1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề : Biện pháp nhớ sự kiện Lịch sử

3 466 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 37 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NHỚ CHÍNH XÁC THỜI GIAN XẢY RA CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ Trong học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu như trong khoa học tự nhiên. Trong việc học tập lịch sử không thể tiến hành các thí nghiệm để dựng lại hiện thực lịch sử quá khứ khách quan (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp vì con người là một bộ phận không thể tách rời đối tượng nghiên cứu xã hội loài người. Chương trình lịch sử cấu tạo các sự kiện quá khứ đến hiện tại, mà nhận thức phù hợp với trình độ của học sinh lại phải từ gần đến xa. Do đặc điểm như vậy, quá trình học tập lịch sử bắt đầu từ việc nắm các sự kiện. Mỗi một sự kiện lịch sử đều gắn với một thời gian và không gian nhất định. Trong việc học tập lịch sử hiện nay, đa số học sinh chúng ta đều không nhớ được các mốc thời gian diễn ra các sự kiện hoặc nhầm lẫn giữa thời gian và sự kiện đã xảy ra. Để giúp học sinh khắc phục những tồn tại trên và nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các biện pháp sau: - Liên hệ các sự kiện lịch sử đang học với những mốc thời gian đáng ghi nhớ và rất quen thuộc với học sinh. - Sử dụng tư liệu văn học (ca dao, thơ .) có các mốc thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể từng biện pháp: * Biện pháp 1: Liên hệ các sự kiện lịch sử đang học với những mốc thời gian đáng ghi nhớ. Ở trường phổ thông hiện nay, ngoài các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong chương trình của các em có thêm các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nội dung của các tiết học này đều gắn liền với chủ điểm của từng tháng, mỗi tháng đều có những sự kiện đáng ghi nhớ. Ví dụ tháng 1 và 2 với chủ điểm "Mừng Đảng mừng Xuân", có các mốc thời gian đáng ghi nhớ như ngày 09/01 là ngày SVHS Việt Nam; Ngày 03/02 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tương tự tháng 3 có các ngày giải phóng thị xã Tam Kỳ 24/3, thành lập Đoàn 26/3. Tháng tư có các ngày 22/4 ngày sinh Lênin, 30/4 giải phóng Miền Nam . Như vậy trong quá trình giảng dạy, GV phải biết khai thác những lợi thế trên để vận dụng vào bài dạy, việc liên hệ những sự kiện lịch sử đang dạy với vốn kiến thức về thời gian, sự kiện mà các em được tiếp thu qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp không những giúp các em nhớ chính xác các sự kiện lịch sử mà còn tác động đến khả năng tư duy, nhận thức của các em. Ví dụ: Khi dạy bài "Công xã Pari 1871" có các sự kiện như: - Ngày 02/9/1870 trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, quân của Napôlêông III bị thua trận tại XơĐăng. Học sinh dễ dàng nhớ sự kiện này nếu như GV biết liên hệ ngày 2 tháng 9 với ngày Quốc Khánh của nước ta. - Ngày 26/3/1871 nhân dân Pari tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã (học sinh liên hệ đến ngày thành lập Đoàn TNCS HCM). - Ngày 20/11/1873 quân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ I (liên hệ đến ngày NGVN 20/11). - Ngày 19/5/1883 tên chỉ huy Pháp Ri-vi-e bị quân Cờ đen giết chết tại Cầu Giấy (liên hệ đến ngày sinh của Bác Hồ). - Ngày 24/3/1926 ngày mất của Phan Châu Trinh (liên hệ đến ngày giải phóng thị xã Tam Kỳ 24/3) . Ngoài những sự kiện xảy ra cùng thời gian, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt những sự kiện có thời gian ngược lại với những mốc lịch sử ghi như đã nêu trên. Ví dụ: Ngày 02/3/1946 tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần đầu tiên được tổ chức trong cả nước (ngược lại ngày 01/6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi). - Ngày 01/9/1858 thực dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta (ngược lại ngày 09/01 là ngày sinh viên học sinh Việt Nam). * Biện pháp 2: Sử dụng các tư liệu văn học có liên quan đến thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử. Ví dụ: Ngày Giổ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch: "Dù ai đi ngược về xuôi". Nhớ ngày Giổ tổ mùng 10 tháng ba" - Các ngày lễ hội trong tháng Giêng: "Mồng 7 hội Khám, Mồng 8 hội Dâu, Mồng 9 đâu đâu nhớ về Hội Gióng". - Hội Đền Kiếp Bạc - Hải Hưng, kỷ niệm ngày mất Trần Hưng Đạo và Hội Phủ giày (Nam Định) kỷ niệm ngày mất của Thánh Mẫu Liểu Hạnh: "Tháng 8 Giỗ cha, tháng 3 Giổ mẹ". - Những sự kiện trong Hội Chi Lăng - Xương Giang: "Đinh Mùi, tháng 9 Liểu Thăng đam binh từ khâu ôn kéo lại. Năm ấy tháng 10, Mộc Thanh chi đường từ Vân Nam kéo sang" . Ngày mười tám trận Chi Lăng, Liểu Thăng thất thế Ngày hai mươi trận Mã Yên, Liểu Thăng cụt đầu Ngày hai mươi lăm, Thượng Thư Lý Khánh kế cùng tự vẫn. (Nguyễn Trãi) - Kỷ niệm ngày mất của Lê Lai và Lê Lợi: "Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi". - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 "Nghe trưa nay tháng năm mùng bảy Tưởng quân bay lố nhố cờ hàng Trông quân ta cờ đỏ sao vàng Rợp trời đất Điện Biên toàn thắng" (Tố Hữu) - Ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19/5/1890 "Tháng năm, mười chín rồi đây Ngày sinh nhật của Bác nắng đầy tiếng chim" - Ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 02/9/1945 "Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình". - Ngày tổng tuyển cử bầu Quốc Hội thống nhất trong cả nước "Tháng tư, chủ nhật hai lăm Là ngày bầu cử toàn dân đón mừng". - Bác Hồ đến nước Nga lần đầu tiên vào năm 1923 "Tháng Giêng Mạc tư khoa tuyết trắng Một người đi quên rét buốt xương Anh tìm ai! Lê nin vĩ đại Tinh hoa trái đất, chất kim cương" . - Bác Hồ trở về tổ quốc (08/02/1941) sau 30 năm xa cách: "Ôi sáng nay xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về, im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ" - Cuộc tiến công nổi dậy Tết Mậu thân 1968 "Hoan hô xuân 68 anh hùng Hãy gầm lên như sấm chớp bão bùng" . - Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn 25/8/1945 sau 29 ngày đêm, nhân dân Sài Gòn lại cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp quay lại xâm lược: "Một thành phố trẻ măng Nhưng lịch sử rất lạ lùng Từ thuở chảo đời suốt mất trăm năm Chỉ sống tự do có 29 ngày ngắn ngủi". Việc sử dụng các tư liệu văn học không những giúp học sinh nhớ chính xác các sự kiện lịch sử mà còn góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. . thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể từng biện pháp: * Biện pháp 1: Liên hệ các sự kiện lịch sử đang học với những mốc. học tập lịch sử bắt đầu từ việc nắm các sự kiện. Mỗi một sự kiện lịch sử đều gắn với một thời gian và không gian nhất định. Trong việc học tập lịch sử hiện

Ngày đăng: 02/09/2013, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w