quê mẹ, với nắng ấm quê cha, sống dậy lòng tự hào dân tộc…Chính vì âm nhạc tác động lên mặt xúc cảm và tư tưởng nên âm nhạc đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ Có thể thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho người nghe”
Trang wed nhaccu.com.vn
- Thơ là tiếng lòng được ngân lên từng cung bậc của cảm xúc, của trí tuệ…Thật ra với tôi, trên hành tinh này, trước đây, hiện tại hay muôn đời sau thơ vẫn là tiếng nói tâm tình, của cảm xúc, của tư tưởng Thơ đồng hành cùng cuộc sống buồn vui, khổ đau hạnh phúc giữa đời thường Thử tưởng tượng một ngày thế gian này không có thơ, con người sẽ thấy mình tẻ nhạt, lạnh lùng biết mấy thơ vẫn luôn hồn nhiên, tinh khôi, rất tinh khôi đồng hành cùng cuộc sống Rồi cứ thế, thơ lấp lánh hạnh phúc, ngợi ca sự hướng thiện trong mỗi con người
Nhà thơ Võ Quê Nguồn: Văn Nghệ Trẻ số 23 (707) ra
Trang 3ngày 6 6 2010
-“ Người thầy phải tạo được niềm tin cho học sinh; Người thầy phải có lòng nhiệt
tình, sự say mê sáng tạo và đức hi sinh Sáng tạo trong giáo dục bắt đầu đơn giản từ việc mang đến cho học sinh nụ cười trong những giờ học khô khan Sáng tạo trong giáo dục là trò chuyện với các em về lòng trắc ẩn sau những bài giảng về đạo đức Sáng tạo trong giáo dục là làm sao để thầy cô trở thành người bạn của mỗi học sinh,
để bài giảng kiến thức trở thành niềm vui khám phá”
Đỗ Thị Hồng Hà- THCS Đống Đa.
3 Biện pháp
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã có nhiều suy nghĩ trăn trở trong công tác quản lý lớp, làm sao cho học sinh ngoan hơn, chăm học hơn, các em đi học đều hơn và duy trì được sỉ số đến cuối năm học, đồng thời giờ sinh hoạt chủ nhiệm sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn với cả giáo viên và học sinh Bằng cách tiến hành nhiều biện pháp khác nhau, tôi nhận thấy nếu lồng ghép tốt việc giáo dục tư tưởng tình cảm học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm một cách vui tươi, kết hợp với việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh sống từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp thì hiệu quả giáo dục các em tốt hơn
Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, giải ô chữ, thi hái hoa dân chủ, làm báo tường v.v sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh Giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống thông qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác
Để có được những tiết sinh hoạt chủ nhiệm thành công, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải luôn có ý tưởng mới, thay đổi hình thức và nội dung Việc lên kế hoạch buổi sinh hoạt cũng được chuẩn bị trước như cần mua sắm dụng cụ gì, chơi trò chơi nào, ai là trọng tài, ai là giám khảo, phần thưởng thế nào v.v Buổi sinh hoạt của học sinh lớp 11A8 Trường THPT Mỹ Phước Tây thường diễn ra như sau :
Phần “khởi động” thường bắt đầu bằng bài hát liên khúc vui nhộn của mấy
em nhỏ” Một con vịt xòe ra hai cái cánh…” Sau tiếng hô “Hai ba ” của MC lớp là khúc nhạc khác lại vang lên “ Trái đất này là của chúng mình, quả bóng xanh bay giữa trời xanh… “ hòa theo là những tràng vỗ tay làm nhịp rôm rả Kết thúc bài liên khúc trong tiếng cười vui náo nhiệt, MC nhanh chóng lên giới thiệu chương trình và thể lệ trò chơi “Đội đĩa banh” Các tổ cử ra hai nhóm, mỗi nhóm 10 thành viên đứng xếp thành hai hàng và lần lượt hai thành viên của hai đội luân phiên di chuyển cùng với đầu đội đĩa đựng 6 quả banh nhỏ Đi đến một vòng từ đầu lớp đến cuối lớp Thành viên nào làm rớt banh sẽ bị giám khảo trừ điểm
Trang 4Với việc di chuyển với cái đĩa đựng banh trên đầu, chỉ khẽ vận động mạnh sẽ
là đĩa banh rơi xuống theo sau là tràng cười nghiêng ngã đầy sảng khoái của các học sinh, xen lẫn vào giữa những tiếng cười là những tiếng hô “ Cố lên, cố lên, cố lên
…” thật vui vẻ
Sau phần chơi trò chơi là phần thi hát, theo kế hoạch thầy cho học sinh xem những hình ảnh, kết hợp nghe những đoạn nhạc như bài“ Quê em mùa nước lũ”, “Lòng mẹ” để giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, lối sống chan hoà, bao dung với mọi người Riêng ở phần này giáo viên chủ nhiệm cũng phải chuẩn bị thuộc sẳn một bài hát, phòng khi bị đề nghị làm ca sĩ bất đắc dĩ Nếu cần thiết sẽ sẳn sàng thể hiện bản lĩnh
Tiếp sau là cuộc thi hái hoa dân chủ, nội dung là những kiến thức đã học cần củng
cố và một số vấn đề khác liên quan Trong cuộc thi có riêng phần dành riêng cho khán giả thật hào hứng Kết thúc cuộc chơi là phần phát thưởng, thầy chủ nhiệm sẽ được MC mời lên trao phần thưởng cho 2 đội Đội nào cũng có kẹo, đội nhiều san sẽ cho đội ít, cả lớp tràn đầy niềm vui
Ở tuần khác giáo viên tổ chức xen lẫn vào là hoạt cảnh an toàn giao thông, cùng với việc “mô tả” thương tích, những hoàn cảnh bi thương mà cha mẹ và gia
Trang 5đình phải gánh chịu, nêu bật được những mảnh đời thật những con người cụ thể Cùng với việc sưu tầm và chiếu những đoạn phim về tai nạn giao thông và hệ lụy sau đó Điều này ít nhiều đã tác động đến ý thức thực hiện an toàn trong giao thông của các em
Giáo viên có thể đan xen, lồng ghép giáo dục học sinh thông qua những tấm gương sống động của các anh hùng liệt sĩ, các tác phẩm nghệ thuật,
Ví dụ, để giáo dục lí tưởng sống của Thanh niên, giáo viên chọn tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", "Mãi mãi tuổi hai mươi", tấm gương GS Ngô Bảo Châu… v.v v hoặc chiếu lên các đoạn phim tư liệu về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mĩ xâm lược, cho các em thấy được giá trị của cuộc sống an bình ngày nay phải đánh đổi như thế nào và các em cần phải làm gì để sống sao cho xứng đáng
Để giáo dục động cơ, thái độ học tập, rèn luyện của học sinh, giáo viên có thể
sử dụng bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng nhân dịp khai giảng năm học mới Giáo viên có thể kể cho các em nghe về các loại hình nghề nghiệp, yêu cầu của công ty tuyển dụng, mức lương và bằng cấp cần phải có,
để rồi từ đó các em sẽ cố gắng phấn đấu hơn trong học tập
Để giáo dục truyền thống Nhà giáo Việt Nam, có thể chọn tác phẩm "Những gương mặt giáo dục Việt Nam 2007 "(NXB Giáo dục), lá thư "Yêu thương không bao giờ muộn" hoặc chọn một số bài thơ như:
▪Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc năm nao em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ
Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi
Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!
Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ
Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài
Chỉ mỗi chữ O em đọc sai
Dường như cô già đi mấy tuổi
Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy
Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!
Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia
Là một lớp người lớn lên và biết sống
Mặt đất như trời xanh mơ mộng
Trang 6Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.
Khởi đầu cho một chuyến đi xa
Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật
Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất
Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em
▪Thầy ngồi ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân đâu rồi
Chúng em ko rõ
Sáng nào bom Mỹ dội
Phượng đổ ngổn ngang, mái trường tốc ngói
Mặt bảng đen lỗ chỗ vết bom bi
Thầy cầm súng ra đi
Bài tập đọc dạy chúng em dang dở
▪Em về thăm lại trường xưa
Bao kỷ niệm ngày xưa tuôn trào
Dạ Lan Hương dẫn lối vào
Con đường thẳng tắp, Phi Lao nghiêng mình
Cọ dừa rủ bóng xinh xinh
Hội trường, thư viện lung linh ánh đèn
Ôi! Bao kỷ niệm thân quen
Khắc sâu ký ức theo em vào đời
Bây giờ thời cuộc đổi thay
Miếng cơm, manh áo đủ đầy hơn xưa
Em ngồi nhớ lại ngày xưa
Làm cô trò nhỏ sớm trưa mệt mài
Trên tay nặng trĩu sách dày
Nhớ lời Thấy giảng như ngày hôm qua
Dẫu cho ai có nhạt nhoà
Còn em vẫn nhớ vườn hoa cải này
Nhớ vườn Cải Củ, Cải cay
Kinh tế tự cấp qua ngày đói no
Cơm, Mì cùng hạt Bo Bo
Trang 7Cơm ba, Mì Bảy Thầy trò vẫn vui
Rau xanh, Hành, Tỏi, Ớt, Mùi
Đem ra chợ đổi vài nồi Gạo xay
Mưu sinh đè nặng vai gầy
Bước lên bục giảng, đời Thầy đổi ngôi
Vô tư quên hết chuyện đời
Thầy dạy, trò học một thời hăng say
Công tâm, cần kiệm như Thầy
Dẫu đời vẩn đục, đạo Thầy sáng trong
Nỗi niềm canh cánh trong lòng
Các trò thành đạt ước mong của Thầy
Em quên sao được Thầy ơi!
Tóc Thầy bạc trắng, một đời thanh tao
Lòng em xúc động nghẹn ngào
Gương Thầy thanh bạch sáng ngời trong em
Vinh tháng 11/2008
Nguyễn Thị Hoan- Hv K12
………
……
Để giáo dục tình cảm gia đình, kính yêu cha mẹ, có thể chọn lọc một số bài thơ sau:
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Ðể đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ
Những kỷ niệm xa xưa còn lưu dấu
Chiếc nôi êm tôi ngủ mẹ ngồi đưa
Hồn ca dao phảng phất giấc ban trưa
Mẹ tôi đã ru tôi vào sông núi
Những miếng khoai tôi ăn tranh phần mẹ
Ðói năm nào khổ cực quá mẹ ơi
Mẹ cho con, mẹ nhịn, mẹ vẫn vui
Giờ nghĩ đến tôi buồn khôn xiết kể
Trang 8Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi kỷ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ còn
Theo sát bước chân con nơi trần thế
………
”Hôm nay vẫn là nơi đó, người con trai ấy cầm chiếc đàn ghita ngân lên bài hát
"Lòng mẹ" Từng nốt nhạc được nhả ra giọng buồn thê thiết Người mẹ ấy đã ra đi mãi mãi những giọt nước mắt cứ lăn tròn trên đôi má ngây ngô như muốn níu kéo lại những ngày đã qua mà mình đã có với mẹ Có ai hiểu được nỗi đau của người con khi mẹ đã qua đời Chỉ có những người cùng chung hoàn cảnh, chỉ có chiếc ghita buồn đang từng hồi nhả ra những nốt nhạc ấy! “
………
……
THƠ VỀ CHA
CON YÊU QUÝ CỦA BỐ
Sẽ có một ngày nào đó , con nhìn thấy Bố già nua nhưng thật ra thì Bố vẫn chưa già hẳn Con hãy kiên nhẫn và cố gắng hiểu Bố Nếu tay Bố run run , Bố đánh rơi vãi thức ăn trên bàn hay Bố không tự mặc lấy quần áo được nữa Con hãy nhớ lại những giờ phút mà Bố đã kiên nhẫn đút cho con ăn hay mặc quần áo cho con , khi con còn bé
Nếu khi Bố nói chuyện với con mà Bố lải nhải nhắc đi nhắc lại một truyện cả ngàn lần con đừng cắt lời Bố , con hãy chịu khó nghe Bố kể chuyện Khi con còn bé ,
Bố đã từng kể hàng ngàn lần những chuyện cổ tích mà con thích để ru con ngủ Khi con thấy Bố không hiểu gì hết về những kỹ thuật mới Con hãy cho Bố thời gian để Bố tìm hiểu con đừng nhìn Bố với cặp mắt chế nhạo hay con coi thường
Bố trong đời con, Bố đã kiên nhẫn dậy con không biết bao nhiêu điều từ cách ăn mặc cho đến những cách đương đầu với cuộc sống Đôi khi Bố đang nói chuyện với con tự nhiên Bố quên bẵng đi mất câu chuyện Bố đang nói Con hãy cho Bố thời gian để Bố nhớ lại nếu Bố không nhớ lại ngay được con đừng nổi nóng lên với
Bố cái quan trọng nhất không phải là câu chuyện mà Bố đang nói với con mà là
sự hiện diện của con ở bên Bố và nhất là khi con chịu khó bỏ thời gian ra ngồi nghe
Bố nói chuyện
Nếu Bố không đói con đừng ép Bố ăn Bố biết khi nào Bố cần ăn hay không ! Khi chân Bố yếu Bố không đi vững được nữa con hãy dìu Bố đi như Bố đã dìu dắt những bước chân đầu tiên của con Và sẽ có ngày Bố sẽ thú thật với con là Bố
Trang 9không thiết sống nữa con đừng ra vẻ hờn giận Bố có ngày con sẽ hiểu rõ Bố hơn Một ngày nào đó con sẽ hiểu được chuyện đó và con sẽ hiểu ngay cả những sai lầm của Bố con sẽ hiểu là Bố luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho con Và con sẽ hiểu là vào tuổi của Bố , sự sống còn không còn quan trọng nữa Con đừng lấy đó làm buồn hay cảm thấy bất lực khi con thấy Bố càng ngày càng yếu đi con lại càng nên bỏ thời gian ra để gần gũi Bố hơn như Bố đã luôn bên con từ khi con mới chào đời cho đến khi con khôn lớn
Con hãy dìu Bố đi trong những bước cuối cùng của cuộc đời Bố với tất cả những tình thương của con Bố sẽ mãi mãi bên con Bố của con
……
……
Vấn đề đặt ra cho các GVCN, đó là việc quản lý lớp Việc lồng ghép các trò vui, kỹ năng sống trong giờ sinh hoạt sẽ không tránh khỏi sự ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng tới lớp học bên cạnh, cho dù đây là “sự ồn ào tích cực”
III KẾT QUẢ
Sau thời gian hướng dẫn học sinh và đề ra nhiều biện pháp giáo dục kịp thời phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm tôi nhận thấy học sinh giờ đây rất ham thích tham gia vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm với các hoạt cảnh, câu chuyện ngắn, chương trình văn nghệ Tiết sinh hoạt chủ nhiệm giờ đây thật sự là những món quà nhỏ sinh động và
bổ ích
- Kết quả năm học 2009-2010, lớp 11A8 do tôi chủ nhiệm đạt được những thành quả đáng khích lệ về học lực và hạnh kiểm như sau:
■ĐẦU NĂM
SS:40 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
■CUỐI NĂM
SS:40 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuy chiếm thời gian không nhiều nhưng bồi đắp cho học sinh những kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động tập thể, nâng cao được
ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn Quan trọng hơn các em vun đắp được tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè, từ đó được hình thành và phát triển
có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người, kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình
Trang 10Biết sống hòa nhã sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, gia đình; có ý thức chấp hành tốt quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức khi vui chơi và học tập
C PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tác giả Thanh Hằng - Theo PLXH
2/ Tác giả Nguyễn Hoài Anh Thư (An Giang)
Nguồn: Giáo Dục
3/ Một số tư liệu khác trang Việt Báo (Theo BGD)