Nền quốc phòng của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đó là nền quốc phòng toàn dân, mang tính chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường ngày càng hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở, thành tựu to lớn trong suốt những năm đổi mới đất nước đã nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của dân tộc ta. Đứng trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ cách mạng, với những diễn biến phức tạp, mau lẹ của tình hình thế giới, khu vực và trong nước yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh ngang tầm với sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới.
Trang 1MỤC LỤC
1 Những vấn đề cơ bản về quốc phòng và tất yếu phải xây dựng
nền quốc phòng toàn dân
2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng nền quốc
phòng toàn dân
3 Những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân
4 Một số yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân thời kỳ mới
5 Ý nghĩa đối với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
Trang 2dân, mang tính chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát triển theo hướngtoàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường ngày càng hiện đại dưới sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, trên cơ sở, thành tựu to lớn trong suốt những năm đổi mới đất nước đã nâng cao
vị thế, uy tín và sức mạnh của dân tộc ta Đứng trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụcách mạng, với những diễn biến phức tạp, mau lẹ của tình hình thế giới, khu vực và trongnước yêu cầu khách quan đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải xây dựng nềnquốc phòng toàn dân vững mạnh ngang tầm với sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nền quốc phòng toàndân ngang tầm với nhiệm vụ, là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa đặcbiệt, không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toànvẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá, bảo vệĐảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, mà còn bảo vệ ngaychính công cuộc đổi mới mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành giữ vững địnhhướng xã hội chủ nghĩa và tiến lên giành thắng lợi Nghiên cứu vấn đề xây dựngnền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn hiện nay, giúp cho Đảng hoạch định chiếnlược phát triển kinh tế -xã hội, chiến lược quốc phòng - an ninh, đặc biệt trong xâydựng quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
1 Những vấn đề cơ bản về quốc phòng và tất yếu phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Quốc phòng là: “Công cuộc giữ nước của mỗi quốc gia, gồm tổng thể các hoạtđộng đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của nhà
Trang 3nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong
đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn cáchoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọihình thức quy mô”1 Theo luật quốc phòng: Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằngsức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lựclượng vũ trang là nòng cốt Như vậy, phạm vi hoạt động quốc phòng rất rộng; chủthể hoạt động quốc phòng là Đảng, nhà nước, nhân dân, sức mạnh của quốc phòng
là sức mạnh tổng hợp toàn diện cả kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá,trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhất Mục đích của quốc phòng là đểphòng thủ đất nước, bảo vệ Tổ quốc hay chính là giữ vững hoà bình, ổn định đểxây dựng và phát triển đất nước, ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động gây chiến củacác thế lực thù địch và đánh bại chiến tranh xâm lược của kẻ thù bảo vệ nền độclập của đất nước
Nền quốc phòng toàn dân: “là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, dodân, của dân” phát triển theo phương hướng: toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ,
tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điềuhành của nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đấtnước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực
đế quốc và phản động bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”2.Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là yêu cầu khách quan trong cách mạng xã hộichủ nghĩa, đồng thời là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong
đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt
“Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đấtnước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, tinh thần mang tínhchất toàn dân, toàn diện độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường”
11 Từ điển Bác khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, H.2004, tr.848.
2
2 Từ điển Bác khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, H.2004, tr.848.
Trang 4Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh là tạo ra sức mạnh đểngăn ngừa đẩy lùi đánh bại mọi âm mưu hành động xâm hại đếnmục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xãhội chủ nghĩa Đảng ta khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vàonhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta không một chút lơilỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng anninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược”.
Thực trạng xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong công cuộc đổi mới đấtnước ta đã đạt được kết quả to lớn như: tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổnđịnh, quốc phòng và an ninh được tăng cường Các lực lượng vũ trang nhân dân làmtốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bảo đảm an ninh quốc gia.Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nhất là trêncác địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo được phát huy Tổ chức quân đội và công
an được điều chỉnh theo yêu cầu mới Việc kết hợp quốc phòng và an ninh với pháttriển kinh tế và công tác đối ngoại có tiến bộ
Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, sựnghiệp củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân cònbộc lộ những yếu kém và khuyết điểm cần khắc phục như: nền quốc phòng toàn dân,thế trận quốc phòng toàn dân tuy được củng cố nhưng chưa toàn diện và chưa thực sựvững chắc Chậm hình thành chiến lược thống nhất gắn quốc phòng - an ninh với pháttriển kinh tế - xã hội Chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ của địa phương cònhạn chế Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và tiến bộ nhưng nhiều nơi vẫn cònyếu Khả năng chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức cơ động chưa cao, còn mấtcảnh giác, còn để bị động bất ngờ về chiến thuật, xử lý còn lúng túng trong một sốtình huống cụ thể Chất lượng nghiên cứu chỉ đạo của các cấp chiến dịch, chiến lượcchưa cao… công tác huấn luyện đào tạo ở một số trường còn rập khuôn, công tác
Trang 5nghiên cứu khoa học hiệu quả ứng dụng còn thấp Tuy có nhiều cố gắng trong xâydựng quân đội về chính trị, song trình độ lý luận, tính nhạy bén và bản lĩnh chính trị,đạo đức lối sống của không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ trì trung,cao cấp chưa tương xứng với vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong cuộc đấutranh mới Công tác tư tưởng ở một số đơn vị còn chủ quan, đơn giản, hình thức, hiệuquả chưa cao Trình độ chính quy của quân đội chưa đáp ứng yêu cầu, chưa xác địnhđược chiến lược tổng thể về trang bị cho quân đội về công nghiệp quốc phòng Nhậnthức về nhiệm vụ sản xuất làm kinh tế chưa sâu sắc, tổ chức còn manh mún, hạn chếkhả năng cạnh tranh Sức mạnh quốc phòng trên cả nước chưa đạt được độ phát triểnđồng đều Việc nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu,thủ đoạn và hành động chống phá của các thế lực thù địch chưa sâu sắc, còn nhữngbiểu hiện mơ hồ, ảo tưởng, mất cảnh giác, gây tổn hại đến lợi ích và an ninh quốc gia;chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng mới ở bước đầu, công tác quốc phòng ởnhiều bộ, ngành, địa phương chưa được chấp hành tốt theo đúng chức năng và yêucầu của tình hình nhiệm vụ; chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang còn cómặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Thực tiễn đòi hỏi phảicủng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp đổi mới trở thành yêu cầutất yếu khách quan và cấp bách hiện nay
Xác định xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong công cuộc đổi mới là yêucầu khách quan còn xuất phát từ thực tiễn của việc đại bộ phận cán bộ, đảng viên vànhân dân ta đã nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lựcthù địch chống phá cách mạng nước ta bằng âm mưu chiến lược “Diễn biến hoàbình”, bạo loạn lật đổ hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đẩy mạnh chống phácách mạng nước ta trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng,văn hoá, quốc phòng - an ninh; thúc đẩy nhanh quá trình “tư nhân hoá”, “tư bản hoá”nền kinh tế đất nước theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa; tạo dựng lực lượng chống đốitrong và ngoài nước xâm nhập vào trong nước, hòng gây chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn
Trang 6kết, bạo loạn lật đổ chính quyền của ta Đồng thời chuẩn bị lực lượng quân sự răn đe
và sẵn sàng can thiệp lật đổ khi có điều kiện Có thể thấy vấn đề độc lập dân tộc vàchủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước luôn bị đe doạ, biên giới và lãnh thổ của
Tổ quốc luôn bị xâm phạm, không loại trừ vấn đề có thể gây ra sự xung đột vũtrang ở các quy mô cấp độ khác nhau đối với nước ta, nhất là vấn đề tranh chấp ở BiểnĐông và quần đảo Trường Sa Từ những lý do chủ quan và khách quan, và xuất phát từtình tình thế giới, khu vực và trong nước, từ thực tiễn công tác xây dựng và củng cố nềnquốc phòng toàn dân ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay đặt
ra yêu cầu tất yếu khách quan phải củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vữngmạnh, đáp ứng với yêu cầu cách mạng trong thời đại mới
2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Vấn đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc được hình thànhtrong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen khi bàn về lĩnh vực quân sự và hoạtđộng quân sự chứ chưa đưa ra một quan niệm trực tiếp về quốc phòng toàn dân.Song chính đây là cơ sở nền tảng khoa học để V.I.Lênin kế thừa và phát triển, hoànchỉnh thành học thuyết mang tính cách mạng, khoa học với đầy đủ các nguyên lýcủa nó như: vấn đề xây dựng quân đội cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân,vấn đề xây dựng quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, mối quan hệ giữa xâydựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trong chiến tranh Nhữngvấn đề đó hoàn chỉnh thành học thuyết về chiến tranh, cách mạng về xây dựng nềnquốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Chính vì thế khi bàn về quốc phòng toàn dân, V.I.Lênin đã chỉ rõ: sau khicách mạng thành công, vấn đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc
là yêu cầu khách quan của các quốc gia, dân tộc, và thực tiễn vấn đề bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa được đặt ra trực tiếp từ sau cách mạng Tháng Mười Nga(1917) Khi mà Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ra đời và dần trở thành một hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa, đối trọng với chủ nghĩa tư bản giai cấp tư sản thế giới đã huy động mọi
Trang 7sức mạnh, lực lượng trong tay để tìm cách xoá bỏ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, và
để đối phó với lực lượng phản cách mạng của chủ nghĩa tư bản, học thuyết Mác - Lêninkhi bàn về chiến tranh cách mạng đã chỉ rõ: công cuộc xây dựng chế độ mới không đượcphút nào sao nhãng việc đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn là vũ trang bảo vệ Tổquốc, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội nhất là khi có hoà bình, V.I.Lênin chỉ rõ:
“Mỗi khi chúng ta bắt tay vào xây dựng công cuộc hoà bình thì chúng ta sẽ dồn sức mình
để làm việc đó không ngừng Đồng thời hãy đề phòng, hãy chăm lo đến khả năng quốcphòng của ta như chăm lo con ngươi của mắt”3 Đồng thời, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Mộtcuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”4 Sau khi phân tích các mâu thuẫn
cơ bản của thời đại, chứng tỏ còn chủ nghĩa đế quốc, thì còn nguy cơ chiến tranh,
do đó, cùng với nhiệm vụ khác, phải chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là yêu cầu cấp thiết và khách quan Do vậy, khi mà nướcNga Xô Viết ngay khi giành thắng lợi, V.I.Lênin đã đề ra chủ trương: “Kể từ ngày 25tháng 10 năm 1917, chúng ta chủ trương bảo vệ Tổ quốc”5 Hơn thế, Người còn nhấnmạnh: “Chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi phải
có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chuẩn bịchiến đấu của nước nhà”6 Như vậy, theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin thì để giữvững môi trường hoà bình, ổn định phát triển kinh tế, sẵn sàng đánh thắng mọi cuộcchiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch nhất thiết các quốc gia, dân tộc phải xâydựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị lâu dàinhưng hết sức khẩn trương, kỷ luật, trên một quy mô rộng lớn
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ tính tất yếu của nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc, Người nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùngnhau giữ lấy nước” Hơn thế, ngay trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), Người
3 V.I.Lênin Toàn tập, tập 29, Nxb Sự thật, H, 1968, tr 67.
4 V.I.Lênin Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr.145.
5 V.I Lênin Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, H.1978, tr.102.
6 V.I Lênin Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976, tr.480.
Trang 8khẳng định: xây dựng nền quốc phòng toàn dân là tất yếu khách quan Người trịnhtrọng tuyên bố với nhân dân thế giới và dân tộc ta là: “Toàn thể dân tộc Việt Nam,quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do độc lập ấy”7 Đặc biệt, Người nhấn mạnh: “Trong điều kiện hoàn cảnh nào thìchúng ta phải ra sức củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vữngmạnh, là điều kiện đảm bảo cho chúng ta bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đánh thắng mọi
kẻ thù trong mọi tình huống Cho nên khi Tổ quốc được độc lập phải tập trung xâydựng nền quốc phòng toàn dân”8
Đề cập đến vấn đề quốc phòng, Hồ Chí Minh đã khái quát: “Bất kỳ hoà bìnhhoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, phải chuẩn bịtrước”9 và Người chỉ rõ: “Trong điều kiện hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng phải rasức củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là điềukiện để bảo đảm cho chúng ta bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thùtrong mọi tình huống Cho nên khi Tổ quốc được độc lập phải tập trung xây dựngnền quốc phòng toàn dân”10 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ Tổ quốc khôngphải là hành động nhất thời, không chỉ bó hẹp là chống chiến tranh ngoại xâm giữnước; mà là hành động có mục đích, có kế hoạch, thường xuyên được chuẩn bị chuđáo, tạo sự ổn định, hoà bình vững chắc lâu bền để xây dựng và phát triển đất nước.Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, là điều kiện để chúng ta đảm bảo giữvững sự ổn định hoà bình, độc lập, kịp thời ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu xâmlược của các thế lực thù địch Cho nên, bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh chúng ta cũngphải nắm vững, chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước, phải nhìn xa, trông rộng,thấy trước âm mưu, thủ đoạn kẻ thù để chủ động chuẩn bị trước về mọi mặt nhằm tăngcường sức mạnh đất nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ nước
7 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H 2000, tr.557.
8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H, 2000, tr.573
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H 2000, tr 317
10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H 2000, tr 573
Trang 9Nhiệm vụ của nền quốc phòng toàn dân theo Hồ Chí Minh là phát huy sứcmạnh tổng hợp của đất nước, của toàn dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cáchmạng, giữ gìn hoà bình
Thực tiễn chứng minh không phải chỉ đến khi cả nước độc lập thống nhất đilên chủ nghĩa xã hội Đảng ta mới xác định xây dựng nền quốc phòng toàn dân, màquan điểm, đường lối về xây dựng nền quốc phòng toàn dân đã được thể hiện trongquá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ta tiến hành chiến tranh thông qua haicuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Đó là đường lối tiến hànhcuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính Chínhđường lối đúng đắn, sáng tạo đó đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đi tớithắng lợi hoàn toàn, cả nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội Bước vàocông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới đất nước trong điều kiện quốc tế cónhiều biến động to lớn ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện thế giới, đặc biệt vào nhữngnăm 1989 - 1991 các nước xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô tiếnhành cải tổ vấp phải những sai lầm nghiêm trọng lâm vào khủng hoảng và sụp đổ
Sự kiện đó làm cho chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, tạo cơ hội chochủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế tăng cường chống phá, xoá bỏcác nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó chúng coi Việt Nam là một trọng điểmtập trung chống phá thì vấn đề xây dựng nền quốc phòng toàn dân đặt ra nhữngyêu cầu mới Tuy nhiên xu thế chung của thế giới là hoà bình, ổn định và phát triểnsong bên trong vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và bất ổn định Chính sáchcan thiệp của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ và các nước lớn ngày càng bộc lộsâu sắc; các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, do mâu thuẫn về vấn đềdân tộc, sắc tộc, tôn giáo ở các nước diễn ra gay gắt, tranh chấp biên giới, lãnh thổ,lợi ích kinh tế, tài nguyên giữa các nước vẫn thường xuyên xảy ra Khu vực Châu áThái Bình Dương mặc dù được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất songvẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định Đó là vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh
Trang 10thổ đất liền, biển đảo giữa các nước trong khu vực với nhau trong sự đan cài lợiích, phức tạp khó giải quyết Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động lợi dụngcác chiêu bài “dân tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo” để can thiệp vào côngviệc của các nước có độc lập, chủ quyền gây ra những biến động, phức tạp trongtừng khu vực và trên toàn thế giới Trong khi cuộc cách mạng khoa học, công nghệtiếp tục phát triển mạnh mẽ trực tiếp tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực của đờisống xã hội; trong đó có lĩnh vực quốc phòng - an ninh, của mỗi nước trong quátrình phát triển Đặc biệt, đối với các nước chậm phát triển như nước ta hiện nay.
Do vậy, củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân là yêu cầu bức thiết đặt ra đốivới công cuộc đổi mới ở nước ta
3 Những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Kế thừa quan điểm về xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng qua các
kỳ Đại hội VI, VII và VIII, yêu cầu của tình hình thực tiễn trực tiếp đặt ra, Đại hộiĐảng lần thứ IX đã xác định đúng những nội dung yêu cầu xây dựng nền quốcphòng toàn dân tập trung ở việc xác định phương hướng, mục đích, quan điểm chỉđạo xây dựng, nội dung xây dựng và những giải pháp nhằm xây dựng nền quốcphòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Phương hướng xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Nghị quyết 07 Bộ Chínhtrị, Nghị quyết Đại hội VII toàn quân xác định phương hướng xây dựng nền quốcphòng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, ngày càng hiện đại Nềnquốc phòng toàn dân theo quan điểm của Đảng là nền quốc phòng của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân, khẳng định sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng khôngphải là của riêng ai, riêng tổ chức nào mà là của toàn dân “Sức mạnh bảo vệ Tổquốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chínhtrị dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực
Trang 11lượng và thế trận an ninh nhân dân; của sự kết hợp quốc phòng với an ninh, kinh
tế, đối ngoại và các lĩnh vực khác”11
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là phải xây dựng trên tất cả các lĩnh vựckinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học - kỹ thuật Bởi sức mạnh bảo vệ Tổquốc là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố trên; sức mạnh của sự kết hợp giữa conngười và vũ khí trang bị, giữa sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế Sức mạnhtổng hợp của nền quốc phòng phải xây dựng trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tựcường Bởi xem xét tổng hợp các yếu tố tạo sức mạnh quốc phòng, thì yếu tố giữ vaitrò quyết định vẫn là sức mạnh trong nước, sức mạnh dân tộc, sức mạnh con người,sức mạnh chính trị tinh thần, mà tập trung trước hết ở sức mạnh của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng
Mặt khác, ngày nay do sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật, trình độ trang
bị vũ khí cho quân đội và quốc phòng trên thế giới ngày càng hiện đại Bởi vậy,nền quốc phòng của ta cũng phải xây dựng theo phương hướng từng bước hiện đại,trên cơ sở phát triển của nền kinh tế đất nước
Mục tiêu của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong giai đoạn mới:Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thếtrận và lực lượng an ninh nhân dân, không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòngcủa đất nước, đặc biệt coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, xây dựng cơ
sở chính trị - xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân”, nhằm phát huy sức mạnh tổnghợp của đất nước Chú trọng ở các hướng chiến lược các vùng trọng điểm, địa bànchiến lược
Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân mà nòng cốt là quân độinhân dân Thực hiện xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từngbước hiện đại
11 Văn kiện Đại hội IX của Đảng,Nxb CTQG, H 2001, tr 40
Trang 12Xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng độc lập tự chủ với bước
đi thích hợp, trên cơ sở khai thác sự phát triển khoa học công nghệ, thành tựu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chủ động phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạoloạn lật đổ, của các thế lực thù địch
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường sự lãnh đạotuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Để thực hiện mục tiêu phương hướng trên, Đại hội IX đã xác định nhữngquan điểm cơ bản để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàndân như sau:
Một là,về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được Đại hội IX khẳng định: “Bảo
vệ Tổ quốc chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệĐảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới
và lợi ích quốc gia dân tộc”12
Quan điểm của Đảng xác định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có nội dungrất rộng: Bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninhquốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ thành quả cách mạng to lớn của mấy thập
kỷ đấu tranh gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Có bảo vệ độclập, chủ quyền giữ vững an ninh quốc gia mới tạo sự ổn định, hoà bình để pháttriển Phải bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa vì chỉ cóĐảng, Nhà nước mới đem lại hạnh phúc cho nhân dân, mới có chủ nghĩa xã hội:phải bảo vệ nhân dân vì Tổ quốc là Tổ quốc của nhân dân, không bảo vệ nhân dânthì không có Tổ quốc Mặt khác, phải bảo vệ sự nghiệp đổi mới do Đảng khởixướng lãnh đạo và thành tựu của công cuộc đổi mới đạt được Phải “bảo vệ lợi ích
12 ĐCSVN - Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, H 2001, tr 39.
Trang 13quốc gia dân tộc”, đấu tranh kiên quyết với mọi hành động đe doạ an ninh và lợiích quốc gia dân tộc.
Hai là, về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định:
“Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân,của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại, sức mạnh lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sứcmạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân”13
Sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc được tạo thành bởi nhiều yếu tố: chính trị,kinh tế, quân sự, văn hoá trong đó yếu tố giữ vai trò quyết định và được biểu hiện tậptrung nhất là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng
“Giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược cơ bản, lâudài, là nguồn gốc sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”14.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh dân tộcbao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhất trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Đồngthời, phải hết sức coi trọng phát huy sức mạnh thời đại và kết hợp sức mạnh thờiđại với sức mạnh dân tộc
Ba là, về kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, Đại hội IX khẳng định:
“Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tếtrong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”15
Sự kết hợp này đòi hỏi hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế, phải được đánhgiá bằng kết quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và
an ninh Mọi hoạt động quốc phòng, an ninh phải được đánh giá bằng hiệu quả răn
đe, ngăn chặn, đập tan mọi âm mưu hành động chống phá của các thế lực thù địch,giữ vững hoà bình ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững định hướng xãhội chủ nghĩa
13,14,15 ĐCSVN - Văn kiện Đại hội IX, Nxb CTQG, H 2001, tr 40-44
Trang 14Bốn là, về phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối
ngoại, Đại hội IX khẳng định: phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạtđộng đối ngoại là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi, là bài học thànhcông của cách mạng Việt Nam Việc phối hợp này phải thực hiện trong mối liên hệgiữa hội nhập quốc tế và giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, giữ vững bảnsắc dân tộc Theo ý nghĩa đó, Đảng khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lốiđối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc
tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”11 Đồng thời, Đảng cũng khẳng địnhnhiệm vụ đối ngoại là: Tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiệnquốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển, kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia,đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoàbình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Năm là, về tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh
thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân trong
đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt
Tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ lànhiệm vụ thường xuyên, song tình hình mới dẫn đến nội dung này có bước pháttriển mới: Nếu Đại hộiVIII xác định là “Củng cố quốc phòng” thì Đại hội IX nói là
“Tăng cường quốc phòng” Đây là một nhiệm vụ lớn lao, hết sức nặng nề, nên cần
có sự tham gia, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó quân đội và công angiữ vai trò nòng cốt
Trên đây là những quan điểm cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp xây dựng nềnquốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu phương hướng đã định: Những
11 ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐB Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H 2006, tr.119.
Trang 15quan điểm đó cần được quán triệt cụ thể trong tiến hành xây dựng nền quốc phòngtoàn dân trên những nội dung cụ thể:
Về xây dựng lực lượng quốc phòng: lực lượng quốc phòng là tổng hợp lực lượng
vật chất và tinh thần của các nguồn lực có thể huy động để tạo thành sức mạnh phòngthủ quốc gia, bảo vệ Tổ quốc Sức mạnh của lực lượng quốc phòng phụ thuộc vàochất lượng xây dựng chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, khoa học, công nghệ vv
Có thể khẳng định một nội dung hết sức quan trọng trong xây dựng nền quốc phòngtoàn dân là phải xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh Lực lượng quốc phòngbao gồm lực lượng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân Xây dựng lực lượng toàndân là toàn thể mọi người dân Việt Nam, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, già trẻ,vùng miền, dân tộc, tôn giáo, người đang làm việc hay người đã nghỉ hưu, người sốngtrong nước hay định cư ở nước ngoài miễn là con Lạc, cháu Hồng của dân tộc ViệtNam Hơn nữa nền quốc phòng của ta là nền quốc phòng toàn dân nghĩa là toàn thểnhân dân tham gia vào sự nghiệp củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, nhằmcủng cố và giữ vững hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Nền quốc phòng toàn dân nghĩa là quốc phòng của toàn dân, do toàn dân xây dựng vàdựa vào sức mạnh của toàn dân và vì nhân dân Toàn thể nhân dân làm quốc phòngthông qua các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, HộiLiên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vv Thông qua hoạt độngcủa các tổ chức này mà nhân dân đóng góp phần trách nhiệm của mình vào sự nghiệpcủng cố và tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc Các tổ chứcĐảng lãnh đạo, tổ chức chính quyền quản lý, điều hành, cơ quan quân sự làm thammưu và thống nhất chỉ huy các lực lượng làm công tác quân sự Những tổ chức nàythông qua các hoạt động của mình để tập hợp và hướng dẫn cho nhân dân tham gia vàocông tác quốc phòng theo khả năng, mức độ có thể đảm nhiệm như: xây dựng phát triểnkinh tế quân sự, đóng góp xây dựng quỹ an ninh, quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự,vận chuyển phương tiện kỹ thuật quốc phòng, xây dựng thế trận khu vực phòng thủ,