Lựa chọn loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Minh - thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. (Trang 59)

4.3.2.1. Căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất

+ Căn cứ lựa chọn: Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất xu hướng sử dụng đất đặt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần dựa vào các căn cứ sao:

-Điều kiện sinh thái: Muốn đưa một loại hình vào sử dụng thì phải xem xét điều kiện sinh thái của cây trồng có phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ hay không nếu thích nghi thì ở mức độ thích nghi nào?

-Hiệu quả kinh tế - xã hội: Để khi đầu tư sản xuất cây trồng cho năng suất hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc đảm bảo điều kiện sinh thái cho loại hình sử dụng đất thì phải quan tâm đến giá cả, đến thị trường tiêu thụ, mức độđầu tư ra sao, năng suất thế nào và đồng thời phải quan tâm đến mức độ quan trọng của sản phẩm và giải quyết việc làm cho người dân.

-Chất lượng môi trường: Để phát triển bền vững bất cứ một loại hình sử

dụng đất nào khi đưa vào sử dụng cần dự báo về các tác hại đến môi trường của loại hình sử dụng đất trong hiện tại và tương lai. Loại hình sử dụng đất

được lựa chọn đó ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Có nhằm bảo vệ

môi trường hay không...?

+ Tiêu chuẩn lựa chọn

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứđể lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng như sau:

-Đảm bảo đời sống của nhân dân.

-Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. -Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.

-Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. -Tác động tốt đến môi trường.

+ Hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất

Qua kết quảđánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất về kinh tế - xã hội và môi trường đồng thời dựa trên các căn cứ và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng trên địa bàn xã có thểđưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã như sau:

Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ: 2 lúa – 1 màu. Đây là loại hình sử

dụng đất đa dạng. Đây là loại hình phổ biến trên địa bàn xã Thanh Minh, là loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, tân dụng được nguồn lao động dồi dào. Kiểu sử dụng đất này vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân vừa tận dụng tốt phế phụ phẩm cho chăn nuôi. Kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – rau mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn, mặt khác người dân phải có kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt rau vụ đông cần có những kỹ thuật chăm sóc nhất định. Vì vậy, kiểu sử dụng đất này chưa thực sựđược áp dụng rộng rãi.

Đối với loại hình sử dụng đất 2L: Do địa hình nên loại hình sử dụng đất này được áp dụng phổ biến trên địa bàn toàn xã. Ruộng chủ yếu ở các khe nước, hoặc rãnh nước hay các vùng trũng, thụt không làm vụ 3 được. Một số

diện tích đất cũng được xã chuyển dịch cơ cấu sang 3 vụ/năm đểđạt hiệu quả

kinh tế cao hơn.

Đối với loại hình cây công nghiệp hàng năm như sắn, khoai lang…: Loại hình sử dụng đất này có hiệu quả kinh tế cao nhưng lại cần vốn đầu tư về kỹ

thuật, quy trình sản xuất cao, chi phí đầu tư lớn. Thị trường đầu ra cho các sản phẩm nhanh, sản xuất chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thị trường.

LUT cây ăn quả: Đây là loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường đất đai. LUT đẫ giải quyết được công ăn việc làm cho lao

động lúc nông dân nhàn đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân dân trên

địa bàn. Tuy nhiên, chưa có quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn quả đối với những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp và việc quảng bá các sản phẩm hoa quảđặc sản còn hạn chế.

LUT cây rừng sản xuất: Măng tre…Măng tre là cây lâm nghiệp chính trên địa bàn xã và cũng là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Minh - thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)