Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
4.2.2.1. Loại hình sử dụng đất 2L
Loại hình sử dụng đất này được trồng phủ biến ở những vùng đất trũng và thấp, thuận lợi về nước, có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ đất cát pha tới đất thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Với địa hình của xã là địa hình đồi núi và đồng bằng, độ dốc nghiêng dần theo hướng Bắc - Nam, Đông – Tây nên cũng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đạc biệt là trồng lúa 2 vụ. Loại hình này chủ yếu được trồng ở các bản như: Púng Tôm, Co Củ, Na Lơi, Phiêng Lơi.
+ Vụ đông xuân: Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống lúa, căn cứ vào điều kiện thời tiết vụ đông xuân để bố trí thời vụ gieo lúa sao cho lúa không gặp rét đậm khi cây lúa mọc được 2 lá. Lúa trỗ bông phơi màu an toàn từ 15/4 - 25/4 thời vụ gieo, tỉa dặm, cấy tránh những ngày rét đậm nhiệt
độ dưới 10 0C.
- Giống: Chủ yếu gồm các giống: HT1, IR64, BT số 7, Nếp, Nghi hương 2308, Nhịưu 838. Trong đó:
- Giống lúa lai: (Nghi hương 2308, Nhịưu 838,....): 20% diện tích. - Giống IR64, HT1, T10 : 35% diện tích. - Giống Bắc thơm số 7 : 30%
- Các giống khác (khang dân, nếp, ...) : 15% diện tích.
+ Thời vụ chung từ 25/12 đến 15/1 kết thúc, trong đó:
- Thời vụ dành cho những vùng tưới theo hệ thống kênh mương thủy nông: Bắt đầu gieo từ 5/1 đến 10/1 kết thúc, cụ thể:
- Giống lúa lai : Gieo 5/1 đến 10/1 - Các giống khác : Gieo 10/1 đến 15/1
- Thời vụ dành cho những vùng trên kênh, không dùng bằng nguồn nước tưới của công ty thủy nông tập trung gieo từ 25/12 đến 5/1
+ Vụ mùa: Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng từng giống lúa và điều kiện thời tiết vụ mùa để bố trí lịch gieo cấy lúa cần đảm bảo cho lúa trỗ bông phơi
màu vào 15 – 20. Khung thời vụ chung gieo từ 15/6 kết thúc 30/6.
Trà chính vụ từ 15/6 đến 20/6 (các giống như: IR64, Khang dân 18, Hương thơm số 1, Nếp 352, Nghi hương 2308, Nhị ưu 838, Q ưu số 1,...).
Trà muộn 20 - 25/6 (gieo các giống ngắn ngày như: Khang dân 18, nếp 352, IR64...). Chấm dứt gieo cấy chậm nhất vào ngày 30/6.
- Giống: Chủ yếu các giống IR64, lúa thơm các loại, Nghi Hương 2308, NhịƯu 838, Q ưu số 1.Trong đó:
Các giống lúa lai: 40 % diện tích (chủ lực Nghi hương 2308)Giống lúa thơm các loại: 30 % diện tích (chủ lực: Hương thơm số 1; Bắc thơm số 7 chiếm 10% diện tích do giống BT7 nhiễm bệnh bạc lá vi khuẩn, nhiễm rầy, nguy cơ bị bệnh lùn sọc đen cao) Giống IR64: 15% diện tích Các giống khác: 15% (gồm các giống nếp 352, nếp 97, Khang dân 18).
4.2.2.2. Loại hình sử dụng đất 2L – 1M
Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Chỉ có loại hình sử
dụng đất là: Lúa xuân – Lúa mùa – Rau đông. Loại hình này được phân bố ở
các bản Púng Tôm, Co Củ, Phiêng Lơi, Na Lơi.
- Lúa xuân muộn: Gieo 25/1 – 05/2 với các giống lúa: Nhị ưu 838, tam nông... có thời gian sinh trưởng ngắn.
- Lúa mùa (mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp hương, tám thơm các loại.
Nhóm
giống Tên giống Vụ xuân Vụ mùa Tuổi mạ
Dài hạn BH88, KI24,Bao thai... 10/12 đến15/12 15/6 đến 20/6 7 – 8 lá Trung hạn HT1, IR64, BT số 7,
Nếp, Nghi hương 2308... 25/12 đến15/1 15/6 kết thúc
30/6 6 – 7 lá
Ngắn hạn Khang dân 18,
nếp 352, IR64... 25/1 – 05/2 20/6 – 25/6 5 – 6 lá
(Nguồn: Phòng kinh tế thành PhốĐiện Biên Phủ)
+ Đối với giống ngắn ngày: tuổi mạ gieo trồng từ 4 – 5 lá
4.2.2.3. Loại hình sử dụng đất chuyên màu
-Rau đông: Thường trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng từ 60 - 100 ngày như: Cà chua, cải xanh, cải bắp, xu hào, mướp đắng... Được trồng ở
Phố 1, Phố 2, Co Củ.
-Ngô mùa: Thời hạn gieo từ 25/4 đến 30/5 với các giống như ngô lai 999, K54, NK4300... Được trồng nhiều ở các bản Co Củ, Tân Quang, Pá Pốm, Na Lơi.
4.2.2.4. Loại hình sử dụng đất cây hàng năm khác
Cây công nghiệp hàng năm trên địa bàn xã chủ yếu là: cây sắn, khoai lang, rong riềng...
Cây sắn: Là loại cây hàng năm được trồng phổ biến của xã, trồng ở
những vùng đất cao, không cần tưới nước nhiều. Được trồng vào khoảng tháng 2 - 4.
Khoai lang, rong riềng cũng là cây công nghiệp được nhân dân trên địa bàn xã trồng với diện tích được nhân lên và phổ biến. Được trồng ở những vùng đất cao, không cần tưới nước nhiều. Được trồng vào khoảng tháng 2 - 4. Loại hình này được phân bốở các bản như Pa Pốm, Tân Quang, Huổi Lới, Co Củ.
4.2.2.5. Loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả
Cây ăn quả được trồng trên địa bàn xã Thanh Minh chủ yếu là: Nhãn, mận, mít
+ Nhãn: Giống nhãn chủ yếu là nhãn lồng, nhãn cùi...thời vụ trồng là vụ
xuân tháng 3-4 và vụ thu vào thang 9-10.
+ Mận: giống mận chủ yếu là mận tam hoa thời vụ trồng vào tháng 9- 10.Cho trái sau 1-2 năm trồng. Thời vụ cho hoa trái tự nhiên từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 5 năm sau, khoảng 3- 4 đợt trái. Hiện tại chưa có thu nhập nhưng đang phát triển tốt.
+ Mít: Mít được nhân dân trồng trên địa bàn xă chủ yếu là mít Thái. Loại h`nh này được trồng phổ biến nhưng trồng với diện tích nhỏ lẻ như: Phố 1, Phố 2, Co Củ, Púng Tôm, Na Lơi, Phiêng Lơi, Tân Quang, Pa Pốm.
+ Đặc điểm sinh thái
Mít thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn, nhưng không chịu
được ngập úng. thích ứng với nhiều loại đất: đất đỏ Bazan, phù sa, đất xám…
Cây mít có thể trồng quanh năm. Tốt nhất nên trồng đầu mùa mưa tháng 5
đến tháng 7 dương lịch để nhẹ công chăm sóc, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ. Mít có thể trồng ở mật độ dày 5 x 6m hoặc 6 x 7m. Sau khi khai thác quảđược 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa đểđảm bảo độ thông thoáng 7-8m một cây. Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từđầu.
4.2.2.6. Loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn xã Thanh Minh chủ yếu la cây cao su, cây thanh long...
• Cây cao su
Điều kiện sinh thái:
+ Đất đai: Do rễ trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sâu, mực nước ngầm sâu>1m.Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Hàm lượng hữu cơ>2,5% rất thích hợp cho cao su.
+ Vùng đất đỏ: Hàm lượng hữu cơ cao khoảng 2,6%,Vùng đất xám; nghèo hữu cơ (khoảng 1%), do đó trồng cao su trên đất xám phải bón nhiều
hữu cơ. Cao su ưa đất hơi chua, pH thích hợp là 4,5 - 5,5. Nếu pH>6,5 thì đất quá nhiều bazơ, có thểđộc hại cho cây cao su.
- Thời vụ: Đặt hạt từ tháng 7 đến tháng 9. Thời gian chăm sóc cao su từ lúc bắt đầu trồng đến lúc bắt đầu khai thác kéo dài từ 5 - 7 năm. Cao su
được trồng ở bản Pa Pốm, Huổi Lới, Na Lơi.
Cây cao su hiên tại chưa có thu nhập nên khong thể đánh giá đươc hiệu quả kinh tế, hiện giờđang phát triển tốt.
• Cây thanh long:
-Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia, là cây nhiệt đới khô. Nhiệt độ thích hợp cho thanh long tăng trưởng và phát triển là 14 - 260C và tối đa 38 – 400C. Trong điều kiện có sương giá nhẹ với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ cho thanh long.
-Đất đai: Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha sét. Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 - 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn.
-Thời vụ trồng: Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà chọn thời vụ trồng thích hợp:
+ Tháng 10 - 11(dương lịch): thời gian này có thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào vì đây là giai đoạn tỉa cành sau khi thu hoạch, các vùng đất thấp thì mùa này tránh được nguy cơ ngập úng. Tuy nhiên, phải đảm bảo có đủ
nước tưới cho cây vào mùa nắng.
+ Tháng 5 - 6 (dương lịch): Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào
đầu mùa mưa (tháng 5 - 6(dương lịch)) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống, dễ bị ngập úng, thối gốc. Thanh long được trồng ở bản Co Củ, Púng Tôm.
Thanh long hiện giờđang được trồng mô hình và nhân rộng. Chưa có thu nhập nên chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế.
4.2.2.7. Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp
Cây lâm nghiệp được trồng phổ biến trên địa bàn xã Thanh Minh chủ
yếu các loại cây lâm nghiệp như: Măng tre, cây xoan, cây chậu,... Nhưng măng tre là phổ biến nhất. Được trồng ở bản Púng Tôm, Na Lơi, Phố 2.
-Măng tre: Tre trồng lấy măng không yêu cầu loại đất tốt lắm, xong tre cần loại đất tơi xốp và ẩm mát. Tre cần các loại đất có tầng dày, tơi xốp, nhiều mùn, đất ẩm nhưng thoát nước. Tốt nhất là các loại đất phù sa ven sông suối,
đất trên nương dẫy còn tính chất đất rừng, không nên trồng tre ở các loại đất ngập úng dài ngày, đất quá bí chặt, đất bị đá ong hoá, tầng đất mỏng và đất cát khô rời rạc.
-Thời vụ trồng vào tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9 (âm lịch), nhưng tốt nhất
vào tháng 2 – 3 (âm lịch), hàng năm, chọn ngày râm mát có mưa để trồng.