Tính cấp thiết của đề tài Được viết vào cuối năm 1847 đầu 1848, trải qua hơn 170 năm, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” gọi tắt là Tuyên ngôn do C.Mác và Ph.Ăng-ghen khởi thảo vẫn luôn là c
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC XÂY
DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
Người thực hiện: Mỵ Duy Quang Tổ 1.
Lớp: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước K37b.
Đồng Nai, tháng 01/2019
Trang 2LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3
MỤC LỤC
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5
5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu của đề tài 6
5.1 Cơ sở lý luận của đề tài 6
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 6
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6
7 Kết cấu nội dung của đề tài 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 7
1.1 Vài nét về tác giả 7
1.2 Khái quát về tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” 10
CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” 16
2.1 Tính tất yếu về sự ra đời và quá trình hình thành Đảng Cộng sản 16
2.2 Tính tiên phong của Đảng cộng sản và mối liên hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân 16
2.3 Mục đích, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản 19
CHƯƠNG 3 LIÊN HỆ VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY 21
3.1 Sở lược về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 21
3.2 Vai trò, vị trí, mục đích, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam 23
3.3 Sự vận dụng của Đảng trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 24
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Được viết vào cuối năm 1847 đầu 1848, trải qua hơn 170 năm, “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản” (gọi tắt là Tuyên ngôn) do C.Mác và Ph.Ăng-ghen
khởi thảo vẫn luôn là cơ sở lý luận khoa học, ngọn cờ tư tưởng, ngôi sao dẫnđường và kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, vẫn rực sáng với tư tưởng vĩ đại của nó - tư tưởng giải phóng các giaicấp và tầng lớp cần lao, và nói rộng ra là giải phóng toàn bộ xã hội, giải phóng
loài người khỏi mọi sự áp bức, bất công Tuyên ngôn, ngay từ lúc ra đời và kể từ
đó trở đi, luôn luôn là bản hiệu triệu hào hùng và ngọn cờ chiến đấu đầy khíphách cho tư tưởng vĩ đại ấy Ngoài những vấn đề có tính nguyên lý đã được thể
hiện rõ nét trong Tuyên ngôn, ở đây chúng ta còn thấy rõ những quan niệm của
các ông về khả năng áp dụng của nó đối với sự phát triển của xã hội nói chung
và sự vận dụng vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay
Tuyên ngôn là tác phẩm kinh điển cô đọng của chủ nghĩa xã hội khoa học,
giữ địa vị đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin
Sự ra đời của Tuyên ngôn đánh dấu bước ngoặt căn bản thời kỳ lịch sử phát sinh
và phát triển của Chủ nghĩa Mác; đặt nền tảng tư tưởng cho những vấn đề vềĐảng và xây dựng Đảng cộng sản, có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựngĐảng của Đảng ta
Tuyên ngôn là thế giới quan khoa học dựa trên sự kế thừa và phát triển
những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại Tác phẩm ra đời, đánh dấu sự hìnhthành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác, bao gồm ba bộ phận hợp thành: triếthọc, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học Vì vậy, ngay từ lúc ra
đời, Tuyên ngôn đã là Cương lĩnh trực tiếp chỉ đạo các Đảng Cộng sản và phong
trào công nhân thế giới trong cuộc đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ tư bản chủ
nghĩa, tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh và tốt đẹp Tuyên ngôn đã
thức tỉnh, tập hợp giai cấp công nhân và những người lao động làm thuê khácthành một lực lượng to lớn chống sự áp bức, bóc lột, giành được những quyềnlợi và quyền lực ngày càng quan trọng Nếu như giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩacộng sản còn là một “bóng ma” ám ảnh châu Âu, như các thế lực của châu Âu
cũ từng rêu rao, thì với sự ra đời của Tuyên ngôn,C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ
rõ rằng, cái “bóng ma” ấy đã thực sự trở thành một thế lực cụ thể, và cái thế lực
ấy cứ ngày một lớn dần lên, trở thành những phong trào cách mạng hừng hựckhí thế, những cuộc cách mạng bùng nổ dữ dội và cả những quyền lực nhà nướcđược thiết lập trên hành tinh chúng ta Từ đứa con đầu lòng là Công xã Pa-rinăm 1871, đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, là sự ra đời của Liên Xô nhà
Trang 5nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên, rồi đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, vớithắng lợi của hàng loạt cuộc cách mạng kiểu mới ở cả châu Âu, châu Á và Mỹ
La tinh, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới
Cần phải khẳng định rằng, những tư tưởng của Tuyên ngôn về Đảng cộng
sản vẫn đang sống và ngày càng sống động hơn theo nhịp tiến lên của nhân loạitiến bộ, của cả xã hội loài người đang vững bước đi vào thế kỷ XXI Sức mạnh
tư duy vạch thời đại của Mác - Ăngghen trong tác phẩm này vẫn được thực tiễnlịch sử toàn thế giới khảo nghiệm và minh chứng rực rỡ trong thời đại ngày nay
Đảng Cộng sản Việt Nam - chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động Việt Nam, Đảng đại biều trung thành cho lợi ích của giaicấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Sự ra đời của Đảng ta, mặc dù
có những yếu tố đặc thù riêng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố cho sự ra đời củamột chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân đó là sự kết hợp giữa chủnghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân Trong suốt quá trình lãnh đạocách mạng Việt Nam, chủ nghĩa C.Mác-Lênin luôn giữ vị trí nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xcủa Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa C.Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.”
Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóa diễn
ra mạnh mẽ, công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có lý luận cách mạng dẫnđường nhằm đảm bảo cho sự phát triển ấy không đi chệch hướng con đường tiếnlên Chủ nghĩa xã hội; đồng thời để đấu tranh với những tư tưởng sai lệch về giá
trị quan trọng của lý luận về Đảng cộng sản của Tuyên ngôn, giúp Đảng ta vững
vàng lập trường tư tưởng của chính Đảng lãnh đạo thì việc tìm hiểu, nghiên cứuquan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Tuyênngôn của đảng cộng sản” và liên hệ với công tác xây dựng Đảng cộng sản ViệtNam hiện nay là rất cấp thiết
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian gân đây đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu quan điểmcủa C.Mác, Ph.Ăngghen về xây dựng Đảng trong tác phẩm “Tuyên ngôn củađảng cộng sản” và ý nghĩa của tuyên ngôn đối với công tác xây dựng Đảng cộngsản Việt Nam hiện nay, sau đây tôi xin kể tới một số tác giả như sau:
- “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - giá trị và sức sống trong sự nghiệpđổi mới ở Việt Nam” là chủ đề tại Hội thảo khoa học do Học viện Chính trị tổchức ngày 31/01/2018 (được đăng trên báo mới ngày 30/01/2018)
Trang 6- “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản qua sự kế thừa và phát triển của HồChí Minh” là bài viết của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Tuyết - Họcviện Báo chí và Tuyên truyền (được đăng tải Tạp chí lý luận chính trị số 1 năm
2018 và tạp chí Tài chính ngày 03/02/2018)
- “Sức sống bền vững của Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản” trong bài phátbiểu khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản củađồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng BanTuyên giáo T.Ư (được đăng trên báo nhân dân ngày 26/02/2018)
- “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Giá trị lý luận và thực tiễn trong thờiđại ngày nay” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp BanTuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế (được đăng trên báo sài gòngiải phóng và tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương ngày 27/02/2018)
- “Giá trị lớn lao và sức sống của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộngsản” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Nguyễn Tuyên - Hội đồng Lý luậnTrung ương, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh điển Mác - Lê-nin nghiên cứu(được đăng trên tờ tạp chí Mặt trận ngày 29/3/2018)
- Giới thiệu tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và “Đọc Tuyênngôn Đảng Cộng sản” dưới dạng sách bỏ túi của PGS, TS Vũ Tình, Giảng viêncao cấp, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn(được đăng trên báo mới và báo điện tử của Chính phủ ngày 03/5/2018)
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về xây
dựng Đảng
- Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của
C.Mác, Ph.Ăngghen: toàn tập, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995,t4, tr.591-646
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích: đề tài nhằm mục đích đi sâu vào nghiên cứu để làm rõ các
quan điển, tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về xây dựng Đảng trong tác phẩm
“Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, từ đó liên hệ với sự vận dụng sáng tạo những
tư tưởng đó vào công tác xây dựng Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ: để đạt được mục tiêu nêu trên, thì nhiệm vụ đặt ra là:
Làm rõ hoàn cảnh ra đời, tác giả, tác phẩm
Tập trung phân tích, làm rõ các quan điểm, tư tưởng của C.Mác vàĂngghen về Đảng cộng sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”
Trang 7 Vận dụng những tư tưởng, quan điểm đó vào việc xây dựng ĐảngCộng sản Việt Nam hiện nay.
5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” của C.Mác,Ph.Ăngghen: toàn tập, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t4, tr.591-
646 để tìm ra những tư tưởng về Đảng và xây dựng Đảng trong tác phẩm
- Nghiên cứu các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và một sốtác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng để tìm ra sự vận dụngcủa Đảng từ tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
- Tìm hiểu qua các sách báo và các bài viết của các nhà nghiên cứu liênquan đến tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” để tham khảo, hoàn thiệntiểu luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Một số phương pháp chủ đạo được sử dụng trong tiểu luận:
Phương pháp luận: dựa vào những nguyên tắc phương pháp luận củachủ nghĩa Mác - Lênin
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp; logic
và lịch sử; nghiên cứu, chọn lọc tổng hợp các tư liệu, hệ thống hóa các tri thức
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng quan điểm, tư tưởng, từ đó
hệ thống hóa lại các quan điểm, tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về xâydựng Đảng trong tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”
- Tổng kết các giá trị tư tưởng đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo, linhhoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta
- Đề tài có thể sử dụng cho các học viên chuyên ngành xây dựng Đảng vàChính quyền nhà nước tham khảo trong quá trình nghiên cứu và học tập
7 Kết cấu nội dung của đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểuluận gồm 3 chương và 8 tiết:
Chương 1: Khái quát chung về tác giả và tác phẩm
Chương 2: Quan điểm của C.Mác, Ăngghen về xây dựng Đảng trong tácphẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”
Chương 3: Liên hệ với công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiệnnay
Trang 8NỘI DUNGCHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1 Vài nét về tác giả
1.1.1 C Mác (1818 - 1883)
C Mác (Karl Marx) sinh ngày 5
tháng 5 năm 1818 trong gia đình luật sư
Heinrich Marx ở thành phố Trier trên bờ
sông Mozel, một nhánh của sông
Rheinsinh
Năm mười hai tuổi (1830), C Mác
vào học trường trung học ở Trier, học
giỏi, đặc biệt nổi bật ở những lĩnh vực
đòi hỏi tính độc lập sáng tạo C Mác
cũng tỏ ra có năng lực về toán học Mùa
thu 1835, C Mác tốt nghiệp trung học,
sau đó, tháng Mười năm 1835, Mác vào
trường Đại học Tổng hợp Bonn để học
luật Hai tháng sau, theo lời khuyên của
bố, Mác theo học ở trường Đại học Tổng
hợp Berlin Năm 1836, trong dịp nghỉ hè,
chàng thanh niên Mác đính hôn với người bạn gái từ thuở ấu thơ hơn Mác bốntuổi, Gianny Vôn Vecphalen (Janny vôn Vestphalen), con gái viên Tam đẳng đạithần Luguy Vôn Vecphalen (Ludwig vôn Vestphalen) thuộc dòng dõi quý tộc Ởtrường Đại học Tổng hợp Berlin, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữMác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học Mùa xuân 1837, Mác bắt đầu nghiêncứu kỹ tác phẩm của Hêgen (Hégel), sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứutriết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 Mác tập trung nghiêncứu những vấn đề của lịch sử triết học Cổ đại Ngày 15 tháng Tư năm 1841, khimới 23 tuổi, C Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khácnhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit (Démocrite) và triết học tự nhiên củaÊpiquơ (Épicure) tại trường Đại học Tổng hợp Jena Tháng Năm năm 1843, Mácđến Kroinak, một thành phố nhỏ vùng Rhein, nơi Gianny Vôn Vecphalen, vị hônthê của Mác đang sống cùng với mẹ Ngày 19 Tháng Sáu năm 1843, Mác chínhthức làm lễ thành hôn với Gianny bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đìnhGianny
Trang 9Lần đầu tiên, C Mác gặp Ph Ăng-ghen vào cuối tháng Mười Một 1842,khi Ph Ăng-ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ RheinischeZeitung (Nhật báo tỉnh Ranh) Mùa hè năm 1844, Ph ăng-ghen đến thăm C.Mác ở Pa-ri Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng vàquan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn Theo yêu cầu của Chínhphủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C Mác Ngày 3 tháng Hai
1845, C Mác rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph Ăng-ghen cũng đến đây và haiông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau Sau khi cách mạng năm 1848 ở Pháp
nổ ra, Chính phủ Bỉ trục xuất C Mác Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư 1848, C Máccùng với Ph Ăng-ghen đến Kioln, tại đây Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhậtbáo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờbáo và trục xuất C Mác Ông lại đến Pa-ri, nhưng lần này ông chỉ lưu lại batháng Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C Mác đi Luân Đôn và sống đến cuối đời(1883) C Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba 1883 ở Luân Đôn
1.1.2 Ph Ăngghen (Friedrich Engels, 1820 – 1895)
Phriđơrich Ăngghen (Friedrich
Engels) sinh ngày 28 tháng 11 năm
1820, ở thành phố Barmen, tỉnh Rhein,
Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ
xưởng dệt Từ nhỏ Ph Ăng- ghen đã
bộc lộ tính cách độc lập Những lời dạy
bảo nghiêm khắc của cha và những sự
đe doạ trừng phạt không thể làm cho
ông đi đến chỗ phải phục tùng mù
quáng Cho đến năm 14 tuổi, Ph
Ăng-ghen học ở trường tại thành phố
Barmen Ph Ăng- ghen sớm bộc lộ
năng khiếu về ngoại ngữ Tháng Mười
1834, Ph Ăng- ghen chuyển sang học ở
trường trung học Elberfelder, một
trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ Năm
1837, theo yêu cầu của bố, Ph Ăng- ghen buộc phải rời bỏ trường trung học khichưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố ông Trongthời gian này ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ
ca Tháng 6 năm 1838, Ph Ăng- ghen đến làm việc tại văn phòng thương mại ởthành phố cảng Barmen Cuối năm 1839 Ph Ăng- ghen bắt tay vào nghiên cứucác tác phẩm của Hê- ghen Tháng 9 năm 1841, Ph Ăng- ghen đến Berlin và gianhập binh đoàn pháo binh ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những
Trang 10năm sau, ông rất cần đến nó, nhưng ông vẫn lui tới trường Đại học tổng hợpBerlin nghe các bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo Mùaxuân 1842, Ph Ăng- ghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báotỉnh Ranh) Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ báo Ph Ăng- ghen đã lêntiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tựphong kiến ở Đức Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ph Ăng- ghen mãn hạn phục vụtrong quân đội Từ Berlin ông trở về Barmen, một tháng sau, Ph Ăng- ghensang Anh thực tập buôn bán Trên đường sang Anh, Ph Ăng- ghen đã thăm trụ
sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Kioln và ông đã gặp C Mác, Tổng biên tập tờbáo Ông đã ở lại Anh hai năm Bài báo Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh(1842) cùng với những bài báo khác của Ph Ăng- ghen viết ra năm đó đã phântích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp quý tộc chiếm hữuruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản Ph Ăng- ghen thamgia viết bài cho tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức (tháng 2 năm 1844) Các bàibáo này đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích cácquan hệ kinh tế của xã hội tư sản
Tác phẩm Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học của Ph.Ăng-ghen đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinhhoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản Tháng 2 năm 1845, cuốn sách Giađình và Thần thánh của C Mác và Ph Ăng-ghen ra đời đã phê phán mạnh mẽchủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết địnhcủa quần chúng nhân dân trong lịch sử Hai ông cùng hợp sức viết công trình nổitiếng Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm củaHê- ghen và phái Hê- ghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy vật không nhấtquán của Ludvich Phoiơbach nêu ra những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Tiếp đó năm 1848, Đại hội II Liênđoàn những người cộng sản đã uỷ nhiệm C Mác và Ph Ăng- ghen cùng viếtTuyên ngôn của Đảng cộng sản
Trong thời gian sống ở Pa-ri, Ph Ăng-ghen quan tâm nhiều đến hoạt độngcủa Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản và trở thành
Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những lãnh đạo Câu lạc bộ công nhânĐức (Tháng 3 năm 1848) do Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn lập ra
Tháng 3 năm 1848, cùng với C Mác , Ph Ăng-ghen thảo ra Những yêusách của Đảng cộng sản Đức được Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn thôngqua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sảnĐức Tháng 4 năm 1848 ông cùng với C Mác trở về Đức tham gia cuộc cáchmạng Đức Ngày 20 tháng 5 năm 1848 Ph Ăng-ghen đến cùng với C Mácchuẩn bị xuất bản tờ Neue Rheinische Zeitung Ph Ăng-ghen tham gia viết các
Trang 11bài xã luận, bài điểm tình hình chính trị Tháng 10 năm 1848 ông đi Bỉ để tránhlệnh truy nã của chính quyền Phổ nhưng ông không được phép cư trú chính trị.
Ph Ăng- ghen lại đến Paris sau đó sang Thụy Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàncông nhân Đức, ông được bầu vào Uỷ ban trung ương của tổ chức này
Tháng giêng năm 1849 ông trở về Đức tiếp tục hoạt động cách mạng Khicuộc đấu tranh bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức (tháng 5 năm 1849) Ph Ăng-ghen đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạngtiến hành cuộc khởi nghĩa Ngày 10 tháng 5 năm 1849, Ph Ăng- ghen đếnElberfeld và được sung vào Ban quân sự Ăng-ghen đưa ra một kế hoạch đểtriển khai cuộc đấu tranh cách mạng dấy lên thành phong trào toàn nước Đức.Trong thời kỳ này, ông tham gia trực tiếp bốn trận đánh lớn, trong đó có trậnRastatt Sau này Ph Ăng- ghen đã viết trước tác Luận văn quân sự nổi tiếng
Tháng 11 năm 1849, Ph Ăng- ghen đến Luân Đôn và được bổ sung vàoBan Chấp hành Trung ương Liên đoàn Những người cộng sản mà C Mác đã cải
tổ sau khi đến đây Ph Ăng-ghen sống ở Luân Đôn một năm, trong thời gian đóông đã viết các tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Cuộc chiếntranh nông dân ở Đức Tháng 11 năm 1850, Ph Ăng-ghen buộc phải chuyển đếnManchester và lại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại Điều này tạo điềukiện cho Ăng-ghen có thể giúp đỡ về vật chất cho C Mác hoạt động cách mạng
Ph Ăng-ghen đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, môn quân
sự, chính sách quốc tế Cùng với C Mác, Ph Ăng-ghen tham gia lãnh đạo Quốc
tế cộng sản I Tháng 9 năm 1870, Ph Ăng-ghen đến Luân Đôn và được đưa vàoTổng hội đồng của Quốc tế cộng sản I Ph Ăng- ghen kiên trì đấu tranh chốnglại quan điểm cơ hội của phái Bakunin, Proudhon, Lassalle Năm 1871, Ph.Ăng- ghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ công xã Pari Trong thờigian này, Ph Ăng-ghen đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt làcuốn Chống Đuy-rinh (1818) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận chochủ nghĩa C Mác Sau khi C Mác qua đời (1883), Ph Ăng-ghen là người lãnhđạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2
và 3 của bộ Tư bản mà C Mác chưa kịp hoàn thành Ph Ăng-ghen viết nhiều tác
phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời như: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư
hữu và Nhà nước (1884), Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổđiển Đức (1866), Biện chứng tự nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894)
1.2 Khái quát về tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đạt tớitrình độ phát triển: đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở một số nước
Trang 12châu Âu Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp vô sản hiệnđại ra đời và sớm bước lên vũ đài đấu tranh chống lại giai cấp tư sản Trongnhững năm 30 và 40 của thế kỷ XIX, ở một số nước tư bản phát triển, giai cấp
vô sản đã vùng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đòi thực hiện những yêusách của mình cả về kinh tế lẫn chính trị Tiêu biểu cho sự phát triển của phongtrào vô sản là những cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở thành phố Lyông(Pháp) năm 1837; cuộc nổi dậy của công nhân dệt vùng Xilêdi (Đức) năm 1844;phong trào hiến chương ở Anh kéo dài 10 năm (1838 - 1848)
Các tư tưởng chủ nghĩa xã hội đang trong quá trình chuyển biến từ khôngtưởng trở thành khoa học; đồng thời bắt đầu thời kỳ chủ nghĩa xã hội khoa họcđấu tranh với các trào lưu tư tưởng lỗi thời, phản động đang thâm nhập và cảntrở phong trào công nhân
Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi mộtcách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chínhtrị làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm
1847, Đại hội lần thứ hai Liên đoàn những người cộng sản đã thảo luận và thông
qua những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản do Mác và Ăng ghen trình bày.Trên cơ sở sự nhất trí ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen được Đại hội ủy nhiệm thảo rabản tuyên ngôn chính thức
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được hoàn thành trong thời gian rất ngắn
và công bố vào ngày 24 tháng 02 năm 1848 Tuyên ngôn lần đầu tiên được xuất
bản tại Luân Đôn, ít lâu sau, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau ở
nhiều nước trên thế giới Việc công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cũng là
thông báo về sự ra đời của một học thuyết cách mạng, một thế giới quan khoahọc của chủ nghĩa Mác Lần đầu tiên trong lịch sử loài người thực hiện đượccuộc cách mạng tư tưởng với đỉnh cao của trí tuệ khám phá và hệ thống hóanhững quy luật vận động của giới tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Toàn
bộ thành tựu trí tuệ của loài người đã được tổng kết, khái quát
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải côngkhai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; vàphải có một Tuyên ngôn của đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường
về bóng ma cộng sản.”1
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của một học thuyết
cách mạng, một thế giới quan khoa học, giữ địa vị đặc biệt quan trọng trong khotàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Lần đầu tiên trong lịch sử loài người
Trang 13thực hiện được cuộc cách mạng tư tưởng với đỉnh cao của trí tuệ khám phá và hệthống hóa những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.Toàn bộ thành tựu trí tuệ của loài người được tổng kết, khái quát trong Tuyênngôn của Đảng Cộng sản.
1.2.2 Kết cấu nội dung cơ bản của tác phẩm
Ngoài 7 lời tựa được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như: tiếng Nga,
Ba Lan, Đức, Anh, Ý, nội dung Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được C.Mác và
Ph Ănghen trình bày thành 4 chương:
- Chương I Tư sản và vô sản
Trong chương này C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải, làm rõ được sứmệnh lịch sử của giai cấp vô sản và sự ra đời của Đảng Cộng sản
- Chương II Những người vô sản và những người Cộng sản
Trong chương này C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày rõ tính tiên phongcủa Đảng Cộng sản, thể hiện được mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với giai cấpcông nhân, qua đó xác định nhiệm vụ của Đảng cộng sản và những biện pháp đểthực hiện nhiệm vụ ấy, đồng thời chống lại sự vu khống của giai cấp tư sản đốivới Đảng cộng sản
- Chương III.Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
Trong chương này C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân biệt rõ chủ nghĩa xãhội khoa học với các trào lưu chủ nghĩa xã hội khác
- Chương IV Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập
Chương này khẳng định lập trường kiên định của Đảng Cộng sản vềnhững vấn đề chiến lược và sách lược mềm dẻo của Đảng
C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày, làm rõ những tư tưởng cách mạngkhông ngừng; tinh thần cách mạng triệt để, liên minh giai cấp, sự đoàn kết, đấutranh của những người cộng sản đối với các đảng phái dân chủ trong cuộc đấutranh chống các thế lực phản động đương thời
1.2.3 Ý nghĩa của tác phẩm
Sự ra đời Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản là bước ngoặt quyết định đối
với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đánh dấu sựhình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác Ðó là kết quả của sự kết hợpgiữa thành quả nghiên cứu khoa học với việc tổng kết thực tiễn phong trào cáchmạng của giai cấp công nhân châu Âu giữa thế kỷ XIX của hai nhà tư tưởng vĩđại C.Mác và Ph.Ăngghen
Trang 14Sau khi được công bố, Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản với tư cách là
Cương lĩnh của Liên đoàn những người cộng sản quốc tế, đã nhanh chóng đi vàoquần chúng và trở thành một văn kiện mang tính lý luận, định hướng cho phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế, một trong những tác phẩm kinh điển quantrọng nhất của chủ nghĩa Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung
Trong Tuyên ngôn, với thế giới quan duy vật và sử dụng phương pháp
biện chứng để nghiên cứu lịch sử nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giảihết sức cô đọng, khoa học và thuyết phục về quy luật khách quan của sự pháttriển xã hội loài người; về quá trình phát sinh, phát triển và sự tất yếu diệt vongcủa chủ nghĩa tư bản; về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản; về mụcđích của Ðảng Cộng sản, mối quan hệ giữa Ðảng Cộng sản với giai cấp vô sảncũng như chiến lược, sách lược của Ðảng Cộng sản trong quá trình lãnh đạocách mạng xã hội chủ nghĩa để tiến tới một xã hội không còn giai cấp, khôngcòn nhà nước - một liên hiệp của người lao động mà ở đó “sự phát triển tự docủa mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”2
Khi đọc Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản chúng ta tìm thấy ở đó những
nguyên lý cơ bản nhất của cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học,kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học Ðiều đặc biệt là, nhữngnguyên lý ấy, như V.I.Lê-nin đã đánh giá “Những quan điểm lý luận của nhữngngười cộng sản tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý domột nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra Những nguyên lý ấychỉ là biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc đấu tranhgiai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta”2
Phản ánh đúng quy luật phát triển của hiện thực, định hướng cho Ðảngcủa giai cấp vô sản lãnh đạo đấu tranh theo quy luật đó để giải phóng con người,
Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản đã trở thành ngọn cờ tư tưởng, lý luận, soi
đường, dẫn lối cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân laođộng và các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên phạm vi toàn thế giới đấu tranh vìhòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Dưới ánh sáng của Tuyên ngôn, từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 80 của
thế kỷ XX, các cuộc cách mạng vô sản dù phải trải qua nhiều cam go, nhưng đãgiành được nhiều thắng lợi to lớn Ðó là Công xã Pa-ri năm 1871 - cuộc cáchmạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã dẫn tới sự ra đời chính quyền của giai cấpcông nhân và đã để lại những bài học kinh nghiệm vô giá cho phong trào cộngsản và công nhân quốc tế Ðó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩđại năm 1917 - cuộc cách mạng đã mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại -
2 C.Mác, Ph.Ăngghen: sđd, t4, tr.628
Trang 15thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Ðó là thành tựu xâydựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô; là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc
ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ-la-tinh và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới rađời; là sự phát triển không ngừng của phong trào giải phóng dân tộc, phong tràođấu tranh cho dân chủ, tiến bộ và hòa bình trên thế giới
Những thắng lợi to lớn của các cuộc cách mạng vô sản, của phong tràocộng sản và công nhân quốc tế đã chứng tỏ rằng, thế giới đã có những biến
chuyển hết sức to lớn theo hướng mà Tuyên ngôn đã dự báo Tư tưởng Tuyên
ngôn của Ðảng Cộng sản đã trở thành hiện thực sinh động trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng loài người Tư tưởng của
Tuyên ngôn, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã vạch ra con đường cách
mạng vô sản, đưa hàng tỷ quần chúng lao động, hàng trăm quốc gia, dân tộcthoát khỏi thân phận bị áp bức, bóc lột, nô dịch vươn tới địa vị làm chủ, có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản đã khẳng định
được giá trị to lớn đối với sự phát triển của thế giới, sự tiến bộ của nhân loại
Những thành tựu to lớn trong công cuộc cải cách, đổi mới ở Trung Quốc,Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây và sự vững vàng của Cu-ba trước sự baovây cấm vận của Mỹ cùng với sự xuất hiện các trào lưu xã hội chủ nghĩa mới ởcác châu lục và ở ngay trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa đã minh chứng giá
trị lý luận, thực tiễn và sức sống bền vững của Tuyên ngôn, của chủ nghĩa Mác
-Lê-nin
Thời đại ngày nay - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xãhội, đang đổi thay với nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường.Trên thế giới, mặc dù chủ nghĩa xã hội vẫn còn trong giai đoạn thoái trào; chủnghĩa tư bản còn nhiều tiềm năng, nhưng lý tưởng cao đẹp, xã hội tương lai mà
Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản xác định vẫn luôn là khát vọng của nhân loại;
quy luật phát triển của xã hội mà Tuyên ngôn đã chỉ ra vẫn là hướng đi của lịch
sử, theo đó cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, của công nhân, nhân dân laođộng và các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên phạm vi toàn thế giới còn nhiều khókhăn, gian khổ nhưng khi vô sản tất cả các nước đoàn kết lại thì “Sự sụp đổ củagiai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”1
Đối với cách mạng Việt Nam, Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản có ý nghĩa
hết sức đặc biệt Từ bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc vàvấn đề thuộc địa” của Lê-nin năm 1920 - bản Luận cương phát triển sáng tạo tư
tưởng của Tuyên ngôn trong điều kiện lịch sử mới, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
-Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam và đã sánglập ra Ðảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930