1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bình văn 9.

34 567 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chuyện ngời con gái Nam Xơng (Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) 1. Mặc dù Truyền kỳ mạn lục đợc xem là thiên cổ kỳ bút thì cho đến nay chúng ta vẫn không biết đợc bao nhiêu về con ngời và hành trạng của Nguyễn Dữ. Những gì mà hậu thế biết về ông tựu chung chỉ ở mấy điểm sau: -xuất thân trong một gia đình khoa bảng: cha ông là Nguyễn Tờng Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), làm quan đến chức Thừa Chánh sứ, khi mất đợc tặng phong Thợng th. -Nguyễn Dữ (không rõ năm sinh, năm mất) là ngời học rộng, nhớ nhiều nhng sau khi đỗ Hơng cống, ông chỉ làm quan (tri huyện - một chức quan nhỏ) một năm rồi cáo quan về ở ẩn đến mãn đời. Thế kỷ XVI, thời đại của Nguyễn Dữ, là thế kỷ của những cuộc tranh giành quyền bính, thế kỷ của những cuộc nội chiến kéo dài. Trong một thời đại đầy những biến động ấy, Nguyễn Dữ chọn cho mình một cuộc sống lặng lẽ. Sự lựa chọn ấy có lẽ không nằm trong ý hớng khởi đầu của ông. Với gia thế của mình, lại đỗ đạt và đặt chân vào con đờng hoạn lộ từ rất sớm - bấy nhiêu chi tiết khiến ta có thể ức đoán Nguyễn Dữ đã từng hăm hở nhập thế. Vậy nên, hành vi xuất thế của ông chỉ có thể là kết quả của một sự vỡ mộng, của một ngời không tìm thấy lối đi trong một thế cuộc nhiều nỗi khóc cời. Tất cả những nếm trải ấy ta sẽ thấy hiện lên, khi mở khi tỏ, trong Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ có thể đã sống lặng lẽ trong đời thực nhng những trang văn của ông lại cồn cào, chất chứa những tâm sự. Thời đại của Nguyễn Dữ đã và sẽ có không ít những chân dung nh thế và chân dung Nguyễn Dữ cần hiểu nh một đại diện! 2. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện. Tên gọi của tác phẩm cũng đồng thời là thông tin về thể loại. Truyền kỳ là thể loại rất thịnh hành ở thời Đờng, lấy tự sự làm chính, thể văn gần với dã sử, ở giữa thờng xen vào thơ ca văn vần, đoạn cuối chuyện thờng có một đoạn nghị luận ngắn (Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc tập 1 NXB Thế giới HN 2000 - 283). Những đặc điểm trên xuất hiện khá rõ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Trớc khi đợc kể lại bởi Nguyễn Dữ câu chuyện về Vũ Nơng hẳn đã tồn tại trong dân gian mà hai bài thơ viếng nàng Vũ thị trong Hồng Đức quốc âm thi tập (thế kỷ XV) là một minh chứng. Tuy nhiên, vì lẽ gì mà câu chuyện trong dân gian này lại khiến Nguyễn Dữ động tâm đến độ phải dụng bút để ghi lại cho hậu thế? 2.1. Câu trả lời có lẽ bắt đầu từ nhân vật chính của tác phẩm: Vũ Nơng. Truyện có nhiều nhân vật nhng rõ ràng Vũ Nơng - một thiếu phụ - lại trở thành nhân vật trung tâm: hình ảnh của nàng đợc lấy làm nhan đề của truyện (Ngời con gái Nam Xơng). Nàng xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm với đầy đủ họ tên, quê quán, phẩm hạnh và truyện khép lại cũng bằng câu nói và hình ảnh cuối cùng của nàng. Quan trọng hơn, nếu nh các nhân vật khác chỉ xuất hiện ở từng chặng thì Vũ Nơng xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Trớc Nguyễn Dữ, văn học viết Việt Nam hầu nh vắng bóng hình ảnh ngời phụ nữ. Đấy là nền văn học với những băn khoăn về hữu / vô; với những bài hịch, bài cáo hừng hực hùng tâm tráng chí; là những bài thơ chất chứa những tâm sự cao cả của Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi .Một nền văn học nh thế, tất yếu, không có chỗ để ngời phụ nữ xuất hiện nh một hình tợng trung tâm. Sự xuất hiện của Vũ Nơng - một ngời phụ nữ - với t cách là nhân vật trung tâm mở ra một phơng diện mới cho văn học: sự quan tâm đến hạnh phúc trong cuộc sống thờng nhật, trực tiếp nhất trong tác phẩm là hạnh phúc gia đình - đây chính là hệ quy chiếu chiều sâu làm nên cái nhìn nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Dữ . Quả thật, nếu nh trong tác phẩm có nói đến chiến tranh thì sự kiện này cũng đợc cảm nhận từ khía cạnh của hạnh phúc gia đình. Đây là lời mẹ Tr ơng Sinh (lại là một ngời phụ nữ) dặn con trong buổi ra đi: Tuy hội công danh từ xa ít gặp, nhng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, l- ờng sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tớc lớn nhờng để ngời ta. Có nh thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con đợc. Rồi đây ngời mẹ già ấy sẽ vì nhớ con mà dần sinh ốm, trớc khi mất, trong lời trối lại vẫn đọng nguyên vẹn nỗi ngậm ngùi về một ngày đoàn tụ: Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Ngay cả đến Trơng Sinh, ngời trực tiếp tòng chinh, thì Nguyễn Dữ cũng không hề miêu tả nhân vật trong không gian của chiến trận. Ông chỉ miêu tả trực tiếp nhân vật khi 2 đứng trớc mộ mẹ với lời dỗ dành đứa con nhỏ: Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Rõ ràng hạnh phúc gia đình mới là mạch ngầm chi phối mọi sự kiện, mọi miêu tả về thế giới nhân vật của Nguyễn Dữ. Lẽ đơng nhiên, Vũ Nơng nhân vật trung tâm của tác phẩm sẽ là nhân vật thể hiện tập trung nhất khát vọng về mái ấm gia đình. Mọi miêu tả, mọi sự kiện mà Nguyễn Dữ dành cho nhân vật này đều hớng đến chủ đề này. Làm vợ Trơng Sinh, biết tính chồng hay ghen, nàng giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Chỉ một chi tiết nhng cho thấy biết bao nhiêu những nâng niu, gợng nhẹ của ngời con gái ấy cho sự đầm ấm của gia đình. Khi tiễn chồng đăng lính, nàng nói với chồng và cũng là để nói về ớc nguyện lớn nhất của đời mình: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo đợc ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo đợc hai chữ bình yên, thế là đủ rồi .". Dẫu Nguyễn Dữ bao giờ cũng rất kiệm lời khi thuật truyện thì ông cũng không quên ghi lại ở đây một chi tiết: Nàng nói đến đây, mọi ngời đều ứa hai hàng lệ. Hẳn là, khi viết những dòng này, Nguyễn Dữ đã cảm nhận mình nh ngời trong cuộc! Và đây nữa, một chi tiết mà những ai đã đọc truyện đều không thể quên: mỗi đêm, ở nhà một mình, dới ngọn đèn nàng lại trỏ bóng mình trên vách nói với con đấy là cha nó. Lấy bóng mình đồng nhất với chồng, ngời con gái họ Vũ thật đã để lại trong văn học một định nghĩa thật đẹp về sự gắn bó máu thịt của quan hệ chồng vợ. Hai đấy nhng cũng là một, bền chặt không rời, mãi bên nhau quấn quít. Trỏ chiếc bóng bởi nàng thơng con, không muốn nó phải thiếu vắng hình ảnh ngời bố trong cuộc sống thờng ngày hay nàng cũng muốn mợn chiếc bóng để khỏa lấp nỗi trống trải của lòng mình? Một đứa con cần có bố, một ngời vợ ngóng chồng - những khao khát về hạnh phúc đời thờng ấy đều đợc tụ lại trong một chi tiết. Chính vì tha thiết với hạnh phúc gia đình nh thế nên khi bị Trơng Sinh nghi ngờ, đánh đuổi khỏi nhà, Vũ Nơng không còn con đờng nào khác phải tìm đến cái chết. Câu nói của Vũ Nơng với chồng trớc khi tự vẫn cho thấy rất rõ điều ấy: "Thiếp sở dĩ nơng tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất". Nàng đã thay chồng chăm sóc mẹ già, đã sống những tháng ngày trống trải chỉ bởi hy vọng về mái ấm gia đình. Và nh một lo-gic tất yếu, nàng sẽ vì nó mà tự tận. Nhng ngay cả khi đã rời bỏ cõi trần thì Vũ Nơng vẫn không thể đoạn tình với nó. Chính nàng đã chủ động nói chuyện với Phan Lang : "Tôi với ông vốn ngời cùng làng, cách mặt cha bao, đã quên nhau rồi ?". Nàng hỏi để sau đó mà giãi 3 bày oan ức: "Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nớc, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy ngời ta nữa !" trong lời lời nói vẫn còn nguyên sự hờn giận, trách cứ. Đã ở cõi tiên mà lòng trần vẫn không thể dứt. Chính vì thế khi nghe Phan Lang hỏi : "Nơng tử dù không nghĩ đến, nhng tiên nhân còn mong đợi nơng tử thì sao ?" - xin lu ý: đây chỉ là một giả thiết của Phan Lang - chỉ thế thôi đã khiến nàng "ứa nớc mắt khóc", "đổi giọng", hứa "tôi tất phải tìm về có ngày". Vũ Nơng ở cõi tiên nhng những lời nói và hành động của nàng vẫn tha thiết với cuộc đời trần thế. Dù sống bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu cõi đời thì cõi trần vẫn là nơi nàng khắc khoải, gắn bó. Điều ấy cũng có nghĩa là những khao khát về mái ấm gia đình, về hạnh phúc thờng nhật nơi dơng thế vẫn nguyên vẹn trong nàng, vẫn khiến nàng rơi lệ. Ngời con gái Nam Xơng kể với ta về một giấc mơ: giấc mơ về hạnh phúc gia đình - một giấc mơ bình dị, một giấc mơ mà một ngời bình thờng cần có và nên có. Mơ ớc ấy, hỡi ơi, chỉ tồn tại xiết bao ngắn ngủi ("cuộc sum vầy cha đợc bao lâu") để rồi sau đó chỉ chập chờn trong chiếc bóng h ảo và rốt cuộc phải chịu cảnh "bình rơi trâm gãy". Cái chết của Vũ Nơng là bi kịch về sự tan vỡ của những ớc vọng hạnh phúc trong cuộc đời thờng nhật. Phải chăng đấy cũng là những trải nghiệm của chính Nguyễn Dữ trong cuộc đời? Những gì đã nói ở trên cho thấy: sự xuất hiện của Vũ Nơng với t cách nhân vật trung tâm cho thấy sự thức tỉnh của những giá trị nhân bản, sự quan tâm đến hạnh phúc đời thờng trong văn học Việt Nam. Đó là một nét mới mẻ của Chuyện ngời con gái Nam Xơng, báo trớc sự xuất hiện của những nàng chinh phụ, Thuý Kiều, . ở giai đoạn văn học sau này. 2.2. Một nguyên nhân khác để Nguyễn Dữ viết Ngời con gái Nam Xơng đợc nhận biết qua lời bình của ông ở cuối truyện: Than ôi! Những việc từa tựa nh nhau, thật khó tỏ mà dễ hoặc. Vậy là: Nguyễn Dữ không chỉ suy t về hạnh phúc thờng nhật của con ngời. Ông còn muốn đi tìm nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ của những hạnh phúc nhỏ bé nhng thân thiết ấy. Đọc tác phẩm, một cách khách quan, có thể thấy: không chỉ có một nguyên nhân gây ra bi kịch của Vũ Nơng. Nguyên nhân trớc tiên, cũng là nguyên nhân dễ thấy nhất trong tác phẩm: sự cả ghen của Trơng Sinh cái ghen của một ngời chồng trong xã hội phong kiến vốn trọng nam khinh nữ. Hơn thế, còn là cái ghen của ngời chồng giàu có trớc ng- ời vợ mà nh Vũ Nơng tự nhận : "vốn con kẻ khó, đợc nơng tựa nhà giàu". Đối đầu với thói đa nghi ấy, Vũ Nơng có phẩm hạnh. Nhng còn có một nguyên nhân khác 4 trợ lực cho thói đa nghi của Trơng Sinh: chiến tranh. Chiến tranh gây ra sự chia biệt. Nó lấy đi tuổi xuân của con ngời. Không chỉ thế, ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc thì hậu quả của sự li biệt vẫn tiếp tục tồn tại. Chính sự li biệt là mảnh đất để thói đa nghi của Trơng Sinh trở thành mầm mống gây ra bi kịch. Vũ Nơng là nạn nhân của bi kịch ấy. Trơng Sinh cay đắng hơn : vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của chính mình. Nhng Nguyễn Dữ thật trải đời khi trong lời bình của mình ông nói về những việ tựa tựa nh nhau, thật là khó tỏ mà dễ hoặc những sự hiểu lầm và thêm nữa là những ngẫu nhiên. Có quá nhiều những hiểu lầm và ngẫu nhiên gây ra bi kịch của Vũ Nơng. Tin chiếc bóng là cha mình là một "hiểu lầm" của bé Đản. Sự hiểu lầm của một đứa trẻ đã gây ra tai họa bởi một loạt những ngẫu nhiên. Trơng Sinh về nhà khi con vừa học nói là ngẫu nhiên. Trơng Sinh một mình bế con đi thăm mộ mẹ là ngẫu nhiên. Sự quấy khóc của đứa trẻ khiến Sinh phải dỗ dành nó là ngẫu nhiên. Tất cả những ngẫu nhiên ấy đã gây nên sự hiểu lầm nhng lần này là của một ngời chồng cả ghen. Và tai họa tất yếu phải xảy ra, không thể né tránh và vô ph- ơng cứu chữa. Điều này cho thấy hạnh phúc ở đời thật mong manh. Nó có thể bị tiêu huỷ bởi rất nhiều những ngẫu nhiên, nhầm lẫn nhiều khi thật vô lí trong cuộc đời. Oái ăm ở chỗ : hạnh phúc chỉ có một trong khi những ngẫu nhiên và nhầm lẫn thì không ai có thể lờng trớc, có thể kể xiết. Để vợt qua những cạm bẫy ấy, ng- ời ta cần có một thứ: niềm tin về những giá trị đẹp đẽ trong mình và ở con ngời. Hay nói nh một nhạc sĩ: sống trong cuộc đời cần có một tấm lòng! Nguyễn Dữ đi tìm nguyên nhân và ông cũng để lại trong tác phẩm một câu trả lời thật thấm thía, thật đáng để suy ngẫm! 3. Không thể không dừng lại để nói đôi lời về cái kết của tác phẩm. Chính ở đây một đặc trng nổi bật của thể loại truyền kỳ đợc bộc lộ: xự đan xen thật - ảo. Nguyễn Dữ đã thật dụng tâm khi dựng lại cái kết thúc mà thoạt nhìn là có hậu này. Khi Vũ Nơng tự vẫn, nàng chỉ có một mình, Trơng Sinh xua đuổi nàng, phẩm giá của nàng bị chà đạp một cách oan ức. Khi trở về ở phần cuối truyện, nàng có Tr- ơng Sinh đứng đợi bên đàn giải oan, phẩm giá của nàng đã đợc chiêu tuyết. Nguyễn Dữ muốn minh oan, khẳng định phẩm giá của Vũ Nơng với muôn đời. Nói bằng thế giới hình tợng cha đủ, ông nói một cách thống thiết trong lời bình cuối truyện: Nếu không đợc Trời xét tâm thành, nớc không làm hại, thì xơng hoa vóc ngọc, đã chôn vào họng cá ở dới lòng sông, còn đâu lại đợc thông tin tức để nét trinh thuận đợc nhất nhất bộc bạch ra hết. Thật đúng là sự trinh thuận của Vũ 5 Nơng đã động đến trời, cảm hóa đợc cả muôn vật! Nguyễn Dữ tin thế và ngời đọc mọi thời cũng tri âm với ông về niềm tin ấy! Tuy nhiên, dù đợc chiêu tuyết thì bi kịch của Vũ Nơng, của Trơng Sinh cũng không vì thế mà đợc hoá giải. Vũ Nơng đợc cứu sống bằng phép kì ảo nhng mất mát hạnh phúc của nàng là vĩnh viễn, chẳng phép màu nào có thể cứu vãn và bù đắp. Dù có sự trở về thì giữa Trơng Sinh và Vũ Nơng vẫn còn đó một khoảng cách không thể vợt qua : "nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào : [ .] Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian đợc nữa". Nếu xa kia, khi Trơng Sinh đăng lính, hình ảnh của chàng chỉ là chiếc bóng h ảo thì giờ đây hình ảnh của Vũ Nơng cũng là chiếc bóng h ảo : "lúc ẩn, lúc hiện", "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Với các nhân vật ấy, hạnh phúc mãi mãi chỉ là chiếc bóng h ảo ! Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh (Trích Vũ trung tuỳ bút) 1. Có hai điểm trong cuộc đời Phạm Đình Hổ giúp ta hiểu rõ hơn về những trang viết trong Vũ trung tuỳ bút. Thứ nhất: ông sinh trởng trong một gia đình quý tộc. Thân sinh của ông đỗ cử nhân, làm quan dới triều Lê. Bản thân Phạm Đình Hổ dù chỉ thi đỗ tú tài nhng lại nổi tiếng về học vấn uyên thâm - điều đã khiến Minh Mạng sau này vì mộ tiếng mà vời ông vào Kinh đô giữ chức hành tẩu viện Hàn lâm, thậm chí đã có thời kỳ ông đợc giữ chức Tế tửu Quốc tử giám. Phạm Đình Hổ viết Vũ trung tuỳ bút ở tuổi ba mơi. Tâm sự của ông lúc này không hề thanh thản. Buồn nản, thơng thân là giọng điệu Phạm Đình Hổ mỗi khi nhắc đến mình: tiêu điều vờn cũ, ta thì giang hồ bôn ba non sông xa thẳm, khôn cầm giọt lệ 1 , Còn nh ta, lúc tráng niên đã hóa vợ, đi phiêu bạt tha hơng, kể tình đầu nông nỗi không thể nào xiết 2 . Thời đại Phạm Đình Hổ sống là thời đại của mấy phen thay đổi sơn hà/Mảnh thân chiếc là biết là về đâu. Cơn phong ba của thời cuộc hẳn cũng đã cuốn cậu Chiêu Hổ vào trong vòng xoáy của nó. Bằng chính chìm nổi đời mình, Phạm Đình Hổ đã nếm trải sâu sắc khía cạnh này của thời đại. 1 Phạm Đình Hổ - Vũ trung tùy bút - NXB Trẻ 1989 - tr12 2 Phạm Đình Hổ - Tlđd - tr16 6 Vậy nên, trong Vũ trung tuỳ bút, dù Phậm Đình Hổ viết về chuyện xa hay chuyện nay, thì ngời đọc vẫn nhận thấy rất rõ những ngẫm ngợi, chứng nghiệm về thời thế, lẽ đời với muôn sự bất tờng của nó. Tri thức phong phú, uyên bác trên nhiều phơng diện đời sống và sự từng trải trong đơng đời, vì thế, là hai đặc điểm nổi bật của Vũ trung tuỳ bút. 2. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh xoay quanh hai sở thích của Trịnh Sâm: - Thích chơi đèn đuốc, thờng ngự ở các li cung. - Thích các loại trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian. Đấy là sở thích của một cá nhân nhng lại là cá nhân ở cơng vị tôn quý và ngòi bút của Phạm Đình Hổ đã cho ngời đọc thấy khi một kẻ tôn quý chạy theo những sở thích của mình thì những hậu quả của nó để lại hoàn toàn không chỉ còn là câu chuyện của một cá nhân nữa. Sở thích "chơi đèn đuốc, thờng ngự ở các li cung" dẫn đến : "xây dựng đền đài liên miên". Để thoả mãn một cuộc chơi của Chúa cần đến : "binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà", "bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc". Thậm chí đến cả "các quan hỗ tụng đại thần cũng xuất hiện. Qua lời kể của Phạm Đình Hổ ta thấy cuộc chơi diễn ra thật quy mô, thật rầm rộ. Cả triều đình bị cuốn vào những cuộc chơi của một cá nhân. Cả triều đình dờng nh chỉ có một chức năng duy nhất: mua vui cho nhà Chúa. Đặc biệt, chi tiết bắt đám nội thần đều "mặc áo đàn bà" cho thấy sự a thích những thú vui phù phiếm, có phần quái gở, thích nữ sắc của chúa Trịnh. Đến sở thích về những loài "trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh" của nhà Chúa thì phạm vi ảnh hởng không dùng lại ở không gian của triều đình nữa. Bọn hoạn quan, thái giám sẽ nhân đó mà mặc sức "nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm". Dân tình phải chịu cảnh "bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ". Ngòi bút của Phạm Đình Hổ ở đây thật điêu luyện: ông biết lựa lấy những chi tiết nhiều khi t- ởng nh ngẫu nhiên, vu vơ nhng lại có giá trị lột tả đợc bản chất của hiện thực đời sống. Chi tiết thu lấy cây đa cổ thụ là một chi tiết nh thế. Cần lu ý là : chuyện chúa Trịnh thu lấy mọi loại "trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian" chỉ đợc nêu rất ngắn gọn trong một câu văn nhng chỉ riêng chuyện thu lấy cây đa đợc miêu tả trong bốn dòng với rất nhiều chi tiết tỉ mỉ, đặc biệt là 7 những chi tiết miêu tả sự phiền toái của việc vận chuyển : "chở qua sông đem về [ .] phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại bốn ngời đi kèm, đều cầm gơm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay". Đây cũng là sự kiện đợc miêu tả kĩ lỡng nhất trong toàn bộ bài tuỳ bút. Sự phá lệ, tởng nh ngẫu nhiên này là cần thiết, đem lại khả năng khái quát về hiện thực. Chỉ với một cây đa mà đã gây bao sự phiền hà nh thế thì việc thoả mãn tất cả những sở thích của chúa sẽ còn gây ra bao cảnh tợng dở khóc, dở cời khác cho đời sống của nhân dân ? Sự chi tiết hoá của tác giả thoạt nhìn dờng nh là ngẫu nhiên, tiện lời thì kể thêm nhng kì thực rất có dụng ý và vì thế có khả năng miêu tả hiện thực một cách sâu sắc. 3. Nhng khả năng khái quát hiện thực trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh không chỉ nằm ở sự lựa chọn những chi tiết mà còn nằm ở khả năng liên kết, tổ chức quan hệ giữa các chi tiết để tạo ra những thông tin ngầm ẩn, nằm sau mỗi con chữ. Đọc văn bản, ngời đọc sẽ nhận thấy: mối quan hệ giữa hai sở thích của chúa Trịnh là mối quan hệ mở rộng, tăng cấp. Sở thích thứ nhất của chúa chỉ liên quan trực tiếp đến đám nội thần, binh lính, nhạc công, đại thần trong triều. Đến sở thích thứ hai thì cuộc sống của bao ngời dân vì thế mà bị vạ lây. Bắt đầu từ sở thích của nhà Chúa, kết lại ở những nỗi khổ sở của nhân dân. Mạch văn ấy, tự nó đã là một khái quát, một phân tích thật sâu sắc về hiện thực đơng thời. Đặc biệt, ở phần cuối hình ảnh của nhà Chúa mờ đi. Xuất hiện trực tiếp hơn là hình ảnh của lũ hoạn quan. Nếu nh ở phần đầu đoạn trích chúng chỉ là một công cụ để mua vui (bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán) thì đến đây chúng xuất hiện trong bộ mặt của những kẻ thật lắm thủ đoạn để nhũng nhiễu dân lành. Cái logic thợng tắc chính, hạ tắc loạn, nhà dột từ nóc đợc tái hiện ở đây thật sinh động, thuyết phục. 4. Bên cạnh năng lực phản ánh hiện thực là giọng điệu phê phán. Nếu phản ánh hiện thực là lớp nội dung đợc thể hiện trực tiếp thì thái độ phê phán lại là lớp nội dung hàm ẩn. Dù thế, thái độ phê phán này vẫn đợc bộc lộ rất rõ qua hai chi tiết. Chi tiết thứ nhất : "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vợn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào nh trận ma sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tờng". Ba chữ "triệu bất tờng" có nghĩa là dấu hiệu không lành, điều gở. Thái độ phê phán đợc hiện lên qua lời bình luận trực tiếp của tác giả. 8 Thái độ phê phán đợc thể hiện ngầm ẩn hơn trong chi tiết thứ hai - xuất hiện ở phần kết của bài tùy bút : "Nhà ta ở phờng Hà Khẩu, huyện Thọ Xơng, trớc nhà tiền đờng có trồng một cây lê, cao vài mơi trợng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng ; trớc nhà trung đờng cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy". Đây không còn kể chuyện nhà ngời đời nữa mà là chuyện nhà. Chỉ có thể loại tùy bút mới cho phép một sự chuyển mạch phóng túng đến nh thế. Nó đem lại cho văn bản sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, đặt trong toàn bộ văn mạch thì sự hiện diện của đoạn hồi ức còn đảm bảo cho tính xác thực của những điều thuật kể. Cần lu ý là tác giả đặc biệt nhấn mạnh vào hai vẻ đẹp khác thờng của cây lê và hai cây lựu. Chúng in đậm vào trong ký ức của ông. Bao năm tháng đã đi qua nhng màu sắc và mùi hơng của chúng vẫn nguyên vẹn. Đẹp thế, quý thế mà phải chặt bỏ để tránh tai vạ tất cả đều từ sự tham lam, hiếu kì vô độ của chúa Trịnh. Đây là chi tiết khép lại tác phẩm nên âm điệu phê phán toát ra từ bài tuỳ bút càng trở nên rõ nét. Mở đầu bài tùy bút, tác giả đa ra một nhận xét: trong nớc vô sự. Nhng những gì mà ông đề cập đến trong bài tùy bút lại khiến ngời ta phải suy ngẫm thật nhiều về thế sự. Cũng không phải ngẫu nhiên sau phần tự thuật thì đây là câu chuyện mở đầu trong Vũ trung tuỳ bút. Những triệu bất tờng trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phải chăng là sự mở đầu cho rất nhiều những bất tờng trong tập tùy bút này? Hoàng lê nhất thống chí Hồi thứ mời bốn Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài 1. Nh mọi ngời đều biết Hoàng Lê nhất thống chí đợc viết bởi tập thể các nhà văn thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du là hai tác giả chính. Ngời trớc làm quan thời Lê Chiêu Thống, ngời sau làm quan triều Nguyễn. Cả hai đều có những gắn bó với những triều đại đối nghịch với phong trào Tây Sơn. Trên tất cả là cách nhìn nhận, đánh giá từ lập trờng trung quân của nhà nho, trong trờng hợp cụ thể ở đây là trung với nhà Lê. Tuy nhiên, tinh thần dân tộc, sự 9 tôn trọng lịch sử đã làm xuất hiện trong tác phẩm không ít những chi tiết chân thực nhiều khi vợt ra ngoài những chế định của t tởng trung quân. Chính điều này đã làm nên giá trị hiện thực và nghệ thuật đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí . Hồi thứ mời bốn là sự thể hiện tập trung u điểm nổi bật trên của cuốn tiểu thuyết khi miêu tả thành công sức mạnh, tài năng quân sự của Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn, đồng thời khắc hoạ chân thực sự hèn nhát, bất lực của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. Điều này đợc thể hiện ngay từ hai vế đối mở đầu có chức năng tóm tắt nội dung chính của toàn hồi truyện: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài Qua phép đối ngẫu, tác giả đã đặt song song "quân Thanh" và "Chiêu Thống". Bọn cớp nớc đợc đặt song song với kẻ bán nớc. Cả hai đều ở tình trạng thảm bại : "bị thua trận" "trốn ra ngoài". Dù kín đáo nhng rõ ràng, các tác giả đã tôn trọng hiện thực, họ không hề lầm lẫn về bản chất của ông vua họ Lê. Điều đáng nói hơn cả là trong hai vế đối hình ảnh vua Quang Trung không xuất hiện trực tiếp nhng ngời đọc vẫn thấy tầm vóc của ngời anh hùng hiện lên sừng sững. Chẳng phải các sự kiện : "quân Thanh bị thua trận", "Chiêu Thống trốn ra ngoài" đều có nguyên nhân từ sự xuất hiện của vua Quang Trung và quân đội Tây Sơn đó sao ? Rõ ràng, vua Quang Trung là ngời đã tạo ra những sự kiện chấn động của hồi thứ mời bốn. Gơng mặt và sức mạnh của ngời anh hùng dờng nh toả chiếu trong từng sự kiện, từng câu chữ, hình ảnh. 2. Quả thật, đọc trích đoạn không mấy khó khăn nhận thấy vai trò trung tâm của ngời anh hùng Nguyễn Huệ. Trong trích đoạn, danh xng tôn quý: vua đợc dùng cho cả Nguyễn Huệ và Lê Chiêu Thống tuy nhiên chỉ Nguyễn Huệ với tôn hiệu Vua Quang Trung mới đợc miêu tả nh là biểu tợng cho tầm vóc và sức mạnh của dân tộc. Hãy lắng nghe những lời dụ của vua Quang Trung đã đợc các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí trang trọng ghi lại: -"Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phơng Nam, phơng Bắc chia nhau mà cai trị". 10 [...]... có phải là làng cũ mà hai mơi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không? Trong văn bản, câu hỏi này đợc tách riêng ra trong một câu văn độc lập Một câu hỏi nh dội lên trong lòng và sẽ còn bám riết lấy tâm trí của nhân vật Câu văn tiếp theo (nhng lại với t cách của câu mở đầu trong một đoạn văn khác) có dáng dấp nh một đối thoại, vừa nh một tiếng thở dài u uẩn: Hình ảnh làng cũ trong... của mình Không chỉ thế ở đoạn văn khác của phần mở đầu truyện, nhân vật xng tôi cho biết rõ hơn hoàn cảnh của lần trở về rất đặc biệt này: đây là lần trở lại cuối cùng để bán nhà, chuyển đến nơi ở mới Sự trở về, vì thế, nh một hối thúc của nội tâm: tôi cần phải 28 trở về trớc Tết, vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu Văn phong của Lỗ Tấn vốn nổi tiếng về sự bình đạm Tâm sự bao giờ cũng... trở về Cố hơng chỉ tìm thấy khi ngời ta dũng cảm mở đờng về phía trớc./ Bài 17 30 Những đứa trẻ (Trích Thời thơ ấu - M Go-rơ-ki) 1 M Go-rơ-ki (1868 1936) là một trong những nhà văn lớn không chỉ của văn học Nga mà còn của văn học thế giới thế kỉ XX Sự nghiệp của Go-rơ-ki rất phong phú, đồ sộ, bao gồm cả khảo cứu và sáng tác Trong lĩnh vực sáng tác, ông đặc biệt thành công ở hai thể loại : truyện ngắn... là hiển nhiên, nó đợc nhận ra ngay tức thời dù với một ngời Pháp còn xa lạ với văn hóa Việt Nhng vẫn còn đó một câu hỏi: vì sao Truyện Lục Vân Tiên lại có đợc sức hấp dẫn đặc biệt này? Câu trả lời đơng nhiên không chỉ có một nhng, có lẽ, trớc tiên phải bắt đầu từ quan hệ giữ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu và những trang văn của ông Bệnh tật cắt ngang con đờng khoa cử nhng lại đa Nguyễn Đình Chiểu,... của văn học một thời nhng nó 24 đợc Phạm Tiến Duật tái hiện qua một giọng điệu thơ tinh nghịch, hóm hỉnh, trẻ trung Giọng điệu của những anh lính, của những cô thanh niên xung phong những nhân vật trữ tình trung tâm trong thế giới thơ của Phạm Tiến Duật Đặc điểm trên đợc thể hiện rất rõ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính - nằm trong chùm thơ mà Phạm Tiến Duật đợc tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn. .. Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập" trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Sự vang vọng ấy khiến lời dụ của vua Quang Trung đã trở thành lời của sông núi, của truyền thống yêu nớc, ý chí tự lập tự cờng của dân tộc Việt Nam Trớc lời dụ này mới chỉ có Nguyễn Huệ với t cách một thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn Với lời dụ này ta thấy hiển hiện trong trang văn hình ảnh của vua Quang Trung nh là đại diện,... thiên tài quân sự mà còn nh một nhà chính trị, một nhà ngoại giao kiệt xuất Chỉ trong một chi tiết nhng đã tái hiện cùng lúc những phẩm chất phi thờng của ngời anh hùng! Lẽ đơng nhiên, các nhà văn trong Ngô gia văn phái sẽ không thể bỏ qua vẻ đẹp của vua Quang Trung nơi chiến trận Trung thành với lịch sử, hồi thứ mời bốn đã làm hiện lên thật sinh động vẻ đẹp của một thiên tài quân sự Đấy là sự quyết... biết đạo làm con nhng không biết đạo làm vua Là các nhà nho nên các nhà văn họ Ngô không quên đạo trung quân, họ cố gắng tìm ra những chi tiết để tô điểm cho vị vua chính thống Tuy nhiên, nhìn một cách khách quan, ngay trong chi tiết có lẽ là khả thủ nhất của mình, sự kém cỏi của vua Lê vẫn hiện ra rất rõ nét Dù là chép sử hay viết văn thì những chi tiết nh thế quả thật có khả năng chạm khắc tính cách... ảo ấy đã khiến bọn trẻ phần nào thoát khỏi "cuộc sống buồn tẻ của chúng" Đấy là vơng quốc đẹp đẽ nhất của tuổi thơ, gắn kết những linh hồn nhỏ dại, cô độc Và đoạn văn tả cảnh bọn trẻ gặp nhau để nghe kể chuyện cổ tích bên hàng rào là đoạn văn đẹp nhất của thế giới tình bạn trong trích đoạn Bức tờng và hàng rào vốn là để phân định ranh giới, ngăn trở Chúng giống nh cánh cổng, nơi mà ông đại tá đã dắt... của phong trào Tây Sơn Với lời dụ này ta thấy hiển hiện trong trang văn hình ảnh của vua Quang Trung nh là đại diện, biểu tợng cho hồn thiêng, ý chí của dân tộc Nếu nh ở đâu đó trong tác phẩm, các nhà văn còn lu luyến với vua Lê thì ở đây khi ghi lại những lời dụ này họ đã thoát khỏi sự ràng buộc chặt hẹp của quan điểm chính trị để khắc hoạ thành công vẻ đẹp của vua Quang Trung nh là biểu tợng cho . làm chính, thể văn gần với dã sử, ở giữa thờng xen vào thơ ca văn vần, đoạn cuối chuyện thờng có một đoạn nghị luận ngắn (Khái yếu lịch sử văn học Trung. suốt toàn bộ tác phẩm. Trớc Nguyễn Dữ, văn học viết Việt Nam hầu nh vắng bóng hình ảnh ngời phụ nữ. Đấy là nền văn học với những băn khoăn về hữu / vô;

Ngày đăng: 02/09/2013, 11:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đặc biệt, ở phần cuối hình ảnh của nhà Chúa mờ đi. Xuất hiện trực tiếp hơn là hình ảnh của lũ hoạn quan - Bình văn 9.
c biệt, ở phần cuối hình ảnh của nhà Chúa mờ đi. Xuất hiện trực tiếp hơn là hình ảnh của lũ hoạn quan (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w