4.4.1.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất
Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh vềđất đai, lao động để
phát triển kinh tế xã hội của xã.
Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủđộng tưới tiệu để có thể đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ.
Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là áp dụng giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
Sử dụng các lọa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ
môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng kém hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụđông trên đất 2 vụ, thực hiện nhiều hình thức thân canh nhằm tăng năng suất sản phẩm nông nghiệp và cải tạo độ phì cho đất.
4.4.1.2. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng
đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ
nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường
đểđịnh hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. + Các căn cứđểđịnh hướng sử dụng đất:
-Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. -Tính chất đất hiện tại.
-Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
-Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử
dụng đất tối ưu)
-Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
4.4.1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên + Những đề xuất về sử dụng đất
Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, từđó có những giải pháp cho việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao. Phải đáp ứng được yêu cầu sử
dụng đất của các LUT, tức là phải phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu,
địa hình của vùng. Đảm bảo tính thích nghi cao của các loại hình sử dụng đất
được lựa chọn.
Qua các kết quảđiều tra, nghiên cứu, đánh giá các loại hình sử dụng đất của Xã Thanh Minh, em lựa chọn các LUT có hiệu quả bền vững về cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường làm cơ sở tham khảo cho định hướng sử dụng
đất. Cách lựa chọn dựa theo tiêu chí sau:
-Bền vững về mặt kinh tế: loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế
-Bền vững về mặt xã hội: tạo ra việc làm, được người dân quan tâm nhiều nhất, nâng cao trình độ canh tác, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
-Bền vững về mặt môi trường: bảo vệ đất tốt, nâng cao độ che phủ đối với đất, bảo vệ nguồn nước,…
+ Các loại hình được lựa chọn ưu tiên
Đối với chân đất trũng: LUT hai vụ lúa (lúa xuân – lúa mùa).
Đối với chân đất vàn, vàn cao: LX – LM – M; LM – ngô; LM – khoai lang; ngô xuân – khoai lang.
Đối với chân ruộng cao: Loại hình sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp; cây
ăn quả.
+ Các loại hình được duy trì
Đối với chân đất trũng: LUT một vụ lúa; LUT hai vụ lúa một màu (LX – LM – rau ).
Đối với chân đất vằn, vằn cao: LM – ngô; ngô xuân – khoai lang; LM – rau; LM – khoai lang.
Đối với chân ruộng cao: loại hình sự dụng đất trồng cây lâm nghiệp (măng tre) và cây ăn quả.
+ Các loại hình đề xuất
Một số loại hình được đề xuất: LM – LX + rau; ngô xuân – đỗ - ngô
đông; cây lâm ngiệp + màu; đồng cỏ chăn nuôi.
Việc bố trí cây trồng phải phù hợp với điều kiện sinh thái, vừa mang lại năng xuất, sản lượng cao, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân và vừa phải bảo vệ được môi trường sinh thái. Với đặc điểm tự nhiên và kinh tế
xã hội của xã, chuyên ðề ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai như sau:
- Quy hoạch
Quy hoạch vùng trồng cây ăn quả ở các thôn bản như: Nhãn, nhãn lồng, mận, táo,…
Quy hoạch diện tích rừng trồng làm nguyên liệu gỗ như: Keo, xoan, tre,… -Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo vùng quy hoạch nhằm từng bước tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa đặc trưng, nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác.
- Cây lương thực: Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong ba vụ sản xuất cây lương thực để giảm thiệt hại do thời tiết và tăng sản lượng:
•Vụ xuân: Giảm xuân sớm, tăng xuân muộn.
•Vụ mùa: Tăng mùa sớm, giảm mùa muộn.
•Vụ đông: Tăng diện tích vụ đông theo hướng sản xuất cây màu hàng hóa có giá trị cao.
Ổn định diện tích cây lương thực hàng năm. Đối với lúa chiêm xuân, diện tích từ 50,38 ha – 52,66 ha, năng xuất phấn đấu đạt 56,13 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 282,82 tấn. Lúa mùa 51,162 ha – 52,66 ha, năng suất bình quân đạt 52,1 tạ/ha, sản lượng đạt 266,83 tấn. Diện tích lúa nương 50,38 ha – 51 ha, năng suất bình quân đạt 17,8 tạ/ha, sản lượng đạt 90,8 tấn. Đối với ngô vụ mùa có diện từ 70 ha – 76 ha, năng suất đạt 28,05 tấn/ha, sản lượng đạt 213,2 tấn. Diện tích ngô vụ hề thu từ 20 ha trở lên, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, sản lượng đạt 39 tấn. Đối với sắn, diện tích từ 100 ha - 118,8 ha, năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha, sản lượng đạt 415, 8 tấn. Đối với khoai lang, diện tích từ 0,5 ha – 1,5 ha, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, sản lượng đạt 1 tấn.
-Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt: 960 tấn trở lên. -Lương thực bình quân đầu người đạt: 471 kg/người/năm.
-Quy hoạch vùng sản xuất hạt lúa lai F1: 45 – 50 ha.
-Đầu tư phát triển vùng lúa thâm canh có năng suất, sản lượng cao. Sử
dụng các giống lúa mới, giống lúa đặc sản để sản xuất sản phẩm hàng hóa có giá trị và bảo đảm an ninh lương thực.
-Thực hiện cánh đồng có hiệu quả kinh tế cao, 45% diện tích được canh tác 3 vụ trong năm ( 2 lúa – 1 màu).
-Phát triển các loại rau xanh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và cung cấp cho thị trường lân cận.
- Cây ăn quả: Thâm canh diện tích cây ăn quả hiện có, kết hợp với trồng cây màu tạo vùng nguyên liệu để kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến hoa quả. Trên cơ sở đất đai, địa hình, khí hậu, ... Ở từng tiểu vùng đưa những giống cây ăn quả có năng suất chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: Vải, táo, mận, hồng, chuối .... vào sản xuất.
- Lâm nghiệp: Rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng), ưu tiên rừng sản xuất.
Khuyến khích cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trồng rừng kinh tế, tạo ra hàng hóa lâm sản có giá trị.
Đưa các loại cây bản địa như: Trám, lim xẹt, nghiến, sến,...vào trồng rừng phòng hộ. Đối với rừng kinh tếđưa các loại cây có năng suất cao, thời gian cho sinh khối nhanh vào sản suất như: keo lai, cây thông, xoan,...vào sản xuất.
4.4.1.4. Một số giải phát nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên đất của xã Thanh Minh, thành phốĐiện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Sử dụng đất như thế nào để đem lại hiệu quả cao là một vấn đề hết sức phức tạp, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực. Suất phát từ tình hình cụ thể của
địa phương, qua nghiên cứu tìm hiểu bước đầu, nay em xin đươc đua ra một số giải phát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở xã Thanh Minh như sau:
Đa dạng hóa các hình thức cho vai huy động vốn nhàn rỗi cho nhân dân, khuyến khích hình thức quý tín dụng trong nông thôn. Ưu tiên người vai vốn
để sản xuất nông nghiệp với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế. Cải tiến các thủ tục cho vay tới các hộ nông dân, mở rộng khả năng cho vai đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp.
Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư về tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dụng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Chính sách xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng Nhà nước
đồng thời có cơ chế quản lý thích hợp, thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, có chếđộưu tiên cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Đầu tư vốn, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo chương trình, dự án và thông qua hệ thống ngân hàng và các quỹ tín dụng.
+ Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh sản xuất,
đẩy mạnh việc đưa cơ khí hóa vào sản xuất và các giống cây trồng vật nuôi mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt phù hợp với điều kiện của địa phương.
Từng bước đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cơ sở và mẫu mã, bao bì hàng hóa. Mở các điểm giới thiệu, quảng cáo sản phẩm trên địa bàn xã Thanh Minh và mở rộng trên địa bàn toàn Thành phố.
Ứng dụng tin học để quản lý sản xuất và xúc tiến thương mại.
+ Thiết lập trang giới thiệu quy trình sản xuất, chế biến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, giúp khách hàng tiếp cận và xúc tiến các hoạt động thương mại.
Giải pháp hệ thống giao thông: Xã cần tập trung cao hơn nữa các nguồn lực để tiếp tục xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông trên địa bàn. Các tuyến đường liên xóm cân được xây dựng nhằm thuận lợi cho việc lưu thông cũng nhu trao đổi hàng hóa.
Giải pháp về hệ thống thủy lợi: Xây dựng thêm hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình tưới tiêu cục bộ, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ
diện tích canh tác lúa, màu của xã. Cần tăng cường xây dựng mới các đập tràn.
+ Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp
Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp thành phố. Gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thể mạnh của từng vùng theo hướng sản xuất có hiệu quả.
Sớm hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử đất cho nhân dân, hạn chế sự manh mún của đất đai, quy hoạch đất theo vùng kinh tế để
sản xuất có hiệu quả hơn.
Xây dựng các chính sách trợ giá hợp lý để khuyến khích sản xuất, sử
dụng các giống cây, con mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người dân thực hiên tốt các quyền sử
dụng đất theo quy định của luật đất đai.
Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước, của tỉnh và thành phố cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Đầu tư ứng trước vật chất như các loại vật tư nông nghiệp, cây con giống, cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật với cả một hệ thống các trung tâm khuyến nông, giống cây trồng, thú y...
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất trực tiếp đến người sử
dụng đất ...
Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả
cao trong sản xuất.
Sớm đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã với quy mô phù hợp, nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, đễ tiêu thụ.
Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông đễ dàng.
+ Giải pháp về giống
Với phương chân tranh thủ các điều kiện sẵn có của các cở sở nghiên cứu khoa học về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, tập trung chủ yếu
ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng và yêu cầu của thị trường.
Đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao chịu được nhiệt độ
thấp trong vụđông để thay thế giống cũ.
Chọn giống rau có chất lượng cao, kết hợp sản xuất mô hình rau giống sạch. Rút kinh nghiệm và phát huy hiệu quảđã đạt được của các mô hình trình diễn thâm canh kết hợp nhân giống tại chỗ.
+ Giải pháp về nguồn nhân lực
Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngắn hặn, trung hặn và dài hặn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ
cán bộ khuyến nông – khuyến lâm tại cơ sở. Lồng ghép các chương trình, dự
án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, dậy nghề hoặc tham quan mô hình sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất.
Phần 5
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ