Tuy có nh ững đóng góp nhất định, nhưngnhững tư tưởng triết học về khoa học của các nhà triết học Thực chứng vẫnmang đậm dấu ấn và thiên v ề chủ nghĩa kinh nghiệm, nên không tránh kh ỏi
Trang 1NGUYỄN THỊ THUÝ DI
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC
CỦA KARL POPPER TRONG MỘT SỐ TÁC PH ẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Đà Nẵng – Năm 2017
Trang 2NGUYỄN THỊ THUÝ DI
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC
CỦA KARL POPPER TRONG MỘT SỐ TÁC PH ẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã s ố: 60 22 03 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TẤN HÙNG
Đà Nẵng – Năm 2017
Trang 41 Lý do ch ọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
4 Cơ sở lý lu ận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 3
5 Bố cục của luận văn 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH T Ư TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPPER 9
1.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ H ỘI CỦA SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER 9
1.1.1 Các điều kiện kinh tế 9
1.1.2 Tình hình chính trị - xã hội 11
1.2 TIỀN ĐỀ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN CHO RA ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER 14
1.2.1 Các thành t ựu khoa học tự nhiên và khoa h ọc xã hội 14
1.2.2 Các trào lưu triết học duy khoa học 19
1.3 VÀI NÉT V Ề TÁC GI Ả, TÁC PH ẨM 22
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Karl Popper 22
1.3.2 Một số tác phẩm tiêu biểu của Karl Popper về triết học khoa học 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34
Trang 52.2 VỀ MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ B ẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC KHOA
HỌC 38
2.2.1.Về mục đích và nhiệm vụ của nhận thức khoa học 38
2.2.2.Về bản chất của sự nhận thức khoa học 42
2.3 VỀ TRI THỨC KHÁCH QUAN VÀ BA T HẾ GIỚI 44
2.3.1 Về tri thức khách quan 44
2.3.2 Về vấn đề “ba thế giới” 45
2.4 VỀ NGUỒN GỐC VÀ TI ẾN TRÌNH CỦA NHẬN THỨC KHOA HỌC 2.4.1 Về nguồn gốc của tri thức khoa học 46
2.4.2 Về tiến trình của nhận thức khoa học 50
2.5 VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH VÀ KI ỂM NGHIỆM LÝ THUY ẾT KHOA HỌC 55
2.5.1 Bác bỏ phương pháp quy nạp và nhấn mạnh phương pháp suy diễn (diễn dịch) 56
2.5.2 Về phương pháp kiểm nghiệm một lý thuy ết khoa học – nguyên tắc kiểm sai hay phủ chứng, bác bỏ 57
2.6 VẤN ĐỀ CHÂN LÝ TRONG KHOA HỌC 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG II 65
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPPER 66
Trang 6KARL POPPER 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 83
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LU ẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khoa học là một lĩnh vực quan trọng của ý thức xã hội Những thànhtựu của khoa học có vai trò vô cùng to l ớn đối với sự phát triển sản xuất vàcác hoạt động của con người nhằm cải tạo tự nhiên và phát tr iển xã hội Cho
dù xu ất hiện rất sớm trong lịch sử triết học, nhưng mãi đến gần đây mới cómột ngành của triết học đi sâu nghiên cứu để trả lời cho một loạt câu hỏi,như về bản chất của khoa học, về con đường phát triển của nhận thức khoahọc; về vấn đề chân lý trong các khoa học, v.v Chuyên ngành m ới này củatriết học chuyên nghiên cứu những vấn đề chung nhất đó của khoa học và
được gọi là Triết học về khoa học (Philosophy of science).
Những nhà triết học theo lập trường chủ nghĩa Thực chứng là nhữngngười đầu tiên đã tiếp cận các vấn đề của triết học về khoa học Cụ thể là từ
nhà triết học Pháp Auguste Comte đến nhà triết học Áo Ernst Mach và sau đó
là các nhà tri ết học thực chứng lôgic nhóm Viên và nhó m Berlin Họ đứng
trên lập trường chủ nghĩa kinh nghiệm để xem xét bản chất của nhận thứckhoa học và chân lý khoa h ọc Tuy có nh ững đóng góp nhất định, nhưngnhững tư tưởng triết học về khoa học của các nhà triết học Thực chứng vẫnmang đậm dấu ấn và thiên v ề chủ nghĩa kinh nghiệm, nên không tránh kh ỏi
sự phiến diện và đã loại bỏ một khối lượng rất lớn những tri thức thuộc phạm
vi nghiên cứu của lý tính
Sự phát triển tiếp theo của chủ nghĩa thực chứng mới được gọi là chủ
nghĩa hậu thực chứng Người đầu tiên khởi xướng cho xu hướng này là nhà
triết học người Áo Karl Raimund Popper (1902 – 1994) với chủ nghĩa duy lýphê phán và nguyên t ắc khả phủ chứng rất nổi tiếng Ông được xem là mộttrong những nhà triết học khoa học lớn của thế kỷ XX Karl Popper đã tháchthức với cách tiếp cận và nhiều vấn đề thuộc nội dung và phương pháp
Trang 8nghiên cứu của chủ nghĩa thực chứng lôgic Ông đã đưa ra cách tiếp cận mới
và nhiều nội dung nghiên cứu mới cho triết học về khoa học Tuy nhiên, triếthọc về khoa học của Karl Popper cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh Do vậy, việc nghiên cứu những nội dung cụ thể và chỉ ra những đónggóp cùng hạn chế trong tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper cóvai trò r ất lớn đối với sự phát triển của chuyên ngành m ới này của triết học
Với những lý do trên và lòng mong mu ốn tìm hiểu tư tưởng triết học
của Karl Popper, tôi ch ọn đề tài: “Tư tưởng triết học về khoa học của Karl
Popper trong một số tác ph ẩm” làm đề tài luận văn của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích là nghiên cứu tư tưởng triết học về khoa họccủa Karl Popper trong một số tác phẩm triết học của ông, từ đó chỉ ra những giá trị cùng nh ững hạn chế của nó
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ sauđây:
- Phân tích bối cảnh lịch sử và những tiền đề lý luận của sự ra đời tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper
- Làm rõ n ội dung cơ bản của tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper qua một số tác phẩm của ông
- Phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa
h ọc của Karl Popper
3 Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung tư tưởng triết
Trang 9học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm triết học của ông đãđược xuất bản (trong đó có một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt), qua
đó chỉ ra những đóng góp và hạn chế của K Popper trong cách tiếp cận củaông v ề bản chất và con đường của nhận thức khoa học, về vấn đề chân lýtrong tri thức khoa học
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong một số tácphẩm triết học về khoa học của Karl Popper, như “Lôgic của phát minh khoahọc”, “Phỏng định và bác b ỏ” và “Tri thức khách quan” Đồng thời Luậnvăn lấy lý lu ận nhận thức của triết học Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng,tham khảo tư tưởng của một số tác giả khác có liên quan , như của các nhàtriết học thực chứng lôgic nhóm Viên và sự phát triển của triết học về khoahọc của một số nhà nghiên c ứu sau này để thấy được những mặt hợp lý vàhạn chế của Karl Popper
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận nhận thức duy vậtbiện chứng của triết học Mác-Lênin
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau.Nhưng chủ yếu sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp thốngnhất giữa phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lôgic và l ịch sử, đốichiếu, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài li ệu tham khảo, Luận văn có n ộidung chính gồm 3 chương:
Trang 10Chương 1: Cơ sở hình thành tư tưởng triết học về khoa học của KarlPopper.
Chương 2: Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper
Chương 3: Những đóng góp và hạn chế trong tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper
6 Tổng quan tài li ệu nghiên cứu
Các công trình nghiên c ứu về Karl Popper ở nước ngoài khá phongphú Trước hết phải kể đến các bài viết trong các từ điển và bách khoa thư
được công bố trên mạng internet, như: Karl Popper (Wikipedia, the free encyclopedia); Karl Popper: Philosophy of Science (Karl Popper: Triết học
về khoa học) (Internet Encyclopedia of Philosophy); Karl Popper (New
World Encyclopedia); Karl Popper Web (trang Web về Karl Popper), do Dr.
Ray Scott Percival sáng lập và chủ biên, v.v
Các sách c ủa Karl Popper có liên quan đến tư tưởng triết học về khoahọc của ông được xuất bản bằng tiếng Anh (hoặc được dịch ra tiếng Anh) đều
được công b ố trên mạng internet, nên rất thuận lợi cho việc tra cứu: The
Logic of Scientific Discovery (Lôgic c ủa phát minh khoa học); The Poverty
of Historicism (Sự nghèo nàn c ủa chủ nghĩa lịch sử); The Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù c ủa nó); Conjectures and Refutations: The Growth of Scientific Knowledge (Phỏng định và Bác b ỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học); Objective Knowledge: An Evolutionary Approach (Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa) Đặc
biệt, tác phẩm “Unended Quest: An Intellectual Autobiography” (Sự sưu tầm
chưa kết thúc: Một tự tiểu sử của người trí thức) do Routledge Classics công
b ố năm 2002, là một tài liệu quý giá để nghiên cứu về tiểu sử và một số quan
điểm cơ bản của Karl Popper, vì tất cả những nội dung trong sách là tư liệu và
tư tưởng do
Trang 11chính Karl Popper đưa ra….
Việc nghiên cứu về triết học Karl Popper nói chung và triết học vềkhoa học của ông nói riêng ở nước ta còn khá khiêm tốn Trước đây, trongthời kỳ trước đổi mới ở nước ta các công trình nghiên cứu về Karl Popper chủyếu tập trung phê phán tư tưởng của ông về một số quan niệm chống chủnghĩa Mác
Hiện nay ở nước ta, các công trình nghiên cứu về Karl Popper tuykhông nhi ều, nhưng có th ể chia thành các lo ại:
+ Một số sách d ịch và gi ới thiệu tác ph ẩm của Karl Popper bằng
tiếng Việt Hiện nay ở nước ta mới chỉ có ba tác phẩm của Karl Popper được
dịch ra tiếng Viêt: 1) Sự nghèo nàn c ủa chủ nghĩa lịch sử, 2) Xã h ội mở và
những kẻ thù c ủa nó, 3) Tri thức khách quan: Một cách ti ếp cận dưới góc độ tiến hóa Riêng tác ph ẩm “The Poverty of Historicism” (Sự nghèo nàn c ủa
chủ nghĩa lịch sử) được hai người dịch với tiêu đề khác nhau: Nguyễn Quang
A dịch tiêu đề là: “Sự khốn cùng c ủa chủ nghĩa lịch sử” và Chu Lan Đình dịch tiêu đề là: “Sự nghèo nàn c ủa thuyết sử luận” Các bản dịch của Nguyễn
Quang A (“Sự khốn cùng c ủa chủ nghĩa lịch sử” và “Xã hội mở và những kẻthù c ủa nó”) được công bố trên mạng, nhưng chưa xuất bản thành sách; cònhai bản dịch của Chu Lan Đình (“Sự nghèo nàn c ủa thuyết sử luận” và “Trithức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa”) đã được Nxb Trithức công bố năm 2012 Tuy còn nhi ều bất đồng về dịch thuật, nhưng nhữngcông trình này là ch ỗ dựa chủ yếu của chúng tôi để thực hiện luận văn này
+ Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo về Karl Popper được
dịch ra tiếng Việt gồm: “Triết học mở và xã h ội mở”(The Open Philosophy and the Open Society) của nhà Mácxít người Anh Maurice Cornforth, xuất
bản năm 1968, do Đỗ Minh Hợp dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 và
cuốn “Karl Raimund Popper” của Lý Quốc Tú (Trung Quốc), do Đặng Lâm
Trang 12dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2005 Những công trình này có giá tr ị tham khảoquan trọng Tuy nhiên, các sách được viết ra trong thời kỳ trước đổi mới nênviệc đánh giá và phê phán c ủa các tác giả này về Karl Popper còn dựa trênquan niệm cũ nên không th ừa nhận nhiều cách tiếp cận và sự phê phán h ợp
lý của Karl Popper
+ Một số công trình nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây
đương đại, trong đó có triết học Karl Popper như: Lịch sử triết học của
Nguyễn Hữu Vui (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999), Lược khảo triết học
phương Tây hi ện đại của Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2003), Triết học phương Tây hi ện đại (tập 4) của Lưu Phóng Đồng (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Giáo trình Triết học
(dùng cho cao h ọc) của PGS.TS Lê Hữu Ái và PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng(Nxb Đà Nẵng, 2012) Trong các công trình này, Karl Popper và tư tưởng triếthọc về khoa học của Popper cũng được đề cập đến ở những nét khái quát
Trong Bài giảng cho chương trình cao học chuyên ngành tri ết học: Một số
trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây đương đại của PGS.TS
Nguyễn Tấn Hùng (Đà Nẵng, 2016), triết học khoa học của Karl Popper đượctrình bày một cách khá chi tiết hơn
Ở nước ta trên mạng internet cũng đã xuất hiện một số bài (tiếng Việt)
về K Popper, hoặc ít nhiều có liên quan, như bài “Karl Popper” trên Bách khoa mở Wiki (tiếng Việt); bài “Karl Popper” trên Bách khoa tri thức (http://www.bachkhoatrithuc.vn/); bài “Triết lý khoa học hiện đại”
(http://vietsciences.free); bài “Phản tư về những chiều hướng triết học hiện
đại” của GS Trần Văn Đoàn,v.v Các bài viết này có đề cập đến một số khía
cạnh mà chúng tôi thấy có thể kế thừa trong luận văn của mình
Trong thời gian gần đây, có một vài luận văn cao học đề cập một số
khía cạnh trong tư tưởng triết học của Karl Popper, như: Luận văn “Tư tưởng
Trang 13triết học của Karl Popper trong tác phẩm “Tri thức khách quan””của Trần
Văn Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia HàNội, 2012 Luận văn đã nghiên cứu tư tưởng triết học và chỉ ra những đónggóp c ũng như hạn chế trong tư tưởng triết học của Karl Popper trong tácphẩm Tri thức khách quan, trong đó có một số tư tưởng triết học về khoa học
của Karl Popper cũng được thể hiện rõ trong tác ph ẩm này Luận văn “Tư
tưởng triết học của Karl Popper trong tác ph ẩm “Sự nghèo nàn c ủa chủ nghĩa lịch sử” của Đỗ Thanh Kim, Đại học Đà Nẵng, 2014; luận văn chủ yếu
bàn về tư tưởng chính trị, xã hội của Karl Popper, nhưng trong đó cũng cómột phần nói về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Popper Đây cũng là nhữngtài liệu tham khảo thiết thực cho việc thực hiện luận văn của chúng tôi về triếthọc khoa học của Karl Popper
Ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2012, tại Viện Triết học thuộc Viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam, cuộc Hội thảo quốc tế về “Triết học Áo và ý
nghĩa hiện thời của nó” được tổ chức với sự phối hợp giữa Viện Triết học
Việt Nam và Đại sứ Áo tại Việt Nam Trong Hội thảo có nhiều bài viết ítnhiều có đề cập đến tư tưởng triết học và những đóng góp của K Popper,trong đó có hai bài phát biểu tham luận trình bày trực tiếp tư tưởng triết họckhoa học và tư tưởng chính trị của Karl Popper trong tác phẩm “Sự nghèo nàncủa chủ nghĩa lịch sử” Đó là bài “Karl Raimund Popper với sự phê phán ch ủnghĩa thực chứng và chủ nghĩa lịch sử” của tác giả Nguyễn Tấn Hùng và bài
“Tư tưởng triết học chính trị của Karl Raimund Popper trong Sự nghèo nàn của thuyết sử luận nhìn từ phương pháp luận mác xít” của tác giả Nguyễn
Minh Hoàn, bài “Thuyết khả sai của Popper và s ự thích hợp của nó với triết
học chính trị, xã h ội, đạo đức” của Harald Stenzer Hai bài tham luận này đã
được đăng trên Tạp chí Triết học số 2 (261) năm 2013 Kỷ yếu Hội thảo sau
Trang 14đó đã được xuất bản thành sách “Triết học Áo và ý ngh ĩa hiện thời của nó”,
do PGS.TS Phạm Văn Đức chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014
Tóm l ại, có th ể thấy số lượng các công trình nghiên cứu tư tưởng triếthọc về khoa học của Karl Popper ở nước ta tuy có tăng lên trong thời gian gầnđây, nhưng vẫn còn quá ít Nhiều khía cạnh quan trọng trong tư tưởng củaPopper chưa được mổ xẻ và phân tích đầy đủ Do vậy, việc tiếp tục đi sâunghiên cứu tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper để khẳng định giátrị và vạch ra những hạn chế của nó là việc làm cần thiết trong quá trình khaithác kho tàng tri th ức của nhân loại
Trang 15CHƯƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH T Ư TƯỞNG TRIẾT HỌC
VỀ KHOA HỌC CỦA KARL POPPER
Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper ra đời trên cơ sở kếthừa và phê phán nh ững tư tưởng triết học về khoa học của chủ nghĩa thựcchứng, trực tiếp là chủ nghĩa thực chứng lôgic nhóm Viên và nhóm Berlin.Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp của nó là nh ững điều kiện kinh tế, chính trị –
xã hội ở Áo và trên thế giới lúc b ấy giờ và nhất là những phát minh mớitrong khoa học và những phát triển mới trong lý lu ận về kinh tế và chính trị
1.1 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ H ỘI CỦA SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER
1.1.1 Các điều kiện kinh tế
Vào cuối năm 20 đầu những năm 30, cuộc khủng hoảng kinh tế diễn
ra trong thế giới tư bản có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiềunước châu Âu Kinh tế của các nước trong đế quốc Áo - Hung lạc hậu, kémphát triển nên rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng trong điều kiện chiến tranh,ngoài mặt trận thì quân đội liên tiếp thất bại, các dân tộc nổi lên đòi độc lậpkhiến Đế quốc Áo – Hung nằm trên bờ vực sụp đổ Nguyên nhân chính củakhủng hoảng chủ yếu là vì sự tăng lên quá nhanh c ủa quá trình sản xuấttrong một thời gian dài, dẫn đến thừa hàng hoá nhưng trong thời điểm đónhu cầu thị trường lại không tăng làm cho hàng hoá ngày d ần trở nên thừadẫn đến suy thoái trong sản xuất
Đây là thời kỳ diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trên khắpmọi nơi trong thế giới các nước tư bản chủ nghĩa, nhưng ở các quốc gia khác
Trang 16nhau lại có mức độ và thời gian diễn ra khủng hoảng khác nhau Sau cuộcsuy thoái ở Mỹ đó là sự suy thoái hết sức nặng nề ở Đức Cuộc khủng hoảngnày không ch ỉ tàn phá n ặng nề kinh tế và còn gây ra nhi ều hậu quả lớn vềchính trị và xã h ội cho chủ nghĩa tư bản Cuộc khủng hoảng trong giai đoạn
1929 – 1933, đã làm cho s ố công nhân thất nghiệp tăng lên đến 50 triệungười, hàng triệu người mất nhà cửa, hàng triệu dân bị mất ruộng đất vàsống trong cảnh thiếu thốn, nghèo đói Trước bối cảnh lịch sử đó, phong tràocông nhân th ế giới có nhiều chuyển biến mới, từ thoái trào chuyển thành caotrào, biểu tình, bãi công diễn ra khắp mọi nơi
Hoàn cảnh lịch sử đó đã tạo nên sự phát triển không đồng đều và sựkhác nhau về hình thức thống trị của các nước tư bản Các nước không cóthuộc địa hoặc thiếu thuộc địa ngày càng thi ếu vốn, nguyên liệu và thịtrường đã đi theo con đường phát xít hoá về chế độ chính trị nhằm cứu vãntình trạng khủng hoảng chính trị đang diễn ra rất nghiêm trọng Một số nướcnhư Đức, Ý, Nhật Bản là điển hình cho xu hướng này
Vào những năm 30, quan hệ quốc tế chuyển biến ngày càng ph ức tạp,
sự hình thành hai khối đối lập báo hiệu cho một cuộc chiến tranh thế giới không
th ể tránh khỏi Tại Áo, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế lâm vào tìnhtrạng khủng hoảng nặng, đời sống nhân dân khó khăn, túng quẩn Nhân dân ởViên bị thất nghiệp nặng nề, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản Đại đa sốnhân dân sống rất khổ, cuộc sống của họ phải chịu đủ mọi sức ép Sự thất bạitrong chiến tranh của đế quốc Áo – Hung đã tiêu t ốn khá nhiều chi phí Nước
Áo tách ra trong điều kiện kiệt quệ về kinh tế Tháng 3/1938, Áo b ị phát xítĐức chiếm đóng Từ năm 1945 đến năm 1955, Áo bị quân Đồng minh chiếmđóng Tháng 5/1955, đại diện các chính phủ Liên Xô, Anh, M ỹ và Áo ký hi ệpước tại Viên về việc khôi phục nền độc lập và dân chủ của Áo Tháng 10/1955,Quốc hội Áo thông qua đạo luật khẳng định
Trang 17nền trung lập vĩnh viễn của Áo Cuối năm 1955, quân Đồng minh rút kh ỏiÁo.
1.1.2 Tình hình chính trị - xã h ội
Vào nửa đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị - xã hội tại Viên diễn biếnphức tạp Đế quốc Áo – Hung có tham v ọng lớn là làm ch ủ khu vực Balkanmặc dù kinh t ế hết sức lạc hậu, mâu thuẫn dân tộc vô cùng phức tạp Chínhsách bành trướng Balkan của Đế quốc Áo – Hung vấp phải sự cạnh tranhmạnh mẽ của Đế quốc Nga, do đó Áo – Hung thực hiện liên minh quân sựvới Đế quốc Đức để chống lại Nga Năm 1909, Đế quốc Áo – Hung thôntính Bosnia và Herzegovina, làm cho sự đối địch giữa Áo – Hung và Serbiangày càng gay g ắt Ngoài ra, Đế quốc Áo – Hung còn mu ốn thôn tínhSerbia để đoạt lấy con đường ra các biển Adriatic, biển Agean, biến Đế quốc
Áo – Hung từ đế quốc nhị nguyên trở thành đế quốc tam nguyên (tức từ một
đế quốc kết hợp giữa Áo và Hungary trở thành một đế quốc kết hợp giữa Áo,Hungary và Serbia)
Nguyên nhân tr ực tiếp dẫn đến việc Đế quốc Áo – Hung tuyên chiếnvới Serbia cũng như của Thế chiến thứ nhất là vụ ám sát thái tử Áo – HungFranz Ferdinan tại Sarajevo, Bosna Ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi thái tửFranz Ferdinan tham gia buổi diễn tập của quân đội Áo – Hung tại Sarajeco
thì bị một số thành viên c ủa tổ chức “Bàn tay đen” thực hiện kế hoạch ám
sát Sự kiện này đã châm ngòi cho cu ộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Tối 25 tháng 7, Serbia gửi tối hậu thư đến đại sứ Áo – Hung quyếttâm hoà gi ải cuộc xung đột nhưng Áo – Hung vẫn không chấp thuận vàtuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Serbia Ngày 28 tháng 7, Đế quốc
Áo – Hung tuyên chiến với Serbia và chính thức tham gia vào Chiến tranhthế giới thứ nhất
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, Đế quốc Áo –
Trang 18Hung cũng bùng lên làn sóng cách m ạng của nhân dân Lúc này t ại Viên rấthỗn loạn, không chỉ có sự xáo trộn về chính trị mà nạn thất nghiệp, lạm phát,đói kém và các tệ nạn xã hội tràn lan Nhân dân ở Viên sống rất nghèo khổ,cuộc sống con người chịu đựng mọi sức ép, buồn thảm và chán ghét.
Qua “Tự tiểu sử” của mình, Karl Popper thuật lại rằng ở Viên lúc b ấy
giờ tình trạng đói nghèo là phổ biến Ông nói:
“Việc trông th ấy cảnh nghèo đói xơ xác ở Viên là m ột trong nhữngvấn đề chính đã làm tôi xúc động ngay từ khi còn là m ột đứa trẻ –đến nỗi nó h ầu như mãi mãi n ằm sâu trong đầu óc c ủa tôi … đànông, đàn bà, trẻ con sống trong cảnh đói, rét và tuyệt vọng Là trẻ connhư chúng tôi không th ể làm gì hơn là xin một vài đồng xu để chongười nghèo” [45, tr.4]
Ngày 11 tháng 11 năm 1917, tại Viên diễn ra cuộc biểu tình của dânlao động để chào mừng thắng lợi của công nhân Sankt-Peterburg trong Cáchmạng tháng Mười Nga Những người tham gia biểu tình đòi chính phủ Đếquốc Áo – Hung khẩn trương đàm phán với các nước tham chiến để rút khỏichiến tranh Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở nhiều thành phố khác điểnhình là cuộc đình công của công nhân nhà máy thu ộc khu công nghiệpViner-Neystat vào ngày 14 tháng 11 năm 1917 Cuộc đình công đã lôi kéocông nhân nhi ều xí nghiệp ở Viên tham gia Ngày 16 tháng 11, t ất cả cáckhu công nghi ệp của Áo – Hung đều xảy ra biểu tình Những người bãicông đòi chính quyền phải nhanh chóng ký hiệp định hoà bình và bỏ nhữngđòi h ỏi với nước Nga Xô viết
Làn sóng cách m ạng nổ ra ở trong nước cũng ảnh hưởng trực tiếp tớibinh lính ngoài mặt trận Ngày 1 tháng 2 năm 1918 tại vùng bi ển Adriatic,thuỷ thủ của chiến Đế quốc Áo – Hung tổ chức một cuộc biểu tình lớn với sựtham gia của 6000 thuỷ thủ thuộc 40 tàu chiến Những người khởi nghĩa yêu
Trang 19cầu khẩn trương đàm phán hoà bình, đòi quy ền tự quyết cho các dân tộcsống trên lãnh th ổ Đế quốc Áo – Hung và đòi thành l ập các chính phủ dânchủ Áo và Hungary.
Sau đó, nhiều phong trào đòi tách kh ỏi Đế quốc Áo – Hung của cácdân tộc đã lần lượt thành công Ngày 14 tháng 10, công nhân Ti ệp Khắc tiếnhành tổng bãi công, kháng ngh ị đối với việc chính phủ Đế quốc quyết định chở
số than đá và lương thực tàn trữ sang Áo Ngày 28 tháng 10, Ti ệp Khắc đượctuyên bố trở thành quốc gia tự trị Ngày 29 tháng 10, t ới lượt người Nam slavsinh sống trong lãnh thổ đế quốc Áo – Hung tuyên bố tách khỏi đế quốc Đỉnhđiểm là sự kiện nước Cộng hoà Áo được thành lập ngày 12 tháng 11 và khiHungary thành l ập vào ngày 16 tháng 11 năm 1918 thì Đế quốc Áo
– Hung chính thức tan rã
Tình hình chính trị Áo trở nên căng thẳng, sự ra đời của Đảng Cộngsản Áo (3/11/1918) diễn ra trong bối cảnh Quốc tế II bị phá sản do sự lũngđoạn của chủ nghĩa cơ hội xét lại và trong bối cảnh các lực lượng cánh tả củađảng xã hội – dân chủ dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin với nòng c ốt là ĐảngBôn -sê-vích Nga đang xúc tiến chuẩn bị thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc
tế III) Bởi vậy, ngay khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Áo đã phải tiến hànhhàng loạt cuộc đấu tranh không khoan nhượng trên tất cả các lĩnh vực từchính trị, tư tưởng đến tổ chức nhằm chống các tư tưởng cải lương, cơ hộixét lại, xây dựng một chính đảng Mácxít – Lêninnít chân chính Năm 1924,
phái cánh t ả chiếm ưu thế về chính trị, đây là giai đoạn cao trào của thời kỳ
Viên Đỏ (1918-1934) Karl Popper đã tham gia hoạt động tích cực trong các
phong trào xã h ội chủ nghĩa Nhưng từ sau khi chứng kiến sự chết chóctrong các cuộc xung đột đầy bạo lực giữa những người cộng sản và cảnh sátViên, ông đã rời bỏ chủ nghĩa Mác và trở thành một trong những người phêphán chủ nghĩa Mác
Trang 20Khi nước Áo và Đức sát nhập vào nhau, Karl Popper buộc phải rờikhỏi Áo cùng v ới vợ Ông để lại họ hàng và nhi ều người sau này bị Đứcquốc xã sát h ại Năm 1937, ông đến New Zealand và giảng dạy triết học nhưmột giảng viên cao cấp tại Đại học Canterbury Mùa đông 1945 nhờ vào sựgiúp đỡ của Friedrich August von Hayek, Popper nhận được lời mời giảngdạy tại Trường Kinh tế và chính trị Luân Đôn (London School of Economicsand Political Science) thuộc Đại học Luân Đôn Đầu tháng 1 năm 1946 vợchồng Popper đến London và từ năm 1949 ông trở thành giáo sư bộ môn
"Lôgíc và phương pháp khoa học"của Đại học London Ô ng bắt đầu nghiêncứu nhiều lĩnh vực khoa học, xuất bản một số tác phẩm có giá trị khoa họcnhư: “Phỏng định và Bác b ỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học” (1963);
“Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa” (1972)…
1.2 TIỀN ĐỀ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN CHO RA ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC KHOA HỌC CỦA KARL POPPER
1.2.1 Các thành t ựu khoa học tự nhiên và khoa h ọc xã h ội
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống đọc sách, K Popper
đã sớm tiếp cận với những thành tựu triết học và khoa học của thế giới Ôngnghiên cứu vật lý học của Newton, triết học như Spinoza, Descartes, Kant…Khi còn là c ậu bé 15 tuổi, ông đã nghe người lớn nói về hệ mặt trời và tínhchất vô hạn của không gian Ông đã thắc mắc tìm mọi cách để lý giải vàngười đầu tiên ông đề cập đến vấn đề là cha của mình Những quan điểm củaNewton về không gian là một trong những thành tựu nổi bật mà K Popper
cố công nghiên cứu khi còn nh ỏ Newton cho rằng, thời gian không phải làvật chất như ête, thời gian vẫn được xem là một cái gì đó tồn tại, khách quantrong toàn bộ không gian, không phụ thuộc vào không gian và v ật chất kể cảtrạng thái chuyển động của vật chất Khi ở một thời điểm nhất định, một
Trang 21người tại A tuyên bố là: “bây giờ” thì cái “bây giờ” đó có ý nghĩa cho tại nơi
B xa xăm nào đó, tức là có s ự bằng nhau về “tính đồng thời” của hai sự kiệnxảy ra ở các địa điểm khác nhau Newton đã sáng t ạo ra một hệ chuẩn(paradigm) làm khuôn m ẫu cho nhân loại suốt cả hai thế kỷ Thế giới được
mô t ả như một cổ máy khổng lồ vận hành theo các quy lu ật đơn giản, có thểdiễn đạt qua hai cặp phạm trù không gian và th ời gian, vật thể và lực Khônggian, một thực thể “tuyệt đối” đóng vai một thùng ch ứa Bên trong thùnggồm các sự vật, hiện tượng vận hành theo thời gian, thời gian được hiểu là
“tuyệt đối” Nếu không chịu tác động bởi lực thì vật chuyển động thẳng, đều
và nếu chịu tác động bởi lực thì chuyển động theo quỹ đạo xác định được
Các nhà tri ết học như Spinoza, Descartes, Kant với những quan điểmcủa mình đã làm K Popper ph ải suy tư trong nhiều năm Đặc biệt ông đãchú tâm đọc “Luân lý học” và “Nguyên lý triết học Descartes” Ông nói: Haicuốn sách này chỉ toàn là định nghĩa và những định nghĩa đó, theo tôi là võđoán và rỗng tuếch, là những luận chứng dựa trên cơ sở của những giả địnhchưa được chứng minh, nếu quả thật có những giả định như thế Điều nàylàm cho tôi su ốt đời chán ngấy những cuộc thảo luận về “Thượng đế”
Năm 1905, Einstein đưa ra thuyết tương đối hẹp Cuối năm 1915 ôngnêu lên thuy ết tương đối rộng hay còn g ọi là thuyết tương đối tổng quát.Trong đó, thuyết tương đối rộng thống nhất thuyết tương đối hẹp và định luậtvạn vật hấp dẫn của Newton, đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấpdẫn) như là một tính chất hình học của không gian và thời gian, hoặc khôngthời gian Đặc biệt, độ cong của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếpvới năng lượng và động lượng của vật chất và bức xạ Liên hệ này được xácđịnh bằng phương trình trường Einstein, một hệ phương trình đạo hàm riêngphi tuyến
Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết tương đối rộng khác biệt hẳn so
Trang 22với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thờigian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi rơi tự do và sựlan truyền của ánh sáng Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thờigian do hấp dẫn, thấu kính hấp dẫn, dịch chuyển do hấp dẫn của ánh sáng, và
sự trễ thời gian do hấp dẫn Mọi quan sát và thí nghiệm đều xác nhận Mặc
dù có m ột số lý thuyết khác về lực hấp dẫn cũng được nêu ra, nhưng lýthuyết tương đối rộng là một lý thuyết đơn giản nhất phù h ợp với các dữ liệuthực nghiệm Những thực nghiệm ấy đã gây ch ấn động cả thế giới
K Popper đã bị khuất phục về độ chính xác sau khi lý thuyết củaEinstein được thực nghiệm Ông đã đến nghe buổi nói chuyện của Einsteintại Viên, nhưng ông đã không hi ểu những gì Einstein đã thảo luận Ông nói:
“Tôi chỉ nhớ lúc ấy tôi cảm thấy rất lơ mơ, hoàn toàn chẳng hiểu những nộidung ấy” [35, tr.29] Được sự giúp đỡ của người bạn tên Meck Elstan,Popper đã hiểu được con đường phát triển khoa học từ Newton đến Einstein,ông đã hiểu được những điểm chính của lý thuyết tương đối Điều gây ấntượng lớn cho K Popper đó là thái độ Einstein đối với lý luận của ông.Einstein chưa bao giờ coi lý luận của mình là một giáo điều, tuyệt đối khôngthay đổi, mà Einstein nhấn mạnh cần phải tiếp thu sự kiểm nghiệm của thựctiễn Einstein khẳng định, nếu lý luận của ông không đúng với quan trắc thực
tế, thì thuyết tương đối rộng của ông không thể đứng vững được, và ông chorằng đó mới chính là thái độ khoa học Karl Popper so sánh ba trào lưu lýluận đang thịnh hành: chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Freud và thuyết tương đốicủa Einstein và ông rút ra k ết luận chỉ có học thuyết của Einstein mới thực
sự là khoa học
Ngoài ra, K Popper còn ch ịu ảnh hưởng của Alfred Adler (1870 –1937) chuyên gia tâm th ần học, người sáng lập trường phái tâm lý học cánhân Sự nhấn mạnh của ông về tầm quan trọng của những cảm giác bị thấp
Trang 23kém – phức cảm thấp kém – được công nhận là đã cô l ập được một yếu tốđóng vai trò quan tr ọng trong sự phát triển nhân cách Đã có m ột thời gian
K Popper đã làm vi ệc cùng Alfred Adler, nhưng ông lại bất đồng với nhữngquan điểm của Alfred Adler về tâm lý Điều này cũng diễn ra tương tự vớiSigmund Freud (1856 – 1939) với những khám phá, phát minh trong phântâm học
Về mặt vật lý học, K Popper chịu ảnh hưởng thuyết bất định trong vật
lý học lượng tử và ông đã có m ột bài viết về vấn đề này Ông đã áp d ụng vô định luận để phê phán các h ọc thuyết xã hội dựa trên quyết định luận, trong đó
ông lên án chủ nghĩa Marx là “quyết định luận kinh tế” Năm 1926, khi một nhàkhoa học Đức là Werner Heisenberg phát bi ểu nguyên lý b ất định nổi tiếng củamình, Heisenberg đã chứng tỏ được rằng độ bất định về vị trí của hạt nhân với
độ bất định về vận tốc của nó nhân với khối lượng của hạt không bao giờ nhỏhơn một lượng xác định - lượng đó là hằng số Planck Nguyên lý b ất định cónhững ngụ ý sâu sắc đối với cách nhìn nhận thế giới Thậm chí sau hơn 50 nămchúng vẫn chưa được nhiều nhà triết học đánh giá đầy đủ và vẫn còn là đề tàicủa nhiều cuộc tranh luận Nguyên lý b ất định đã phát tín hiệu về sự cáo chungcho giấc mơ của Laplace về một lý thuyết khoa học, một mô hình của vũ trụhoàn toàn có tính chất bất định: người ta chắc chắn không thể tiên đoán những
sự kiện tương lai một cách chính xác nếu như người ta không thể dù ch ỉ là đotrạng thái hiện thời của vũ trụ một cách chính xác! Chúng ta vẫn còn có th ể chorằng có một tập hợp các định luật hoàn toàn quy ết định các sự kiện dành riêngcho m ột đấng siêu nhiên nào đó, người có thể quan sát trạng thái hiện thời của
vũ trụ mà không làm nhi ễu động nó Cách tiếp cận này đã dẫn Heisenberg,Edwin Schrodinger và Paul Dirac vào những năm 20 xây dựng lại cơ học trên
cơ sở của nguyên lý b ất định thành một lý thuyết mới gọi là cơ học lượng tử.Trong lý thuyết này,
Trang 24các hạt không có vị trí, không có vận tốc tách bạch và không hoàn toàn xácđịnh Thay vì thế chúng có một trạng thái lượng tử là tổ hợp của vị trí và vậntốc.
Về mặt kinh tế, K Popper chịu ảnh hưởng tư tưởng chủ nghĩa tự docủa Friedrich Hayek (1899–1992), nhà triết học, chính trị và kinh tế gốc Áo.Friedrich Hayek là một trong những kiến trúc sư chính của cuộc xây dựng lạichủ nghĩa tự do, trên bình diện tư tưởng lẫn hành động, trong thế kỷ XX.Thông qua một sự nghiệp phong phú và xúc tích, Hayek đã tìm cách trang bịnhững cơ sở mới cho một chủ nghĩa tự do mà ông không ng ừng nghỉ đối lậpvới học thuyết Keynes và với mọi hình thức của chủ nghĩa can thiệp Trong
tác phẩm nổi tiếng của Hayek “The Road to serfdom” (Con đường dẫn đến
chế độ nông nô) được xuất bản lần đầu ở Anh năm 1944, Hayek phản đối kếhoạch tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa và cho rằng nó không tránh khỏi
sẽ dẫn đến chế độ độc tài và ách nô d ịch đối với người lao động FriedrichHayek đã tranh luận rằng sự phát triển của các chế độ độc tài cực quyền làkết quả của việc có quá nhiều can thiệp và điều tiết của nhà nước lên thịtrường làm mất đi tự do dân sự và chính trị Hayek cũng nhìn thấy sự kiểmsoát kinh tế đang được thể chế hóa tại Anh và Mỹ và cảnh báo những thể chếKeynes này vì ông tin rằng chúng có thể và sẽ dẫn đến các nhà nước cựcquyền mà những người tự do theo chủ nghĩa Keynes đã và đang cố tránh.Hayek xem các ch ế độ độc đoán như phát xít, Quốc xã và c ộng sản đều làcác nhánh khác nhau c ủa chủ nghĩa cực quyền; tất cả đều tìm cách xóa bỏhoặc giảm thiểu tự do kinh tế Với Hayek, việc xóa b ỏ tự do kinh tế sẽ dẫnđến việc xóa bỏ tự do chính trị Do vậy Hayek tin rằng sự khác biệt giữaQuốc xã và c ộng sản chỉ là ở từ ngữ Ông cho rằng tự do kinh tế là điều kiệncần thiết để tạo ra và duy trì bền vững tự do chính trị và dân s ự Hayek tinrằng kết cục cực quyền sẽ xảy ra tại Anh (hay bất cứ nơi nào khác) nếu chính
Trang 25phủ tìm cách kiểm soát tự do kinh tế của cá nhân với các chính sách donhững người như Dewey, Keynes, hay Roosevelt chủ trương.
Một trong những nhà phê bình chủ nghĩa cực quyền có ảnh hưởng
nhất là Karl Popper Trong tác phẩm The Open Society and Its Enemies (Xã
hội mở và nh ững kẻ thù c ủa nó), ông b ảo vệ nền dân chủ tự do và ủng hộ
một xã hội mở, trong đó chính phủ có thể được thay đổi mà không ph ải đổmáu Popper tranh luận rằng quá trình tích lũy tri thức nhân loại là không th
ể dự đoán được và lý thuyết về một nhà nước lý tưởng là không th ể tồn tại
Do vậy, hệ thống chính trị cần đủ mềm dẻo để chính sách của chính phủ cóthể phát triển và thay đổi cho phù h ợp với nhu cầu của xã hội; cụ thể, nó nênkhuyến khích đa và đa văn hóa
1.2.2 Các trào lưu triết học duy khoa học
Karl Popper ngay từ thời niên thiếu đã tiếp xúc với trào lưu triết họcduy khoa học Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và sự ứng dụng ngàymột rộng rãi của toán học và lôgic toán trong khoa học, điều này đã dẫn đếnkhuynh hướng tuyệt đối hoá toán học lôgic và khoa học thực nghiệm
Người khởi xướng cho sự ra đời của triết học về khoa học và chủnghĩa thực chứng là nhà tri ết học Pháp Auguste Comte (1798- 1857), nhà lýthuyết xã hội, người tạo ra ngành xã h ội học, nhà thực chứng luận đã đưa ra
thuật ngữ “Xã h ội học” (Sociology) Auguste Comte là người đầu tiên chỉ ra
nhu cầu và bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội Xã hộihọc có nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích nhữngbiến đổi xã hội và góp ph ần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội Ông chorằng bản chất của xã hội học là ở chỗ sử dụng các phương pháp khoa học đểxây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết Quan điểm như vậy của Comte
về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên c ứuthế kỷ XIX và thế kỷ XX (những nhà nghiên c ứu này thường đồng nhất khái
Trang 26niệm thực chứng với khái niệm “kinh nghiệm chủ nghĩa” hay với việc thu thập
số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận) Auguste Comte đãchỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học Xã hội học có nhiệm
vụ phát hiện ra các quy luật, xây dựng lý thuy ết, nghiên cứu cơ cấu xã hội (tĩnhhọc xã hội) và nghiên c ứu quá trình xã hội (động học xã hội) Xã hội học cónhiệm vụ trả lời câu hỏi: trật tự xã hội (tổ chức xã hội) được thiết lập, duy trì vàbiến đổi như thế nào Vấn đề này về sau trở thành mối quan tâm nghiên c ứuhàng đầu trong xã hội học ở Mỹ và châu Âu th ế kỷ XX
Về sau chủ nghĩa thực chứng mới đã đi đến tuyệt đối hoá vai trò c ủacác khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm Họ cho rằng triết học chỉ cónhiệm vụ làm công c ụ khoa học, như phân tích lôgic, phân tích ngôn ngữ đểlàm sạch những mệnh đề lý luận, loại bỏ những sai lầm Đại biểu cho trườngphái này có Bertrand Russell (1872 – 1970), người đặt nền móng cho tràolưu triết học này, là người đã khôi ph ục lại chủ nghĩa kinh nghiệm trong lĩnhvực lý luận nhận thức Tư tưởng của ông được nhóm Viên vận dụng vàotrong chủ nghĩa thực chứng lôgic hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic Với tácphẩm “Tri thức chúng ta về thế giới bên ngoài” (Our Knowledge of theExternal Word, 1926) và “Tìm hiểu về ý nghĩa của chân lý” (1962), ông đãgiải thích rằng, mọi tri thức xét cho cùng mà chúng ta đang có được đềuđược xây dựng từ những kinh nghiệm trực tiếp”[24, tr.11]
Ngoài ra, còn có các đại biểu nổi tiếng khác như Ernst Mach 1916), Ludwing Wittgenstein (1889-1951) mà tác ph ẩm của ông có ảnhhưởng rất lớn đến nhóm Viên và được những nhà sáng l ập ra nhóm Viên coiđây như là cơ sở lý luận của nguyên tắc thực chứng của nhóm này
(1838-Ludwing Wittgenstein (1889-1951) là người phát triển triết học ngônngữ và phương pháp phân tích ngôn ng ữ Các tác phẩm của ông có ảnhhưởng rất lớn đến nhóm Viên và được những nhà sáng l ập ra nhóm Viên coi
Trang 27đây như là cơ sở lý luận của nguyên tắc thực chứng của nhóm này Theo ông,ngôn ng ữ khoa học mới thật sự có ý nghĩa, vì các mệnh đề của nó phản ánhđúng các sự kiện của thực tế, còn các ngôn ng ữ triết học hay đạo đức họcđều không có ý nghĩa khoa học Wittgenstein cho rằng: Vai trò c ủa triết học
là phân tích, nhiệm vụ của triết học là phân tích ngôn ng ữ để khám phá ranhững trò ch ơi ngôn ng ữ (languge games), những luật lệ của chúng trongviệc sử dụng từ ngữ và loại bỏ những khó khăn do sự vi phạm các luật củatrò ch ơi ngôn ngữ Chính vì thế mà theo ông, các nhà tri ết học là nhữngngười đã phạm lỗi vì họ đã không theo đúng luật của trò ch ơi ngôn ngữ.Những vấn đề triết học (siêu hình học) không phải là vấn đề chân chính màchỉ là điều phi lý bắt nguồn từ việc không biết sử dụng ngôn ngữ
Ngoài ra còn ph ải kể đến các nhà thực chứng lôgic như RudolfCarnap (1891 – 1870) Ông là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa thực chứnglôgic hay ch ủ nghĩa kinh nghiệm lôgic Khi viết về cấu trúc lôgic, Carnapcho rằng những cuộc tranh cải trong siêu hình học truyền thống như sự tranhcải của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là sự nghèo nàn vô ích C hủnghĩa thực chứng cho rằng chân lý chỉ có được trong phạm vi những tri thứcthực chứng và được kiểm tra bằng con đường kinh nghiệm trực tiếp Họnhấn mạnh những tri thức thực chứng có tác dụng chống lại các phươngpháp và lý lu ận tư biện đã từng tồn tại, đây là một trong những đóng gópquan trọng Tuy nhiên, triết học của họ cũng mắc phải những hạn chế nhấtđịnh
Chủ nghĩa thực chứng lôgic là một trong những tiền đề quan trọngcho sự hình thành tư tưởng triết học của Karl Popper, đưa ông sát nhập vàotrào lưu triết học khoa học thế kỷ XX Karl Popper kế thừa quan điểm củacác nhà th ực chứng lôgic về vai trò c ủa quan sát, thực nghiệm trong sự pháttriển của khoa học, nhưng ông phản bác phương pháp quy nạp và nguyên tắc
Trang 28khả thực chứng của chủ nghĩa thực chứng lôgic và đề xuất phương pháp diễndịch và nguyên t ắc khả phủ chứng, tức nguyên tắc chỉ có thể chứng minh sựsai lầm, giả dối của các lý thuy ết khoa học Do đó, các nhà nghiên c ứu coi
K Popper là một đại biểu của “chủ nghĩa hậu thực chứng” (post-positivism)
1.3 VÀI NÉT V Ề TÁC GI Ả, TÁC PH ẨM
1.3.1 Cuộc đời và s ự nghiệp của Karl Popper
Karl Popper sinh ngày 28 tháng 6 năm 1902 tại Viên, nước Áo, làmột người mang dòng dõi Do Thái , nhưng gia đình lại theo Kitô giáo
Karl Popper lớn lên trong một gia đình mà sách và âm nh ạc luôn đóngmột vai trò quan tr ọng trong cuộc sống Cha của Karl Popper là Simon CarlSiegmund (1856-1932), là một tiến sĩ luật của Đại học Viên Ngoài ra, ông cònđược biết đến là người tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội, ông l uônquan tâm và có s ự đồng cảm sâu sắc đến các tầng lớp cùng kh ổ trong xã hội
Là một thành viên c ủa tổ chức cứu tế, ông tích cực tham gia các hoạt độngphúc lợi, giúp đỡ việc quản lý trong các trại trẻ mồ côi, các trẻ em lang thang cơnhở không cha mẹ, không nhà c ửa Simon Carl Siegmund còn có tài làm thơ vàdịch thuật rất tốt từ tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh sang tiếng Đức Ông rất chútrọng trong công tác nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: xãhội học, triết học, sử học… Chính vì thế mà nhà c ủa ông có r ất nhiều sách.Trong lời tự thuật của mình, K Popper từng kể rằng: Trong nhà của ông là mộtthư viện mà trong đó có rất nhiều các tác phẩm của các nhà tri ết học nổi tiếngnhư: Plato, Francis Bacon, René Descartes,
Baruch Spinoza, John Locke, Anthur Schopenhauer, Kant, Kierkegaard,Nietzche… bên cạnh đó cũng có các sách của những người xã hội chủ nghĩanhư Các Mác, Ăngghen, Karl Kautsky… và rất nhiều tác phẩm khác Ôngnói, sách ở khắp mọi nơi, chỉ trừ phòng ăn và chỗ để chơi piano
Mẹ của K Popper là Jenny Schiff (1864 – 1938), bà xuất thân từ một
Trang 29gia đình âm nhạc K Popper nói rằng mẹ của ông chơi piano rất tuyệt và làngười xuất thân trong một gia đình có truyền thống về âm nhạc, âm nhạc như
là một môn nghệ thuật gia truyền, các dì của K Popper cũng chơi piano rấthay Bên ngoại của ông còn có ba ng ười nhạc sĩ tài năng, ông bà ngoại làmột trong những người sáng lập Hội những người yêu nhạc rất nổi tiếng và
âm nhạc đã có m ột vị trí quan trọng trong cuộc sống của K Popper, ôngkhông c hỉ yêu thích âm nhạc mà khi lớn lên ông còn tham gia nghiên c ứu
về âm nhạc, học tập âm nhạc và cũng có nhiều hiểu biết nhất định trong lĩnhvực này
Trong thời thơ ấu của K Popper, gia đình ông có cu ộc sống kháthịnh vượng Họ sống trong một căn hộ lớn ở trung tâm của Viên Khi còn nh
ỏ, K Popper cùng hai người chị của mình luôn được mẹ đọc cho nghe nhữngtập truyện rất nổi tiếng Trong những cuốn truyện ấy phải kể đến cuốn truyệnCuộc phiêu lưu của Nin Đây là một cuốn truyện đã có nh ững ảnh hưởng lớnlao và lâu dài trong cu ộc đời của Karl Popper Sau khi biết đọc sách thì mỗinăm ông lại đọc lại cuốn truyện này vài l ần và chăm chỉ đọc nhiều tác phẩmcủa nhiều nhà văn vĩ đại khác Đọc sách trở thành một trong những nhu cầukhông th ể thiếu trong cuộc sống của ông, nhờ có trí tuệ và khả năng hấp thụnhanh tri thức khoa học cộng với lòng ham đọc sách mà ông đã nhanh chónghọc được cách viết và óc suy ngh ĩ, tính toán Ông nói: “Tôi mãi mãi c ảm ơnngười thầy đã khai sáng cho tôi là Êma Gôn đơbécgơn Chính ông đã dạy tôibiết đọc, biết viết, biết tính toán Tôi cho rằng đó là bài h ọc duy nhất cần dạycho trẻ em, đương nhiên, cũng có những trẻ em không cần dạy cũng có thểbiết những điều đó Ngoài ra phải có môi trường tốt và trong khi đọc và suynghĩ thì phải biết học tập” [35, tr.10]
Khi còn là m ột cậu bé, Karl Popper là người luôn biết quan tâm đếnnhững người xung quanh, đặc biệt là những người khốn khổ, nghèo khó ở
Trang 30Viên Lúc nh ỏ K Popper rất ít nói, trầm lặng, tính khí hơi ngang nhưng rấtgiàu lòng th ương người, nhìn bên ngoài có th ể nhận thấy ông là người đasầu, đa cảm Tuy còn r ất nhỏ nhưng khi chứng kiến các hiện tượng đói khổ ởViên ông đã rất buồn và đồng cảm với tầng lớp người bất hạnh K Poppernói:
“Những người hiện đang sống ở các nước dân chủ phương Tây, rất ítbiết về sự nghèo khổ hồi đầu thế kỷ này là như thế nào Lúc ấy, đànông, đàn bà, trẻ em đều sống rất nghèo khổ, đói rách, đều không có hivọng gì Nhưng trước tình cảnh đó, những đứa trẻ như chúng tôi đềubất lực Những việc mà chúng tôi có t hể làm được, chẳng qua chỉ xinngười lớn mấy đồng tiền để cho những người nghèo ấy mà thôi” [35,tr.17]
Ngay từ khi còn tr ẻ ông đã chú ý đến các câu hỏi về triết học Cha củaông đã đề nghị ông đọc một số khối lượng các cuốn truyện của Strinberg.Nhưng khi đọc truyện của Strinberg, ông thấy nó ẩn chứa quá nhiều điều có tầmvóc to lớn và khó hi ểu về ý nghĩa của chúng K Popper đã chia sẻ và trao đổivới bố của ông nhưng có rất nhiều điều mà bố ông đã không đồng ý với ý kiếncủa ông và khuyên ông nên h ỏi người chú của mình Chú của ông giải thíchcho ông hiểu về sự nối tiếp của các con số và dùng các viên g ạch để mô phỏngbài giảng của mình Ông nói v ới K Popper rằng, không gian vũ trụ là cái đốnggạch được xếp mãi đến vô tận không bao giờ đầy Bài giảng này đã được mộtcậu bé mới tám tuổi tiếp nhận một cách miễn cưỡng
K Popper thắc mắc mãi, ông th ấy khó hiểu nhưng không thể diễn đạtđược những ý kiến của mình thành một hệ thống Ông chỉ nghĩ rằng, những vấn
đề triết học đó, nhất định người lớn sẽ hiểu và ông còn bé nên ch ưa thể hiểu.Cho đến sau này, khi đã đọc rất nhiều sách triết học, ông mới hiểu được vấn đề
vô hạn và hữu hạn của không gian và thời gian là vấn đề triết học
Trang 31quan trọng mà cho đến ngày nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm được, đóchính là một bộ phận hợp thành trong lý lu ận của Kant về những kết luậnđối lập nhau.
Năm 1918, K Popper tròn 16 tu ổi Ông đã bỏ học vì chán ghét việchọc ở trường và cho rằng học, giảng dạy như vậy ở trường là việc làm tốnthời gian, “thậm chí đó là một sự dày vò tuy ệt vọng”[36, tr.22] Trong cácmôn h ọc ở trường, ông chỉ thích học môn số học vì thầy Philippe Gloide làngười dạy có sức lôi cuốn khiến người học thích thú Sau khi bỏ học, K.Popper bắt đầu tự học và vào h ọc dự thính tại Trường đại học Viên Vì lý dokhông thi t ốt nghiệp trung học phổ thông nên ông không được coi là sinhviên chính thức Bốn năm sau, trong lần nỗ lực thứ hai ông đã vượt qua kỳthi để trở thành sinh viên chính thức của Trường đại học Viên Trường nàytuy không có h ọc bổng nhưng học phí rất thấp và sinh viên có th ể tự dotham gia nghe giảng bất cứ giờ học nào mình thích Ban đầu, K Popper nghegiảng hầu hết các bộ môn trong trường như: sử học, văn học, tâm lý học, triếthọc Nhưng sau đó ông chỉ tập trung vào vật lý học và toán h ọc Trong hầuhết các lĩnh vực, K Popper cùng các gi ảng viên của ông là Hans Thirring,Wirtinger, Furtwangler, Hans Hahn đều có những nghiên cứu tuyệt vời, đặcbiệt là các nghiên c ứu về tâm lý học K Popper chịu ảnh hưởng lớn của KarlBuhler về những vấn đề tâm lý và các tác ph ẩm của Otto Selz
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của Đức và
Áo, h ậu quả của nó mang lại rất tồi tệ Thành phố Viên rất hỗn loạn, khôngchỉ có sự xáo trộn về chính trị mà nạn thất nghiệp, lạm phát đói kém và các
tệ nạn xã hội tràn lan Nhân dân ở Viên sống rất nghèo khổ, cuộc sống conngười chịu đựng mọi sức ép, buồn thảm và chán ghét Trong th ời gian này,
K Popper đã tham gia hội sinh viên của những người theo chủ nghĩa xã hội.Ông thường xuyên tham dự đầy đủ các cuộc họp của hội và các cu ộc mittinh
Trang 32mà hội tổ chức, ông đã tin theo những người xã hội chủ nghĩa và trong nhữngtháng đầu năm 1919, K Popper đã tự coi mình là một người cộng sản chânchính Nhưng điều này không di ễn ra lâu hơn khi K Popper đã viết: “Năm
17 tuổi tôi đã trở thành một người chống chủ nghĩa Mác”[35, tr.24] Điều làmcho ông có nh ững thay đổi nhanh chóng ấy là do ông rút ra k ết luận từ một
sự kiện chính trị, và kể từ đó ông đã quyết định phương hướng chính trị củamình Đó là sự kiện đã xảy ra vào trước ngày sinh nhật của ông, năm 1919.Lúc ấy, một nhóm thanh niên theo chủ nghĩa xã hội tham gia biểu tình bằngtay không Cuộc biểu tình này do Đảng Cộng sản lãnh đạo và cuối cùng họ
đã bị sát hại K Popper đã tận mắt chứng kiến sự việc và hết sức kinh hoàng,
sợ hãi Từ đó ông đã tỏ ra oán trách những đảng viên cộng sản đã hành độngmột cách hấp tấp, bừa bãi, ông đã chỉ trích cách mạng bạo lực và chuyênchính vô sản của chủ nghĩa Mác
K Popper cũng đã tỏ thái độ đối với những người bạn theo chủ nghĩaMác Ông cho r ằng họ chưa thật sự hiểu được chủ nghĩa Mác, những điều
họ nghĩ chỉ là sự nửa vời trong tư tưởng thế mà họ luôn tự coi mình là lãnh
tụ của giai cấp công nhân Từ đây, ông đã tham gia lao động chân tay, nhưng
do công vi ệc quá vất vả nên sau đó ông lại quyết định sang làm một côngviệc khác là thợ mộc Trong lúc làm việc ông lại bị phân tâm bởi các vấn đềcủa trí tuệ Đồng thời ông tiếp tục tham gia nghiên cứu tâm lý cùng nhà tâm
lý h ọc Adler, ông tham gia hoạt động như một nhân viên xã hội luôn quantâm đến các trẻ em bị bỏ rơi
Một thời gian ngắn trước khi trình luận án tiến sĩ, tiêu điểm quan tâmcủa K Popper chuyển từ tâm lý học sang phương pháp và đặc biệt là phươngpháp luận khoa học Điều này đã xuất hiện như một phần kết quả của cáccuộc thảo luận dài với các nhà triết học Julius Kraft và Heinrich Gomperz
Năm 1928, K Popper đã hoàn thành lu ận án tiến sĩ triết học với đề
Trang 33tài: “Vấn đề phương pháp trong tâm lý h ọc tư duy” Tuy đây là một luận án
mà K Popper chưa cảm thấy hài lòng nh ưng số điểm mà ông nh ận được lại
là cao nhất K Popper thậm chí không thể tin nỗi vào điều đó, ông cảm thấynhẹ nhõm nh ư trút đi một gánh nặng lớn Năm 1929, K Popper nhận làmgiáo viên d ạy bộ môn số học và khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở Saukhi nhận được bằng Tiến sĩ, K Popper đã chú tâm nghiên c ứu triết học mộtcách có h ệ thống Trong thời gian là giáo viên, ông đã gặp và kết hôn vớiJosephine Henninger (Hennie), sau này bà c ũng trở thành một người giáoviên K Popper vẫn chăm chỉ nghiên cứu các vấn đề nhận thức và phươngpháp luận khoa học, ông đã viết tất cả những suy nghĩ của mình nhưng không
nh ằm mục đích xuất bản mà chủ yếu là công vi ệc trợ giúp cho quá trìnhnghiên cứu của mình Trong thời gian này K Popper đã biết đến các nhà triếthọc thực chứng lôgic của trường pháo Viên, họ tổ chức các hội thảo mà cácthành viên c ủa họ là: Rudolf Carnap, Otto Neurath, Herbert Feigl,
Kurt Godel, Friedrich Waismann, Victor Kraft, Karl Menger, Hans Hahn,Philipp Frank, Richard von Mises, Hans Reichenbach và Carl Hempel Hầunhư K Popper không được tham dự bàn tròn trong các h ội thảo này nhưngtrong những buổi nói chuyện bên lề hội thảo ông đã tỏ rõ nh ững tư tưởngtriết học của mình
Khi bắt đầu tiếp xúc với “Nhóm Viên” chung quanh Moritz Schlick,Rudolf Carnap và Otto Neurath, Karl Popper bắt đầu đặt bút viết những dòng
t ư tưởng về triết học của ông Thế nhưng đặc biệt là Schlick đã tách ly khỏiPopper, người đã phê phán quan điểm thực chứng lôgic và chỉ trích thái độnóng nảy của ông Vì thế Popper không còn được mời dự các cuộc họp củaNhóm Viên nữa
Herbert Feigl đã động viên ông ti ếp tục viết, việc Popper bắt đầu saumột thời gian lưỡng lự Trong khoảng thời gian ba năm ông viết một bản thảo
Trang 34mà ngày nay chỉ còn t ồn tại một phần Phần còn l ại của bản thảo này được
ấn hành năm 1934 dưới dạng rút ngắn với tựa đề Logik der Forschung (Lôgic
của các phát minh khoa học) và mãi đến năm 1979 mới được xuất bản dưới
tựa đề Die beiden Grundprobleme der Erkenntnistheorie (Hai vấn đề cơ bản
của nhận thức luận) Trong thời gian này ông đã tiếp xúc với Werner
Heisenberg và Alfred Tarski
Tác phẩm chính về triết học của khoa học “Lôgíc của các phát minhkhoa học” cuối cùng đã được phát hành trong các tập san của Nhóm Viên mặc
dù trong đó Popper đã phê phán ch ủ nghĩa thực chứng của nhóm này Luậnbản của Popper đã được thành viên c ủa Nhóm Viên đánh giá như là một tácphẩm thành hình từ các thảo luận của nhóm Ngày nay, tính khả phản bácđược trình bày trong tác phẩm của Popper được xem như là cơ sở cho việcnghiên cứu khoa học hiện đại
Năm 1937, Karl Popper đến New Zealand và giảng dạy triết học nhưmột giảng viên cao cấp tại Đại học Canterbury Trong thời gian chiến tranhông đã hoàn thành hai tác ph ẩm về triết học chính trị là: “The Poverty ofHistoricissm” (Sự nghèo nàn c ủa chủ nghĩa lịch sử) và “The Open Societyand Its Enemies” (Xã hội mở và kẻ thù c ủa nó) Hai tác phẩm này đã manglại nhiều danh tiếng cho ông Sau khi chiến tranh hế giới thứ hai nổ ra, ông
đã đi đến London, và sau đó vào năm 1949 đã trở thành một giáo sư lôgic vàkhoa học về phương pháp tại Trường Kinh tế London Trong thời gian giảngdạy lôgic và khoa h ọc về phương pháp tại Trường Kinh tế London, ông đãviết hai tác phẩm mang tư tưởng triết học khoa học nổi tiếng là “Conjecturesand Refutations: The Growth of Scientific Knowledge” (Phỏng định và Bácbỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học) và “Objective Knowledge: AnEvolutionarry Approach” (Tri thức khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc
độ tiến hóa)
Trang 35Năm 1958, Karl Popper đã trở thành một thành viên c ủa Học việnAnh và trong 1958 – 1959 ông là Ch ủ tịch Hội Aristotle Karl Popper đãđược Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ (Knight) vào năm 1965 vàtrở thành thành viên H ội Hoàng gia vào năm 1976.
Năm 1979, ông ngừng giảng dạy nhưng vẫn tiếp tục viết sách Năm
1992, ông được Viện Goethe của Đức trao tặng Huy chương Goethe Ông làthành viên c ủa Mont Pelerin Society do Hayek thành lập, đồng thời cũng làthành viên c ủa Royal Society và của International Academy of Science Ôngmất vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 tại London
Karl Popper được đánh giá là một trong những nhà triết học về khoahọc có nhiều ảnh hưởng lớn của thế kỷ XX, bên cạnh đó ông còn nhi ều côngtrình nghiên cứu rất sâu sắc về lĩnh vực triết học xã hội và chính trị Ôngkhước từ thuyết quy nạp (indutivism) trong phương pháp khoa học và đề cao
sự kiểm sai (falsification); phản đối thuyết biện minh (justificationism) kinhđiển trong tri thức và thay vào đó bằng thuyết duy lý phê phán ( criticalrationalism) Như giới triết học đánh giá, ông đã đưa ra một thứ “triết lý phêphán không bi ện minh đầu tiên trong lịch sử triết học” Về mặt chính trị xãhội, ông là người chiến đấu không mệt mỏi cho một nền dân chủ tự do(liberal democracy) và cho những nguyên lý c ủa một chủ thuyết phê phán xãhội (social criticism) trên quan điểm về một xã hội mở (open society)
1.3.2 Một số tác ph ẩm tiêu biểu của Karl Popper về triết học khoa học
Hai tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm chính trị - xã hội của K Popperlà: “Sự nghèo nàn c ủa chủ nghĩa lịch sử” và “Xã hội mở và những kẻ thù c ủanó” Các tác phẩm này thể hiện quan điểm chính trị - xã hội sâu sắc của KarlPopper Tuy vậy trong hai tác phẩm này cũng chứa đựng một số tư tưởng triếthọc về khoa học của ông
Trang 36Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử” [32], ông đã phêphán chủ nghĩa lịch sử (Historicism) và cho rằng: Lòng tin vào v ận mệnh lịch
sử chỉ là sự mê tín, và không th ể có s ự tiên đoán nào về diễn tiến của lịch sửchỉ loài người bằng các phương pháp khoa học hay duy lý khác nào Tác phẩmnày gồm 4 phần, trước khi đi vào phê phán chủ nghĩa lịch sử hay lịch sử luận,Karl Popper đã dành hai ph ần để mô t ả về các loại hình của chủ nghĩa lịch
sử Trong hai phần sau cùng ông m ới tiến hành phê phán nó Trong khi phêphán ch ủ nghĩa lịch sử, K Popper trình bày nhiều quan điểm của mình về cácvấn đề phương pháp luận trong cách tiếp cận lịch sử K Popper cho rằng, quátrình phát triển của lịch sử nhân loại luôn ch ịu những tác động mạnh từ sựtăng tiến của những tri thức nhân loại Ngay khoa học cũng không biết được
sự tăng tiến của mình trong ngày mai Chính vì vậy K Popper đi đến kết luậnrằng con người không th ể tiên đoán tương lai xã hội của mình bằng nhữngphương pháp lý tính hay khoa học Ông đã dành quan tâm đặc biệt để phêphán đối với triết học Plato, Hegel và Mác, theo ông do đó là những đại biểunổi tiếng của chủ nghĩa lịch sử K Popper đã phân tích và chỉ ra những luậnđiểm cụ thể của chủ nghĩa lịch sử ở hai thể loại của nó và ti ến hành phê phánchúng Nh ững phân tích và phê phán này v ừa có nh ững đóng góp nh ất địnhnhưng cũng có những hạn chế duy tâm siêu hình
Trong tác phẩm “Xã hội mở và những kẻ thù c ủa nó” [47], K Popperbiện hộ cho xã hội mở, dân chủ tự do Ông ti ếp tục truyền thống đề cao lý trí,
lý tính của triết học châu Âu, ch ống lại các tư tưởng thần thánh hoá conngười và những sản phẩm của thế giới người, thể hiện nhu cầu về một xã hộitốt đẹp, hoàn hảo hơn các xã hội hiện hành, trong đó có dân chủ thực sự, conngười được tôn tr ọng ý ki ến, con người ứng xử với nhau trên cơ sở lý tínhchứ không trên cơ sở của niềm tin, của những nguyên tắc cấm kỵ được thầnthánh hoá Khoa h ọc hiện đại đang chứng tỏ ngày một vững chắc rằng, bất cứ
Trang 37hệ thống nào, mà xã h ội chỉ là một loại hệ thống, nếu không có trao đổi, lưuthông v ới môi trường bên ngoài và bên trong, t ức là đóng, thì sẽ không pháttriển được Tính duy lý, dân chủ, đồng thuận, bài trừ sự cấm kỵ phi lý, th ần
bí, chống lại chủ nghĩa quyền uy, chuyên chế, độc tài là nh ững nguyên tắc rấtcăn bản của mô hình xã hội văn minh mà nhân loại đang vươn tới
Các tác ph ẩm chủ yếu thể hiện quan điểm triết học về khoa học củaKarl Popper gồm có :
1) “Lôgic của phát minh khoa học” [46] Cuốn sách được ông vi ết
bằng tiếng Đức có t ựa đề Logik der Forschung – xuất bản lần đầu tại Nhà
xuất bản Julius Springer Verlag, Vienna, 1934 – sau đó được chính tác giả
dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề The Lôgic of Scientific Discovery – Nxb
Hutchinson, London, 1959 Theo K Popper, khoa học là cái gì có th ể kiểm
chứng được, bằng quan sát, dữ liệu, nhưng kiểm chứng không ph ải là chứng
minh sự chân th ật (justification) như quan điểm của chủ nghĩa thực chứng
lôgic nhóm Viên, mà là chứng nghiệm sự giả dối, sai lầm (falsification).
Những gì không thể kiểm chứng được một cách lôgic là siêu hình học hay
“nguỵ khoa học” K Popper đã đưa ra quan điểm mới tốt hơn triết lý th ựcchứng lôgic Theo ông, để phân biệt “khoa học thật” sự với “ngụy khoa học”
và siêu hình học, ta cần tiêu chuẩn: một lý thuy ết chỉ mang tính khoa học khi
nó có th ể chứng nghiệm là sai Đây là nguyên tắc phủ chứng (falsifiability
principle) nổi tiếng của Popper, có nhi ều ảnh hưởng vào thập niên 1970 Tuyvậy, theo nhận xét của nhiều nhà nghiên c ứu, chủ nghĩa phản chứng(falsificationism) của K Popper có nh ững bất cập nhất định, nhất là với khoahọc xã hội, vì tiêu chuẩn ấy quá cứng nhắc, áp dụng nó m ột cách rạch ròi thìngay cả thuyết tiến hoá của Darwin cũng không phải là khoa học
2) “Phỏng định và Bác b ỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học”
(Conjectures and Refutations: The Growth of Scientific Knowledge) [49],
Trang 38được xuất bản lần đầu năm 1963, do Nxb Routledge & Kegan Paul Đây làtác phẩm được viết bằng tiếng Anh, thể hiện quan điểm của Karl Popper vềhai quá trình chủ yếu của hoạt động nghiên cứu khoa học, theo ông, m ột là,quá trình hình thành các phỏng định, dự đoán, giả thuyết và hai là, quá trìnhkiểm nghiệm để bác bỏ.
3) “Tri thức khách quan: Một cách ti ếp cận dưới góc độ tiến hóa”
(Objective Knowledge: An evolutionary Approach) [50] Cuốn sách là t ậphợp 9 bài viết và tham luận quan trọng của ông do chính ông ch ủ biên và xu
ất bản lần đầu do Nxb Oxford University Press, 1972, dưới nhan đề
“Objective Knowledge: An Evolutionary Approach” Sách này được Chu Lan
Đình dịch do Nxb Tri thức, Hà Nội, xuất bản năm 2012 [34] Tác phẩm Tri
thức khách quan là một trong những tác phẩm mang nội dung triết học về
khoa học của Karl Popper Theo ông, v ấn đề cơ bản của triết học khoa học là
vấn đề phân ranh – phân biệt giữa đâu là khoa học và phi khoa học – và vấn
đề tính khả kiểm sai hay tính có thể bác bỏ được Tư tưởng của Karl Popperngày nay cũng đã bị vượt qua bởi những lý thuyết mới (đúng như những gì lýthuyết của ông nêu ra) nhưng những ý t ưởng và cảm hứng từ ông v ẫn cònnguyên vẹn trong nền triết học thế giới Tác phẩm “Tri thức khách quan” dễdàng giúp ta c ảm nhận sự sôi động của triết học phương Tây suốt thế kỷ XX
mà Karl Popper đã đứng giữa bao dò ng triết học, tận tình đưa ta những kiếngiải đầy sáng suốt và quý giá
Các tác ph ẩm này đã tạo điều kiện để ông phát tri ển một ngành triếthọc mới: triết học khoa học và ông đã được thừa nhận rộng rãi như một nhàtriết học khoa học lớn của thế kỷ XX
Ngoài ra, còn m ột tác phẩm khác cũng quan trọng cho việc nghiên cứu
về Karl Popper Đó là tác phẩm “Unended Quest: An Intellectual
Autobiography (Sự sưu tầm chưa kết thúc: M ột tự tiểu sử của người tri thức)
Trang 39[45] Tác phẩm này gồm những tư liệu về tiểu sử do chính Karl Popper viết
về gia đình mình, về cuộc đời của mình về những bước chuyển trong cuộcsống và quan điểm của ông
Trang 40TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper được hình thành vàocuối những năm 20 đầu những năm 30 với sự ra đời của tác phẩm “Lôgic củaphát minh khoa học”
Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper ra đời khi nước Áo lâmvào khó khăn và tình trạng kinh tế khó khăn, ông ph ải di tản sang nướcngoài Ông c ũng chứng kiến sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, khuyết tật của
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô Đó là nh ững điều kiện kinh tế, chính trị
- xã hội làm cho K Popper không tin vào tương lai tốt đẹp của nhân loại nóichung và phản bác những dự báo của C Mác về tương lai của xã hội loàingười Đồng thời, trong thời đại của ông xu ất hiện nhiều thành tựu khoa họcmới, như thuyết tương đối của Albert Einstein, thuyết bất định trong vật lýlượng tử và những thành tựu của chủ nghĩa thực chứng mới nhóm Viên Những thành tựu đó đã tạo điều kiện để ông phát tri ển một cách tiếp cận mớicho tư tưởng triết học về khoa học của mình và ông đã được thừa nhận rộngrãi như một nhà triết học khoa học lớn của thế kỷ XX
Ngoài những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị - xã hội của mình,quan điểm triết học về khoa học của Karl Popper được trình bày trong mộtloạt các tác ph ẩm tiêu biểu như: “Lôgic của phát minh khoa học”, “Phỏngđịnh và Bác bỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học”, “Tri thức khách quan:Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa” Tất cả những tác phẩm này đã đượccông b ố trên mạng internet và một số tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt là
cơ sở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu về tư tưởng triết học về khoa học củaKarl Popper