1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN DI LINH, TỈNH lâm ĐỒNG

98 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 175,98 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG 1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục THPT của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Vài nét về tình hình KT-XH huyện Di Linh Di Linh là một huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên quốc lộ 20 tuyến đường từ Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 28 nối tỉnh Bình Thuận với tỉnh Đắk Nông, phía Nam của dãy Trường Sơn, cực Nam Trung Bộ, cách thành phố Hồ Chí Minh 223km về hướng bắc và cách thành phố Đà Lạt 80 km về phía nam Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Nông và huyện Lâm Hà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Bảo Lâm Huyện Di Linh có 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 19 xã, với tổng diện tích tự nhiên trên 162 nghìn ha 2 Năm 1945, Di Linh có khoảng 15000 dân, trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 65% Hiện nay (theo thống kê dân số năm 2009) dân số toàn huyện là 154.622 người, trong đó đồng bào DTTS gồm có 28 dân tộc với dân số 58.263 người chiếm 37.6% dân số DTTS có số dân đông nhất huyện là dân tộc Cơho, chiếm hơn 90% Di Linh là một vùng cao nguyên trung du đồi núi lồi lõm và bị chia cắt bởi nhiều thung lũng, có độ dốc trung bình từ 1 độ đến 20 độ theo hướng Đông-Tây, độ cao trung bình từ 1.000m so với mặt nước biển, cách bờ biển khoảng 62km theo đường chim bay Điều kiện khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm (nhiệt độ bình quân khoảng 22oC), môi trường khí hậu trong lành không quá nóng mà cũng không quá lạnh 3 Trong 2 năm qua, quá trình triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 20162020 có những thuận lợi cơ bản song gặp không ít khó khăn, thách thức Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết bằng nhiều giải pháp đồng bộ Do vậy, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng 4 Kinh tế của huyện bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản, du lịch và dịch vụ Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như chè và cà phê, là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng với diện tích trên 41.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng bình quân hằng năm đạt trên 100.000 tấn Huyện có 15.754 ha rừng phòng hộ và 79.831 ha rừng trồng, với độ che phủ của rừng khoảng 57%, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm sản Địa hình núi cao với nhiều thác nước, hồ nước và núi cao hùng vĩ cùng với các lễ hội của người đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên như lễ hội đâm trâu, hội cồng chiêng, mừng lúa mới rất thuận lợi để huyện phát triển kinh tế từ du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch sinh thái và thương mại dịch vụ từ các hoạt động du lịch Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông lâm sản và khai thác khoáng sản Tuy nhiên tỉ trọng công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế của huyện còn chiếm tỉ lệ khá thấp chưa xứng với tiềm năng hiện có 5 Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển toàn diện; giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đồng bộ, và đã đạt được nhiều kết quả Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực Vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ nét Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương Tình hình giáo dục của huyện Di Linh Tính đến năm học 2017 – 2018, toàn huyện Di Linh có 91 trường , đáp ứng 100% nhu cầu học tập của HS ở địa phương gồm: 28 trường mầm non (5 trường mầm non tư thục), 34 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở, 06 trường trung học phổ thông, 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú và 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 38 trường đạt chuẩn quốc gia (36 trường tiểu học - THCS, 2 trường THPT) 6 Việc quan tâm đầu tư của nhà nước, cùng với việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đã góp phần tạo chuyển chuyển biến tích cực Trong số 6 trường THPT, có 02 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia ở cấp độ 3 Số còn lại đang trong giai đoạn xây dựng trường chuẩn quốc gia Các trường này đảm bảo được tiêu chí về diện tích, cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhưng chất lượng giáo dục và điều kiện cơ sở vật chất còn những hạn chế nhất định Năm học 2016 - 2017, tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 74-CTr/TU ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện Nghị Quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT ” ngành giáo dục huyện đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để thực hiện thành công các mục tiêu nhiệm vụ năm học; củng cố và ổn định mạng lưới trường lớp, tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện với các số liệu chủ yếu như: 7 Chương trình kiên cố hóa trường học được triển khai thực hiện tích cực Đến năm 2017 về cơ bản đáp ứng đủ phòng học cho các cấp học phổ thông học 2 ca trên ngày, không còn phòng học tạm Mạng lưới trường lớp phủ kín đến tận thôn buôn, đảm bảo về chất lượng đội ngũ và chương trình đào tạo Chính quyền tích cực đầu tư, tu sửa cơ sở vật chất, trang bị phương tiện dạy học đảm bảo nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp bình quân hằng năm từ 98% trở lên Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và được bố trí tương đối hợp lý ở các cấp học, môn học đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng Đời sống giáo viên ngày càng được cải thiện, giúp các thầy cô yên tâm công tác Đặc điểm chính của các trường triển khai nghiên cứu đề tài - Đội ngũ CBQL 8 - Đội ngũ CBQL trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng năm học 2017 – 2018 Qua bảng ta thấy, đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng Đội ngũ CBQL có 100% là đảng viên, 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó 31.6% có trình độ trên đại học Số CBQL có thâm niên làm quản lý trên 5 năm là 68.4%, tỉ lệ được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường trung học là 78.9%, đây là lực lượng tương đối ổn định, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức quản lý trường học Tuổi đời của CBQL phần lớn là trẻ 8/11 người có tuổi đời dưới 40, tỉ lệ 42.1%; đa số cán bộ trẻ nên rất nhiệt tình và năng nổ, có triển vọng làm công tác quản lý nhà trường lâu dài, ổn định - Trình độ về chuyên môn – nghiệp vụ và lý luận chính trị của đội ngũ CBQL của các trường mà đề tài tiến hành nghiên cứu cho thấy cơ bản đảm bảo về chất lượng, cụ thể chỉ có 6/19 CBQL có trình độ trên đại học, 18/19 có trình độ lý luận chính trị trung cấp Tuy nhiên, CBQL quản lý của các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cũng còn có một số hạn chế: 9 - Trong cơ cấu đội ngũ CBQL của 6 trường THPT triển khai nghiên cứu đề tài, có 3/19 CBQL là nữ, tỉ lệ 15.7% Điều này ít nhiều có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả quản lý nhà trường đặc biệt đối với đối tượng GV, NV nữ - Số CBQL mới được bổ nhiệm trong thời gian dưới 5 năm là 8, tỉ lệ 42.1% nên kinh nghiệm trong quản lý còn hạn chế Việc bồi dưỡng năng lực quản lý thông qua việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường THPT trên địa bàn huyện chưa được quan tâm nên hiệu quả quản lý chưa cao - Một số CBQL chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn nên còn hạn chế trong một số lĩnh vực quản lý nhà trường như: công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ, chất lượng xây dựng các loại kế hoạch, quản lý tài chính, quản lý HĐDH, quản lý HĐTN - Đội ngũ giáo viên - Số lượng, chất lượng GV - Đặc điểm đội ngũ GV 10 Nhìn vào Bảng trên cho thấy: Có 100 % GV được hỏi cho ý kiến là phải kết hợp tất cả các biện pháp: Để học sinh tự đánh giá, tập thể lớp đánh giá, giáo viên nhận xét đánh giá Như vậy, các G V đều thống nhất các biện pháp đánh giá kết quả HĐTN của HS là phải kết hợp cả ba biện pháp là: Để học sinh tự đánh giá, tập thể lớp đánh giá và giáo viên nhận xét đánh giá Việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐTN của HS đã được các nhà trường chỉ đạo các lớp tự kiểm tra dưới sự theo dõi, giúp đỡ, tham mưu của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp và đối với cá nhân mỗi HS Đồng thời việc tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả HĐTN của các trường được thể hiện qua xếp loại hạnh kiểm HS ở từng tháng trong năm học hoặc xếp loại theo từng học kì Điều này có tác dụng rất tốt trong việc động viên khích lệ HS tham gia hoạt động tích cực và chủ động hơn Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả đối với cả một tập thể lớp là cơ bản, còn đánh giá sát với cá nhân từng học sinh thì chưa đạt được như mong muốn 84 Tiếp theo, để nắm được sự đánh giá của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về hiệu quả của các HĐTN đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục HS, qua khảo sát ( câu hỏi số 8 phiếu A1- phụ lục 2, câu 2 phiếu A2 -của phụ huynh, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý về hiệu quả của HĐTN đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG Có hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả KHẢO SÁT Số lượng Số % lượng % Số % lượng Cán bộ quản lý 10/12 83,3 2/12 16,7 0 0 Giáo viên 37/50 74 11/50 22 2/50 4 Học sinh 112/150 16,7 13/150 8,6 Cha mẹ học sinh 31/60 74,7 51,7 25/15 0 22/60 85 36,6 7/60 11,7 - Hiệu quả HĐTN đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của phụ huynh, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý cho thấy: có 83,3% CBQL; 74% GV; 74,7% HS và 51,7% CMHS khẳng định HĐTN có hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục Có 17,6% CBQL; 22% GV; 16,7% HS và 36,6% CMHS cho rằng HĐTN ít hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục Chỉ có 4% GV; 8,6% HS; 11,7% CMHS khẳng định HĐTN không có hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục Thực tế, các kết quả kiểm tra, đánh giá HĐTN của Nhà trường đã được phản hồi tới các bên liên quan để cải tiến hoạt động cũng như điều chỉnh kế hoạch HĐTN, tuy nhiên, chưa được thường xuyên và trong một số trường hợp còn chưa được kịp thời Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông Trong các hoạt động, việc đảm bảo đầy đủ về CSVC sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả Khảo sát thực trạng CSVC của nhà trường qua ý kiến của các CBQL và GV cho thấy kết quả như sau: 86 - Đánh giá của CBQL và GV về mức độ quản lý cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN 87 Mức độ quản lý (n=62) T T Tốt Nội dung SL Khá % SL % Trung Yếu bình SL % S L % Kinh phí dành cho việc tổ 1 chức các 41 66,1 12 19,4 9 các nguồn kinh 40 64,5 14 22,5 8 90,3 6 9,7 HĐTN theo 14, 0 0 13 0 0 0 0 0 5 chủ đề trong năm học Việc huy động 2 phí cho HĐTN Quản lý sử 3 dụng các trang thiết bị phục vụ 56 HĐTN 88 0 Mức độ quản lý (n=62) T T Tốt Nội dung SL Khá % SL % Trung Yếu bình SL % S L % Công tác mua sắm, bổ sung, 4 đầu tư trang 44 71 10 16,1 8 thiết bị phục vụ 12, 9 0 0 0 0 cho HĐTN Việc huy động 5 các nguồn lực cho hoạt động 41 66,1 9 HĐTN 89 14,6 12 19, 3 Từ kết quả khảo sát được thể hiện tại Bảng cho thấy: CBQL các trường đã có sự chú trọng trong công tác đầu tư kinh phí và CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐTN Các trường đều tăng cường trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay CBQL các trường đã quản lý khá tốt nguồn kinh phí dành cho HĐTN, cũng như việc huy động kinh phí cho HĐTN (mức độ đánh giá Tốt, Khá trên 85%) Điều này còn cho thấy các nhà trường đã có kế hoạch quản lý tốt việc mua sắm, bổ sung các trang thiết bị phục vụ cho HĐTN, quản lý việc sử dụng các trang thiết bị cũng như đầu tư nguồn kinh phí thích hợp để phục vụ cho các HĐTN Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến đánh giá quản lý các nội dung trên ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ dưới 20%) Qua phỏng vấn một số GV họ cho rằng nhà trường cơ bản đã quản lý khá tốt nguồn kinh phí ngân sách phục vụ cho HĐTN, còn việc thanh thủ các nguồn lực khác thì còn hạn chế Việc huy động các nguồn lực bên ngoài nhà trường trong quá trình tổ chức HĐTN có thực hiện nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào các chủ đề mang tính chính trị lịch sử, các ngày lễ lớn trong năm 90 Có thể nói, việc QL và khai thác sử dụng CSVC hiện có trong nhà trường phục vụ cho HĐTN đang được CBQL các trường thực hiện khá tốt Tuy nhiên để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đổi mới trong chương trình THPT hiện hành, CBQL các trường cần tiếp tục xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tranh thủ sự ủng hộ về kinh phí, CSVC phục vụ cho hoạt động GD Đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho nhà trường để phục vụ tốt cho các hoạt động dạy và học Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức quản lý thực hiện chương trình HĐTN Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện HĐTN của cán bộ giáo viên các trường THPT, tôi qua khảo sát ở 6 trường THPT trên địa bàn huyện Di Linh, với câu hỏi số 10 (Mẫu phiếu A2) ở phần phụ lục có kết quả thu được như sau: 91 - Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý HĐTN 92 Mức độ ảnh hưởng % Stt Rất Các yếu tố ảnh hưởn g 1 2 3 4 5 6 7 Năng lực quản lý, điều hành hoạt động của CBQL và Ban chỉ đạo Nhận thức của các lực lượng giáo dục về HĐTN Năng lực tổ chức của đội ngũ GV trong nhà trường Năng lực tổ chức của cán bộ Đoàn TN trong nhà trường Nội dung chương trình HĐTN Các chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến HĐTN Sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về 93 Ảnh hưởn g Khôn g ảnh hưởn g 87,1 12,9 0 88,7 11,3 0 83,9 16,1 0 83,9 16,1 0 77,4 22,6 0 80,6 19,4 0 80,6 19,4 0 HĐTN Công tác phối hợp các lực lượng 8 trong và ngoài nhà trường tham gia 85,5 14,5 0 71 29 0 70,9 29,1 0 75,8 24,2 0 74,2 25,8 0 vào HĐTN 9 10 11 12 Tinh thần, thái độ của HS khi tham gia các HĐTN Sự quan tâm ủng hộ của CMHS Công tác quản lý CSVC và tài chính cho HĐTN Phong tục, tập quán, điều kiện KT XH của từng vùng miền 94 Kết quả khảo sát ở Bảng cho thấy, đa số các ý kiến được hỏi đều nhận định có mức độ ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến thực trạng quản lý HĐTN ở các trường THPT huyện Di Linh Trong đó, mức độ rất ảnh hưởng đạt từ trên 70% đến gần 90% ý kiến đánh giá tập trung vào các nhân tố sau: Nhận thức của các lực lượng giáo dục về HĐTN có 88,7 % ý kiến; Năng lực quản lý, điều hành hoạt động của CBQL và Ban chỉ đạo có 87,1 % ý kiến; Các yếu tố Năng lực tổ chức của đội ngũ GV trong nhà trường, Năng lực tổ chức của cán bộ Đoàn TN trong nhà trường cùng có 83,9% ý kiến; Công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào HĐTN có 85,5 % ý kiến; Các chủ trương, cơ chế chính sách liên quan đến HĐTN cũng như Sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về HĐTN cùng có 80,6 % ý kiến Các yếu tố khác được đánh giá mức độ rất ảnh hưởng từ 70% đến 75% 95 Phỏng vấn thêm một số giáo viên ở trường THPT Trường Chinh và THPT Nguyễn Huệ cho thấy đa số GV cho rằng khó khăn lớn nhất đối với họ là do bản thân thiếu kinh nghiệm, học sinh chưa tích cực trong khi đó nội dung chương trình cụ thể về HĐTN chưa được triển khai, hiện tại các trường đang tổ chức các hoạt động dựa theo nội dung chương trình sách giáo khoa về hoạt động GDNGLL đã được triển khai, thực hiện qua mấy năm học nhưng vẫn có những nhược điểm gây khó khăn Một trở ngại nữa là thiếu kinh phí, đa số giáo viên cho rằng chủ đề hoạt động có hay, phương pháp tổ chức có tốt mấy nhưng không có kinh phí chi cho hoạt động thì rất khó thành công Như vậy, có thể nói CBQL, GV đều nhận thức được các nguyên nhân chủ quan và khách quan có tác động không ít vào quá trình tổ chức và QL HĐTN, trong đó nhận thức rất rõ về các yếu tố chủ quan Vấn đề đặt ra với các nhà QL là cần phải xác định và làm rõ được ý nghĩa, vai trò của từng yếu tố ảnh hưởng để có những giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả cho từng hoạt động 96 Về mặt định hướng, Ban chỉ đạo HĐTN cần thiết phải đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, tham gia HĐTN một cách tự giác, tích cực, sáng tạo và cần khai thác các lực lượng ngoài nhà trường để xây dựng, tổ chức các hoạt động Đồng thời cần chú ý các hoạt động để nhằm giáo dục học sinh tham gia, tổ chức tốt các ngày truyền thống trong năm học, các chủ điểm giáo dục hàng tháng Về phối hợp với các lực lượng giáo dục, hiện nay, các nhà trường trên địa bàn huyện Di Linh đã tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng vào HĐTN của HS Mặc dù chưa được nhiều và chưa thường xuyên nhưng đã phần nào góp phần ngày càng nâng cao chất lượng các HĐTN để giáo dục toàn diện HS Các trường cũng đã phối hợp tốt với Ban đại diện CMHS trong việc tham gia tổ chức thực hiện các HĐTNtrong những năm học vừa qua 97 Tuy nhiên, hiện nay còn có một số hiệu trưởng trường THPT còn chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý HĐTN, còn tình trạng giao cho GVCN hay cán bộ Đoàn phụ trách mà chưa tham gia quản lý một cách sát sao, cụ thể HĐTN phần lớn còn do GV tự tìm tòi và tổ chức hoạt động theo khả năng của mình mà chưa được sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo các nhà trường một cách thỏa đáng Vì vậy hiệu quả của công tác chỉ đạo HĐTN trong các trường THPT hiện nay còn thấp, chưa thực sự tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh Học sinh còn ít có cơ hội được tự khẳng định mình, còn thụ động, mọi hoạt động và sự tham gia hoạt động hầu hết vẫn đều do GV điều khiển mà HS chưa được tự mình thiết kế, tự mình điều khiển các hoạt động theo ý tưởng của cá nhân, nhằm phát huy khả năng của mình và tự khẳng định bản thân Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện Di Linh, Lâm Đồng Mặt mạnh 98 ... Thực trạng thực chương trình hoạt động trải nghiệm trường trung học phổ thông huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Thực trạng nhận thức cán quản lí, giáo viên thực chương trình hoạt động trải nghiệm Sau... đánh giá thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Trên sở đề xuất biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu HĐTN trường THPT huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Đối... trung bình tỷ lệ học học sinh yếu trường năm học 2016-2017 5,8% xếp loại 0,3% + Về hạnh kiểm = Thống kê hạnh kiểm học sinh trường trung học phổ thông huyện Di Linh năm học (2012 - 2017 ) 15 Các

Ngày đăng: 23/05/2019, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w