1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hãy trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.

2 743 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 7,41 KB

Nội dung

Các điều kiện phát triển cây cà phê. a)  Các điều kiện phát triển cây cà phê *   Thuận lợi -  Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Đất badan (1,4 triệu ha) có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. ■ Khí hậu: + Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng) là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. + Có sự phân hóa theo độ cao. Trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, còn ở các cao nguyên trên 1 .OOOm khí hậu rất mát mẻ thuận lợi để cây cà phê chè phát triển. -  Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới trong mùa khô. -   Điều kiện kinh tế - xã hội: + Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê. + Cơ sở vật chất kĩ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. + Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cà phê cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê nước ta đã đứng vững trên thị trường thế giới. *   Khó khăn -  Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, nên việc làm thủy lợi gập khó khăn và tốn kém. -  Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa. -   Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật. -    Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải, công nghiệp chế biến còn yếu. b)  Các vùng chuyên canh cà phê -   Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. -    Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. -    Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao. c) Các biện pháp để ổn định các vùng chuyên canh cà phê ở Tầy Nguyên - Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. - Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế hoạch phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê. - Phải ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên. - Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê. - Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất. - Nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. - Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng cơ sở chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cà phê. - Có chính sách ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê. -  Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê. >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.

Các điều kiện phát triển cây cà phê. a) Các điều kiện phát triển cây cà phê * Thuận lợi - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Đất badan (1,4 triệu ha) có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. ■ Khí hậu: + Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4 - 5 tháng) là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. + Có sự phân hóa theo độ cao. Trên các cao nguyên cao 400 - 500m, khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, còn ở các cao nguyên trên 1 .OOOm khí hậu rất mát mẻ thuận lợi để cây cà phê chè phát triển. - Tài nguyên nước: Một số sông tương đối lớn có giá trị về thủy lợi, đặc biệt là sông Xrê Pôk. Nguồn nước ngầm có giá trị lớn cho việc cung cấp nước tưới trong mùa khô. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Dân cư và lao động: Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước. Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cà phê. + Cơ sở vật chất kĩ thuật: Các nhà máy chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng phát triển góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. + Thị trường tiêu thụ: nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cà phê cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê nước ta đã đứng vững trên thị trường thế giới. * Khó khăn - Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, nên việc làm thủy lợi gập khó khăn và tốn kém. - Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa. - Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật. - Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải, công nghiệp chế biến còn yếu. b) Các vùng chuyên canh cà phê - Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. - Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk. - Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao. c) Các biện pháp để ổn định các vùng chuyên canh cà phê ở Tầy Nguyên - Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. - Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế hoạch phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê. - Phải ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên. - Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê. - Phát triển rộng rãi mô hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu quả sản xuất. - Nâng cấp và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. - Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng cơ sở chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cà phê. - Có chính sách ưu đãi đối với vùng sản xuất cà phê. - Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê. >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học. ... chuyên canh cà phê - Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực - thực phẩm cho vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cà phê - Có sách ưu đãi vùng sản xuất cà phê - Mở rộng thị trường xuất cà phê >>>>>... c) Các biện pháp để ổn định vùng chuyên canh cà phê Tầy Nguyên - Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê mùa khô - Phải giữ nguồn nước ngầm mùa khô Vì vậy, phải ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, phát triển. .. hình kinh tế vườn, nâng cao hiệu sản xuất - Nâng cấp phát triển mạng lưới giao thông đường - Tăng cường sở vật chất kĩ thuật cho vùng chuyên canh cà phê, xây dựng sở chế biến gần vùng chuyên canh

Ngày đăng: 08/10/2015, 00:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w