1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

128 208 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở thành phố Đà Nẵng hiện nay;...Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo đề cập tới việc giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên, sinh

Trang 1

HUỲNH THỊ THÚY LINH

GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

HUỲNH THỊ THÚY LINH

GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ TUYẾT BA

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

HUỲNH THỊ THÚY LINH

Trang 4

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục đề tài 4

6 Tổng quan tài liệu 4

CHƯƠNG 1 Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7

1.1 Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ 7

1.1.1 Ý thức chính trị 7

1.1.2 Giáo dục ý thức chính trị trong giai đoạn hiện nay 16

1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 22

1.2.1 Vài nét về thế hệ trẻ Việt Nam 22

1.2.2 Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với thế hệ trẻ hiện nay 25 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32

CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 33

2.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY 33

Trang 6

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 432.2.1 Những kết quả đạt được 432.2.2 Hạn chế 562.3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC

CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIADÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 66TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 73

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 74

3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN 743.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềđộc lập, chủ quyền dân tộc 743.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ độc lập, chủquyền quốc gia dân tộc hiện nay 783.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNHTRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂNTỘC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 873.2.1 Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội tạo cơ sở để nâng cao ýthức bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay 873.2.2 Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ý thức chính trị để nângcao nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ Việt Nam về bảo vệ độc lập, chủquyền quốc gia dân tộc 91

Trang 7

hiện nay 101TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 108

KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với bề dày truyền thống lịch sử hàng nghìn năm, ông cha ta đã viết nênnhững trang sử vẻ vang trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Ngàynay, với việc triển khai thực hiện “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hìnhmới” đã đem lại nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; thế và lực của đất nước tăng lên nhiều;đất nước hòa bình, ổn định đã tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế -

xã hội; nước ta được xem là điểm đến an toàn của du khách và môi trườnghấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế, Để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thựchiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại thì vấn đề chiến lược con người cầnđược quan tâm đặc biệt, nhất là thế hệ trẻ Nghị quyết Trung ương 4 (khóaVII) của Đảng đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đấtnước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới haykhông, cách mạng Việt Nam có vững bước đi trên con đường xã hội chủnghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồidưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên” [11, tr.80]

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đa phần có năng lực và phẩm chất tốt, biếtsuy nghĩ đến tương lai của mình, ý thức được trách nhiệm công dân, nghĩa vụcủa mình đối với Tổ quốc Đại bộ phận giới trẻ luôn giữ vững và phát huytruyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, tin tưởng vào công cuộc đổi mớiđất nước do Đảng lãnh đạo Song, bên cạnh đó, vẫn còn có một bộ phậnkhông nhỏ thanh thiếu niên có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức Đó

là sự thờ ơ về chính trị, là thái độ bàng quang trước những sự kiện chính trịcủa đất nước; là lối sống buông thả, đi ngược lại với những chuẩn mực đạođức; là lối sống thực dụng, sống gấp, sùng bái đồng tiền… Chính điều đó đặt

Trang 9

ra yêu cầu khách quan là phải nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn nhữngdiễn biến phức tạp trong đời sống chính trị tư tưởng của lớp trẻ, cần có nhữngđịnh hướng đúng đắn trong nhận thức chính trị cho thế hệ trẻ ngay từ khi cònngồi trên ghế nhà trường.

Do đó, việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành con người mớiXHCN, có khả năng đảm đương những nhiệm vụ của cách mạng là việc làm

có ý nghĩa quyết định; trong đó, phải đặc biệt coi trọng việc giáo dục ý thứcchính trị cho họ bởi ý thức chính trị của thế hệ trẻ sẽ quyết định hướng đi củađất nước trong tương lai Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle đã từng cho rằng

sự khác nhau giữa con người và con vật đó là ở chỗ con người biết quan tâmđến chính trị và biết tham gia chính trị Thực tiễn cũng đã chứng minh, quốcgia nào văn minh, dân chủ chính là các quốc gia đa số công dân có ý thứcchính trị cao nhất

Hiện nay, trước những tác động nhiều mặt của tình hình chính trị và đờisống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, vấn đề độc lập chủ quyền, tình hìnhBiển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền của Tổ quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức đã đặt ra yêucầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó

có thế hệ trẻ Các thế lực thù địch tìm mọi cách tấn công xuyên tạc, phủ nhậnvai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền cáclối sống phương Tây xa lạ với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Chúng coi bộphận thanh niên, sinh viên là đối tượng dễ lôi kéo, dễ kích động để chống pháchế độ Do đó, công tác giáo dục ý thức chính trị gắn với vấn đề bảo vệ độclập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ lại càng trở nên quan trọng và

cấp thiết Đây là lý do chính để tác giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu ý thức chính trị và thực trạng giáo dục ý thứcchính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia cho thế hệ trẻ, luậnvăn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thứcchính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻtrong giai đoạn hiện nay

+ Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn cần phải giải quyết nhữngnhiệm vụ sau:

- Làm rõ ý thức chính trị và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

- Đánh giá thực trạng giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập,chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

- Phân tích những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủquyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu về giáo dục ý thức chính trị với vấn đềbảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam ở lứa tuổithanh niên trong giai đoạn hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu:

Các vấn đề lý luận về ý thức chính trị, giáo dục ý thức chính trị cho thế

hệ trẻ Việt Nam ở lứa tuổi thanh niên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thứcchính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc trong giaiđoạn hiện nay

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là phép biệnchứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp; so sánh;phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp khảo cứu tài liệu,

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm có ba chương, bảy tiết

6 Tổng quan tài liệu

Xung quanh vấn đề giáo dục ý thức chính trị đã có nhiều công trình nghiêncứu đề cập Các nghiên cứu này được các tác giả trình bày dưới dạng các đề tàikhoa học, các luận văn, luận án, sách, tạp chí… và dưới nhiều góc độ khác nhaudựa trên các mục tiêu nghiên cứu Có thể kể tới một số công trình:

PGS.TS Lê Văn Quang trong “Phát triển ý thức chính trị xã hội chủ

nghĩa trong xã hội và quân đội thời kỳ đổi mới”, Nxb Quân đội nhân dân,

H.2001 đã trình bày những vấn đề bản chất quá trình phát triển biện chứngcủa ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa, đồng thời đề xuất về mặt phương phápluận để tăng chiều sâu và tính phong phú, đa dạng trong phát triển ý thứcchính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

PGS.TS Phan Thanh Khôi trong “Ý thức chính trị của công nhân trong một

số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2003 đã nêu rõ

khái niệm ý thức chính trị và chỉ ra rằng, tùy theo đối tượng nghiên cứu (cộngđồng hay cá nhân, giai cấp hay tầng lớp, nhóm người…) mà các quan hệ lớn thểhiện ý thức chính trị nêu trong khái niệm ý thức chính trị được cụ thể hóa và sắpxếp với những vị trí khác nhau để nhấn mạnh hay lưu ý

TS Phạm Đình Nghiệp trong “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh

niên hiện nay”, Nxb Thanh niên, H.2004 đã cung cấp những thông tin về thực

Trang 12

trạng giác ngộ lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ, công tác giáo dục lý tưởngcách mạng, cùng những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lýtưởng cách mạng cho thế hệ trẻ trong tình hình mới.

Trong“Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời

sau” của TS Trần Quy Nhơn, Nxb Giáo dục, H.2006 làm rõ thêm cơ sở lý

luận và thực tiễn của công tác giáo dục thế hệ trẻ

Đối với“Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng chính trị cách mạng đối

với cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới” do Nxb Lao động - xã hội xuất bản năm 2006

gồm các bài viết, tham luận; điều lệ đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

và các văn bản về giáo dục lý tưởng chính trị cách mạng trong giai đoạn hiệnnay cho đoàn viên thanh niên

Tác giả Phạm Hồng Tung với“Thanh niên và lối sống thanh niên Việt

Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị quốc gia

-Sự thật, H.2011 cho biết thêm về tình hình thanh niên Việt Nam hiện nay, xuhướng biến đổi lối sống của thanh niên, những nhân tố tác động, định hướng

và giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam trong nhữngthập kỷ tới

Vấn đề này cũng được tiếp cận ở một số luận án, luận văn, đề tài như:luận văn phó tiến sĩ khoa học triết học (năm 1996) của tác giả Nguyễn Đình

Đức: Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị

của sinh viên - thực trạng và giải pháp; đề tài khoa học (năm 2007) mã số

GNV.07 – 47 của Đoàn thanh niên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

Hồ Chí Minh: Ý thức chính trị của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học ở

Hà Nội hiện nay; luận văn thạc sĩ (năm 2008) của tác giả Nguyễn Thị Thu

Hiền: Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay; luận văn thạc sĩ (năm 2012) của tác giả Trần Thị Dung: Vấn đề giáo dục lý

Trang 13

luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở thành phố Đà Nẵng hiện nay;

Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo đề cập tới việc giáo dục ý thức chính

trị cho thanh niên, sinh viên ở những góc độ khác nhau như: “Một số ý kiến

về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên hiện nay” của tác giả

Lương Minh Cừ đăng trên tạp chí Giáo dục, số 60 năm 2003; “Xây dựng bản

lĩnh chính trị cho thanh niên ở nước ta hiện nay” của tác giả Trần Phi Hùng

đăng trên tạp chí Khoa học Chính trị, số 2 năm 2008; bài “Một số giải pháp

giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên, sinh viên trong bối cảnh hiện nay ”

của tác giả Lê Hữu Ái và Lâm Bá Hòa trích từ sách Công tác tư tưởng, lý

luận thời kỳ mới: Thực trạng, quan điểm và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc

gia, H.2010; bài “Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

của Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay” của PGS.TS Phan Trọng Hào đăng trên

tạp chí Nhịp cầu Tri thức, số 8-2013;…

Những công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề giáo dục

ý thức chính trị nói chung hoặc nhấn mạnh ở một số địa phương nhưng chưa

có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về giáodục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộccho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Bởi vậy, tác giả đã lựa chọn

và nghiên cứu đề tài này với mong muốn sẽ góp phần tìm ra những giải phápnhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập,chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay

Trang 14

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản

ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Sự phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan

vì nó không có tính vật chất, nó là hình ảnh tinh thần, nó cải biến cái vật chấtđược di truyền vào trong bộ não của con người thành cái tinh thần Ở đâykhông phải sự phản ánh tùy tiện, xuyên tạc hiện thực khách quan và cũngkhông phải là sự phản ánh thụ động giản đơn mà là sự phản ánh sáng tạo hiệnthực khách quan Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồmnhững quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng nảy sinh từ tồntại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhấtđịnh Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội

Chính trị có từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và xuất hiện nhànước Do vậy, chính trị cũng là những quan hệ và hoạt động xã hội mang tínhquy luật khách quan của xã hội có giai cấp Ngay từ thời cổ đại cho đến saunày đã có rất nhiều nhà tư tưởng lớn dành thời gian, công sức nghiên cứunhằm làm sáng tỏ bản chất của chính trị Tuy nhiên, chỉ đến chủ nghĩa Mác -Lênin thì bản chất chính trị mới được nêu lên một cách đầy đủ trên cơ sởkhoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Chính trị trước hết và chủ yếu là quan hệ giữa các giai cấp (tương quan lựclượng giữa các giai cấp, các tập đoàn xã hội với nhau) Trong xã hội có giai cấp,mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kết cấu giai cấp nhất định, trong

Trang 15

đó có những giai cấp cơ bản (là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế

- xã hội đang tồn tại, quyết định sự tồn tại, phát triển của hệ thống sản xuất trong

xã hội đó) và những tầng lớp trung gian Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp đótrong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực Nhà nước chính là chính trị

Theo V.I.Lênin: “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của Nhànước, là việc vạch hướng đi cho Nhà nước, việc xác định những hình thức,nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước” [37, tr.404] Như vậy, cái quantrọng nhất trong chính trị, theo V.I.Lênin là “tổ chức chính quyền Nhà nước”,chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và các cộng đồng xã hội về vấn đềNhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào các công việc Nhà nước; là tổnghợp những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bảncủa giai cấp, của đảng phái; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảngphái, các Nhà nước để thực hiện đường lối đã được lựa chọn nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đã đề ra Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì: “Quyền lực chínhtrị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp

một giai cấp khác” [43, tr.628] Quyền lực chính trị nói lên thực chất hoạt

động chính trị của giai cấp cầm quyền được tổ chức thành Nhà nước

Chính trị là một lĩnh vực hoạt động bao trùm, thâm nhập vào tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong kinh tế, tư tưởng, khoa học, nghệthuật Trong xã hội còn giai cấp, chính trị lôi cuốn tất cả mọi thành viên trong

xã hội vào các hoạt động xã hội và về thực chất thì không ai có thể “đứngngoài chính trị” (V.I.Lênin có lưu ý “một người không biết chữ là ngườiđứng ngoài chính trị” thì đó chỉ là lưu ý đến “dân trí”, nếu thấp kém dễ ngộnhận, hoạt động chính trị phiêu lưu, mạo hiểm, mù quáng)

Con người tham gia vào hoạt động chính trị để đạt được những giá trị nhấtđịnh trong xã hội có giai cấp Nhân tố thúc đẩy con người đi đến hành độngchính trị là động lực chính trị Động lực chính trị hình thành trên cơ sở nhu cầu,

Trang 16

lợi ích chính trị Sự mong muốn đạt được lợi ích chính trị đó chính là động cơ thúc đẩy các hoạt động chính trị của con người, giai cấp, dân tộc, quốc gia Động lực chính trị bao hàm hai yếu tố: Nhu cầu - lợi ích và giác ngộ lợi ích của mỗi người, mỗi giai cấp, mỗi tổ chức chính trị Mỗi hành động tự giác của con người đều hàm chứa trong đó những lợi ích nhất định Khi đã đạt được lợi ích thì nó lại trở thành động lực thúc đẩy mỗi chủ thể hoạt động một cách nhiệt tình, sáng tạo hơn Do đó, việc nhận thức đúng về các nhu cầu - lợi ích chính trị là rất quan trọng để nó trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động chính trị một cách tự giác.

Chính trị thực chất là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xãhội, các quốc gia dân tộc Trong đó, trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế.C.Mác - Ph.Ăngghen viết: “ tất cả các cuộc đấu tranh chính trị đều là đấutranh giai cấp và tất cả cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, dù hình thức chínhtrị tất yếu của chúng là thế nào đi nữa, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đềgiải quyết về kinh tế” [44, tr.441] Như vậy, cả C.Mác - Ph.Ăngghen vàV.I.Lênin đều khẳng định sự hình thành, tồn tại và phát triển của chính trị làtrên cơ sở những đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế, của sự liênquan những lợi ích kinh tế cơ bản của các giai cấp, tầng lớp khác nhau Cácgiai cấp, các tầng lớp trong xã hội thông qua hoạt động chính trị với các tổchức chính trị của mình để giải quyết những vấn đề kinh tế; tạo điều kiện môitrường và bảo hộ cho hoạt động kinh tế

Theo từ điển Triết học: “chính trị là sự tham gia vào các công việc củanhà nước, quyết định những hình thức nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhànước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái…những lợi ích căn bản của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giaicấp biểu hiện ra trong chính trị, chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữacác dân tộc và giữa các quốc gia (chính sách đối ngoại)” [63; 161]

Từ sự tìm hiểu về ý thức và chính trị, có thể nhận thấy rằng ý thức chính

Trang 17

trị chính là sự hiểu biết, sự quan tâm đến những vấn đề chính trị Cụ thể hơn,

ý thức chính trị là thái độ đối với các thể chế chính trị (Nhà nước, đảng

phái); là nhận thức về những nội dung chính trị quan trọng (chế độ chính trị, đường lối, chính sách…); là sự hiểu biết của mình với tính cách là một giai cấp trong mối quan hệ với các giai cấp - tầng lớp cơ bản (kẻ thù, bạn đồng minh…), dân tộc… nảy sinh từ quá trình xây dựng một chế độ chính trị của một đất nước.

Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện và tồn tại trong

xã hội có giai cấp và Nhà nước Nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế,

xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ củacác giai cấp đối với quyền lực Nhà nước

Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội nên cũng có hai cấp độchính là ý thức chính trị thực tiễn thông thường và hệ tư tưởng chính trị Ýthức chính trị thực tiễn thông thường được hình thành trực tiếp từ hoạt độngthực tiễn trong môi trường chính trị của xã hội trực tiếp hàng ngày Nó chứađựng những yếu tố tâm lý, kinh nghiệm cảm tính, nhận thức theo thói quennhững biểu hiện bề ngoài của hoạt động chính trị mà chủ thể trực tiếp thamgia nên thiếu hệ thống, thiếu sâu sắc và thường không ổn định Hệ tư tưởngchính trị là hệ thống những quan điểm tư tưởng biểu hiện lợi ích căn bản củamột giai cấp Hệ tư tưởng chính trị hình thành một cách tự giác và được cácnhà tư tưởng của giai cấp xây dựng và truyền bá Nó được thể hiện trongđường lối, cương lĩnh chính trị của các chính đảng và các giai cấp khác nhaucũng như trong luật pháp, chính sách của nhà nước, công cụ của giai cấpthống trị

Hệ tư tưởng chính trị của một giai cấp có thể là tiến bộ, cách mạngnhưng cũng có thể là lạc hậu, phản cách mạng Điều đó tùy thuộc vào vai tròlịch sử của giai cấp đó quyết định Khi giai cấp đó còn là giai cấp tiến bộ,

Trang 18

cách mạng, tiêu biểu cho tiến trình lịch sử thì hệ tư tưởng chính trị cũng tiến

bộ, phản ánh đúng hiện thực của đời sống chính trị và có tác động tích cựcđến sự phát triển của xã hội Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, không còn vaitrò lịch sử thì hệ tư tưởng của nó là phản khoa học, phản ánh xuyên tạc, sailầm các hiện thực trong đời sống chính trị và sẽ kìm hãm sự phát triển của xãhội

Hệ tư tưởng chính trị có vai trò rất to lớn trong đời sống xã hội Nó tácđộng trở lại cơ sở kinh tế thông qua các tổ chức nhà nước, biểu hiện ở chỗ nóthông qua quyền lực nhà nước để bảo vệ và phát triển nền tảng kinh tế màgiai cấp cầm quyền là người đại diện cho quan hệ sản xuất chiếm địa vị thốngtrị trong xã hội đó Hệ tư tưởng chính trị cũng giữ vai trò chủ đạo trong đờisống tinh thần của xã hội Nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác,thông qua tổ chức nhà nước sẽ xác lập vị trí chi phối của hệ tư tưởng chínhtrị của giai cấp cầm quyền trong văn hóa, nếp sống và mọi lĩnh vực tinh thầncủa đời sống xã hội Bằng cách đó giai cấp cầm quyền hy vọng hình thànhđược sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tinh thần trong xã hội mà hệ tưtưởng chính trị của nó đứng ở vị trí trung tâm, mang tính chi phối

Ý thức chính trị thực tiễn thông thường và hệ tư tưởng chính trị có quan

hệ biện chứng với nhau vì chúng đều là sự phản ánh hiện thực đời sống chínhtrị Ý thức chính trị thực tiễn thông thường, biểu hiện dưới dạng tâm lý, tìnhcảm giai cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu hệ tư tưởng chính trịcủa giai cấp, ngược lại hệ tư tưởng chính trị của giai cấp lại củng cố, địnhhướng cho sự phát triển tâm lý, tình cảm giai cấp Vì mối quan hệ đó màtrong hoạt động thực tiễn giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá nhân, cộngđồng cần khuyến khích, nuôi dưỡng, giáo dục cả ý thức chính trị thực tiễnthông thường và cả ý thức chính trị có tính lý luận

Như vậy, phân loại theo trình độ phát triển của ý thức chính trị thì có

Trang 19

hai cấp độ: cấp độ thực tiễn - thông thường và cấp độ tư tưởng - lý luận.Ngoài ra ý thức chính trị còn được phân theo chủ thể, bao gồm ý thức chínhtrị cộng đồng (xã hội, nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp v,v ) và ý thức chínhtrị cá nhân.

Ý thức chính trị cộng đồng là ý thức chính trị nảy sinh từ nhu cầu, lợi íchchính trị của cả cộng đồng xã hội hoặc của một nhóm xã hội, một giai cấp,một tầng lớp nào đó trong cộng đồng Đó là chuẩn mực giá trị chung về nhucầu, lợi ích chính trị được cả cộng đồng chấp nhận và là động lực thúc đẩycác hoạt động chính trị tự giác của cả cộng đồng

Ý thức chính trị cá nhân là sự đánh giá, thái độ, sự hiểu biết của từng cánhân về những vấn đề hiện thực của đời sống chính trị Vì vậy, ý thức chính trị

cá nhân rất đa dạng, phong phú và mang đậm màu sắc chủ quan Một vấn đềhiện thực của đời sống chính trị có thể được nhìn nhận dưới những lăng kínhkhác nhau Cho nên, trong thực tiễn giáo dục ý thức chính trị cho mỗi cá nhâncần khuyến khích tính tích cực sáng tạo đồng thời phải có sự định hướng đểtránh những nhận thức không đúng dẫn đến những hậu quả tiêu cực

Ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có quan hệ chặtchẽ, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau Nếu ý thức chính trị cộng đồng

là tư tưởng, quan điểm, lý luận và tâm lý chính trị của số đông thì trái lại, ýthức chính trị cá nhân lại là nhận thức, hiểu biết, quan điểm, quan niệm vàtình cảm thái độ chính trị của từng cá nhân cụ thể Ý thức chính trị cộng đồngchỉ tồn tại, phát triển và thể hiện thông qua ý thức chính trị của mỗi cá nhân.Tuy vậy, ý thức chính trị cộng đồng không phải là phép cộng giản đơn củacác ý thức chính trị cá nhân mà nó là chất mới được kết tinh từ những ý thứcchính trị cá nhân được cả cộng đồng chấp nhận

Ngược lại, mỗi cá nhân là một phần tử đơn nhất tạo thành cộng đồng xãhội, được hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội, mỗi cá nhân đều sống

Trang 20

trong một xã hội cụ thể, một giai cấp cụ thể nên ý thức chính trị của cá nhânđều mang nội dung nào đó của ý thức chính trị cộng đồng, đều bị chi phối, bịđịnh hướng bởi ý thức chính trị cộng đồng Tuy vậy, ý thức chính trị cộngđồng ảnh hưởng đến ý thức chính trị cá nhân không như nhau Mỗi cá nhân

có hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp, môi trường giáo dục, kinh nghiệm sống riêng nên lĩnh hội, tiếp thu ý thức chính trị cộng đồng và ảnh hưởng đến ýthức chính trị cộng đồng cũng khác nhau Những cá nhân có tài năng, có tráchnhiệm với cộng đồng sẽ có trình độ giác ngộ chính trị cao và có tác động tíchcực đến ý thức chính trị cộng đồng; những cá nhân thoái hóa, biến chất,không giác ngộ được ý thức chính trị cộng đồng sẽ tác động tiêu cực đến ýthức chính trị cộng đồng, thậm chí ý thức chính trị cá nhân có thể mâu thuẫn

đi đến đối lập với ý thức chính trị cộng đồng mà họ xuất thân Từ mối quan

hệ giữa ý thức chính trị cộng đồng và ý thức chính trị cá nhân có thể cho biếtđược ý thức chính trị của cộng đồng nào đó thông qua việc tìm hiểu một cáchtổng hợp ý thức chính trị của từng thành viên trong cộng đồng và ngược lại.Việc phân loại ý thức chính trị theo chủ thể đã chỉ rõ nhóm xã hội nào,tầng lớp nào, giai cấp nào trong xã hội cũng có ý thức chính trị Trong xã hội

có nhiều nhóm xã hội, nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp Mỗi giai cấp, tầng lớp,nhóm xã hội có điều kiện sinh hoạt vật chất riêng, có địa vị và lợi ích khácnhau, do đó sẽ có nhiều loại ý thức chính trị khác nhau (có thể đối lập có thểkhông) nhưng không phải ý thức chính trị của nhóm xã hội, tầng lớp, giai cấpnào cũng đã vươn tới có được tầm lý luận, hơn nữa có hệ tư tưởng chính trị.Chỉ có những giai cấp có khả năng đại biểu cho một phương thức sản xuấtmới, mới có thể hình thành tư tưởng chính trị một cách có hệ thống, có tính

lý luận, tính khoa học dưới dạng học thuyết

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giai cấpcách mạng nhất trong lịch sử, là ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp

Trang 21

bức, bóc lột Nó đối lập với hệ tư tưởng tư sản - hệ tư tưởng bảo vệ lợi ích củagiai cấp tư sản, bảo vệ chế độ người bóc lột người Cuộc đấu tranh giai cấp giữagiai cấp vô sản và giai cấp tư sản hàng thế kỷ nay diễn ra gay gắt trên tất cả cáclĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hệ tư tưởng Trong điều kiện xã hội ngày nay,cuộc đấu tranh giai cấp trên vẫn đang tiếp tục diễn ra Thực tiễn cách mạng hiệnnay đòi hỏi phải nâng cao vai trò hệ tư tưởng XHCN Muốn vậy, chủ nghĩa Mác

- Lênin, lý luận khoa học của hệ tư tưởng XHCN cần được phát triển theo tinhthần đổi mới toàn diện của quá trình xây dựng CNXH

Ý thức chính trị với tính cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầngchính trị chính là sự phản ánh thực tiễn hay đời sống chính trị của một xã hộinhất định Là một hình thái ý thức xã hội - ý thức chính trị cũng bị chi phốibởi các yếu tố, các quy luật ý thức xã hội nói chung, đặc biệt là khi xét trongmối quan hệ với tồn tại xã hội Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy, cũng

có nghĩa là đời sống chính trị nào thì ý thức chính trị ấy Chính tồn tại xã hội,đời sống chính trị bao gồm các sự kiện, tình huống và các quá trình chính trị

là cái quyết định ý thức chính trị chứ không phải ngược lại Nhưng ý thứcchính trị không hoàn toàn phản ánh thụ động đời sống chính trị, mà trong quátrình phát triển của mình, ý thức chính trị cũng có tính độc lập tương đối củanó: tính thường lạc hậu hơn so với đời sống chính trị; tính có thể vượt trước

so với đời sống chính trị; tính kế thừa trong sự phát triển; có sự tác động trởlại một cách mạnh mẽ đối với đời sống chính trị, không chỉ phản ánh đời sốngchính trị hiện thời mà còn lưu giữ, kết hợp, phát triển các yếu tố hợp lý từ ýthức chính trị trước đó; có sự tác động qua lại với những hình thái ý thức xãhội khác như ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôngiáo… nhưng trong đó ý thức chính trị có tầm quan trọng đặc biệt, nó quyếtđịnh đến xu hướng và bản chất của các hình thái ý thức xã hội khác

Ý thức chính trị được tạo thành trong sự thống nhất, tác động qua lại

Trang 22

của những yếu tố cơ bản sau: tri thức chính trị, tình cảm, niềm tin, ý chí chínhtrị và lý tưởng chính trị Tri thức chính trị là yếu tố quan trọng nhất của ýthức chính trị; tri thức chính trị là những hiểu biết của con người về lý luận

và thực tiễn của đời sống chính trị, nó phản ánh, củng cố và thực hiện trênthực tế lợi ích của các giai cấp và xã hội Tình cảm chính trị nói lên thái độcủa con người đối với những mặt, những hiện tượng khác nhau trong đờisống xã hội; niềm tin chính trị đóng vai trò căn bản trong đời sống chính trị xãhội, nó có thể quy định mục đích, hành vi cá nhân và tập thể trong hoạt độngchính trị, định hướng sự tìm kiếm những phương tiện để đạt tới mục đích đó;

ý chí chính trị phản ánh quan hệ chính trị và lợi ích chính trị, nhu cầu và lợiích chính trị là nguồn gốc của ý chí chính trị, nghĩa vụ xã hội, trình độ ý thức,trình độ rung cảm của cá nhân, niềm tin là những thành phần căn bản của ýchí chính trị; niềm tin, tình cảm, ý chí chính trị cũng có thể hình thành mộtcách tự phát hoặc thông qua quá trình nhận thức, giáo dục một cách tự giác;khi tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị được củng cố sẽ thúc đẩy hành độngcủa con người thực hiện lợi ích chính trị của cá nhân và giai cấp mình mộtcách tự giác Lý tưởng chính trị đó là những giá trị, những hình ảnh về mộtchế độ chính trị được coi là hoàn thiện nhất mà một con người, một giai cấpnhất định muốn đạt tới; lý tưởng chính trị là trình độ biểu hiện cao nhất của ýthức chính trị, nó được hình thành thông qua quá trình nhận thức, giáo dục vàhoạt động chính trị của mỗi cá nhân và cộng đồng; lý tưởng chính trị khôngchỉ là động lực kích thích hoạt động chính trị mà còn đóng góp vai trò quantrọng trong việc lựa chọn phương thức, phương tiện hoạt động chính trị

Tóm lại, ý thức chính trị ngoài nhân tố tri thức, còn cần phải có sựchuyển hóa từ tri thức để xuất hiện các nhân tố tình cảm, niềm tin, ý chí, lýtưởng thì các quan điểm chính trị mới mang tính ổn định, vững chắc, mới trở

Trang 23

thành thuộc tính trong nhân cách, trở thành biểu tượng tập trung nhất trong

xu hướng phát triển nhân cách ngay cả khi tình huống chính trị có những vấn

đề gay cấn phức tạp, mới đem lại hiệu quả thực sự trong hoạt động chính trị

Như vậy, để nghiên cứu ý thức chính trị của một xã hội, giai cấp, tầnglớp, nhóm xã hội hay một cá nhân nào đó cần phải thông qua những quan hệphản ánh đời sống chính trị Đó là nhận thức về vị trí và vai trò của giai cấpmình đối với sự phát triển của xã hội; là thái độ đối với các bộ phận cơ bảntrong hệ thống chính trị (nhà nước, đảng phái ); là sự nhìn nhận những nộidung chính trị quan trọng (chế độ, chính thể, đường lối, chính sách phát triểnđất nước…); thái độ đối với các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội Tùytheo đối tượng tìm hiểu mà các quan hệ chủ yếu thể hiện ý thức chính trị nêutrên được cụ thể hóa và sắp xếp với những vị trí khác nhau

1.1.2 Giáo dục ý thức chính trị trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục được hiểu theo nhiều nghĩa Theo nghĩa rộng, giáo dục sẽ làtoàn bộ tác động của chủ thể xã hội như gia đình, nhà trường và xã hội đếncon người Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tưtưởng, đạo đức, hành vi của con người Các phương diện hợp thành của nó làgiáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dụcpháp luật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sinh thái,…

“Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống cácbiện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện

kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng,giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp vớimục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đờisống xã hội” [26, tr.105]

Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp Tính giai cấp của

Trang 24

giáo dục thể hiện trong mục tiêu, nội dung, chương trình nhằm tạo ra lớpngười có những phẩm chất, năng lực cần thiết, phục vụ và bảo vệ lợi ích củagiai cấp lãnh đạo xã hội Tính giai cấp được bộc lộ rất đa dạng trong nền giáodục của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi chế độ chính trị khác nhau.

Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựngđất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [14, tr.83] Giáo dục ý thức chính trị là

một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng, vì vậy vấn đề cốt yếu nhất trong

giáo dục ý thức chính trị hiện nay, là giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người Việt Nam mới có nhân cách cao đẹp, sống nhân văn, nhân ái, có

ý thức xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị, đấu tranh cho

lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Thế hệ trẻ là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng, là lực lượng chủ yếuxây dựng CNXH ở Việt Nam Việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện ý thứcchính trị cho họ có liên quan đến vấn đề sống còn của dân tộc, đến sự thànhbại của cách mạng, đến định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, việc giáo dục ýthức chính trị cho họ lại càng cấp thiết để mỗi hoạt động của họ hiện nay vàsau này đều hướng tới sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp

* Giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay phải tập trung vào những nội dung sau:

Một là, giáo dục thế hệ trẻ thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, trang bị cho họ thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện

chứng và nhân sinh quan cách mạng để họ có cái nhìn đúng đắn về tự nhiên, xãhội, con người, có niềm tin khoa học vào mục tiêu cách mạng và hành độngđúng đắn đạt kết quả cao Song trong giai đoạn hiện nay, điều này sẽ gặp không

ít khó khăn bởi một số nguyên nhân sau: thứ nhất, những thế lực chống đối chủ

Trang 25

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang ráo riết vu khống, xuyêntạc các học thuyết khoa học này và gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động trong

lớp trẻ vốn chưa từng trải và thiếu kinh nghiệm chính trị; thứ hai, trong thời

đại cách mạng khoa học - công nghệ thông tin nhiều chiều đang ùa vào nước

ta bằng nhiều con đường, qua nhiều kênh khác nhau nhưng do quản lý củaNhà nước về mặt này còn kém, nên đã gây những ảnh hưởng xấu đến tâm lý -

tư tưởng của thế hệ trẻ; thứ ba, công cuộc đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề

rất mới mẻ, phức tạp, mà không dễ gì có ngay được những câu trả lời chínhxác, đúng đắn; để thu được một thành quả, một bước tiến, phải trải qua thử

nghiệm, đôi khi phải trả giá; thứ tư, mặt trái của cơ chế thị trường tác động

làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức không đầy đủ, có biểu hiệnthờ ơ, phai nhạt lý tưởng, có biểu hiện bất mãn, mất lòng tin, thậm chí cóngười chống đối, nói và hành động trái với đường lối quan điểm của Đảng

Do đó, việc giáo dục ý thức chính trị phải thực hiện tốt những yêu cầu cao về

tư tưởng chính trị, gắn chặt với đường lối của Đảng và thực tiễn đất nước,thực sự cung cấp được cho thế hệ trẻ một cơ sở lý luận khoa học để hiểu sâu

và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối quan điểm của Đảng

Hai là, giáo dục thế hệ trẻ ý thức về đường lối quan điểm của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, hăng hái thi đua

học tập, lao động, xung kích đi đầu thực hiện chủ trương chính sách cách mạng.

Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước

ta Giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức đầy đủ hơn quy luật khách quan của sự phát triển đất nước cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Sẽ thật sai lầm khi chúng ta chỉ chú ý giáo dục cho thế hệ trẻ những kiến thức văn hóa, chuyên

Trang 26

môn nghiệp vụ mà không coi trọng đến việc giáo dục cho các em thấy rõ đượcnhững thành công, hạn chế và những khó khăn, thử thách trong quá trình thựchiện đường lối đổi mới của Đảng, và trách nhiệm của bản thân trong việc thựchiện nghĩa vụ của mình Do đó, giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt, trong đónâng cao nhận thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ về thực hiện đường lối đổi mớicủa Đảng là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ phải làm cho họ có nhận thức

đúng đắn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, hiểu đây là con

đường phát triển tất yếu của dân tộc Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là giành

độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng thành công CNXH Mục tiêu này vừa phùhợp với xu thế phát triển của xã hội loài người, vừa đáp ứng nguyện vọng thiếttha của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam Trong sự nghiệp đổi mới hiệnnay, phải lấy mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH làm tiêu chí hàng đầu để phânđịnh các quan điểm khác nhau, và để “đo” trình độ phát triển ý thức chính trị củamỗi người Liên quan đến công tác giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ có thể

kể đến bốn nguy cơ chính: chệch hướng XHCN, diễn biến hòa bình, đánh mấtbản sắc văn hóa dân tộc và quốc nạn tham nhũng Chỉ có kiên trì con đườngXHCN, chúng ta mới có thể tránh được các nguy cơ trên và mới có độc lập dântộc thực sự Do vậy, việc nâng cao ý thức độc lập dân tộc và giác ngộ XHCN chothế hệ trẻ trong tình hình phức tạp hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng để bảođảm sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH

Bốn là, giáo dục thế hệ trẻ có đượcnhận thức về các tổ chức trong hệ

thống chính trị Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể

thống nhất có phân ngành và liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một cơ chế

để thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội, nhằm hoàn thành nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thế hệ trẻ cần phải nhận thức đúng sự đổi mới và phát triển của hệ thống

Trang 27

chính trị nước ta hiện nay Đó là quá trình phát triển, hoàn thiện của các bộ phậntrong kiến trúc thượng tầng chính trị và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống chính trị, nhưng là hạtnhân lãnh đạo xã hội trong khuổn khổ Hiến pháp và pháp luật Đảng là đội tiênphong của giai cấp công nhân Việt Nam và của cả dân tộc, lãnh đạo nhà nướctrong mọi hoạt động để bảo đảm đúng định hướng chính trị, nhưng không đứngtrên nhà nước Bộ máy nhà nước đang không ngừng được hoàn thiện trong thựchiện chức năng quản lý nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bằng nhiều phướng thức khácnhau, Nhà nước ta đang thực sự đại biểu cho ý chí và sức mạnh của toàn thểnhân dân Các tổ chức chính trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị cũng có sựphát triển mới, từ tên gọi đến mục tiêu, chương trình hành động Tóm lại, hệthống chính trị ở nước ta hiện nay đang hướng tới mục tiêu dân giàu, nướcmạnh,dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do vậy, thực chất xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam là củng cố,hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động chính trị của Đảng, bộmáy của nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác, nhằm tạo ra một bướcchuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học vàthực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ CNH, HĐH đấtnước trước sự tác động phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực hiện nay

Năm là, giáo dục ý thức chính trị nhằm hình thành cho thế hệ trẻ niềm tin

tưởng ở tương lai đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Thế hệ trẻ cần phải có niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và đổi mới đất nước Khi

có niềm tin vào sự nghiệp cách mạng sẽ có tác động tích cực tới nhận thức và thái

độ của thế hệ trẻ Họ sẽ có ý thức phấn đấu tốt, hành động một cách chủ động, tự giác, không thụ động Ngược lại, nếu thế hệ trẻ không tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, họ sẽ nảy sinh thái độ thụ động, thờ ơ, dễ bị

Trang 28

mất lý tưởng cách mạng Do đó, thái độ tích cực đối với sự nghiệp cách mạng như một yêu cầu không thể thiếu trong ý thức chính trị của thế hệ trẻ nước ta hiện nay.

Sáu là, giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ… cho thế hệ trẻ góp phần

hình thành và hoàn thiện nhân cách con người mới XHCN Ý thức chính trị

được tác động từ nhiều yếu tố, do đó chúng ta cần phải giáo dục cho thế hệtrẻ những nội dung khác như: đạo đức, pháp luật, mỹ học, văn hóa, lối sống…

để đáp ứng yêu cầu giáo dục con người toàn diện

Bảy là, giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là nội dung quan

trọng trong giáo dục ý thức chính trị Truyền thống dân tộc Việt Nam được

hình thành trong những điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử, làm nên nhữngbản sắc riêng của dân tộc Việt Nam Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam chứađựng tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc và có sức sống mãnh liệt để vươntới cái chân, thiện, mĩ Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là việclàm có ý nghĩa sâu sắc nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việcgiữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việc giáodục truyền thống cho thế hệ trẻ không chỉ tiếp thêm sức mạnh mà còn để thế

hệ trẻ phát triển truyền thống dân tộc lên một tầm cao mới phù hợp với sựphát triển của thời đại

Tóm lại, nếu chúng ta thật sự muốn nắm bắt được suy nghĩ, tư tưởng,tình cảm và tâm trạng của thế hệ trẻ đối với chế độ, với Đảng, với thời cuộc

và đất nước thì nội dung của giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ hiện nayphải phong phú và đa dạng, không được đơn điệu, xơ cứng, khô khan, giáođiều Nội dung giáo dục càng phong phú và hoàn thiện bao nhiêu thì sự thẩmthấu vào trong tư tưởng và tình cảm của thế hệ trẻ cũng sẽ thuận lợi tươngứng bấy nhiêu

Trang 29

1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ

CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.2.1 Vài nét về thế hệ trẻ Việt Nam

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là lớp người trẻ tuổi, sinh ra và lớn lêntrong thời kỳ đổi mới đất nước Nét nổi bật của thế hệ trẻ nước ta đó là ý chívươn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ham mê nghiêncứu và ứng dụng khoa học công nghệ để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làmgiàu cho bản thân, gia đình và xã hội Phần lớn thanh niên có trình độ họcvấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ cao hơn trước; đời sống vậtchất và tinh thần được nâng cao, sức khỏe và tình trạng thể chất của thanhniên có tiến bộ Tuyệt đại bộ phận thanh niên cơ bản giữ vững đạo đức cáchmạng, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vươn tới các giá trị chân -thiện - mĩ; sống có hoài bão, có lý tưởng, có niềm tin ở tương lai tươi sángcủa dân tộc; có lòng yêu nước nồng nàn, luôn phát huy truyền thống tốt đẹpcủa thế hệ cha anh; tính tích cực xã hội, tinh thần tình nguyện, tính xung kíchcủa thanh niên được nâng cao, sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyềnquốc gia, tình nguyện vì cộng đồng; sống có nghĩa tình, luôn biết quan tâm,giúp đỡ người khác, tinh thần tương thân tương ái đã được khơi dậy, trởthành xu hướng chủ đạo thu hút và lôi cuốn giới trẻ Đặc biệt là: “Trong xãhội ta đang tiếp tục hình thành một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chínhtrị, xuất sắc trong các lĩnh vực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc,tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới”[65, tr.108] Họ dám đấu tranh đểbảo vệ cái đúng, lên án cái xấu, cái ác Những tấm gương hy sinh thân mình

vì hạnh phúc của nhân dân luôn được tuổi trẻ ngưỡng mộ, học tập và làmtheo Qua đó cho thấy, thế hệ trẻ nước ta ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệmtrước Tổ quốc và nhân dân, mong muốn được đóng góp vào sự nghiệp xâydựng và phát triển đất nước

Trang 30

Tuy nhiên, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trước những tác động mặt tráicủa kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập quốc tế vẫn còn một sốhạn chế như trình độ nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ, ngoại ngữcòn thấp; một bộ phận giới trẻ không có hoài bão lớn, thiếu ý chí phấn đấu,giảm sút niềm tin, thờ ơ với các hoạt động chính trị xã hội; trước sự chốngphá của các thế lực thù địch vẫn còn không ít thanh niên mơ hồ về bản chất,

âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù nên dễ bị kích động, lôi kéo; một bộ phận giớitrẻ có lối sống thực dụng, ích kỷ, thích hưởng thụ, lười lao động, ngại khókhăn, sùng ngoại, chạy theo lợi ích vật chất coi đồng tiền là trên hết mà xemthường giá trị văn hóa dân tộc; tình trạng vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hộitrong giới trẻ diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng; tính độc lập, chủđộng, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên, sinh viên cònyếu chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ý thức chính trị là hạt nhân đời sống chính trị tư tưởng của mỗi người

Ý thức chính trị của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay được thể hiện thông quanhững nhận thức và thái độ chủ yếu sau đây của người thanh niên:

Một là, nhận thức khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh; mức độ hiểu biết về ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin;nhận thức về nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh;…

Hai là, nhận thức về các tổ chức trong hệ thống chính trị Ở vấn đề này,

ý thức chính trị của thế hệ trẻ được biểu hiện qua nhận thức về Đảng: niềm

tin vào sự lãnh đạo của Đảng, những hiểu biết khái quát về Đảng, quan tâmđến các hoạt động của Đảng và tích cực tham gia xây dựng Đảng, thái độ đốivới việc thực hiện chỉnh đốn, phê bình và tự phê bình của Đảng hiện nay, việcphấn đấu trở thành Đảng viên…; ở sự hiểu biết cơ bản về Nhà nước: vấn đềbản chất và tính chất của Nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhànước, thái độ trước những bất cập hiện nay của Nhà nước;…

Trang 31

Ý thức chính trị của thế hệ trẻ còn được biểu hiện qua thái độ của họ đốivới các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào hệ thống chính trị mà trực tiếpnhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Điều đó được biểu hiện qua nhận thức về vịtrí, vai trò của Đoàn, mức độ tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào

do Đoàn tổ chức; sự phấn đấu để trở thành những Đoàn viên ưu tú và tích cực

để xây dựng và phát triển Đoàn ngày càng vững mạnh Ngoài ra, ý thức chínhtrị của thanh niên còn biểu hiện qua quan hệ của họ với các tổ chức chính trịtại nơi họ cư trú, qua việc tôn trọng và thực hiện nội quy, quy định của địabàn dân cư, tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội trên địa bàn mìnhsinh sống, xây dựng khu phố văn hóa, văn minh…

Ba là, thái độ đối với sự nghiệp đổi mới đất nước Công cuộc đổi mới

tác động đến mọi người dân Việt Nam và thái độ đối với công cuộc ấy là một

biểu hiện của ý thức chính trị Ở vấn đề này, ý thức chính trị của thế hệ trẻđược biểu hiện qua thái độ tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới doĐảng khởi xướng và lãnh đạo; nhận thức về những thời cơ và thuận lợi, thửthách và nguy cơ cần vượt qua để đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục đi lên; sựquan tâm để biết được những nội dung cơ bản trong đường lối, những chínhsách quan trọng, nhất là có liên quan trực tiếp đến thanh niên của Đảng vàNhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới; sự đóng góp sức mình vào thắng lợicủa sự nghiệp đổi mới (việc vươn lên trong học tập, lao động như thế nào)…

Bốn là, nhận thức về nhu cầu và lợi ích của cá nhân Nhu cầu và lợi ích chính

trị của thế hệ trẻ trong thực tế được thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định Ý thức chính trị của thanh niên được biểu hiện qua việc chú ý đến quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong Hiến pháp, luật và văn bản dưới luật (bình đẳng trước pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, bình đẳng dân tộc và giới, tự do tín ngưỡng, lao động, kinh doanh…); mức độ nhận biết được những nội dung chính trị trong các quyền và nghĩa vụ đó; việc

Trang 32

đấu tranh, phê bình và tự phê bình để đạt được lợi ích chính trị của mình;… Cóthể nói, nhu cầu và lợi ích căn bản của thanh niên hiện nay là nhu cầu được họctập và tạo mọi điều kiện đầy đủ để học tập, nhu cầu được cống hiến và quyềnđược cống hiến; nhu cầu được làm việc và quyền được làm việc… chính nhucầu được học tập, được làm việc khi gắn kết một cách hữu cơ với nhu cầu đượccống hiến đã phản ánh chính xác nhất trạng thái ý thức chính trị của thế hệ trẻ.

1.2.2 Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với thế hệ trẻ hiện nay

Thế hệ trẻ là sức sống của xã hội, là những người chủ tương lai của đấtnước Họ không chỉ là người sẽ làm chủ vận mệnh của đất nước mà còn lànguồn lao động và lực lượng lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làcầu nối văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia, là người tiếp nối cha ông xâydựng đất nước

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt quan tâm đến thế

hệ trẻ, đánh giá cao vai trò, vị trí của họ trong sự nghiệp cách mạng C.Máccho rằng: thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc Theo Ph.Ăngghen thìthanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực của đời sống đã,đang và sẽ cuốn hút lớp trẻ vào đời sống chính trị Ông nhấn mạnh rằng,thanh niên không bao giờ thỏa mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự

do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵnsàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình Phát triển sáng tạo những luận điểmcủa C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanhniên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng V.I.Lênin đánh giá rất caotiềm năng của tuổi trẻ, Người thấy rằng trong thanh niên công nhân trẻ “mộtkhát vọng hăngsay không gì ngăn cản nổi đối với những tư tưởng dân chủ vànhững tư tưởng xã hội chủ nghĩa” [39, tr.27] Công việc xây dựng và pháttriển xã hội mới văn minh hiện đại phải thuộc về thế hệ trẻ

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên

Trang 33

trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Người biểu lộ niềm tin vững

chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người xung phong trong công cuộc phát triển kinh

tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong mọi côngviệc thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh “đâu cần thanh niên có; đâu khó

có thanh niên” Người động viên khích lệ thanh niên phải xung phong đếnnhững nơi khó khăn, gian khổ Do vậy, Người luôn mong muốn có thể đàotạo được một thế hệ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đủ tài, đủ đức để xây dựngnước Việt Nam giàu mạnh Trong Di chúc để lại, Người đã căn dặn: bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước cónhững biến động phức tạp và khó lường; nhiều vấn đề mới đang đặt ra nhiệm

vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đãtác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ vàcũng là một thử thách mới đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng Do đó,việc tăng cường giáo dục về phẩm chất chính trị - tư tưởng, đạo đức, lốisống, đặc biệt là giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ đóng vai trò vô cùngquan trọng trong giai đoạn hiện nay

Vai trò to lớn của việc giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ trong giaiđoạn hiện nay được thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, giáo dục ý thức chính trị góp phần phát triển con người toàn diện

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cầnphải có con người xã hội chủ nghĩa” [53, tr.448] Đức và tài là hai mặt của cùngmột nhân cách con người, là những nội dung không thể thiếu trong giáo dục conngười toàn diện Mục đích cuối cùng của giáo dục toàn diện là nhằm tạo ra lớpngười có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu thời đại Đó là con người cóphẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có chuyên môn, nghiệp

Trang 34

vụ giỏi, có năng lực sáng tạo và luôn cập nhật tri thức mới, có khả năng vậndụng những tri thức mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động… Những tưchất đó chủ yếu là do đào tạo và tự đào tạo, từ rèn luyện qua thực tiễn mà có.

Hồ Chí Minh xác định: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủcác mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, laođộng và sản xuất” [54, tr.190] Luật giáo dục nước ta chỉ rõ: “Mục tiêu củagiáo dục đại học là đào tạo những người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ýthức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệptương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[40, tr.30-31] Giáo dục ý thức chính trịcho thế hệ trẻ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dụctoàn diện, góp phần đào tạo thanh niên trở thành những con người phát triểntoàn diện bởi ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi người trẻ rất cần trau dồi tưtưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lòng yêu nước, sự quan tâm tới cộngđồng… Nhờ đó, giúp họ dần tạo lập, kiên định lập trường và bản lĩnh chínhtrị Đây là một công tác quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể tạo ra mộtthế hệ cán bộ mới vừa giỏi chuyên môn, vừa vững vàng về lập trường chínhtrị, có đạo đức cách mạng Từ đó đưa đất nước phát triển lên tầm cao mớitrong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế

Giáo dục ý thức chính trị giúp nâng cao bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ.Bản lĩnh chính trị là tổng hợp những phẩm chất tích cực của con người, nó thểhiện ở sự vững vàng, kiên định trong quan điểm, lập trường chính trị, không tỏ

ra hoang mang, dao động trước những biến động chính trị và tác động phức tạpcủa cuộc sống xã hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với bản thân;luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Bảnlĩnh đó còn được thể hiện ở việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đểthực hiện mục tiêu lý tưởng đã chọn Thông qua giáo dục ý thức

Trang 35

chính trị, bản lĩnh chính trị của thanh niên được hình thành và nâng cao, gópphần đào tạo lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng vàdân tộc Việt Nam.

Giáo dục ý thức chính trị giúp định hướng hành động thực tiễn nhân văn,tiến bộ, cách mạng, khoa học, sáng tạo… cho thế hệ trẻ Công tác giáo dục ýthức chính trị làm cho thế hệ trẻ thấm nhuần tinh thần của chủ nghĩa Mác -Lênin là góp phần “cải tạo thế giới”, tạo nên những thanh niên hăng hái đi đầutrên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chívượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyềnthống xung kích cách mạng của những thế hệ thanh niên cách mạng lớptrước; góp phần tích cực giữ vững trật tự và an toàn xã hội, làm giàu cho bảnthân và cho xã hội thông qua các phong trào, hành động cách mạng

Thứ hai, giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ góp phần đào tạo cán

bộ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản

Thanh niên có những phẩm chất quý báu như trẻ, khỏe, năng động, dámnghĩ, dám làm theo cái mới…Họ đại diện cho sức mạnh của dân tộc Tuynhiên, trong xã hội hiện đại, để những tiềm năng đó trở thành hiện thực, trởthành động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, họ cần phảiđược định hướng đúng đắn trên cơ sở trang bị kiến thức một cách toàn diện,trong đó nhận thức đầy đủ và sâu sắc về hệ tư tưởng vô sản, đặc biệt là tạolập niềm tin và sự trung thành với lý tưởng của Đảng Cộng sản

Giáo dục ý thức chính trị giúp củng cố niềm tin của thanh niên vào sự lãnhđạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa và hiện thực ngày càng tốt đẹp củacông cuộc đổi mới đất nước Khi họ đã có niềm tin vững chắc thì sẽ quyết địnhkhuynh hướng, mục đích và hiệu quả hoạt động của mình và sẽ hoạt động hăngsay, tích cực trong học tập, đóng góp thiết thực cho đất nước, xã hội

Giáo dục lý tưởng sống cho thanh niên là giáo dục lý tưởng cách mạng, lýtưởng của Đảng, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần

Trang 36

đoàn kết dân tộc Lý tưởng đúng đắn, cao cả sẽ giúp cho thanh niên có thái

độ, lập trường sống đúng đắn, lao động, học tập và công tác tích cực; vươntới những giá trị cao đẹp như lòng nhân ái, lòng vị tha và những phẩm chấtchân, thiện, mỹ; giúp họ đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái tiêu cực và lạc hậutrong xã hội và có thể sẵn sàng hy sinh lợi ích (kể cả tính mạng của mình) cho

lý tưởng cao đẹp đó

Lý tưởng của Đảng ta hiện nay là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội” mà chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn Bởi vậy,giáo dục ý thức chính trị giúp cho thanh niên tin tưởng và trung thành tuyệtđối với lý tưởng đó Bên cạnh củng cố niềm tin của thanh niên vào Đảng, vào

lý tưởng cách mạng, phải tăng cường giáo dục cho họ lòng yêu nước Yêunước là yêu độc lập của đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội; là phải làm giàu chogia đình và đất nước; phải trung với Đảng, hiếu với dân, không dễ sa vào cạmbẫy của kẻ thù, của những cám dỗ trong cuộc sống Có thể nói giáo dục tìnhyêu nước là khơi dậy những nội lực quan trọng để tạo cho thanh niên - nhữngngười chủ tương lai của đất nước, ý chí tự lực tự cường, say mê trong họctập, lao động

Hiện nay, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa,cuộc đấu tranh giữa lối sống đẹp và lối sống thực dụng đang trở nên quyếtliệt Lối sống thực dụng đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào thế hệ trẻ Vìvậy, giáo dục lý tưởng sống có ý nghĩa giữ gìn, nâng cao bản sắc văn hóa dântộc, kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức, những tập quán tốt đẹp, nhữngmặt tích cực trong truyền thống của dân tộc Việt Nam Thanh niên là lựclượng đông đảo ở nước ta hiện nay, với bản tính năng động, sáng tạo, nhạybén thích ứng nhanh với cơ chế mới, có ý chí tự lập, tự cường, có tinh thầntrách nhiệm chuẩn bị hành trang cho mình lập nghiệp Giáo dục ý thức chínhtrị làm cho thanh niên phát huy những mặt tích cực đó giúp họ có đủ bản lĩnh

Trang 37

chính trị, có lối sống cao đẹp, biết sống có ý nghĩa hướng tới chân thiện

-mỹ, phát huy sức mạnh của thanh niên

Thứ ba, giáo dục ý thức chính trị góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ là giáo dục đạo đức, lý tưởngcách mạng, lối sống, niềm tin, góp phần tạo nên một con người có niềm tinsâu sắc trung thành với Đảng, có lập trường vững vàng trước mọi thử thách.Điều đó góp phần làm cho thanh niên có đủ dũng khí và khả năng bảo vệ hệ

tư tưởng vô sản, bảo vệ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệcác giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tạo ra sức đề kháng với âm mưu

“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch bằng nhiều hình thức ngày càngthâm độc, tinh vi

Tình hình thế giới và khu vực đang có những biến động phức tạp, tiềm ẩnnhững yếu tố khó lường, nhiệm vụ giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ đangđứng trước những nguy cơ và thách thức lớn Các thế lực thù địch vẫn tăngcường thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thường xuyên dùng chiêu bài

“tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”… hòng can thiệp vào công việc nội bộ củanước ta Chúng dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn để chống phá ta trên mọi lĩnh vựccủa đời sống chính trị, xã hội, tư tưởng, tâm lý… Đặc biệt là nhằm vào thanhniên, sinh viên để lôi kéo, kích động họ chạy theo lối sống thực dụng, băng hoạiđạo đức, làm chệch hướng XHCN, suy thoái về chính trị, tư tưởng, xa rời lýtưởng của Đảng và mất phương hướng chính trị Lợi dụng giao lưu văn hóa vàkinh tế thị trường, chiến tranh tâm lý bằng nhiều con đường, dưới nhiều hìnhthức, kẻ địch đưa vào xã hội ta những thị hiếu tầm thường, những quan niệm dễdãi về tự do, hòng dẫn đến tự do vô chính phủ, làm mất ổn định xã hội Các thếlực thù địch và phản động lợi dụng mở cửa để xâm nhập các “phản giá trị” theo ý

đồ của họ Giáo dục ý thức chính

Trang 38

trị giúp cho thế hệ trẻ nhận thức rõ sự lợi dụng của các thế lực thù địch để chủđộng phòng ngừa và ngăn chặn; đồng thời có thái độ phê phán, lên án nhữngthói hư, tật xấu trong xã hội như tình trạng vì đồng tiền và danh lợi cá nhân

mà chà đạp lên truyền thống đạo đức, tình nghĩa con người, quan hệ thầy trò,bạn bè; sa vào các tệ nạn xã hội…

Bên cạnh đó, giáo dục ý thức chính trị còn giúp cho thế hệ trẻ có đượcphẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh trong điều kiện phức tạp hiện nay.Việc xây dựng phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh sẽ không phải chỉ làtuyên truyền, hô hào, kêu gọi thanh niên làm việc thiện, không làm điều ác, làsống có tình có nghĩa, là phải hy sinh lợi ích riêng của cá nhân để phục vụ lợiích chung… mà vấn đề cốt lõi là phải trang bị cho thế hệ trẻ thế giới quan duyvật biện chứng, hình thành nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa Từ đó, thế hệtrẻ thấy được giá trị, ý nghĩa và mục đích cuộc sống “không có gì quý hơnđộc lập tự do”, biết nêu cao tinh thần đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ cáiđúng, cái tốt, lên án cái ác, cái xấu và cái tiêu cực; có thái độ kiên quyết, dứtkhoát đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi mọi tiêu cực, sa đọa, suy thoái về đạođức và lối sống trong nhà trường cũng như ngoài xã hội Có như vậy thì họmới có thể trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần vào sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức chính trị chothế hệ trẻ có một ý nghĩa hết sức lớn lao Giáo dục ý thức chính trị cho thế hệtrẻ không chỉ tạo động lực trong thế hệ trẻ, mà qua đó tạo động lực cho toàn

xã hội, sớm đưa sự nghiệp đổi mới của Đảng đi đến thắng lợi cuối cùng.Chính vì vậy, trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đối

với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo

đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trítuệ, góp phần bảo vệ Tổ quốc”[15, tr.119-120]

Trang 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ý thức chính trị là một trong những hình thái ý thức xã hội, xuất hiệntrong xã hội có giai cấp, phản ánh đời sống chính trị của xã hội, trong đó cốtlõi là mối quan hệ giữa các giai cấp Đó là nhận thức về vị trí và vai trò củagiai cấp mình đối với sự phát triển của xã hội; là thái độ đối với các bộ phận

cơ bản trong hệ thống chính trị (nhà nước, đảng phái ); là sự nhìn nhậnnhững nội dung chính trị quan trọng (chế độ, chính thể, đường lối, chính sáchphát triển đất nước…); thái độ đối với các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xãhội Tùy theo đối tượng tìm hiểu mà các quan hệ chủ yếu thể hiện ý thứcchính trị nêu trên được cụ thể hóa và sắp xếp với những vị trí khác nhau.Thế hệ trẻ là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng, là lực lượng chủ yếuxây dựng CNXH Việc giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện ý thức chính trị cho

họ có liên quan đến vấn đề sống còn của dân tộc, đến sự thành bại của cáchmạng, đến định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, trong giai đoạn hiện nay, bêncạnh việc giáo dục những tri thức chuyên môn để đáp ứng đòi hỏi của sựnghiệp CNH, HĐH gắn với nền kinh tế tri thức, sự nghiệp xây dựng đất nướcđang đặt ra yêu cầu phải tăng cường giáo dục về phẩm chất chính trị - tưtưởng, đạo đức, lối sống đặc biệt là giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ

Trang 40

CHƯƠNG 2GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA DÂN TỘC CHO THẾ

HỆ TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC

CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY

Thứ nhất, sự tác động của tình hình quốc tế

Sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã làm đảo lộntình hình và cục diện thế giới; gây ra những chấn động ảnh hưởng sâu sắc, tácđộng trực tiếp vào niềm tin và lý tưởng XHCN của một bộ phận nhân dân vàthế hệ trẻ Việt Nam Do đó, nếu không có sự nhận thức đầy đủ vấn đề lịch sửtrọng đại này sẽ dẫn đến tình trạng dao động về tinh thần tư tưởng, làm suygiảm ý chí và quyết tâm đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta

Mục tiêu của “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam là thúc đẩy tự dokinh tế và tự do chính trị, từ đó xóa bỏ CNXH và chuyển hóa Việt Nam theoquỹ đạo của Mĩ, của chủ nghĩa tư bản, khôi phục và tăng cường vai trò thốngtrị của Mĩ ở Đông Dương Âm mưu “diễn biến hòa bình” vẫn tiếp tục thựchiện với nhiều phương thức mới, trực tiếp thông qua chống phá, xuyên tạc,bịa đặt, nhằm thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ,lợi dụng các xung đột, mâu thuẫn trong xã hội để kích động nhân dân - đặcbiệt là giới trẻ chống phá chế độ, Đảng và Nhà nước Nghị quyết Đại hội XIcủa Đảng đã chỉ rõ: “Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội,

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp Các thế lực thù địchtiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụngcác chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở

Ngày đăng: 28/05/2019, 14:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), "Văn kiện Hội nghị lần thứ tư ban chấphành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1992
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), "Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
[18] Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005), Bồi dưỡng lýtưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005), "Bồi dưỡng lýtưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đảng ủy Khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
[19] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Các chuyên đề quán triệt Nghị quyết Đại hội X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ngày 6-3-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, "Các chuyên đề quán triệt Nghị quyết Đại hộiX Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
[20] Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2008), Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008), Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2008), "Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008)
Tác giả: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2008
[21] Nguyễn Đình Đức (1996), Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến tư tưởng chính trị của sinh viên. Thực trạng và giải pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Đức (1996)
Tác giả: Nguyễn Đình Đức
Năm: 1996
[22] Nguyễn Hữu Đức (chủ biên) (2003), Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục, rèn luyện thanh niêntheo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam
Tác giả: Nguyễn Hữu Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2003
[23] Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (2003),Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
[24] Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
[25] Phan Trọng Hào, Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay, tạp chí Nhịp cầu Tri thức, số 8-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Nhịp cầu Tri thức
[26] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giáo dục học
Tác giả: Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2001
[27] Nguyễn Thị Hiền (2004), Nâng cao hiệu quả giờ thảo luận các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học và cao đẳng, Tạp chí Giáo dục, số 47-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2004
[28] Nguyễn Thị Thu Hiền (2008): Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền
Năm: 2008
[31] Trần Phi Hùng, Xây dựng bản lĩnh chính trị cho thanh niên ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 2 năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Chính trị
[32] Bùi Quốc Hƣng (2005), Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học hàng hải Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học hàng hải Việt Nam hiện nay
Tác giả: Bùi Quốc Hƣng
Năm: 2005
[33] Phan Thanh Khôi (2003), Ý thức chính trị của công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý thức chính trị của công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay
Tác giả: Phan Thanh Khôi
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
[35] Vũ Trọng Kim (1999), Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong thời kỳ mới
Tác giả: Vũ Trọng Kim
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w