1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học GIÁ TRỊ của tác PHẨM TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản tiểu luận môn tác phẩm kinh điển

29 1,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 149,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tàiNhững thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay là kết quả của sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, để thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng ta cần tiếp tục vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin. Để vận dụng được học thuyết này, chúng ta cần có hai điều kiện cơ bản. Đó là, một mặt, chúng ta nghiên cứu, phát triển lý luận Mác Lênin, mặt khác, chúng ta cần khảo sát, nắm vững điều kiện đất nước.Muốn nắm vững hệ thống quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu gốc. Một trong những tác phẩm kinh điển mà chúng ta cần nghiên cứu là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Đây là tác phẩm quan trọng nhất đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Nội dung tác phẩm chứa đựng cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học.Sự ra đời của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân: từ tự phát lên tự giác. Nội dung, tầm vóc và ý nghĩa của tác phẩm này không chỉ có tác dụng sâu sắc đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động lúc bấy giờ mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả nhân loại trên hành tinh của chúng ta đến tận ngày nay.Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăngghen soạn thảo, trình bày nền tảng lý luận và mục đích của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một tác phẩm quan trọng của học thuyết Mác Lênin, có giá trị chỉ đạo thực tiễn đối với các Đảng cộng sản. Qua thử thách của thực tiễn, giá trị của Tuyên ngôn ngày càng được khẳng định. V.I. Lênin ca ngợi giá trị tinh thần to lớn của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách: tinh thần của nó, đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh. Với những giá trị khoa học và cách mạng bền vững của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, trong thời đại ngày nay nó vẵn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của các đảng cộng sản, là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Tuy chủ nghĩa xã hội ngày nay tạm lâm vào thoái trào nhưng học thuyết Mác vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, vẫn là vũ khí lý luận soi đường cho giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Mặt khác, những thành tựu của Trung Quốc, Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là thực tiễn sinh động, là bằng chứng xác thực cho tính khoa học và cách mạng của học thuyết Mác Lênin.

Trang 1

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay

là kết quả của sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể củanớc ta Trong sự nghiệp đổi mới đất nớc hiện nay, để thực hiện đợc mục tiêu dângiàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng ta cần tiếp tục vận dụngsáng tạo học thuyết Mác - Lênin Để vận dụng đợc học thuyết này, chúng ta cần cóhai điều kiện cơ bản Đó là, một mặt, chúng ta nghiên cứu, phát triển lý luận Mác -Lênin, mặt khác, chúng ta cần khảo sát, nắm vững điều kiện đất nớc

Muốn nắm vững hệ thống quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta cầntìm hiểu, nghiên cứu tài liệu gốc Một trong những tác phẩm kinh điển mà chúng ta

cần nghiên cứu là "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848) Đây là tác phẩm quan

trọng nhất đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác Nội dung tác phẩm chứa đựng cả

ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hộikhoa học

Sự ra đời của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đánh dấu sựchuyển biến về chất của phong trào công nhân: từ tự phát lên tự giác Nội dung, tầmvóc và ý nghĩa của tác phẩm này không chỉ có tác dụng sâu sắc đối với giai cấp côngnhân, nhân dân lao động lúc bấy giờ mà còn có ảnh hởng sâu rộng đến tất cả nhânloại trên hành tinh của chúng ta đến tận ngày nay

"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" do Mác và Ăngghen soạn thảo, trình bày

nền tảng lý luận và mục đích của chủ nghĩa cộng sản Đây là một tác phẩm quantrọng của học thuyết Mác - Lênin, có giá trị chỉ đạo thực tiễn đối với các Đảng cộngsản Qua thử thách của thực tiễn, giá trị của Tuyên ngôn ngày càng đợc khẳng định.V.I Lênin ca ngợi giá trị tinh thần to lớn của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng

sản: "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách: tinh thần của nó, đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh" Với những giá trị khoa học và cách mạng bền vững của "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", trong thời đại ngày nay nó vẵn là nền tảng t tởng, kim chỉ nam

cho mọi hành động của các đảng cộng sản, là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân vànhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóngxã hội, giải phóng con ngời Tuy chủ nghĩa xã hội ngày nay tạm lâm vào thoái tràonhng học thuyết Mác vẫn giữ nguyên giá trị khoa học, vẫn là vũ khí lý luận soi đờngcho giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình Mặt khác, những thành tựucủa Trung Quốc, Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là thực tiễnsinh động, là bằng chứng xác thực cho tính khoa học và cách mạng của học thuyếtMác - Lênin

Trang 2

Thực tiễn hơn160 năm qua đã thẩm định giá trị của những nguyên lý mà

Mác và Ăngghen đã nêu ra trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" nói chung, đặc

biệt l có ý nghà có ý ngh ĩa to lớn đối với công tác tư tưởng Do đó, em xin mạnh dạn lựachọn đề tài: "Giá trị của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đối với côngtác t tởng của Đảng ta hiện nay”

2 Tình hình nghiên cứu

Ngay từ khi mới ra đời tác phẩm này đã đợc giai cấp vô sản, các chính trịgia nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng những t tởng của tác phẩm Đã có rất nhiềucông trình khoa học, các hội thảo khoa học và các bài báo khoa học bàn về tác phẩmTuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Trong cuốn sách "Giới thiệu tác phẩm của Các Mác và Phri- đích

Ăngghen- "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" do Nhà xuất bản Sự thật ấn hành

năm 1986 đã giới thiệu những nét cơ bản về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nộidung cơ bản của các chơng và ý nghĩa tác phẩm Sau đó, năm 1997, Hoàng Tùng

viết cuốn sách có tựa đề là "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Tuyên ngôn khoa

học và cách mạng" Cuốn sách này đã tập trung bàn về tác động và giá trị của tác

phẩm

Hội thảo khoa học đợc tổ chức tại Phân viện Đà Nẵng năm 1998 đã tập hợp

đợc các chuyên đề nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về tác phẩm Tuyên ngôn của

Đảng Cộng sản Ngay sau đó các chuyên đề tại hội thảo đã đợc xuất bản thành cuốn

"Giá trị bền vững của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong thời đại hiện nay".

Cũng trong năm 1998, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối

hợp với Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn hoàn thành cuốn sách "Sống mãi

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" Cuốn sách này cũng tập hợp nhiều bài viết về

nội dung những t tởng trong tác phẩm Tuyên ngôn và giá trị làm nên sức sống bềnvững của nó

Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tác phẩm Tuyên ngôncủa Đảng Cộng sản nhng cha có một công trình nào đề cập chuyên sâu về giá trị củatác phẩm đối với công tác t tởng ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu những luận điểm về hoạt động lý luận vàhoạt động tuyên truyền, cổ động của C.Mác và Ph.Ăngghen thông qua tác Phẩm.Qua đó rút ra ý nghĩa của tác phẩm đối với công tác t tởng ở nớc ta hiện nay

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và những nội dung cơ bản của tác phẩm Tuyênngôn của Đảng Cộng sản

- Phân tích những luận điểm về hoạt động lý luận và hoạt động tuyên truyền

cổ động của C.Mac – Ph.Ăngghen đợc đề cập trong tác phẩm

Trang 3

- Từ đó, rút ra gía trị của tác phẩm đói với công tác t tởng của Đảng ta hiện

nay

5.Phơng pháp nghiên cứu

Ngời viết lấy học thuyết Mác - Lênin và t tởng Hồ Chí Minh làm phơngpháp luận Ngời viết sử dụng các phơng pháp chủ yếu nh: phơng pháp lôgíc - lịch sử,phơng pháp phân tích - tổng hợp, phơng pháp chứng minh, phơng pháp diễn dịch,phơng pháp quy nạp…

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài đợc chia ra làm ba chơng:

Chơng 1: Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của tác phẩm

Chơng 2: Nội dung chính về Công tác t tởng trong Tuyên ngôn Đảng cộngsản

Chơng 3: Giá trị của tác phẩm đối với công tác t tởng của Đảng ta trong giai

đoạn hiện nay

Trang 4

Chơng 1 Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của tác phẩm

1.1 Hoàn cảnh ra đời

Tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" do C.Mác và Ph Ăngghen soạn

thảo từ cuối năm 1847 đến tháng Giêng năm 1848 thì hoàn thành Tác phẩm này đợcxuất bản lần đầu tiên vào tháng 2 năn 1848 Mác và Ăngghen đã chỉ rõ mục đích

của tác phẩm là "những ngời cộng sản công khai trình bày trớc toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của Đảng mình để

đập lại câu chuyện hoang đờng về bóng ma cộng sản".

"Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" ra đời, là kết tinh của những yếu tố khách

quan và chủ quan sau đây

1.1.1 Yếu tố khách quan.

Yếu tố khách quan dẫn đến sự ra đời của “Tuyên ngôn” trớc hết do những

điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội chín muồi vào trong lịch sử

Về kinh tế: Giữa thế kỷ XIX phơng thức sản xuất TBCN đã đạt tới trình độ

phát triển, nền đại công nghiệp ở một số nớc Châu Âu đã đạt đợc những thành tựu

đáng kể Cùng với sự vận động của các nớc TBCN mâu thuẫn giữa lực lợng sản xuất

và xã hội hóa với quan hệ sản xuất chật hẹp trong hình thức chế độ t hữu t nhânTBCN ngày càng bộc lộ gay gắt

Về chính trị xã hội: Sự ta đời và phát triển của giai cấp vô sản hiện đại vàmâu thuẫn đối kháng của giai cấp vô sản và t sản ngày càng tăng; phong trào đấutranh của công nhân đã có những bớc phát triển đáng kể Tiêu biểu cho bớc pháttriển mới đó của phong trào vô sản là những cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ởthành phố Li - Ông (Pháp) năm 1831, cuộc nổi dậy của công nhân dệt Xi – Lê - đi(Đức) năm 1844 và phong trào hiến chơng có quy mô toàn quốc ở Anh kéo dài suốt

10 năm trời ( 1838 - 1848) Nhng tất cả những cuộc khởi nghĩa của giai cấp côngnhân đều bị dìm trong bể máu

Từ những thất bại trong thực tiễn đấu tranh, giai cấp công nhân buộc phải đitới chỗ nhận thức về những điều kiện thực sự của công cuộc giải phóng mình –phải có một chính đảng lãnh đạo và hệ thống lý luận soi đờng

Một sự kiện chính trị quan trọng phải kể đến là sự ra đời cỉa liên đoàn nhữngngời cộng sản – tổ chức tiền thân của Đảng cộng Sản và yêu cầu bức thiết phải cómột cơng lĩnh làm “kim chỉ nam” cho hành động của cách mạng, của phong trào vôsản Vấn đề cơng lĩnh của liên đoàn đợc đặt ra từ Đại hội lần thứ nhất của Liên đoànvào mùa hè năm 1847 và là vấn đề chủ yếu trong chơng trình nghị sự của Đại hộilần thứ hai của Liên đoàn ngày 29 / 11 / 1847 Sau một cuộc thảo luận dài về những

dự thảo cơng lĩnh trình lên Đại hội, trong đó có dự thảo “ cẩm nang về chủ nghĩacộng sản” do Hát – Xơ biên soạn và “ những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”

Trang 5

do Ph Ăngghen biên soạn cuối cùng C.Mác và Ph Ăngghen đợc Đại hội ủy thácbiên soạn Cơng lĩnh dới hình thức bản “ Tuyên ngôn của Đảng cộng Sản”

Một điểm cần lu ý khi nói đến điều kiện chính trị – xã hội ra đời của tácphẩm là yếu tố về t tởng chính trị Tác phẩm ra đời vào thời điểm quyết định quátrình chuyển biến của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh với các t tởng lỗi thời vàphản động để thâm nhập vào phong trào công nhân

Các t tởng xã hội chủ nghĩa không tởng tồn tại và thống trị cho đến lúc đãbộc lộ nhiều hạn chế: không giải thích đúng bản chất của ách áp bức bóc lột t bảnchủ nghĩa, cha phát hiện ra quy luật phát triển của xã hội đó, cha nhìn thấy vai trò và

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hộimới Những nhà chủ nghĩa xã hội không tởng muốn xây dựng một xã hội mới tốt

đẹp, nhng bằng con đờng giáo dục thuyết phục, nêu gơng chứ không phải bằng con

đờng đấu tranh cách mạng, cải biến cách mạng

Bên cạnh những ảnh hởng của trào lu chủ nghĩa xã hội không tởng, giữa thế

kỷ XIX còn có những ngời xã hội chủ nghĩa kiểu Lu - I – B lăng, chủ trơng điềuhòa t sản với vô sản, kiểu Prudong chủ trơng xóa bỏ chế độ t hữu lớn t bản chủ nghĩanhng duy trì mãi mãi chế độ t hữu nhỏ của những ngời sản xuất Ngoài ra lúc nàycòn có cả những ngời vô sản không tởng kiểu Vây - tơ- linh Những ngời này đang

có ảnh hởng rất mạnh trong phong trào vô sản Họ đã nhận thức đợc rằng: Nếu chỉlàm cải cách chính trị thì không đủ mà phải có một cuộc cải biến xã hội về căn bản.Tuy nhiên, kiểu chủ nghĩa cộng sản này mới chỉ phác hoạ ra theo bản năng chứ cha

có cơ sở khoa học, cha xuất phát từ sự hiểu biết, cha xuất phát từ các quy luật pháttriển của xã hội, cha thấy rõ nguyên nhân quyết định sự phát triển xã hội là phơngthức sản xuất của cải vật chất, cha nhận rõ ngời đi đầu trong quá trình sáng tạo ra xãhội mới là giai cấp công nhân

Do không có cơ sở khoa học và thực tiễn, các trào lu trên đều trở nên lỗi thời

và gây tác động tiêu cực, kìm hãm bớc tiến của phong trào công nhân Chính vì vậy,

để thâm nhập đợc vào phong trào công nhân, chủ nghĩa xã hội khoa học phải đấutranh khắc phục những ảnh hởng tiêu cực của các trào lu t tởng nêu trên

1.1.2 Yếu tố chủ quan

Tuyên của Đảng cộng sản là kết quả của sự trởng thành về lập trờng t tởng,quan điểm, về sự thành thụ phơng pháp luận và là kết quả của quá trình hoạt độngsáng tạo về lý luận và thực tiễn của C Mac và Ph.Ăngghen

Hai ông đã phát huy cao độ nhân tố chủ quan, nhờ đó cả hai đã chuyển biến

từ lập trờng duy tâm sang lập trờng duy vật, từ lập trờng dân chủ cách mạng sang lậptrờng xã hội chủ nghĩa Nhân tố chủ quan phải kể đến ở đây là: sự uyên bác về trítuệ; lòng trung thành vô hạn với lợi ích của giai cấp công nhân; sự kiên trì, bền bỉtrong hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn; tinh thần kế thừa một cách có phêphán những tri thác của nhân loại

Trang 6

Làm cơ sở cho “ Tuyên ngôn” là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lich sử do C.Mac và Ph.Ăngghen đề xớng ra Đó là kết quả của một quátrình nghiên cứu và quan sát khoa học hết sức tỉ mỉ và sâu sắc để đi đến hệ thốnghóa và phát triển các quan điểm lý luận đã đợc các ông đề cập đến trong các tácphẩm viết trớc nh: “ Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” do C.Mac viết năm1843; “Bản thảo kinh tế – triết học” do C.Mac viết năm 1844; “Tình cảnh giai cấpcông nhân ở Anh” do Ph.Ăngghen viết năm 1845; “ Gia đình thần thánh” do C.Mac

và Ph.Ăngghen viết năm 1845; “ Hệ t tởng Đức ” do hai ông viết năm 1846; “Sựkhốn cùng của triết học” do C.Mác viết năm 1847 và “những nguyên lý của chủnghĩa cộng sản” do Ph.Ăngghen viết 1847 ở thời điểm viết Tuyên ngôn là lúcC.Mac và Ph.Ăngghen đã đạt đến trình độ phân tích và khái quát lý luận cao, đã vậndụng nhuần nhuyễn phép biện chứng duy vật vào việc xen xét bản chất các quan hệkinh tế và xã hội, kinh tế và chính trị của hiện thực xã hội t sản đơng thời, rút ranhững kết luận mang tính quy luật của sự phát triển lịch sử

Sự thống nhất hữu cơ của các nhân tố đó và sự thể hiện nó thông qua thiêntài sáng tạo của C.Mác và Ph.Ăngghen kết hợp với cảm quan nhân đạo chủ nghĩacủa các ông, hớng toàn bộ t tởng, niềm tin, lý tởng, ý chí và hành động vào sựnghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng con ngời đã giúp các ông đã giúp các

ông đạt đến định ca nhận thức khoa học ở thời đại của mình

Giữa tháng chạp năm 1847, sau khi đơc Đại hội thứ 2 của những ngời cộngsản giao nhiệm vụ biên soạn tuyên ngôn C.Mac và Ph.Ăngghen đã đến Bruyxen đểcùng viết Nhng đến cuối tháng chạp năm 1847 Ph.Ăngghen đã phải quay trở lạiPari để dự họp, do đó toàn bộ công việc soạn thảo bản Tuyên ngôn đều do C.Mácgánh vác Cuối tháng giêng năm 1848, ông đã hoàn thành việc biên soạn lần cuối tácphẩm này và gửi bản thảo sang Luân đôn cho BCHTW Liên đoàn những ngời cộngsản “US” đợc BCHTW hoàn toàn tán thành và in vào tháng 2 tại nhà in nhỏ ở Luândôn

1.2 Nội dung cơ bản của tác phẩm

1.2.1 Lời nói đầu

Trong lời nói đầu vác tác giả của Tuyên ngôn Đảng cộng sản đã dành lời mở

đầu để trình bầy một cách trực diện, công khai và khái quát nhất mục đích, cácquan điểm cơ bản của những ngời cộng sản trớc toàn thế giới chống lại một cái gọi

là “bóng ma cộng sản” mà giai cấp t sản đang tuyên truền một cách rùm beng và sợhãi

1.2.2 Phần thứ nhất: t sản và vô sản

Trong phần thứ nhất của Tuyên ngôn có tựa đề: T sản và vô sản sau khi nêulên một cách khái quát sự phát triển có tính lịch sử của xã hội t bản các tác giảtruyên ngôn đã chỉ ra một cách cô đọng, chính xác mâu thuẫn có bản của xã hội TBản, các ông đã vạch trần bản chất bóc lột t bản chủ nghĩa, chỉ ra nguồn gốc tất yếu

Trang 7

của sự đối lập ấy, mà các nguồn gốc này sẽ tất yếu dẫn đến giai cấp t sản sẽ sinh rangời đào huyệt chôn chính mình Các tác giả tuyên ngôn dựa trên lý luận về đấutranh giai cấp đa ra sự phân tích về mối quan hệ quyền lợi giai cấp giữa giai cấp tsản với giai cấp vô sản nh là ngời đào huyệt chôn chủ nghĩa t bản

1.2.3 Phần thứ hai: Những ngời vô sản và những ngời cộng sản.

Trong phần thứ hai của tác phẩm Sau khi đã trình bày xong mục đích, quan

điểm cơ bản của những ngời cộng sản, các thái độ của giai cấp t sản đối với nhữngngời cộng sản, các ông đã chỉ ra mỗi quan hệ cơ bản mật thiết giữa những ngời cộngsản và giai cấp vô sản Chính trong phần 2 này , hai ông đã đa ra luận điểm cơ bản

về chuyên chính vô sản với t cách là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân,

và nh là một phơng tiện thủ tiêu bộ máy nhà nớc của giai cấp t sản và là kết quả củabạo lực cách mạng cũng trong phần thứ 2 này các ông đã nêu một loạt các luận

điểm khoa học quan trọng khác: quan hệ giữa giai cấp vô sản với tổ quốc, về các

điều kiện tủ tiêu ách áp bức bóc lột dân tộc, về gia đình và về giáo dục…

1.2.4 Phần thứ ba: Văn học xã hội chủ nghĩa và văn học cộng sản chủ nghĩa.

Trong phần này hai ông đã tập trung phê phán các học thuyết chủ nghĩa xãhôI cà chủ nghĩa cộng sản của phong kiến, của tiểu t sản, t sản … Chính trong phầnnày , hai ông đã luận chứng rõ ràng các nguồn gốc xã hội của các quan niệm đơngthời dới khẩu hiệu vì chủ nghĩa xã hội; chỉ ra tính chất ảo tởng, phản động của cáctrào lu xã hội phong kiến, tiểu t sản, t sản, phân biệt chúng với chủ nghĩa xã hộikhông tởng

1.2.5 Phần thứ t: Quan hệ của những ngời cộng sản và các đảng đối lập.

Hai ông đã dành phần này để nêu ra các vấn đề có tính nguyên tăc của nhữngngời cộng sản trong quan hệ cới các đảng phái đối lập khác liên quan đến bản chấtcủa tổ chức đảng những luận điểm sách lợc có tính chất nguyên tắc, có ý nghĩa cấpbách trong thời điểm đó mà các đảng phái đã tà lâu xa rời chúng

Trang 8

Chơng 2 Nội Dung công tác t tởng trong tác phẩm

2.1 Nội dung lý luận

2.1 1 Lý luận về đấu tranh giai cấp và vị trí lịch sử của chủ nghĩa t bản.

Về đấu tranh giai cấp và vai trò là động lực thúc đẩy lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp trong chủ nghĩa t bản

Trong tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản, các tác giả đã làm sáng tỏ mộtcách ngắn gọn, chính xác nội dung cơ bản của đấu tranh giai cấp nói chung cũng

nh trong lòng chế độ chủ nghĩa t bản nói riêng Các ông khẳng định rằng, “toàn bộlịch sử xã hội loài ngời, ngoại trừ chế độ cộng sản nguyên thủy, là lịch sử đấu tranhgiai cấp”, giữa các giai cấp áp bức và bị áp bức Xuất phát từ các phân tích duy vậtlịch sử đối với dự phát triển xã hội từ khi phân chia thành giai cấp và có đối khánggiai cấp, các ông đã chỉ ra rằng, các cuộc đấu tranh giai cấp ấy đều phải đợc kết thúcbằng các cuộc cách mạng xã hội Kết cục tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội ấyhoặc là bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của cả

2 giai cấp đấu tranh với nhau

Quan điểm trên đây có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về lý luận và thực

tiễn Quan điểm này thể hiện rõ 2 nội dung cơ bản: thứ nhất, đấu tranh giai cấp là

động lực thúc đẩy sự phát triển của các xã hội có phân chia giai cấp; thứ hai, nó

mang lại ý nghĩa phơng pháp luận quan trọng khi xem xét tiến trình lịch sử nhânloại và cho sự phân tích chính trị xã hội t bản hiện đại

Cần nhớ rằng, những phát hiện trên đây về giai cấp và đấu tranh giai cấp la

động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội không phải do Mác và Ăng ghen thực hiện

Điều đó đã đợc thực hiện từ trớc đó bởi các nhà sử học và kinh tế học t sản Tuynhiên, các ông là những ngời đầu tiên kế thừa, phát triển các quan niệm cơ bản ấyvào phân tích cụ thể cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội t bản

Các ông cũng chỉ ra rằng xã hội t sản không những không thể thủ tiêu giaicấp đối kháng mà trái lại, nó làm cho các mâu thuẫn thêm gay gắt và quyết liệt hơnlên Xã hội ấy chỉ tạo ra những giai cấp mới, những điều kiện mới và các hình thứcmới của cuộc đấu tranh ấy mà thôi

Về vai trò lịch sử của chủ nghĩa t bản, giai cấp t sản và tất yếu diệt vong cuả chủ nghĩa t bản

C Mác và Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng, phơng thức sản xuất bản chủ nghĩa làmột phơng thức sản xuất tiến bộ hơn so với tất cả các phơng thức sản xuất đã từng

có trớc đó Trong một thời gian ngắn của lịch sử, giai cấp t sản xác lập vị trí thốngtrị của mình, tiến hành phát triển sản xuất, bóc lột giai cấp c ông nhân, đã tạo ra mộtlợng của cải vật chất khổng lồ nhiều hơn tất cả các thời đại trớc cộng lại Đó là sựphát triển mạnh mẽ của thời đại công nghiệp, của các kỹ thuật sản xuất hiện đại trênphạm vi toàn thế giới

Trang 9

Bên cạnh các tiến bộ về sản xuất, kinh tế, các ông cũng chỉ ra rằng, mối bớctiến ấy đồng thời cũng tao ra một bớc tiến tơng ứng về chính trị Bất kỳ lúc nào, ở

đâu, khi giai cấp t sản chiếm đợc chính quyền thì nó đạp đổ các quan hệ phongkiến Tóm lại giai cấp t sản đã đem sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp và tàn nhẫnthay cho sự bóc lột đợc che giấu bằng những ảo tởng tôn giáo, chính trị

Những tiến bộ có tính lịch sử, trong sự so sánh, xác định với phơng thức sảnxuất và chế độ phong kiến ấy do T bản đạt đợc, bắt nguồn từ những nguyên nhânsâu xa mang tính tất yếu từ nhu cầu phát triển của sản xuất, mở rộng thị trờng và caohơn tất cả là vì lợi nhuận của nhà t bản

Nhng cũng chính từ sự xuất phát ấy của sản xuất, mở rộng thị trờng đến lợt

nó đòi hỏi phải áp dụng tiến bộ lỹ thuật, đổi mới công cụ sản xuất Kết cục tất yếucủa quá trình ấy là trình độ kỹ thuật của lực lợng sản xuất ngày càng hiện đại, tínhchất xã hội của lực lợng sản xuất ấy ngày càng cao, dẫn đến mâu thuẫn cơ bản củanền sản xuất T bản chủ nghĩa ngày càng trở nên gay gắt Nói một cách hình ảnh, lựclợng sản xuất nổi dậy chống lại quan hệ sản xuất chiếm hữu t nhân T bản chủ nghĩa.Việc tạo ra nền đại công nghiệp cơ khí là công lao lịch sử của giai cấp t sản Đến lợt

nó, nền đại công nghiệp ấy đã đến lúc làm lung lay cái nền tảng mà trên đó giai cấp

t sản xác lập nên bộ máy nhà nớc của mình Giai cấp t sản không thể không rèn vũkhí tự giết mình

2.1.2 Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản C Mac và Ph Ăng ghen đã

đề cập đến một cách có hệ thống những nội dung cơ bản liên quan đến khái niệmcông nhân

Trớc hết Giai cấp vô sản là giai cấp đông đảo nhất sinh ra và lớn lên cùng với

sự phát triển của nền đại cộng nghiệp Cuộc sống của họ phụ thuộc tất cả vào sựphát triển của nền sản xuất, của đại công nghiệp và những biến động của thị tr ởng tbản chủ nghĩa Giai cấp t sản càng lớn lên thì giai cấp vô sản - giai cấp công nhânhiện đại- tức giai cấp chỉ soonggs đợc khi tìm kiếm đợc việc làm, nếu lao động của

họ làm tăng thêm thì t bản cũng phát triển theo Sản xuất t bửn chủ nghĩa ngày càngphát triển, đại công nghiệp thay thế sản xuất nhỏ và công trờng thủ công thì hàngloạt những tiểu chủ, thợ thủ công, những ngời buôn bán nhỏ… bị phá sản càng tănglên và rơi vào hàng ngũ của giai cấp vô sản Trên cơ sở phân tích của tài tình sự pháttriển của nền kinh tế xã hội, của biến động trong cơ cáu xã hội giai cấp trong lòngchủ nghĩa t bản

Mác và Ăngghen đã đa ra nhận định khoa học hết sức cô đọng và chính xác:

"Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp t sản thì chỉ có giai cấp vôsản là giai cấp thực sự cách mạng Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vongcùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm củabản thân nền đại công nghiệp"

Trang 10

Về quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản

Bên cạnh việc trình bày khái quát các đặc trng bản chất của giai cấp côngnhân C.Mác và Ph.Ăng ghen phân tích quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân.Các ông quan niệm rằng cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là một quá trình, trảIqua nhiều giai đoạn, từ thấp lên cao, từ tự phát nhỏ lẻ dẫn đến ngày càng có tính tựgiác hơn, cuối cùng là cuộc đấu tranh hoàn toàn có tính tự giác

Giai đoạn thứ nhất: giai đoạn đấu tranh chống kẻ thù của kẻ thù mình Thoạt

đầu, những ngời công nhân đi với giai cấp t sản và đấu tranh chống lại các kiểuquản lý và cai trị kiểu trung cổ của nhà nớc địa chủ phong kiến đối với các nhà máy

xí nghiệp t bản chủ nghĩa lúc đó Điều lý thú mà trong chúng ta nhiều khi không cú

ý phân tích là, khi ấy các ông coi những “ thắng lợi đạt đợc trong những điều kiện ấy

là thắng lợi của giai cấp t sản” Nh vậy là, trong giai đoạn này, giai cấp t sản đã buộcphải lêu gọi, lôi kéo giai cấp vô sản đi theo mình đấu tranh chống lại các tàn tích vàcả bộ máy nhà nớc phong kiến

Đến một thời kỳ nhất định một kết cục tất yếu nữa là giai cấp t sản đã khôngchỉ tạo ra giai cấp vô sản qua sự phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, mà còn rènrũa, trang bị một phần tri thức về tổ chức đấu tranh, chính sự rèn rũa của giai cấp vôsản bởi môi trờng và kỷ luật lao động của nền đại công nghiệp, sự rèn rũa trong cáccuộc đấu tranh chính trị chống giai cấp phong kiến dới ngọn cờ t sản và các cuộc

đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của chính mình đã làm cho giai cấp vô sản trở thànhlực lợng có tổ chức, kỷ luật.Hơn thế, khi cuộc khủng hoảng chính trị xảy ra, một bộphận t sản đã chạy sang hàng ngũ của giai cấp vô sản cùng nh trớc kia, một bộ phậncủa giai cấp phong kiến chạy sang hàng ngũ của giai cấp vô sản Điều này cũng gópphần quan trọng trong cuộc đấu tranh tuyên truyền và giác ngộ về địa vị kinh tế –xã hội, vai trò chính trị của giai cấp mình trong hàng ngũ giai cấp vô sản Tóm lại là,giai cấp t sản không chỉ rèn vũ khí tự giết mình, nó còn khong thể không tạo ra lực l-ợng xã hội (giai cấp vô sản công nghiệp) có đủ khả năng để sử dụng vũ khí ấy

Về nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Bằng sự phân tích một cách khoa học cac điều kiện về kinh tế – xã hội vàchính trị của xã hội t bản đơng thời C.Mác và Ph Ăng ghen đã chỉ ra rằng chính

điều kiện kinh tế xã hội và chính trị xã hội của chủ nghĩa t bản đã quy định mộtcách tất yếu rằng giai cấp công nhân là lực lợng xã hội có sứ mệnh lịch sử : thủ tiêuchế độ t bản chủ nghĩa, xây dung chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa vàcộng sản chủ nghĩa

Về tính tất yếu của sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

Về phơng diện kinh tế xã hội

C Mác và Ph.Ănghen đã phân tích nền kinh tế T bản, các tác giả của Tuyênngôn đã chỉ ra rằng sự phát triển đại công nghiệp do giai cấp t sản và chế độ T bản

đã tạo ra là vũ khí mà nhờ nó, giai cấp t sản xác lập và không ngừng củng cố, hoàn

Trang 11

thiện địa vị thống trị của mình Đồng thời cũng chính là sự phát triển ấy của đạicông nghiệp, đã phá đổ ngay dới chân giai cấp t sản cái cơ sở hạ tầng, mà trên đó,giai cấp t sản sẽ xây dựng lên và xác lập chế độ thống trị của mình Cũng chính sựphát triển ấy của đại công nghiệp đx sản sinh, đã tôI luyện giai cấp công nhân Giaicấp ấy không ngừng phát triển, lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền đại côngngiệp Họ là bộ phận hợp thành quan trọng và cơ bản của lực lợng sản xuất, ngời lao

động trong lĩnh vực cốt yếu cách mạng nhất của lực lợng sản xuất ấy Với địa vịkinh tế ấy, giai cấp công nhân thực sự là lực lợng sử dụng vũ khí đại công nghiệp,

để có thể thủ tiêu chủ nghĩa t bản, là chế độ xã hội mà giai cấp t sản giữ địa vị thốngtrị

Về phơng diện xã hội – chính trị

Trong khi các giai cấp khác bị suy vong, tan rã bởi sự phát triển của đại côngnghiệp, trái lại giai cấp công nhân lại trởng thành từ chính sự phát triển ấy và cùngvới ự phát triển ấy Trong xã hội T bản, một cơ cấu xã hội mà giai cấp khác đợc xáclập, trong đó tồn tại giữa 2 giai cấp cơ bản nhất: giai cấp t sản và giai cấp côngnhân Sự tồn tại, vận động và biến đổi của mối quan hệ biện chứng giữa 2 giai cấpnày đã tạo nên nội dung chính trị chủ yếu của xã hội T bản Một mặt, cả hai giai cấpnày đều trởng thành cùng với đại công nghiệp, mặt khác, sự đối lập, mâu thuẫn giữa

2 giai cấp này cúng tăng theo tỷ lẹ thuận với sự phát triển của lực l ợng sản xuất đạicông nghiệp T bản chủ nghĩa Đó là nội dung cơ bản, sự thể hiện sinh động quy luật

về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong đời sống xã hội – chính trịcủa chủ nghĩa t bản Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân xuất hiện ngay từ khi nóhình thành cùng với sự ra đời của chủ nghĩa t bản Chính cuộc đấu tranh chính trị

ấy, cùng với môi trờng lao động dại công nghiệp đã rèn luyện giai cấp công nhân,làm chó nó không chỉ là một lực lợng tiềm tàng có thể thủ tiêu T bản chủ nghĩa màcòn làm chín muồi dần các điều kiện, các yếu tố khách quan và chủ quan để có thểcải biến các khả năng tiềm tàng ấy thành hiện thực Nghĩa là sẽ đến lúc tất yếu phải

nổ ra một cuộc cách mạng xã hội, da giai cấp công nhân trở thành giai cấp thống trị

Và giai cấp này sẽ sử dụng cái địa vị chính trị ấy, tiến hành thủ tiêu giai cấp t sản,xây dựng xã hội mới – cộng sản chủ nghĩa

Về cách mạng vô sản.

Về tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản C Mác và Ph.Ănghen đãphân tích sự phát triển của nền đại công nghiệp dới chủ nghĩa t bản và chí rõ: Cáchmạng xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của sự vận động của những mâu thuẫntrong nền kinh tế và xã hội của xã hôi T bản chủ nghĩa Các ông đã luận chứng mộtcách cụ thể, rõ ràng rằng, giai cấp t sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cáchmạng hóa công cụ sản xuất và sự phát triển của lực lợng sản xuất ngày càng đợc xãhội hóa cao Nhng quan hệ sản xuất T bản chủ nghĩa đã lạc hậu, lỗi thời vẫn đợc duy

Trang 12

trì chính vì vậy, lực lợng sản xuất đã đợc xã hội hóa mâu thuẫn ngày càng gay gắtvới quan hệ sản xuất t nhân t bản chủ nghĩa Khí đó, lực lợng sản xuất mà xã hội có

đợc đã không thúc đẩy quan hệ sở hứu t sản phát triển nữa mà trái lại chúng đã trởthành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở

sự phát triển mạnh của chúng Mẫu thuẫn ngày càng gay gắt không thể điều hòa đ

-ợc, C Mác và Ph.Ănghen ví nh một tay phù thủy không còn đủ sức trị những ánbinh mà y đã triệu lên Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là phải thay thế quan hệ sản xuất

t nhân t bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Mâu thuẫn giẵ lực lợng sản xuất với quan hệ sản xuất trong kinh tế biểu hiện

ra là ngoài xã hội có tính chất mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp t sảnkhông có t liệu sản xuất xã hội và lao động làm thuê Còn trái lại, giai cấp vô sảnkhông có t liệu sản xuất phảI tự bán mình kiếm ăn từng bữa một Với cuộc sốngcùng cực, bị áo bức bóc lột nặng nề, giai cấp vô sản thờng xuyên tiến hành các cuộc

đấu tranh chống lại giai cấp t sản Trong cuộc đấu tranh đó giai cấp t sản muốn củng

cố và duy trì địa vị thống trị của mình để bảo vệ lợi nhuận ngày càng cao còn giaicấp công nhân thì ngợc lại C Mác và Ph.Ănghen đã khẳng định mọi cuộc đấu tranhgiai cấp đều đợc kết thúc bằng cuộc cách mạng xã hội do đó cuộc đấu tranh giữagiai cấp cô sản và giai cấp t sản cũng kết thúc bằng một cuộc cách mạng – cáchmạng xã hội chủ nghĩa

Về tiến trình thực hiện cách mạng xã hôi chủ nghĩa

Giai đoạn thứ nhất, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng lật đổ quyền thốngtrị của giai cấp t sản, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động, xây dựngquyền thống trị của mình Quyền thống trị mà giai cấp vô sản xác lập nhằm bảo đảmchính quyền không rơi vào tay giai cấp phản động, là điều kiện tiên quyết để giaicấp vô sản từng bớc xoá bỏ triệt để sở hữu t sản, thực hiện và giải quyết những vấn

đề về lợi ích cho giai cấp mình, cho dân tộc và cho quảng đại quần chúng nhân dân

Giai đoạn thứ hai, giai cấp vô sản dùng sự thống trị về chính trị của mình đểtừng bớc xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa Đó là xã hội: "Sựphát triển tự do của mỗi ngời là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi ng-ời" Mô hình xã hội tơng lai mà cuộc cách mạng vô sản hớng đến là xây dựng chủnghĩa cộng sản, đặc trng là xoá bỏ chế độ t hữu, chủ yếu là chế độ t hữu t bản

Về nội dung cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trang 13

Xóa bỏ hình thức t nhân t bản chủ nghĩa, xóa bỏ phơng thức chiến hữu đã tồntại từ trớc tới nay, thực hiện công hữu về t liệu sản xuất.

Nội dung xã hội

Thực hiện công bằng bình đẳng xã hội, thực hiện mọi biện pháp làm mất dần

sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, xã họi không còn giai cấp đối kháng

Nội dung văn hóa t tởng

Chống lại các trào lu t tởng của các giai cấp bóc lột, phản động, thực hiệngiáo dục công cộng nhằm từng bớc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần mới, tạo

điều kiện cho sự xuất hiện một thể liên hiệp, mà trong đó sự phát triển tự do của tấtcả mọi ngời Vì vậy, mục đích của cách mạng xã hội chủ nghiaxlaf lật đổ ách áp bứcbóc lộtcủa giai cấp t sản thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản, xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Về chuyên chính vô sản

"Chuyên chính vô sản là chính quyền của giai cấp công nhân, đợc thiếp lậptrong tiến trình cách mạng XHCN Về mặt lịch sử, chuyên chính vô sản là hợp quyluật và cần thiết để thực hiện những mục tiêu giai cấp của giai cấp vô sản, thực hiện

sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của nó: xoá bỏ CNTB đồng thời xoá bỏ mọi chế độ ng

-ời bóc lột, mọi hình thức áp bức xã hội và áp bức dân tộc, xây dựng CNXH Chuyênchính vô sản là con đờng duy nhất để cải tạo xã hội bằng cách mạng, để xoá bỏ chế

độ chủ nghĩa t bản, xây dựng CNXH Nền tảng của chuyên chính vô sản và nguyêntắc cao nhất của nó là sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân,trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo"

T tởng chuyên chính vô sản ở tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đợctrình bày rõ ràng hơn, có hệ thống hơn so với tác phẩm Hệ t tởng Đức Tuy nhiên,trong Tuyên ngôn, Mác và Ăngghen mới chỉ đề cập đến lật đổ chứ cha nói đến việc

đập tan nhà nớc t sản, cha nói đến xây dựng nền chuyên chính vô sản nh thế nào Vì

lẽ đó cho nên V.I Lênin cho rằng t tởng chuyên chính vô sản ở tác phẩm này củaMác và Ănghen còn trừu tợng Đến tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850), t t-ởng chuyên chính vô sản mới đợc đề cập rõ hơn, cụ thể hơn về những vấn đề: lật đổnhà nớc, lấy gì thay, nhà nớc vô sản là nh thế nào Hai mơi năm sau, khi Công xãParis nổ ra, hai ông mới tìm thấy hình thức thống trị cụ thể của giai cấp vô sản

2.1.3 Lý luận về vai trò của Đảng cộng sản trong cuộc đấu trang giai cấp của giai cấp vô sản , trong việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của nó và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản C Mác và Ph.Ănghen cũng đã luậnchứng một cách khoa học, đa ra các luận điểm cơ bản nhât của mình về Đảng cộngsản nh là một điều kiện chủ quan, quyết định trực tiếp và chủ yếu và là nhân tố đảmbảo cho giai cấp công nhân có thể thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mìnhtrong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Trang 14

Sau khi nêu ra luận điểm giai cấp công nhân có thể thực hiện thắng lợi sứmệnh lịch sử của mình, khi nó thành lập đợc chính đảng của mình, chính đảng ấyphải đợc gọi là đảng cộng sản Sự ra đời của Đảng Cộng sản là một tất yếu do yêucầu tổ chức giáo dục, rèn luyện, tập hợp giai cấp công nhân Mục tiêu và các nhiệm

vụ đầu tiên, trớc mắt của Đảng là tổ chức lực lợng công nhân, thủ tiêu chế độ thốngtrị của giai cấp vô sản, giành lấy quyền thống trị chính trị cho mình Mục tiếu caonhất và là lý tởng của Đảng là và chỉ là: xóa bỏ mọi sự bóc lột, xóa bỏ chế độ t hữunói chung, xây dựng một chế độ xã hội không còn giai cấp, xã hội cộng sản chủnghĩa

Đảng Cộng sản là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của giai cấp côngnhân, Đảng là đội ngũ tiên phong của giai cấp vô sản bao gồm những ngời tiênphong, kiên quyết nhất trong các Đảng công nhân, hiểu rõ điều kiện, tiến trình vàkết quả chung của phong trào vô sản; là một bộ phận gắn liền với giai cấp và tuyệtnhiên không có lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản C Mác vàPh.Ănghen đồng thời cũng chỉ ra rằng: những ngời cộng sản là những ngời tiênphong, giác ngộ vị trí và lợi ích của giai cấp công nhân, đi đầu trong công cuộc vìlợi ích của giai cấp công nhân, các Đảng thành viên của Đảng, có 2 điểm khác biệtvới các Đảng vô sản khác

Thứ nhất: trong các cuộc đấu tranh của những ngời vô sản thuộc các dân tộc

khác nhau, họ đặt lên hàng đầu lợi ích chung của toàn bộ giai cấp vô sản , khôngphụ thuộc vào dân tộc Đây là biểu hiện hàng đầu và cơ bản nhất của giai cấp vô sảncủa phong trào vô sản ở mọi quốc gia, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản quốc tế;

là nội dung cơ bản của chủ ngiac quốc tế vô sản của giai cấp vô sản

Thứ hai: trong các cuộc đấu tranh khác nhau của t sản và vô sản, họ luôn là

đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào

Từ phân tích các luận điểm của C Mác và Ph.Ănghen trong Tuyên ngôn chochúng ta thấy rằng, Đảng Cộng sản là một bộ phận có tổ chức, là tổ chức cao nhấtgồm những ngời u tú nhất của gia cấp công nhân; Đảng thuộc về và là đại biểu cholợi ích của toàn bộ giai cấp, toàn bộ phong trào, ngoài ra Đảng không có lợi ích nàoriêng

2.1.4 Về các luận điểm đối lập và thù địch của các nhà t sản và giai cấp t sản liên quan đến Đảng Cộng sản

Trớc hết là luận điểm cho rằng những ngời cộng sản, chủ nghĩa cộng sảnmuốn xóa bỏ toàn bộ chế độ sở hữu nói chung, là chế độ đợc thiết lập từ cả hàngnghìn năm Đới với luận điểm này, các ông nêu lên một cách rõ ràng là, “ việc xóa

bỏ những quan hệ sở hữu đã có từ trớc tới nay không phải là đặc trng của chủ nghĩacộng sản” chế độ t hữu đã trải qua những thay đổi liên tiếp trong lịch sử Chế độ thữu hiện thời – sở hữu t nhân T bản chủ nghĩa là chế độ t hữu hoàn bị nhất, cuối

Ngày đăng: 19/06/2016, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS. Trần Ngọc Linh: Bài giảng giới thiệu tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
10. Vụ Mác - Lênin, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp: Giới thiệu tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen- "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", Nxb. Sự thật, HN. 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
Nhà XB: Nxb. Sự thật
1. C. Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb. CTQG, HN. 1995, tập 4 Khác
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Sống mãi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nxb. CTQG, HN. 1998 Khác
5. Phân viện Đà Nẵng: Giá trị bền vững của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong thời đại hiện nay, Nxb. Đà Nẵng, ĐN. 1998 Khác
6. Tạp chí Lịch sử Đảng số 4 - 2003, tr.7, tr.10 Khác
7. Tạp chí Lý luận chính trị số 10 - 2002, tr.12 Khác
8. Hoàng Tùng: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tuyên ngôn khoa học và cách mạng, Nxb. CTQG, HN.1997 Khác
9. Phân viện Đà Nẵng: Giá trị bền vững của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong thời đại hiện nay, Nxb. Đà Nẵng, ĐN. 1998 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w