1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lí LUẬN về bạo lực GIA ĐÌNH, GIÁO dục PHÒNG NGỪA bạo lực GIA ĐÌNH và HUY ĐỘNG NGUỒN lực CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA bạo lực GIA ĐÌNH

64 453 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 53,52 KB

Nội dung

Ngay cả ở cácquốc gia tiên tiến vẫn có nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân củatình trạng phân biệt đối xử và bạo hành, cũng như không đượctiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế và pháp luật.Bà Cla

Trang 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH, GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Trang 2

- Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Những nghiên cứu trên thế giới

Trong những năm 90, tác giả Michael P Jonhson đã tiếnhành nghiên cứu và chỉ ra các tài liệu về cách đối phó với bạolực, ảnh hưởng đối với nạn nhân và con cái, và các ảnh hưởng

xã hội của bạo lực của bạn đời

Vào năm 1998, các tác giả Rachel Jewke, JonathanLevin đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang về bạo lực đốivới phụ nữ đã được thực hiện ở ba địa phương của Nam Phi.Mục đích là để đo mức độ lạm dụng thể chất, tình dục và tìnhcảm của phụ nữ, để xác định các yếu tố nguy cơ và các vấn đềliên quan đến sức khoẻ và sử dụng dịch vụ y tế

Năm 2004 các tác giả Kishor S; Johnson K đã thực hiệnmột nghiên cứu đa quốc gia về hồ sơ bạo lực gia đình Nghiêncứu này sử dụng số liệu hộ gia đình và dữ liệu cá nhân từChương trình Khảo sát Nhân khẩu học (DHS) để kiểm tramức độ và tương quan của BLGĐ và hậu quả sức khoẻ củaBLGĐ đối với phụ nữ và con cái Số liệu thu được từ 9 quốcgia là Campuchia (2000), Colombia (2000), Cộng hòa

Trang 3

Dominican (2002), Ai Cập (1995), Haiti (2000), Ấn Độ(1998-1999), Nicaragua (1998), Peru (2000) , Và Zambia(2001-2002) được phân tích trong khuôn khổ so sánh để cungcấp một phân tích đa dạng về hiện tượng bạo lực gia đình Đểđạt được điều này, chương trình DHS bắt đầu thu thập thôngtin về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong bốicảnh gia đình vào đầu những năm 1990 Tuy nhiên, đến cuốinhững năm 1990, chương trình DHS đã phát triển một mô đuntiêu chuẩn của các câu hỏi với sự tham vấn của các chuyêngia về đo lường bạo lực gia đình, giới tính và nghiên cứu điềutra Mô-đun này và việc thực hiện nó phù hợp với các khuyếnnghị của Tổ chức Y tế Thế giới về thu thập dữ liệu về bạo lựcgia đình.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/11/2014 công bốnghiên cứu cho thấy những nỗ lực gần đây nhằm ngăn chặnbạo lực gia đình chưa thực sự hiệu quả khi vẫn còn tới 1/3phụ nữ trên toàn thế giới bị bạo hành thân thể Cụ thể, từ 100đến 140 triệu phụ nữ phải gánh chịu những tổn thương tâm lý

và khoảng 70 triệu trẻ em gái bị kết hôn ngoài ý muốn trước

18 tuổi Khoảng 7% nữ giới có nguy cơ bị xâm hại tình dục

Trang 4

Theo kết quả nghiên cứu, bạo lực gia tăng trong cáccuộc xung đột và khủng hoảng nhân đạo đã gây ra những hệquả về thể chất và tinh thần cho các nạn nhân Ngay cả ở cácquốc gia tiên tiến vẫn có nhiều phụ nữ trở thành nạn nhân củatình trạng phân biệt đối xử và bạo hành, cũng như không đượctiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế và pháp luật.

Bà Claudia Garcia-Moreno, bác sĩ tâm lý của WHO, chorằng việc xác định sớm phụ nữ và trẻ em là đối tượng của nạnbạo lực, đi đối với việc hỗ trợ và giải quyết có hiệu quả vấnnạn này sẽ góp phần nâng cao đời sống của phụ nữ, giúp họtiếp cận được với các dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống

- Những nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu đượcquan tâm nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX SauHội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới tổ chức ở Bali năm

1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại BắcKinh năm 1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định

là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ chocông cuộc phát triển Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợpquốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về bạo lực gia

Trang 5

đình của Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau vềcác hành vi bạo lực trong gia đình Trong đó hầu hết cácnghiên cứu đều đề cập đến hành vi bạo lực về thể chất với cáctên gọi khác nhau như ngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi vàcộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê Phương Mai, 2000;Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (BùiThu Hằng, 2001) Bên cạnh đó các tác giả này cũng đề cậpđến các hành vi bạo lực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tìnhdục Ngoài ra, nghiên cứu của Lê Thị Quý (2000) và Lê NgọcVăn (2004) phân loại bạo lực thành hai loại là bạo lực nhìnthấy được và bạo lực không nhìn thấy được…Nhìn chung cácnghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lựctrên cơ sở giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới.

Năm 2001, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trungtâm Nghiên cứu thị trường và Phát triển đã triển khai đề tài

nghiên cứu: “BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam: kết quả nghiên cứu tại Thái Bình, Lạng Sơn và Tiền Giang” Với

phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đãtìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và các cán bộ thihành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội Kết quảnghiên cứu chỉ ra rằng, BLGĐ chịu tác động của nhiều yếu tố

Trang 6

kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau Mức độ phổ biến củaBLGĐ thay đổi theo đặc điểm văn hóa của dân tộc, khu vựcsống Ở những nơi có mức sống thấp, tư tưởng trọng nam,khinh nữ còn nặng nề thì bạo lực diễn ra phổ biến hơn.Nghiên cứu cũng khẳng định, BLGĐ liên quan mật thiết đếncác yếu tố đặc điểm của các cặp vợ chồng và hoàn cảnh giađình như: trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, mứcsống… Những gia đình có trình độ học vấn thấp, kinh tế khókhăn, nghề nghiệp không ổn định, sinh đẻ nhiều hoặc mắc các

tệ nạn xã hội thì mức độ bạo lực cao hơn so với những nhómgia đình khác Và cuối cùng, kết quả nghiên cứu cung cấpbằng chứng ban đầu về mối liên hệ giữa BLGĐ và sự thay đổiđịa vị vai trò người phụ nữ khi chuyển sang nền kinh tế thịtrường Trong một số trường hợp, phụ nữ có địa vị xã hội và

có vai trò kinh tế cao hơn người chồng lại thường chịu bạo lựcnhiều hơn

Năm 2003, bài viết “Bạo lực trong gia đình từ góc nhìn của người nghèo” của nhóm tác giả Phạm Kiều Oanh và

Nguyễn Thị Khoa đăng trên tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số2/2003 được trích ra từ một nghiên cứu về tình trạng bạo lựctrong gia đình của Tổ chức ActionAid Việt Nam, được thực

Trang 7

hiện tại tỉnh Lai Châu và Ninh Thuận Mục đích chính củanghiên cứu này là tìm hiểu nhận thức của nhân dân và chínhquyền địa phương về bạo lực trong gia đình và các phương áncan thiệp khả thi để giảm thiểu tình trạng này tại cộng đồng.Cách hiểu về bạo lực của người dân cũng như cán bộ chínhquyền địa phương trong nghiên cứu này cũng nghiêng về vũlực, đánh đập Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực,nghiên cứu nhấn mạnh đến nguyên nhân kinh tế với nhận địnhkhó khăn về kinh tế dễ gây ra xích mích giữa hai vợ chồng.Mặc dù không phân tích rõ sự khác nhau giữa nhận thức củangười dân và các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã nhưng người đọcvẫn thấy được cán bộ có cách nhìn nhận vấn đề về BLGĐ đầy

đủ và chính xác hơn so với những người dân

Những khía cạnh của BLGĐ cũng được thể hiện rõ nét

trên các kết quả nghiên khác như: “Bạo lực trong gia đình”

của Bùi Thu Hằng, đăng trên Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số

2/2001; “Nghiên cứu BLGĐ trên cơ sở giới ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Hữu Minh và các cộng sự, năm 2005; “Bạo lực của chồng đối với vợ ở Việt Nam trong những năm gần

đâ ” của nhóm tác giả thuộc Viện Gia đình và Giới, đăng trên Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 3/2006; “Bạo lực giới: cái

Trang 8

giá phải trả quá cao” (UNFPA, 2005); “BLGĐ - nghiên cứu

và đề xuất” của tác giả Đinh Văn Quảng, đăng trên Tạp chí

Gia đình và Trẻ em, số 6/2007 Các công trình nghiên cứu nàytóm lược, so sánh kết quả nghiên cứu trước đó và đưa ra bứctranh chung, đa màu sắc về BLGĐ, trong đó đặc biệt nhấnmạnh đến vấn đề nhận thức Kết luận chung của các nghiêncứu này cho thấy nhận thức của nhân dân, nhất là phụ nữ vềbạo lực, bình đẳng giới còn nhiều hạn chế Những nguyênnhân được tổng hợp từ các nghiên cứu này giống với cácnguyên nhân của nghiên cứu thực địa Cụ thể, sự hạn chế vềtrình độ học vấn, khó khăn về kinh tế, nghề nghiệp, sự giatăng của tệ nạn xã hội… làm cho việc giảm thiểu tình trạngbạo lực thêm khó khăn và phức tạp

Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của LêThị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, HàNội, 2007 tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đốivới phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậuquả của bạo lực gia đình và đặc biệt là công tác phòng chốngbạo lực gia đình - những bài học kinh nghiệm của Việt Nam

Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị VânAnh - Nguyễn Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội,

Trang 9

Hà Nội, 2008 đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực giađình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn mộtchương để đưa ra những quan niệm chung nhất về bạo lực giađình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực.

Phản ánh các kết quả của nghiên cứu định tính về lịch

sử đời sống của nam giới Việt Nam, báo cáo “Dạy vợ từ thuở

bơ vơ mới về, xu hướng, con đường hình thành lối sống bạo lực/phi bạo lực của nam giới tại thành phố Huế và huyện Phú Xuyên, Việt Nam” của nhóm tác giả Đào Thế Đức, Hoàng

Cầm, Lê Hà Trung và Lee Kanthoul, tháng 12/2012 đã nghiêncứu, tìm hiểu những con đường hình thành thái độ và hành vibình đẳng, bất bình đẳng giới và bạo lực Phương phápnghiên cứu được điều chỉnh nhằm tìm hiểu sâu sắc hơnnguyên nhân sâu xa của bạo lực giới trong mối liên quan vớiquan hệ về nam tính Báo cáo này cung cấp những thông tinhữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan tổchức nhằm hoạch định chiến lược, xây dựng tầm nhìn và xácđịnh ưu tiên trong các chương trình phòng và chống bạo lựctrên cơ sở về giới, có thu hút và chú trọng hơn sự tham giacủa trẻ em trai, nam giới, cùng với phụ nữ và trẻ em gái vàocác hoạt động này

Trang 10

Năm 2010, bài viết “Nhận thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tế trong điều trị, hỗ trợ các nạn nhân BLGĐ: thực

tế và vấn đề đặt ra” của tác giả Lê Ngọc Lân dựa trên kết quả nghiên cứu của Dự án “Nâng cao chất lượng chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo lực giới tại các cơ sở y tế của Việt Nam” được thực hiện năm 2009 tại 4 bệnh viện tại thành phố

Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, đã phân tích nhận thức về bạohành, kinh nghiệm hỗ trợ và điều trị bệnh nhân là nạn nhânbạo hành của các cán bộ y tế Nghiên cứu chỉ ra rằng các cán

bộ y tế ở các bệnh viện đã có những nhận thức khá toàn diện

về các dạng bạo lực và có những cách khác nhau trong tiếpcận, sàng lọc bệnh nhân trong điều trị và hỗ trợ Bên cạnhviệc chăm sóc, chữa trị về y tế cho nhóm bệnh nhân là nạnnhân bạo hành, đã có một tỷ lệ nhất định cán bộ y tế có những

hỗ trợ về tinh thần hoặc những giúp đỡ khác Từ thực tế đó,cán bộ y tế ở các bệnh viện cũng đã có những yêu cầu,khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực, điều kiện công tác vàcác giải pháp hỗ trợ khác để chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệtcho các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực giới, ngày càngđược đảm bảo hơn

Trang 11

Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án haycác tạp chí thông tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáophân tích và đánh giá về vấn đề bình đẳng giới và bạo lực giađình đối với phụ nữ.

Nhìn chung, trong các công trình khoa học đã được công

bố, phần lớn đề cập đến bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình,

có rất ít nghiên cứu đề cập đến nhận thức của người dân vềBLGĐ, phòng ngừa BLGĐ và những yêu tố tác động Mặtkhác, những nghiên cứu trên chủ yếu phân tích những nhómđối tượng trên phạm vi rộng lớn, những giải pháp đề ra mangtính chất định hướng, bao quát, chưa cụ thể đi vào từng nhómđối tượng dân cư và địa phương cụ thể

Như vậy, bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểuhiện của bất bình đẳng giới và với tính chất là một sự sai lệchchuẩn mực xã hội Vì thế, nó đã thu hút được nhiều nhà khoahọc, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm nghiêncứu Tuy nhiên, tác giả nhận thấy ở mỗi công trình trên vẫncòn một số vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập chưa sâu,đặc biệt là việc khắc phục vấn đề bạo lực trong gia đình đốivới phụ nữ cũng như sự tham gia của cộng đồng trong phòngngừa BLGĐ Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào về BLGĐ của

Trang 12

dân tộc Thái đen ở tỉnh Sơn La nói riêng, ở Việt Nam nóichung Do đó, việc đi sâu và tìm hiểu về sự huy động cộngđồng trong giáo dục, phòng ngừa BLGĐ cho người Thái đenvẫn là một vấn đề mới, rất thiết thực và cần được quan tâmnghiên cứu.

- Một số vấn đề lí luận cơ bản của đề tài

- Bạo lực gia đình

- Khái niệm

Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng

để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ" [1] Khái niệm này dễ làm

người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trênthực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trongcác quan hệ xã hội nói chung Các mối quan hệ xã hội vốn rất

đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú,được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độnhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấyđược; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là

“hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe

Trang 13

dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình”

(Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) Nói một cách

dễ hiểu hơn, đó là việc“các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” [2, tr 27] Gia đình

là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạolực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực

xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau

- Các hình thức bạo lực gia đình

Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã định nghĩa cụ thể

hành vi bạo lực gia đình, đó là: "hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình" Quy định như vậy nhằm tạo cơ sở phân biệt với hành

vi bạo lực khác cũng như để xác định trách nhiệm và xử lý viphạm trong bạo lực gia đình Để xác định một hành vi làhành vi bạo lực gia đình, căn cứ vào hai điều kiện:

Thứ nhất, yếu tố "lỗi cố ý", tức là không phải bất kỳhành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong gia đình cũng được coi

là bạo lực gia đình

Trang 14

Thứ hai, người bị tổn hại là thành viên gia đình, đó lànhững người có quan hệ do hôn nhân, huyết thống hoặc donuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ vớinhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Các thành viên gia đình đã ly hôn, hôn nhân thực tế(chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kếthôn trước ngày Luật Hôn nhân và Gia đình có hiệu lực )cũng áp dụng quy định của Luật này về bạo lực gia đình Tuynhiên, việc áp dụng quy định của Luật đối với các trường hợpnày không nhằm mục đích khuyến khích hoặc tạo cơ sở pháp

lý cho mối quan hệ giữa những người không có đăng ký kếthôn mà sống chung như vợ chồng mà ở đây cần hiểu, quyđịnh như vậy có ý nghĩa đảm bảo cho tất cả nạn nhân củahành vi bạo lực gia đình được hỗ trợ và bảo vệ đặc biệt

Các hành vi bạo lực gia đình gồm có 4 nhóm hành vi lớnsau:

Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác:

bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi

cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng

Trang 15

Nhóm 2, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm

các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh

dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thườngxuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việcthực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đìnhgiữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng,giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thànhviên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kếthôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm

chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm

hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặctài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thànhviên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khảnăng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên giađình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính

Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành

vi cưỡng ép quan hệ tình dục

Trang 16

Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiềuhành vi khác nhau Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đãquy định các hành vi bạo lực bao gồm:

Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khácxâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự,nhân phẩm;

Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm

lý gây hậu quả nghiêm trọng;

Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệgia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ

và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đónggóp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của

Trang 17

thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tàichính;

Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình rakhỏi chỗ ở

Cũng có quan niệm khác chia BLGĐ thành 2 dạng chủ

yếu: “bạo lực nhìn thấy được” và “bạo lực không nhìn thấy được” Hai dạng bạo lực này ở nơi này được thể hiện trong

mối quan hệ khăng khít, ở nơi khác lại được thể hiện trong

sự độc lập, tách biệt lẫn nhau Điều này phụ thuộc vào hoàncảnh cụ thể của từng gia đình, vào nhận thức và hành độngcủa các thành viên trong gia đình

Thứ nhất: bạo lực nhìn thấy được

Vấn đề bạo lực và các hành vi bạo lực trong gia đình làmột vấn đề phức tạp, thể hiện ở nhiều góc độ Trong thực tế,các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các hành vi bạo lực nhìnthấy được mà ít có những phân tích sâu đối với những hành vibạo lực không nhìn thấy được trong gia đình

Bạo lực nhìn thấy được đó là bạo lực về thân thể, tìnhdục với các hành vi đánh đập, hành hạ đến thương tích phảitìm đến cái chết; hay bị hành hạ chửi rủa hắt hủi khi không

Trang 18

sinh được con trai; người chồng đòi lấy vợ hai hoặc ngườichồng khinh bỉ coi vợ như người ở…Ta có thể nhận thấy đây

là một dạng bạo lực rất nguy hiểm Nó làm cho người phụ nữ

bị tổn thương, đau đớn hoặc đôi khi mất đi cả tính mạng củamình

Thứ hai: bạo lực không nhìn thấy được

Bạo lực không nhìn thấy được là những hành vi xúcphạm tâm lý, tình cảm, tinh thần…; nhìn bề ngoài khó pháthiện nhưng lại làm cho phụ nữ đau khổ về mặt tinh thần, tâm

lý Dạng bạo lực này xuất phát từ sự phân công lao động bấthợp lý giữa nam và nữ trong gia đình Hiện nay ở nhiềunước, đặc biệt là các nước phương Đông vẫn còn tồn tại quanđiểm cho rằng: Phục vụ vô điều kiện cho chồng con nói riêng

và nam giới nói chung là“chức năng” là“thiên hướng”, là sự

“hy sinh” nhường nhịn của người phụ nữ trong gia đình

- Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình

* Nguyên nhân của bạo lực gia đình

Phong tục, tập quán:

Trang 19

Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởngcòn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lựcgia đình ở nước ta hiện nay Tính gia trưởng được chấp nhậntrong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt chonhững người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyếtđịnh những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử vớicác thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ýmình Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo lực là ứng xửcần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình Đi cùng với đó là tưtưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảonhau" nên những việc trong gia đình thì những người khácthường không muốn can thiệp vào Đây là những yếu tố gây

ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực giađình hiện nay

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thốngtốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha

mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ “phu thê cung kínhnhư khách” đã và đang có những tác động tích cực tới việcbảo vệ những thành viên yếu thế trong các gia đình: người giàđược kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọnglẫn nhau… Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp

Trang 20

dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần quan trọng,tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình ViệtNam

Tâm lý:

Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm

lý xã hội nói chung mà là tâm lý của từng thành viên trong giađình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em…với nhau vàvới vấn đề bạo lực gia đình

Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phuxướng phụ tùy”, đề cao vai trò tự chủ của đàn ông trong giađình Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ của người vợtrước những hành vi bạo lực của chồng mình Điều này đã ănsâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợđánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; cònngười chồng đánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”;hành vi “đòi hỏi” của người chồng luôn được coi là chínhđáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Hơn thếnữa, với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất đểkhẳng định mình dường như đã là một thói quen, một điềukhông thể thiếu; và thực sự khả năng kiềm chế của họ cũng

Trang 21

không bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi phảigiải quyết các mâu thuẫn trong gia đình Tuy nhiên, cũng cầnphải nhìn nhận rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việcđay nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường, màkhông hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây ra những tổn thương

về tinh thần cho người chồng

Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trântrọng cho con cái mình Song quan niệm về giáo dục của phầnđông người Việt vẫn là “ yêu cho roi cho vọt” Chính vì vậy,việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái được coi là bìnhthường, thậm chí là cần thiết và không thể thiếu để dạy conthành người Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận sựgiáo dục này, và cuối cùng cũng cảm thấy đó là bình thường

để chịu đựng Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ vẫn có suy nghĩcon cái là “của mình”, nên mình có quyền đối xử tùy ý, ngườikhác không được can thiệp vào

Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính giàyêu trẻ”, “kính trên nhường dưới” vẫn được đề cao Tuynhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, sự áp đặt củanhững thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn tronggia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm “khôn

Trang 22

không đến trẻ, khỏe không đến già” Trong xã hội hiện nay,điều này thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻkhiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễlàm phát sinh bạo lực gia đình

Điều kiện kinh tế xã hội:

Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tớicác mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội Kinh tế khókhăn thường gây nên sự căng thẳng, tranh chấp trong giađình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinhthần không đáng có Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm chocác thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, họctập, tiếp cận những tri thức tiến bộ cũng như không được địnhhướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình trạng bạo lựccàng dễ có nguy cơ xảy ra Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dùđiều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực giađình Điều này có thể được lý giải như sau: khi kinh tế pháttriển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn cáclợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau;hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranhchấp giữa những người thân trong gia đình Ở những gia đìnhnày, bạo lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực

Trang 23

về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những nhu cầu này đều

có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóabên ngoài, xu hướng bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xãhội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến việc sử dụngbạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh Ngoài ra, sự suygiảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vibạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, concái đánh đập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong giađình, đặc biệt là với trẻ em…

Định kiến giới:

Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thứccủa người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã vàđang cướp đi nhiều quyền lợi chính đáng của người phụ nữ.Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn trọng xứngđáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi vềvật chất, về tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổnthương: bị đánh đập, bị xúc phạm danh dự, bị cưỡng ép tìnhdục… Ngay cả với trẻ em, quan niệm “con gái là con người ta”cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé trai Sự bất

Trang 24

bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí cảchính những người phụ nữ cũng coi đó là bình thường Điềunày cũng là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới nạn bạo hànhvới người phụ nữ trong gia đình.

Trình độ dân trí:

Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểubiết về vai trò của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thànhviên trong gia đình cũng như những quy định của pháp luật vềphòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm trong lĩnhvực này sẽ giảm xuống Như đã phân tích ở trên, những yếu tốnhư tâm lý, phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm chonhững người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân và nhữngngười xung quanh, thậm chí cả những cơ quan có thẩm quyềncho rằng hành vi đó là đúng, là được phép và không phải chịubất cứ trách nhiệm nào Chính vì vậy mà tình trạng bạo lựcgia đình vẫn phổ biến và không được ngăn chặn một cáchhiệu quả Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí củagia đình và mỗi thành viên gia đình được khẳng định, kiếnthức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì những hành vi bạolực sẽ khó có cơ hội phát triển: nạn nhân hiểu rõ quyền củamình và có thể áp dụng những biện pháp tự bảo vệ cần thiết;

Trang 25

người có hành vi bạo lực biết tính chất sai trái của hành vi vànhững hậu quả có thể phải gánh chịu, do đó sẽ phải cân nhắc

kỹ càng; những người xung quanh, những cơ quan có thẩmquyền khi biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ thamgia phòng, chống bạo lực gia đình một cách tích cực, chủđộng hơn

* Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xãhội

Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tạikhắp các vùng miền trên cả nước Hành vi bạo lực dưới nhiềudạng thức khác nhau đều để lại những hậu quả nặng nề về thểchất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn nhân Đặcbiệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắctrong tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách saunày Những trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đìnhphải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần lớn lao, rất dễ cónhững phản ứng tiêu cực Còn với những em phải chứng kiếnnạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạolực giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nềhơn, có thể gây nên những chấn thương tâm thần đôi khi kéodài suốt cả cuộc đời Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất

Trang 26

an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời,học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểmhơn, đây chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạolực gia đình trong tương lai, khi mà những đứa trẻ trưởngthành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết cácmâu thuẫn trong gia đình.

Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ

và suy giảm sự bền vững của gia đình Báo cáo của Tòa ánnhân dân tối cao cho biết: trong 5 năm (2000-2005), toà áncác địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hôn nhân, giađình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình,hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyênnhân dẫn đến ly hôn Còn theo báo cáo của Bộ Công an, trêntoàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị chết có liên quan đếnbạo lực gia đình [26] Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hành vibạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợvới chồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ vàchồng Thậm chí hôn nhân chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc đểngụy biện cho hành vi bạo lực

Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cánhân, gia đình, bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề

Trang 27

cho toàn xã hội Trước hết, nó làm suy thoái đạo đức nghiêmtrọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm

vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bịxâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏiliệu những giá trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vibạo lực còn tác động xấu đến trật tự xã hội: những người xungquanh, những người chứng kiến hành vi sẽ cảm thấy bất bình,thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc khi

đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này,làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội Về kinh tế, bạolực gia đình cũng để lại nhiều thiệt hại: làm giảm năng suấtlao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏecho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…

Dựa trên những phân tích về thực trạng nêu trên có thểxem xét hậu quả của BLGĐ trên các khía cạnh sau:

Hậu quả đối với nạn nhân

Về thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn,

có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong

Trang 28

Về tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồnrầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảmthấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.

Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngoài ý muốn, thai nhisuy dinh dưỡng, sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lâytruyền qua đường tình dục, nhiễm HIV

Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình

Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ôngbà-cháu, cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình

Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạolực gia đình

Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêmtrọng với nạn nhân

Hậu quả với trẻ em

Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khóc nhiều, suy dinh dưỡng,chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc vớingười lạ

Trang 29

Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung

và không có khả năng chơi tích cực; vụng về, lóng ngóng vàhay gây rối; tránh va chạm và dễ chiều theo ý người khác; mấthứng thú với các hoạt động xã hội và giảm năng lực xã hội;lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi

Với trẻ vị thành niên: Học kém, bỏ học, phạm tội, uốngrượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào ngườilớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành vi bạo lực như ngườilớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử

Hậu quả đối với gia đình

Li thân, li hôn

Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sứckhỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực giađình

Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thunhập gia đình

Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội,ngoại

Hậu quả đối với xã hội

Trang 30

Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lựcgia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai cósức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo.

Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dungtúng cho bạo lực gia đình

Hạn chế hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS vàkiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

- Giáo dục phòng ngừa bạo lực gia đình

là hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người

Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng là quá trình tác động

có mục đích, có tổ chức có kế hoạch, có nội dung và bằng

Trang 31

phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáodục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cáchcho họ.

Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành chongười được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin,những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen

cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họcác hoạt động giao lưu

Giáo dục phòng ngừa là quá trình tác động có mục đích,

có kế hoạch, có nội dung bằng phương pháp và cách thức phùhợp nhằm phòng trước hoặc ngăn chặn những cái xấu, nhữngđiều không hay xảy ra đối với con người

Phòng ngừa khác với phòng chống ở điểm thực hiệnphòng trước khi những điều xấu sẽ xảy ra, còn phòng chốngbao gồm cả việc xử lý những hậu quả đã xảy ra rồi Do đó,giáo dục phòng ngừa từ tầm vĩ mô cho đến vi mô sẽ mang lạinhững hiệu quả lâu dài hơn

Đối với vấn đề BLGĐ thì khái niệm giáo dục phòng

ngừa bạo lực gia đình có thể được hiểu là quá trình truyền dạt những kiến thức pháp luật về bạo lực gia đình để mọi người

Trang 32

hiểu, tuân thủ và có ý thức chấp hành tốt luật tránh những tác hại và hậu quả do BLGĐ gây ra

Giáo dục phòng ngừa BLGĐ cũng là quá trình tổ chứccác biện pháp tác động nhằm làm ngăn ngừa, hạn chế tìnhtrạng bạo lực trong gia đình

Giáo dục phòng ngừa BLGĐ cho cộng đồng người dântộc thiểu số đóng một vai trò quan trọng và phải được tổ chức,thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực ở tất cả mọi nơinhằm giúp nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyểnđổi hành vi trong gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số gópphần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, nâng cao chấtlượng cuộc sống và phát triển bền vững Tuy nhiên để giáodục được hiệu quả cũng cần nắm rõ các đặc điểm về tâm sinh

lý cả người dân tộc thiếu số, đây là một trong những yếu tốảnh hưởng quan trọng dẫn đến bạo lực gia đình

Ý nghĩa của việc phòng ngừa bạo lực gia đình

Phòng ngừa bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trongviệc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển

Ngày đăng: 30/05/2019, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w