Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Minh - thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. (Trang 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thanh Minh nằm phía bắc thành phốĐiện Biên Phủ [1]. -Phía Bắc giáp xã Nà Nhạn - Huyện Điện Biên.

-Phía Nam giáp Phường Him Lam, xã Tà Lèng - TP. Điện Biên Phủ. -Phía Đông giáp xã Mường Phăng - Huyện Điện Biên.

-Phía Tây giáp xã Thanh Nưa - Huyện Điện Biên.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Trên địa bàn xã tồn tại cả 2 loại địa hình: dạng địa hình đồi núi và đồng bằng, độ dốc nghiêng dần theo hướng Bắc - Nam, Đông - Tây [1].

-Địa hình thung lũng: Chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên toàn xã, là loại địa hình tương đối bằng phẳng, có những cánh đồng rộng xen lẫn các đồi núi thấp, độ dốc trung bình là 10%, riêng các chân đồi có độ dốc trung bình từ

10% – 20%.

-Địa hình đồi núi cao: Chiếm khoảng 90% diện tích tự nhiên toàn xã, là loại địa hình có độ dốc cao từ 500 – 1.000 m so với mực nước biển.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của xã cũng như của thành phố Điện Biên Phủ là khí hậu nhiệt

đới, gió mùa vùng cao, mùa Đông lạnh mưa ít; mùa Hè nóng mưa nhiều. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 23oC, nhiệt độ không khí bình quân cao nhất vào tháng 6 là 26,3oC và thấp nhất vào tháng 1 là 11oC. Nhiệt

nhất tuyệt đối là 3,9oC (tháng 1). Trong năm có khoảng 170 ngày nóng và 100 ngày lạnh. Tổng tích ôn cả năm là 8.021oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 9-100C [1].

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Thanh Minh có sông Nậm Rốm và một số con suối lớn chảy qua như: Suối Huổi Lơi, Cảnh Quang, Tân Quang.... Đây là nguồn nước chính cung cấp cho nhu cầu sản xuất của nhân dân trong xã [1].

4.1.1.5. Thực trạng các nguồn tài nguyên của xã + Tài nguyên đất.

Theo kết quảđiều tra thổ nhưỡng tỉnh Điện Biên và hệ thống phân loại của FAO – UNESCO năm 1995, trên địa bàn của xã có các nhóm đất chính [1]:

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Nhóm đất này phân bố ở độ cao từ 700 – 1.130 m, có khí hậu lạnh và

ẩm, thảm thực vật nhìn chung còn tốt so với vùng thấp. Địa hình cao dốc, chia cắt mạnh (> 60% diện tích nhóm đất ở độ dốc > 250) nên đất bị xói mòn vào mùa mưa. Nhóm đất này có 2 loại đất chính:

-Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Ký hiệu Hs)

Tính chất: Đất có mức độ phong hoá feralit yếu. Kết quả phân tích phẫu diện chất đất cho thấy cấp hạt sét bị rửa trôi theo chiều sâu phẫu diện khá rõ. Hàm lượng chất hữu cơ tích luỹở tầng mặt cao, giảm đột ngột xuống các tầng dưới. Mức độ

phân giải chất hữu cơ yếu. Đất có phản ứng chua ở tầng mặt, các tầng dưới rất chua.

Đạm và lân tổng số thường ở mức từ khá đến giàu. Kali tổng số và dễ tiêu ở mức từ

trung bình đến khá. Lân dễ tiêu nghèo. Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất thấp.

Đây là loại đất thích hợp với các cây lâu năm, cây đặc sản, cây dược liệu...Nhóm

đất này phân bốở bản Púng Tôm, Tân Quang, Pa Pốm. -Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq)

Tính chất: Đất hình thành trong điều kiện địa hình cao, chia cắt mạnh, dốc nhiều, nhiệt độ thấp. Mưa nhiều và tập trung vào mùa hè nên đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh, tầng phong hoá mỏng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thô chiếm tỷ lệ lớn. Kết quả phân tích thành phần cơ giới cho thấy quá trình rửa trôi cấp hạt sét xảy ra mạnh, sét tăng dần theo chiều sâu. Đất rất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt cao, giảm đột ngột xuống các tầng dưới. Các chất tổng số:

đạm và lân khá, kali trung bình. Các chất dễ tiêu: lân trung bình, kali khá. Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất thấp.

Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp (Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn), kết hợp trồng một số cây lâu năm, cây đặc sản có giá trị kinh tế. Những nơi có độ dốc < 15o nên thiết kế các nương bậc thang để

vùng có tầng đất dày trên các cấp độ dốc thích hợp để phát triển cây công nghiệp dài ngày. Loại đất này được phân bốở bản Pa Pốm, bản Huổi Lơi, bản Tân Quang.

Nhóm đất đỏ vàng

Phân bố rộng khắp trên các đồi - núi thấp, ở độ cao < 700m. Đất hình thành trên sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá mẹ khác nhau. Nhóm đất này có 4 loại đất chính:

-Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk)

Tính chất: Đất có tầng phong hoá dày, mức độ feralit mạnh, cấu trúc tốt, thành phần cơ giới từ thịt trung bình - đến thịt nặng. Phản ứng đất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơở 2 tầng mặt khá, các tầng dưới trung bình.

Độ chua thủy phân cao, độ no bazơ thấp. Các chất tổng số: đạm và lân giàu, kali nghèo. Các chất dễ tiêu: lân nghèo, kali trung b`ình. Tổng lượng cation kiềm trao đổi trung bình.

Nhìn chung đây là loại đất tốt, rất thích hợp trồng cây dài ngày đặc biệt là chè, cây ăn quả... Một số diện tích ở địa hình bằng thoải có thể phát triển lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất này được phân bố chủ yếu ở bản Na Lơi, Phiêng Lơi, Phố 1, Phố 2.

-Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv)

Tính chất: Đất có thành phần cơ giới trung bình-nặng, tầng đất mỏng (< 50 cm). Phản ứng đất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ ở 2 tầng mặt cao, các tầng dưới trung bình. Các chất tổng số: đạm và lân giàu, kali nghèo. Các chất dễ tiêu: lân nghèo, kali khá. Tổng lượng cation kiềm trao đổi rất thấp.

Đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, nhưng phân bố trên địa hình dốc (> 25o), tầng đất mỏng; cần chú ý khoanh nuôi bảo vệ rừng. Loại đất này thường được phân bố chủ yếu ở bản Pa Pốm, bản Tân Quang...

-Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs)

Tính chất: Đất có cấu trúc khá, thành phần cơ giới thịt trung bình – nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao. Mức độ feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá, giảm nhanh xuống các tầng dưới. Các chất tổng số: đạm và lân khá, kali trung bình. Các chất dễ tiêu: lân nghèo, kali khá. Tổng lượng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu thấp.

Đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, tầng đất dày > 50 cm chiếm diện tích đa số; cần được sử dụng hợp lý để phát triển nông lâm nghiệp. Loại đất này phân bốởđộ dốc < 8o rất thích hợp phát triển hoa màu lương thực; ởđộ dốc 8 - 15o thích hợp phát triển các cây lâu năm như chè và cây ăn quả. Các vùng đất dốc 15 – 250 nên bố trí trồng cây dài ngày theo mô hình nông lâm kết hợp. Đất tầng mỏng, dốc > 25o bố trí khoanh nuôi phục hồi lại rừng tái sinh. Nhóm này thường phân bốở bản Tân Quang, Púng Tôm, Co Củ.

-Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq)

Tính chất: Loại đất này phân bốởđịa hình chia cắt, dốc nhiều; song tầng

đất dày chiếm đa số. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, sét vật lý rửa trôi mạnh theo chiều sâu. Đất có phản ứng rất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng nghèo. Tổng lượng cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp.

Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong vùng dự án. Trên loại đất này nhiều nơi nhân dân đã trồng ngô, đậu đỗ, lúa nương, chuối...đạt năng suất khá. Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên loại đất này không lớn. Nhòm này thường được phân bố chủ yếu ở bản Pa Pốm, Co Củ, Tân Quang.

+ Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, xã có 681,36 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất 233,45 ha chiếm 17,37% đất lâm nghiệp của xã,

còn lại là đất rừng phòng hộ với 1.110,42 ha chiếm 82,63% đất lâm nghiệp. Các sản phẩm từ rừng của xã khá phong phú với nhiều loại động thực vật và cây dược liệu quý hiếm. Trong thời gian tới cần có biện pháp khai thác hợp lý

để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Tài nguyên nước

-Nước mặt: Tài nguyên nước trên địa bàn xã có trữ lượng khá. Nguồn nước mặt dồi dào bởi hệ thống khe suối, hồ chứa nước (Xã có sông Nậm Rốm chảy qua và suối nhỏ chảy từ núi cao xuống như: suối Huổi Lơi, suối Cảnh Quang, suối Nặm Khẩu Hú, Suối Huổi Sai Đương, Huổi Him Đăm,...Có hồ Co củ)...

-Nưưc ngưm: Có trữ lữững khá, chữt lữững tữt, là nữữc khe macch nữt trong các khe đá, nữữc có đữ tững khoáng hoá nhữ và ít biữn đững theo mùa.

+ Tài nguyên nhân văn

Trên địa có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Dân tộc Hmông, dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Khơ mú, Sán Dìu …, với những tập quán truyền thống riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Minh - thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)