TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu 1
Nội dung 2
I Khái quát về biển đảo Việt Nam và vai trò của kinh tế biển 2
1 Khái quát về biển, đảo Việt Nam 2
2 Sự cần thiết của phát triển kinh tế biển 2
II Thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay 3
1 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế biển 3
1.1 Cơ sở lí luận 3
1.2 Các chỉ thị về định hình chiến lược kinh tế biển 4
2 Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam 8
2.1 Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản 8
2.2 Du lịch biển 8
2.3 Khai thác và chế biến khoáng sản 9
2.4 Giao thông vận tải biển 9
Trang 3Mở đầu
Trước thềm thế kỷ XXI, nhân loại xác định, thế kỷ XXI là “Thế kỷ của đại dương” Vàsự thật, trong sự phát triển toàn diện và mạnh mẽ của thế giới, trước hết tại các quốc gia cóbiển và hướng ra biển, hơn một thập niên vừa qua, đã chứng minh rất sinh động và đầy thuyếtphục điều dự báo ấy
Đối với Việt Nam, nếu nhìn gần nhất, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, nghĩa làkhoảng hơn hai mươi năm trước, Đảng ta đã hạ quyết tâm chính trị chiến lược và tổ chức pháttriển mạnh mẽ kinh tế vùng biển và kinh tế biển, đảo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIIcủa Đảng (tháng 6-1996), xác định: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tếvà an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnhgiao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế củavùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinhtế – xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”
Nước ta có diện tích khoảng 329000 km², vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông hơn 1triệu km² Biển có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng: thực vật, động vật cógiá trị kinh tế cao, tài nguyên năng lượng rất thuận lợi cho phát triển KT XH, biển có nhiềuthuận lợi để phát triển GTVT, công nghiệp biển, dịch cụ du lịch, thương mại… Biển Đôngđược nhân dân ta khai thác từ lâu, nhưng tiềm năng và tầm quan trọng về kinh tế chưa đượcnhận thức đúng giá trị, làm lãng phí và ô nhiễm môi trường Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nàyvới mục đich phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp cho vấn đề để phát triển kinh tếbiển ở nước ta một cách toàn diện và hiệu quả.
Với tiểu luận này, chúng tôi hướng tới hoàn thành ba nhiệm vụ chính sau: Đưa ra vàphân tích các chính sách nhà nước về vấn đề phát triển kinh tế biển; tìm hiểu thực trạng biểnđảo Việt Nam từ 1986 đến nay; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc phát triểnkinh tế biển trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
Tiểu luận tập trung vào nghiên cứu hai đối tượng: thực trạng kinh tế biển Đông ở nướcta và các chính sách của nhà nước thông qua các hội nghị về vấn đề này từ năm 1986 đến nay.Với lí do, mục đích và nhiệm vụ nêu trên, chúng tôi hi vọng rằng tiểu luận sẽ góp phầnlàm sáng rõ hơn về vấn đề phát triển kinh tế biển của nước ta hiện nay, cũng như đề xuất mộtsố định hướng để công cuộc này được diễn ra toàn diện hơn.
Trang 4Nội dung
I.Khái quát về biển đảo Việt Nam và vai trò của kinh tế biển
1 Khái quát về biển, đảo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địakinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tíchbiển khoảng trên 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông(cả Biển Đông gần 3,5 triệu km²), bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứngthứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới Dọc bờ biểncó hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển Vùng biểnViệt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phânbố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị tríchiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà,Hoàng Sa, Trường Sa Ở Việt Nam trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thànhphố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển
2 Sự cần thiết của phát triển kinh tế biển
Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trênbiển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thácbiển Cụ thể là:
Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: (1) Kinh tế hàng hải (vận
tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3) Khai thác dầukhí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7)Kinh tế đảo.
Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra
trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụcác hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển(hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biếndầu, khí; (3) Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tinliên lạc biển; (6) Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; (7) Đào tạo nhân lực phục vụ pháttriển kinh tế biển; và (8) Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển
Trang 5Với cơ cấu ngành, nghề đa dạng, trong đó có nhiều ngành, nghề then chốt như khaithác dầu khí, hải sản, hàng hải, khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứahẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong côngcuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
II.Thực trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện nay
1 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế biển
1.1.Cơ sở lí luận
Kinh tế biển của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh với hai lợi thế quan trọng sau:Một là tiềm năng tự nhiên (lợi thế tĩnh) to lớn (bờ biển dài, diện tích lãnh hải thuộcchủ quyền rộng, khả năng tiếp cận dễ dàng đến các đại dương, có các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có – thủy sản, dầu khí và nhiều loại khoáng sản khác, nhiều bãi biển đẹp, v.v.).
Hai là vị trí địa - kinh tế và địa - chiến lược đặc biệt (nằm trên các tuyến hải hành và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thế giới, nhất là trong thời đại bùng nổ phát triển của châu Á – Thái Bình dương).
Trên thực tế, cách tư duy được phản ánh trong việc đầu tư cho nghiên cứu, cho việcphát triển năng lực và các lĩnh vực kinh tế biển cụ thể - tập trung cho các ngành khai thác tàinguyên biển - thủy sản, dầu khí, làm muối, v.v.- dưới dạng “thô” Khai thác hàng hải, du lịchvà cảng biển chưa phát triển, ở trình độ nhìn chung còn thấp Nhiều loại tài nguyên biển quýbáu khác, ẩn sâu trong lòng biển, dưới đáy đại dương, hoàn toàn chưa được khai thác, chưanói đến những ngành “công nghiệp biển” dựa trên công nghệ cao Sự thiên lệch đó là kết quảtự nhiên, tất yếu của sự tiếp nối tư duy phát triển truyền thống, coi khai thác tài nguyên thô,dựa vào trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp và những năng lực hạn chế là cách thức chủ đạo củaquá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế cần có những đột phá mới trong tư duy và chiếnlược phát triển kinh tế biển Phải chuyển nhanh từ phương thức “mò cua bắt ốc” sang phươngthức kết hợp: khai thác mặt tiền (biển – lợi thế địa chiến lược) + tự do hóa (thể chế vượttrước) Đây là công thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển kinhtế biển để trở thành cường quốc biển.
Với cách tiếp cận biển truyền thống như vậy, trong điều kiện của thế giới hiện đại, thậtkhó kỳ vọng đạt được những kết quả mang tính đột phá trong nỗ lực chinh phục biển thôngqua việc triển khai chiến lược kinh tế biển đầu tiên của Việt Nam, đã được thông qua tại Hộinghị Trung ương Đảng 4 khóa X, năm 2007 Chính vì thế cần có những chiến lược chính xác“hướng ra biển”, phát triển kinh tế biển một cách chiến lược – như Nghị quyết về Chiến lược
Trang 6phát triển kinh tế biển xác định: Làm cho phát triển kinh tế biển trở thành một nhu cầu bứcbức bách, một trọng tâm chiến lược hàng đầu của quốc gia
1.2 Các chỉ thị về định hình chiến lược kinh tế biển
Với cơ cấu ngành, nghề đa dạng, trong đó có nhiều ngành, nghề đóng vai trò đặc biệtquan trọng, đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta Trong mấy thập kỷgần đây, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọngnhằm quản lý, bảo vệ, khai thác biển Chính tiếp cận với chiến lược phát triển biển, mở rộngmột không gian phát triển mới, tăng cường động lực phát triển hiện đại ở tầm chiến lược.
Có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh tế biển phải kể đến Nghị quyết NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trongnhững năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôivới tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia Song song với nhiệm vụ đó làbảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biểnvào năm 2020 Sau Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai thựchiện như Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong nhữngnăm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW.
03-Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triểnkinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra một số quan điểm trong pháttriển kinh tế biển Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnhvào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩynghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệmôi trường, đào tạo nhân lực” Quan điểm này được cụ thể hoá bằng các giải pháp: “Đầu tưthích đáng cho khoa học- công nghệ; tăng cường năng lực điều tra khảo sát, nghiên cứu khítượng- thuỷ văn và môi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong nhữngthập kỷ tới Từ nay đến năm 2000 cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tìmkiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển, nghiên cứu vàbảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hoá khí tượng- thuỷ văn” Thi hành Chỉ thị này, mộtloạt kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010…
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định mục tiêu: “Xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa.Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển.Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu
Trang 7khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiếnmạnh ra biển và làm chủ vùng biển Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợithế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùngkhác Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi Kết hợp chặt chẽ phát triểnkinh tế với bảo vệ an ninh trên biển” Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳng định tạiĐại hội Đảng lần thứ X (2006).
Từ những quan điểm, biện pháp nêu trên, cùng với việc tiếp tục nhấn mạnh chủ trươnglớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế- xã hội vùngbiển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, có thể thấy rõ hơn chủtrương rất quan trọng là: cần đặt kinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệtương tác với các vùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
Việc thực hiện những chủ trương, chính sách nêu trên đã đạt được một số thành tựuquan trọng Ðến nay, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp gần 50% GDP của cả nước(trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm hơn 20% GDP), với quy mô tăng khá nhanh, cơ cấungành nghề chuyển dịch theo hướng phục vụ xuất khẩu đem về một lượng ngoại tệ lớn cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hình thành một số trung tâm phát triển để hướng ra biển Tuy nhiên,xét cả về mặt chủ quan và khách quan, thực tế hiện nay cho thấy trong việc khai thác lợi thếtừ biển còn không ít hạn chế, khó khăn và yếu kém Quy mô kinh tế biển và vùng ven biểnnước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm hằng năm còn nhỏ bé, chỉbằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và 1/260 kinh tế biển củathế giới Tính đồng bộ của các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô, nhận thức về vai trò, vị trícủa biển, sự quan tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng,chính quyền các cấp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế Cho đếntrước kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, cũng chưa có cơ quan chuyên trách giúp Chính phủquản lý, điều hành chung, dẫn đến những hoạt động đầu tư manh mún, chưa đồng bộ, hiệuquả thấp, kinh tế biển phát triển chậm, thiếu bền vững và cơ cấu chưa hợp lý.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nâng các quan điểmchỉ đạo nêu trên lên tầm của một văn bản chiến lược Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007), nhằm đáp ứng yêu cầu nêu trên Quan điểm chỉđạo được nêu trong phần định hướng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là "nước taphải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từbiển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ
Trang 8phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn" Phấn đấu đến năm 2020, kinhtế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giảiquyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển vàven biển Trong đó, nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" được chỉ đạo bởi quanđiểm: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợptác quốc tế và bảo vệ môi trường Sự phát triển các ngành kinh tế biển được gắn kết hữu cơvới nhau trên cơ sở phát huy cao nhất lợi thế của mỗi ngành
Tiếp đó ngày 24/04/2012, chương trình hành động của chính phủ ban hành kèm theonghị quyết số 10/NQ-CP, căn cứ vào Hiến Pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hộiban hành luật biển ban hành 09/08/2012 có quy đinh rõ các điều luật sau về định hướng pháttriển kinh tế biển:
- Nguyên tắc phát triển kinh tế biển (Điều 42)
Các nguyên tắc phát triển kinh tế biển là phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội của đất nước; gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trậttự an toàn trên biển; phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; gắnvới phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo
- Phát triển các ngành kinh tế biển (Điều 43)
Luật biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tếbiển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụhàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biển hải sản; phát triển,nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tếbiển; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.
- Quy hoạch phát triển kinh tế biển (Điều 44)
Trước hết việc lập quy hoạch phát triển kinh tế biển phải căn cứ vào chiến lược, quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, định hướng chiến lược phát triển bềnvững và chiến lược biển của ta; đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển,vùng ven biển, hải đảo; kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, nguồn lựcđể thực hiện
Trang 9Luật biển Việt Nam xác định những nội dung chính của quy hoạch phát triển kinh tếbiển như phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xác định phương hướngmục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên; phân vùng sử dụng biển v.v
- Xây dựng và phát triển kinh tế biển (Điều 45)
Trên cơ sở Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Luật biển Việt Nam quy địnhviệc xây dựng và phát triển kinh tế biển dựa trên nguyên tắc Nhà nước đầu tư xây dựng, pháttriển các khu kinh tế tổng hợp, cụm công nghiệp ven biển, kinh tế huyện đảo theo quy hoạch,đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững và việc sử dụng biển của các cá nhân, tổ chức phảiđược thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ.
- Khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế biển trên các đảo và hoạt độngtrên biển (Điều 46)
Những hoạt động của nhân dân trên các đảo, quần đảo và trên các vùng biển của nướcta có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện chủ quyền quốc gia trên các vùng biển,đảo và thực hiện phát triển kinh tế biển Do đó, Luật biển Việt Nam quy định Nhà nước ưutiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần, phát triển kinh tế biển, có chính sáchưu đãi để nâng cao đời sống của dân cư sinh sống trên các đảo; đồng thời, khuyến khích, ưuđãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư trên các đảo và hoạtđộng của ngư dân trên biển.
Với Chiến lược phát triển kinh tế biển đã được xây dựng, cùng với việc Việt Nam trởthành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và bối cảnh thế giới đang chuyển mạnh sang thờiđại toàn cầu hóa (tự do hóa) và công nghệ cao, khi phát triển kinh tế biển được mọi quốc giacoi là một trọng tâm chiến lược hàng đầu, việc định hướng phát triển được nêu rõ trong nghịquyết như góp phần tái cấu trúc mô hình tăng trưởng, trong đó, việc “nạp” kinh tế biển ở mộttầm nhìn mới vào mô hình tăng trưởng mới là một nội dung hết sức quan trọng.
Có thể nói rằng, Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã kế thừanhững quan điểm về phát triển kinh tế biển và các lĩnh vực khác liên quan đến biển đã banhành trước đó, nhưng phải khẳng định rằng, đây là Nghị quyết của Trung ương toàn diện đầutiên về biển, mở ra một chương mới trong tư duy về biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21
Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời đại toàn cầu hóa, được dẫn dắt bởi côngnghệ cao và bị chi phối bởi hai thuộc tính – tự do hóa và tốc độ cao, cộng thêm vào đó là xuhướng tranh chấp và xung đột trên biển (biển Đông) tăng nhanh, việc phát triển kinh tế biểnluôn đi kèm những thách thức to lớn cũng như những cơ hội tiềm tàng mà Việt Nam đối mặt
Trang 10trong nỗ lực phát triển kinh tế biển với những mục tiêu chiến lược to lớn, có thể nói là đầytham vọng.
2 Thực trạng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam
2.1.Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản2.1.1 Về đánh bắt, nuôi trồng hải sản :
Đánh bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực lượng nòngcốt trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam Từ năm1993, sau khi thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, nghề đánh bắt thuỷ sản đã cónhững bước phát triển đáng kể Trong giai đoạn 1995-2005, sản lượng thuỷ sản tăng bìnhquân 7,7%/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân 5%/năm Đánh bắt hải sản đã tạo việclàm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá Số lượngtàu thuyền cũng tăng đều đặn qua các năm, theo thống kê trong khoảng 20 năm (1990 - 2010),tàu cá Việt Nam tăng 4,7 lần về số lượng và 5,7 lần về công suất, bình quân công suất đã vượtquá 60 CV/tàu Tuy nhiên, nghề khai thác hải sản của Việt Nam cũng đang đứng trước khôngít khó khăn và bất cập.
Bên cạnh đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản cũng có nhiều tiềm năng và lợi thế Tínhtrên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng hải sản trên biển gồm hơn 400.000 havùng vịnh và đầm phá; nhiều vùng biển có điều kiện phát triển như Quảng Ninh - Hải Phòng,khu vực ven biển miền trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực Ðông vàTây Nam Bộ, Giống loài thủy sản nuôi phong phú, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, cásong, cá giò, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, nuôi trai lấy ngọc, nuôi ngao, nghêu, hầu, trồng rongsụn, nuôi sứa đỏ và san hô
2.1.2 Về chế biến hải sản :
Ngành chế biến hải sản cũng nhận được sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngànhvà các địa phương Đến nay, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp chế biếnthủy sản Trong đó, 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thịtrường EU - một thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới Hiện nay, hàng thủy sản Việt Namđã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thịtrường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Namhiện đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới Năm 2006, sản lượng thuỷ sản Việt Nam đạt3,75 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD.
2.2.Du lịch biển