Hiện nay công tác lập kế hoạch kinh doanh rất cần thiết và quan trọng đối với nền kinh tế thị trường. Hỗ trợ sinh viên trong việc lập kế hoạch kinh doanh trong các trường đại học cao đẳng với kết cấu hợp lý, tuân thủ nguyên tắc. Đồng thời tham khảo cho những bạn đam mêm kinh doanh.
Trang 1Khóa luận tốt nghiệp Đại học Lời cảm ơn
Em xin cảm ơn ThS Phan Tú Anh đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, đóng góp
ý kiến trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận
Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Sinh viên,
Sinh viên:
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp Đại học Mục lục
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC HÌNH , BẢNG BIỂU v
LỜI MỞ ĐẦU vii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1
1.1.1 Khái niệm về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 1
1.1.2 Ý nghĩa của việc tổ chức sản xuất hợp lý trong doanh nghiệp 1
1.1.3 Mục tiêu của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 1
1.1.4 Nội dung chủ yếu của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp 2
1.2 TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2
1.2.1 Yêu cầu của công tác tổ chức trong doanh nghiệp sản xuất 2
1.2.2 Nội dung công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN 20
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Yên Bái 20
2.1.2 Khái quát về Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn 20
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn 23
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN 25
2.2.1 Các loại sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn.25 2.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn 26
Sinh viên:
Trang 3Khóa luận tốt nghiệp Đại học Mục lục
2.2.3 Tổ chức dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn 35
2.2.4 Tổ chức mặt bằng sản xuất tại Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn 37
2.2.5 Tổ chức lao động tại Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn 44
2.2.6 Chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất và chế độ kiểm tra sửa chữa dự phòng 53
2.2.7 Tổ chức cung ứng và sử dụng nguyên, nhiên vật liệu 56
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN 70
2.3.1 Những ưu điểm 70
2.3.2 Một số khó khăn, tồn tại 70
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 75
3.1.1 Định hướng của công ty đến năm 2020 75
3.1.2 Mục tiêu của công ty 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCTỔ CHỨC SẢN XUẤTTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN 3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN 76
3.2.1 Bố trí lại mặt bằng sản xuất tại các bộ phận 76
3.2.2 Cải thiện môi trường làm việc của người lao động 79
3.2.3 Điều chỉnh, nâng cấp, thay thế các trang thiết bị, công cụ dụng cụ 80
3.2.4 Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ 81
3.2.5 Nâng cao hiệu quả quản trị nguyên vật liệu đầu vào 82
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Sinh viên:
Trang 4Khóa luận tốt nghiệp Đại học Danh mục từ viết tắt
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Sinh viên:
Trang 5Khóa luận tốt nghiệp Đại học Danh mục hình, bảng biểu
DANH MỤC HÌNH , BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Một số phương án bố trí mặt bằng sản xuất dây chuyền
Hình 1.2: Sơ đồ chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch
Hình 1.3: Sơ đồ lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy đế.
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình sản xuất giấy vàng mã
Hình 2.4: Sơ đồ vị trí Trụ sở Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí sản xuất tại Xí nghiệp Giấy xuất khẩu
Hình 2.6: Vị trí bố trí Xí nghiệp Giấy Trấn Yên
Hình 2.7: Sơ đồ bố trí khu vực sản xuất tại Xí nghiệp Giấy Văn Yên
Hình 2.8: Sơ đồ mặt bằng sản xuất tại 2 Xí nghiệp Văn Yên và Trấn Yên
Hình 2.9: Mô hình tổ chức tại Xí nghiệp
Hình 2.10: Sơ đồ công tác kiểm tra tại Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí sản xuất đã sửa đổi tại Xí nghiệp Giấy xuất khẩu
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí sản xuất đã sửa đổi tại Xí nghiệp Trấn Yên và Văn Yên……… Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.2: Báo cáo doanh thu bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh năm 2013
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn lao động của công ty năm 2010 – 2013
Bảng 2.4: Cơ cấu lao dộng theo độ tuổi năm 2013
Bảng 2.5: Chế độ thực hiện ca làm việc trong ngày
Bảng 2.6: Phân công lao động tại Xí nghiệp Giấy Xuất khẩu năm 2013
Bảng 2.7: Phân công lao động tại Xí nghiệp Giấy Trấn Yên – Xí nghiệp Giấy Văn Yên năm 2013
Bảng 2.8: Các loại máy móc thiết bị chính và phụ trong sản xuất
Bảng 2.9: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm giấy đế
Bảng 2.11: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm giấy đế
Sinh viên:
Trang 6Khóa luận tốt nghiệp Đại học Danh mục hình, bảng biểu
Bảng 2.12: Kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của năm 2013
Bảng 2.13: Số lượng nguyên liệu tre, nứa, vầu thu mua qua các năm 2010 - 2013 Bảng 2.14: Số lượng xút NaOH mua qua các năm 2010 - 2013
Bảng 2.15: Số lượng Dầu FO mua qua các năm 2010 - 2013
Hình 2.11: Cơ cấu thu mua nguyên vật liệu qua 4 năm 2010 - 2013
Bảng 2.16: Sản lượng thu mua nguyên liệu ở huyện Trấn Yên các năm 2010-2013 Bảng 2.17: Sản lượng thu mua nguyên liệu ở huyện Văn yên các năm 2010-2013
Bảng 2.18: Sản lượng thu mua nguyên liệu ở huyện Lục yên các năm 2010-2013
Bảng 2.19: Sản lượng thu mua nguyên liệu ở các huyện khác các năm 2010-2013 Bảng 2.20: Chi phí vận chuyển/1 tấn nguyên liệu tre, nứa, vầu
Bảng 2.21: Hoạt động dự trữ nguyên vật liệu đầu vào qua các năm
Bảng 2.22: Chi phí mua nguyên vật liệu qua các năm 2010 - 2013
Bảng 2.23: Chi phí mua nguyên vật liệu qua các năm 2010 – 2013
Sinh viên:
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp Đại học Lời mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc nước ta ra nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hộiphát triển hơn cho nền kinh tế, tuy nhiên cũng tạo ra sự cạnh tranh khá gay gắt từchính các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài Điều này đặt ra thách thứcđối với các nhà quản lý, phải làm sao để doanh nghiệp của mình có thể đứng vững vàphát triển trước vô số sự nhòm ngó của các đối thủ tiềm năng
Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh khốcliệt đó Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh mới, HAPACOYên Sơn cần phải đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh
Muốn hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao thì một trong những vấn đề cầnđược quan tâm hàng đầu đó là công tác tổ chức sản xuất - quyết định đến số lượng,chất lượng của sản phẩm Để cạnh tranh hiệu quả, lãnh đạo Công ty phải đưa ra nhữngbiện pháp nào để tổ chức sản xuất khoa học tạo ra dây chuyền sản xuất nhịp nhàng ănkhớp, giảm mọi chi phí không hợp lý, sắp xếp đào tạo nhân sự nhằm nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng suất lao động
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn, được sự quantâm và giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo cũng như các nhân viên trong Công ty, đồngthời nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác tổ chức sản xuất đối với Công ty
cổ phần HAPACO Yên Sơn nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói
chung, sau khi kết thúc khóa học em đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn” làm khóa
luận tốt nghiệp với hy vọng áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, từ đó đưa ra một
số đề xuất để giúp đơn vị sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất
Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1 : Một số nội dung về công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2 : Thực trạng công tác Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần
HAPACO Yên Sơn.
Chương 3 :Một số biện pháp hoàn thiện công tác Tổ chức sản xuất tại Công ty
cổ phần HAPACO Yên Sơn.
Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.1 Khái niệm về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức laođộng và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất
và công nghệ sản xuất đã định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả caotrên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường: sản xuất cái gì?Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
1.1.2 Ý nghĩa của việc tổ chức sản xuất hợp lý trong doanh nghiệp
Về cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩarất to lớn về nhiều mặt:
- Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên liệu,vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanh nghiệp
- Góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu tổng hợp của doanh nghiệp
1.1.3 Mục tiêu của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, cho nên tổ chứcsản xuất bị chi phối bởi mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanhnghiệp kinh doanh mục đích là lợi nhuận, đối với doanh nghiệp công ích mục đích làphục vụ
Mỗi doanh nghiệp, để đạt được mục đích của mình lại đòi hỏi có những mục tiêu
cụ thể khác nhau để thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp Do đó, công tác tổchức sản xuất trong mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau Chẳng hạn như đối với doanhnghiệp sản xuất kinh doanh, để đạt được mục đích là lợi nhuận cần đảm bảo các yêucầu: chất lượng cao, giá thành thấp, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng Tổ chứcsản xuất cần thực hiện được những mục tiêu sau:
- Bảo đảm chất lượng dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng
- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra
- Rút ngắn thời gian sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các mục tiêu thường mâu thuẫn với nhau Vấn đề cầnđặt ra là phải biết xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu để tạo thế cân bằng động, đó là
sự cân bằng tối ưu giữa chất lượng, tính linh hoạt của sản xuất, tốc độ cung cấp và hiệuquả phù hợp với hoàn cảnh môi trường trong từng thời kỳ cụ thể, tạo ra sức mạnh tổnghợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Trang 9Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.4 Nội dung chủ yếu của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
- Xác định cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp
- Loại hình và phương pháp tổ chức sản xuất
- Tổ chức sản xuất về không gian và thời gian
- Tổ chức lao động trong doanh nghiệp
- Chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất và chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch
- Tổ chức cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu
1.2.1 Yêu cầu của công tác tổ chức trong doanh nghiệp sản xuất
Do tính phức tạp của tổ chức sản xuất cùng với những trở ngại về công nghệ, tổ chức trong quá trình tổ chức sản xuất để thiết kế phương án tổ chức thích hợp với lĩnh vực kinh doanh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp Chính vì thế, cần phải đảmbảo những yêu cầu sau:
- Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất
- Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm và dịch vụ
- An toàn cho người lao động
- Phù hợp với khối lượng sản phẩm sản xuất
- Thích ứng với môi trường sản xuất bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp
- Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến
1.2.2 Nội dung công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
1- Lựa chọn cơ cấu tổ chức sản xuất
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp luôn có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau
đó là:
- Mặt vật chất – kỹ thuật của sản xuất, bao gồm sự tác động của sức lao động(lao động công nghệ, lao động quản lý, lao động phụ trợ) lên đối tượng lao động bằngcác công cụ lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm
- Mặt kinh tế - xã hội của sản xuất cho thấy quá trình sản xuất trong doanhnghiệp còn là quá trình củng cố mối quan hệ sản xuất, quá trình lao động sáng tạo vàhiệp tác của người lao động
Trang 10Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý là tiền đề cho quá trình tổ chức sảnxuất, tổ chức và phân công lao động hợp lý
Căn cứ vào chức năng và nội dung công việc để xác định cơ cấu của doanhnghiệp và thường gồm các bộ phận:
- Bộ phận lao động sản xuất là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuấtkinh doanh như: bộ phận phân xưởng sản xuất, bộ phận thi công…
- Bộ phận lao động quản lý thực hiện những tác động vào mối quan hệ giữa các
bộ phận, cá nhân nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh Bộ phận này lại gồmcác bộ phận lãnh đạo, bộ phận chuyên môn kỹ thuật – nghiệp vụ và bộ phận thừa hànhphục vụ
- Bộ phận lao động bổ trợ là bộ phận làm những công việc tác động vào quátrình chuẩn bị, đảm bảo các điều kiện cho lao động sản xuất trực tiếp – bộ phận laođộng công nghệ
Một cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý, tối ưu phải đạt được một số tiêu chuẩn sau:
- Tinh giảm, gọn nhẹ: số lượng các bộ phận sản xuất phải giảm đến mức thấpnhất
- Không gây chồng chéo: các bộ phận khác nhau phải được phân công nhiệm cụkhác nhau Tránh tình trạng một bộ phận thực hiện hai nhiệm vụ cũng như hai bộ phậnđược giao một nhiệm vụ Có như vậy mới dễ quản lý và các bộ phận sản xuất khônggây cản trở lẫn nhau
- Cơ cấu tổ chức sản xuất phải đảm bảo tính cân đối: đảm bảo quan hệ tỷ lệ giữacác bộ phận về số lượng lao động, thiết bị, mặt bằng sản xuất
- Quy mô của các bộ phận sản xuất phải tương xứng với trình độ và năng lựccủa người quản lý, người lao động
- Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo ổn định cả khi có những biến động về nhiệm vụ,hoàn cảnh… do những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài gây ra
- Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo hiệu quả: chi phí sản xuất thấp nhưng hiệu quảkinh tế cao, tiết kiệm nguồn tài nguyên, môi trường cho xã hội
2- Các phương pháp tổ chức sản xuất
Thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp đã chỉ ra rằng có nhiều phương pháp tổ chứcsản xuất khác nhau Mỗi phương pháp phải thích ứng với những đặc điểm trình độ tổchức và kỹ thuật với từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp Có một số phươngpháp tổ chức sản xuất cơ bản sau:
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Sản xuất dây truyền là một hình thức tổ chức sản xuất liên tục lặp đi lặp lại màđối tượng lao động hoàn thành công việc theo tuyến công nghệ nhất định, thông quacác bộ phận sản xuất một cách thứ tự, đồng thời theo tốc độ sản xuất nhất định
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suất, nhịp nhàng, khối lượng lớn Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối Các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành các dòng nhằm mục đích thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã được chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa, có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm Máy móc, thiết bị có thể sắp đặt theo một đường cố định như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành các dây chuyền Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, đường di chuyển của nhiên liệu, bán thành sản phẩm và sản phẩm, người ta chia thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp
Dây chuyền sản xuất có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc đường chứ U Có thể biểu diễn như sơ đồ sau:
Hình 1.1: Một số phương án bố trí mặt bằng sản xuất dây chuyền
Những ưu điểm của tổ chức sản xuất theo dây chuyền:
- Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh
- Chi phí đơn vị sản phẩm thấp
- Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất
- Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng
- Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao
- Hình thành thói quen, kinh nghiệp và có lịch trình sản xuất ổn định
- Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao
Những hạn chế:
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
- Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình
- Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng nghỉ khi có một công đoạn bị trục trặc Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn
- Không áp dụng được chế độ khuyến khích cá nhân do tăng năng suất lao động của một công nhân không có tác dụng thưc tế
Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm được thể hiện ở chỗ không thiết kế quytrình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làmchung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn Các chi tiết trong nhómđược gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy
Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí thiết
bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cả nhóm, dựavào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn Phương pháp này bao gồm những việc sau:
- Tất cả các chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo, sau khi được tiêu chuẩn hóa, được phân loại thành từng nhóm, căn cứ vào kết cấu, công nghệ giống nhau, yêu cầu máy móc và đồ gá lắp cùng loại
- Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn
và tổng hợp các yếu tổ của các chi tiết khác trong nhóm
- Lập quy trình công nghệ cho nhóm hay là cho chi tiết tổng hợp đã lựa chọn
- Tiền hành xây dựng định mức thời gian các bước cộng việc của chi tiết tổng hợp
- Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp cho cả nhóm và bố trí thiết bị, máy móc
để sản xuất
Hiệu quả của phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm:
- Giảm bớt thời gian chuẩn bị về kỹ thuật
- Giảm nhẹ công tác xây dựng mức kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch và điều độ sản xuất
- Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất
- Tạo điều kiện cải tổ chức lao động, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá lắp và nhờ
đó giảm chi phí hao mòn máy móc, giảm giá thành sản phẩm
3- Tổ chức sản xuất theo không gian và thời gian
Tổ chức về không gian của quá trình sản xuất chính là sự định vị doanh nghiệptrên một địa điểm nhất định, sự tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian cácphương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đápứng nhu cầu thị trường Kết quả của công tác tổ chức về không gian của quá trình sảnxuất là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuấthoặc dịch vụ
Các kiểu bố trí mặt bằng sản xuất:
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
- Tổ chức theo hình thức công nghệ
- Tổ chức theo hình thức đối tượng
- Tổ chức theo hình thức hỗn hợp
Một số phương pháp bố trí mặt bằng sản xuất:
Trong thực tế hiện nay không có một phương pháp bố trí mặt bằng sản xuất tối
ưu nhất có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệmthử đúng sai để xác định phương án bố trí mặt bằng hợp lý
Công việc bố trí mặt bằng sản xuất được thực hiện khi thiết kế một nơi làm việcmới của một doanh nghiệp hoặc khi cải tiến hợp lý hóa quá trình sản xuất Trường hợp
bố trí mặt bằng sản xuất mới cho doanh nghiệp thường thuận lợi hơn việc bố trí lại mặtbằng sản xuất do khi bố trí mặt bằng sản xuất mới sẽ ưu tiên hàng đầu những yêu cầu
về bố trí mặt bằng sản xuất, trong khi bố trí lại mặt bằng sẽ chịu sự chi phối bởi rấtnhiều yếu tố: kiến trúc, cơ sở vật chất sẵn có… và thường phải đánh giá xem xét kỹcác yếu tố để xác định thứ tự ưu tiên các yếu tố mà đôi khi các yêu cầu của bố trí mặtbằng không được ưu tiên hàng đầu
Để bố trí mặt bằng sản xuất được hợp lý cần thu thập các thông tin: mục đích sảnxuất và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, khối lượng sản phẩm dịch vụ, cơ cấu sảnphẩm dịch vụ, cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộphận sản xuất, số lượng lao động của mỗi bộ phận, dây truyền sản xuất, diện tích sảnxuất, quan hệ giữa các phần diện tích hợp thành diện tích sản xuất… Trên cơ sở cácthông tin thu thập được cần tiến hành phân tích đánh giá để lựa chọn kiểu bố trí mặtbằng sản xuất cho phù hợp
Thông thường người ta sử dụng phương pháp lượng hóa cụ thể là tối thiểu hóachi phí hoặc thời gian, quãng đường vận chuyển Phương pháp này coi các yếu tố chiphí hoặc thời gian vận chuyển, quãng đường vận chuyển là tiêu chuẩn để lựa chọn
Tổ chức thời gian của quá trình sản xuất là tổ chức quá trình diễn biến của từngbước công việc sản xuất, ở từng nơi làm việc có liên quan đến thời gian tạo nên kếtcấu thời gian của quá trình sản xuất (chu kỳ sản xuất)
- Tổ chức công việc trên các chỗ làm việc đã được phân bố nhất định, trong một
số lượng và yêu cầu về chất lượng nhất định, sao cho các thời hạn kế hoạch đã đượcthiết lập giữ vững
- Các thiết bị sản xuất được sử dụng tốt nhất Tất cả các thời gian khai thác,kiểm tra, vận chuyển…là ngắn nhất
Chu kỳ sản xuất và cách xác định chu kỳ sản xuất
- Khái niệm chu kỳ sản xuất:
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuấtcho đến lúc chế tạo xong Chu kỳ sản xuất được coi là một trong các chỉ tiêu kinh tế đểđánh giá trình độ sản xuất và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp
Chu kỳ sản xuất có thể được xác định cho từng chi tiết, từng bộ phận hoặc chomột sản phẩm hoàn chỉnh
- Phân loại thời gian trong chu kỳ sản xuất:
+ Thời gian hoàn thành các bước công việc theo quá trình công nghệ
+ Thời gian kiểm tra kỹ thuật
+ Thời gian gián đoạn do sản phẩm dở dang ngừng vận động, dừng lại tại nơilàm việc, kho trung gian, trong những ngày và ca không làm việc
+ Thời gian quá trình tự nhiên tác động vào đối tượng lao động
- Rút ngắn chu kỳ sản xuất:
Rút ngắn chu kỳ sản xuất kà một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chứcsản xuất Bởi lẽ, độ dài của chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sảnphẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất của thiết bị, máy móc, diện tích sản xuất;đến tình hình luân chuyển vốn lưu động và đến việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuât.Rút ngắn chu kỳ sản xuất có thể được thực hiện theo hai phương hướng hoặc hainhóm biện pháp sau:
+ Cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình hay phương pháp công nghệ, áp dụng
kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm thời gian quá trình công nghệ và thay thế quá trình tựnhiên bằng quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn
+ Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, hạn chế và xóa bỏ thời gian gián đoạn,tăng cường công tác kiểm tra, tiến hành sửa chữa thiết bị, máy móc trong những cakhông sản xuất, tăng cường công tác điều độ sản xuất nhằm xóa bỏ thời gian ngừngviệc do thiếu nguyên liệu hoặc do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sảnxuất Biện pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở đây là lựa chọn hợp lý phương thứcphối hợp các bước công việc nhằm rút ngắn thời gian công nghệ
Các phương thức phối hợp các bước công việc
Phương thức phối hợp các bước công việc có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ sản xuất.Chu kỳ sản xuất dài hay ngắn một phần tùy thuộc vào chỗ trong quá trình công nghệ,một loại sản phẩm được chế biến đồng thời cùng một lúc trên tất cả các nơi làm việchoặc chế biến xong cả loạt nơi làm việc rồi mới chuyển sang nơi làm việc khác
Trên góc độ của đối tượng lao động để xem xét ta thấy những phương thức phốihợp các bước công việc tương ứng với các hình thức vận động của đối tượng lao độngtrong quá trình sản xuất Trong thực tiễn, các doanh nghiệp thường sử dụng cácphương thức sau đây để rút ngắn thời gian công nghệ của kỳ sản xuất
- Phương thức tuần tự
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Theo phương thức này, mỗi chi tiết trong mỗi đợt chế biến chờ cho toàn bộ chitiết của đợt được chế biến xong ở bước công việc trước mới chuyển sang bước côngviệc sau Như vậy, các bước công việc được tiến hành một cách tuần tự, kế tiếp nhau.Khi áp dụng phương thức này, lượng sản phẩm dở dang ở nơi làm việc sẽ lớn, chiếmnhiều diện tích sản xuất, thời gian của quá trình công nghệ dài
Phương thức tuần tự thường được áp dụng ở những bộ phận sản xuất được phâncông chế biến nhiều loại sản phẩm Nói cách khác nó được sử dụng rộng rãi trong loạihình sản xuất đơn chiếc và hàng lọat nhỏ
- Phương thức song song
Theo phương thức này, việc sản xuất sản phẩm được thực hiện đồng thờu trên tất
cả các nơi làm việc Nói cách khác là trong cùng thời điểm, loạt sản phẩm được chếbiến ở tất cả các nơi làm việc Mỗi chi tiết được chế biến ở bước công việc thứ nhấtđược chuyển ngay sang bước công việc thứ hai lại chuyển sang bước công việc thứba…(không chờ đợ chế biến xong cả đợt ở mỗi bước công việc rồi mới chuyển)
Phương thức này có thời gian quá trình công nghệ ngắn hơn cả và thích hợp vớiloại hình sản xuất khối lượng lớn và hàng loạt lớn Đặc biệt là trong trường hợp thờigian các bước công việc bằng nhau thì phương thức này sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn.Trong trường hợp thời gian của các bước công việc có sự chênh lệch đáng kể thìviệc áp dụng phương thức này sẽ sinh nhược điểm: xuất hiện những quãng thời giantạm ngừng sản xuất Khi áp dụng phương thức này các thiết bị, máy móc phải được bốtrí theo hình thức đối tượng
- Phương thức hỗn hợp
Phương thức hỗn hợp còn được gọi là phương thức song song – tuần tự, vì nó kếthợp cả hai phương thức nêu trên Theo phương thức này, khi chuyển đối tượng laođộng từ bước công việc trước sang bước công việc sau mà thời gian bằng nhau hoặcthời gian bước công việc trước ngắn hơn bước công việc sau thì chuyển từng cái một(tức là theo phương thức song song) Trái lại, khi thời gian bước công việc trước dàihơn bước công việc sau thì chuyển theo cả đợt (tức là phương thức tuần tự)
Áp dụng phương thức này sẽ loại trừ được những trường hợp thiết bị, máy móc
và công nhân phải tạm ngừng sản xuất để chờ đối tượng lao động, nhờ đó mà tận dụngđược thời gian chưa sản xuất loại chi tiết này để sản xuất chi tiết khác Vì vậy, phươngthức này được sử dụng rộng rãi trong những đơn vị có loại hình sản xuất khối lượnglớn và hàng loạt (lớn và vừa) nhằm giải quyết có hiệu quả trong trường hợp quá trìnhcông nghệ bao gồm nhiều bước công việc vó thời tian chênh lệch nhau nhiều
Thời gian quá trình công nghệ theo phương thức này tuy dài hơn thời gian quátrình công nghệ theo phương thức song song, nhưng lại ngắn hơn thời gian quá trìnhcông nghệ theo phương thức tuần tự
4- Tổ chức lao động của doanh nghiệp
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Vai trò của cơ cấu lao động tối ưu
Như chúng ta đều biết, muốn sản xuất ra của cải vật chất cần phải có 3 yếu tố: laođộng, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó, lao động là yếu tố quan trọngnhất Nếu không có lao động thì mọi hoạt động sản xuất bị ngừng trệ Tuy nhiên muốncho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, cần phải hình thành một cơ cấu lao động tối
ưu trong doanh nghiệp
Do đó cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ sốlượng, ngành nghề, chất lượng, giới tính, lứa tuổi, đồng thời được phân định rõ chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân vớinhau, đảm bảo mọi người đều có việc làm, mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụtrách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị trên phạm vi toàn doanh nghiệp
Như vậy, cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở đảm bảo cho quá trình sản xuất đượctiến hành cân đối nhịp nhàng và liên tục; là cơ sở để đảm bảo nâng cao hiệu quả củaquá trình sản xuất và của doanh nghiệp Ngoài ra cơ cấu lao động tối ưu còn là cơ sởcho việc phân công, bố trí lao động; là cơ sở cho công tác đào tạo và quy hoạch cánbộ; là cơ sở để khai thác triệt để các nguồng khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp.Bên cạnh những ý nghĩa mà chúng ta lượng hóa được, cơ cấu lao động tối ưu còn tạo
ra một môi trường, một động lực (sức mạnh vô hình) để kích thích sản xuất phát triển
Phương pháp xác định cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp sản xuất
Để có được một cơ cấu lao động tối ưu, khi xây dựng phải dựa vào các căn cứsau:
- Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm hay dịch vụ
- Cấp bậc kỹ thuật công việc
- Định mức thời gian lao động
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Xuất phát từ các căn cứ trên, việc xác định cơ cấu lao động tối ưu được thực hiệnqua các bước sau:
Bước 1: Xác định lao động cho từng nghề theo công thức
Trong đó:
: Là số lượng sản phẩm loại i
t : là định mức thời gian lao động nghề i cho sản phẩm
: Là hiệu suất sử dụng thời gian của công nhân
60
gi i
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Bước 2: Tổng hợp lao động các nghề trong năm
Bước 3: Tổng hợp lao động sử dụng trong toàn doanh nghiệp
Đây là công tác thực tiễn về xây dựng và áp dụng mức lao động cho tất cả cácquá trình lao động Định mức lao động có hai loại cơ bản là mức sản lượng và mứcthời gian
Mức lao động là công cụ quan trọng trong tổ chức lao động, nó là cơ sở để tínhtoán lao động và phân công giao việc cũng như xác định kết quả sản xuất của ngườilao động… Do đó, để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao doanh nghiệp phải thườngxuyên hoàn thiện định mức lao động trong tất cả các khâu: Xây dựng định mức, ápdụng định mức và quản lý định mức
Có hai nhóm phương pháp cơ bản để xây dựng định mức là: phương pháp tổnghợp và phương pháp phân tích Trong mỗi nhóm lại có những phương pháp cụ thể, mỗiphương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng đơn vị sản xuấtkhác nhau Do đó, người làm công tác định mức cần xem xét, đánh giá, lựa chọnphương pháp thích hợp
Phân công lao động
Là quá trình phân chia toàn bộ nhiệm vụ sản xuất thành những công việc nhỏ traocho các lao động có nghề nghiệp và trình độ phù hợp
Nhiệm vụ sản xuất trong một xí nghiệp rất phức tạp thông thường được chiathành các nhiệm vụ chung cho một nhóm người trong một bộ phận sản xuất nhất định.Trên cơ sở nhiệm vụ chung cho một nhóm người lại chia nhỏ thành các nhiệm vụ sảnxuất cụ thể để trao cho từng cá nhân
Thường có hai hình thức phân công lao động cơ bản đó là:
- Phân công lao động chung: là phân công lao động giữa các nhóm lao động,giữa các bộ phận sản xuất Vấn đề phân công lao động chung được giải quyết trongphần xây dựng và hình thành cơ cấu tổ chức sản xuất Hoàn thiện phân công lao độngchung phải hoàng thiện cơ cấu tổ chức sản xuất
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
- Phân công lao động cá biệt: là phân công lao động giữa các cá nhân trong một
bộ phận sản xuất Có thể phân công cá biệt theo các hình thức sau:
+ Phân công lao động theo chức năng, nhiệm vụ
+ Phân công lao động theo công nghệ
+ Phân công theo mức độ phức tạp của công việc
Để phân công lao động cho từng cá nhân phải tiến hành những công việc sau:+ Xác định số lượng công việc
+ Mô tả chi tiết công việc
+ Bố trí lao động cho các cá nhân
Có thể sử dụng phương pháp Hungary để phân công công việc cho cá nhân
Hiệp tác lao động
Song song với quá trình phân công lao động là quá trình hiệp tác lao động Hiệptác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã phân công thường có hiệp tác laođộng theo thời gian và theo không gian
Hiệp tác lao động theo không gian bao gồm các hình thức hiệp tác lao động giữacác xí nghiệp, giữa các phân xưởng, giữa những người lao động với nhau trong một bộphận sản xuất
Hiệp tác lao động về mặt thời gian bao gồm việc tổ chức ca kíp, tổ chức chế độlàm việc cho người lao động
Đối với công tác vận chuyển và phát thư báo, song song với hình thức phân cônglao động theo chuyên môn đường thư, đoạn phát có các hình thức hợp tác lao độngtheo không gian như luân phiên thay đổi các Bưu tá hay hộ tống viên theo vòng trònhoặc theo nhóm tuyến đường, đoạn phát
Đối với công nhân khai thác thường phối hợp công việc theo thời gian bằng cáchluân phiên nhau nghỉ lễ, nghỉ phép và luân phiên làm việc theo ca trong ngày, mùa,năm Ngoài ra, để tránh tình trạng nhàm chán do lặp đi lặp lại một số thao tác trongmột thời gian dài và tạo điều kiện để công nhân phát triển toàn diện người ta còn bố trílao động luân phiên nhau làm các công việc khác nhau trong cùng một bộ phận
Điều phối lao động là bố trí ca – kíp, phân bổ lực lượng lao động theo tải trọng
Để điều phối lao động hiện nay có hai quan điểm khác nhau
Quan điểm truyền thống:
Nguồn lao động được định biên là nguồn cứng, không co dãn hoặc không biếnđộng lớn Bố trí lao động làm việc tương ứng với sự lên xuống của tải trọng, người sửdụng lao động phải chấp nhận và chịu mọi tổn thất về sự lãng phí lao động Tương ứngvới sự dao động của tải trọng theo giờ, ngày, tháng…người ta thiết lập ba bài toán quy
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
hoạch tuyến tính nhằm phục vụ cho mục đích tương ứng: phân bổ lực lượng lao độngtheo tải trọng giờ, theo ngày, theo tháng Trong mỗi bài toán, nhiệm vụ của mỗi bàitoán là khác nhau nhưng cách tiến hành lại tương tự nhau:
- Bước 1: Tiến hành điều tra tải trọng của cơ sở sản xuất cần điều phối lao động
- Bước 2: Quy đổi tải trọng của từng loại sản phẩm dịch vụ về đại lượng chung
là cường độ tải trọng
- Bước 3: Tiến hành thiết lập các phương án có thể sử dụng
- Bước 4: Thiết lập bài toán và giải bài toán tìm ra phương án tối ưu
Quan điểm thị trường:
Nguồn lao động là nguồn có thể co dãn được một cách tùy ý thông qua hợp đồnglao động Xã hội và bản thân người lao động phải chấp nhận và chịu tổn thất về tìnhtrạng lao động Do đó, để điều phối lao độg theo quan điểm này người ta đi từ bài toánphân bổ lao động theo tải trọng tháng
- Bước 1: Tìm tổng số lao động dài hạn của đơn vị là bao nhiêu dựa vào tảitrọng tháng
- Bước 2: Điều phối lao động dài hạn theo tải trong tháng
- Bước 3: Điều phối lao động theo ngày, ca bằng cách bố trí bổ xung lao độngthiếu so với tải trọng bằng các lao động trong và ngoài doanh nghiệp
Sau khi đã phân công và hiệp tác lao động cần phải bố trí địa điểm làm việc chophù hợp và đảm bảo các yêu cầu: các trang thiết bị, công cụ phải đảm bảo dễ thấy, dễlấy, dễ sử dụng, ngăn nắp khoa học Ngoài ra khi bố trí địa điểm làm việc còn phải chú
ý đến các yếu tố văn hóa dân tộc, giới tính và phù hợp với đặc điểm khí hậu nhằm tạocho người lao động có cảm giác hứng thú làm việc, làm việc với chất lượng cao
Phục vụ địa điểm làm việc có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nơilàm việc như cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất Tránh tìnhtrạng công nhân phải chờ việc hoặc chờ nguyên vật liệu, điện năng, đặc biệt đối vớicác địa điểm đã cơ giới hóa, áp dụng công nghệ khai thác hiện đại Nội dung chủ yếucủa phục vụ sản xuất là chăm sóc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị…
Khi tổ chức địa điểm làm việc cần phải lưu ý đến vấn đề môi trường lao độngnhư ánh sáng, vệ sinh, điều kiện khí hậu, chống bụi, tiếng ồn nơi sản xuất Đây lànhững yếu tố thuộc môi trường sản xuất nhưng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tớinăng suất lao động, sức khỏe của người lao động
5- Chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất và chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
- Chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất là sự tổng hợp các phương án, các biện pháp
có liên quan mật thiết với nhau về cải tiến sản phẩm cũ, tự động hóa quá trình sảnxuất, áp dụng các phươngpháp công nghệ và tổ chức sản xuất tiên tiến mang lại hiệuquả kinh tế cao
- Công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuât có ảnh hưởng to lớn đến quá trình sảnxuất, thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng như các chỉ tiêu sản lượng,chất lượng, năng suất lao động, mức tiêu hao nguyên vật liệu
Sửa chữa máy móc thiết bị có ý nghĩa lớn thể hiện trên các mặt sau:
- Máy móc, thiết bị chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanhnghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuât ra,đến yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất cân đối, nhịp nhàng và liên tục
- Xét về mặt vốn, giá trị tài sản cố định nói chung và giá trị máy móc thiết bị nóiriêng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất của doanh nghiệp Bảo dưỡng, sửachữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị làm giảm được hao mòn vô hình là doanhnghiệp đã sử dụng hiệu quả phần vốn lớn của doanh nghiệp
- Bản thân các loại máy móc thiết bị, nhất là các máy móc thiết bị hiện đại, tựđộng hóa cao, một bộ phận chi tiết hỏng sẽ làm cho toàn bộ dâ truyền ngừng hoạtđộng
- Do đặc điểm kinh tế nước ta hiện nay, sản xuất thủ công thường xen lẫn vớinửa cơ khí, máy móc lại nhiều loại, nhiều kiểu, do nhiều nước sản xuất, nhiều máy đã
cũ kỹ, phụ tùng thay thế thiếu Vì vậy, việc bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý là quan trọng
và phức tạp
Khái niệm chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch
Chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kỹthuật, phục vụ bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa Những biện pháp đó được tiến hànhtheo kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của máy móc thiết bị
Đặc điểm
- Đặc điểm cơ bản của chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là lấy sửa chữa
dự phòng làm chính, tức là không đợi máy hỏng mới sửa chữa mà sửa chữa trước khimáy hỏng
- Người ta tính toán: máy móc hao mòn không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận vớithời gian sử dụng, mà đến điểm vượt giới hạn X nào đó máy móc sẽ hao mòn rấtnhanh, chúng ta có thể mô tả bằng đồ thị sau:
Trang 21Thời gian (Năm)
43
21
Độ tới hạn của sửa chữa
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Hình 1.2: Sơ đồ chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch
- Một đặc điểm nữa của chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch là công việcsửa chữa được tiến hành theo kế hoạch (cứ đến ngày tháng quy định là đưa máy ra sửachữa) và xác định trước nội dung công tác sửa chữa trước khi sửa ( đã biết rõ những bộphận, chi tiết nào cần sửa, cần thay)
- Nội dung bao gồm: Bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ và sửa chữa lớn, vừa và nhỏ
- Bảo dưỡng máy móc thiết bị bao gồm việc tra và thay dầu mỡ, giữ gìn máymóc sạch sẽ, tránh ẩm, tôn trọng nội quy bảo quản, vận hành máy Trong quá trình sửdụng phải thường xuyên theo dõi máy móc, phát hiện những sự cố
- Nhiệm vụ bảo dưỡng trước hêt và chủ yếu là do bản thân công nhân đứng máy
- Kiểm tra định kỳ: là căn cứ vào tiến độ kiểm tra đã được quy định trong kếhoạch và định kỳ xem xét máy Qua đó phát hiện ra những bộ phập hư hỏng cần sửachữa, cần thay thế trong kỳ sửa chữa tới, đặc biệt chú ý những chi tiết, bộ phận quantrọng dễ hư hỏng
- Nhiệm vụ kiểm tra định kỳ là do cán bộ kỹ thuật kết hợp với công nhân đứngmáy thực hiện
- Sửa chữa máy móc thiết bị Việc sửa chữa máy móc thiết bị được chia làm 3dạng: sửa chữa nhỏ, vừa và lớn
+ Sửa chữa nhỏ (còn gọi là sửa chữa thường xuyên): Đặc điểm của lọa sửa chữanày là không phải tháo rời máy ra khỏi bệ và trong quá trình sửa chữa chỉ thay thếhoặc sửa chữa một số chi tiết, bộ phận không cơ bản
+ Sửa chữa vừa: đặc điểm của nó là không phải tháo rời máy ra khỏi bệ, nhưngkhối lượng sửa chữa lớn, số lượng chi tiết và bộ phận phải thay lớn hơn sửa chữa nhỏ.+ Sửa chữa lớn: đặc điểm của loại này là phải tháo rời máy ra khỏi bệ, khốilượng sửa chữa lớn, phải sửa và thay thế nhiều bộ phận, chi tiết cơ bản nhất của máy
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Sau sửa chữa lớn, chất lượng máy có thể đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật để tiến hànhsản xuất một cách bình thường
6- Tổ chức cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu
Toàn bộ nguyên vật liệu cần mua trong năm để phục vụ cho sản xuât được thểhiện thông qua kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của các doanh nghiệp Nội dung của
kế hoạch này được thể hiện qua 3 chỉ tiêu sau:
- Lượng vật liệu cần dùng
- Lượng vật liệu cần dự trữ
- Lượng vật liệu cần mua sắm
Lượng nguyên vật liệu cần dùng là lượng vật liệu được sử dụng một cách hợp lý
và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch (thông thường là trong một năm) Lượng vật liệu cầndùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giátrị, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, tự trang,
tự chế, sửa chữa máy móc thiết bị…
Lượng vật liệu cần dùng được tính toán cụ thể cho từng loại, từng thứ theo quycách, cỡ loại của nó ở từng bộ phận sử dụng, sau đó tổng hợp lại cho toàn doanhnghiệp Khi tính toán phải dựa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho mộtsản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm mới và sửa chữa trong kỳ kế hoạch.Tùy thuộc vào từng loại nguyên vật liệu, từng sản phẩm (hoặc công việc), đặcđiểm kinh tế - kỹ thuật của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp tính toán thíchhợp
+ Tính lượng nguyên vật liệu chính cần dùng ( )
Để tính lượng nguyên vật liệu chính cần dùng, ta có thể dùng nhiều phương phápkhác nhau Sau đây là phương pháp được sử dụng có tính phổ biến trong các doanhnghiệp
Phương pháp tính căn cứ vào định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một sảnphẩm (còn gọi là phương pháp tính theo sản phẩm), công thức tính như sau:
Trong đó:
: Lượng vật liệu cần dùng : Số lượng sản phẩm loại i kỳ kế hoạch : Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm loại i
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
: Số lượng phế phẩm cho phép của loại sản phẩm i kỳ kế hoạch : Lượng phế liệu dùng lại của loại sản phẩm i
+ Tính lượng nhiên liệu cần dùng
Lượng nhiên liệu cần dùng năm kế hoạch cũng dùng phương pháp tính trực tiếp(sản lượng nhân với định mức tiêu hao) Nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp dùgnnhiều loại nhiên liệu khác nhau (than, hơi đốt, xăng dầu…) mỗi loại có nhiệt lượngriêng nên phải quy về dạng nhiệt lượng tiêu chuẩn để tính toán (7000 Kcal/kg) Do đó,
để xác định lượng nhiên liệu thực tế mà doanh nghiệp sử dụng cần phải xác định hệ sốtính đổi (K):
N: là nhiệt lượng của loại nhiên liệu mà doanh nghiệp sử dụng
- Tính lượng nhiên liệu cần dùng cho quá trình công nghệ, áp dụng công thức:
Trong đó:
: Lượng nhiên liệu cần dùng cho quá trình công nghệ : Định mức tiêu dùng nhiên liệu i cho sản phẩm : Sản lượng sản phẩm loại i
: Hệ số tính đổi loại nhiên liệu i
- Lượng nhiên liệu cần dùng để chạy máy Khi tính phải dựa vào công suất củathiết bị, thời gian máy chạy và định mức tiêu hao nhiên liệu cho 1 đơn vị công suấttrong một đơn vị thời gian
Công thức xác định:
Trong đó:
: Nhiên liệu (xăng, dầu) cần dùng : Công suất của máy móc thiết bị làm việc trong năm kế hoạch : Định mức sử dụng xăng (dầu) cho 1 đơn vị công suất trong 1 giờ
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
: Số giờ hoạt động của máy : Hệ số sử dụng nhiên liệu có ích
- Tính lượng điện, nước cần dùng
+ Lượng điện cần dùng có thể chia làm 2 loại:
Lượng điện cần dùng để chạy máy và lượng điện cần dùng để thắp sáng phục vụsản xuất
+ Lượng điện cần dùng để chạy máy được tính theo công thức:
Trong đó
: Khối lượng nước cần dùng : Số lượng sản phẩm i cần dùng nước để sản xuất: Định mức tiêu dùng nước cho một đơn vị sản phẩm loại i
Để bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đạt hiệu quả cao, đòihỏi phải vừa có một lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý Lượng nguyên vật liệu dự trữhợp lý vừa phải đam bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục, vừa không bị ứđọng vốn ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn
Lượng nguyên vật liệu dự trữ là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết đượcquy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
- Xác định nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên ( )
+ Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên là nguyên vật liệu cần thiết tốithiểu để đảm bảo cho sản xuất tiến hành bình thường giữa 2 lần mua sắm nguyên liệu.Công thức xác định: = x
Trong đó:
: Lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên lớn nhất : Lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm : Thời gian dự trữ thường xuyên
Lượng nguyên vật liệu dùng bình quân tùy thuộc vào qui mô của doanh nghiệp,còn thời gian dự trữ tùy thuộc vào thị trường mua…nguồn vốn lưu động và độ dài củachu kỳ sản xuất
+ Lượng nguyên vật liệu dữ trữ thường xuyên được minh họa qua sơ đồ:
Hình 1.3: Sơ đồ lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
AB : Lượng dự trữ thường xuyên lớn nhất
AC : Số ngày cách nhau giữa 2 lần
BC : Mức dự trữ thường xuyên giảm dần
Để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch vốn lưu động, đòi hỏi các doanhnghiệp phải tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua trong năm phụ thuộcvào 3 yếu tố:
- Lượng nguyên vật liệu cần dùng
- Lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức
sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
- Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ
Công thức xác định:
Trong đó:
: lượng nguyên vật liệu cần mua : lượng nguyên vật liệu cần dùng : lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ : lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳLượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ tính theo công thức:
Trong đó:
: Lượng nguyên vật liệu tồn kho ở thời điểm kiểm kê
: lượng nhập kho từ sau kiểm kê đến cuối năm báo cáo
: lượng xuất cho các đơn sản xuất từ sau kiểm kê đến cuối năm báo cáoĐối với các doanh nghiệp không có dự trữ theo mùa, lượng nguyên vật liệu dựtrữ cuối năm kế hoạch chính là lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên và lượngnguyên vật liệu bảo hiểm
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Yên Bái
Với diện tích tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Yên Bái là 688.292 ha, trong
đó đất lâm nghiệp 282.241,86 ha, chiếm 41% Năm 2012, toàn tỉnh có 186.808 harừng tự nhiên, chiếm 27,14% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, tăng 41,5% so với năm
1996 và tăng 3,5% so với năm 2010; diện tích rừng trồng 95.430 ha bằng 13,86% diệntích đất tự nhiên Tổng trữ lượng gỗ các loại theo số liệu điều tra năm 2008 có 17,2triệu m3, 51,133 triệu cây tre, vầu, nứa và các loại lâm sản khác, trữ lượng gỗ rừngtrồng còn 2,5 triệu m3
Với đắc trưng trên của tỉnh Yên Bái, đây trở thành thị trường tiềm năng để pháttriển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu; trồng rừng và chết biến sản xuấtcác sản phẩm về giấy, bột giấy… Nhận thức thấy lợi thế này, Công ty Cổ phầnHAPACO Yên Sơn đã đầu tư chế biến sản xuất các sản phẩm về giấy tại đây Trụ sởCông ty cổ phần HAPACO Yên Sơn và các xí nghiệp nằm trong vùng tài nguyên rừngphong phú, diện tích rừng trồng chủ yếu loại tre, vầu, nứa…; vị trí giao thông huyếtmạch với tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua, trục đường quốc lộ và cao tốc
mở rộng Đây là những đặc điểm tạo ra lợi thế lớn cho việc phát triển của công ty
2.1.2 Khái quát về Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
1 - Thông tin chung
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn
- Tên tiếng Anh: HAPACO YENSON JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: YENSONCO
- Địa chỉ trụ sở: Số 638 Đường Điện Biên - Phường Minh Tân – Thành phố YênBái - Tỉnh Yên Bái
- Điện thoại, Fax : Tel ( 029) 852026- 854491 Fax ( 029) 855.555
- Vốn điều lệ theo đăng kí kinh doanh: 11.100.000.000 VND Tương đương1.100.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VND
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : Số 1603000008 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Tỉnh Yên Bái cấp ngày 11 tháng 6 năm 2001; đăng ký thay đổi lần 1 ngày 11 tháng
08 năm 2005; Đăng ký thay đổi lần 2 ngay 13 tháng 4 năm 2006; , Đăng ký thay đổilần 3 ngày 27 tháng 4 năm 2007
Vị trí: Nằm trên trục đường Điện Biên - Phường Minh Tân – Thành phố Yên Bái
- Tỉnh Yên Bái Công ty có mặt bằng tương đối thuận lợi trong giao lưu hàng hoá đápứng nhu cầu sản xuất và tái sản xuất mở rộng, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm với khốilượng lớn trong hiện tại và tương lai cũng như nắm bắt nhanh nhạy các chính sách chế
độ thông tin kinh tế
2 - Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Năm 1985 Công ty Cổ phần Hapaco Yên Sơn là Xí nghiệp kinh doanh Dịch vụtrực thuộc Văn phòng Tỉnh Uỷ Yên Bái với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là: chế biến
gỗ, khai thác đá quý, kinh doanh vật tư tổng hợp (xăng dầu, phụ tùng ôtô )
Tháng 5 năm 1994, Xí nghiệp Kinh doanh Dịch vụ được tách ra khỏi Văn phòngTỉnh uỷ, thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Yên Sơn gồm 3 thành viêngóp vốn sáng lập là: Công ty Chế biến Lâm sản xuất khẩu Yên Bái, Công ty Cầuđường giao thông Yên Bái và Văn phòng Tỉnh uỷ Yên Bái
Ngày 06 tháng 10 năm 1994 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định
số 95/QĐ-UB thành lập Công ty Yên Sơn - một doanh ngiệp Nhà nước trên cơ sởchuyển từ doanh nghiệp của Đảng trực thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Yen Bái thành Doanhnghiệp nhà nước
Để mở rộng sản xuất ngày 31 tháng 3 năm 1998, thành lập Xí nghiệp Giấy xuấtkhẩu trực thuộc Công ty Yên Sơn với nhiệm vụ gia công in ấn và tiêu thụ Giấy vàng
mã xuất khẩu sang Đài Loan
Ngày 20 tháng 4 năm 1999 theo Quyết định số 86/QĐ-UB của Chủ tịch UBNDtỉnh Yên Bái về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Yên Sơn từ Doanhnghiệp do Đảng quản lý sang trực thuộc sự quản lý của Sở Công nghiệp Yên Bái từngày 01 tháng 6 năm 1999
Thực hiện chủ trương đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhànước, sau khi kiểm tra và nghiên cứu tình hình thực tế tại DNNN Công ty Yên Sơnngày 25 tháng 9 năm 2000 UBND tỉnh Yên Bái có Quyết định số 149/QĐ-UB chophép tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Công ty Yên Sơn
Theo Quyết định số 241/2001/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Chủ tịchUBND tỉnh Yên Bái về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Yên Sơn thànhCông ty Cổ phần Yên Sơn Ngày 31/5/2001 Công ty Cổ phần Yên Sơn đã tiến hành
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
Đại hội cổ đông thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo loại hình Doanh nghiệpCông ty Cổ phần
Ngày 28 tháng 12 năm 2006 Trung tâm Lưu ký chứng khoán Uỷ ban Chứngkhoán nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán số79/2006/GCNCP-TTLK tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và cổ phiếu Công ty Cổphần Yên Sơn với mã chứng khoán YSC giao dịch phiên đầu tiên tại Trung tâm giaodịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 29 tháng 12 năm 2006
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy đăng kí kinh doanh số 1603000008 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh YênBái cấp ngày 11 tháng 06 năm 2001 và đăng kí thay đổi lần thứ ba ngày 27 tháng 4năm 2007, hoạt động kinh doanh của công ty là:
- Sản xuất giấy đế cuộn, bột giấy xuất khẩu, in giấy vàng mã xuất khẩu
- Chế biến gỗ và sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
- Sản xuất đũa tre, đũa gỗ xuất khẩu
- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, du lịch
- Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, hàng hoá
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá
- Tư vấn Tài chính Kế toán, môi giới, nhận lệnh và kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh bất động sản
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần
HAPACO Yên Sơn
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
Các khoản giảm trừ doanh thu 322 957
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,617 3,266 4,440
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4,692 2,570 3,760
Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,504 427 332
Chi phí thuế TNDN hoãn lại -31 -40
( Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng Kết quả sản xuất kinh doanh – Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2011-2013 tathấy:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh giữ ở mức ổn định qua các nămgần đây Tổng doanh thu giữ ở mức trên dưới 50 tỉ đồng Lợi nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp giữ ở mức trên dưới 3,5 tỉ đồng
Trang 31Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Tuy nhiên, nếu nhìn cụ thể vào các con số tại bảng thì có thể thấy năm so vớinăm 2011 và 2012, ở năm 2013 doanh thu từ hoạt động khác tăng vọt, từ 588 triệuđồng năm 2011 đến 728 triệu đồng năm 2012 và 2,021 triệu đồng vào năm 2013 Chothấy chiến lược phát triển của công ty đang có nhiều thay đổi, dần mở rộng và kinhdoanh có hiệu quả hơn những ngành nghề không chuyên sâu, nổi trội là kinh doanhdịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa
- Năm 2011-2012, doanh thu chững lại hơn so với các năm khác, lượng hàng tồnkho lớn hơn cho thấy nhiều khó khăn hơn trong việc gia nhập thị trường, nhất là khicông ty phụ thuộc rất nhiều vào HAPACO và chỉ có duy nhất một thị trường là ĐàiLoan, và đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh từ Indonexia, Trung Quốc… Sang năm
2013, việc củng cố lại tại thị trường Đài Loan, sát sao hơn trong sản xuất sản phẩm vàđẩy mạnh kinh doanh ở những ngành nghề lĩnh vực khác cũng đã đem lại nhữngchuyển biến rất tích cực trong doanh thu tại doanh nghiệp
Bảng 2.2: Báo cáo doanh thu bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh năm 2013
Đơn vị: VNĐ
Hoạt động sản xuất giấy
Hoạt động kinh doanh taxi
Hoạt động kinh doanh
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Qua bảng báo cáo doanh thu bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh năm 2013 ta thấy rằng:
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất giấy chiếm tới 86% doanh thu của toàn doanhnghiệp Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi hoạt động sản xuất kinh doanh chính củadoanh nghiệp là các sản phẩm về giấy – xuất khẩu sang thị trường Đài Loan Tài sảnđầu tư cho hoạt động sản xuất giấy cũng là lớn nhất, chiếm 80% tổng tài sản của các
bộ phận Đây vẫn là ngành nghề kinh doanh sản xuất chính và được đầu tư nhất tạiCông ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Ngoài ra, hoạt động từ việc kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa– cụ thể là hoạt động kinh doanh taxi cũng đem lại nguồn thu đáng kể, chiếm 14% sovới tổng doanh thu thuần từ bán hàng bên ngoài Tương ứng với mức đầu tư tài sảncũng chiếm 14% tổng tài sản bộ phận Việc đầu tư kinh doanh hoạt động taxi trên địabàn tỉnh Yên Bái rất tiềm năng và ổn định khi HAPACO Yên Sơn đã là đơn vị đầu tiêncung cấp dịch vụ này
Trang 32Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Đầu tư tài sản cho các bộ phận khác chiếm tới 7% tổng tài sản bộ phận Khôngđem lại doanh thu Tuy nhiên đây lại là những bộ phận duy trì hoạt động và phát triểncủa công ty như các phòng ban quản lý, phát triển nghiên cứu…
TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN.
2.2.1 Các loại sản phẩm được sản xuất tại Công ty Cổ phần HAPACO Yên Sơn
Hiện nay Công ty đang sản xuất 2 sản phẩm chính là Giấy đế cuộn và Giấy vàng
mã xuất khẩu Giấy đế dưới dạng cuộn tròn thành từng quả có đường kính từ 60 – 70
cm có màu trắng và màu vàng Giấy vàng mã được làm theo mẫu và đơn đặt hàng củakhách
Sản phẩm giấy đế cuộn của Công ty được làm chủ yếu từ tre, nứa vầu, luồng vàkết hợp với các vật liệu phụ khác Sản phẩm giấy đế cuộn là nguyên liệu đầu vàochính, chủ yếu cung cấp cho xí nghiệp Giấy xuất khẩu để gia công giấy vàng mã xuấtkhẩu, ngoài ra sản phẩm còn được tiêu thụ trong nước
Sản phẩm giấy vàng mã sử dụng nguyên liệu chính là giấy đế cuộn do Xínghiệp giấy Trấn Yên và Xí nghiệp giấy Văn Yên cung ứng được đưa vào dập nhũ, inhoa văn, và được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng với nhiều chủng loại khácnhau, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của khách hàng Đài Loan Với đặc điểm về sảnphẩm khác biệt với các sản phẩm giấy của công ty khác là không tiêu thụ trong nước
mà 100% xuất khẩu sang Đài Loan Sản phẩm giấy vàng mã đa dạng với trên hai mươichủng loại hàng đáp ứng cho tất cả nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân nướcnày, ví dụ như mỗi sản phẩm vàng mã được dùng trong những dịp ngày rằm, mồngmột, cưới hỏi, khao thọ, khai trương ở gia đình, cơ quan, đền, chùa
Trang 33PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TC - HC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM TRA
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
RA BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG QLSX
XN GIẤY XUẤT
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
2.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN HAPACO YÊN SƠN
Hình 2.1: Mô hình tổ chức Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần được Nhà nước giaonhiệm vụ, căn cứ và mộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty đượcxắp xếp phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công ty qua từng bộ phận, phòng banCông ty tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Trang 34Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
1- Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị
Đại hội Đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội Đồng
Cổ đông gồm tất cả các Cổ đông sở hữu Cổ phần có quyền biểu quyết hoặc ngườiđược Cổ đông uỷ quyền
Hội đồng quản trị: Gồm 7 thành viên là cơ quan thực hiện các quyết định củaĐại hội đồng cổ đông, hoạt động tuân thủ các quyết định của pháp luật và Điều lệ củaCông ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông, đứng đầu Hộiđồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng quản trị điều hànhCông ty và Giám đốc Công ty
2- Ban kiểm soát
Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và báo cáolại ở cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Hapaco YênSơn gồm 3 thành viên, trong đó có 01 người có chuyên môn về Kế toán Ngoài quyềnhạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát theo luật doanh nghiệp Ban kiểm soát Công ty cònkiểm tra và xác nhận chất lượng độ tin cậy của thông tin kinh tế Báo cáo tài chính củadoanh nghiệp, kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh, tuânthủ chính sách chế độ kế toán
3- Ban giám đốc, kế toán trưởng
- Ban giám đốc: Gồm 3 người 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc
Giám đốc: Do Hội đồng quản trị cử ra, thay mặt Công ty chịu trách nhiệmtrước cấp trên và Hội đồng về toàn bộ hoạt động của Công ty
Phó giám đốc – Bí thư chi bộ: là người ngoài công tác Đảng và Đoàn thể, côngtác tổ chức hành chính và lao động tiền lương, trực tiếp phụ trách quản lý Xí nghiệpGiấy xuất khẩu
Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: là người phụ trách công tác kỹ thuật, sản xuấtkinh doanh của toàn Công ty, trực tiếp phụ trách Xí nghiệp giấy Văn Yên, Xí nghiệpgiấy Trấn Yên
- Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một, hoặc một số lĩnh vực hoạtđộng của đơn vị theo phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công
ty, pháp luật về nhiệm vụ được phân công
- Kế toán trưởng là người giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác kếtoán, tài chính, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế tại Công ty Chịu tráchnhiệm trước Giám đốc và pháp luật về mọi hoạt động Kế toán thống kê- tài chính tạiđơn vị mình
- Phó giám đốc, Kế toán trưởng trung tâm do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Tham mưu và xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất phùhợp với yêu cầu SXKD trong từng thời kỳ
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng quy hoạch cán bộ của đơn vị
- Tham mưu cho Giám đốc làm thủ tục đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyênchuyển công tác, nâng lương, cho các chức vụ lãnh đạo, các viên chức và các chứcdanh trong đơn vị
- Tham mưu cho Giám đốc Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ SXhoặc tương đương
- Lập kế hoạch lao động hàng năm báo cáo Giám đốc Công ty
- Dự thảo Hợp đồng lao động để Giám đốc ký với người lao động
- Làm thường trực hội đồng kỷ luật lao động trong đơn vị
- Lập thủ tục cho CBCNV nghỉ hưu, mất sức, thôi việc, thuyên chuyển công tác,nghỉ không lương, nghỉ phép…
- Quản lý hồ sơ CBCNV của toàn trung tâm theo quy định
- Tham mưu cho Giám đốc tổ chức thực hiện các chính sách tiền lương, chế độphụ cấp , BHXH, cho CBCNV theo chế độ và quy chế
- Tham gia xây dựng phương án phân phối thu nhập, sử dụng quỹ phúc lợi
- Xây dựng kế hoạch tiền lương, giao kế hoạch tiền lương, đơn giá tiền lươngcho các đơn vị cơ sở hàng năm
- Quản lý, theo dõi, trích nộp quỹ BHXH của toàn trung tâm theo quy định
Trang 36Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Tham mưu cho Giám đốc xác định chức danh, tổ chức sản xuất, định mức laođộng, ka kíp làm việc, nội dung kỷ luật lao động, xác định định biên lao động cho cácđơn vị sản xuất, quản lý đúng tiêu chuẩn, chức danh
- Hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ phân phối thu nhập theo quiđịnh của Công ty
- Hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân hàng năm
- Đóng BHYT và phối hợp với y tế quản lý sức khoẻ của người lao động, tổchức khám sức khoẻ định kỳ Lập hồ sơ bệnh án đối với các trường hợp ốm đau dàingày không đủ khả năng làm việc
- Điều hành nguồn vốn đầu tư, sủa chữa, cải tạo để phát triển mạng lưới, pháttriển các dịch vụ mới của Bưu điện trung tâm
- Xây dựng kế hoạch về nhu cầu vốn đầu tư, sửa chữa hàng năm của Bưu điệntrung tâm Lập danh mục công trình, hạng mục cần đầu tư trên cơ sở xem xét tính hiệuquả của đầu tư cho sản xuất kinh doanh
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, định mức kinh tế và tiến độ công tácsửa chữa, cải tạo và nâng cấp mạng lưới, thiết bị, của các đơn vị trực thuộc trung tâm
- Lập báo cáo định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực đầu tư, sửa chữa báo cáoBĐHN
- Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu tố, khiếu nại và tổ chức thực hiện thanh tra theo kế hoạch,chương trình công tác trong năm
- Đại diện cho đơn vị làm việc với các tổ chức thanh tra nhà nước, TCT và các
cơ quan có liên quan đến hoạt động thanh tra Thực hiện việc báo cáo cấp trên theođịnh kỳ
- Xây dựng kế hoạch BHLĐ hàng năm, tổ chức cấp phát và quản lý việc sửdụng trang bị BHLĐ trong đơn vị
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra công tác ATLĐ, BHLĐ, VSLĐ, Tổ chức xét duyệtđơn vị an toàn VSLĐ
- Kiểm tra giải quyết các vụ tai nạn lao động, xây dựng phương án PCCN,PCLB
Trang 37Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Theo dõi nắm bắt tình hình về công tác bảo vệ, quan hệ chặt chẽ với Công anđịa phương giúp Giám đốc chỉ đạo công tác bảo vệ đạt kết quả tốt
- Tổng hợp chương trình công tác của các phòng, các đơn vị, đôn đốc các đơn vịthực hiện và báo cáo kết quả chương trình công tác đã đăng ký, thông báo chất lượnghàng tháng
- Phối hợp với các phòng liên quan để dự thảo, chuẩn bị nội dung chương trìnhcác hội nghị, cuộc họp, hội thảo, giao ban do Giám đốc triệu tập
- Định kỳ tổng hợp số liệu, viết báo cáo tháng, quý, sơ kết, tổng kết của đơn vịtrong năm
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý các mặt công tác hành chính quản trị, bố tríđiều động phương tiện đi lại, tổ chức đón tiếp khách đến làm việc, tham gia hội họp tạivăn phòng Trung tâm, tổ chức phục vụ sinh hoạt và làm việc cho CBCNV khối vănphòng trung tâm
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, khánh tiết, mua sắm văn phòngphẩm cho văn phòng trung tâm
- Xây dựng và trình Giám đốc quy định các định mức chi tiêu hành chính, tiếpkhách, điện, nước, VPP trong cơ quan văn phòng
- Bố trí nơi làm việc, hội họp của lãnh đạo và các phòng chức năng, tổ chứcphục vụ tốt các hội nghị, lễ nghi, khánh tiết trong đơn vị
- Quản lý con dấu doanh nghiệp và các loại dấu khác theo chế độ quy định củanhà nước, quản lý cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường, giấy khám sức khoẻ cho CBCNVtheo đúng quy định
- Quản lý sổ sách, cặp nhật đầy đủ công văn, tài liệu đi, đến của Trung tâm theoquy định về công tác hành chính văn phòng
Trang 38Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Tổ chức lưu trữ công văn, tài liệu, hồ sơ công việc của đơn vị, cung cấp cácthông tin, tài liệu lưu trữ cho các cá nhân, đơn vị khác khi có yêu cầu và được sự chophép của Giám đốc đơn vị
- Tổ chức, điều phối hướng dẫn học sinh, sinh viên các trường thực tập tại đơnvị
5- Phòng kế toán thống kê tài chính
Nhiệm vụ chính của phòng là thực hiện công tác về kế toán của Công ty như điềuhoà phân phối tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.Theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức các chỉ tiêu đầu ra và đầuvào, phân phối thu nhập và tích luỹ Phối hợp cùng với các phòng ban lập kế hoạch tàihcính hàng năm, lập báo cáo tài chính theo quy đinh hiện hành
Phòng Kế toán thống kê-Tài chính (KTTK-TC) có chức năng tham mưu, giúpviệc Giám đốc Bưu điện trung tâm trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực: Kếtoán, thống kê, tài chính theo quy định của Luật Kế toán, Luật Thống kê, chuẩn mực
kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước
- Tổ chức công tác kế toán thống kê, tài chính trong toàn Công ty phù hợp vớinhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phân cấp của Công ty cổ phần HAPACO theo đúngLuật Kế toán, chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và quy định phân cấp tài chính,hạch toán tại Công ty
- Tổ chức chỉ đạo việc ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời,đầy đủ toàn bộ tình hình kinh tế, tài chính của Công ty
- Kiểm tra và duyệt chứng từ thu, chi phí, các hồ sơ quyết toán của các đơn vịtrực thuộc, cấp kinh phí kịp thời cho các đơn vị
- Lập báo cáo quyết toán tài chính của Công ty kịp thời, đầy đủ chính xác
- Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức quản lý và cân đối các nguồn vốn, quản
lý các quỹ của Công ty
- Thường xuyên theo dõi, đối chiếu công nợ với bên ngoài và công nợ nội bộ, đônđốc các đơn vị trực thuộc thu nộp dóc các khoản doanh thu Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốnbằng tiền cho sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty
- Đảm bảo nguồn vốn, thu nộp, tiếp quỹ kịp thời cho các dịch vụ tài chính, tiếtkiệm trong toàn Công ty
- Tổ chức thực hiện các thủ tục về điều động tài sản, thanh lý tài sản trong Côn
ty khi được Giám đốc phê duyệt
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Thực hiện chức năng, nghiệp vụ tài chính kế toán thống kê tại khối chức năngvăn phòng Công ty theo đúng quy định
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các quy định về tài chính, kếtoán của Nhà Nước đến các đơn vị trực thuộc; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tại cácđơn vị trực thuộc phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
kế toán, tài chính
- Định kỳ kết thúc năm tài chính, tiến hành kiểm kê toàn bộ vốn, tài sản, vật tư,hàng hoá nhằm xác định chính xác tài sản, tiền vốn hiện có so với sổ sách kế toán Cáctrường hợp thừa, thiếu, kém, mất phẩm chất phải xác định rõ nguyên nhân, tráchnhiệm để có biện pháp xử lý và báo cáo ban giám đốc
- Tổ chức thanh lý tài sản do hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu không dùngđến…đúng quy định của nhà nước
- Tổ chức lưu trữ các tài liệu và sổ sách kế toán theo đúng quy định
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty theo định kỳ 03 tháng, 06tháng, 01 năm nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động kinh tế tài chính củaBưu điện trung tâm
- Tổ chức phân tích hoạt động tài chính theo mục tiêu do Giám đốc giao
- Cung cấp các số liệu về tài chính kế toán thống kê phục vụ cho việc điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế phục vụ công tác lập vàtheo dõi thực hiện kế hoạch
- Cung cấp thông tin, tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra, giảitrình các nội dung theo yêu cầu của các đoàn kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền vàthực hiện các kết luận của đoàn kiểm tra
6- Phòng nghiệp Quản lý sản xuất và Dự án
- Phòng Quản lý sản xuất và Dự án: Quản lý, giám sát hoạt động sản xuất tại
các Xí nghiệp, đơn vị thành viên trực thuộc, tìm hiểu thị trường lập dự án đầu tư dàihạn cho Công ty
Phòng Quản lý sản xuất và Dự án (QL-SX) có chức năng tham mưu, giúp việcGiám đốc và ban giám đốc công ty trong công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực:Quản lý, khai thác sản xuất, nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.Triển khai qui hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý công tác giá thành; Xâydựng các dự án triển khai cho toàn công ty
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức sản
xuất tại Công ty cổ phần HAPACO Yên Sơn
- Căn cứ định hướng và chủ trương phát triển của Công ty; Tổ chức xây dựng,trình duyệt và triển khai kế hoạch phát triển khai thác sản xuất
- Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện các văn bản của công ty, Nhà nước
về sản xuất : Các thể lệ, thủ tục, quy trình quản lý khai thác nghiệp vụ, kỹ thuật; cácquy định về điều hành, kiểm tra, đảm bảo an toàn kỹ thuật nghiệp vụ trong sản xuất,các chỉ tiêu chất lượng, các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, biểu mẫu báo cáo thống kê
- Đề xuất kế hoạch cải tạo, nâng cấp, điều chuyển phương tiện, thiết bị, đổi mới
kỹ thuật, hiện đại hoá mạng lưới đáp ứng nhu cầu tổ chức sản xuất trong Công ty
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, việc thực hiện các chỉ tiêu chất lượng và đề xuấtcác biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty
- Lập báo cáo tổng hợp theo quy định, định kỳ đánh giá, sơ tổng kết tình hìnhquản lý, khai thác vật tư, nguồn lực tại công ty
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm định kì, lập báo cáo, tổng hợp, trên cơ sở đó xâydựng kế hoạch dài hạn cho công tác tổ chức sản xuất
- Kiểm tra năng suất lao động, hiệu quả làm việc, thống kê lao động cần thiếtlàm cơ sở cho các phòng ban khác
- Giám sát sát sao hoạt động sản xuất tại công ty và các đơn vị xí nghiệp
- Tổ chức xây dựng, quản lý các loại hình kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng nămcủa Công ty Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty phù hợp vớiyêu cầu phát triển của xã hội, khách hàng và định hướng phát triển của toàn doanh nghiệp
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàngnăm của đơn vị và trình Giám đốc Công ty, giao kế hoạch cho các đơn vị phù hợp vớinhiệm vụ của từng đơn vị và với tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn
- Chủ trì, phối hợp với phòng KTTK-TC, Tổng hợp, tổ chức thực hiện công tácđối soát, xác định doanh thu của Công ty
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và kết quảđạt được của các đơn vị trực thuộc Công ty