1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chinatown (Phố Tàu) – Thuận 2

21 488 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 177 KB

Nội dung

Chinatown (Phố Tàu) Thuận Thuận: "Tôi luôn hướng đến độc giả người Việt ở VN" Một cuốn sách mỏng - 227 trang, bìa có vẻ hơi lòe loẹt nếu nhìn qua, mang cái tên đơn giản đậm màu hướng dẫn du lịch: China Town - Phố Tàu, với tên tác giả cụt lủn: Thuận. Phần giới thiệu tác giả ở trang bìa cũng cụt lủn như vậy: "Thuận. Sinh năm 1967. Tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Pyatigosk (CH Nga), cao học ĐH Paris 7 và ĐH Sorbonne. Tác giả tiểu thuyết Made in Vietnam và một số truyện ngắn, tiểu luận. Hiện sống tại Pháp". Cuốn tiểu thuyết ấy (NXB Đà Nẵng, 2005) đang bắt đầu được tìm đọc. Chúng tôi cũng đã tìm gặp Thuận, nhân dịp chị về VN để cho ra mắt cuốn sách của chị. Thuận mặc chiếc áo khoác may từ loại vải Trung Quốc chuyên làm vỏ chăn "con công" những năm xưa từng là mơ ước của nhiều cặp vợ chồng mới cưới, chiếc áo khoác y chang bức tranh bìa Phố Tàu mà chồng Thuận - họa sĩ Trần Trọng Vũ đã chủ tâm vẽ cho cuốn sách đầu tiên của vợ in ở VN. Không thận trọng cũng không xã giao, Thuận trò chuyện với chúng tôi: Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 1 Chinatown (Phố Tàu) Thuận * Tại sao chị chỉ lấy mỗi một chữ Thuận để làm bút danh? - Tôi từng viết một số truyện ngắn cách đây 10 năm, lấy bút danh Thuận Ánh - tên thật. Sau này tôi muốn người ta quên những gì mình đã viết trước đó, nên từ Made in VN (một tiểu thuyết tôi viết bằng tiếng Việt, in ở Pháp) tôi lấy tên là Thuận, đơn giản là một cái tên khác thôi mà. * Đọc Phố Tàu có cảm giác từ ngữ của chị rất thuần Việt và đơn giản, nhưng câu văn thì ngắt rất nhanh, mạnh và lặp đi lặp lại. Đấy là chủ ý của chị để tạo ra phong cách Thuận? - Văn chương là nghệ thuật của chữ nghĩa nên chữ nghĩa là điều tôi chú trọng nhất. Cái mà tôi tìm kiếm đầu tiên là sự chính xác dễ hiểu. Tôi thích danh từ và động từ, không thích các tính từ và mỹ từ. Trong tiểu thuyết của tôi, nhịp điệu cũng cực kỳ quan trọng, tác phẩm văn học không thể là những câu rời đứng cạnh nhau. Tôi chủ ý viết những câu ngắn không xuống hàng. Những câu ngắn lặp lại nhau, như gối lên nhau. Liên tục tạo thành một nhịp điệu. Phố Tàu chỉ có một nhịp điệu, nhưng có 3 quãng khác nhau, cắt ngang bởi hai lần xuất hiện của một nhân vật không được giải thích lý do xuất hiện cũng như quan hệ với nhân vật chính và hệ thống nhân vật của tiểu thuyết - nhân vật I'm yellow. Tôi Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 2 "Có thể thích hay không thích, nhưng những cuốn sách như thế này làm chuyển động thẩm mỹ của xã hội và tác động đến những người sáng tác khác" Nhà văn Nguyên Ngọc Chinatown (Phố Tàu) Thuận để cho người đọc tự do trôi theo dòng hồi tưởng miên man của nhân vật và muốn họ cảm giác được cái hùng hục của tôi khi viết. * Trong tiểu thuyết, chị đã cố tình không cho nhân vật của mình đi đến phố Tàu - Chợ Lớn, nơi mà theo cô ta là khởi nguồn của mọi bi kịch trong cuộc đời cô ta, nơi cô ta đã mất tình yêu và có thể sẽ mất nốt cả linh hồn của đứa con trai. Chị cố ý như vậy hay vì chị chưa từng đến đó để có thể viết về nó, như chị đã viết về Phố Tàu ở Paris? - Tôi đến phố Tàu - Chợ Lớn nhiều lần. Cũng đã đến phố Tàu ở nhiều thành phố Mỹ. Thực ra, mọi phố Tàu trên TG đều mang một tinh thần như nhau - mà nói chính xác thì phố Tàu ở Paris ít chất Tàu hơn cả. Nhưng vấn đề không phải ở đó, mà với tôi, phố Tàu chỉ là một cái cớ, nó là nỗi ám ảnh thì đúng hơn là một thực thể tồn tại - trong tiểu thuyết. Toàn bộ những gì diễn ra trong các phố Tàu ở cả Paris lẫn Chợ Lớn đều là do nhân vật chính tưởng tượng ra trong dòng hồi ức triền miên và có vẻ lộn xộn của cô ta. * Chị có nhớ được nguyên văn câu đầu và câu cuối của tiểu thuyết không? - Nhớ chứ. "Đồng hồ đeo tay chỉ số 10" và "đồng hồ đeo tay chỉ số 12" * Có nghĩa là . - Câu chuyện của tiểu thuyết chỉ gói gọn trong hai tiếng. * Khi viết, chị hướng đến đối tượng độc giả cụ thể nào không? - Tôi không hình dung ra chân dung cụ thể bạn đọc của mình, già trẻ, nam nữ, làm nghề gì, thành phần xã hội nào. Nhưng tôi chắc chắn là mình luôn hướng đến độc giả người Việt ở VN, những người nói tiếng Việt và đọc thông thạo chữ Việt. Chính vì thế mà tôi muốn bằng mọi cách để in được sách của mình ở VN. * Nghề nghiệp của chị (giảng viên ngôn ngữ) có ảnh hưởng gì đến thói quen viết lách, hay nói văn chương là phong cách viết của chị không? Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 3 Chinatown (Phố Tàu) Thuận - Có chứ tôi đã nói rồi mà, tôi thích sự đơn giản, rõ ràng, chính xác trong từng câu chữ. * Chị thấy đời sống văn học ở VN khác với những nơi chị từng sống (Nga, Pháp .) như thế nào? - Ở nước ngoài, nhà văn muốn được xã hội tiếp nhận phải có bề dày sáng tác nhiều hơn, ít nhất 4-5 tác phẩm (tiểu thuyết) đã in ra mới được công nhận. Còn ở VN, có thể chỉ 2-3 truyện ngắn đã được chào đón nồng nhiệt - như tôi đang được đón tiếp ở đây (cười). Nhưng về vật chất thì ở đâu cũng vậy thôi, một tác phẩm nổi tiếng ở Pháp, in ra, nhà văn được 5.000 FF, tương đương 750 euro, đủ để trả tiền nhà trong một tháng và ông ta đã phải lao động trong 2 năm (!). Nỗi buồn vì văn học không phải là hàng bán chạy là nỗi buồn chung của nhân loại rồi mà. Theo Thể Thao & Văn Hóa Người giới thiệu: Đoàn Ánh D ươ ng Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 4 Chinatown (Phố Tàu) Thuận Mấy hôm rồi ngưng làm việc để cùng cơ quan đi nghỉ ở Vân Đồn - Quan Lạn. Mới thấy đất nước mình đẹp biết bao. Ước gì mình được đặt chân lên tất cả các tỉnh thành theo suốt dải đất hình chữ S . Trở lại với công việc hằng ngày, muốn chia sẻ với bạn bè yêu sách một số tác phẩm văn xuôi đương đại mà mình có đọc đến và dành sự quan tâm. Bắt đầu từ . THUẬN ! Chính xác đến nghiệt ngã khi thể hiện những suy tư và mông lung đến không cùng khi thể hiện những day dứt của nhân vật. Ngôn ngữ vừa rõ ràng, trực diện vừa tạo được những “vùng im lặng” khơi gợi, ám ảnh là nét chủ đạo trong văn phong tiểu thuyết của Thuận, bắt đầu từ Made in Vietnam, qua Chinatown đến Paris 11 tháng 8. Đó cũng là lý do để ngay từ tác phẩm đầu tiên được xuất bản trong nước, cũng là tiểu thuyết thứ hai của chị, là Chinatown, Thuận đã được công chúng văn học và giới phê bình nồng nhiệt đón nhận. CHINATOWN Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 5 Tựa sách: Chinatown Tác giả: Thuận Ngôn ngữ: Tiếng Việt Lĩnh vực: Văn học Năm Xuất bản: 2005 Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng Số trang: 228 Chinatown (Phố Tàu) Thuận Cuốn tiểu thuyết có cấu trúc và nhịp điệu trần thuật độc đáo. Văn bản tác phẩm bị cắt thành ba phần bởi hai quãng nghỉ - là hai đoạn của một tiểu thuyết có tên là I’m yellow - mà nhân vật chính đang viết. Ba phần còn lại thống nhất với nhau bởi cùng một nhịp điệu vừa riết róng dồn đuổi vừa nhẩn nha tỉ mẩn, vừa xót xa nuối tiếc vừa dửng dưng khôi hài. Một thứ humour, grotesque khi hình dung về con người và cuộc sống bằng những câu văn ngắn gọn, chính xác, không xuống hàng, sử dụng rất ít mỹ từ và khai thác tối đa phép lặp. Tiểu thuyết ghi lại dòng hồi tưởng miên man và lộn xộn về tuổi thơ, gia đình, mối tình dang dở, những cảnh huống mưu sinh . của một người phụ nữ Việt tha hương sắp sửa bước vào tuổi tứ tuần. Tàu điện ngầm phải dừng ở một ga hiu hắt vùng ngoại ô Paris. Người ta phát hiện một túi du lịch vô chủ và nghi ngại về khả năng đánh bom ở nơi này hàm chứa một âm mưu khác nguy hiểm hơn. Trong suốt hai tiếng đồng hồ, từ khi “đồng hồ đeo tay chỉ số mười” đến lúc “đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai”, bên cạnh thằng con trai mười hai tuổi đang ngả đầu vào vai mẹ ngủ, người phụ nữ mặc sức thả hồn về quá khứ. Ký ức như một bức tranh ghép mảnh, ngổn ngang và hỗn độn chợt hiện giữa dòng suy tưởng. Có một tuổi thơ tẻ nhạt và cằn cỗi. Một gia đình gắn kết với nhau bằng tình yêu “dị thường” và trách nhiệm giữa các thành viên. Một cuộc mưu sinh rã rời bởi khát vọng và niềm tin “duy ý chí” vào tương lai sáng lạn. Một cuộc tình dang dở bởi biết bao xô đẩy . Bao bọc quá vãng ấy là khung cảnh Hà Nội thời cuối bao cấp và những năm đầu mở cửa; Liên Xô trước công cuộc cải tổ; Paris sau những cuộc biểu tình đòi thay đổi chính sách giáo dục; các chinatown - phố Tàu ở Sài Gòn và khắp các nước . Xen vào đó là tâm trạng hoang hoải của con người hiện đại sau sự kiện 11 tháng 09 và chiến tranh Iraq . Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 6 Chinatown (Phố Tàu) Thuận Chinatown có sự đan lồng của hai tiểu thuyết. Câu chuyện cuộc đời của người phụ nữ Việt tha hương tên Phượng, ám ảnh trong khát vọng tìm lại và nhận chân về người chồng gốc Hoa của mình cũng như khu phố Tàu ở Sài Gòn có tên Chợ Lớn. Và câu chuyện về người đàn ông khát khao trốn chạy người vợ tên Loan, sẵn sàng đến bất cứ nơi đâu trừ Chợ Lớn trong tác phẩm I’m yellow của Phượng. Hai câu chuyện tưởng chừng đối nghịch mà lại rọi chiếu cho nhau. Loan và Phượng (hai cái tên luôn đi kèm với nhau trong tâm thức người Việt) là hai hay là một? Cũng như thế với Thụy (chồng Phượng), hắn (“ông người Pháp” mà bố mẹ Phượng muốn cô gá nghĩa) và chồng Loan bởi những hành động và suy tư của họ? Phần sáng rỡ ở câu chuyện này hình như lại là phần chìm khuất ở câu chuyện kia và ngược lại. Chính xác đến nghiệt ngã khi thể hiện những suy tư và mông lung đến không cùng khi thể hiện những day dứt của nhân vật. Ngôn ngữ vừa rõ ràng, trực diện vừa tạo được những “vùng im lặng” khơi gợi, ám ảnh là nét chủ đạo trong văn phong tiểu thuyết của Thuận, bắt đầu từ Made in Vietnam, qua Chinatown đến Paris 11 tháng 8. Đó cũng là lý do để ngay từ tác phẩm đầu tiên được xuất bản trong nước, cũng là tiểu thuyết thứ hai của chị, là Chinatown, Thuận đã được công chúng văn học và giới phê bình nồng nhiệt đón nhận. ĐOÀN ÁNH DƯƠNG TH Ư VI Ệ N - EBOOK - Th ư vi ệ n Sách Đi ệ n T ử đ ọ c trên Máy tính và Thi ế t b ị di đ ộ ng > KHU V Ự C EBOOK .PRC > T ủ sách Văn h ọ c trong n ướ c > Tập hợp sáng tác của Thuận Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 7 Chinatown (Phố Tàu) Thuận PDA View Full Version : Tập hợp sáng tác của Thuận Quang Hai 25-01-2006, 08:43 AM Xin giới thiệu với các bạn một tập hợp những sáng tác của Thuận - nhà văn nữ hiện sống tại Pháp. Tôi hơi băn khoăn khi lưa chọn đăng trong mục văn học trong nuớc. Bởi lẽ tác giả tuy là nhà văn nguời Việt nhưng sống ở nước ngòai, có các tác phẩm về cuộc sống đuơng đại ở Pháp.Tuy nhiên trong các tác phẩm tôi giới thiệu ở đây, phần Việt vẫn nhiều hơn nên tôi chọn văn học trong nước để đăng. Dưới đây là hai bài giới thiệu đăng trên evan về 2 tiểu thuyết mới của Thuận: ChinaTown và Paris 11 tháng 8 nhằm giúp các bạn có thêm thông tin truớc khi đọc tác phẩm. Mong rằng các bạn sẽ có những phút thỏai mái trong ngày Tết Quang Hai 25-01-2006, 08:45 AM Chinatown - Phố Tàu Tiểu thuyết mới xuất bản của Thuận - nhà văn nữ sinh năm 1967. Dương Tường viết lời giới thiệu. Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 8 Chinatown (Phố Tàu) Thuận Tên sách: Chinatown - Phố Tàu (tiểu thuyết) Tác giả: Thuận (tác giả tiểu thuyết Made in Vietnam và một số truyện ngắn) Nhà sách Kiến Thức liên kết với Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành, tháng 2/2005 Sách dày 230 trang, khổ 13x19 cm, giá bìa: 32.000 đồng. Lời giới thiệu Chinatown. Tên gọi những khu phố hay những cụm khối phố tập trung Hoa kiều hoặc phần lớn cư dân là Hoa kiều. Phố Tàu - Chinatown có ở hầu hết các thành phố lớn của hầu hết các nước trên thế giới. Ở ta, cụ thể ở Sài Gòn, có một Chinatown, trước kia thuộc loại lớn nhất châu Á, là Chợ Lớn, nhưng chỉ gần đây, người ta mới làm quen với từ đó. Chinatown hồ như đã trở thành biểu tượng của tha hương. Chinatown của Thuận, theo những gì ăng-ten tôi bắt sóng được, là một cuốn tiểu thuyết về thân phận tha hương theo nghĩa rộng nhất của từ này. Thời gian của câu chuyện được kể lại bắt đầu từ lúc "đồng hồ đeo tay chỉ số mười" và kết thúc khi "đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai". Giữa khoảng đó, suốt hai tiếng đồng hồ bị kẹt cùng đứa con trai 12 tuổi tại một ga xe điện ngầm ngoại ô Paris vì một túi du lịch vô chủ được phát hiện quanh đó khiến người ta nghĩ "âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt như thế này chứa một âm mưu khác nguy hiểm hơn nhiều", người kể chuyện, một phụ nữ Việt Nam tha hương, một Việt kiều bất đắc dĩ mấp mé tứ tuần, mặc sức thả mình vào những hồi ức và những suy nghĩ miên man về thời đi học, về những ngang trái của thế sự và hoàn cảnh khiến cuộc tình và hôn nhân của mình đâm dở dang bất hạnh, về đứa con trai chỉ mơ đến khi 18 tuổi sẽ được mang ba quốc tịch Việt, Pháp và Trung Hoa (mà vẫn vô tổ quốc!), về trăm thứ chuyện khác . Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 9 Chinatown (Phố Tàu) Thuận Ngổn ngang và tung tóe như những mảnh của một trò chơi ghép hình, không chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không đứt, như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh, cuốn sách đậm đặc một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng. Và luôn luôn nghe thấy một bè ẩn, đúng hơn, một undertone day dứt. Nó giống như âm hưởng của câu hỏi đau đớn mà Paul Gauguin dùng đặt tên cho một kiệt tác cuối đời của ông: D"où venons-nons? Que sommes-nous? Où allons-nous? (Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là cái gì? Chúng ta đi đến đâu?) . Dương Tường Quang Hai 25-01-2006, 08:46 AM Paris 11 tháng 8 Tiểu thuyết của nhà văn Thuận về trận nóng cướp đi sinh mạng gần 15.000 người Pháp năm 2003. Tên sách: Paris 11 tháng 8 Tác giả: Thuận Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2005 Paris 11 tháng 8 là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Thuận. Bằng cách hành Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 10 [...]... 22 9 của Chinatown lại Hà Nội, 4 /20 04 Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 20 Chinatown (Phố Tàu) Thuận Tài liệu tham khảo: 1 Thuận, Chinatown, Nxb Đà Nẵng, 20 05 2 Văn học hậu hiện đại thế giới - Những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội Nhà văn & Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 20 03 3 Lý luận văn học, Khoa Văn, ĐH KHXH&VN, Nxb Giáo dục, 20 03 4 Nguyễn Bình Phương, Thoạt kỳ thủy, Nxb Hội Nhà văn, 20 04... Chinatown và I’m yellow lẫn lộn, chuyển hoá lẫn nhau trong một khối đặc quánh 22 7 trang không chia chương, không thời gian, không không gian cụ thể Nói riêng về cái tên, hai Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 17 Chinatown (Phố Tàu) Thuận quyển tiểu thuyết Chinatown và I’m yellow đã có một sự gắn bó, liên kết không thể tách rời Chinatown là biểu tượng của sự tha hương cô độc, của sự mất gốc, đến độ ba quốc... không phải là Thuận mà cũng là Thuận Tôi cảm nhận thấy rõ có hai Thuận : một Thuận vô thức ghi chép tất thảy, không bỏ sót, không tình cảm, suy nghĩ và một Thuận cứ day dứt, trằn trọc, đau đớn Thuận suy tư, lý tính” thì cứ suy tư, lý tính; Thuận ghi chép” thì cứ ghi chép (chứ không hề kể chuyện), độc giả chỉ là người bị bỏ rơi, người ngoài cuộc nhìn vào, nghĩ sao thì nghĩ còn hai cô Thuận chỉ làm... đến tên tác giả Mà sao tovanhung thấy cái tác phẩm này viết ít ngắt đoạn quá, 1 đoạn văn mà có Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 11 Chinatown (Phố Tàu) Thuận khi 4,5 trang A4? Cái này là do chủ ý của tác giả Thuận hay do người đánh máy chưa edit lại vậy anh Hải? Quang Hai 25 -01 -20 06, 01:55 PM @TVH: Cảm ơn Hưng Mình cũng tìm mà không hiểu sao sáng nay chả thấy cái rule đâu Bây giờ thì nhớ rồi Về chấm câu... này để xem Thuận “quấy rầy” mình ra sao Trong quá trình đọc và khám phá cuốn tiểu thuyết, quả là tôi thấy mình bị “quấy rầy” thật, mà điều khiến tôi cảm thấy bị “quấy rầy” nhiều nhất là những vấn đề về thi pháp và kết cấu của truyện Trong phạm vi bài viết này, tôi tập trung vào việc Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 12 Chinatown (Phố Tàu) Thuận “than phiền” về hai vấn đề trên Thi pháp hư cấu Chinatown. . .Chinatown (Phố Tàu) Thuận văn mới lạ, độc đáo, Thuận tạo được ấn tượng mạnh với độc giả người Việt sống trong và ngoài nước Paris 11 tháng 8 được viết trên sự kiện có thật là trận nóng năm 20 03, kéo dài trong nhiều ngày mà đỉnh điểm của nó là ngày 11/8 Trận nắng nóng này đã cướp đi sinh mạng gần... không một chút tự vệ Mọi quy tắc mỹ học, thưởng thức văn chương Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 13 Chinatown (Phố Tàu) Thuận cổ điển đều bị dỡ bỏ bắt đầu từ cái sự tréo ngoe ấy Trong văn học Việt Nam đương đại, tôi bắt gặp một vài sự tương đồng trong cách đặt tựa đề tác phẩm giữa Thuận và Nguyễn Bình Phương Cả Chinatown lẫn Thoạt kỳ thuỷ, Trí nhớ suy tàn, và thậm chí cả Bả giời đều có ít nhiều điểm giống... nhưng việc cắt nghĩa rõ ràng những nét trùng khớp, những sự liên quan Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 19 Chinatown (Phố Tàu) Thuận giữa những truyện ngắn, những tiểu thuyết, những nhân vật, những con người, những cảnh huống trong Chinatown chẳng đơn giản chút nào Kết Nếu ví von một cách hình ảnh về Chinatown, tôi sẽ không ngần ngại ví nó với một bản nhạc Jazz; một nhịp điệu đều đều, lặp đi, lặp lại... phải ‘”kiên quyết”, nhân vật chính của I’m yellow là một người đàn ông Thế đấy, một Thuận ở ngoài đời trùng khít lý lịch với “tôi” trong Chinatown lại trùng luôn cả với nhân vật “gần chính” đồng hành cùng nhân vật chính trong I’m yellow lại còn lằng nhằng với một Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 14 Chinatown (Phố Tàu) Thuận nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của tác giả nữa Đó như một bức “collage”... và sự vô phương, tha hương của “tôi” (nhân vật chính trong Chinatown) ở thì hiện tại, ở sự dằn vặt “tôi chỉ muốn biết Thuỵ ở đâu, gặp ai, làm gì Những ngày ấy” Nếu mô hình mỗi nhân vật là một đường thẳng thì hai nhân vật này gặp nhau ở một điểm rồi đi ra đến vô cùng cũng giống như một sự Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 18 Chinatown (Phố Tàu) Thuận từ bỏ quá khứ để hướng đến tương lai đang rộng mở, khi . Chinatown Tác giả: Thuận Ngôn ngữ: Tiếng Việt Lĩnh vực: Văn học Năm Xuất bản: 20 05 Nhà xuất bản: NXB Đà Nẵng Số trang: 22 8 Chinatown (Phố Tàu) – Thuận Cuốn tiểu. tác của Thuận Trần Cảnh Huy (sưu tầm) Trang 7 Chinatown (Phố Tàu) – Thuận PDA View Full Version : Tập hợp sáng tác của Thuận Quang Hai 25 -01 -20 06, 08:43

Ngày đăng: 03/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w