Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta phải có mộtlực lượng sản xuất đạt trình độ phát triển cao, một cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại dựatrên sự phát triển m
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấnđấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng lần thứ IXcủa Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Đường lối kinh tế của Đảng ta là “Đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước tatrở thành một nước công nghiệp” và chỉ rõ “phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hiệnđại hoá là nhiệm vụ trọng tâm” Bởi vì chỉ có bằng con đường công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nước ta mới có thể thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, mới có thể hòa vào dòngthác chung của toàn nhân loại Vậy phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằngcách nào?
Để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta phải có mộtlực lượng sản xuất đạt trình độ phát triển cao, một cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại dựatrên sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ ngày càng tăng của khoa học công nghệ hiệnđại, phải “tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thếcủa nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tốquan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Kinh tế tri thức là vấn
đề mới mẻ và còn nhiều điều cần nghiên cứu Đây là bước ngoặt có tính lịch sử vàtrọng đại Nền kinh tế công nghiệp chuyển sang Kinh tế tri thức (Kinh tế hậu côngnghiệp), văn minh loài người chuyển sang văn minh trí tuệ Đây cũng là thời kỳ kinh
tế thế giới có bước chuyển biến sâu sắc từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Sựhình thành và phát triển kinh tế tri thức là xu thế không thể đảo ngược, xu hướng nàycuốn theo tất cả các quốc gia, mà không loại trừ các nước nghèo, kém phát triển, nó cótác động mạnh mẽ đối với các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như ViệtNam
Có thể nói đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức mà Đảng ta đã đưa ra tại Đại hội X không chỉ là sự tiếp nối đường lối và chiếnlược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được xác định trong Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mà còn là bước phát triển
Trang 2mới trong nhận thức của Đảng ta về đường lối tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộccách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh Cuộc cách mạng côngnghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác nhưmột trào lưu phát triển mới của thế giới Khi đó, theo cách hiểu đơn giản, công nghiệphóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máymóc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển.Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội mà quá trình phát triểncông nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt Ở Việt Nam, đường lối côngnghiệp hóa có thể chia ra làm 2 thời kỳ chính, trước và sau khi đổi mới (Đại hội Đảng
VI -1986)
Để góp phần hoàn thành được mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu
tố, nhiều lực lượng, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của thế
hệ trẻ-đặc biệt là thanh niên, bởi "thanh niên là trường cột nước nhà", là lực lượng xãhội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năngtiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng mới, vớibối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàncầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức…Chính vì thế, Đảng ta chỉ rõ: “Sựnghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứngđáng trên cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên;vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sốngcòn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”
Vì vậy, sau khi nghiên cứu học phần “Đường lối cách mạng của Đảng cộng sảnViệt Nam”, để vận dụng kiến thức được học tập vào nghiên cứu cụ thể, em chọn đề tài:
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và nhiệm vụ của thế hệ trẻngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Trang 32 Mục đích, phương pháp nghiên cứu
-Bản thân nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp sưu tầm,phương pháp lịch sử, phương pháp logic
3 Đối tượng nghiên cứu:
“ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và nhiệm vụ của thế hệ trẻngày nay đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
4 Phạm vi nghiên cứu:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ trước đổi mới
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới
Nhiệm vụ của thế hệ thanh niên ngày nay đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
Trang 4B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI 1.1 Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa
1.1.1 Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 1960) của Đảng Quá trình công nghiệp hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnh tìnhhình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận chiều Thực hiệncông nghiệp hóa được 4 năm (1960 - 1964) thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh pháhoại ra miền Bắc Đất nước phải trực tiếp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng kinh tế, miền Namthực hiện cách mạng giải phóng dân tộc Khi đất nước vừa thống nhất (1975), cả nước
9-đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc, rồikết thúc cuộc chiến này lại kéo theo sự cấm vận của Mỹ Như vậy, trước thời kỳ đổimới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2 giai đoạn: từ 1960đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 - 1985 công nghiệp hóa trên phạm
vi cả nước, hai giai đoạn này có mục tiêu, phương hướng rõ rệt
Ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiếnthẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặt khác, vừaphải xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải chiến đấu chống Mỹ Điểm xuất phát củaViệt Nam khi bước vào thực hiện công nghiệp hóa rất thấp Năm 1960, công nghiệpchiếm tỷ trọng l8,2% và 7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng42,3% và 83% Sản lượng lương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới 100 USD(các số liệu trên được lấy từ Bộ công thương Việt Nam) Trong khi phân công laođộng chưa phát triển và lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp thì quan hệ sản xuất đãđược đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu, đến năm 1960: 85,8%nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo (theo Bộ Công thương ViệtNam) Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơ bản của côngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối vàhiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đó làmục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn
Trang 5Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấycông nghiệp nặng làm nền tảng (Tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ 18,2% /1960 lên22,2%/1996; 26,6%/1971; 28,7%/1975) (các số liệu được lấy từ Bộ Công thương ViệtNam).
Về chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, Hội nghị trung ương lần thứ 7 (khóa III) nêuphương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý
Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp
Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng (Vốn đầu tư cho công nghiệp nặng trong thời kỳ 1960 - 1975 tăng 11,2lần, cho công nghiệp nhẹ tăng 6,9 lần, nông nghiệp tăng 6 lần) (theo Kinh tế ViệtNam)
Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển côngnghiệp địa phương (Hình thành các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, QuảngNinh, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định )
=> Về thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa thay thếnhập khẩu mà nhiều nước, cả nước xã hội chủ nghĩa và nước tư bản chủ nghĩa đã vàđang thực hiện lúc đó Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc(1960 - 1975) và 10 năm tiếp theo trên phạm vi cả nước ( 1976 - 1986)
Trên phạm vi cả nước, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước độc lậpthống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệpnặng” tiếp tục được khẳng đinh lại tại Đại hội IV của Đảng (1976) nhưng chính sáchthì đã có thay đổi chút ít “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lênsản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lýtrên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp
và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, vừa xây dựngkinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương vớikinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”
Những thay đổi trong chính sách công nghiệp hóa dù còn chưa thật rõ nét songcũng đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển:
Trang 6+ Số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976 lên 2627 cơ
sở năm 1980 và 3220 cơ sở năm 1985 (theo Bộ Công thương Việt Nam)
+ 1976 - 1978 công nghiệp phát triển khá Năm 1978 tăng 118,2% so với năm
1976 (theo Bộ Công thương Việt Nam)
Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồn việntrợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan liêu,bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệp trungương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được ) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởngnóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa côngnghiệp và nông nghiệp Kết quả là thời kỳ 1976 - 1980 nền kinh tế lâm vào khủnghoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng
Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên củathời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triểncông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặngtrong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quảcho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, Đại hội V coi đó là nội dung chính của côngnghiệp hóa trong chặng đường trước mắt Đây là bước điều chỉnh rất đúng đắn, phùhợp với thực tiễn Việt Nam Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ này đã có sựtăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó Cụ thể là:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1981: 2,3% 1985: 5,7%
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1981: 9,5%
+ Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1981: 5,3% 1985: 3%
+ Năm 1985, công nghiệp nhóm A chiếm 32,7%, công nghiệp nhẹ 67,3%, tiểu thủcông nghiệp 43,5%, công nghiệp địa phương 66%, công nghiệp quốc doanh và công tưhợp doanh 56,5%
+ Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2%/1980 lên 30%/1985
+ Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn thời kỳ1976-1980 xuống 1 triệu tấn thời kỳ 1981-1985)
(Các số liệu trên được lấy từ Kinh tế Việt Nam)
Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước.Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định
Trang 7“Xây dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp nặngtương đối phát triển làm nòng cốt” Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam không tiến xa đượcbao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới, tình hình kinh tế - xãhội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những không ổn định được mà còn lâm vàokhủng hoảng trầm trọng.
1.1.2 Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới
Nhìn chung trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành côngnghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng cơ bản sau đây:
- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về pháttriển công nghiệp nặng
- Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ củacác nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanhnghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kếhoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quantâm đến hiệu quả kinh tế xã hội
1.2 Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
1.2.1 Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa
Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới diễn ra trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung,những tiền đề vật chất cần thiết cho công nghiệp hóa còn hết sức hạn chế
So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần (theo Kinh tế Việt Nam) Nhiềukhu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành côngnghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng
Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đãđào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần sovới 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa (số liệu được lấy từ nguồn nhân lựcViệt Nam thời kỳ trước đổi mới)
Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thìnhững kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng - tạo cơ sở ban đầu đểnước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo
Trang 81.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mớicòn nhiều hạn chế Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu Những ngành côngnghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nềntảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân
Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới bước đầu phát triển, nông nghiệp chưađáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội Đất nước vẫn trong tìnhtrạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội
Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân:
+ Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu,nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa khôngthể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa
+ Về chủ quan, chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mụctiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư Đó lànhững sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương côngnghiệp hóa
Trang 9CHƯƠNG 2: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa.
2.1.1 Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986
Đại hội VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách lương-tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn Chúng takhông thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổnđịnh đời sống nhân dân Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn Nền kinh tế nước talâm vào khủng hoảng trầm trọng Tình hình này làm cho trong Đảng và ngoài xã hội
giá-có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: cơ cấu sảnxuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế Thực tế tình hình đặt ra một yêucầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay chuyểnđược tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên vànhư vậy phải đổi mới tư duy
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội
đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổquốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyếtđiểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1975-1985)
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thầncách mạng khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị củaĐảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành đại hội
Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộc khủnghoảng kinh tế, xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sáchlớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu củanhững sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suynghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynhhướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đườnglối và nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh Báo cáochính trị tổng kết thành bốn bài học kinh nghiêm lớn:
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dânlàm gốc”
Trang 10Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quyluật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiệnmới
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhândân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
Báo cáo xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lạicủa chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xâydựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, xã hội chủ nghĩatrong chặng đường tiếp theo
2.1.2 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 12-1986 Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toànĐảng Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế
18-Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dungchính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiệncho bằng được ba chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuấtkhẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ Bachương trình này liên quan chặt chẽ với nhau Phát triển lương thực thực phẩm vàhàng tiêu dùng là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấychục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang trong tìnhtrạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội; phát triểnhàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước,tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Xác định thứ
tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bênngoài để phát triển kinh tế xã hội
=> Thực chất, đây là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệphóa, chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗnhợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến
và khá thành công tại các nước Châu Á lúc bấy giờ
• Như vậy, chính sách công nghiệp hóa của Đại hội VI đã:
Trang 11Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp - công nghiệp hàng tiêu dùng, hàngxuất khẩu - công nghiệp nặng.
Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan điểm nhận thức cũng như tổchức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa đất nước Đó là sự chuyển hướng chiến lượccông nghiệp hóa từ:
+ Cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế
+ Từ xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy đủ, tự cấp tự túc sang cơ cấu
bổ sung kinh tế và hội nhập
+ Mục tiêu “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” đã chuyển sang “lấy nôngnghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm” Từ đó dẫnđến sự đổi mới trong cơ cấu đầu tư: “Đầu tư có trọng điểm và tập trung vào nhữngmục tiêu và các ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàngtiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp nặngtrực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn”
+ Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế
Tiếp theo, Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, ngàycàng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa Đại hội đã xácđịnh rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, và trên thực tế đầu tư cho nôngnghiệp từ ngân sách đã tăng lên Đại hội đề cập đến lĩnh vực Dịch vụ kinh tế - kỹ thuậttrong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lượcphát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước
Đại hội thông qua báo cáo Xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, khẳng địnhvai trò trách nhiệm của Đảng, đánh giá thực trạng tình hình Đảng và xác định phươnghướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời kỳ mới
- Những quan điểm và nguyên tắc được Đại hội VII khẳng định:
+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Đại hội VII xác định vai trò của Đảng gắn liền vớiviệc xây dựng và thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, Chiến lược và công cuộc đổi mới.Đồng thời gắn vai trò của Đảng với hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo hệ thống chínhtrị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân,chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
Trang 12Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế, trong nước và tình hình Đảng ta hiện nay việc xácđịnh đúng và phát huy vai trò của Đảng càng có ý nghĩa đặc biệt.
Đại hội VII khẳng định tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làmột tất yếu vì trong điều kiện nước ta Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo + Về bản chất giai cấp của Đảng, Đại hội VII khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam
là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích củagiai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
+ Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Đại hội VII khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hànhđộng
+ Về mục đích của Đảng, Đại hội VII xác định Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựngnước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng làthực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa
+ Đại hội VII khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng Đại hội VII coi việctiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là yêu cầuquan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, là công việc thường xuyên bảođảm cho Đảng ta luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng
Công tác xây dựng Đảng rất quan trọng nên việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng phảiđược chỉ đạo một cách kiên quyết, có bước đi vững chắc làm từ Trung ương đến cơ sở,bằng nhiều biện pháp đồng bộ, gắn với quá trình đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường
hệ thống chính trị, cải cách bộ máy Nhà nước, dựa vào nhân dân, thông qua phong tràocách mạng của nhân dân để đổi mới, chỉnh đốn Đảng
Thành công của Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng, cột mốc mớitrong tiến trình cách mạng Việt Nam Đồng chí Đỗ Mười đọc Diễn văn bế mạc Đạihội Diễn văn nêu: “Kết quả nổi bật của Đại hội chúng ta là sự nhất trí trên tất cả cácvấn đề lớn thuộc về quan điểm, đường lối có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh củađất nước Đại hội là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng và của nhân dân trong việc vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những giá trị của loàingười vào giai đoạn hiện nay của sự nghiệp cách mạng nước ta Kết quả đó khẳng địnhĐảng ta kiên trì và tích cực đẩy mạnh công cuộc đổi mới do chính bản thân Đảng khởixướng theo những nguyên tắc đã được xác định… Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có
Trang 13nguyên tắc và có bước đi vững chắc, đó là mệnh lệnh của cuộc sống, là quá trìnhkhông thể đảo ngược”.
Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có nhữngbước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều nămtrước:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1991: 5,8% - 1995: 9,5%
+ Tương ứng công nghiệp tăng: 1991: 5,3 % - 1995: 15,5%
+ Nông nghiệp tăng 1991: 2,2% - 1995: 4,8%
+ Xuất khẩu tăng 1991: -13,2% - 1995: 34,4%
+ Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 1991: 67% - 1995: 12,7%
+ Cơ cấu kinh tế: 1991: 40,5 - 23,8 - 35,7(%) 1995: 27,2 - 28,8 - 44 (%)
+ Vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 1991 - 1995 chiếm 38,4% tổng đầu tư xãhội (20,8 tỷ USD)
Các số liệu trên được lấy từ Kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Đại hội Đảng VIII (năm 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định:nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đườngđầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thànhcho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan niệm như sau:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao độngthủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp vàtiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu cột mốc phát triển mớitrong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta Đại hội đã tiếp tục công cuộc đổimới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân
Đại hội khẳng định: Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữasức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình
Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội tạm thờilâm vào thoái trào sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, “nhưng điều đó không làm
Trang 14thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội”
Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiếntranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động canthiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao,tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếthế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội
Bối cảnh quốc tế nói trên, có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiềuthành tựu quan trọng về mọi mặt Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chínhtrị, quốc phòng, an ninh được củng cố Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạođược nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng phải đối đầu với nhiều tháchthức như: nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biến hòa bình”; quan liêu, tham nhũng;nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổimới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới
Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản ViệtNam diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội Dự Đại hội
có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước
Đại hội khẳng định: Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra đã được hoàn thành cơ bản.Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vữngchắc Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề chocông nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước Con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn
Đại hội đã rút ra một số bài học chủ yếu Nhận định đặc điểm tình hình thế giới,thời cơ và thách thức, Đại hội xác định mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước tathành một nước có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại; cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
Trang 15sản xuất tiến bộ, phù hợp trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất vàtinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,văn minh Ra sức phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theohướng hiện đại.
Đại hội đã xây dựng định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu: phát triển vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; chính sách đối với các thành phầnkinh tế; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; phát triển khoa học và công nghệ, giáodục và đào tạo; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chính sáchgiải quyết một số vấn đề xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh; thực hiện đại đoàn kếttoàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đại hội đề ra phương hướng,nhiệm vụ xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nổi lênmột số vấn đề lớn như: sự tác động của cơ chế thị trường và hoạt động chống phá của
kẻ thù làm một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phainhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đọa về đạođức lối sống, một số thoái hóa biến chất về chính trị; trình độ, kiến thức, năng lực lãnhđạo của Đảng có mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Để làm tốt vai trò lãnh đạo, Đảng phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng caohơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục các khuyết điểm, cácbiểu hiện tiêu cực và yếu kém Đảng phải mạnh từ Trung ương đến cơ sở, ở tất cả cáccấp, các ngành Trong công tác xây dựng Đảng phải thường xuyên nắm vững và quántriệt các nhiệm vụ sau: Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân; Nâng caobản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; Kiện toàn hệ thống tổchức của Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ; chăm lo xâydựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị tốt đội ngũcán bộ kế cận; Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng
Đại hội VIII đã điều chỉnh chính sách công nghiệp hóa theo hướng lấy nông nghiệplàm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàngđầu Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thànhphần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Gắn công
Trang 16nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học - công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực conngười làm yếu tố trung tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặt ra nội dung cụ thểcủa công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm trước mắt (1996-2000) là “đặcbiệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ” Kết quả củaĐại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai đất nước vào lúcchúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1996: 9,3% 2000: 6,75%
+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1996: 14,5% 2000: 10,1 %
+ Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1996: 4,4% 2000: 4%
+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 1996: 33,2% 2000: 24%
+ Cơ cấu kinh tế 1996: 27,8 - 29,7 - 42,5 (%) 2000: 24,3 -36,6- 39,1 (%)
Các số liệu trên lấy từ công thương Việt Nam
Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấnmạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa:
Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với cácnước đi trước Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách vềtrình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Một nước đi sau
có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của cácnước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngắn thời gian.Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đi trước,chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: Phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa cónhững bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắncông nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồnlực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệphóa, hiện đại hóa
Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ớ nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệuquả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước vàxuất khẩu
Trang 17Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóatrong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với việc nângcao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải tính toán đến yêu cầu phát triển bềnvững trong tương lai
2.2 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.1 Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệsản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vậtchất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hộicông bằng dân chủ văn minh
Để từng bước thực hiện thành công mục tiêu lâu dài trên, mục tiêu tổng quát của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta được Đảng Cộng sản Việt Namxác định tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ IX và lầnthứ X là: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”
Theo tinh thần của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam,chúng ta phải ra sức phấn đấu để đến năm 2020, về cơ bản, nước ta trở thành nướccông nghiệp theo hướng hiện đại
Ở đây, nước công nghiệp cần được hiểu là một nước có nền kinh tế mà trong đólao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và các lĩnh vực của nền kinh
tế Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP, cả về lực lượng lao động đềuvượt trội hơn so với nông nghiệp
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh
tế, công nghiệp hoá cần phải thực hiện được những mục tiêu cụ thể nhất định Trongnhững năm trước mắt, trong điều kiện khả năng về vốn vẫn hạn hẹp, nhu cầu về công
ăn việc làm rất bức bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình hình kinh tế - xã
Trang 18hội phát triển, tăng trưởng chưa thật ổn định, chúng ta cần tập trung nỗ lực đẩy mạnhcông nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh các ngành công nghiệp, xâydựng và dịch vụ, phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển
2.2.2 Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắnvới phát triển kinh tế tri thức
Công nghiệp hóa là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia Đối với nước ta, từmột nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phảitrải qua công nghiệp hóa Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) giúp phát triểnlực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao động.Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò củakinh tế nhà nước trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường Đồng thời, CNH-HĐH
là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh-quốcphòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức thamgia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế
Trong quá trình CNH-HĐH, nước ta có thuận lợi cơ bản là nước đi sau, có thểhọc hỏi được kinh nghiệm thành công của những nước đi trước và có cơ hội rút ngắnthời gian thực hiện quá trình này Trước đây, nước Anh thực hiện CNH đầu tiên, phảimất 120 năm; nước Mỹ đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa là Nhật Bản xuống còn 70năm; và các nước công nghiệp mới có hơn 30 năm Việt Nam thực thực hiện quá trìnhnày trong bối cảnh loài người đang bắt đầu chuyển sang phát triển kinh tế tri thức(KTTT), với sự bùng nổ của tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ gen, côngnghệ nano, công nghệ vật liệu mới đúng như tiên đoán của C Mác và Ph.Ăng-ghen
từ giữa thế kỷ XIX: “Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” Đây chính là
cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như Việt Nam rút ngắnkhoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước Việc chuyển nền kinh nước ta sang hướngphát triển dựa vào tri thức trở thành yêu cầu cấp thiết không thể trì hoãn
Từ một nền kinh tế nông nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội, trong bối cảnh toàn cầuhóa, chúng ta phải tiến thành đồng thời hai quá trình: Chuyển từ nền kinh tế nôngnghiệp lên kinh tế công nghiệp (CNH-HĐH); chuyển từ kinh tế nông-công nghiệp lênKTTT Trong khi ở các nước đi trước, đó là hai quá trình kế tiếp nhau, thì ở nước ta,
Trang 19tận dụng cơ hội là nước đi sau, hai quá trình này được lồng ghép với nhau, kết hợpcác bước đi tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, tức là gắn CNH-HĐH với pháttriển KTTT.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thứcgiữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chấtlượng cuộc sống Trong bối cảnh toàn cầu hóa thế giới, một số nước đang phát triển,tuy chưa có công nghiệp hiện đại, công nghệ cao nhưng biết chủ động hội nhập kinh
tế, tranh thủ tiếp thu công nghệ cao trên cơ sở nguồn nhân lực thích hợp, thì vẫn có thểbước đầu phát triển kinh tế tri thức Nước ta, tuy còn ở trong nền kinh tế nông nghiệp
và nước ta đang phát triển thu nhập thấp, nhưng biết phát huy đội ngũ cán bộ khoa học
và công nghệ có năng lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ cao, qua chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, vẫn có thể có cơ hội rút ngắn thời gian để tiến nhanh hơn Muốnvậy, phải đồng thời tiếp thu công nghệ cao của phát triển kinh tế tri thức và vận dụngngay vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong các lĩnh vực cần thiết Ví dụ phát triểncác phần mềm hệ điều hành máy, có thể đem ứng dụng với sự điều chỉnh hợp lý, vàocác máy trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong nền kinh tế tri thức, những nềnkinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vàocác thành tựu mới của khoa học, công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứngdụng khoa học công nghệ cao)
Đại hội X chỉ ra: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệphóa, hiện đại hóa
CNH là con đường thiết yếu mà mọi quốc gia đều phải trải qua để đi tới một xãhội hiện đại
CNH, HĐH của Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh xu hướng trên thế giớiđang chuyển mạnh lên nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã vàđang tác động sâu sắc với tốc độ cao đến đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia,trong khi đó Việt Nam vẫn trong tình trạng của một nước có điểm xuất phát thấp,nhiều yếu tố lạc hậu, phát triển thiếu bền vững Trong bối cảnh nhiều cơ hội và tháchthức đan xen, để đi tới một nền kinh tế hiện đại, Việt Nam phải có những giải pháp bứt
Trang 20phá Sự lựa chọn giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức làcấp thiết
Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức để đấtnước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu
Trong những năm qua, tuy đã có những bước phát triển tích cực, nhưng về cơbản, nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển Chúng tavẫn phải đương đầu với những thách thức gay gắt và những nhiệm vụ nan giải: mộtmặt, tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế trong quá trìnhchuyển từ kinh tế nông nghiệp lên trình độ của nền kinh tế công nghiệp, như bảo đảmlương thực, thực phẩm, nhu cầu nước sạch, trường học, đi lại cho người dân; mặt khác,phải nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại không những chỉ để chống tụthậu ngày càng xa hơn so với trình độ chung của thế giới, mà còn phải thu hẹp khoảngcách với các nước phát triển khi bản thân họ đã có trình độ phát triển cao hơn Khi cácyếu tố cho phát triển không chỉ đơn thuần là vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, màcòn có thêm yếu tố tri thức với ý nghĩa là yếu tố quan trọng và trực tiếp đối với quátrình phát triển, thì việc không nhanh chóng nắm bắt và vận dụng được tri thức mới sẽkhông thể tránh khỏi sự tụt hậu tuyệt đối so với các nước khác Tri thức đã trở thànhyếu tố của lực lượng sản xuất trực tiếp và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh
tế - xã hội Trong điều kiện đó, nước ta không thể bỏ lỡ cơ hội, mà phải tìm giải phápbứt phá, tức là phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
Là một nước đang phát triển vừa mới nằm trong nhóm nước có thu nhập trungbình (nhưng mới chỉ là mức trung bình thấp) lại đặt trong xu thế mở cửa, hội nhập,việc gắn CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức ngay trong quá trình chuyển nềnkinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp là một thách thức rất lớn đối với nước
ta Điều này xuất phát từ thực tiễn của một nước đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngàycàng xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trình độ phát triển chung củathế giới Đây cũng là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc phải giải quyết đồng thời hai nhiệmvụ: phát triển để vượt khỏi sự lạc hậu và chuyển sang phát triển kinh tế tri thức
Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là yêu cầu bắt buộc
để tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Trang 21Lịch sử đã chứng minh, mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng dựa trên một cơ
sở vật chất – kỹ thuật nhất định để tồn tại và phát triển Nó bao gồm toàn bộ các yếu tốvật chất của lực lượng sản xuất tương ứng với trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định;dựa vào đó lực lượng lao động của xã hội tiến hành sản xuất của cải Một trình độ nhấtđịnh của cơ sở vật chất – kỹ thuật là nội dung kinh tế, là “cốt vật chất” có ý nghĩa xácđịnh một thời đại kinh tế, phân biệt với phương thức sản xuất chứa đựng nó thuộc loạihình kinh tế - xã hội lịch sử nào
Thực tế đã chứng minh, các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản đều đãdựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật với công cụ lao động thủ công, lạc hậu, năng suấtthấp Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sở dĩ chiến thắng phương thức sản xuấtphong kiến vì nó tạo ra nền đại công nghiệp để có năng suất lao động cao “chưa từng
có dưới chế độ nông nô” Do vậy, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa tất yếu phảiphát triển dựa trên cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đạivới cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học và côngnghệ tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nókhông chỉ kế thừa những thành quả văn minh mà nhân loại đã đạt được trong chủnghĩa tư bản, mà còn được phát triển và hoàn thiện trên cơ sở những thành tựu mớinhất của khoa học và công nghệ, tham gia tích cực và có hiệu quả vào phân công laođộng và hợp tác quốc tế
Đối với các nước đã qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, bước vào xâydựng chủ nghĩa xã hội, việc xác lập cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hộiđược tiến hành thông qua kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật
đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản theo yêu cầu của chế độ mới và phát triển nó lêntrình độ cao hơn Đối với các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp,
ở giai đoạn đầu hoặc không qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, yêu cầu xâydựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội càng trở nên cấp thiết hơn
Theo V.I Lênin, “Cơ sở vật chất duy nhất và thực sự để làm tăng của cải củachúng ta, để xây dựng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể là đại công nghiệp Không có mộtnền đại công nghiệp tổ chức cao thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được, mà lạicàng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp được”
Trang 22Tạo lập cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực là đòihỏi có tính bắt buộc đối với tất cả các nước muốn quá độ lên chủ nghĩa xã hội Điềunày càng trở nên cấp thiết đối với một nước có điểm xuất phát thấp như Việt Nam.Con đường cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước
ta trong bối cảnh hiện nay tất yếu phải là đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức
Cần nhấn mạnh rằng, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã và đang là thách thức
và cơ hội lớn đối với nước ta trên con đường xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật củachủ nghĩa xã hội Nếu không kịp thời nắm bắt thời cơ, dựa vào kinh tế tri thức để đẩynhanh CNH, HĐH thì nước ta sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn Phải đẩy mạnh CNH, HĐHgắn với phát triển kinh tế tri thức để nhanh chóng đuổi kịp các nước, thực hiện mụctiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó là yêu cầu cấp bách, là sự chuyển hướng chiếnlược trọng đại Đây chính là cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại đã tạo ra
Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức bắt nguồn từ yêu cầuhội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn
Nước ta hiện đang tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó xây dựng một nền kinh
tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung có tầm chiến lược
Vì tham gia vào nền kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa là những quốc gia cóchủ quyền, nên muốn thực hiện nội dung này, đòi hỏi chúng ta phải chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế, phải hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu,khu vực và song phương
Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế, đó làquá trình các quốc gia gắn kết nền kinh tế của nước mình với nền kinh tế khu vực vàthế giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hóa, mở cửa kinh tế trên các cấp độ songphương, đa phương và giảm thiểu sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thànhchỉnh thể nền kinh tế toàn cầu Nó không chỉ đơn thuần là quá trình hợp tác, mà còn làquá trình cạnh tranh có tính quyết định sống còn giữa các doanh nghiệp và các nềnkinh tế quốc gia
Nếu trước đây, sự phân công và trao đổi bị giới hạn bởi tính vùng, địa phương vàquốc gia, thì ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa, sự phân công và trao đổi đượcthực hiện thông qua mạng liên kết toàn cầu Xu hướng này tất yếu làm cho ngày càng
Trang 23nhiều các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra có sự tham gia của nhiều doanhnghiệp thuộc các quốc gia khác nhau, rồi tổ hợp chúng lại với nhau Sự phân công laođộng đã làm cho biên giới quốc gia không còn giới hạn chặt chẽ như trước đây, màxích lại gần nhau Tri thức, đặc biệt là công nghệ thông tin, kinh tế mạng là những yếu
tố quan trọng kết dính các doanh nghiệp và các quốc gia với nhau Do vậy, hội nhậpkinh tế quốc tế làm cho hệ thống thông tin không còn là của riêng từng quốc gia, mà làchung của nhiều quốc gia trên thế giới Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các doanhnghiệp và các quốc gia sẵn sàng hợp tác với nhau để cùng hưởng lợi do hợp tác manglại
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức cạnh tranh gaygắt giữa các doanh nghiệp và các nền kinh tế Thành công trong cuộc cạnh tranh này,tất nhiên sẽ thuộc về các doanh nghiệp và quốc gia có lợi thế về tri thức khoa học vàcông nghệ trong việc tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Quốc gia nào giàu về tàinguyên thiên nhiên và nhân công dồi dào, giá tài nguyên và giá nhân công rẻ sẽ dầndần mất đi lợi thế của mình do tri thức ngày càng trở nên quyết định nhiều hơn tronggiá trị sản phẩm
Trong bối cảnh đó, để chủ động hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các quan hệkinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, một đòi hỏi có tính bắt buộc là nước ta phảiđẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi tri thức là đòn bẩy làmtăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, thúc đẩyquá trình hội nhập
Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức còn do tác độngnhiều mặt của quá trình này đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội
Ngoài những nguyên nhân trên, việc đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triểnkinh tế tri thức ở nước ta còn do chính tác động tích cực của quá trình này đối với đờisống kinh tế, chính trị và xã hội Nó không chỉ tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật và kiểu
tổ chức một nền kinh tế mới, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động xã hội, chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, bảo đảm không ngừng nâng cao năng suất laođộng xã hội mà còn sớm có được cơ sở vật chất – kỹ thuật tiên tiến hiện đại để khaithác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho sự tăng trưởng kinh tếnhanh Tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Cải thiện điều kiện
Trang 24lao động, giải phóng người lao động, phát triển trí tuệ, đưa tri thức vào các lĩnh vựcđời sống xã hội, thúc đẩy xã hội học tập, làm chủ, tiếp thu và sáng tạo tri thức mới,nhờ đó nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn vớiphát triển kinh tế tri thức còn là quá trình tạo ra điều kiện để xây dựng nền kinh tế độclập, tự chủ, trên cơ sở đó mà chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; tạo điềukiện vật chất kỹ thuật để củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh, tăng cường vaitrò và chức năng của Nhà nước.
Với sự cần thiết và tác động nhiều mặt như trên, để tăng tốc, sớm rút ngắnkhoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển, trước đòi hỏi bức thiết của sản xuất vàđời sống, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắnvới phát triển kinh tế tri thức
Thực tế mấy chục năm tiến hành CNH cho đến nay, nước ta đã có được những cơ
sở vật chất ban đầu của một nền công nghiệp mới, trong đó có những yếu tố đã cận vớihiện đại; công nghệ thông tin và lĩnh vực viễn thông phát triển với tốc độ nhanh, việcphát triển nền kinh tế mở đã bước đầu thâm nhập vào các doanh nghiệp và dân cư; đầu
tư cho phát triển nguồn nhân lực đã được cả xã hội coi trọng Đặc biệt, Đảng và Nhànước ta rất quan tâm đến thúc đẩy quá trình phát triển có ý nghĩa trọng đại này Đâychính là những khả năng thực tế rất quan trọng để nước ta có thể thực hiện thành công
sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX (năm 2001) của Đảng đã đề ra đường lối gắn CNH, HĐH với phát triểnkinh tế tri thức Đường lối này đã được bổ sung và phát triển qua các kỳ Đại hội củaĐảng Đến nay, “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện CNH, HĐH đấtnước gắn với phát triển kinh tế tri thức”
Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưanước ta trở thành một nước công nghiệp
Nhiệm vụ trung tâm của cách mạng nước ta trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, văn hóa vàkhoa học tiên tiến Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng đó, nhất thiết phải
Trang 25tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậuthành nền kinh tế công nghiệp văn minh.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầuhóa kinh tế, chúng ta phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ Nền kinh tế độc lập, tựchủ, trước hết là độc lập, tự chủ về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinhtế-xã hội, không lệ thuộc vào những điều kiện kinh tế-chính trị do người khác áp đặt,đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức tích lũy ngày càng cao từ nội bộ nềnkinh tế… có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; bảo đảm an ninh lương thực,
an toàn năng lượng, tài chính, môi trường… Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ điđôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phùhợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo quy luật chung nhất về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất, cũng đều là kết quả tất yếu sự phát triển của lực lượng sảnxuất
Trong suốt cả quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất chútrọng ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, nhiều ngành kinh tế được đầu tư, từngbước hiện đại Mặt khác, chúng ta cũng không coi nhẹ việc xây dựng và hoàn thiệnquan hệ sản xuất mới phù hợp Thực tế, những năm vừa qua, trong nông nghiệp, nôngthôn, sự thích ứng giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuấtmới đã tạo ra những bước phát triển quan trọng trong khu vực kinh tế này
Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn ngoại lực và chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững Trong bối cảnh khu vựchóa và toàn cầu hóa kinh tế, Đảng ta chỉ rõ phải phát huy cao độ nội lực, coi nội lực làquyết định, nhưng không được coi nhẹ nguồn ngoại lực, tranh thủ nguồn vốn, khoahọc và công nghệ, kinh nghiệm quản lý…được xem là nguồn bổ sung quan trọng cho
sự phát triển của đất nước
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách chênh lệchvới các nước trong khu vực và trên thế giới, thuận lợi trong việc mở rộng thị trườngtiêu thụ hàng hóa trong nước (những mặt hàng có lợi thế) Chủ động hội nhập kinh tếquốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, điều này cần phải được quán
Trang 26triệt trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, cả trước mắt cũng như lâudài.
Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cảithiện môi trường
Khái niệm phát triển ngày nay được nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện hơn.Ngoài chỉ số về tăng trưởng kinh tế (thu nhập bình quân đầu người), phát triển còn baohàm nhiều chỉ số quan trọng khác về những giá trị văn hóa và nhân văn
Đối với nước ta, phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng caodân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ và cải thiện môi trường;khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóa đói giảm nghèo…phải được thực hiệnngay trong từng bước đi của quá trình phát triển
Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh Xây dựngđất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, điều đó được quán triệt trong việc kết hợp pháttriển kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh
Kinh tế phát triển tạo cơ sở để tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh Quốcphòng, an ninh mạnh tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội nhanh vàbền vững
Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch chống chủ nghĩa xã hội vẫn khôngngừng chạy đua vũ trang Hòa bình, ổn định đối với từng quốc gia luôn luôn bị đe dọa
Vì vậy, chúng ta phải không ngừng nâng cao cảnh giác, cần nhận thức đầy đủ và đúngđắn hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh vàbền vững
Con người được đặt vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược, được khẳng định vừa
là mục tiêu, vừa là động lực chính của sự phát triển kinh tế – xã hội Quan niệm coicon người là nguồn lực của mọi nguồn lực, coi chiến lược phát triển kinh tế xã hộithực chất là chiến lược con người, đó là những quan niệm tích cực hình thành từ thựctiễn đổi mới của nước ta trong những năm qua Nguồn nhân lực có vai trò quyết địnhtốc độ và chất lượng của sự phát triển kinh tế - xã hội Để đẩy mạnh CNH, HĐH gắnvới phát triển kinh tế tri thức, cần phải có trình độ dân trí cao, người lao động có khả
Trang 27năng sáng tạo cao, ham muốn học hỏi một cách tự giác, có khả năng thích ứng và tínhlinh hoạt cao Vậy làm thế nào để phát huy nguồn lực con người? Những năm tới,chiến lược con người của Đảng cần hướng vào:
Phải tiến hành cải cách toàn diện giáo dục và đào tạo, coi đó là nhiệm vụ cấp bách.Phải chuyển trọng tâm của việc giáo dục từ trang bị tri thức sang bồi dưỡng, rèn luyệnphương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tựđào tạo Theo hướng này, cần bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển giáo dục vàđào tạo để phát triển kinh tế tri thức phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ CNH, HĐH.Coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, khẩn trương đổi mới giáo dục và đào tạo.Nếu nguồn lực con người là động lực trực tiếp của sự phát triển thì giáo dục-đàotạo là nền tảng của chiến lược con người Coi trọng công tác giáo dục và đào tạo cũngchính là coi trọng nhân tố con người Giáo dục-đào tạo phải được coi là cái gốc của sựphát triển Bản thân giáo dục là một quá trình văn hoá, là một tác nhân văn hoá để pháttriển con người Vì vậy, giáo dục và đào tạo phải là một bộ phận của kế hoạch kinh tế-
xã hội, gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội
Chất lượng của một quốc gia sẽ được đánh giá theo các tiêu chí: dân cư được giáodục tốt, nguồn nhân lực dựa vào trí tuệ, sự dồi dào của quỹ trí thức, sự linh hoạt, hiệuquả của cơ cấu tài chính, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tài giỏi mà giáo dục - đào tạolại có ảnh hưởng then chốt đến các vấn đề trên, tức là có vai trò làm đòn bẩy cho sựphát triển kinh tế
Xây dựng xã hội học tập dưới nhiều hình thức và biện pháp như trung tâm học tậpcộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục từ xa, đào tạo mở…, tạo cơ hội
và khuyến khích mọi người dân tham gia học tập, nâng cao tính chủ động cho ngườihọc trên cơ sở gắn kết với những yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức
Nâng cao chất lượng toàn diện cho người lao động Phải tạo ra được đội ngũ nhânlực có lòng tự trọng, tự tôn dân tộc,có tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng khithực hiện các công việc được giao; phải có trình độ chuyên môn vững vàng, cóphương pháp và kỹ năng thực hành bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả côngviệc được giao; có sự năng động và sáng tạo trong công việc, có ý thức tự giác học hỏi,dám đương đầu với những thách thức; và có sức khỏe tốt
Trang 28Bảo đảm đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo, nhất là đổi mới quản lý chất lượnggiáo dục và đào tạo phải được coi là khâu đột phá, đầu tư thích đáng cho sự nghiệpgiáo dục - đào tạo.
Gắn chất lượng đào tạo với yêu cầu thực tế: trước hết phải nâng cao chất lượnggiảng dạy của đội ngũ giáo viên, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, được đàotạo lại, được áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại, và phải luôn trau dồingoại ngữ, biết sử dụng những thiết bị hiện đại Nội dung giảng dạy cần đạt sự cân đốigiữa lý thuyết và thực hành, cần cập nhập kịp thời nội dung tri thức hiện đại của thếgiới và những vấn đề bức xúc của đất nước, cần chú ý tới yếu tố kỹ năng, kỹ thuật,công nghệ và thực nghiệm…để cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động lành nghề,các chuyên gia công nghệ, những nhà quản lý có khả năng sáng tạo và làm chủ tri thứchiện đại, hoà nhịp được với yêu cầu khắt khe của kinh tế thị trường Khắc phụcphương pháp giảng dạy “chay”, dạy áp đặt, thầy đọc, trò chép, sinh viên chỉ biết vânglời người dạy, thay bằng phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi khả nănglàm việc tích cực ở cả thầy và trò Nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo ở tất cảcác cấp phải định hướng thoát ra khỏi những gì là khuôn cứng, mang tính thừa nhậnsáng tạo điều khiển cho phát triển tư duy một cách cởi mở, tìm tòi, sáng tạo, phải giúpcho người học có tính cơ động cao, để thích ứng với những chuyển biến nhanh chóngcủa kinh tế thị trường, của thị trường việc làm, thị trường sức lao động
Thay thế quan niệm “đào tạo theo nhu cầu của người học” bằng “đào tạo theo nhucầu xã hội”
Điều chỉnh cơ cấu tạo cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhanhchóng khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành nghề và giữa cáccấp đào tạo hiện nay Trong một thế giới diễn ra sự đua tranh, cạnh tranh mạnh mẽhiện nay giáo dục-đào tạo cần định hướng tới tính tái sản xuất của lực lượng lao động,hướng tới tính sản xuất của lực lượng lao động
Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệphóa, hiện đại hóa
Khoa học công nghệ phải là động lực, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ pháttriển của toàn bộ quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.Thực chất của CNH-HĐH là phát triển khoa học và công nghệ Đảng ta xác định khoa