1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định

92 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêuchuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên gia trong lĩnhvực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng – Năm 2014

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Diệu

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1.1 Một số khái niệm 7

1.1.2 Vài trò và tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động 9

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 13

1.2.1 Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 13

1.2.2 Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 14

1.2.3 Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao 15

1.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp 17

1.2.5 Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 18

1.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động 19

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP 20

Trang 5

1.3.3 Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý 23

1.3.4 Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 28

2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 28

2.1.1 Vị trí điều kiện tự nhiên khu công nghiệp Phú Tài 28

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của khu công nghiệp Phú Tài 29

2.1.3 Doanh nghiệp, người sử dụng lao động 31

2.1.4 Người lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp 32

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AT VSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 36

2.2.1 Thực trạng ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 36

2.2.2 Thực trạng tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 40

2.2.3 Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 42

2.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp 43

2.2.5 Thực trạng công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 49

2.2.6 Tình hình xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động 54

Trang 6

TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 563.1.1 Những quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo hộlao động 563.1.2 Định hướng của việc nâng cao hiệu quả quản lý an toàn vệ sinhlao động 583.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINHLAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚTÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 603.2.1 Cải tiến việc ban hành và quản lý thống nhất các quy định củapháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 603.2.2 Tổ chức tốt việc tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn

vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp 623.2.3 Tổ chức tốt việc đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinhlao động trong các doanh nghiệp 633.2.4 Tổ chức tốt thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao độngtại các doanh nghiệp 643.2.5 Cải thiện việc công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp 673.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động 693.2.7 Biện pháp chính sách khuyến khích kinh tế bằng các công cụ đểgiám sát thực thi quản lý ATVSLD tại các doanh nghiệp 71

Trang 7

3.3.1.Vận dụng mô hình phương pháp quản lý 5 S của Nhật Bản 723.3.2.Phương pháp WISE (Work Improvement in Small enterprises) 73

KẾT LUẬN 81

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 8

Ký hiệu Ý nghĩa

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

Trang 9

Số hiệu Tên bảng Trangbảng

2.2 Đóng góp NSNN của KCN Phú Tài giai đoạn 2000-2012 29

2.3 Vốn đầu tư đăng ký theo dự án / vốn thực hiện tại KCN 30

2.9 Đào tạo cho cán bộ Y tế cơ sở và các đối tượng năm 43

2012

2.10 Kết quả đo Môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất 472.11 Thống kê số vụ tai nạn lao động do người lao động 492.12 Số cơ sở sản xuất có khám sức khỏe định kỳ 51

2.14 Thống kê số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp 52

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn

vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngày càng liên quan chặt chẽ đến sự thành đạtcủa mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định bình ổn sự phát triển kinh tế bềnvững của mỗi quốc gia Xây dựng một nền sản xuất an toàn với những sảnphẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe người lao động

là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranhtrong nền kinh tế toàn cầu hóa

Thể chế hoá đường lối của Đảng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Bộ Luật Lao động đã dành chương IX quy định về ATVSLĐ Trên thực tế, rấtnhiều ngành, nhiều địa phương, doanh nghiệp và người sử dụng lao động đã

có những biện pháp, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn

vệ sinh lao động và môi trường sản xuất kinh doanh Tuy vậy, công tác BHLĐnói chung và công tác ATVSLĐ nói riêng ở nước ta còn quá nhiều khó khăn

và tồn tại cần giải quyết Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp khuvực phi chính thức mới chỉ quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi nhuận,thiếu sự đầu tư tương xứng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho ngườilao động Vì vậy, Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động làm chết và bịthương nhiều người, thiệt hại tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp

Trong phát triển nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại, áp dụngcông nghệ mới, nhất là công nghệ cao, đi vào kinh tế tri thức thì phát triển thểchế văn hoá an toàn trong doanh nghiệp (luật và các tiêu chuẩn, quy phạm vậnhành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, công nghệ cao; các nguyên tắcphòng ngừa, về vệ sinh lao động…), nhất là thực hiện trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp về an toàn và sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp, là

Trang 11

một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập.

Xuất phát từ thực tế việc tổ chức thực hiện quản lý còn nhiều vấn đề bấtcập, thiếu đồng bộ, cho nên đòi hỏi phải có các chính sách, giải pháp phù hợp đểtiếp tục tác động vào cuộc sống một cách thiết thực, thực sự trở thành hoạt độnghữu ích nhằm bù đắp những thiệt thòi đối với các đối tượng yếu thế, góp phầnđảm bảo an sinh xã hội, tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội

Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động quản lý an toàn vệ sinh lao động từ đó đưa ra các giải phápnhằm hoàn thiện quản lý về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệpPhú Tài tỉnh Bình Định là đòi hỏi khách quan và cần thiết Do đó tôi chọn đề tài

“Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Làm rõ được lý luận về quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp

+ Tình hình quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

+ Kiến nghị được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ tạicác doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

3 Đối tượng và phạm vi nghiên

cứu a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý; các biện pháp thực thi của các chủ thể có liên quan

Trang 12

- Về thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa từ nay đến năm 2020.

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tíchthống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia…theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau Chúng được sử dụng

trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận vàthực tiễn quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tàitỉnh Bình Định

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp hiện nay

Qua đề tài nghiên cứu này mong rằng có thể giúp các nhà hoạch địnhchính sách, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp có đinh hướng hoàn thiện thựchiện tốt công tác quản lý ATVSLĐ

Trang 13

nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

Chương 3 Phương hướng và giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao độngtại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đây là một chủ đề khá nóng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay nên đãđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu Chính vì vậy đã có nhiềucông trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết viết về vấn đề ATVSLĐ, trong đó có

đề cập đến công tác ATVSLĐ ở góc độ lý luận, chính sách và các hoạt độngthực tiễn Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong nước vànước ngoài như sau:

Theo Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế Lao động, NXB Thông tin và

Truyền thông, Đà Nẵng cho rằng nhà nước cần phải có những quy định vềđiều kiện làm việc để bảo đảm ATVSLĐ cho lao động vì tính chất khônghoàn hảo của thông tin thị trường lao động mà thường lao động không cónhững thông tin về điều kiện làm việc của mình Cũng theo nghiên cứu nàyyếu tố kinh tế quyết định rất nhiều tới môi trường và điều kiện làm việc trongcác doanh nghiệp Nếu muốn khắc phục tình trạng này thì các biện pháp kinh

tế của chính phủ có vai trò quan trọng

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những biện pháp tuyên truyền, phổ biến về

an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiêp” có mã số CB 2007-02-02 doCục An toàn lao động – Bộ LĐTBXH thực hiện năm 2007 [7] Mục tiêunghiên cứu Đề xuất những biện pháp tuyên truyển, phổ biến an toàn vệ sinhlao động gắn với xây dựng văn hóa an toàn trong các doanh nghiệp, nhằmnâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động của người sử dụnglao động và người lao động, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, bảo vệ sứckhỏe người lao động Kết quả nghiên cứu Đề tài đã phân tích, đánh giá thựctiễn công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động trong các

Trang 14

doanh nghiệp và nhận thức, ý thức của người sử dụng lao động, người laođộng, làm cơ sử xây dựng biện pháp tuyên truyền, phổ biến an toàn vệ sinhlao động hữu hiệu, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức của người

sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp trong giai đoạn hộinhập

Đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ sinh laođộng trong các loại hình doanh nghiệp” do Cục An toàn Lao động thực hiệnnăm 2010 [8] Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện

hệ thống quản lý ATVSLĐ tại cơ sở và các doanh nghiệp; khuyến nghị xâydựng quy trình quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp Kết quảnghiên cứu: Đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng quytrình quản lý công tác ATVSLĐ ngày một tốt hơn, giúp các cơ sở sản xuất vàdoanh nghiệp hạn chế những rủi ro, chết người trong qúa trình lao động sảnxuẩt, nâng cao hiệu quả sản xuất; khuyến nghị các giải pháp bảo đảmATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp

Năm 2012, Cục An toàn lao động phối hợp với Viện Khoa học Lao động

và Xã hội đã tiến hành triển khai thí điểm hệ thống quản lý ATVSLĐ tại cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác đá, sảnxuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60 doanh nghiệp), Quảng Ninh(60 doanh nghiệp) và khu vực làng nghề Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêuchuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên gia trong lĩnhvực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản

lý ATVSLĐ ở đơn vị mình như: cung cấp các tài liệu, thiết bị an toàn, xâydựng góc bảo hộ lao động, công tác huấn luyện… Nhằm giúp doanh nghiệpxây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy địnhcủa pháp luật vừa giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, giúpgiảm thiểu TNLĐ và BNN trong Trên cơ sở này tổng kết, rút kinh nghiệm để

Trang 15

hoàn thiện quy trình xây dựng mô hình Từ đó nhân rộng việc áp dụng hệthống quản lý ATVSLĐ trong cả nước.

Theo Dietmar Elsler (2012), “Cách tạo ra các biện pháp khuyến khích

kinh tế trong công tác an toàn vệ sinh lao động”, Tạp chí Asian-Pacefic Newsletter on OSH, Vol.19, No 2, October 2012 [21] cho rằng một số quốc

gia thành viên EU sẵn sàng đưa ra hàng loạt các hình thức khen thưởng tàichính khác nhau cho doanh nghiệp đầu tư vào công tác an toàn cho NLĐ.Hình thức khen thưởng rất đa dạng từ các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nướccho đến các hình thức miễn thuế; các khoản vay ngân hàng với kỳ hạn ưu đãihay tiền phí đóng bảo hiểm thấp Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở Liên minh Châu

Âu đã nhận thấy được sự cần thiết trong việc sử dụng các biện pháp khuyếnkhích kinh tế từ đó thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng các điển hình tốt cho côngtác phòng ngừa tại cơ sở của mình Nghiên cứu cho thấy những biện phápkhuyến khích kinh tế ngoài nước có thể thúc đẩy hơn nữa đầu tư vào công tácphòng ngừa tại tất cả các tổ chức, từ đó dẫn tới tỉ lệ tai nạn lao động sẽ giảmbớt Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu hiệu rõ nét nhất về tính hiệu quả của cácbiện pháp khuyến khích kinh tế, đồng thời khích lệ các tổ chức tiến hành cảithiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở của mình Theo Elsler (2010), thông quacác biện pháp khuyến khích kinh tế, mỗi đồng euro bỏ ra sẽ tích kiệm đượctrên 4,81 đồng euro khác do giảm thiểu được tỉ lệ tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp, đồng thời tỉ lệ nghỉ làm cũng giảm bớt do điều kiện làm việcđược cải thiện Nghiên cứu này cũng khuyến nghị nên có kế hoạch khuyếnkhích kinh tế, đặc biệt đối với các công ty bảo hiểm tư nhân và công ty bảohiểm nhà nước, được đưa ra như sau:

- Cải thiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt ở các công ty lớn)

- Nâng cao danh tiếng của công ty bảo hiểm

- Tạo lập vị thế 50/50 với khách hàng, Lợi thế cạnh tranh

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO

ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Một số khái niệm

An toàn-vệ sinh lao động: là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật,

tổ chức quản lý, KTXH, KHCN nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm antoàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo

vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động [18, tr.12]

Quản lý an toàn-vệ sinh lao động:nói về quản lý vĩ mô là quản lý của Nhà nước về lĩnh vực an toàn-vệ sinh lao động, Quản lý vi mô là quản lý một

tổ chức cụ thể là doanh nghiệp

Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội,

kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện laođộng, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắpxếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúngtrong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiệnnhất định cho con người trong quá trình lao động [18, tr.12-13]

An toàn lao động là tình trạng của điều kiện lao động, mà ở tình trạng đó

không gây nguy hiểm trong sản xuất [13, tr.8]

Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và

kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấnthương đối với NLĐ trong sản xuất [13, tr.9] (TCVN 3153-79)

Vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành của

BHLĐ, nghiên cứu việc quản lý – nhận dạng, đánh giá và kiểm soát nguy cơ

Trang 17

của các tác hại nghề nghiệp/các mối nguy hại đối với sức khỏe con người, đềxuất các biện pháp cải thiện môi trường, ĐKLV nhằm bảo vệ sức khỏe, nângcao khả năng lao động và phòng ngừa BNN cho NLĐ [18, tr.170].

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan

đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bênngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt độngbình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể Khi người lao động bị nhiễmđộc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thểgây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thìgọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ [18, tr.14] Tai nạn laođộng được phân ra: TNLĐ chết người, TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ Bệnh nghềnghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi(tiếng ồn, rung…) đối với người lao động Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dầnsức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của ngườilao động Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe của người lao động mộtcách dần dần và lâu dài Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe dotác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiệnsản xuất

Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnhnghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm thay đổi tínhchất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường làm việc Đâychính là mục tiêu chủ yếu của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao độngtrong các doanh nghiệp

Trang 18

1.1.2 Vài trò và tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động

a Vai trò của quản lý an toàn vệ sinh lao động

Là một chính sách lớn của Đảng với Nhà nước, mang lại những lợi ích

về kinh tế, chính trị và xã hội [18, tr.24]

+ Lợi ích chính trị:

Công tác này thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa làmục tiêu của sự phát triển Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, ngườilao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coicon người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn đượcbảo vệ và phát triển Công tác an toàn-vệ sinh lao động tốt là góp phần tíchcực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động, biểuhiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng người của Đảng và Nhànước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng Ngược lại, nếu côngtác này không được thực hiện tốt, điều kiện lao động của người lao động cònquá nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uytín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút

+ Lợi ích xã hội:

An toàn-vệ sinh lao động là chăm lo đến đời sống hạnh phúc của ngườilao động Đây vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinhdoanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động.Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khoẻ mạnh, lànhlặn, trình độ văn hoá, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúcgia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội Bảo hộ lao động đảmbảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được sống khoẻmạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ

xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật Tai nạn lao động

Trang 19

không xảy ra, sức khoẻ của người lao động được đảm bảo thì Nhà nước và xãhội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tậptrung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội.

+ Lợi ích kinh tế:

Thực hiện tốt công tác an toàn-vệ sinh lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế

rõ rệt Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khoẻ,không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ

bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sảnxuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao động cao, chất lượng sảnphẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác Do vậy,phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động Nó cótác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất Ngược lại,nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc ốm đau xảy ranhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất Người bị tai nạn lao động ốmđau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu nhiều người laođộng bị tàn phế, mất sức lao động thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽgiảm và sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút, xã hội còn phải chăm loviệc chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan

b Tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động

Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quầnchúng Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau [18, tr.27]

Ø Tính pháp lý

Những quy định và nội dung về an toàn-vệ sinh lao động được thể chếhóa thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn chomọi cấp ngành, mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành Những

Trang 20

chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác đảmbảo an toàn lao động là luật pháp của Nhà nước Xuất phát từ quan điểm: Conngười là vốn quý nhất, nên luật pháp về an toàn lao động được nghiên cứu,xây dựng nhằm bảo vệ con người trong quá trình tham gia sản xuất Mọi cơ sởkinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiêncứu và thực hiện Đó là tính chất pháp lý của công tác đảm bảo an toàn vệsinh lao động.

Ø Tính khoa học kỹ thuật

Mọi hoạt động của công tác an toàn lao động nhằm loại trừ các yếu tố nguyhiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp… đều xuất phát từnhững cơ sở của KHKT Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện laođộng, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giảipháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoahọc kỹ thuật Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vàocông tác đảm bảo an toàn kỹ thuật ngày càng phổ biến Ví dụ, như trong quátrình kiểm tra mối hàn bằng tia Gamma, nếu không hiểu biết về tính chất và tácdụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh hiệu quả,nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểubiết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như: sự cân bằng củacần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyển… Muốn biến điều kiện laođộng cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễnTNLĐ trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp, khôngnhững phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hóa, tựđộng hóa… Mà còn cần những kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ côngnghiệp, xã hội học lao động… Vì vậy công tác đảm bảo an toàn-vệ sinh lao độngmang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp

Trang 21

Ø Tính quần chúng

Tất cả mọi người từ những người sử dụng lao động đến người lao độngđều là đối tượng cần được bảo vệ Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham giavào công tác đảm bảo an toàn lao động để bảo vệ mình và bảo vệ người khác

An toàn-vệ sinh lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất.Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thựchiện quy trình công nghệ… do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ

hở trong công tác đảm bảo an toàn lao động, đóng góp xây dựng các biệnpháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách về dụng

cụ phòng hộ, quần áo làm việc… Mặt khác dù các quy trình, quy phạm antoàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa đượcthấm nhuần, chưa thấy rõ tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm Muốn làmtốt công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật, phải vận động được đông đảo mọingười tham gia Cho nên an toàn lao động chỉ có kết quả khi được mọi cấp,mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tích cựcthực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làmviệc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp An toàn lao động làhoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động

Nó liên quan đến quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc chomọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế an toàn lao động luôn mang tínhchất quần chúng sâu rộng

Công tác an toàn-vệ sinh lao động bao gồm các việc làm nhằm chăm locải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh phù hợpvới những tiêu chuẩn cho phép

Trang 22

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Nội dung của quản lý an toàn-vệ sinh lao động bao gồm các nội dung sau:

1.2.1 Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về

an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Để làm tốt công tác quản lý cần thực hiện các việc sau đây: thành lập hộiđồng BHLĐ ở cơ sở tùy theo quy mô mà tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ làmcông tác ATVSLĐ, cán bộ y tế; hàng năm, từng đơn vị phải tiến hành xâydựng kế hoạch về BHLĐ cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh và phải đượcphê duyệt [18, tr.99]

Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà các cơ quan quản lý nhànước về an toàn-vệ sinh lao động sẽ cụ thể hóa các quy phạm đó và xây dựngcác quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện sản xuất tại các doanhnghiệp Đồng thời sẽ tiến hành triển khai và giám sát việc thực hiện các quyphạm và các quy trình chính sách và chuẩn mực về an toàn lao động đảm bảongăn ngừa tai nạn lao động đến mức tối đa Giám sát thường xuyên việc kiểmtra và đối chiếu về báo cáo hoạt động an toàn và sức khỏe Do điều kiện làmviệc tại doanh nghiệp được tạo ra và phụ thuộc vào cả yếu tố thiên nhiên vàyếu tố sản xuất khác nhau Do vậy chi phí để bảo đảm các điều kiện tiêuchuẩn theo các quy phạm rất khác nhau tùy theo vùng miền, đặc điểm ngànhsản xuất Việc quy định và quản lý thống nhất sẽ có chuẩn mực chung choquản lý, đồng thời quản lý thống nhất sẽ cho phép duy trì mặt bằng chungthống nhất không có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp góp phần tạo ra sânchơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Đồng thời cần xây dựng các tiêu chuẩn

và quy trình thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh lao động dựa trên nghiên cứu đặcđiểm vệ sinh của các quá trình sản xuất và các biến đổi sinh lý, sinh hóa của

Trang 23

cơ thể, trong quá trình sản xuất Một số tiêu chuẩn về vệ sinh như sau: nhiệt

độ không khí, độ ẩm và vận tốc khí, bức xạ nhiệt Tiêu chuẩn cho phép như(i) Nhiệt độ: không vượt quá 300 C nơi sản xuất không nóng quá 400 C, nhiệt

độ chênh lệch ở nơi sản xuất ngoài trời từ 3 – 50 C; (ii) Độ ẩm tương đối từ75%-85%; (iii) Vận tốc gió không quá 2 m/s; (iv) Bức xạ nhiệt: nhỏ hơn hoặcbằng 1 calo/cm2 /phút

Do việc chấp hành các quy định phát luật về ATVSLĐ nên pháp luật cònquy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động,nội dung huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ Để bảo đảm các quy định này cầnđiều phối việc thực hiện các chương trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức vàgiám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp Đồng thời phải tổ chứcđánh giá việc tuân thủ an toàn lao động, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểmđến ATVSLĐ

Tiêu chí phản ánh

- Số văn bản hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ;

- Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp nhận và triển khai thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ

1.2.2 Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Việc chấp hành quy phạm ATVSLĐ phụ thuộc vào mức độ nhận thức vàtính tự giác chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động Do đóviệc tuyên truyền cần phải tiến hành sâu rộng trên nhiều phương diện và công

cụ khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức phối hợp giữa tồchức công đoàn và cơ quan quản lý để tuyên truyền Đồng thời tư vấn, hỗ trợcác đơn vị/ phòng ban chức năng trong công việc thực hiện chương trình antoàn và sức khỏe của công ty

Trang 24

Việc tổ chức tuyên truyền không chỉ nâng cao nhận thức mà quan trọnghơn là cung cấp thông tin về quy định ATVSLĐ cho tất cả người sử dụng laođộng và người lao động để nắm được quyền và nghĩa vụ trong chấp hành cácquy định này Trong thực tế điều này rất cần thiết vì thông tin về những quyđịnh này là bất đối xứng Người lao động nhiều trường hợp không biết những

gì mình đang làm và môi trường làm việc phải đạt những tiêu chuẩn quy địnhnhưng thực tế không như vậy Những thông tin này giúp họ có thể tham giagiám sát và thực hiện tốt hơn

Việc tổ chức này có nhiều hình thức khác nhau ngoài phương tiện thôngtin đại chúng mà những hình thức khác như phát tờ rơi, tổ chức lớp học, hayhội thi rất hữu ích

Những người thực hiện bao gồm ngoài các cơ quan quản lý nhà nước thì

tổ chức công đoàn hay đoàn thể tự doanh nghiệp tới địa phương tham gia vào

Tiêu chí:

- Số lượng các đợt tuyên truyền về quy trình an toàn vệ sinh lao động;

- Tỷ lệ doanh nghiệp đã thực hiện tuyên truyền về quy trình ATVSLD;

- Tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp đã được tuyên truyền về quy trình ATVSLĐ

1.2.3 Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì có 3 đối tượng sau cần phải (bắt buộc) được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

1 Người lao động bao gồm:

+ Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

+ Người lao động hành nghề tự do được doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Trang 25

kinh doanh thuê mướn, sử dụng.

2 Người sử dụng lao động và người quản lý (gọi chung là người sử dụnglao động) bao gồm:

+ Chủ doanh nghiệp, cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền điều hành sản xuất, kinh doanh dịch vụ

+ Giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, cơ sở; Thủ trưởng các tổ chức

cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng lao động;

+ Người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương

3 Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở doanh nghiệp cơ sở

Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chươngtrình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại cácdoanh nghiệp Đồng thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ ATVSLĐ, đánhgiá rủi ro và các mối nguy hiểm đến an toàn lao động

Quy định này sẽ nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trongvấn đề này Đồng thời người lao động không chỉ được hưởng và còn có nghĩa

vụ chấp hành và thực hiện tốt các quy định này Đồng thời các cơ quan quản

lý cũng cần tổ chức đào tạo huấn luyện cán bộ quản lý và sử dụng lao độngnhững kiến thức về ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp phòngchống tác hại của môi trường lao động, phải tổ chức cho người lao động họctập các kiến thức đó

Tổ chức đào tạo tập huấn về quản lý ATVSLĐ này có 2 mảng kiến thức:

- Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ

- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp

Cơ quan tổ chức sẽ bao gồm: Sở lao động và Thương binh xã hội với chức năng quản lý nhà nước về công tác này Các cơ quan phối hợp bao gồm

Trang 26

Công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp…

Đối tượng đào tạo và tập huấn gồm: các nhà quản trị doanh nghiệp, lãnh đạo tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ATVSLĐ, người lao động Hình thức tổ chức đào tạo: chủ yếu đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại

Kinh phí cho quá trình này bao gồm nguồn của cơ quan quản lý nhà nước và nguồn đóng góp của các doanh nghiệp

Tiêu chí:

- Số lượng các đợt tập huấn về ATVSLĐ cho các đối tượng;

- Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ

1.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Đây là nội dung rất cần thiết để thực hiện quản lý về ATVSLĐ Cho dù

đã có các quy phạm và quy trình bảo hộ lao động cũng như các quy địnhquyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động nhưng để bảo đảm hiệulực của chúng và chấp hành của các doanh nghiệp nhất thiết phải thực hiệnthanh tra, kiểm tra về an toàn lao động Công việc này phải tiến hành thườngxuyên nghiêm túc không hình thức để nhắc nhở và điều chỉnh những sai xóttrong việc thực hiện là mục tiêu chính Tuy nhiên cũng cần xử phạt nghiêmnhững trường hợp vi phạm có tính chất hệ thống Thông thường việc chấphành các quy phạm và quy trình về an toàn lao động sẽ khiến các doanhnghiệp tốn kém chi phí nên họ sẽ tìm cách giảm bớt điều kiện hay trang bịkhông đủ phương tiện bảo hộ lao động hay chất lượng kém Ngoài ra tìnhtrạng lao động không được đào tạo hay trang bị kiến thức về an toàn lao độngcũng không ít hiện nay

Điều kiện và môi trường lao động phải luôn được thanh tra kiểm trathường xuyên của các cơ quan quản lý với mục tiêu chủ yếu để nắm bắt tình

Trang 27

hình, nhắc nhở và chấn chỉnh những sai phạm Trong thực tế những khiếmkhuyết của hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất để duy trì môi trường vàđiều kiện làm việc có thể xuống cấp nên có thể thời điểm này đáp ứng nhưngsau đó không đủ điều kiện do xuống cấp hay lý do nào đó Việc kiểm tra,thanh tra nên tiến hành định kỳ và đột xuất nếu cần thiết nhưng không gây ảnhhưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp Đi cùng với thanh kiểm tracần đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn trong sảnxuất.

Việc thanh tra có thể thực hiện bằng các hình thức:

+ Thanh kiểm tra của cơ quan QLNN từ bên ngoài gồm

Thanh kiểm tra định kỳ

Thanh kiểm tra đột xuất

+ Thanh kiểm tra của bản thân doanh nghiệp về việc thực hiện bên trong doanh nghiệp mình và của người lao động

Tiêu chí:

- Số lượng các doanh nghiệp được thanh tra thường xuyên và đột xuất;

- Tỷ lệ doanh nghiệp đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệpđược thanh kiểm tra;

- Tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng số doanh nghiệp được thanh kiểm tra

1.2.5 Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Đây là nội dung rất quan trọng vì những kết quả điều tra sẽ cho phép rút

ra những bài học và nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động từ đó phát hiệnnhững khiếm khuyết trong các quy phạm về an toàn lao động cũng như côngtác quản lý để có điều chỉnh cần thiết Việc điều tra và thống kê còn cho phéphạn chế việc các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra tình trạng

Trang 28

mất an toàn lao động và nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động phải chấphành nghiêm các quy phạm được đề ra Bệnh nghề nghiệp luôn đi cùng vớiđặc thù của ngành sản xuất và môi trường làm việc không đúng tiêu chuẩn.Tiến hành điều tra thống kê nhằm phát hiện những vấn đề đột biến và các

nguyên nhân phát sinh để điều chỉnh tiêu chuẩn quy trình về vệ sinh lao động.

Phải kiểm tra các yếu tố có hại trong môi trường lao động trong các doanhnghiệp và có biện pháp xử lý kịp thời Có hồ sơ lưu trữ và theo dõi kết quả đótheo quy định Đồng thời tiến hành giám định khả năng lao động của ngườilao động mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác

Việc điều tra sẽ do thanh tra của Sở Lao động và thương binh xã hội địaphương thực hiện, trong nhiều trường hợp sẽ có sự tham gia của các cơ quanchức năng khác như Công đoàn, Trung tâm y tế dự phòng, công an, viện kiểmsoát…

Việc thống kê sẽ được thực hiện thường xuyên bởi các doanh nghiệptheo mẫu báo cáo cho bộ phận thống kê của Sở Lao động và thương binh xãhội

Tiêu chí

- Tỷ lệ giảm các vụ tai nạn lao động trong các doanh nghiệp;

- Giảm tỷ lệ số lao động mắc bệnh nghề nghiệp

1.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết để bảo đảm

tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ Chỉ có xử lý nghiêmmới có tác dụng với cả doanh nghiệp và người lao động

Nhà nước ta còn quy định rất chặt chẽ công tác xử phạt về ATVSLĐ Tổchức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động sẽ bịphạt tiền, cấm hoạt động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp

Trang 29

khắc phục hậu quả như buộc khắc phục, sửa chữa đối với các máy, thiết bịkhông bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn lao động và vệ sinh lao động; buộckiểm định và đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động Tuy nhiên, để các quyphạm pháp luật đi vào thực tế cuộc sống đòi hỏi phải có sự đầu tư về vật chất

và đồng lòng của tất cả các bên liên quan trong quan hệ lao động, đặc biệt là

sự cam kết thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụnglao động và người lao động

1.3.1 Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới an toàn

và vệ sinh lao động Điều kiện tự nhiên bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,gió, nắng và thời gian nắng… là những nhân tố tạo ra điều kiện vi khí hậuquyết định tới môi trường làm việc của lao động Ví dụ nhiệt độ cao trên 300

C sẽ khiến lao động làm việc trọng điều kiện này gây ra những tác hại nghềnghiệp nhất định Khi nhiệt độ cơ thể tăng 100C trong quá trình lao động làcần được chú ý, khi tăng đến 200C là ngưỡng nguy hiểm, nó gây ra mất nước

và mồ hôi Mất mồ hôi dẫn theo mất các chất ion như ion K, Na, Cl, do mấtnước nên thể tích máu giảm, tim phải làm việc tăng 125%, đồng thời hô hấpcũng tăng lên để cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể và gây ra căng thẳng và

Trang 30

phản xạ sẽ không chính xác Ảnh hưởng của vi khí hậu đến sức khoẻ và bệnhtật: những biến đổi sinh lý quá ngưỡng với tính lặp lại nhiều lần và thời giankéo dài sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và phát sinh bệnh nghề nghiệphoặc bệnh mang tính nghề nghiệp Lao động ở nhiệt độ nóng sẽ gây thêm một

số bệnh như bệnh thần kinh, bệnh tim mạch và bệnh ngoài da…

Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn tác hại tới điều kiện an toàn lao động khi

nó chính là nhân tố gây xuống cấp các thiết bị an toàn lao động

Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng là nhân tố tác động mạnh tới

quản lý an toàn vệ sinh lao động trên các góc độ sau:

Cho phép hoàn thiện hơn công cụ pháp lý để quản lý về ATVSLD; Cung cấp nguồn lực cho cải thiện điều kiện về an toàn vệ sinh lao

động; Đòi hỏi và tạo điều kiện tốt hơn về an toàn vệ sinh lao động;

Nhận thức của xã hội và người lao động cao hơn về quyền và nghĩa vụcủa họ trong vấn đề này

1.3.2 Quản lý Nhà nước

Quản lý nhà nước về bảo hộ lao động là một trong những nhân tố cơ bảnảnh hưởng đến công tác vệ sinh và an toàn lao động Đảng và nhà nước banhành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn VS và ATLĐ đối với máy,thiết bị, nơi làm việc có liên quan đến điều kiện lao động, tiêu chuẩn chấtlượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ cá nhân Đây là cơ sở quan trọng

để hình thành các nội dung về quản lý vệ sinh lao động Mục tiêu của hoạtđộng quản lý này của cơ quan quản lý nhà nước là nhằm tạo ra môi trường laođộng với các điều kiện tiêu chuẩn không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe haygiảm khả năng lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động

Các cơ quan chính có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về

ATVSLĐ trong các doanh nghiệp bao gồm:

Trang 31

- Chức năng thanh tra về ATVSLĐ: gồm các cơ quan theo quy định tại Điều 185 và Khoản 3, Điều 191, Bộ luật Lao động,

- Chức năng kiểm tra về ATVSLĐ: Cục An toàn lao động (theo Quyếtđịnh số 1123/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ LĐ-TB và XH) vàcác cơ quan, ban, ngành quản lý cấp trên của doanh nghiệp ( theo quy định cụthể của ban, ngành)

- Chức năng giám sát ATVSLĐ: Tổ chức công đoàn (theo quy định tạiKhoản 1, Điều 21, Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ) Đồngthời doanh nghiệp cũng có nhiệm vụ tự kiểm tra công tác ATVSLĐ của chínhmình

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cần kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có thể gửi công văn đề nghị tới các cơ quan trên

Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy công tác an toàn

vệ sinh lao động được thực hiện có hiệu quả hơn vì đây là tổ chức hoạt động

vì lợi ích của người lao động, cùng bảo vệ người lao động như mục tiêu củacông tác này

Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của

người lao động về bảo hộ lao động theo pháp luật hiện hành và luật côngđoàn Cụ thể là: Công đoàn cơ sở thay mặt người lao động ký thoả ước laođộng tập thể với người sử dụng lao động, trong đó có nêu rõ các biện pháp cảithiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; Tiến hành kiểmtra việc chấp hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động Côngđoàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động thực hiệnđúng pháp luật, tiêu chuẩn quy định về bảo hộ lao động, có quyền yêu cầungười có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tainạn lao động; Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền

Trang 32

xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, kếhoạch biện pháp về bảo hộ lao động; Công đoàn cử đại diện tham gia vào cácđoàn điều tra tai nạn lao động; Công đoàn tham gia với chính quyền xétthưởng và xử lý kỷ luật trong hệ thống công đoàn; Công đoàn tham gia vớicác nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, tham gia và

tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo

hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ lao động Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuậtbảo hộ lao động quốc gia; Công đoàn tuyên truyền giáo dục và tham gia tổchức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động, vận động họ làm tốtnghĩa vụ trong công tác an toàn-vệ sinh lao động; Công đoàn tổ chức, chỉ đạohoạt động phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động và quản lý, chỉ đạohoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên

1.3.3 Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm việc an toàn

cho người lao động Họ là người chủ động thực hiện và quyết định thực hiệncông tác an toàn vệ sinh lao động trong mỗi doanh nghiệp, nên nhận thức vàmức độ nhiệt tình của họ khi tham gia thực hiện là nhân tố quyết định đếnhiệu quả của công tác

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn vệsinh lao động và cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ các phương tiệnbảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn-vệ sinh lao động đốivới người lao động theo quy định của nhà nước; phân công trách nhiệm và cửngười giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn-vệsinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và

Trang 33

duy trì sự hoạt động của màng lưới an toàn viên và vệ sinh viên; xây dựng nộiquy, quy trình an toàn-vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị,vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theotiêu chuẩn quy định của nhà nước; thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêuchuẩn, quy định, biện pháp an toàn-vệ sinh lao động đối với người lao động;

tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độquy định; chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tìnhhình thực hiện an toàn-vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với SởLao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế nơi doanh nghiệp hoạt động

Người sử dụng lao động có quyền: buộc người lao động phải tuân thủ các

quy định, nội quy, biện pháp an toàn-vệ sinh lao động; khen thưởng ngườichấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn vệ sinhlao động; khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định củathanh tra viên an toàn-vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyếtđịnh đó khi chưa có quyết định mới

Theo thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01năm 2011 của Liên bộ Bộ Lao động &Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế thì:Doanh nghiệp phải thành lập bộ phận an toàn-vệ sinh lao động theo quyđịnh tối thiểu sau:

- Có tổng số lao động trực tiếp dưới 300 người phải bố trí ít nhất 01 cán

bộ an toàn-vệ sinh lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;

- Có số lao động trực tiếp từ 300 đến 1000 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn-vệ sinh lao động, làm việc theo chế độ chuyên trách;

- Doanh nghiệp có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người phải thànhlập Phòng hoặc Ban an toàn-vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ

Trang 34

chuyên trách an toàn-vệ sinh lao động;

Cán bộ an toàn-vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động

- Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch

vụ của cơ sở

Trường hợp doanh nghiệp không thành lập được bộ phận an toàn-vệ sinhlao động đáp ứng các yêu cầu trên thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủnăng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn vệ sinh lao động theo quy định tạikhoản 2 Điều 5 Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT

Người cán bộ công đoàn cơ sở: nắm được những quy định pháp luật về

ATVSLĐ để phối hợp tổ chức thực hiện và vận động NSDLĐ, NLĐ thựchiện Có điều kiện thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiệnnhững chế độ, quy định pháp luật về ATVSLĐ bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của NLĐ theo luật định

1.3.4 Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp

Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động và chịu

ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó Một phần trong việc đảm bảo antoàn-vệ sinh lao động là phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật trong khi làmviệc của họ Nếu tất cả mọi người lao động trong cùng một công xưởng đềuthực hiện tốt công việc của mình theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn-vệ sinhlao động thì sự an toàn của mỗi người đều được nâng cao

Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an toàn

vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; phải sửdụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết

bị an toàn-vệ sinh lao động nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải

Trang 35

bồi thường; phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy

cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm,tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người

sử dụng lao động

Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo

điều kiện làm việc an toàn-vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy

đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp phải an toànlao động-vệ sinh lao động; có quyền từ chối làm công việc hoặc dời bỏ nơilàm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tínhmạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từchối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụnglao động vi phạm quy định của nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về

an toàn-vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động

Quản lý về an toàn-vệ sinh lao động còn phụ thuộc vào những yếu tốthuộc về bản thân người lao động như:

Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc

Trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thường, có những đột biến vềcảm xúc: vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt

Vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm Tính chủ quan do không sử dụng đầy đủ bảo hộ lao động đã được trang

bị làm việc trong tình trạng mất ngủ, say rượu, sức khỏe không đảm bảo

Trang 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương pháp luận, gồm các nội dung

- Sự cần thiết của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp;

- Nội dung quy trình quản lý an toàn vệ sinh lao động;

- Kinh nghiệm xây dựng tiêu chí và áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Trang 37

Kết cấu hạ tầng:

- Giao thông thuận tiện, nằm sát Quốc lộ 1A, gần cảng Quy Nhơn, cách

ga xe lửa Diêu Trì 2km, cách sân bay Phù Cát 20 km

- Cấp điện: Nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 220/110 KV' PhúTài có công suất l x 125MVA Hệ thống cấp điện 35KV đưa đến hàng rào xínghiệp

- Cấp nước: Ðược cung cấp từ nhà máy nước Quy Nhơn công suất 45.000m3/ ngày đêm

- Thoát nước: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải 4.200 m3/ngày đêm và

hệ thống thoát nước thải công nghiệp, thoát nước mưa

- Hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi

Về khí hậu

Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với hai mùa rõ rệt là mùamưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình năm 26 - 270C Lượng mưa trung bình1.600 - 3.000 mm/năm, phân bố theo mùa rõ rệt Độ ẩm tương đối trung bìnhhàng năm là 79 - 83% Với nền nhiệt độ cao đều trong năm và lượng mưa lớn

Trang 38

thuận lợi cho Bình Định đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năngsuất cây trồng, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho trồng rừng và phát triểncây rừng Đây là nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.

Tuy nhiên với lượng mưa phân bố không đều, mùa mưa (từ tháng 8 đếntháng 12) tập trung 70 - 75% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nênthường xuyên gây ra bão, lụt Tình trạng thời tiết thất thường gây ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất và bảo quản nguyên liệu gỗ, các sản phẩm từ gỗ Bêncạnh, độ ẩm cao làm cho máy móc có nguy cơ bị oxy hóa, nhanh hư hỏng vàxuống cấp nên gây khó khăn trong bảo quản và tốn kém để đầu tư trang bị lại.Đây là các nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý về an toàn

vệ sinh lao động trong đó đặc biệt là mô trường làm việc của lao động

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của khu công nghiệp Phú Tài

- Tăng trưởng giá trị SX trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp trong KCN thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1 Tăng trưởng GTSX các DN KCN Phú Tài

Đơn vị tính: triệu đồng

Trang 39

Đây là kết quả rất tích cực cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp khá ổn định, quy mô ngày càng tăng.

+ Hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp trong KCN

Bảng 2.3 thể hiện Tỷ lệ % vốn đầu tư theo dự án và thực hiện tại KCNPhú Tài trong giai đoạn 2000 – 2012 có sự tăng giảm khác nhau, thấp nhất lànăm 2007 đạt tỷ lệ 57%

Bảng 2.3 Vốn đầu tư đăng ký theo dự án / vốn thực hiện

tại KCN Phú Tài, Bình Định

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định

Các doanh nghiệp Khu công nghiệp đã góp phần đẩy nhanh tốc độ pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, hàng năm tạo ra giá trị sản xuất côngnghiệp và kim nghạch xuất khẩu chiếm xấp xỉ 1/3 giá trị toàn tỉnh KCN PhúTài có văn phòng đại diện các cơ quan hành chính công như hải quan, thuếnằm trong khu trung tâm KCN để giải quyết công việc tại chỗ cho doanhnghiệp Ngoài ra còn có các chi nhánh các ngân hàng thương mại, kho ngoạiquan, các cơ sở dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí và dịch vụ khác đáp ứngphục vụ tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sinhhoạt của người lao động KCN Phú Tài sẽ trở thành một động lực mạnh

Trang 40

mẽ trong phát triển công nghiệp tỉnh nhà theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá.

2.1.3 Doanh nghiệp, người sử dụng lao động

Hiện nay một nhược điểm mà hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế đó

là thiếu cán bộ được đào tạo chính quy về công tác quản lý môi trường và vệsinh an toàn lao động, nếu có cán bộ thì làm kiêm nhiệm không chuyên trách.Một chương trình An toàn Vệ sinh Lao động và Sức khỏe Nghề nghiệp(ATVSLĐ&SKNN) hoàn chỉnh phải được thống nhất và thực hiện đồng bộtrong cả doanh nghiệp, từ văn phòng của Giám đốc Điều hành cho tới từngdây chuyền sản xuất trong phân xưởng Thực tế trong suốt nhiều năm qua,công tác quản lý an toàn tại các doanh nghiệp được hiểu đơn thuần là quản lý

“phần cứng”, là những thiết bị an toàn như: bình cứu hỏa, hệ thống phòngcháy chữa cháy, hoặc là việc cung cấp và trang bị các trang thiết bị bảo hộ cánhân cho công nhân khi làm việc Với cách hiểu như vậy, công tác an toàn ítnhiều đã không được coi trọng trong doanh nghiệp, thậm chí có nhiều nơicông tác an toàn chỉ được coi là “việc làm thêm” hoặc “kiêm nhiệm” Cókhông ít doanh nghiệp đã hình thức hóa công tác quản lý ATVSLĐ&SKNNchỉ nhằm mục đích đối phó khi có các đoàn thanh tra đến làm việc Và thực tế

đã có những trường hợp tính mạng của người lao động bị coi rẻ để rồi xảy ranhững sự cố hết sức đáng tiếc và gây ra hậu quả tổn thất về cả phía người laođộng lẫn người sử dụng lao động Công tác quản lý ATVSLĐ&SKNN hoàntoàn không được quan tâm trong khi tấm băng rôn với dòng chữ “An toàn làtrên hết” vẫn được treo ở cổng chính của doanh nghiệp Một điều nữa là doNhà nước không quy định rõ kinh phí an toàn vệ sinh lao động cho nên cácnhà doanh nghiệp thường hay cắt giảm chi phí đầu tư các thiết bị bảo hộ laođộng

Tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn-vệ sinh lao động

Ngày đăng: 28/05/2019, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w