trích này là sự kiện : A-li-ô-sa (tên thân mật ở nhà của M. Go-rơ-ki) cùng với hai đứa anh cứu đợc đứa em út bị rơi xuống giếng. Kỉ niệm này đã hình thành nên tình bạn của bọn trẻ. Tuy nhiên trong tình bạn của lũ trẻ vẫn còn đó một ngăn trở chẳng thể nào xóa bỏ. Trở ngại ấy là đẳng cấp giữa hai gia đình: ông bà ngoại của A-li-ô-sa là những ngời nghèo còn bố của ba đứa trẻ bên cạnh nhà là ngời giàu và có thế lực. Trong đoạn trích, ông đại tá đã một lần xuất hiện để xua đuổi A-li-ô- sa : "Ông già nắm chặt lấy vai tôi và dẫn tôi qua sân ra cổng ; [...] giơ ngón tay
doạ tôi và nói : − Cấm không đợc đến nhà tao !". Sau lần ấy, bọn trẻ chỉ dám gặp
nhau lén lút, một trong ba đứa bé nhà bên cạnh phải canh chừng ông đại tá vì sợ bị bắt gặp. ôi! những ngời lớn! Có bao giờ họ cảm nhận đợc cái bóng của họ đã đổ xuống thế giới trẻ thơ nghiêm nghị, chật hẹp đến tầm thờng!
Nhng có hề gì. Những đứa trẻ nhó bé, luôn bị canh chừng bởi những luật lệ của ngời lớn vẫn có những phơng thức để tìm đến với nhau. Đó chảng phải là một trong những điều kỳ diệu nhất của tuổi thơ sao? Giữa những đứa trẻ ấy có biết bao sợi dây đồng cảm. Chúng đều là những đứa trẻ thiếu vắng tình thơng : A-li-ô-sa phải ở với ông bà ngoại. Ông ngoại là ngời khó tính, thờng dùng roi vọt đánh cháu. Ba đứa trẻ bên cạnh tuy cảnh nhà khá giả nhng lại không có mẹ, phải sống với dì ghẻ. Chúng đều cần đợc yêu thơng, đợc cảm thông. Chính điều này đã khiến chúng tìm đến với nhau. Tình bạn của tuổi thơ thực sự là sự bù đắp cho những tâm hồn thơ trẻ non nớt.
Và đây nữa là những câu chuyện cổ tích. Qua câu chuyện cổ tích, A-li-ô-sa thể hiện sự thông cảm của mình với bon trẻ hàng xóm, cậu an ủi chúng : "Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về". Ai mà biết đợc, khi nói với bạn mình câu nói
ấy cậu bé A-li-ô-sa liệu có thầm hỏi trong tâm trí mình về ngời mẹ, vẫn còn sống đó mà sao quá xa xôi, của chính mình!
Dù bị cấm đoán, ba đứa trẻ vẫn tìm cách trò chuyện với A-li-ô-sa và thờng thì "chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích". Chính thế giới của những phép màu kì ảo ấy đã khiến bọn trẻ phần nào thoát khỏi "cuộc sống buồn tẻ của chúng". Đấy là vơng quốc đẹp đẽ nhất của tuổi thơ, gắn kết những linh hồn nhỏ dại, cô độc. Và đoạn văn tả cảnh bọn trẻ gặp nhau để nghe kể chuyện cổ tích bên hàng rào là đoạn văn đẹp nhất của thế giới tình bạn trong trích đoạn. Bức tờng và hàng rào vốn là để
phân định ranh giới, ngăn trở. Chúng giống nh cánh cổng, nơi mà ông đại tá đã dắt A-li-ô-sa ra đó để đuổi khỏi nhà mình. Nhng ở đây, bức tờng và hàng rào, với cây bồ đề và bụi hơng mộc lại là nơi bảo vệ cho bọn trẻ có thể gặp nhau, thoát khỏi sự cấm đoán của ngời lớn. Đấy là sự phát hiện hoán cải đẹp đẽ của thế giới tình bạn. Tất nhiên, bọn trẻ nói chuyện với nhau không hề đợc tự do, thoải mái : "... chúng tôi ngồi xổm hoặc quỳ xuống nói chuyện khe khẽ với nhau. Một trong số ba anh em chúng phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp". Thế nhng chúng dờng nh không cảm thấy sự gò bó đó. Chúng nói chuyện với nhau thật say mê. Khi A-li-ô-sa quên một đoạn truyện cổ tích, chú lại chạy về hỏi bà còn bọn trẻ sẵn lòng chờ đợi để nghe kể tiếp. Tình bạn trẻ thơ đâu có đòi hỏi gì nhiều ? Đợc nhìn thấy nhau, trò chuyện với nhau, đó chính là một hạnh phúc to lớn của chúng rồi!